Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.81 KB, 17 trang )

1. Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài.
Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của môn văn đối với giáo dục trong nhà
trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhưng tại sao môn văn cũng như các môn
xã hội lại bị coi nhẹ hay nói đúng hơn là học sinh không chú trọng nhiều. Có rất
nhiều lí do khác nhau mà chúng ta đã nhận thấy. Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi nhất
là chúng ta chưa tạo ra sự đổi mới thật sự trong dạy học, chưa kích thích được sự
tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh, dẫn đến việc người học ngại,
chán, lơ là, hoặc đối phó. Phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Từ năm lớp 8, học sinh đã được tiếp cận với bài văn thuyết minh. Lớp 10 các em
tiếp tục được học và tìm hiểu cũng như nâng cao kĩ năng làm bài văn này. Đây là
dạng bài văn hay, gắn liền với thực tế đời sống, cung cấp nhiều hiểu biết xã hội.
Song đó cũng lại là trở ngại với nhiều học sinh. Làm sao để các em chủ động, tích
cực hơn, hào hứng trong giờ học? Làm sao để các em có thể viết một bài văn thuyết
minh hay, cảm xúc, và thực sự thích thú?
Mỗi một địa phương đều có nét đẹp riêng về lịch sử, văn hóa, con người. Đó
chính là thế mạnh để nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.
Tại sao chúng ta không hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tư liệu của địa phương
nơi các em đang sinh sống, gắn bó để áp dụng ngay vào trong thực tiễn học trên
lớp? Tại sao chúng ta không giúp các em khám phá nét đẹp của chính quê hương
mình, từ thực tiễn mình đang có? Tại sao chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm lựa
chọn đề tài này, cách thức này? Tại sao việc dạy văn thuyết minh cho học sinh vẫn
còn nặng trên lí thuyết, chủ yếu dựa vào các tư liệu có sẵn trong sách giáo khoa để
tiếp cận bài học?
Để trả lời cho những câu hỏi tại sao ấy, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy,
bản thân tôi đã nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp mới
nhằm thay đổi giờ dạy theo hướng tích cực, chủ động, có hiệu quả. Đối với việc
dạy văn thuyết minh tôi đã áp dụng đề tài “Dạy văn thuyết minh cho học sinh
lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương” . Đề
tài này đã được tôi áp dụng giảng dạy cho nhiều lớp 10 ở những năm gần đây, và đã
đem lại hiệu quả rõ rệt.


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài được viết ra nhằm áp dụng vào việc giảng dạy văn thuyết minh cho học sinh
lớp 10 trường THPT Mai Anh Tuấn, Nga Sơn, Thanh Hóa. Trên cơ sở tích hợp
nhiều môn học khác nhau nhằm tăng sự say mê, hứng thú cũng như kĩ năng viết bài
văn thuyết minh cho học sinh, đồng thời bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê
hương đất nước cũng như tăng vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa của quê hương
mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm
hiểu vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bài làm văn “các hình thức kết cấu bài
1


văn thuyết minh” và “lập dàn ý bài văn thuyết minh” trong chương trình Ngữ văn
lớp 10. Qua đó giáo dục cho học sinh lớp 10 ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa
của quê hương và tự hào với những nét đẹp văn hóa đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: phần cơ sở lí luận
- phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phần thực trạng
- phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận:
Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở
những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc
các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp
phần của bộ môn đó.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên
cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện
thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy
được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình.
Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc
sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau
hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà
HS sẽ gặp sau này.
Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của
HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của
giáo viên.
Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt
động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội
dung gắn với thực tiễn.
Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS
thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng
cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách
diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập.
Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo
đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật
hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống...
2


Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú:
Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa
những bài học có cùng chủ đề);

Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng
theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về
nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của
tác phẩm);
Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức
hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích
hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy
học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa …)
Khi thiết kế giáo án giờ học Đọc hiểu tác phẩm theo quan điểm tích hợp,
giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các
hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân
môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được
những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và
phát triển năng lực tích hợp.
Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ :
- Mục tiêu bài dạy .
- Những nội dung cần tích hợp.
- Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý (định hướng phát triển năng
lực HS)
Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác
nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân
môn và từng bài học.[2]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
2.2.1. Thực trạng:
- Học sinh trong các giờ học bài Làm văn nói chung và văn bản thuyết minh nói
riêng còn thờ ơ, chưa thực sự hứng thú với giờ học; chủ yếu các em nghe giáo viên
giảng bài và ghi chép.
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, tôi thấy phần lớn các
em trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách chiếu lệ cốt cho đủ bài. Một số học sinh

thì không chuẩn bị bài.
- Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì có
rất ít học sinh giơ tay xung phong phát biểu, chủ yếu là giáo viên phải chủ động gọi
học sinh trình bày. Phần trình bày của học sinh thường là thể hiện sự thiếu tự tin,
kém sức thuyết phục và mất nhiều thời gian. Học sinh còn lại thì nghe nhưng không
có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi thì mới trình bày ý kiến của
mình, nhưng cũng lúng túng.
3


- Thực tế cuộc sống cũng cho thấy một vấn đề rất đáng lo ngại là ý thức của giới trẻ
hiện nay, (trong đó đa phần là học sinh) đối với truyền thống văn hóa dân tộc
đang ngày càng sa sút. Trách nhiệm của mỗi học sinh trước cộng đồng, dân tộc
không được các em chú trọng. Các em xem đó như là trách nhiệm của ai khác
chứ không phải của mình. Với vai trò là môn học giáo dục nhân cách con
người, môn Ngữ văn trong nhà trường cần nhận rõ hơn nữa vai trò của bộ môn
trong việc lồng ghép những giá trị của đời sống trong giáo dục học sinh.
2.2.2. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:
Đối tượng khảo sát:
- 2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10A, 10M
- Sĩ số lớp 10A: 47 học sinh, 10 M: 43 học sinh
- Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.
- Điều kiện học tập như nhau.
Hình thức khảo sát:
- Kiểm tra vở soạn văn.
- Quan sát học sinh trong 1 giờ học bài “Thơ Hai-cư của Ba sô”
Kết quả thống kê như sau:
• Về việc soạn bài:
- Có 15/90 em chưa soạn bài.
- Có 65/90 em đã soạn bài theo cách trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

Trong đó có 38/90 em có nội dung trả lời giống nhau (Giáo viên cho rằng
học sinh cùng tham khảo tài liệu Để học tốt Ngữ văn 10, hoặc có em chép
của nhau.
• Trong giờ học:
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu về Ba-sô và thơ Hai-cư: Không có học
sinh nào xung phong trình bày. Giáo viên gọi mỗi lớp 5 học sinh thì có 2/ 5
học sinh đó trả lời là không giới thiệu được vì em chưa nắm bắt hết thông tin.
- Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung nhiều học sinh chỉ nghe giảng
và ghi chép mà không muốn trình bày ý kiến của mình. Thậm chí có em
không quan tâm đến bài học.
- Số học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài là rất ít.
- Nếu giáo viên có chia nhóm hoạt động thì chỉ có số ít trong nhóm là làm
việc, số còn lại ngồi chờ bạn thực hiện; có nhóm chưa hoàn thành công việc
thì hết thời gian. Nhìn chung hiệu quả làm việc nhóm không cao, giờ học vẫn
chưa có nhiều thay đổi.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Nguyên nhân của tình trạng học sinh chưa say mê với giờ đọc văn, đặc biệt
là đối với thể loại văn học nước ngoài, cách học chưa đạt hiệu quả cao:
- Học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
- Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để khám phá kiến
thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân.
4


- Do ý thức học bộ môn của học sinh chưa tốt, việc chuẩn bị bài chưa chu đáo.
- Trong giờ dạy đọc văn về thể loại văn học nước ngoài, giáo viên chưa thực
sự đổi mới phương pháp. Vấn đề giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi
đến lớp và kiểm tra việc thực hiện của học sinh chưa được chú trọng.
- Việc giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các
bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao.

2.3. Giải pháp thực hiện.
Trước khi dạy phần văn thuyết minh, tôi cho học sinh làm một bài tập lớn như sau:
Giả sử có tình huống sau: Một đoàn khách đến Nga Sơn để tham quan. Nếu
được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Nga Sơn? Hãy chuẩn bị
tài liệu để thuyết minh về quê hương Nga Sơn.
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1: Thu thập tài liệu
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu các nội dung sau:
– Nhóm 1: Thiên nhiên và con người Nga Sơn: điều kiện tự nhiên, khí hậu, sông
ngòi, dân cư,các danh nhân văn hóa…
-Nhóm 2: Di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch tiêu biểu
ở Nga Sơn: Khu di tích chiến khu Ba Đình, Chùa Tiên, động Từ Thức, Cửa Thần
Phù…
- Nhóm 3: Một số lễ hội truyền thống ở Nga Sơn: Lễ hội Mai An Tiêm, lễ hội chùa
Tiên, ….
-Nhóm 4: Ẩm thực Nga Sơn
Học sinh có thể thu thập tài liệu qua mạng internet, qua sách báo, truyền hình…
hoặc có thể đến trực tiếp để quan sát các dịa danh, phục vụ cho bài tập lớn.
Thời gian thực hiện: HS thu thập trong vòng 1 tháng, hoàn thành trước khi bước
sang học kì 2.
Các sản phẩm của học sinh: tranh ảnh minh họa, bản đồ Nga Sơn, các bài báo, tài
liệu lịch sử - địa lí địa phương, bài thu hoạch của các em. Nếu học sinh có điều kiện
đi tham quan thì tôi yêu cầu các em mang theo sổ tay ghi chép, điện thoại để quay
phim, chụp ảnh (nếu có). Giáo viên thu sản phẩm của học sinh, kiểm tra, chọn lọc,
sau đó giao lại cho các em làm tư liệu sử dụng trong quá trình học.
Bước 2:Từ các kiến thức đó, học sinh áp dụng vào các bài học về kĩ năng làm văn
thuyết minh trong SGK.
Bước 3: sử dụng các kiến thức đã thu thập, viết bài văn thuyết minh về nhân vật
lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa ẩm thực…ở quê hương Nga
Sơn.

Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lý- Văn hóa địa phương vào bài học là một việc
làm phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó tôi thực hiện trong nhiều tiết học. Các
tư liệu thu thập của các em cũng sẽ được sử dụng trong nhiều tiết học về văn thuyết
minh
5


+ Khi soạn giáo án bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, ngoài các
ngữ liệu SGK, tôi sử dụng những tư liệu mà các em đã thu thập. Học sinh tìm hiểu
kết cấu của các văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung, Nga Sơn”, “Gỏi
nhệch Nga Sơn”
Mục đích của việc tích hợp: giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi
dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình.
Việc sử dụng những tài liệu thu thập của học sinh vào bài học sẽ giúp các em có
hứng thú học hơn.
+Khi dạy bài tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tôi hướng dẫn
học sinh sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình vào văn bài thuyết
minh để viết những văn bản có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
+ Trong bài: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, GV có thể yêu cầu HS viết đoạn
văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa, một nghề truyền thống của quê hương.
Đối với học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn ,có thể yêu cầu các em
vận dụng kiến thức thực tế để viết đoạn văn thuyết minh về danh nhân Mai Anh
Tuấn, một người con của Nga Sơn, học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú.
Soạn giáo án theo hướng tích hợp:
Tiết 55: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học
1. kiến thức:
- Trình bày và phân tích các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu
theo thời gian, không gian, kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và
nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.

2. Kĩ năng:
- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới
thiệu, trình bày.
- Tích hợp kiến thức Lịch sử- Địa lí của địa phương trong bài học:
- “Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung, Nga Sơn”,
- “Gỏi nhệch Nga Sơn”
3. Thái độ:
- Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê
hương đất nước mình.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên

SGK, SGV, TL tham khảo.

Thiết kế bài giảng.

Máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh.
. - tài liệu thu thập được về quê hương con người Nga Sơn
III. Phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm, thực hành.
6


IV. Các hoạt động học tập.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em biết nào?
Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sử Địa lí, văn hóa của địa phương

3. bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: nhìn hình ảnh đoán nội dung
Gv đưa ra một số hình ảnh về Nga Sơn để học sinh nhận diện. Hình ảnh gồm các di
tích lịch sử, địa danh, nghề truyền thống, một số người con nổi tiếng của Nga Sơn.
Yêu cầu học sinh trả lời nhanh sau khi quan sát hình ảnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số văn bản thuyết minh
Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở làng Sở xã Nga Trung
Cư dân tỉnh Thanh từ ngàn xưa tới nay nghề nghiệp chính vẫn là sản xuất nông
nghiệp, canh tác lúa nước. Hạt gạo luôn là nguồn lương thực chính nuôi sống con
người “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” và được cư dân coi đó chính là “hạt ngọc”. Chẳng
thế mà ngạn ngữ của người Việt - Mường nơi đây mãi còn nhắc nhớ: “ cơm nếp,
thịt gà nhà ta có ngọc”.
Cảm tạ đất trời, tri ân tiền nhân trợ giúp để có mùa màng bội thu, cuộc đời no ấm
là một nét đẹp trong đạo lý sống ở đời và định hình trong văn hoá tâm linh của
người dân lao động. Hàng năm, sau vụ thu hoạch đồng bào thường tổ chức lễ cơm
mới, dâng những bát cơm đầu tiên còn thơm hương lúa mới lên thần linh, tiên tổ và
cầu mong hồn lúa đến vụ sau cho bông to, hạt mẩy.
Hàng năm tại đền, làng mở hội tế xuân, đúng ngày rằm tháng giêng để tri ân cụ
già có công phù vua, giúp nước và cũng là Thành Hoàng bảo trợ cuộc sống cho dân
làng. Cùng với phần tế lễ, bao giờ phần hội cũng có tục thổi cơm thi làm lễ vật để
dâng cúng và làm vui lòng Thành Hoàng và các vị thần linh.
Sau khi tế lễ Thành Hoàng ở trong đình xong thì hội thổi cơm thi cũng bắt đầu
khai cuộc. Trọng tài của cuộc thi thường là các bậc hương hào lý trưởng trong làng.
Trong không khí ngày xuân rạo rực, bà con dân làng, trai thanh gái lịch tụ hợp đông
đủ trước ngôi đình cổ để dự hội thổi cơm thi. Hội cơm thi ở làng Sở theo từng cặp,
khởi đầu bằng ba hồi trống hiệu báo cho dân làng và các đội thi biết rằng cuộc thi
đã mở. Khi trống lệnh vang lên, các đôi trai gái dự thi lần lượt bước ra sân đình
trình làng. Trống điểm tiếp ba tiếng thì cuộc thi bắt đầu. Từng đôi một đi với nhau
theo nhịp trống khoan thai của người cầm chịch. Bà con xem hội đứng hai bên sân
đình cổ vũ, hò reo, theo dõi từng động tác.

Hiện ra giữa sân đình là 4 chàng trai tân trong trang phục vai người lái đò, ăn
mặc áo nâu quần thụng, trong tay mỗi người cầm một bai chèo, cùng lúc xuất hiện
4 cô gái làng chưa chồng trong trang phục yếm đào, váy lãnh duyên dáng với khăn
mỏ quạ, áo mớ ba mớ bảy, thắt lưng nhiễu màu hoa lý đang kĩu kịt gánh thóc đi
vòng đủ 3 lượt quanh sân. Gọi là thổi cơm nhưng chưa có gạo mà chỉ mới có thóc
7


nên buộc người dự thi phải giã, giần sàng để có hạt gạo trắng thơm. Sau khi đối đáp
và biểu hiện ”tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, tốp nam thanh, nữ tú ai vào việc
nấy, chia nhau người giã gạo, người sàng gạo, kẻ nhóm lửa, người lấy nước... thổi
cơm... những cô thôn nữ được giao việc lấy nước vừa khẩn trương dùng gầu múc
nước từ giếng đình cho vào nồi đồng điếu đem về để nổi lửa nấu cơm vừa hát. Thi
nấu cơm ở làng Sở được chia làm 4 bếp, mỗi bếp do từng đôi (1 người nam và 1
người nữ) đảm nhiệm chính. Bốn niêu cơm được viết lên đó 4 chữ: giáp, ất, bính,
đinh để phân biệt giữa các tốp thi.
Trong khi các chàng trai cô gái vào cuộc, dân làng vừa theo dõi cuộc thi vừa cất
tiếng hát phụ hoạ. Để có lửa, người con trai phải đảm nhiệm việc dùng 2 thanh tre
cọ sát vào nhau để phát ra lửa bén vào bùi nhùi rồi châm cho bó đóm cháy để nấu
cơm. Cô gái đầu đội chiếc hộp tròn đựng trầu cau, tay cầm quạt, trên vai mang cần
nấu cơm bằng cây tre uốn cong, gốc tre tựa hình đầu rồng. Cần nấu cơm được
khoác chéo qua vai bởi một dải khăn xanh chắc chắn. Đầu cần (đầu rồng) treo một
chiếc gióng có chiếc niêu đồng nhỏ. Vừa thao tác công việc họ vừa cất lời ca hoà
với dàn đồng ca của người xem vòng trong vòng
Trong khi thổi cơm cả hai người phải phối hợp với nhau thật ăn khớp. Sự thể
hiện tài khéo ấy qua việc hiểu ý nhau, điều tiết trong các động tác đun nấu. Chàng
trai giữ lửa cho khéo để lửa cháy đều, không bịt tắt hoặc gió tạt, cô gái vừa giữ
thăng bằng niêu cơm, vừa phải quạt và phân phối lửa cho đúng lúc. Vì niêu cơm
luôn luôn chuyển động theo nhịp bước của cô gái nên chàng trai cũng phải đi theo
đúng nhịp bước thì ngọn lửa mới kề sát được đáy niêu. Nhưng nếu bước không

đều, không nhẹ nhàng thì niêu sẽ lủng lẳng, ngọn lửa không bám thì cơm sống hoặc
chín không đều hay không kịp thời gian. Khi cơm đã cạn thì chàng trai phải bớt lửa
kẻo cơm cháy. Bớt lửa nhưng không được phép rút bớt đóm quăng đi mà phải điều
chỉnh bằng cách xoay trở bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Việc làm này không dễ
và các đôi dự hội cơm thi thường hơn thua chính là lúc này. Không những thế, họ
vừa tập trung cao độ cho việc nấu cơm, lại vừa phải di chuyển theo ông hiệu tay
cầm cờ đỏ, hướng cho mỗi tốp di chuyển không đi chệch hình chữ Vạn Thọ đã
được vạch sẵn ở sân đình. Theo kinh nghiệm dân gian, thường trong khi thổi cơm
thi trước đó những người thi tài đã dắt sẵn trong người một miếng kỳ nam để tránh
việc đi tiểu, đại tiện ảnh hưởng tới công việc.
Cuộc thi kéo dài trong một tuần hương, sau khi từng cặp thổi cơm thi đi hết hai
chữ “Vạn thọ”, cùng lúc tiếng trống hiệu báo cuộc thi kết thúc, tức thì 4 cặp thi tài
để nguyên cả cần và niêu cơm múa một vòng trước sân rồi mới mang cơm vừa nấu
chín mang lên các cụ cao niên và lý trưởng để chấm giải. Kết quả của cuộc thi là
đôi nào nấu cơm ngon nhất thì sẽ được ban giám khảo cho điểm cao nhất và làng sẽ
tặng giải thưởng cho họ. Niêu cơm nào đạt giải thì đó là niềm vinh dự cho giáp ấy,
bởi vì niêu cơm được dâng lên Thành Hoàng và các vị thánh thần để “xuân qua, hạ
lại, sang thu/Thánh thần bảo hộ dân ta sang giàu/Sang giàu, bạo khoẻ, sống lâu”.
Phần thưởng là 3 quan tiền và 3 mét vải lụa.
8


Thổi cơm thi trong dịp đầu xuân ở làng Sở xưa, làng làng Trung Đức, xã Nga
Trung, huyện Nga Sơn ngày nay phản ánh nét tính đặc trưng của cư dân nền văn
minh lúa nước tỉnh Thanh, thể hiện lòng quý trọng lúa gạo, trọng nghề nông, trọng
người nông, trau dồi thao tác chế biến sản phẩm nông nghiệp quan trọng bậc nhất
do chính tay họ làm ra. Nấu cơm thi còn có tác dụng đề cao sự khéo léo, siêng năng
cần cù, sự sáng tạo và tinh thần cố kết cộng đồng, gắn bó keo sơn trong tình làng
nghĩa xóm. Thổi cơm thi là nét đẹp truyền thống trong làng xã xứ Thanh, ngày nay
cần phải tiếp tục bảo lưu và phát huy trong cuộc sống.

Văn bản 2. Gỏi nhệch Nga Sơn
Gỏi Nhệch là món ăn truyền thống lâu đời ở Nga Sơn, có giá trị dinh dưỡng cao,
gỏi cá nhệch ở Nga Sơn, Thanh Hóa còn đặc biệt lôi cuốn bởi vị dai ngọt mát, lạ
miệng và cách gói nghệ thuật, hương vị độc đáo từ món chẻo do bí quyết riêng của
nhà hàng lâu đời Thịch Lịch chế biến cùng các loại lá gia vị làm cho ẩm thực gỏi
nhệch tuyệt vời ngoài mong đợi .
Gỏi cá nhệch được làm từ con cá nhệch một loại cá rất khó bắt, chúng thường cư
trú ở đáy vùng đầm phá ven bờ, vùng cửa sông, ven biển. Mình cá trơn nhẫy nên
chỉ bắt được bằng cách ra cửa biển đóng đáy hoặc dùng những chiếc xiên cá ba
răng to và chắc khỏe để đâm. Cá nhệch rất khỏe và hung dữ, sống được trong cả
môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn
Thịt cá nhệch được thái lát thật mỏng, bóp qua bằng chanh tươi, hoặc nước riềng
sau đó vắt cho ráo nước và cho vào bát to, nhanh tay tẩm ướp gia vị và trộn cùng
với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Da cá được rán giòn để cuộn cùng với gỏi. Còn
xương cá đem vào cối giã, hoặc xay nhuyễn, để nấu chẻo.
Gỏi cá được ăn kèm với nhiều loại rau lá khác nhau nhưng bắt buộc phải có các
loại như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô, bạc hà, lộc nhòn, cúc tần, đinh lăng, ….
Ngoài việc làm tăng thêm hương vị của món gỏi, các loại rau lá trên còn là vị thuốc
để cân bằng tính hàn của cá nhệch. Ở Nga Sơn gỏi cá còn được ăn cùng với lá vọng
cách, rau má, dấp cá tươi mọc rất nhiều trong vườn nhà và chỉ có ở Nga Sơn điều
đó cũng làm nên hương vị rất riêng cho món ăn gỏi nhệch Nga Sơn.
Cảm nhận đầu tiên khi thưởng thức gỏi nhệch là vị giòn giòn, hơi chát của các loại
rau, tiếp đến là vị béo ngậy của chẻo, vị ngọt bùi dai giòn của gỏi cá, vị cay, nồng,
thơm, nóng của gừng, xả, ớt… Cảm giác ngọt, béo, bùi, xen lẫn giòn dai mềm và
thơm mát khiến khách ăn thấy ngon miệng vô cùng, ăn bao nhiêu cũng không thấy
chán và không có dấu hiệu khó chịu do sản phẩm đã được Bộ y tế cấp giấy chứng
nhận an toàn thực phẩm một cách nghiêm ngặt.
Đến nay, gỏi cá nhệch xuất hiện nhiều trong các nhà hàng, quán ăn ở nhiều nơi,
trở thành đặc sản xứ Thanh và nhiều tỉnh, thành phố lớn như: Hà nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh. Ngoài món gỏi nhệch,cá nhệch còn có thể chế ra nhiều món ăn ngon

như: om cá nhệch, cá nhệch kho khô và là niềm tự hào, thể hiện sự tinh tế, sáng tạo
và độc đáo trong nét văn hóa ẩm thực của người dân miền ven biển Nga Sơn..
9


Nếu có dịp một lần đến với Nga Sơn, quí bạn đừng quên bỏ qua món gỏi nhệch
Nga Sơn, mà ấn tượng nhất là nhà hàng Thịch lịch Nga Liên, với phong cảnh thơ
mộng, nhiều cây cảnh cổ thụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, giàu tính
truyền thống người dân quê ven biển, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và nhớ mãi
không quên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
GV tổ chức cho lớp thảo luận chia
làm 4 nhóm thảo luận cả 2 văn bản
Nhóm 1: Trả lời câu hỏi a
Mục đích của văn bản?

Nhóm 2: Trả lời câu hỏi b
Các ý chính tạo thành nội dung văn
bản?
Nhóm 3: Trả lời câu hỏi c
Nhận xét về cách sắp xếp các ý của
văn bản?
Nhóm 4: Trả lời câu hỏi d
Các hình thức kết cấu chủ yếu được
sử dụng trong văn bản?
Sau 6 phút cử đại diện trình bày GV
điều chỉnh, bổ sung

NỘI DUNG BÀI HỌC
1.Tìm hiểu các văn bản

Văn bản 1:“Hội thổi cơm thi ở làng Sở
xã Nga Trung”.
a.Mục đích của văn bản: Giới thiệu về hội
thổi cơm thi ở Nga Trung, Nga Sơn. Địa
điểm, thời gian, diễn biến và ý nghĩa lễ
hội đối với đời sống tinh thần của nhân
dân
b.Các ý chính tạo thành nội dung văn bản
-Địa điểm lễ hội
-Thời gian lễ hội:
-diễn biến lễ hội
-Ý nghĩa lễ hội đối với đời sống nhân dân
C. Cách sắp xếp ý
-Theo thời gian, diễn biến của sự việc
-Kết hợp lời kể & miêu tả
-Lời kể là chủ yếu
d.Các hình thức kết cấu chủ yếu đã được
sử dụng trong văn bản thuyết minh: theo
trình tự thời gian diễn biến của sự việc.

Văn bản 2: Gỏi nhệch Nga Sơn.
- Đối tượng thuyết minh
- Mục đích thuyết minh
- Nội dung thuyết minh
- Trình tự thuyết minh
10


Hoạt động 3. Tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG BÀI HỌC
2. Các hình thức kết cấu văn bản
Từ sự phân tích hai văn bản trên và thuyết minh.
các văn bản khác em hãy cho biết Kết cấu theo trình tự thời gian
dạng kết cấu của văn bản thuyết Kết cấu theo trình tự không gian
minh?
Kết cấu theo trình tự logic
Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
Hoạt động 4. Củng cố.
Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5. Luyện tập: hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk.
Bài tập 1.
Thuyết minh bài “Chiếu cói Nga Sơn” em sẽ chọn hình thức kết cấu thuyết minh
nào? Tại sao?
Bài tập2: Bài tập về nhà
HS chia làm 4 nhóm theo 4 tổ mỗi tổ thuyết minh một danh lam, thắng cảnh ở Nga
Sơn theo các gợi ý:
-Mục đích thuyết minh?
-Chọn danh lam thắng cảnh nào?
-Lựa chọn hình thức kết cấu nào là phù hợp?
Giải thích lí do lựa chọn.
–Trình bày trước lớp.
(gv trình chiếu hình ảnh, tư liệu của HS lớp 10M: Chùa Tiên, động Từ Thức, đền
thờ Mai An Tiêm, …..
Ta nên kết hợp trình tự logic: Sự vật, sự việc theo các mối quan hệ: nhân-quả,
chung-riêng, liệt kê các mặt các phương diện
Tiết: 69
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học
1. kiến thức:

- kiến thức về đoạn văn thuyết minh
2. kĩ năng:
- Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã được học, đồng thời thấy được
mối liên hệ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.
- Luyện viết đoạn văn thuyết minh.

11


- Sử dụng ngay những tài liệu thu thập của nhóm mình để viết đoạn văn thuyết
minh về nghề truyền thống ở Nga Sơn ( dệt chiếu, thủ công mĩ nghệ, nấu
rượu…)
– Tích hợp kiến thức Lịch sử của địa phương trong bài học:
3. Thái độ:
- Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê
hương đất nước mình.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của GV

SGK, SGV, TL tham khảo.

Thiết kế bài giảng.

Máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh.
. - tài liệu thu thập được về quê hương con người Nga Sơn
III. Phương pháp dạy học, kiểm ta đánh giá

Phát vấn, trao đổi thảo luận nhóm, thực hành.
IV. Các hoạt động học tập.

1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Có những biện pháp nào để tạo nên tính hấp dẫn trong văn bản thuyết
minh?
Sau khi kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra sản phẩm thu thập của học sinh về Lịch sử Địa lí, văn hóa của địa phương
3. bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: GV chia lớp thành 2 đội chơi: mỗi đội cử
đại diện 3 người lên bục giảng để tham gia trò chơi “nghe nhạc hiệu đoán chương
trình”. GV đưa ra một số video, tranh ảnh đã chuẩn bị sẵn yêu cầu HS nghe hoặc
nhìn và trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Thế nào?
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đoạn văn
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
-Hs tự đọc và trả lời các câu hỏi a,b + Đoạn văn: một bộ phận của bài văn, gồm
trong SGK
từ hai câu văn trở lên, thể hiện một chủ đề.
- GV nhấn mạnh:
+ yêu cầu: cần đạt 3 yêu cầu
GV hỏi: một đoạn văn thuyết minh Thể hiện một chủ đề nhất định
đầy đủ gồm mấy phần chính? Các ý Liên kết chặt chẽ với các đoạn đi trước, sau
trong đoạn văn thuyết minh sắp xếp nó. Diễn đạt chính xác, trong sáng.
theo trình tự thời gian ,không gian, - Đoạn văn thuyết minh đầy đủ gồm 3 phần:
nhận thức, phản bác – chứng minh mở, thân ,kết đoạn.
được hay không? Vì sao?
Hoàn toàn có thể sắp xếp được vì: cách sắp
xếp đó phù hợp với dàn ý thuyết minh, với
thực tế thuyết minh.
12



Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách viết đoạn văn thuyết minh
Hoạt động GV &HS
Nội dung bài học
Dàn ý khái quát:
Hs làm việc theo nhóm. Gv chia lớp Mở bài:
thành 2 nhóm cùng thực hiện một yêu Thân bài
cầu của đề bài
a. Cuộc đời
Mai Anh Tuấn (1815 - 1851) nguyên tên là
Mai Thế Tuấn, tự Triết Phủ, quê ở làng Hậu
Đề bài: Thuyết minh vài nét về Trạch, xã Thạch Giản (nay là xã Nga Thạch
cuộc đời và sự nghiệp của danh huyện Nga Sơn). Khi đỗ Thám hoa được vua
nhân Mai Anh Tuấn.
Thiệu Trị đặt lại là Mai Anh Tuấn. Cụ sinh ra
Nhóm 1. viết đoạn về cuộc đời
trong một gia đình dòng dõi thế tộc và nổi
Nhóm 2. Viết đoạn về sự nghiệp.
tiếng hay chữ. Từ ông tổ tám đời đến cụ nội
GV nhận xét bổ sung.
của Mai Thế Tuấn đều làm quan cho triều
đại nhà Lê và được phong tặng các chức
tước quan trọng. Cụ thân sinh là ông Mai
Thế Trinh có tiếng hay chữ. Do thời kì loạn
lạc, ông không tham gia thi cử mà ở nhà dạy
học, sau được tiến cử làm tri huyện Thanh
Trì, Thanh Lâm, Tứ Kì, được thăng chức
Hàn lâm viên Thị giảng học sĩ.
b. Sự nghiệp.
Vốn là người nổi tiếng thông minh, ham
học,18 tuổi Mai Anh tuấn đã đỗ Tú tài, 25

tuổi đỗ Cử nhân, 29 tuổi đỗ Thám hoa là vị
khai khoa tam khôi của triều Nguyễn, người
duy nhất trong số 7 người đỗ tiến sĩ được
vua Thiệu Trị ban thưởng trâm hsoa mạ vàng
cho cưỡi ngựa về làng vinh quy.
Trong cuộc đời làm quan Mai Anh Tuấn
đã giữ nhiều chức quan trọng như: “Hàn lâm
viện trước tác”(1843), “Thị đốc học sĩ sung
biên Nội các” (1848), “sung chức duyệt
quyền khoa thi Hội” (1849),… Ở chốn quan
trường Mai Anh Tuấn nổi tiếng là người
cương trực, ngay thẳng, quý trọng nhân tài
và được quan đồng triều quý nể.
Kết bài

13


Hoạt động 4. Củng cố
- Gv yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn thuyết minh, biết cách viết
đoạn văn thuyết minh
Hoạt động 5. luyện tập.
Bài tập luyện tập: viết đoạn văn thuyết minh về chiếu cói Nga Sơn
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng tích hợp:
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
Ra đề bài làm văn số 5. Em hãy viết bài văn thuyết minh về động Từ Thức.
2.4. Kết quả thực hiện.
Qua quá trình dạy học, với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các
năng lực của học sinh, khiến giờ học làm văn trở nên hấp dẫn, không còn khô khan,

nhàm chán, bám sát vào cuộc sống thực tế của các em hơn, tôi thấy kết quả giảng
dạy có sự khác biệt rõ rệt. Học sinh nắm được các nội dung cơ bản trong bài học
nhanh hơn, kiến thức nhớ được có tính hệ thống. Từ đó khả năng ứng dựng vào
những vấn đề của thực tiễn. Đặc biệt là, qua hoạt động tìm hiểu về truyền thống
văn hóa địa phương, học sinh hứng thú hơn đối với giờ học văn, có ý thức cao hơn
về vai trò của cá nhân đối với cuộc sống của chính mình và của cộng đồng. Tôi đã
khảo sát và so sánh kết quả học tập bộ môn của học sinh một số lớp mà tôi áp dụng
phương pháp đã trình bày trong đề tài này. Kết quả thống kê như sau:

Đối tượng khảo sát:
- Học sinh lớp 10A và 10M
- Số lượng học sinh 2 lớp là 90 em.
- Học chương trình cơ bản
- Điều kiện học tập như nhau.
- Nội dung học tập giống nhau

Hình thức và nội dung khảo sát:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài trên phiếu học tập và bài tập gửi qua gmail.
Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong 2 giờ học bài “Các hình
thức kết cấu của văn bản thuyết minh”và “Luyện tập viết bài văn thuyết minh” Kết
quả khảo sát
- Về việc soạn bài:
+ Có 0/90 em chưa soạn bài.
+ Có 90/90 em đã soạn bài theo phiếu học tập giáo viên phát cho các em.
Trong đó có 25/90 em có phần chuẩn bị trên máy tính và gửi đến cho cô giáo
qua hộp thư điện tử.
Có nhiều bài chuẩn bị công phu, tìm hiểu kiến thức qua các môn học, qua
mạng internet…
- Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu một số văn bản tìm hiểu được: Nhiều

học sinh xung phong trình bày. Có nhiều em trình bày công phu, hấp dẫn
14


+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung học sinh đã tham gia vào các
hoạt động học, lớp học soi nổi, nhiều em còn có tâm lí ganh đua với nhóm bạn để
tranh phần trình bày, các học sinh nghe trình bày thì thích thú, cổ vũ, hoặc xung
phong bổ sung ý kiến. Nhiều học sinh thể hiện sự tự tin, sự sáng tạo, khả năng giao
tiếp, giải quyết vấn đề tốt.
- Kết quả kiểm tra.
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về động Từ Thức.
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Kém
(9-10 đ)
(7-8 đ)
(5-6 đ)
(4-3đ)
(2-0đ)
Số hs
10/90
50/90
30/90
0/90
0/90
Tỉ lệ (%)
11,1
55,5

33,4
0
0
Kết quả khảo sát trên cho thấy rằng việc hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học
theo tinh thần tích hợp, đổi mới đã đem lại những kết quả khả quan, bước đầu cho
thấy tính hiệu quả, thiết thực của đề tài. Học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong
việc nắm bắt nội dung bài học. Đặc biệt là quá trình chuẩn bị bài ở nhà qua phiếu
học tập rất có hiệu quả đã đem lại thành công cho tiết học.
3. Kết luận,kiến nghị
3.1. Kết luận.
Với dung lượng một đề tài nhỏ :“Dạy văn thuyết minh cho học sinh lớp 10
theo hướng tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương”, có đối
tượng nghiên cứu và mục đích cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn
Ngữ văn của mình ở trường phổ thông, người viết nghĩ rằng phương pháp này có
tính thực tiễn cao, rất dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong các giờ học làm văn
cho nhiều đối tượng khác nhau. So với phương pháp dạy học truyền thống (chủ yếu
cung cấp kiến thức lí thuyết cho người học, hoặc dựa trên các văn bản SGK) thì
phương pháp này có ưu điêm bật trội là:
- Người học có hứng thú với giờ học, chủ động tham gia vào các hoạt động
- Nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
- Hiểu bản chất vấn đề kỹ hơn, khái quát hơn, có chiều sâu hơn.
- Phát triển các năng lực và kĩ năng của người học và ứng dụng đạt hiệu quả
cao hơn.
- Đặc biệt là học sinh thấy các văn bản đưa ra rất gần gũi, dễ viết, dễ áp dụng
gần gũi hơn với cuộc sống và có ích cho bản thân mình cũng như cộng đồng.
- Các em có điều kiện tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử, truyền thống cũng như vẻ
đẹo của chính mảnh đất quê hương mình.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với giáo viên lên lớp cần thiết kế bài học cho phù hợp với từng dạng bài,
và từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu

đáo đối với từng bài để hướng dẫn học sinh các hoạt động có hiệu quả nhất.
Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là tốt nhất.
15


- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, băng đĩa, máy chiếu để
có thể đáp ứng nhu cầu của lớp học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Hiền.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông. Giáo dục.net.vn
[2].“Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn”
truonghocketnoi.edu.vn

17



×