Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 72 trang )



TÓM TẮT
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn
hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty
Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng.
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung
Số thẻ SV: 107140007
Lớp: 14H4
Đề tài trên đã triển khai những nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị mẫu
vật liệu cao su, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng cơ lý
của hợp phần sử dụng cao su thiên nhiên. Thông qua sự khảo sát náy có thể đưa ra một
vài nhận xét về sự ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính chất của cao su thành
phẩm.


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Văn Thị Phương Dung
Số thẻ sinh viên 107140007
Lớp 14H4: Khoa: Hóa
Ngành: Kỹ thuật Hóa Học
1. Tên đề tài đồ án:
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su


thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần
Cao Su Đà Nẵng
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực
hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Tổng quan về lý thuyết lưu hóa cao su
- Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su
thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải mành thép.
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Bao gồm các phần chính: Lý thuyết tổng quan, Nguyên liệu và phương pháp
nghiên cứu, Kết quả và thảo luân và Kết luận
.
5. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
6. Họ tên người hướng dẫn:
Họ tên người hướng dẫn:
Th.S Phan Thị Thúy Hằng
Kỹ sư Huỳnh Ngọc Ngãi

Phần/ Nội dung:
Phần lý thuyết
Phần thực nghiệm

7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/02/2019
8. Ngày hoàn thành đồ án:
30/05/2019
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Trưởng Bộ môn
Người hướng dẫn



LỜI NÓI ĐẦU

Sau một thời gian học tập ở trường, để nâng cao kiến thức thực tế và củng có
thêm kiến thức đã học từ lý thuyết trước khi hoàn thành khóa học. Được sự phân công
của Nhà Trường và sự đồng ý của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, em đã được làm
Đồ án tốt nghiệp tại Xí nghiệp Cán – Luyện. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của cán bộ kỹ
thuật, công nhân nhà máy đã giúp em hiểu rõ hơn dây chuyền sản xuất của nhà máy,
quy trình vận hành cũng như các vấn đề an toàn lao động trong sản xuất. Tuy nhiên,
do khả năng còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm và
đóng góp những ý kiến quí báu để em rút kinh nghiệm.
Em chân thành cảm ơn cô ThS. Phan Thị Thúy Hằng và anh Huỳnh Ngọc Ngãi
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng,
Giám đốc Xí Nghiệp Cán Luyện đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em làm Đồ
án tốt nghiệp tại Xí nghiệp; đồng thời, gửi lời cám ơn đến cán bộ kỹ thuật và công
nhân Xí nghiệp Cán Luyện và Phòng thử nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình làm Đồ
án tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Hóa - Ngành Công nghệ Vật
liệu Polymer, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong 5 năm học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Xí Nghiệp Cán Luyện
luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Phương Dung

1



CAM ĐOAN
Tôi: Văn Thị Phương Dung xin cam đoan:
- Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở
các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
- Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao
chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.
- Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Phương Dung

2


MỤC LỤC

TÓM TẮT
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ i
CAM ĐOAN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH...................................................................vii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.........................................................x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................................3

1.1. Phân loại cao su.....................................................................................................3
1.2. Cao su thiên nhiên.................................................................................................4
1.2.1. Lịch sử phát triển.................................................................................................4
1.2.2. Cấu tạo hóa học....................................................................................................5
1.2.3. Tinh chất vật lý....................................................................................................5
1.2.4. Tính chất công nghệ.............................................................................................6
1.2.5. Tính chất cơ lý.....................................................................................................6
1.2.6 Tính năng lực học của cao su thiên nhiên.............................................................7
1.2.6.1. Đàn tính............................................................................................................7
1.2.6.2. Cường lực.........................................................................................................7
1.2.7. Ứng dụng.............................................................................................................7
1.3 Cao su tổng hợp.....................................................................................................8
1.4. Các chất phối hợp trong cao su............................................................................9
1.4.1 Chất lưu hóa..........................................................................................................9
1.4.1.1. Lưu huỳnh.........................................................................................................9
1.4.1.2. Các chất lưu hóa khác.......................................................................................9
3


1.4.2. Chất xúc tiến lưu hóa.........................................................................................10
1.4.3. Chất trợ xúc tiến.................................................................................................11
1.4.4. Chất hãm lưu......................................................................................................11
1.4.5. Chất độn............................................................................................................. 12
1.4.5.1. Vai trò và đặc điểm chung...............................................................................12
1.4.5.3. Phân loại.........................................................................................................12
1.4.6. Chất phòng lão...................................................................................................13
1.4.7. Chất làm mềm, hóa dẻo......................................................................................13
1.4.8. Chất tạo màu......................................................................................................13
1.4.9. Chất chống dính, cách ly....................................................................................13
1.4.10. Chất tăng dính..................................................................................................14

1.5. Lưu hóa cao su....................................................................................................14
1.5.1. Đặc tính lý thuyết lưu hóa..................................................................................14
2.5.1.1. Giai đoạn khởi đầu..........................................................................................14
1.5.1.2. Giai đoạn lưu hóa tối ưu.................................................................................14
1.5.1.3. Giai đoạn quá lưu...........................................................................................15
1.5.2. Vận tốc lưu hóa..................................................................................................15
1.5.2.1. Mở đầu............................................................................................................15
1.5.2.2. Sự phụ thuộc vận tốc lưu hóa vào nhiệt độ.....................................................16
1.5.3. Sự thay đổi tính chất của hợp phần cao su trong quá trình lưu hóa [2]..............17
1.5.3.1. Modul............................................................................................................. 17
1.5.3.2. Độ cứng.........................................................................................................17
1.5.3.3. Độ bền kéo đứt...............................................................................................17
1.5.3.4. Biến dạng dãn dài tương đối, biến dạng dư....................................................18
1.5.3.5. Đàn tính.........................................................................................................18
1.5.4. Sự phụ thuộc tính chất cao su lưu hóa vào cầu trúc cầu nối mạng lưới không
gian.............................................................................................................................. 18
1.6. Công nghệ luyện cao su......................................................................................19
1.6.1. Lý thuyết luyện cao su.......................................................................................19
4


1.6.2. Quy trình luyện cao su.......................................................................................19
1.7. Quy trình công nghệ sản xuất lốp ô tô...............................................................22
1.7.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe máy............................................22
Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM...................24
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị..................................................................24
2.1.1. Nguyên liệu và hóa chất.....................................................................................24
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu..........................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................25
2.2.1. Luyện hợp phần cao su......................................................................................25

2.2.2. Lưu hóa mẫu......................................................................................................27
2.2.3. Phương pháp khảo sát tính lưu biến của vật liệu................................................28
2.2.4. Phương pháp xác định tính chất cơ lý của vật liệu cao su sau lưu hóa...............29
2.2.4.1. Phương pháp xác định độ cứng của vật liệu....................................................29
2.2.4.2. Phương pháp đo độ mài mòn của vật liệu.......................................................29
2.2.4.3. Phương pháp xác đính độ bền kéo đứt của vật liệu.........................................30
2.2.4.4. Phương pháp xác định độ bền xé rách của vật liệu.........................................31
2.2.4.5. Phương pháp đo độ bám dính giữa cao su lưu hóa với sợi kim loại................32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................33
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình lưu hóa của các hợp phần
cao su.......................................................................................................................... 33
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình lưu hóa của cao su mặt lốp....................33
3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình lưu hóa của cao su tráng mành thép......35
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng cơ lý của cao su thành phẩm
..................................................................................................................................... 37
3.2.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng cơ lý của cao su mặt lốp ML....37
3.2.1.1. Modul 100, modul 300 và độ cứng.................................................................37
3.2.1.2. Độ bền mài mòn..............................................................................................38
3.2.1.4. Độ dãn dài khi đứt...........................................................................................39
3.2.1.5. Độ bền xé rách................................................................................................40
5


3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến cao su tráng mành thép VM.....................41
3.2.2.1. Modul 100, modul 300 và độ cứng.................................................................41
3.2.2.2. Cường lực.......................................................................................................42
3.2.2.3. Độ dãn dài khi đứt...........................................................................................43
3.2.2.4. Độ bền xé rách................................................................................................43
3.2.2.5. Sức dính giữa cao su lưu hóa với sợi kim loại................................................44
3.3. Khảo sát tính năng cơ lý của cao su mặt lốp và cao su tráng mành thép đang

sử dụng tại Công ty cao su Đà Nẵng.........................................................................45
3.3.1. Cao su mặt lốp ML............................................................................................45
3.3.2. Cao su tráng mành thép VM..............................................................................45
3.4. Thảo luận kết quả...............................................................................................45
KẾT LUẬN.................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................49
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................54
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................55

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
BẢNG 1.1. Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới..................................................5
BẢNG 1.2. Thành phần tiêu chuẩn để xác định tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên. 6
BẢNG 2.1. Thành phần và phần khối lượng của cao su mặt lốp.................................25
BẢNG 2.2. Thành phần và phần khối lượng của cao su mặt lốp.................................25
BẢNG 3.1. Ts1, T’90, T’100, MH của cao su ML......................................................33
BẢNG 3.2. Điều kiện lưu hóa mẫu thí nghiệm ML.....................................................34
BẢNG 3.3. Ts1, T’90, T’100, MH của VM.................................................................35
BẢNG 3.4. Điều kiện lưu hóa mẫu thí nghiệm VM.....................................................36
BẢNG 3.5. Điều kiện lưu hóa mẫu thí nghiệm VM.....................................................37
BẢNG 3.6. Số liệu thu được khi kiểm tra cơ lý của các mẫu cao su ML lưu hóa ở
nhiệt độ 130℃ đến 170℃...........................................................................................37
BẢNG 3.7. Số liệu thu được khi kiểm tra cơ lý của các mẫu ML lưu hóa ở nhiệt độ
130 đến 170.................................................................................................................. 41
BẢNG 3.8. Tính năng cơ lý của cao su mặt lốp đang sử dụng tại Công ty cao su Đà
Nẵng............................................................................................................................ 45
BẢNG 3.9. Tính năng cơ lý của cao su vải mành đang sử dụng tại Công ty cao su Đà

Nẵng............................................................................................................................ 45
Y
HÌNH 1.1. Sơ đồ giai đoạn I quy trình luyện cao su....................................................19
HÌNH 1.2. Sơ đồ giai đoạn II quy trình luyện cao su...................................................20
HÌNH 1.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe máy.....................................22
HÌNH 2.1. Sơ đồ quy trình luyện mẫu cao su giai đoạn 1............................................26
HÌNH 2.2. Sơ đồ quy trình luyện mẫu cao su giai đoạn 2............................................26
HÌNH 2.3. Sơ đồ quy trình luyện mẫu cao su giai đoạn cuối......................................27
HÌNH 2.4. Máy ép thủy lực có gia nhiệt......................................................................27
HÌNH 2.5. Các thông số trên đường cong lưu hóa.......................................................28
HÌNH 2.6. Thiết bị đo độ cứng Shore A......................................................................29
HÌNH 2.7. Thiết bị đo độ mài mòn và mẫu cao su hình chữ nhật theo phương pháp
Acron........................................................................................................................... 29
HÌNH 2.8. Máy kéo mẫu và mẫu quả tạ.......................................................................30
7


HÌNH 2.9. Mẫu đo độ bền kéo đứt...............................................................................30
HÌNH 2.10. Máy kéo mẫu và mẫu đo độ bền xé rách..................................................31
HÌNH 2.11. Mẫu đo độ bền xé rách.............................................................................31
HÌNH 2.12. Máy kéo mẫu và mẫu đo sức dính giữa cao su và sợi kim loại................32
HÌNH 3.1. Kết quả khảo sát đường cong lưu hóa của cao su ML................................33
HÌNH 3.2. Thời gian lưu hóa tối ưu của cao su ML.....................................................34
HÌNH 3.3. Momen xoắn cực đại của cao su ML..........................................................34
HÌNH 3.4. Kết quả khảo sát đường cong lưu hóa của cao su VM................................35
HÌNH 3.5. Thời gian lưu hóa tối ưu của cao su VM....................................................36
HÌNH 3.6. Momen xoắn cực đại MH của hai loại compound sử dụng cao su thiên
nhiên............................................................................................................................ 36
HÌNH 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến modul 100 và modul 300
của cao su ML.............................................................................................................. 37

HÌNH 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ cứng của cao su ML.
..................................................................................................................................... 38
HÌNH 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến cường lực của cao su
ML............................................................................................................................... 39
HÌNH 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ dãn dài khi đứt của
cao su ML.................................................................................................................... 40
HÌNH 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ bền xé rách của cao
su ML.......................................................................................................................... 40
HÌNH 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến modul 100 và modul
300 của cao su VM......................................................................................................41
HÌNH 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ cứng của cao su VM
..................................................................................................................................... 42
HÌNH 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến cường lực của cao su
VM............................................................................................................................... 42
HÌNH 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ dãn dài khi đứt của
cao su VM.................................................................................................................... 43
HÌNH 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến độ bền xé rách của cao
su VM.......................................................................................................................... 44
8


HÌNH 3.18. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến sức dính giữa cao su - sợi
kim loại........................................................................................................................ 44

9


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

BTP
DRC
BR
SBR
EPDM E
RFL
KCS
HMMM
VP
KÝ HIỆU
ML
VM
ML
MH
Ts1
T’90

Bán thành phẩm
Da Nang Rubber Joint – Stock Company
Butadiene Rubber
Styrene Butadiene Rubber
thylene Propylene Diene Monomer
Resorcinol Formaldehyde Latex
Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm
Hexamethoxyl Metyl Melamin
Vinyl Pyridine
Cao su mặt lốp
Cao su tráng mành thép
Momen xoắn cực tiểu
Momen xoắn cực đại

Thời gian tự lưu
Thời gian lưu hóa tối

10


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cao su thiên nhiên là một polymer thiên nhiên được ứng dụng phổ biến trong
nhiều lĩnh vực cả trong đời sống và trong công nghiệp. Cao su thiên nhiên có ứng
dụng rỗng rãi như vậy là do có những tính chất: độ bền cơ học cao, khả năng đàn hồi
tốt, dễ dàng phối trộn với các loại chất độn và chất phối hợp trên máy luyện kín hoặc
luyện hở. Hợp phần cao su thiên nhiên có độ bền kết dính nội cao, khả năng cán tráng,
ép phun tốt, mức độ co ngót sản phẩm nhỏ. Cao su thiên nhiên có thể trộn hợp với các
loại cao su không phân cực khác theo bất lỳ tỷ lệ nào. Tuy nhiên cao su thiên nhiên lại
có những nhược điểm: kém bền dầu mỡ, kém bền nhiệt, độ bền môi trường kém, độ
bền mài mòn thấp.
Hiện nay, nhiều loại cao su tổng hợp đã được nghiên cứu sản xuất với những
tính chất đặc biệt riêng cho từng loại. Các loại cao su tổng hợp này có thể khắc phục
được một số nhược điểm của cao su thiên nhiên, qua đó làm tăng độ bền môi trường,
độ bền nhiệt, độ bền mài mòn, cũng như làm giảm tác động của quá trình lão hóa đến
tính chất của vật liệu cao su,… Tuy nhiên các loại cao su tổng hợp thường có giá thành
rất cao và một số có tính chất cơ học không cao.
Cao su thiên nhiên luôn được chọn lựa để ứng dụng trong các sản phẩm có yêu
cầu về độ dẻo dai, độ bền, độ kết dính. Tuy nhiên do có độ bền nhiệt thấp, vì vậy các
sản phẩm sử dụng cao su thiên nhiên luôn được không chế ở nhiệt độ lưu hóa thấp.

Ngày nay với sự cạnh tranh về giá thành sản phẩm, các công ty có xu hướng nâng dần
nhiệt độ lưu hóa để tăng năng suất nhằm cân đối giữa giá thành và chất lượng sản
phẩm. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính
năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải
mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng” có ý nghiã thiết thực, giải quyết
được bài toán đặt ra là khi nâng nhiệt độ lưu hóa lên 1 mức nào đó thì tính năng cơ lý
sản phẩm cao su giảm bao nhiêu phần trăm, từ đó chọn chế độ lưu hóa cân bằng giữa
tính năng cơ lý và năng suất.
2. Mục tiêu đề tài
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến tính năng cơ lý của
hỗn hợp cao su thiên nhên dùng trong mặt lốp ô tô và cán tráng vải mành thép tại Công
ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng.
3. Nội dung đề tài
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất bán thành phẩm và quy trình sản xuất lốp ô tô.
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

1


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lưu hóa đến tính năng cơ lý của
hỗn hợp sử dụng cao su thiên nhiên. Ở đây chọn hai hỗn hợp chính là cao su mặt lốp
(ML) và cao su cán tráng vải mành thép (VM) trên cơ sở đơn pha chế tại Công ty cổ
phần cao su Đà Nẵng, có thay đổi một số thành phần cho phù hợp với điều kiện thí
nghiệm.


Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

2


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Phân loại cao su
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phân loại cao su, trong đó chủ yếu thường
sử dụng là phương pháp phân loại dựa theo nguồn gốc và lĩnh vực sử dụng và phương
pháp phân loại dựa theo cấu tạo hoá học của cao su [2].
Phân loại dựa theo nguồn gốc và lĩnh vực sử dụng, cao su được chia ra như sau:
Cao su nguyên vật liệu

Cao su thiên nhiên

Cao su thông dụng

Cao su tổng hợp

Cao su đặc chủng

Cao su
(BR)
Caobutadien

su butadien
Caostyren
Cao
su isopren
su
(SBR)
butadien
(IR)
Caonitril
su clopren
(NBR)
Cao
Caosu(CR)
subutyl
etylen
(IIR)
propylen
Cao su flo
(EPDM)
Cao
(FPM)
su
Cao
silicon
suCao
uretan
(Q)
su polyete
(PU,
Cao PUR)

su(CO,
closulfonat
Cao
ECO,…)
Cao
su polyetylen
acrylat
cloruanat
(ACp

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

3


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Phân loại theo cấu tạo hóa học, cao su được chia ra như sau:
Cao su nguyên vật liệu

Cao su mạch cacbon

Cao su dị mạch

Cao
su
không

bão
hoà,
không
cực:
FPM,
ACM,
ANM,…
Cao su không bão hoà,
Caokhông
su không
Cao
phân
subão
bão
cực:
hoà,
hoà,
NR,
phân
không
BR,cực:
SBR,
phân
NBR,
IR
cực:
CR
IIR,phân
EPM,
EPDM

CaoCao
su silicon
su polyete
Cao
(Q) (CO,
su uretan
ECO,…)
(PU, ….
PUR)

1.2. Cao su thiên nhiên
1.2.1. Lịch sử phát triển
Cao su thiên nhiên được loài người phát hiện và sử dụng vào nữa cuối thế kỷ
XVI ở Nam Mỹ. Đến năm 1839 khi loài người phát minh được quá trình lưu hóa
chuyển cao su từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao bền vững, lượng cao
su thiên nhiên được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm tăng đáng kể. Trong những
năm gần đây, mặc dù đã tổng hợp được rất nhiều loại cao su nhưng sản lượng sản xuất
và sử dụng cao su thiên nhiên vẫn tăng đáng kể.
Ngày nay, cao su thiên nhiên được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan, Việt Nam,...
Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới trong thời gian gần đây được thể hiện
ở bảng 1.1 [2]

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

4



Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Bảng 1.1. Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
2007
2010

Sản lượng
(triệu tấn)
3,500
3,845
4,300
5,108
5,922
6,566
8,892
9,725
10,600

Tiêu thụ
(triệu tấn)
2,500

2,760
4,350
5,723
5,790
6,450
9,083
9,719
13,300

1.2.2. Cấu tạo hóa học
Cao su thiên nhiên là polyisopren gồm các mắt xích isopren. Mạch đại phân tử
hình thành từ đồng phân cis của các mắt xích isopren liên kết với nhau ở vị trí 1,4.

Ngoài đồng phân cis 1,4-isopren trong cao su thiên nhiên còn khoảng 2% các
mắc xích isopren tham gia hình thành mạch đại phân tử ở vị trí 3,4 [2].
1.2.3. Tinh chất vật ly
Cao su thiên nhiên ở nhiệt độ thấp có cấu trúc tinh thể. Vận tốc kết tinh lớn nhất
được xác định ở nhiệt độ -25°C. Cao su thiên nhiên kết tinh có biểu hiện rõ ràng lên bề
mặt: độ cứng tăng, bề mặt vật liệu mờ (không trong suốt). Cao su thiên nhiên tinh thể
nóng chảy ở nhiệt độ 40°C. Quá trình nóng chảy các cấu trúc của tinh thể cao su thiên
nhiên xảy racùng với hiện tượng hấp thụ nhiệt [1].
Cao su thiên nhiên được đặc trưng bằng các tính chất vật lý sau:
- Khối lượng riêng:
913Kg/m3
- Nhiệt độ hóa thủy tinh: -70°C
- Hệ số giãn nở thể tích: 656.10-4dm3/°C
- Nhiệt dẫn riêng:
0,14W/m°K
- Nhiệt dung riêng:
1,88kJ/kg°K

- Tang của góc tổn thất điện môi: 1,6.10-3
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

5


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

- Điện trở riêng: 3.1012 – 5.1012 .m
- Hòa tan trong các dung môi không phân cực.
1.2.4. Tính chất công nghệ
Trong quá trình bảo quản, cao su thiên nhiên thường chuyển sang trang thái tinh
thể: ở nhiệt độ môi trường từ 25°C đến 30°C, hàm lượng pha tinh thể trong cao su là
40%. Trạng thái tinh thể làm giảm tính mềm dẻo của cao su thiên nhiên. Để đảm bảo
các tính chất công nghệ của cao su trong các công đoạn sản xuất, nó được xử lý bằng
công đoạn sơ luyện đến độ dẻo P = 0,7 – 0,8. Để đánh giá mức độ ổn định tính chất
công nghệ của cao su người ta dùng hệ số ổn định độ dẻo PRI.
PRI được đánh giá bằng tỷ số ( tính bằng phần trăm) độ dẻo của cao su được
xác định sau 30 phút đốt nóng ở 140°C so với độ dẻo ban đầu. Hệ số ổn định PRI càng
lớn thì vận tốc hóa dẻo của cao su đó càng nhỏ, có nghĩa là khả năng chống lão hóa
càng tốt.
Cao su thiên nhiên có khả năng phối trộn tốt với các loại chất độn và các chất
phối hợp trên máy luyện kín hoặc luyện hở. Hợp phần trên cơ sở cao su thiên nhiên có
độ bền kết dính nội cao, khả năng cán tráng, ép phun tốt, mức độ co ngót sản phẩm
nhỏ. Cao su thiên nhên có thể trộn hợp với casc loại cao su không phân cực khác (cao
su polyisopren, cao su butadien, cao su butyl) với bất kỳ tỷ lệ nào [1].
1.2.5. Tính chất cơ ly

Cao su thiên nhiên có khả năng lưu hoán bằng lưu huỳnh phôi hợp với
các loại xúc tiến lưu hóa thông dụng. Tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên được xác
định dựa theo tính chất cơ lý của hợp phần cao su tiêu chuẩn.
Bảng 1.2. Thành phần tiêu chuẩn để xác định tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên
[1]
STT

Hóa chất

Hàm lượng (pkl)

1

Cao su thiên nhiên

100,0

2

Axit Steric

0,5

3

ZnO

5,0

4


Mecaptobenzothiazol

0,7

5

Lưu huỳnh

3,0

Hỗn hợp cao su lưu hóa ở nhiệt độ 143±2°C trong thời gian tối ưu là 20-30 phút.

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

6


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Các tính chất cơ lý cần phải đạt là:
- Độ bền kéo đứt:
23Mpa
- Độ giãn dài tương đối: 700%
- Độ giãn dư:
≤12%
Hợp phần cao su thiên nhiên với các loại chất độ hoạt tính có tính đàn hồi cao,

chị lạnh tốt, chịu tác dụng lực động học tốt [1].
1.2.6 Tính năng lực học của cao su thiên nhiên
1.2.6.1. Đàn tính
Cao su thên nhiên sống và cao su lưu hoá mức độ thấp có tính đàn hồi cao, ở
nhiệt độ 0 – 100, khả năng đàn hồi của cao su là 50 – 80%. Modul đàn hồi của cao su
chỉ bằng khoảng 1/3000 so với thép. Khi kéo dãn đến 350%, giải phóng ngoại lực, cao
su lập tức hồi phục lại hình dạng ban đầu, chỉ tồn tại khoảng 15% biến hình vĩnh cửu.
Đàn tính của cao su thiên nhiên thông dụng chỉ thấp hơn BR. Tính đàn hồi của cao su
thiên nhiên có nguồn gốc từ tính mềm dẻo của mạch đại phân tử, còn tính mềm dẻo
của mạch đại phân tử lại có được là do những nguyên nhân sau đây [2]:
Thứ nhất, thềm thế năng quay thấp, ví dụ liên kết đôi trong
H2C

CH CH

CH2

không thể xoay chuyển, trong khi đó liên kết δ tương ứng
với liên kết đôi có thềm thế năng quay chỉ có 2.07kJ/mol, có thể xoay tự do quanh liên
kết C-C.
Thứ hai, trên mạch đại phân tử, cứ mỗi 4 nguyên tử cacbon lại có một nhóm thế
metyl, mật độ nhóm thế không lớn, không kín.
Thứ ba, lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử không lớn, mật độ năng lượng cố
kết chỉ có 266.2mJ/mol. Sự chuyển động giữa các phân tử với nhau ít bị ràng buộc [2].
1.2.6.2. Cường lực
Cao su thiên nhiên có cường lực kéo đứt và cường lực xé rách cao. Cường lực
của cao su thiên nhiên lưu hoá khi không có chất bổ cường có thể đạt 17 – 25Mpa, khi
có chất bổ cường có thể lên đến 25 – 35MPa, lực xé rácch đạt 98kN/m [2].
Có một điều đặc biệt là cường lực của cao su thiên nhiên chưa lưu hóa cũng cao
hơn cao su tổng hợp rất nhiều. Cường lực cao su chưa lưu hóa có một ý nghĩa rất quan

trọng trong quá trình gia công cao su. Ví dụ, trong lúc thành hình lốp xe, cao su chịu
một lực tác dụng khá lớn, nếu cao su có cường lực kéo đứt thấp, dễ bị đứt sẽ rất khó
thành hình [2].

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

7


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

1.2.7. Ứng dụng
Do các đặc điểm, tính chất của cao su thiên nhiên, nó có khả năng ứng dụng khá
rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế và kỹ thuật.
Trong đời sống, cao su thiên nhiên có thể sử dụng chế tạo các sản phẩm cao su
kỹ thuật có yêu cầu tính năng cơ lý cao làm việc trong môi trường ôn hòa, không bị tác
động trực tiếp của các loại hóa chất, xăng, dầu, ozon. Mặt khác do ưu điểm nổi bật của
cao su thiên nhiên là không độc cho nên có thể sử dụng để chế tạo các chi tiết, dụng cụ
dùng trong y dược và công nghiệp thực phẩm.
Mặc dù tính năng lý cao, nhưng việc ứng dụng cao su thiên nhiên trong kỹ thuật
còn hạn chế. Do vậy cần phải nghiên cứu cải thiệ các tính năng cơ lý, kỹ thuật và mở
rộng khả năng ứng dụng của vật liệu này trong kỹ thuật.
Từ những tính chất của cao su thiên nhiên ta có thể thấy cao su thiên nhiên có
độ bền nhiệt kém, vì vậy các sản phẩm các sản phẩm sử dụng cao su thiên nhiên luôn
được khống chế ở nhiệt độ lưu hóa thấp. Để cân bằng giữa tính năng cơ lý và năng
xuất sản xuất các sản phẩm sử dụng cao su thiên nhiên, em sẽ khảo sát tính năng cơ lý
theo nhiệt độ lưu hóa của compound sử dụng cao su thiên nhiên.

1.3 Cao su tổng hợp
Cao su Butadien (BR): Tính chất nổi bật của cao su BR là khả năng chống mài
mòn cao do đó được phối hợp các loại cao su khác để tăng độ màu mòn, chịu ép nén
lớn, sử dụng làm cao su mặt chạy [1].
Cao su Butadien – Styren (SBR): Có khả năng chống mài mòn và xé rách tốt
nên thường dùng trong cao su mặt chạy cho các lốp xe tải nhẹ, xe du lich. Tính đàn hồi
thấp nên khi uốn nén cao su sẽ sinh ra một lượng nhiệt nội cao, điều này hạn chế nó
được ứng dụng vào các loại lốp xe tải nặng. Các loại SBR sản xuất trên thị trường có
rất nhiều loại, ở xí nghiệp cán luyện sử dụng hai loại sau[1]:
- SBR 1502 Cao su không ngậm dầu trùng hợp ở nhiệt độ thấp (màu trắng).
- SBR 1712 Cao su ngậm dầu Aromatic trùng hợp ở nhiệt độ thấp (màu đen)
Cao su Nitril (NBR): Được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là: Butadien 1,3 và
Acrylonitryl. Cao su NBR có rất nhiều loại, tính chất cơ lý tùy thuộc vào hàm lượng
acrylonitril.
Cao su Butyl: Cao su Butyl là sản phẩm đồng trùng hợp của isobutylen và
isopren (lượng nhỏ). Tính thấm khí rất nhỏ. Độ kín khí của cao su butyl gần nhiều lần
so với cao su thiên nhiên nên ứng dụng lớn nhất là để sản xuất săm xe đạp, xe máy, ô
tô, sản xuất bao hơi lưu hóa.
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

8


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

Ngoài ra còn sử dụng casc loại cao su khác như cao su Clo butyl, Brom butyl,
cao su EPDM, cao su Neoprene, cao su tái sinh, cao su silicon.

1.4. Các chất phối hợp trong cao su
1.4.1 Chất lưu hóa
Cao su sống có mạch đại phân tử thẳng dễ trượt lên nhau nên tính năng đàn hồi
và tính năng cơ lý thấp. Chất lưu hóa là chất dưới điều kiên lưu hóa (áp lực, nhiệt độ)
tham gia phản ứng liên kết các mạch cao su để tạo thành mạng lưới không gian, thay
đổi tính chất của cao su từ trạng thái biến dạng dẻo, chảy nhớt, độ bền cơ học thấp
sang trạng thái biến dạng đàn hồi cao và bề dưới tác dụng của nhiệt độ. Quá trình thay
đổi tính chát của vật liệu dưới tác dụng của chất lưu hóa được gọi là quá trình lưu hóa.
Có nhiều loại chất lưu hóa tùy thuộc vào từng loại cao su, nhưng thông dụng
nhất là lưu huỳnh (S), ở DRC chủ yếu sử dụng lưu huỳnh, nhựa alkylphenol/ZnO,
nhựa Octylphenolic [4].
1.4.1.1. Lưu huỳnh
1.4.1.1.1. Tính chất chung
Bột lưu huỳnh có màu vàng, dạng tinh thể hình thoi, khối lượng riêng 2,07
3
Kg/cm . Nhiệt độ nóng chảy là 112°C. Hàm lượng lưu huỳnh trong hợp phần cao su
thông dụng từ 2 đến 3 phần khối lượng. Để sản xuất cao su cứng thì hàm lượng lưu
huỳnh sử dụng nhiều hơn. Sự có mặt của lưu huỳnh và các loại xúc tiến lưu hóa trong
hợp phần cao su ở nhiệt độ gia công có thể gây ra hiện tượng tự lưu làm giảm tính chất
công nghệ của vật liệu. Vì vậy lưu huỳnh thường được đưa vào hợp phần cao su sau
cùng, sau khi chất phối hợp đã được luyện đều và hợp phần cao su đã được ổn định [2].
1.4.1.1.2. Đặc điểm công nghệ
Cao su là dung môi hòa tan lưu huỳnh. Mức độ hòa tan của lưu huỳnh vào cao su
thay đổi theo nhiệt độ. Ở nhiệt độ 140°C mức độ hòa tan của lưu huỳnh là 10%, ở nhiệt
độ 25°C mức độ hòa tan của lưu huỳnh vào cao su là 2%, vì thế lượng lưu huỳnh cao
trong cao su BTP sẽ gây ra hiện tượng lưu huỳnh khuếch tán ra bề mặt sản phẩm làm
giảm độ bền kết dính ngoại và làm bề mặt sản phẩm có màu mốc trắng (hiện tượng phun
sương). Để giảm hiện tượng này cần phải tiến hành một số biện pháp sau [1]:
- Sử dụng lượng lưu huỳnh thấp
- Luyện hoặc gia công ở nhiệt độ thấp để giảm lượng S tan trong cao su

- Lưu hóa sản phẩm phải đạt điểm lưu hóa tối ưu
- Sử dụng loại lưu huỳnh không tan

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

9


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

1.4.1.2. Các chất lưu hóa khác
1.4.1.2.1. Các peroxit hữu cơ
Để lưu hóa các loại cao su mà mạch đai phân tử của nó không chứa liên kết đôi
hoặc chứa rất ít liên kết đôi (cao su silicon, cao su flor, cao su butyl) trong công nghệ
gia công cao su sử dụng các peroxit hữu cơ làm chất lưu hóa. Một số loại peroxit dùng
để lưu hóa cao su thường sử dụng: Peroxit ditretbutyl, peroxit benzoil [2].
Cao su lưu hóa bằng các peroxit thường có độ bền cơ học cao, độ bền nhiệt cao
vì trong quá trình lưu hóa hình thành các liên kết bền nhiệt C-C. Sự có mặt của các
hợp chất mang tính axit làm giảm mức độ hoạt động hóa học và khả năng lưu hóa của
peroxit. Trong một vài trường hợp các peroxit mất khả năng lưu hóa hoàn toàn nếu
trong hợp phần cao su có chứa các hợp chất mang tính axit [2].
1.4.1.2.2. Nhựa phenol - formaldehyt
Nhựa phenol - formaldehyt dùng để lưu hóa các loại cao su không chứa hoặc
chứa rất ít liên kết đôi trong mạch, đặc biệt là cao su butyl.
1.4.2. Chất xúc tiến lưu hóa
1.4.2.1. Tính chất chung
Khi lưu hóa cao su với sự có mặt của lưu huỳnh thì thời gian lưu hóa rất lâu,

sản phẩm có nhiều khuyết điểm: tính chống lão hóa kém, dễ bị phun sương, tính năng
cơ lý không cao. Để hạn chế được các hiện tượng trên chất xúc tiến lưu hóa được thêm
vào để hoạt hóa chất lưu hóa làm tăng tốc độ phản ứng từ đó rút ngắn thời gian lưu
hóa, tăng tính năng cơ lý, hạ thấp nhiệt độ lưu hóa và hạ giá thành sản phẩm. Khi chọn
chất xúc tiến lưu hóa cho một hỗn hợp cao su nào đó cần phản thỏa mãn các yêu cầu
sau [1]:
- Xúc tiến lưu hóa không gây hiện tượng tự lưu cho hỗn hợp cao su trong tất cả
các công đoạn sản xuấ.
- Có dãi lưu hóa tối ưu rộng.
- Tăng độ chịu oxi hóa của vật liệu, chỗng hiện tượng lão hóa của hỗn hợp cao su.
- Không ảnh hưởng đến màu sắc của cao su màu.
- Không gây độc đối với các sản phẩm dùng trong y tế, thực phẩm, không tác
hại cho con người.
Bên cạnh đó người ta căn cứ vào từng loại su, các yêu cầu về công nghê gia
công cao su, tính năng kỹ thuật của từng loại sản phẩm mà lựa chọn chất xúc tiến lưu
hóa với hàm lượng thích hợp:

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

10


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lưu hóa đến tính năng của hỗn hợp cao su thiên nhiên dùng trong mặt lốp ô
tô và cán tráng vải mành thép tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

+ Đối với sản phẩm dày, cần thời gian lưu hóa dài thì chọn xúc tiến có tác dụng
chậm. Thông thường dùng loại xúc tiến guanidin hay sunfeamid.
+ Đối với sản phẩm mỏng như mặt lốp xe đạp thì người ra dùng xúc tiến nhanh

như Dibenzothiazole disufide (DM), 2-Mercaptobenzothiazole (M).…
+ Cao su dùng trong y học, trong thực phẩm do yêu cầu không độc, không mùi
vị nên dùng xúc tiến thỉuram.
+ Đồi với sản phẩm chịu nhiệt thường dùng xúc tiến Tetramethylthiuram
monosulfide (TMTD).
1.4.2.2. Các loại chất xúc tiến
Thông thường người ta sử dụng hệ xúc tiến gồm hai hoặc ba loại xúc tiến nhằm
nâng cao tính ưu việt của các loại xúc tiến khác nhau trong hợp phần cao su. Các chất
xúc tiến được sử dụng trong xí nghiệp cán luyện [4]:
- Nhóm Guanidin: Xúc tiến Diphenylguanidine (D)
- Nhóm sulfenamid: Xúc tiến N-cyclohexyl-2-benzothiazole sunfenamide (CZ),
xúc tiến N-Tertiarybutyl-2-benzothiazole sulfenamide (NZ), xúc tiến NDicyclohexylbenzothiazol-2-sulfenamide (DZ).
- Nhóm Thiazole: Xúc tiến Dibenzothiazole disufide (DM), xúc tiến 2Mercaptobenzothiazole (M).
- NhómThiuram: Xúc tiến Tetramethyl thiuram disulfide (TMTD). Xúc tiến
Tetramethylthiuram monosulfide (TMTD).
- Nhóm Thiocacbamat: Xúc tiến Zine diethyldithiocarbamate (EZ)
1.4.3. Chất trợ xúc tiến
1.4.3.1. Vai trò y nghĩa
Chất trợ xúc tiến có vai trò nâng cao hiệu quả của xúc tiến lưu hóa, tao cho cao
su có tính năng kỹ thuật cao hơn.
1.4.3.2. Phân loại
Có hai loại trợ xúc tiến:
Trợ xúc tiến vô cơ:
Thường sử dụng nhiều nhất là loại ZnO, là dạng bột màu trắng, ít độc, không
làm đổi màu cao su màu, dễ tìm, giá rẻ, độ ổn định cao, không gây hiện tượng oxi hóa.
Tác dụng hoạt hóa quá trình lưu hóa của ZnO còn hiệu quả hơn nếu có mặt một lượng
không lớn các axit béo hữu cơ như axit stearic, axit oleic… do việc tạo thành phức
chất giữa ZnO, axit béo và xúc tiến lưu hóa..
Trợ xúc tiến hữu cơ:


Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phương Dung

Hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thúy Hằng

11


×