HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ CHIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ CHIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS,TS. TRIỆU QUANG TIẾN
2. PGS,TS. TRẦN THỊ VUI
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Trần Thị chiên
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
7
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập
27
trung nghiên cứu
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
31
2.1. Một số vấn đề lý luận
31
2.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam
43
Chƣơng 3. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN BÌNH
ĐẲNG GIỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
63
3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
63
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới
73
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
109
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo của Đảng và kết quả thực hiện
bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016
4.2. Một số kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo thực hiện bình đẳng
giới từ năm 2006 đến năm 2016
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
109
137
148
151
152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tiến bộ
của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của sự phát triển xã hội. Sự phát
triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người (nam và
nữ) trong cơ hội, điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả của
phát triển. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc phát triển
nguồn lực con người; “đặt con người vào trung tâm của sự phát triển”. Đảng
coi chiến lược phát triển nguồn lực con người là “chiến lược của các chiến
lược”; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; coi việc
phát triển nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến thành công của công
cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Thực hiện bình đẳng giới sẽ góp phần quan trọng vào việc giải phóng lực lượng
sản xuất, khai thác và phát huy một cách có hiệu quả lao động nữ, đảm bảo cho
sự phát triển, tiến bộ của xã hội và tiến tới đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam
hiện nay, phụ nữ ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình. Họ
không chỉ tham gia công tác quản lý, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã
hội, sản xuất có hiệu quả mà còn làm phần lớn công việc gia đình. Mặc dù có
sự đóng góp lớn cho sự phát triển, nhưng trên thực tế, những cống hiến của
phụ nữ chưa được thừa nhận đầy đủ. Phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi trong
phát triển cá nhân; là nạn nhân của nhiều vấn đề gây nhức nhối và bức xúc
trong xã hội. Sự hạn chế về cơ hội phát triển ở phụ nữ không chỉ làm giảm sút
phúc lợi gia đình và xã hội, cản trở việc phát huy nguồn lực con người mà còn
tạo ra những bất ổn định trong xã hội và gián tiếp cản trở thành công của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc giải phóng phụ nữ, thực
hiện bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và
bức thiết của sự phát triển xã hội.
2
C ng với việc tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản Việt
Nam ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của việc thực
hiện chính sách xã hội nhằm cải thiện đời sống nhân dân, trong đó có việc quan
tâm đến việc hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, được
bình đẳng trong cơ hội, cống hiến và hưởng thụ các thành quả của xã hội và
được bình đẳng giới trong gia đình.
Tuy nhiên, trong xã hội, những định kiến về giới vẫn còn tồn tại khá
phổ biến không chỉ trong nam giới mà ngay trong chính bản thân phụ nữ.
Định kiến giới mặc định nam giới là trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội còn
phụ nữ luôn gắn với công việc nhà, nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình.
Những định kiến đó tạo ra không ít những rào cản, mâu thuẫn, thách thức làm
hạn chế vị thế, vai trò của nữ giới. Đó là những rào cản về mặt tâm lý xã hội
trong nhìn nhận, đánh giá năng lực, vị thế... của phụ nữ; là mâu thuẫn giữa
việc thực hiện các vai trò, chức năng làm vợ, làm mẹ trong gia đình với vai
trò, trách nhiệm của người công dân, người lao động trong xã hội; mâu thuẫn
giữa yêu cầu ngày càng cao, càng gay gắt của cơ chế thị trường trong xu thế
toàn cầu hóa với những hạn chế về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt công nghệ cao của một bộ phận nữ giới. Tư
tưởng đó đã tạo ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của nam giới và nữ giới, dẫn
đến thiếu sự chia sẻ của nam giới với phụ nữ trong công việc gia đình và các
hoạt động xã hội, đồng thời hạn chế sự phát triển năng lực cá nhân của phụ
nữ. Những hạn chế đó đã và đang gây cản trở việc thực hiện chính sách, pháp
luật về bình đẳng giới, phát huy nguồn lực lao động nữ trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi Đảng và các cấp
chính quyền phải giải quyết một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn.
Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đả
t
ạo thực hi
bì
ẳng giới từ ă
2006 ế
sả
ă
làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2016”
3
2. Mục đ ch, nhiệ
vụ nghi n cứu
2.1. Mụ
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Đả
thực hi
bì
ẳng giới từ ă
2006 ế
sả
ă
t
ạo
2016”, làm sáng tỏ những
quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt
Nam về thực hiện bình đẳng giới. Từ đó, đ c kết một số kinh nghiệm qua thực
tiễn lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới những năm 2006 - 2016 của Đảng nhằm
tiếp tục thực hiện tốt hơn bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
22
vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về giới, bình đẳng giới nói chung
và bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; gia
đình nói riêng.
- Hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và
các yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới
từ năm 2006 đến năm 2016.
- Phân tích, luận giải hệ thống những quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm
2006 đến năm 2016.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học về những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của quá trình lãnh thực hiện bình đẳng
giới từ năm 2006 đến năm 2016.
-
ước đầu đ c kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng
lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3 1 Đố tượng
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện bình
đẳng giới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016.
4
3.2. Phạm vi
- Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu của luận án từ năm 2006 đến
năm 2016. Năm 2006 là năm Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua
Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam. Đây là mốc đánh dấu lần đầu tiên Nhà
nước Việt Nam ban hành bộ luật riêng về vấn đề bình đẳng giới. Năm 2016
là mốc tròn 10 năm Luật Bình đẳng giới được ban hành. Tuy nhiên, lịch sử
là một quá trình liên tục nên luận án đã đề cập đến tình hình thực hiện bình
đẳng giới ở Việt Nam trước năm 2006.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên phạm vi cả nước.
- Về nội dung:
+
ình đẳng giới thực chất không chỉ là việc giữa hai giới nam và nữ
mà nó còn bao gồm cả trẻ em, nhóm người khuyết tật, cộng đồng những
người LGBT (LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính
luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái
(Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender)... Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung
làm rõ bình đẳng giới giữa hai giới nam và nữ.
+ Đây là đề tài lớn, với nhiều nội dung phong ph . Trong khuôn khổ
luận án và điều kiện nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới, quá trình Đảng chỉ đạo xây
dựng khung pháp lý về bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội; xây dựng,
kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực của đội ngũ
cán bộ hoạt động làm công tác bình đẳng giới; công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng và duy trì các mô hình
cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bình đẳng giới; hoạt động hợp tác quốc tế về bình
đẳng giới; công tác thống kê, công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới và
5
công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới cũng
như kết quả thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016
trên 3 lĩnh vực: chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; gia đình và kết quả của
quá trình đó.
4. Cơ sở
41
s
u n, hƣơng h
nghi n cứu
u
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng
nam nữ và bình đẳng giới.
42 P ư
p áp
ê
ứu
Phương pháp mà nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu trong luận án là
phương pháp lịch sử và lôgic. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được
nghiên cứu sinh sử dụng trong quá trình nghiên cứu như:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích, được nghiên cứu sinh sử dụng
trong quá trình thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu: các văn kiện của Đảng
và Nhà nước; các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới đã được công bố
trong và ngoài nước;...
+ Phương pháp thống kê được dùng trong quá trình xử lý các số liệu trong
các báo cáo thường niên của Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội...
5. Đ ng g
ới về h a học v
ngh a thực tiễn của u n n
- Góp phần hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về bình đẳng
giới từ năm 2006 đến năm 2016.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở
Việt Nam, luận án rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế trên ba lĩnh vực: nhận
thức, chỉ đạo thực tiễn, kết quả thực hiện và bước đầu đ c kết một số kinh
nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện
bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016
6
- Cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình hành động thực hiện chiến
lược bình đẳng giới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục của u n n
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của
tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
ình đẳng giới là một trong những vấn đề thu h t sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo, quản lý, của các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ, của các
nhà khoa học trong và ngoài nước. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác bình đẳng
giới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phụ nữ, về giới chỉ được đặt ra và giải
quyết như một môn khoa học khi Trung tâm nghiên cứu phụ nữ ra đời năm
1987. Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, cho đến nay, nhiều công
trình khoa học, bài viết đã đề cập tương đối toàn diện về vấn đề này. Liên
quan trực tiếp đến luận án có thể khái quát thành mấy nhóm cơ bản sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghi n cứu chủ ngh a M c - L nin, tƣ tƣởng
Hồ Ch Minh, đƣờng ối của Đảng, ch nh s ch của Nh nƣớc về vấn đề
giới v bình đẳng giới
Cuốn sách Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam,
ộ ngoại giao Việt Nam [21], được coi là “sách trắng về vấn đề nhân quyền”
ở Việt Nam vì lần đầu tiên những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam được
công bố. Cuốn sách gồm 4 chương, trong đó dành phần lớn dung lượng để
nêu lên các quan điểm, chính sách của Việt Nam về quyền con người và
những thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người về dân sự và
chính trị; về kinh tế, văn hóa và xã hội; về phụ nữ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em,
gia đình, người già, người tàn tật. Trong những thành tựu mà cuốn sách đề cập
đến, có thành tựu bảo đảm quyền của phụ nữ, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ.
Cuốn sách Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại, Phan Thanh Khôi Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên) [94], là công trình của tập thể các nhà khoa học
8
của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Cuốn sách đã phân tích vấn đề giới nói chung và bình đẳng giới nói riêng trong
lịch sử nhân loại và Việt Nam. Cùng với việc đề cập đến vấn đề giới trong
truyền thông và Internet, vấn đề giới trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông,
cuốn sách đã phân tích vấn đề giới trong những tác phẩm kinh điển của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh; đồng thời, dành một dung lượng đáng
kể nghiên cứu vấn đề giới trong đường lối, chính sách pháp luật của của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [79], làm rõ vị trí, vai
trò và sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2007; đồng
thời, cuốn sách cũng nêu bật những quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ. Trên cơ sở nghiên cứu những đóng
góp to lớn của phụ nữ, cuốn sách không chỉ làm rõ những đóng góp to lớn của
các tầng lớp phụ nữ, phong trào phụ nữ Việt Nam, mà còn khẳng định sự đ ng
đắn trong chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ,
góp phần giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc
về bình đẳng giới, Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới
và phòng, chống bạo lực gia đình [42], đã hệ thống các văn bản chỉ đạo của
Đảng; các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới của Quốc hội, Chính
phủ, của các bộ, ngành; các văn bản hiện hành về phòng, chống bạo lực gia đình,
của Quốc hội, Chính phủ, của các bộ, ngành; các văn bản quy định hiện hành về
tổ chức bộ máy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo
lực gia đình của Quốc hội, Chính phủ, của các bộ, ngành; và một số trích đoạn
của các văn kiện quốc tế có liên quan.
Cuốn sách Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về phụ nữ và công tác phụ nữ [132], đã tập hợp toàn văn hoặc trích dẫn các
9
bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà
nước về phụ nữ và công tác phụ nữ. Nội dung của cuốn sách cung cấp cho
người đọc cái nhìn toàn diện và chính xác về các quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phụ nữ, công tác phụ nữ và
về bình đẳng giới.
Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học của tác giả Trần Thị Huyền, Tư tưởng
Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ và vận dụng vào thực hiện bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay [86]. Dưới góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, tác
giả đã làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ, thực
trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ vào thực hiện
bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những vấn
đề đặt ra, những nhân tố mới tác động, đồng thời nêu ra quan điểm, giải pháp
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ vào thực hiện bình
đẳng giới ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Đề tài cấp Nhà nước, Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới và
đánh giá tác động của chính sách đối với phụ nữ và nam giới nhằm phục vụ
công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam do Đỗ Hoài Nam làm Chủ nhiệm
[117]. Trên cơ sở tiến hành điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới ở Việt
Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và
hạn chế, tác giả đã đánh giá sự tác động của những chính sách đối với phụ nữ,
nam giới trên các v ng miền và trên các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, tác
giả cũng đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản, nhằm phục vụ
công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam, góp phần thực hiện bình đẳng
giới và nâng cao hiệu quả của chính sách đối với cả phụ nữ và nam giới.
Tác giả Lê Lục trong công trình Công tác tuyên truyền của Đảng
nahừm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức [106],
khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức.
Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức, bài viết
đưa ra một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp nâng cao nhận thức
10
cũng như vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện mục tiêu
bình đẳng giới trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
Viết về quan điểm của Hồ Chí Minh, về vai trò của phụ nữ, tác giả Thái
Sơn có bài viết “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ” [146]. Bài viết
phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ trong cách
mạng Việt Nam. Từ đó, tác giả khẳng định: công cuộc giải phóng phụ nữ gắn
với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trong bài viết, tác giả cũng chỉ ra, để phát huy vai trò của phụ nữ, thực hiện bình
đẳng giới phải có chủ trương, chính sách, pháp luật cụ thể của Đảng và Nhà
nước, để đưa họ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,
sự nghiệp giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào chính sự cố gắng, phấn đấu vươn
lên của bản thân phụ nữ.
Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Lê Tâm, “Quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ” [179], đã bàn về quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các giải
pháp mà chủ nghĩa Mác - Lênin đặt ra để giải phóng phụ nữ: đưa nữ giới
tham gia vào nền sản xuất xã hội và thủ tiêu chế độ tư hữu; xã hội hóa công
việc gia đình đối với phụ nữ; tạo điều kiện để phụ nữ khẳng định vị trí, vai trò
của mình trong gia đình và xã hội; bản thân phụ nữ phải nâng cao ý thức tự
giải phóng.
Vương Thị Hanh, “Phụ nữ Việt Nam và việc tham gia chính trị” [65],
nêu ra các chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới. Tác giả cũng
phân tích một số nét về tình hình phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam trong
các công việc chung của cộng đồng và quốc gia; sự tham gia lãnh đạo và ra
quyết định của phụ nữ trong các cấp ủy Đảng, trong Quốc hội, và Hội đồng
nhân dân và chính quyền các cấp. Đồng thời, bài viết cũng làm rõ những yếu
tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến tình hình tham gia chính trị của phụ nữ.
Từ đó, đưa ra kiến nghị về xây dựng công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ
11
nữ để đảm bảo phụ nữ được bình đẳng thực sự trong tham gia vào bộ máy
quyền lực.
Nguyễn Thị Ngân, “Chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải phóng
phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam” [123], và “Thực hiện quan điểm của
Đảng và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới” [124]. Trong hai bài
viết, tác giả khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc
thực hiện bình đẳng giới. Điều đó thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc và các Nghị quyết, Chỉ thị của
ộ Chính trị, của
an
í thư và
được cụ thể hóa trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chiến lược,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới, bình đẳng giới ở Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia
đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế
trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới: một số chủ trương lớn còn
thiếu nhạy cảm về giới; kỹ năng lồng ghép giới còn hạn chế; định kiến giới
còn tồn tại dai dẳng trong xã hội; ...
Tác giả Vũ Thị Cúc trong công trình “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn
đề giới” [43], đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân của bất bình đẳng giới là tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt
Nam và cách hiểu máy móc không ch ý đến sự khác biệt về giới, hạn chế trong
nhận thức của người dân và bản thân phụ nữ về bình đẳng giới. Bài viết cũng
bàn đến các giải pháp đấu tranh cho bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để đạt được bình đẳng giới, theo Hồ Chí Minh, một mặt phải nâng cao nhận
thức của nam giới và xã hội về phụ nữ, vai trò của phụ nữ, thực hiện bình đẳng
nam nữ. Mặt khác, bản thân phụ nữ phải tự mình phấn đấu vươn lên, xóa bỏ
“định kiến giới” trong chính bản thân mình để giành quyền bình đẳng. Tuy
nhiên, việc giành lại quyền bình đẳng nam nữ không phải là việc riêng của
phụ nữ mà là việc chung của Đảng, của giai cấp công nhân và toàn thể nhân
12
dân. Tác giả cũng khẳng định, để thực hiện được những giải pháp trên theo
quan điểm của Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc đấu
tranh cho bình đẳng giới rất quan trọng. Trên thực tế, Đảng, Nhà nước đã đưa
ra nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là hệ thống pháp lý bảo vệ quyền
bình đẳng của phụ nữ. Bài viết là gợi ý cho tác giả khi phân tích nguyên nhân
của những hạn chế trong thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam và nhận xét vai
trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới
trong quá trình viết luận án.
Bên cạnh đó còn có các bài viết: Nguyễn Thị ình, “Phát huy hơn nữa vai
trò của phụ nữ trong tham gia quản l Nhà nước”[14]; Đặng Thị Lương, “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng Phụ nữ” [107]; Hiền Lương, “Hồ
Chí Minh về công tác cán bộ nữ”[108]; Nguyễn Thị Mão, “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ” [114]; Nguyễn
Thị Kim Dung, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ nữ” [45]; Hà Thị Khiết, “Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị
37-CP/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về một số vấn đề công
tác cán bộ nữ trong tình hình mới” [91]; Hà Thị Khiết, “Quan tâm hơn nữa
việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện cho Phụ nữ tham gia các hoạt động
quản l Nhà nước, xã hội” [92];
i Hồng Vạn, “Quan điểm của Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới” [190];...
Cùng với các công trình khoa học ở trong nước, còn có các công trình
nghiên cứu của các học giả cũng như tổ chức nước ngoài bàn đến vấn đề chính
sách, pháp luật Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới dựa trên Công ước loại
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination
of all Forms of Discrimination against Women - Công ước CEDAW):
Rea Abada Chiongson, CEDAW và pháp luật: Nghiên cứu rà soát văn
bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW, Lê
Thành Long (Chủ biên dịch) [144]. Đây là công trình nghiên cứu nhằm mục
13
đích rà soát, đánh giá và hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam dựa trên cơ
sở giới và quyền lấy Công ước CEDAW làm khuôn khổ và công cụ phân
tích. Nghiên cứu đã chỉ ra những nhu cầu sửa đổi, bổ sung văn bản pháp
luật, những khuyến nghị trong tương lai. Những nội dung được đưa ra trong
công trình giúp nghiên cứu sinh có đánh giá chính xác hơn về quá trình chỉ
đạo xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới và lồng ghép bình đẳng giới
trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
UN Women, (United Nations Entity for Gender Equality and the
Empowerment of Women - Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới
và trao quyền cho phụ nữ) Pháp luật của chúng ta có thúc đẩy bình đẳng giới,
Sổ tay nghiên cứu rà soát pháp luật dựa trên công ước CEDAW, (Bản dịch tiếng
Việt: Hà Ngọc Anh) [185]. Đối tượng chính của cuốn sổ tay là các cán bộ thực
thi bình đẳng giới ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nội dung Sổ
tay bàn đến là dựa trên khung tham chiếu Công ước CEDAW, các cán bộ thực
thi bình đẳng giới của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan, viện
nghiên cứu, các nhóm phụ nữ rà soát và đánh giá pháp luật của quốc gia mình có
tuân thủ Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử với phụ nữ hay
không. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị phù hợp.
Các công trình, bài viết kể trên, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau,
phần nào đã nêu rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giới và bình
đẳng giới. Đây chính là nguồn tài liệu quý, cung cấp cho tác giả những vấn đề lý
luận và thực tiễn quan trọng trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài luận án.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới
Nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới được rất nhiều học giả quan tâm.
Có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu:
14
Tiếp cận dưới góc độ gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, tác
giả Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng trong công trình Phụ nữ, giới và phát
triển [4], đã phân tích mối quan hệ giữa bình đẳng giớivà phát triển xã hội. Đồng
thời, các tác giả khẳng định chính sách xã hội đối với phụ nữ có ảnh hưởng
không nhỏ đến bình đẳng giới và phát triển xã hội. Trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, đây có thể coi là luận cứ khoa học cho
việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội và bình đẳng giới.
Tác giả Lê Thi trong công trình Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới
ở Việt Nam [156], trên cơ sở nghiên cứu quan điểm tiếp cận giới, quan điểm
của Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giớivà phân tích
thực trạng đời sống của lao động nữ trong thời kỳ đổi mới, tác giả chỉ ra những
vấn đề đặt ra, đồng thời đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội nhằm thực
hiện bình đẳng giới trong tình hình mới.
Cuốn sách Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, của tác giả Đỗ Thị Thạch [150]. Nghiên cứu về trí
thức nữ dưới một góc nhìn mới, tác giả của cuốn sách làm rõ những quan niệm
về trí thức, trí thức nữ; phân tích sự hình thành, tính đặc thù của nguồn lực trí tuệ
của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam và những đóng góp của họ đối với sự phát triển
của đất nước. Bên cạnh đó, công trình còn đề cập đến những nhân tố tác động
đến sự phát triển của trí tuệ nữ và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn
lực trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Những nhận thức mới mà công trình đề cập đến đã khẳng định vai trò
to lớn của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, góp phần quan trọng trong
việc xóa bỏ định kiến giới, tiến tới thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Cuốn sách của Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng, Hoàng Thị Xuân Dung,
Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn [60], đã phân tích
những vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu định kiến và phân biệt đối
xử theo giới, đồng thời chỉ ra thực tiễn với những hình thức biểu hiện của định
kiến và phân biệt đối xử theo giới. Các tác giả cũng dành một phần dung lượng
15
của cuốn sách để bàn về nguyên nhân dẫn đến định kiến, phân biệt đối xử với
người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Định kiến, phân biệt đối xử với
người phụ nữ không chỉ từ phía đàn ông mà ngay trong chính bản thân phụ nữ.
Nhiều phụ nữ mặc định vị trí, vai trò của mình thấp, nhỏ bé hơn đàn ông và
những việc gia đình, nội trợ con cái... thuộc về phụ nữ. Định kiến này khiến cho
phụ nữ ít, thậm chí không có cơ hội phát triển cá nhân và chịu nhiều thiệt thòi so
với nam giới. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất
bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.
Đề cập đến lịch sử hình thành tư tưởng nữ quyền và một số quan điểm cơ
bản về tư tưởng nữ quyền, các trường phái lý thuyết, những cống hiến cũng như
những hạn chế của lý thuyết nữ quyền, tác giả Lê Ngọc Văn, trong Nghiên cứu
gia đình - lý thuyết nữ quyền - quan điểm giới [191], đã chỉ ra rằng, nghiên cứu
vấn đề này chính là cơ sở khoa học của việc xây dựng chính sách, chiến lược
phát triển gia đình nói riêng và bình đẳng giới nói chung.
Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (Đồng chủ biên), Bình đẳng
giới ở Việt Nam [5], trên cơ sở điều tra cơ bản về bình đẳng giới trong hai
năm 2005 - 2006, các tác giả đã chỉ ra thực trạng bình đẳng giới về cơ hội
cũng như khả năng nắm bắt cơ hội của phụ nữ và nam giới; đồng thời,
nghiên cứu này cũng chỉ ra tương quan giữa hai giới trên một số lĩnh vực
của đời sống gia đình và xã hội. Qua đó, thấy được vai trò của phụ nữ trong
giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và trong chính trị; kinh tế, lao động,
việc làm cũng như trong gia đình nói riêng.
Trên phương diện chính trị - xã hội, các tác giả Trịnh Quốc Tuấn và Đỗ
Thị Thạch (Đồng chủ biên), trong cuốn sách chuyên khảo Khoa học giới Những vấn đề lý luận và thực tiễn [174], đã chỉ ra lịch sử phát triển của khoa
học giới, từ sự ra đời của lý thuyết giới đến cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
nghiên cứu khoa học giới ở Việt Nam. Nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ ra
các khái niệm cơ bản của khoa học giới: giới và giới tính; vai trò giới; nhu cầu
16
giới; bình đẳng giới cũng như các công cụ phân tích giới. Công trình cũng dành
chương 9 để bàn về một số quan điểm phát triển phụ nữ, giới và phương pháp
lồng ghép giới trong các chương trình phát triển. Bên cạnh đó, nhóm tác giả
còn nghiên cứu vấn đề giới dựa trên cách tiếp cận 8 lĩnh vực: trong kinh tế - lao
động; trong chiến lược giảm nghèo; trong lãnh đạo, quản lý; trong hoạch định
và thực hiện chính sách; trong văn hóa; giáo dục, đào tạo; trong gia đình và
chiến lược dân số.
Cũng nghiên cứu về vấn đề giới, tác giả Bùi Thế Cường (Chủ biên)
trong cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên biến đổi xã hội nhanh [44],
đã nêu quan điểm: trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, giới là một nội dung
quan trọng, là chủ đề then chốt, xuyên suốt mọi chủ đề khác. Cuốn sách là tập
hợp những chuyên đề của các tác giả bàn đến nhiều vấn đề như: Vận dụng
tiếp cận giới vào nghiên cứu ở Việt Nam trong thập niên 2000; phụ nữ quản
lý và lãnh đạo trong khu vực công ở Việt Nam; giới trong giáo dục - đào tạo;
phụ nữ và gia đình; phụ nữ vươn lên vượt khó; từ nhận thức đến hành động:
những câu chuyện thành công.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả của các hoạt động hợp tác của một số đối
tác phát triển, Báo cáo Đánh giá vấn đề Giới tại Việt Nam của Ngân hàng Thế
giới [119, 120, 121], đã phân tích các vấn đề giới ở Việt Nam. Đồng thời, Báo
cáo cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến các vấn đề giới thực tiễn. Việc
phân tích và đưa ra các khuyến nghị là một trong những căn cứ để tác giả đưa
ra nhận xét về thực hiện bình đẳng giới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong luận
án của mình.
Đề tài khoa học cấp Bộ Lồng ghép giới hướng tới bình đẳng và phát triển
bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, do tác giả Phạm Thu Hiền làm
Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2010 [69], đã phân tích lồng ghép giới trong các
lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội như: chính trị; kinh tế, lao động, việc
làm; văn hóa - xã hội; giáo dục; y tế và gia đình. Trên cơ sở phân tích các nội
17
dung trên, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong lồng ghép giới
nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tiếp cận quá trình toàn cầu hóa như là một tất yếu khách quan tác động
đến các mặt của đời sống xã hội,mọi khu vực và quốc gia trên thế giới, đề tài
khoa học cấp cơ sở của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh do tác giả Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm, với tiêu đề Tác
động của toàn cầu hóa đối với thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
[151], đã phân tích những tác động hai mặt của toàn cầu hóa đến thực hiện bình
đẳng giới ở Việt Nam trên các lĩnh vực lao động, việc làm; thu nhập; văn hóa xã hội; gia đình. Từ sự phân tích đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát huy
những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến
thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam” (Dự án RCV), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) tổ chức Hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế và bình đẳng giới”. Tại Hội
thảo, tác giả Đặng Thị Thu Hoài với bài viết “Tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực đến bình đẳng giới ở Việt Nam” [71] đã khẳng định: ở góc độ
tiếp cận phát triển con người,hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã cải thiện
và r t ngắn được khoảng cách, mức độ phát triển của nữ giới so với nam giới
ở Việt Nam. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại do Việt
Nam chưa tận dụng được hết các cơ hội do hội nhập đem lại cho phụ nữ, nhất
là trong việc tham gia vào thị trường lao động. Khả năng và điều kiện tham
gia của phụ nữ vào các ngành nghề có khả năng được hưởng lợi tích cực từ
hội nhập vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số biện pháp về
chính sách để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà hội nhập đem lại
cho phụ nữ, r t ngắn khoảng cách bất bình đẳng giới: tạo điều kiện dịch
chuyển lao động nữ giữa các ngành, khu vực; các chính sách hỗ trợ cho phụ
nữ nên tập trung vào một số ngành được hưởng lợi từ hội nhập;...
18
“Phụ nữ trong đổi mới: Thành tựu và thách thức”, là bài viết của tác
giả Lê Thị Quý [141]. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra nhận định: ở Việt
Nam, trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có những chính sách tạo điều kiện cho
phụ nữ phát triển. Tuy nhiên, giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới
không chỉ đơn giản là vấn đề chính sách mà phải đưa chính sách vào thực
tiễn. Những thành tựu đạt được và nhất là những thách thức đặt ra trong
nhận thức về bình đẳng giới, định kiến giới đòi hỏi phải có những giải pháp
cụ thể để đạt được bình đẳng giới trong thực tiễn.
Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong bài viết “Về làn sóng nữ quyền và ảnh
hưởng của nữ quyền đến địa vị của phụ nữ Việt Nam”[158], đã chỉ ra sự phân
chia các làn sóng nữ quyền và ảnh hưởng của các làn sóng nữ quyền đến địa vị
của phụ nữ Việt Nam. Tác giả cũng khẳng định: nếu như ở các nước phương
Tây, phong trào nữ quyền diễn ra khá mạnh mẽ thì ở Việt Nam, mặc dù không
có làn sóng nữ quyền nhưng có các phong trào phụ nữ, nhằm thực hiện mục tiêu
giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, tiến tới bình đẳng giới, do Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đứng đầu, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Bài viết “Chất lượng nguồn nhân lực nữ qua lăng kính giới” của tác giả
Lưu Song Hà, Phan Thị Thu Hà [63], trên cơ sở phân tích các khía cạnh thể lực,
trí lực và tâm lực của chất lượng nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam, các tác giả đã
đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ
tiến tới thực hiện bình đẳng giới.
Lê Thị Quý, “Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” [142], đã phân tích
quan niệm về bình đẳng giới và quá trình phát triển nhận thức giới ở Việt Nam.
Bài viết cũng khẳng định Việt Nam đã có những tiến bộ về giới và có nhiều biểu
hiện của bình đẳng giới thực chất: Phụ nữ được độc lập về kinh tế, được tham
19
gia và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
ngay trong gia đình. Phụ nữ còn tham gia những vị trí lãnh đạo, quản lý cao cấp.
bình đẳng giới ở Việt Nam đã được thừa nhận trong pháp luật. Thân phận, địa vị
của người phụ nữ đã thay đổi. Tuy nhiên, một số biểu hiện của bình đẳng giới
hình thức cũng được tác giả chỉ ra: sự bất cập giữa pháp luật bình đẳng giới và
thực thi, vai trò “kép” của phụ nữ, chính sách quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ
giới và nam giới,...
Là một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề giới và bình đẳng giới, tác giả
Đỗ Thị Thạch trong bài “Nữ trí thức Việt Nam trước yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [152], đã đưa ra quan điểm trước yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ nữ trí thức
Việt Nam phải đảm bảo ba phẩm chất cơ bản: phẩm chất chính trị vững vàng; có
trí tuệ cao; có trách nhiệm xã hội. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy vai trò của nữ trí thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
ên cạnh đó, còn nhiều bài viết bàn đến vấn đề giới, tiêu biểu như: Phan
Thị Thanh, “Giới và việc nhận thức về giới trong hệ thống tổ chức nhà nước”
[148]; Cao Huyền Nga, “Bất bình đẳng giới - nguồn gốc của sự xung đột tâm
lý trong quan hệ vợ chồng” [122]; Bùi Thị Tỉnh, Phụ nữ và giới [72];... Các
bài viết này ở các góc độ khác nhau cũng đã bàn đến vấn đề giới, phụ nữ và
phát triển cũng như bình đẳng giới.
Bên cạnh những công trình nói trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn tiếp cận
và tham khảo những công trình của các tác giả và các tổ chức nước ngoài về
vấn đề giới và bình đẳng giới:
Cuốn Mười khái niệm lớn của xã hội học của tác giả Jean Cazennenva
được Sông Hương dịch [87]. Giới là một trong 10 khái niệm lớn của xã hội
học mà tác giả đề cập đến trong cuốn sách. Đây chính là nội dung tham khảo
cho nghiên cứu sinh khi đưa ra các khái niệm liên quan trong luận án.
20
Công trình Đảm bảo các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn
thể nhân dân: Các phương pháp tiếp cận đáp ứng Giới dựa trên các quyền con
người của UNIFEM (United Nations Development Fund for Women - Quỹ phát
triển phụ nữ Liên Hợp Quốc) [180], không chỉ chỉ ra vai trò quan trọng của các
phương pháp tiếp cận đáp ứng giới dựa trên các quyền con người, công trình
khoa học còn chỉ ra các cách thức tiếp cận nhằm đảm bảo các Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ. Đây là nội dung quan trọng góp phần hỗ trợ các nhà làm công tác
hoạch định cũng như thực thi chính sách và giám sát các chiến lược để đạt được
các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần thực hiện bình đẳng giới.
Báo cáo Cách tiếp cận có trách nhiệm giới đối với các mục tiêu phát triển
[181] của UNIFEM mặc dù mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp chung, chưa đưa ra
những gợi ý cụ thể khi thực hiện lồng ghép giới vào Mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ (bởi tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia khác nhau thì cách tiếp cận
và lồng ghép giới vào Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của mỗi quốc gia khác
nhau) nhưng Báo cáo đã chỉ ra bất bình đẳng giới chính là lực cản đối với việc
thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Đồng thời, áo cáo cũng lý giải các chiều
cạnh của bất bình đẳng giới trong việc thực hiện 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ mà 189 quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã cam kết thực hiện.
Cũng trong năm 2008, cuốn sách Giới và Trách nhiệm giải trình của
UNIFEM [182] đã cho thấy những nỗ lực của thế giới trong việc xóa bỏ bất bình
đẳng giới và thực hiện lồng ghép giới nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi cho phụ
nữ. Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích lồng ghép giới vào một số lĩnh vực
của đời sống chính trị (tư pháp), kinh tế (dịch vụ, thị trường), xã hội (hỗ trợ và
an sinh)... Nội dung cuốn sách góp phần thay đổi cách tư duy về trách nhiệm giải
trình đối với vấn đề giới.
Trên cơ sở khẳng định những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam trong hơn 30 năm, báo cáo của UN Women (United Nations
21
Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women - Cơ quan phụ
nữ Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ), Thúc đẩy
quyền của phụ nữ tại Việt Nam [187] đã nhấn mạnh để Việt Nam tiếp tục
phát triển kinh tế - xã hội thì thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ
nữ là việc cơ bản và cần thiết.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới nói
chung của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy những cách tiếp cận,
những góc độ khác nhau về vấn đề này. Đó là những tài liệu tham khảo quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình
nghiên cứu và viết luận án của mình.
1.1.3. Nh
c c công trình nghi n cứu về bình đẳng giới tr n
nh vực cụ thể: ch nh trị; inh tế, a động, việc
ột số
; gia đình
Mặc dù cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng
những công trình nghiên cứu về bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị;
kinh tế, lao động và việc làm; gia đình khá phong phú. Tiêu biểu là:
Cuốn sách Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội
nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thứccủa tác giả Nguyễn Nam Phương
[130], đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn nữa bình
đẳng giới trong lao động, việc làm ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích
cơ sở lý luận và thực trạng bình đẳng giới trên lĩnh vực lao động, việc làm ở
Việt Nam.
Nguyễn Thị Hòa là tác giả của cuốn Giới, việc làm và đời sống gia đình
[70]. Cuốn sách đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giới, việc
làm và đời sống gia đình; đánh giá thực trạng thông qua điều tra xã hội học,
và đề ra những giải pháp ph hợp với thực tiễn.
Gia đình, bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em 2007 - 2008 là cuốn sách của
tập thể các tác giả Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Tuyến - Lê Thị Hồng Hải
[83]. Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề lý luận về gia đình, bình