Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, các yếu tố LIÊN QUAN và HIỆU QUẢ điều TRỊ BỆNHMÓNG CHỌC THỊT BẰNG PHẪU THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG HUY VĨNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÓNG CHỌC THỊT
BẰNG PHẪU THUẬT

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG HUY VĨNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÓNG CHỌC THỊT
BẰNG PHẪU THUẬT
Chuyên ngành: Da liễu
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu

HÀ NỘI - 2016




DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1.

MCT

Móng chọc thịt

2.

PT

Phẫu thuật

3.

BT

Bình thường

4.

ID


Identification (mã số cá nhân)

5.

SL

Số lượng

6.

TB

Trung bình

7.

TL%

Tỷ lệ phần trăm

8.

TW

Trung ương


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đại cương về bệnh móng chọc thịt.........................................................3
1.1.1. Khái quát lịch sử bệnh móng chọc thịt............................................3
1.1.2. Giải phẫu - Sinh lý móng.................................................................3
1.2. Móng chọc thịt........................................................................................9
1.2.1. Định nghĩa, lịch sử bệnh móng chọc thịt.........................................9
1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh..............................................................................10
1.2.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến bệnh
móng chọc thịt...............................................................................10
1.2.4. Biểu hiện lâm sàng bệnh móng chọc thịt.......................................12
1.2.5. Chẩn đoán xác định.......................................................................15
1.2.6. Chẩn đoán phân biệt......................................................................16
1.2.7. Điều trị và quản lý bệnh bệnh móng chọc thịt...............................17
1.3. Khái quát một số nghiên cứu bệnh móng chọc thịt trên thế giới và tại
Việt Nam.............................................................................................27
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.....................................................27
1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........28
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.........................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................28
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................28
2.2.2. Cỡ mẫu..........................................................................................28
2.2.3. Các bước tiến hành........................................................................29
2.2.4. Các biến số nghiên cứu..................................................................33
2.2.5. Xử lý số liệu..................................................................................35
2.2.6. Khống chế sai số trong nghiên cứu...............................................35



2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................................35
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................36
2.5. Hạn chế của đề tài.................................................................................36
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................38
3.1. Tỷ lệ bệnh, biểu hiện lâm sàng của bệnh móng chọc thịt tại Bệnh viện
Da liễu trung ương...............................................................................38
3.1.1. Tình hình chung của bệnh móng chọc thịt....................................38
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi...................................................38
3.1.3. Phân bố bệnh theo giới..................................................................39
3.1.4. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp.....................................................39
3.1.5. Phân bố theo giai đoạn bệnh..........................................................39
3.1.6. Thời gian mắc bệnh.......................................................................39
3.1.7. Đặc điểm lâm sàng........................................................................40
3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng móng chọc thịt.............................41
3.2.1. Mối liên quan giữa móng chọc thịt và Cắt móng không đúng cách...41
3.2.2. Mối liên quan giữa móng chọc thịt và yếu tố giầy, dép không phù hợp. 41
3.2.3. Mối liên quan giữa móng chọc thịt và yếu tố tăng cân nhanh, béo phì......41
3.2.4. Mối liên quan giữa bệnh móng chọc thịt và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén
.......................................................................................................41
3.2.5. Mối liên quan giữa bệnh móng chọc thịt và yếu tố luyện tập thể thao.....41
3.2.6. Mối liên quan giữa bệnh móng chọc thịt và yếu tố dị tật móng....41
3.2.7. Mối liên quan giữa bệnh móng chọc thịt và yếu tố dị tật bàn chân, ngón chân.
.......................................................................................................41
3.2.8. Mối liên quan giữa bệnh móng chọc thịt và một số yếu tố khác...41
3.3. Hiệu quả điều trị...................................................................................41
3.3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân điều trị...................41
3.3.2. Hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh móng chọc thịt theo kỹ thuật
Winograd.......................................................................................42
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................43

DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình chung của bệnh móng chọc thịt..................................38

Bảng 3.2.

Phân bố theo lứa tuổi...................................................................38

Bảng 3.3.

Phân bố theo giai đoạn bệnh.......................................................39

Bảng 3.4.

Thời gian khởi phát.....................................................................39

Bảng 3.5.

Biểu hiện lâm sàng......................................................................40

Bảng 3.6.


Vị trí tổn thương..........................................................................41

Bảng 3.7.

Theo dõi diễn biến sau điều trị phẫu thuật bệnh móng chọc thịt
theo kỹ thuật Winograd...............................................................42

Bảng 3.8.

Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật bệnh móng chọc thịt
theo kỹ thuật Winograd...............................................................42


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu trúc các bộ phận của móng .............................................7

Hình 1.2.

Mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho các ngón...............8

Hình 1.3.

Móng cong theo chiều ngang cho thấy cả ba loại.................14

Hình 1.4.

Biểu hiện lâm sàng các giai đoạn bệnh MCT........................16


Hình 1.5.

Kỹ thuật máng nẹp................................................................18

Hình 1.6.

Chèn bông, gạc vào dưới góc cạnh bên của móng................19

Hình 1.7.

Phương pháp băng trợ giúp...................................................19

Hình 1.8.

Phương pháp chằng móng.....................................................20

Hình 1.9.

Gây tê cho phẫu thuật móng chân chọc thịt..........................22

Hình 1.10.

Minh họa kỹ thuật tạo nút chèn.............................................24

Hình 1.11.

Sơ đồ minh họa của phương pháp PT cắt bỏ một phần bờ
móng bên phì đại theo hình thoi............................................25

Hình 1.12.(a, b) Sơ đồ minh họa của phương pháp PT loại bỏ mô mềm bờ

bên và bờ tự do của móng bị phì đại.....................................26
Hình 2.1A.

Quy trình phẫu thuật – kỹ thuật Winograd ...........................30

Hình 2.1B.

Quy trình phẫu thuật – kỹ thuật Winograd ...........................31

Hình 2.1C, D. Quy trình phẫu thuật – kỹ thuật Winograd ...........................31
Hình 2.1E, F.

Quy trình phẫu thuật – kỹ thuật Winograd ...........................32

Hình 2.1G,H.

Quy trình phẫu thuật – kỹ thuật Winograd............................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Móng chọc thịt (MCT) “Ingrown toenail”, là bệnh lý thường gặp trong
các bệnh về móng. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau, sưng,
đỏ, gây tiết dịch, hóa mủ, và u hạt nhiễm khuẩn, và tình trạng này có thể trở
thành mãn tính nếu không được điều trị. MCT thường xảy ra ở móng chân,
đặc biệt ngón chân cái là hay gặp nhất, ít khi xảy ra ở móng tay [1],[2],[3],
[4],[5].
MCT có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường hay gặp ở lứa tuổi

thiếu niên và người lớn trẻ tuổi [3]. Bệnh thường không đe dọa đến tính
mạng, nhưng lại gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và suy giảm
khả năng lao động của người bệnh, tình trạng đau đớn kéo dài làm cho người
bệnh lo lắng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [1],[3], [4],
[6],[7].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ có liên
quan đến nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của bệnh MCT. Các yếu tố nguy
cơ như cắt móng không đúng cách, do đi giầy dép bó chặt, không phù hợp, do
chấn thương, yếu tố giải phẫu bản móng dầy, hình dạng móng bất thường, phụ
nữ thời kỳ thai nghén, tăng cân nhanh và béo phì, nấm móng hay các bệnh lý
của cơ xương… có thể gây nên móng chọc thịt [2],[3],[4].
Vấn đề điều trị bệnh móng chọc thịt đã được tiến hành từ lâu trên thế
giới và được áp dụng nhiều phương pháp điều trị: điều trị bảo tồn không xâm
lấn như chèn gạc dưới móng, nẹp máng plastic... Cắt bỏ cạnh móng gây bệnh
và hủy mầm móng bằng chấm hóa chất (dung dịch phenol 88%; dung dịch
sodium hydroxide 10%, dung dịch Trichloacetic 90%...); hoặc áp dụng phẫu
thuật kết hợp phá hủy mầm móng bằng LASER CO 2, đốt điện; điều trị can
thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên hiệu quả điều trị chưa cao,
một vài phương pháp đến nay ít được áp dụng [8],[9],[10],[11]. Phẫu thuật


2

theo phương pháp Winograd là phương pháp điều trị triệt để với việc: cắt bỏ
một phần cạnh móng gây bệnh, cắt bỏ một phần giường móng, một phần mầm
móng và bờ móng bị tổn thương. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh
giá hiệu quả điều trị MCT bằng phương pháp phẫu thuật. Vì thế, đề tài nhận
xét: “Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh
móng chọc thịt bằng phẫu thuật” được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh móng chọc

thịt tại Bệnh viện Da liễu trung ương.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh móng chọc thịt bằng phẫu thuật
Winograd.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về bệnh móng chọc thịt
1.1.1. Khái quát lịch sử bệnh móng chọc thịt
Móng chọc thịt là một bệnh đã được biết đến từ lâu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Là bệnh lý rất phổ biến của các bệnh về móng, chủ yếu xảy ra
ở móng chân mà ngón chân cái là hay gặp nhất, ít khi xảy ra ở ngón tay. Bệnh
có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến thanh thiếu
niên và người lớn trẻ tuổi. Móng chọc thịt làm cho người bệnh khó chịu và đau
đớn, khó khăn nhất trong việc đi lại, hơn nữa có thể làm cho người bệnh không
đi được giầy. MCT làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì nó gây cản trở
trong sinh hoạt và giảm khả năng lao động của người bệnh. Từ cách đây hơn
1000 năm, nhiều phương pháp điều trị đã được đề xuất. Ngày nay, các phương
pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp (phẫu thuật) được thực hiện bởi các
thầy thuốc chuyên khoa, có khả năng chữa khỏi bệnh [3],[9],[12],[13].
1.1.2. Giải phẫu - Sinh lý móng
Giải phẫu và sinh lý các bộ phận của móng có thể được xem xét riêng
biệt; Tuy nhiên, các bộ phận của móng trên các ngón tay, ngón chân phải luôn
được xem xét trong mối quan hệ với các ngón; cấu trúc và chức năng của bàn
tay, bàn chân. Nhiều rối loạn của móng là do rối loạn chức năng trực tiếp ở
bàn chân; nói cách khác, các bệnh của bộ phận móng có thể do thay đổi hình
dạng các ngón hoặc sự hoạt động của bàn tay, bàn chân [1].

Các móng là một 'công cụ' quan trọng cho sự tinh tế và bảo vệ cho
các ngón tay, ngón chân [1].


4

Bản móng đóng vai trò như một lớp bảo vệ cho các ngón bằng cách gây
phản áp lực trên da gan bàn tay, bàn chân và đầu mút ngón tay, ngón chân; độ
phẳng tương đối của nó làm tăng thêm độ chính xác và tinh tế như khả năng
để nhặt những vật nhỏ và những chức năng tinh tế khác của ngón tay. Chống
lại áp lực lên da lòng bàn chân và đầu mút ngón chân ngăn cản áp lực lên mô
mềm của ngón. Móng chân và móng tay có hình dạng và độ cong khác nhau.
Điều này được kiểm soát bởi nhiều yếu tố: diện tích của mầm móng; tỷ lệ
phân chia tế bào bên trong nó; và hình dạng cơ bản của đốt ngón xa mà các
móng được gắn chặt bởi mô liên kết dọc [1].
1.1.2.1. Cấu trúc giải phẫu móng (hình 1.1 a, b) [1],[10],[14],[15].
Móng là những tấm sừng lợp ở mặt lưng của những đầu ngón tay, ngón
chân. Móng dầy chừng 0,3 - 0,7 mm nằm gọn trong các rãnh móng ở mặt
lưng đầu ngón tay, ngón chân.
Dưới bản móng là biểu bì tiếp với biểu bì xung quanh bởi bờ sau móng và
hai bờ bên. (Hình 1.1a). Mỗi ngày móng mọc dài ra khoảng 0,1 mm. Móng chân
mọc chậm hơn móng tay. Càng nhiều tuổi móng càng mọc chậm. Thời gian thay
thế hoàn toàn một móng tay khoảng 3 tháng, móng chân là 6 tháng [14].
Rễ móng: là phần móng ở phía sau có hình vát, bị bờ sau móng che
khuất gọi là rễ móng [1],[12],[10],[14].
Liềm móng: phía trước của bờ móng sau (phần tiếp theo của rễ móng)
có một hình bán nguyệt màu trắng gọi là liềm móng, là phần lồi của mầm
móng giữa, liềm móng có màu nhạt hơn so với móng liền kề, nó có thể được
che khuất bởi bờ móng sau [3],[10],[12],[14].
Bản móng: Phần móng lộ ra ngoài dầy đều liên tục từ gốc móng đến bờ

tự do, hình khum gọi gọi là bản móng. Bản móng hình chữ nhật là cấu trúc
lớn nhất, nằm trên và gắn chặt vào giường móng và xương cơ bản; nó được
gắn ít vững chắc ở phần gốc móng, và phần ngoài các góc sau bên. Khoảng


5

một phần tư của móng được bao phủ bởi những bờ móng sau, trong khi một
bờ hẹp trong các cạnh ngoài của bản móng được neo giữ bởi những bờ bên,
bản móng là vùng xa nhất của móng. Phần bản móng có màu hồng do những
mạch máu ở giường móng tạo ra. Bản móng gồm hai lớp: lớp trên được tạo
bởi mầm móng rất dầy, còn lớp dưới rất mỏng.
Bản móng rất giàu canxi, như phosphate trong các tinh thể hydroxyapatite;
nó gắn với phospholipid trong tế bào. Sự liên quan của các yếu tố khác trong
đó có mặt với số lượng nhỏ hơn, chẳng hạn như đồng, mangan, kẽm và sắt,
không biết chính xác. Canxi tồn tại ở nồng độ 0,1% tính theo trọng lượng, lớn
hơn so với tóc 10 lần. Canxi không đóng góp đáng kể vào độ cứng của móng.
Độ cứng của móng chủ yếu là do protein sulphur dày đặc từ các mầm móng,
trái ngược với keratin tương đối mềm của biểu bì. Độ cong bình thường của
móng có liên quan đến hình dạng của xương đốt ngón cơ bản mà các tấm
móng được liên kết trực tiếp thông qua sự gắn các mô liên kết dọc giữa biểu
mô dưới móng và màng xương [3],[10],[14],[15].
Bờ móng: Móng có bốn bờ gồm có bờ sau, hai bờ bên và bờ tự do. Bản
móng chèn vào trong một rãnh hình móng ngựa gọi là rãnh vòng quanh móng.
rãnh này được hình thành do sự gấp của da. Nếp gấp ở phía sau gọi là nếp gấp
trên móng (hay còn gọi là bờ sau), còn nếp gấp ở hai bên thì gọi là hai bờ bên;
bờ thứ tư ở phía đầu ngón tay, ngón chân móng chồi ra và mọc dài ra tự do.
Các bờ móng gần tương tự như trong cấu trúc da lân cận nhưng không
có những dấu vân (tay, chân) và không có tuyến bã nhờn.
Bờ móng sau: Từ vùng ngoại vi của bờ móng sau các lớp biểu bì cuộn

lại bám vào bề mặt lưng của móng. Các lớp biểu bì biến đổi thành lớp sừng để
bảo vệ các cấu trúc tại các nền của móng, đặc biệt là phát triển mầm móng, từ
những tác động của môi trường như chất kích thích, chất gây dị ứng và các
mầm bệnh do vi khuẩn và nấm.


6

Bờ móng bên: các cấu trúc da bờ móng bên tạo nên các ranh giới hai
bên móng, cấu trúc da bờ sau tạo nên các ranh giới sau, từ đó nhìn thấy được
các móng tay, móng chân liên tục với các lớp biểu bì.
Giữa móng và đầu ngón tay, ngón chân có cái khe gọi là khe dưới
móng [6],[1],[10],[12].
Mầm móng: Phần biểu bì dưới rễ móng gọi là mầm móng, gồm có lớp
sinh sản và lớp sợi (lớp malpighi) khá dầy. Những tế bào ở mầm móng phát
triển từ đáy mầm ra thân móng và dẹt đi biến thành lá sừng đắp vào móng do
mầm móng tạo ra từ phía trước, sau này là cơ sở để móng mọc đến bờ xa của
liềm móng. Nó được coi là giường móng tạo ra bề mặt sâu của móng (mặt bụng
của mầm móng), mặc dù mỏng, mềm, phần sâu này góp phần nhỏ trong sự toàn
vẹn về chức năng của các tấm móng ở ngoại vi của nó [1],[6],[10],[12].
Giường móng : bao gồm một phần biểu bì dưới bản móng và một phần
da bên dưới áp chặt với màng xương của đốt ngón xa. Không có lớp mỡ dưới
da ở giường móng, mặc dù các tế bào mỡ da rải rác có thể được nhìn thấy qua
kính hiển vi. Lớp biểu bì dày không quá hai hay ba lớp tế bào, và vùng
chuyển tiếp từ tế bào sừng sống cho tế bào mặt bụng giường móng chết đột
ngột, xảy ra trong không gian của một lớp tế bào nằm ngang. Khi các tế bào
này biệt hóa chúng được liên kết chặt chẽ vào bề mặt bụng của bản móng và
di chuyển ra xa lớp này.
Da của giường móng là hệ thống mô sợi chủ yếu sắp xếp theo chiều
dọc, được gắn trực tiếp vào màng xương của đốt ngón xa và biểu bì lá nền.

Trong hệ thống các mô liên kết nằm trong mạch máu, hệ bạch huyết, một
mạng lưới của sợi đàn hồi và tế bào mỡ nằm rải rác; ở bờ xa, có sự hiện diện
của tuyến mồ hôi [1], [6], [10],[12].


7

Giường móng cũng có lớp tế bào sinh sản và lớp Malpighi. Ở đỉnh
những nhú bì (gọi là mào Henlé), lớp Manpighi rất mỏng. Những tế bào ở
phần trên của lớp Manpighi dẹt dần, biến thành những lá sừng đắp vào mặt
dưới của móng. Ở dưới vết màu trắng hình bán nguyệt (liềm móng), giường
móng dầy đều vì không có mào Henlé [1], [6], [10],[12].
Lớp biểu bì: là lớp thượng bì nằm giữa bờ móng sau của móng và mặt
lưng của bản móng.
Mặt cắt ngang
Rãnh móng bên

Mặt mu
Bờ tự do

Bờ móng bên

Bờ móng bên
Liềm móng

Bản móng
Đốt ngón xa

Biểu bì


Biểu bì trên móng

Mặt cắt dọc

Bờ móng sau

Giường móng
Bản móng
Biểu bì
dưới móng

Biểu bì trên móng

Biểu bì
Sợi Collagen

Mầm

Xương đốt ngón
(a)


8

Biểu bì

Bờ móng sau
Biểu bì trên móng
Liềm móng
Bờ móng bên

Bản móng

Xương đốt ngón

Sợi collagen đứng
Mầm móng
Biểu bì

Bờ xa liềm móng
Giường móng

Biểu bì dưới móng

(b)

Hình 1.1. Cấu trúc các bộ phận của móng [15]
[Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine 8th].

Mạch máu và thần kinh (hình 1.2 a, b) [1], [7]:
Mạch máu : Các bộ phận của móng có một nguồn cung cấp máu phong
phú với nhiều cung mạch máu nối. Có hai mạch máu cung cấp từ cung nông,
hai động mạch này xuất phát từ động mạch ngón, nó thông nối với nhau từ
động mạch ngón chính. Động mạch ngón chính đi vào khoang tủy của đốt
ngón xa trước khi đến mặt lưng của các ngón. Động mạch ngón bên đi vào
đầu xa bên ngón tới bề mặt xa bên của nền xương, sau đó mở rộng thành các
nhánh cung cấp máu cho phần mềm ở đầu xa của ngón.
Có hai cung động mạch chính: cung gần và cung xa đều cung cấp máu
cho mầm móng và giường móng. Sự cung cấp máu trực tiếp từ động mạch ngón
xuất phát từ điểm giữa của ngón và thông nối với cung động mạch ngón bên.



9

Điểm quan trọng trong lâm sàng là có thể nhìn thấy nhánh của động
mạch ngón ở ngay dưới mầm móng. Động mạch này dễ chảy máu trong phẫu
thuật ngón [1],[7].
Các dây thần kinh ngón: bắt nguồn từ các dây thần kinh của lòng bàn tay,
gan bàn chân tương tự như mạch máu, nó rất quan trọng trong việc các dây thần
kinh chi phối đến các cấu trúc bộ phận móng sâu (Hình 1.2b) [1],[7].
Dộng mạch ngón mặt mu

Đọng mạch ngón mặt gan
tay, chân

Động mạch ngón mặt gan
tay, chân
Thần kinh ngón mặt mu mu

Mặt gan ngón tay, chân

(a)

Thần kinh ngón mặt gan
tay, chân

(b)

Hình 1.2. Mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho các ngón [1]
(a) cho thấy có chỗ nối động mạch; (b) các động mạch và dây thần kinh
cung cấp cho ngón chân cái.

1.1.2.2. Chức năng của móng
Mầm móng là lớp sinh sản, nó phát triển liên tục trong suốt cuộc đời,
giống như lớp biểu bì trong. Các bộ phận của móng góp phần để hình thành
một tấm móng; gồm ba lớp được sản xuất từ đáy mầm phát triển ra thân móng.
Các móng mọc liên tục trong suốt cuộc đời
Móng tay, chân cùng với răng và xương là bộ phận rắn trắc nhất trong
cơ thể con người. Móng tay và móng chân có chức năng bảo vệ; giúp cho
mạng lưới mạch máu, thân kinh dầy đặc ở các đầu chi không bị thương tổn,
đồng thời chúng còn có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của xúc giác ở các


10

đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón
tay ngón chân, móng còn là thứ vũ khí để tự vệ, tấn công, cào cấu, để gãi cho
những cơn ngứa trên da, để bảo vệ ngón tay, ngón chân khỏi thương tích,
đồng thời cũng có thể là chỉ dấu phản ánh một vài triệu chứng bệnh tật của cơ
thể, khi cấu trúc của móng thay đổi.
Móng mọc trực tiếp từ biểu bì và được cấu tạo bởi nhiều lớp keratin.
Móng không có tế bào sống mà mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là
mầm móng có nhiều mạch máu, nằm ở dưới liềm móng. Khác với xương,
calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng. Vào tháng thứ tư
của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng ở đầu ngón chân, ngón tay. Móng
tăng trưởng liên tục suốt đời chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm
ngưng một thời gian rồi mọc tiếp [1],[12].
1.2. Móng chọc thịt (Ingrown toenail)
1.2.1. Định nghĩa, lịch sử bệnh móng chọc thịt
1.2.1.1. Định nghĩa
Móng chọc thịt “Ingrown toenails”, hay còn gọi với tên khác là viêm kẽ
móng chân “onychocryptosis” là tình trạng các góc, cạnh bên xa của bản

móng, các cạnh móng đã bị cắt xéo tạo thành những gai nhỏ cắm vùi vào
những rãnh móng bên và xuyên qua lớp biểu bì khi móng phát triển về phía
trước. Điều này gây ra một phản ứng viêm của cơ thể là tiết dịch, nhiếm
trùng, hóa mủ, vẩy tiết, u hạt nhiễm khuẩn và viêm mô quanh móng [1],[4].
1.2.1.2. Đặc điểm lâm sàng móng chọc thịt
Tổn thương phổ biến ở bàn chân, bệnh thường xuất hiện như một viêm
mô dọc theo hai bên của móng chân, cạnh bên của ngón chân cái là phần
thường bị ảnh hưởng nhất, gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu và hạn chế
chức năng, có thể gây ra tàn tật cho người bệnh. Là một trong những bệnh rối


11

loạn móng xảy ra thường xuyên nhất ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Bệnh
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hoạt động hàng ngày và gây ra giảm
sức lao động [3],[4],[5],[8],[9].
1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên
và người lớn trẻ tuổi. Theo nghiên cứu của Antonio Córdoba và cộng sự
2015): tuổi mắc bệnh trung bình là 26, 27; nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
Nghiên cứu của Bilsev Ice và cộng sự (2015): bệnh có thể gặp ở tất cả các
nhóm tuổi, đặc biệt bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Ở Việt Nam
tuổi mắc bệnh trung bình là 32. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên trong những năm,
gần đây do nhu cầu thời trang, các thói quen đi giầy chặt và nhu cầu chăm sóc
móng thẩm mỹ ngày càng gia tăng [7],[9],[13].
1.2.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến bệnh
móng chọc thịt
1.2.3.1. Các yếu tố liên quan
Mặc dù móng chọc thịt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm tuổi nào,
nhưng thanh thiếu niên thường dễ bị mắc bệnh nhất cho sự phát triển bất

thường này. Ở lứa tuổi thiếu niên, tăng tiết mồ hôi làm cho phần bờ móng trở
nên mềm mại và khi tham gia các môn thể thao dẫn đến việc sinh ra các góc,
cạnh sắc nhọn của móng, có thể xuyên qua da và tổ chức dưới da của bờ
móng. Ở những người lớn tuổi, góc sắc nhọn của móng có thể được hình
thành thứ phát do khả năng chăm sóc móng kém, hạn chế vận động hoặc suy
giảm thị lực. Ngoài ra, quá trình lão hóa tự nhiên cũng làm cho móng dầy lên,
làm cho khó khăn trong việc cắt móng và cắt vát nhiều hơn để gây áp lực trên
da bờ móng ở hai bên của móng, thường gây ra móng chọc thịt, gây đau đớn,
và bị nhiễm trùng. Hình dạng móng đặc biệt có thể có nguy cơ cao phát triển


12

thành móng chọc thịt. Phần lớn xảy ra trong 80% các trường hợp ảnh hưởng
đến ngón chân cái. Thông thường nam giới bị nhiều hơn nữ [4],[5].
Các yếu tố chính liên quan đến sự phát triển của móng chọc thịt như sau:
 Giầy không phù hợp: tạo áp lực nén tác động lên ngón chân cái là do
giầy, dép chặt và hẹp tạo áp lực không đổi trực tiếp trên bờ tự do và gián tiếp
lên bờ móng bên của ngón chân cái, đẩy ép vào ngón chân thứ hai làm cho
không gian của móng chân cái bị hẹp lại [4],[16].
 Cắt tỉa móng không đúng cách: Các móng chân nên được cắt thẳng
ngang qua, thay vì làm tròn hoặc vát chữ V. Cắt móng quá ngắn các góc bên
xa đã được cắt xéo để lại một góc sắc nhỏ mọc vùi vào mô mềm rãnh móng
bên, đồng thời với sự phồng lên của mô mềm bờ móng, góc sắc nhọn của
cạnh móng xuyên thủng qua lớp biểu bì khi móng phát triển về phía trước sẽ
dẫn đến một phản ứng viêm, tăng sừng rãnh móng. Đồng thời với sự đè ép
gây hoại tử, có thể gây bong móng [4],[16].
 Nhiễm trùng móng: Trong nấm da quanh móng hoặc nấm móng, phiến
móng trở nên giòn dẫn đến dễ vỡ tạo thành những gai móng sắc nhọn ở cạnh
móng, các góc, cạnh sắc nhọn sẽ xuyên qua lớp da xung quanh móng [17].

 Các bộ phận móng bất thường: hình dạng của bản móng không bình
thường, bờ móng dầy, luân chuyển giữa của ngón chân cái và giảm độ dày
móng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của móng chọc thịt. Một
móng mà có tăng độ cong theo chiều ngang chứ không phải là bằng phẳng,
hoặc bó chặt giường móng có nhiều khả năng trở thành một móng chọc thịt.
Các loại nghiêm trọng nhất được gọi là móng quặp hay “móng gọng kìm”, đội
bờ tự do của móng lên [2].
 Thai nghén: thời kỳ này do việc sản xuất hormone giới tính tăng cao
cũng tác động đến để tăng tốc độ tăng trưởng móng, dễ làm tăng nguy cơ mắc
bệnh. Chiếm tỷ lệ 15% các trường hợp [12].


13

 Béo phì, tăng cân nhanh: làm tăng áp lực lên các ngón chân làm dầy
sừng rãnh móng nên dễ bị móng chọc thịt. Chiếm tỷ lệ 13,2% các trường hợp
[7],[16].
 Những yếu tố khác: móng chọc thịt bẩm sinh là trường hợp hiếm gặp,
được cho là do chấn thương trong tử cung hoặc do di truyền. Các loại móng
chọc thịt trong thời kỳ thơ ấu bao gồm phì đại bờ móng bên, dị tật bẩm sinh
của các móng chân lớn và tăng độ cong của móng. Yếu tố di truyền và yếu tố
gia đình đã được báo cáo trong một số trường hợp. Bệnh nhân bị bệnh đái
tháo đường mắc bệnh móng chọc thịt chiếm tỷ lệ khá cao [4].
1.2.4. Biểu hiện lâm sàng bệnh móng chọc thịt
1.2.4.1. Các hình thái được mô tả ở người lớn
Móng chọc thịt là tình trạng các góc, cạnh bên của bản móng tác động
vào da và mô của bờ móng bên. Điều này thường là do hậu quả của việc cắt
tỉa móng tay không đúng cách, do đó các góc nhọn của móng chọc xuyên qua
da và mô mềm của rãnh móng, gây ra viêm nhiễm với tình trạng đau do tổn
thương biểu mô rãnh móng.

Ở trẻ vị thành niên, móng chọc thịt thường xảy ra ở ngón chân cái, hiếm
khi thấy ở những ngón khác. Các bản móng thường mỏng, kết hợp với ra
nhiều mồ hôi làm mềm các rãnh móng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh cao. Tổn
thương cả hai bên rãnh móng là phổ biến, đặc biệt là những người có tiền sử
gia đình [1].
+ Phì đại bờ móng bên
Phì đại bờ móng bên thường thứ phát sau móng chọc thịt lâu ngày.
Các móng trông bình thường hoặc hơi cuộn lại, nhưng mô mềm các bờ
móng mọc tràn vào xung quanh các cạnh của bản móng và bong móng có
thể tiến triển trong móng bị ảnh hưởng. Các mô phì đại thường có dạng dọc
theo rãnh xương mác của ngón chân cái là hậu quả của ngón chân thứ hai tác
động tăng áp lực vào bờ móng, cuộn thịt quanh móng. Mô phì đại trên rãnh


14

xương chầy của ngón chân cái xảy ra thường là hậu quả của các lực tác động
bất thường thứ phát sau dị tật ngón chân, như ngón chân cái vẹo ra ngoài và
ngón chân cái cứng do tăng áp lực từ bên ngoài (giầy, dép) [1].
+ Móng chọc thịt ở bờ xa
Ở ngón chân cái, một bờ móng xa có thể phát triển sau khi bong móng
do tụ máu dưới móng. Thông thường, vị trí móng chống lại các lực tác động
khi đi lại. Do phản lại áp lực của bàn chân ở đầu mút của ngón chân cái trở
nên méo mó mặt mu, khi bàn chân cuộn lên và trọng lượng cơ thể đè trên đầu
ngón chân cái khi bước đi, dần dần gây phì đại bờ móng xa. Các bờ móng xa
cản trở sự tăng trưởng của móng mới được mọc lại [1].
1.2.4.2. Triệu chứng móng chọc thịt bao gồm.
Khi móng bị cắt ngắn hoặc góc xa của cạnh móng bị cắt bỏ, giường
móng bị thu nhỏ lại do đó không đủ không gian để móng mọc. Góc móng cắm
vào da và mô mềm của rãnh móng, thường gây dầy sừng rãnh móng gây ra

phản ứng của cơ thể là viêm kẽ móng. Biểu hiện các triệu chứng sau:

Hình 1.3. Móng cong theo chiều ngang cho thấy cả ba loại
(a) móng gọng kìm hoặc hình kèn trumpet; (b) móng hình ngói lợp;
và (c) móng gập với lề bên có góc cạnh sắc nhọn [1].


15

+ Thay đổi cấu hình của móng, tăng độ cong của móng cho thấy cả
ba loại (hình 1.3): (a) gọng kìm móng hoặc móng hình kèn trumpet; (b) móng
hình ngói lợp; (c) với góc cạnh sắc của cạnh bên đè mạnh bờ móng gây
tổn thương.
+ Đau là thường gặp nhất, đau dọc theo ngón chân, có thể đau một hoặc
cả hai bên móng. Khi móng mọc ra, góc móng mọc xuyên thủng vào rãnh
móng gây đau nhiều hơn.
+ Sưng nề tấy đỏ xung quanh móng. Có thể gây chảy dịch, hay nhiễm
trùng, hóa mủ.
+ Phì đại bờ móng bên hoặc mô dưới móng ở bờ tự do. Hình thành các u
hạt nhiễm khuẩn, có thể mọc chùm lên bản móng gây nhiễm trùng thứ phát.
Tuy nhiên, trường hợp phì đại bờ móng bao phủ hoàn toàn bản móng là rất
hiếm khi xảy ra. Tình trạng trên nếu không được điều trị dẫn đến sự khó chịu,
nhức nhối, đau đớn nghiêm trọng hơn ở ngón chân hoặc rỉ dịch, làm mủ, hoặc
sưng nề, phì đại bờ móng bên, viêm tấy lan tỏa và tiến triển mãn tính gây ra
nhiều biến chứng [3],[4],[9],[11].
1.2.5. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định: chẩn đoán bệnh móng chọc thịt thường không khó
khăn, chủ yếu dựa vào các triệu chứng như: thường xảy ra ở ngón chân cái
với các góc hoặc cạnh sắc nhọn của một móng chọc thủng vào da và mô dưới
da bờ móng gây ra

+ Đau, thường đau dọc theo hai bên móng.
+ Sưng nề tấy đỏ. Viêm mô mềm dọc một hoặc hai bên bờ móng, có thể
gây rỉ dịch hoặc làm mủ, đóng vẩy tiết.
+ Gây ra tổn thương mô hạt và phì đại bờ móng, gây nhiễm trùng thứ
phát, có khi gây viêm tấy lan tỏa [4].


16

Phân loại bệnh móng chọc thịt:
Phân loại được áp dụng phổ biến nhất của bệnh móng chọc thịt với các
biểu hiện hay gặp nhất là góc, cạnh móng chọc thủng vào da của bờ xa bờ
móng bên, được mô tả qua ba giai đoạn (hình 1.4):
+ Giai đoạn 1: được đặc trưng bởi da tổn thương tấy đỏ, sưng nề nhẹ bờ
móng, và đau khi đè ép vào bờ móng bên (hình 1.4a).
+ Giai đoạn 2: gồm các triệu chứng của giai đoạn 1, kèm theo đau nhức,
nhiễm trùng, vết thương không lành, rỉ dịch, hóa mủ. và hình thành
mô hạt (hình 1.4b).
+ Giai đoạn 3: bao gồm triệu chứng của 2 giai đoạn trên, cộng với sự hình
thành áp xe, sự trai cứng mãn tính và phì đại bờ móng bên (hình 1.4c).
Phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng trong giai đoạn 1 của bệnh
móng chọc thịt [9],[4].
Phương pháp điều trị phẫu thuật cần phải được xem xét áp dụng trong
trường hợp giai đoạn 2, giai đoạn 3 [3],[4],[9],[11].
+ Một hệ thống phân loại khác của Mozena cho bệnh móng chọc thịt và
áp dụng các phương thức điều trị [4]:
- Giai đoạn 1: Tấy đỏ, phù nề nhẹ, và đau khi áp lực tác động cho các bờ
móng bên. Các bờ móng không phì đại lan rộng ra các bề mặt bản móng.
- Giai đoạn 2:
Giai đoạn 2a: áp xe bờ móng, sưng nề, tấy đỏ, tăng cảm (hyperesthesia),

rỉ dịch, làm mủ và phì đại bờ móng, u hạt trùm lên bề mặt của móng ít
hơn 3mm.


17

Giai đoạn 2b: Tương tự như giai đoạn 2a, hình thành u hạt, phì đại cuốn
móng bên mọc trùm rộng trên bề mặt các tấm móng và trên 3mm.
- Giai đoạn 3: phì đại bờ móng - mô hạt và phì đại mãn tính của các
bờ móng.
- Giai đoạn 4: Phì đại bờ tự do của móng (mô dưới móng ở bờ tự do) Biến dạng nghiêm trọng mãn tính của móng chân, cả hai bờ móng bên, bờ
móng xa.

Hình 1.4. Biểu hiện lâm sàng các giai đoạn bệnh MCT [4]
1.2.6. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt bao gồm:
+ Chồi xương dưới móng (Exostosis subungual).
+ Viêm tủy xương đốt ngón xa.
+ Các khối u của móng, bao gồm u ác tính dưới móng.
+ Nhiều khối u khác, nguyên thủy hoặc di căn, có thể giống các biểu
hiện của móng chọc thịt [4].
1.2.7. Điều trị và quản lý bệnh bệnh móng chọc thịt [8],[13],[7],[11], [18],
[19],[20],[21]
Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để
điều trị bệnh móng chọc thịt. Việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc


×