Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng yếu, ít, dị dạng nặng tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 84 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là một vấn đề sức khỏe không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới chất
lượng sống của cặp vợ chồng mà còn là một yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
của xã hội con người. Theo báo cáo của Marcia C. Inhorn và cộng sự năm
2015, vô sinh ảnh hưởng tới khoảng 186 triệu người trên toàn thế giới [1]. Ở
nam giới, tinh trùng yếu, ít, dị dạng là một trong những nguyên nhân chính
gây vô sinh [2].
Đối với trường hợp vô sinh nam do thiểu năng tinh trùng (Tinh trùng
yếu, ít, dị dạng), phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là giải pháp
hiệu quả trong hỗ trợ sinh sản [3], [4]. Nguyên nhân gây ra tinh trùng ít yếu dị
dạng nặng thường do có những khiếm khuyết trong quá trình sinh tinh. Các
mẫu tinh trùng xuất tinh có thể có nhiều bất thường về tinh trùng - từ không
có tinh trùng đến những thay đổi nghiêm trọng trong tất cả các thông số về
tinh trùng, tinh trùng bất thường nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ảnh hưởng tiêu
cực của các thông số tinh trùng với kết quả thụ tinh trong các chu kỳ thụ tinh
trong ống nghiệm đã được xác nhận trong một số nghiên cứu [5], [6], [7], [8].
Với kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, một số nghiên cứu trên thế
giới cho rằng với các mẫu tinh dịch xuất tinh yếu, ít, dị dạng nặng có mật độ
tinh trùng ≤5 triệu/ml và hoặc tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới nhanh ≤5% /tỷ
lệ di động tiến tới <32% và hoặc có <4% tinh trùng hình thái bình thường có
ảnh hưởng đến các kết quả thụ tinh [7], [9]. Xác nhận được vấn đề này có thể
giúp các chuyên gia trong labo hỗ trợ sinh sản có thái độ phù hợp để tiên
lượng kết quả ICSI cho bệnh nhân, hoặc có can thiệp hợp lý để làm giảm bớt


2

các ảnh hưởng của tinh trùng cho kết quả thụ tinh. Để tìm hiểu rõ thêm về vấn
đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thụ tinh


trong ống nghiệm bằng tinh trùng yếu, ít, dị dạng nặng tại Trung tâm hỗ
trợ sinh sản Quốc Gia” với mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những cặp vợ chồng
làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng trùng yếu, ít, dị dạng nặng.

2.

Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm với những trường hợp trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vô sinh
1.1.1. Các khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2009, vô sinh
được hiểu là tình trạng một cặp vợ chồng không có thai sau tối thiểu sau một
năm chung sống với tần suất giao hợp ít nhất hai lần/tuần mà không sử dụng
các biện pháp tránh thai nào. Trong trường hợp người vợ trên 35 tuổi thì
khoảng thời gian 6 tháng đã được đánh giá là vô sinh [10].
Tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng mà người vợ chưa có thai lần
nào được gọi là vô sinh nguyên phát (Loại I), tình trạng vô sinh ở những cặp vợ
chồng mà người vợ đã từng có thai trước đó gọi là vô sinh thứ phát (Loại II).
Vô sinh nữ là các trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ người vợ. Vô
sinh nam là các trường hợp vô sinh nguyên nhân do người chồng. Những
trường hợp vô sinh không rõ căn nguyên là khi không tìm thấy các nguyên
nhân gây vô sinh ở cả vợ và chồng. Ngoài ra còn có nguyên nhân vô sinh do

cả vợ và chồng [10].
1.1.2. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới và Việt Nam
Năm 2007, nghiên cứu của Boivin và cộng sự ước đoán tỷ lệ vô sinh
toàn cầu dao động từ 3,5% đến 16,7% tùy từng vùng địa lý, ước tính con số
trung bình là khoảng 9% trong tổng số phụ nữ có độ tuổi 20 – 44 đã kết hôn [2].
Nhìn chung, vì nhiều lí do, tỷ lệ vô sinh chủ yếu được thống kê tập hợp
từ nhiều nghiên cứu tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản ở vùng lãnh thổ khác nhau
nên chỉ mang tính tương đối, con số thực tế có thể cao hơn được báo cáo [10].
Tại Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến và cộng sự điều tra các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ năm 2009 tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng
sinh thái trong cả nước Việt Nam thì tỷ lệ vô sinh chung trên toàn quốc là
7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% còn vô sinh thứ phát là 3,8 [11].


4

Vô sinh nam
Theo thống kê trong nghiên cứu của Sharlip 50% các trường hợp vô sinh
là có nguyên nhân từ người nữ, trong đó yếu tố nam thuần túy gây vô sinh
chiếm khoảng 20-30%, và 20-30% còn lại là do sự kết hợp cả nam và nữ các
yếu tố [11].
Năm 2015, bằng các phương pháp thống kê trên các nghiên cứu đã được công
bố, Agarwal và các cộng sự đã lập được bản đồ ước tính tỷ lệ vô sinh nam ở
các vùng lãnh thổ (Hình 1) [12].

Hình 1.1. Bản đồ thế giới ước tính tỷ lệ vô sinh nam phân bố theo vùng địa lý
Nghiên cứu của Agarwal ước tính các bất thường của tinh trùng về sản xuất
hay hoạt động chức năng chiếm từ 35% đến 50% các trường hợp vô sinh [12].
Ở Việt Nam, ước tính tỷ lệ vô sinh đơn độc nam là 30% [13]. Trong các
nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới, có đến 90% nguyên nhân do bất thường

tinh trùng [14]. Những bất thường tinh trùng thường gặp là số lượng tinh
trùng ít (Thiểu tinh), tinh trùng di động kém (Nhược tinh), tinh trùng dị dạng
(Quái tinh) và không có tinh trùng (Vô tinh) [15]. Theo nghiên cứu của


5

Nguyễn Thị Được trên 220 cặp vô sinh đến khám tại phòng khám sản trường
Đại học Y Thái Bình, tỷ lệ vô sinh do vợ là 68%, do chồng 43,2%, do cả hai
vợ chồng 11,36%. Trong đó vô sinh nam do chất lượng tinh trùng kém gặp ở
cả vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Nhưng chủ yếu gặp ở vô sinh
nguyên phát (44,32%) [16].
1.2. Tổng quan về tinh trùng
1.2.1. Cấu tạo tinh trùng và quá trình sinh tinh
Tinh trùng có cấu tạo bình thường dài khoảng 60µm và bao gồm ba đoạn
là đầu, cổ và đuôi. Đầu có hình bầu dục, hơi dẹt, dài 4-5 µm, rộng 2µm. Nhân
lớn chiếm gần hết đầu tinh trùng. Cổ là đoạn ngắn hẹp, gắn thẳng trục với
đầu. Đuôi dài khoảng 50µm, chia làm 3 đoạn. Đoạn trung gian thường ngắn
chỉ khoảng 4 -5µm. Giữa đoạn trung gian và đoạn chính, màng tế bào dày lên
thành vòng Zensen. Đoạn chính dài nhất, khoảng 45 µm, gồm một dây trục nằm
giữa trung tâm, vây quanh bởi bao sợi xơ và bọc ngoài bởi màng tế bào. Đoạn
cuối dài khoảng 2-3µm, tạo thành dây trục bọc ngoài bằng màng tế bào [17].
Vào tuần lễ thứ tư khi phôi thai đang phát triển, những tế bào mầm sinh
dục (Tế bào sinh dục nguyên thủy) từ thành túi noãn hoàn di cư đến mào sinh
dục (Nơi cặp tuyến sinh dục chưa biệt hóa), chúng được vây quanh bởi các tế
bào dây giới tủy, tế bào này sẽ trở thành tế bào Sertoli. Trong ống sinh tinh, tế
bào mầm sinh dục tồn tại trong trạng thái tiềm tàng từ tuần lễ thứ sáu của phôi
đang phát triển cho đến tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, với sự kích thích của tế
bào Sertoli, tế bào mầm nguyên thủy bắt đầu biệt hóa thành tinh nguyên bào.
Sự sinh tinh trùng là quá trình biến đổi tinh nguyên bào thành tinh trùng; quá

trình này bắt đầu từ tuổi dậy thì và liên tục cho tới cuối đời [18].
Những tế bào dòng tinh là những tế bào có khả năng sinh sản, biệt hóa
và tiến triển để tạo ra tinh trùng. Quá trình sinh tinh diễn ra qua ba thời kỳ cơ
bản: thời kỳ tạo tinh bào, thời kỳ giảm nhiễm, thời kỳ tạo tinh trùng.Tạo tinh


6

bào thực chất là một quá trình phân bào nguyên nhiễm mà tinh nguyên bào là
tế bào đầu dòng. Toàn bộ quá trình từ tinh nguyên bào đến tinh trùng khoảng
70 ngày. Quá trình sinh tinh diễn ra liên tục từ khi dạy thì cho đến lúc chết.
Mỗi ngày có khoảng 300x106 tinh trùng được tạo ra từ mỗi tinh hoàn. Tại nơi
dự trữ, tinh trùng ở dạng không hoạt động và duy trì khả năng thụ tinh trong
vòng một tháng. Nếu có hiện tượng phóng tinh, tinh trùng sẽ đi dọc ống dẫn
tinh sau đó trộn với dịch mào tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến, tuyến Cowpers để
tạo thành tinh dịch rồi được tống ra ngoài theo đường niệu đạo. Nếu không có
hiện tượng phóng tinh thì tinh trùng sẽ chết, thoái hóa và được hấp thụ bởi tế
bào biểu mô của mào tinh hoàn [17], [18], [19]. Ở nam giới, thùy trước tuyến
yên tiết ra các gonadotropin quan trọng là Follicle stimulating hormone
(FSH), Luteinizing hormone (LH) dưới sự điều khiển của Gonadotropin
releasing hormone (GnRH) do vùng dưới đồi tiết ra. Khi FSH và LH được
giải phóng vào máu, các nội tiết tố sẽ gắn lên các thụ thể trên tế bào Leydig
và Sertoli ở tinh hoàn để điểu hòa quá trình sản xuất nội tiết tố và sinh tinh
trùng tại tinh hoàn. Khi dậy thì, vùng dưới đồi bắt đầu chế tiết GnRH theo
nhịp xung chỉ đạo tuyến yên tiết FSH và LH. LH tác động lên tế bào Leydig
kích thích tế bào này chế tiết testosterone. Testosterone cùng với FSH điều
khiển quá trinh sinh tinh thông qua các thụ thể của chúng trên tế bào Sertoli
[17], [18], [19].
1.2.2. Tinh dịch và đánh giá chất lượng tinh trùng qua tinh dịch đồ
Tinh dịch là một thành phần hỗn dịch gồm tinh trùng và dịch tiết của các

tuyến phụ thuộc đường dẫn tinh, trong đó tinh trùng chiếm khoảng 5%, dịch
túi tinh chiếm 46-80%, dịch tuyến tiền liệt chiếm khoảng 13-33%, dịch mào
tinh chiếm khoảng 5%, dịch tuyến hành niệu đạo và tuyến niệu đạo 2-5%. Vì
vậy ngoài tinh trùng, hai thành phần dịch thêm vào quan trọng nhất là dịch túi
tinh và dịch túi tiền liệt. Dịch túi tinh tiết ra bao gồm một số thành phần quan


7

trọng: Fructose là nguồn năng lượng chính cho tinh trùng sau khi xuất tinh,
prostaglandin có tác dụng kích thích sự co thắt của các cơ trơn trong đường
sinh dục nam và nữ, hỗ trợ sự di động của tinh trùng, fibrinogen làm đông
tinh dịch sau khi xuất tinh. Dịch tuyến tiền liệt chứa: acid citric, kẽm,
magnesium, fibrinolysin và aminopeptidase. Khi xuất tinh, dưới tác dụng của
các enzym, fibrinogen trong dịch túi tính sẽ chuyển thành fibrin trùng hợp
làm đông tinh dịch. Sau đó fibrinolysin và aminopeptidase sẽ phân hủy fibrin
để giải phóng dịch khi phóng tinh có pH ổn định, trung tính [17], [19].
Để đánh giá năng lực sinh sản ở nam giới, xét nghiệm tinh dịch đồ đang
được xem là xét nghiệm thường quy, có hiệu quả trong việc phân loại tinh
trùng, từ đó làm căn cứ để các nhà lâm sàng có quyết định xử lí phù hợp. Năm
2010, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization- WHO) đã ban hành
hướng dẫn đánh giá và xử lí tinh dịch đồ người, trong đó thiết lập các giá trị
tham chiếu ở mỗi thông số tinh trùng từ các mẫu tinh dịch của 1953 nam giới, ở 8
quốc gia, được đánh giá là có khả năng sinh sản bình thường (Vừa có con trong
khoảng thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm thu thập mẫu) [20]. Các thông
số và giới hạn bình thường của tinh dịch đồ được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Tinh dịch đồ trong giới hạn bình thường ở người WHO 2010 [20]
Các chỉ số

Bình thường


Thể tích (ml)

≥ 1,5

pH

≥ 7,2

Mật độ (106/ml)

≥ 15

Số lượng (106)

≥ 39

Tỉ lệ sống (%)

≥ 58

Khả năng di động tiến tới PR (%)

≥ 32

Khả năng di động PR+NP (%)

≥ 40



8

Hình thái bình thường (%)

≥ 04

Dựa trên những bất thường dưới ngưỡng ở 3 thông số tinh dịch đồ chính
là: số lượng/mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng
hình thái bình thường; hướng dẫn phân loại của WHO-2010 cũng đưa ra các
khái niệm và định nghĩa tương ứng cho từng loại tinh trùng bất thường, trong
đó mẫu tinh trùng ít, yếu, dị dạng Oligoasthenoterato-zoospermia (OAT) được
đánh giá là bất thường nặng nhất với cả 3 thông số đều dưới ngưỡng tiêu
chuẩn (Bảng 1.2)
Bảng 1.2 Các loại tinh dịch bất thường theo WHO 2010 [20]
Loại bất thường
Oligozoospermia (O)
Asthenozoospermia (A)
Teratozoospermia (T)

Asthenoterato-zoospermia (AT)

Định nghĩa
Số lượng/mật độ tinh trùng thấp dưới
ngưỡng tiêu chuẩn
Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới dưới
ngưỡng tiêu chuẩn
Tỷ lệ tinh trùng hình thái bình thường
dưới ngưỡng tiêu chuẩn
Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới và tỷ
lệ tinh trùng hình thái bình thường đều

dưới ngưỡng tiêu chuẩn
Số lượng/mật độ tinh trùng và tỷ lệ

Oligoastheno-zoospermia (OA)

tinh trùng di động tiến tới dưới
ngưỡng tiêu chuẩn
Số lượng/mật độ tinh trùng và tỷ lệ

Oligoterato-zoospermia (OT)

Oligoasthenoterato-zoospermia
(OAT)

tinh trùng có hình thái bình thường
dưới ngưỡng tiêu chuẩn
Cả 3 chỉ số số lượng/mật độ, tỷ lệ di
động tiến tới và tỷ lệ hình thái bình
thường đều dưới ngưỡng tiêu chuẩn.


9

Tiêu chuẩn phân độ nặng hay rất nặng của các mẫu OAT không được
khuyến cáo cụ thể trong WHO 2010, tuy nhiên trên thực tế, định nghĩa này phụ
thuộc vào mục đích của từng nghiên cứu [21], [22].
Năm 2018, hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nam học châu Âu dựa trên
tổng quan hệ thống các nghiên cứu trên các mẫu OAT, các chuyên gia đã đưa
mức độ khuyến cáo mạnh mẽ với các mẫu OAT có mật độ tinh trùng ≤5
triệu/ml cần có các kiểm tra về các bất thường di truyền như là một công cụ

hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm [23]. Do
đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung thu nhận các mẫu OAT có mật
độ tinh trùng trong mẫu tinh dịch xuất tinh ≤5 triệu/ml, như là một giới hạn để
đảm bảo các thay đổi về kết quả thụ tinh có thể xảy ra khi tiến hành với các
mẫu OAT.
1.3. Thụ tinh trong ống nghiệm
1.3.1. Các khái niệm
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) có nghĩa
là chọc hút noãn của người phụ nữ cho kết hợp với tinh trùng đã được chuẩn
bị trong ống nghiệm, sau đó phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào buồng
tử cung. Quá trình phát triển của phôi thai sẽ diễn ra bình thường trong tử
cung của người mẹ. Kỹ thuật này chiếm khoảng 50% các chu kỳ điều trị với
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay trên thế giới [24]. Tuy nhiên, các nghiên cứu
cho thấy IVF có hiệu quả cao với các trường hợp vô sinh do người vợ hơn là
các trường hợp vô sinh do người chồng có tinh trùng ít, yếu, dị dạng [4], [24].
Để khắc phục tình trạng này, các cải tiến kĩ thuật IVF đã được đưa ra như: cấy
noãn và tinh trùng trong giọt nhỏ tạo lỗ thủng trên màng trong suốt (Partial
zona dissecta – PZD), tiêm tinh trùng vào khoang noãn (Subzonal infjection –
SUZI), nhưng đều không mang lại hiệu quả như mong đợi khi số lượng tinh
trùng di động tiến tới, có hình dạng bình thường quá ít. Nguyên nhân chính là


10

do trong những trường hợp này tinh trùng thường không có khả năng xuyên
qua màng trong suốt của noãn [19], [25].
Năm 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic
sperm injection - ICSI) lần đầu tiên được báo cáo thành công trên người [25].
Với kỹ thuật ICSI, tinh trùng được chọn lọc và tiêm trực tiếp vào tế bào chất
của noãn. Đây được xem như một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam,

đặc biệt với những mẫu tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng. Với ICSI, người
chồng có thể có con của chính mình dù bị bất thường tinh trùng nặng, kể cả
một số trường hợp không có tinh trùng. Các nghiên cứu cho thấy từ khi ra đời,
ICSI đã làm giảm đáng kể nhu cầu xin - cho tinh trùng, và có trên 95% trường
hợp vô sinh nam có con của chính mình .
1.3.2. Quá trình thụ tinh và làm tổ của phôi người
1.3.2.1. Sự thụ tinh - giai đoạn hình thành hợp tử
Khái niệm: Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng với noãn tạo thành
hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng của loài.
Kết quả của quá trình thụ tinh làm phục hồi lại bộ nhiễm sắc thể đặc
trưng của loài, duy trì sự ổn định về nhiễm sắc thể của quần thể loài, quyết
định giới tính cho cá thể phôi và khởi động quá trình phân cắt và phát triển
phôi. Ở người quá trình này diễn ra ở vị trí 1/3 ngoài của vòi trứng [19].
Xét về khía cạnh sinh học, sự thụ tinh liên quan đến 4 bước tuần tự:
- Sự lựa chọn tinh trùng sẽ tham gia quá trình thụ tinh.
- Sự xâm nhập của tế bào tinh trùng qua các lớp vỏ của noãn.
- Sự gắn kết giữa tế bào tinh trùng và màng bào tương của noãn, đây là
quá trình hòa hợp bào tương xảy ra giữa 2 giao tử.
- Sự hòa hợp nhân dẫn đến việc hình thành bộ gen của phôi [3].


11

1.3.2.2. Sự phân cắt và làm tổ của phôi
Ở loài người, vào khoảng giờ thứ 30 sau khi hình thành hợp tử, phôi
bước vào phân cắt lần đầu để sinh ra 2 phôi bào, tiếp theo là 4 rồi 8 phôi bào,
dần dần hình thành phôi dâu. Phôi lúc này còn được màng trong suốt bao bọc,
các phôi bào nhỏ dần sau mỗi lần phân cắt. Giữa các phôi bào trong phôi dâu
bắt đầu xảy ra quá trình tiết dịch và hấp thụ dịch vào trong lòng nó. Khi trong
phôi dâu xuất hiện 1 khoang duy nhất chứa dịch thì phôi dâu biến thành phôi

nang, hay phôi túi (Blastocyst). Quá trình phân cắt phôi để hình thành phôi
dâu, rồi phôi túi xảy ra ở vòi trứng trong vòng từ 5-7 ngày sau khi thụ tinh.
Khi phôi túi được tạo thành, khối tế bào bên trong gọi là nụ phôi, sẽ phát triển
thành thai sau này. Khối tế bào bên ngoài được gọi là lá nuôi, sẽ phát triển
thành các phần phụ của thai. Cực có mầm phôi được gọi là cực phôi, cực kia
gọi là cực đối phôi. Lá nuôi hợp bào ở phía cực phôi bám vào niêm mạc tử
cung mẹ, từ đó lõm sâu vào bên trong và tự vùi mình vào trong lớp niêm mạc
tử cung người mẹ [19].
1.3.3. Đánh giá chất lượng thụ tinh trong ống nghiệm
1.3.3.1. Đánh giá chất lượng noãn bào
Vào tháng 2/2010, hưởng ứng những đề nghị từ các thành viên về một
đồng thuận quốc tế trong cách đánh giá hình dạng của phôi, Hiệp hội Alpha
và nhóm chuyên gia về phôi học của Hiệp hội Sinh sản và phôi thai Châu Âu
(European Society for Hunman Reproduction and Embryology – ESHRE) đã
tổ chức một cuộc hội thảo tại Istalbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thiết lập một tiêu
chuẩn và thuật ngữ chung cho việc đánh giá noãn, hợp tử và phôi để áp dụng
thường qui trong tất cả các labo IVF [27].
Thời điểm quan sát noãn thụ tinh và phôi
Tiêu chuẩn hóa thời điểm đánh giá sẽ giúp chuẩn hóa và so sánh kết quả
giữa các labo. Mặc dù có những khác biệt nhất định về thời điểm phát triển
của các qui trình sinh học nhưng thời điểm chuẩn sẽ là thời điểm mà đa số các


12

nghiên cứu quan sát thấy ở phần lớn bệnh nhân/trường hợp. Việc đánh giá thụ
tinh và sự phát triển của phôi nên chính xác về thời gian khi tính theo thời điểm
thực hiện ICSI hay IVF cổ điển. Đối với phôi, việc đánh giá và ghi nhận phải
bao gồm 2 phần: số lượng phôi bào/ giai đoạn phát triển và phân loại cho phôi.
Đánh giá noãn:

Quan điểm đồng thuận về hình dạng tốt nhất của noãn là cấu trúc hình
cầu; màng trong suốt (ZP - zona pellucida) đồng nhất; bào tương sáng màu,
đồng nhất, không có các thể vùi (Inclusion) và thể cực có kích thước hợp lý.
Ngoài ra, noãn phải trưởng thành cả về nhân lẫn tế bào chất.
Kiểm tra thụ tinh
Noãn thụ tinh thường có hình cầu, với 2 thể cực và 2 tiền nhân
(Pronuclei - PN) có màng bao riêng biệt, kích thước bằng nhau, nằm sát nhau
ở vùng trung tâm của noãn. PN có số lượng và kích thước của các thể hạt
nhân (NPB – nucleolar precursor body) tương đương nhau, sắp xếp thẳng
hàng tại vùng giao nhau của màng 2 PN.
Đánh giá tiền nhân
Đánh giá PN được cho là hữu ích vì điều này cung cấp thêm thông tin
và nên được thực hiện vào cùng thời điểm với kiểm tra thụ tinh.
Quan điểm đồng thuận về việc đánh giá tiền nhân bao gồm 3 đặc điểm:
đối xứng, không đối xứng và bất thường (Bảng 1.3). Đặc điểm bất thường khi
PN không có NPB, hoặc chỉ có 1 NPB. Trên mô hình động vật, bất thường
này có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thụ tinh.
Bảng 1.3. Đồng thuận về hệ thống đánh giá PN

1
2
3

Phân loại

Mô tả

Đối xứng

Tương ứng với Z1 và Z2


Không đối xứng

Những cách sắp xếp khác của PN như PN nằm ở vùng
ngoại vi của noãn

Bất thường

PN với 1 hoặc không có NPB


13

Đánh giá phôi ở giai đoạn phân chia (Bảng 1.4)
 Đánh giá số lượng tế bào
Đồng thuận về tốc độ phát triển của phôi sẽ là 4 tế bào đối với phôi
ngày 2 và 8 tế bào đối với phôi ngày 3, phụ thuộc vào thời điểm thực hiện thụ
tinh. Tuy nhiên, tất cả chuyên gia đều đồng ý rằng, quan điểm này có thể thay
đổi phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy được sử dụng.
 Mảnh vỡ bào tương (fragmentation)
Mảnh vỡ bào tương là một khối bào tương có màng bao, nằm ngoài tế
bào, có kích thước <45μm đối với phôi ngày 2 và <40μm đối với phôi ngày 3.
Các mức độ của mảnh vỡ bào tương bao gồm: nhẹ (<10%), vừa phải (10 –
25%) và nặng (>25%). Giá trị % được tính dựa trên thể tích của phôi bào, ví
dụ ở phôi 4 tế bào, 25% mảnh vỡ bào tương sẽ tương đương với 1 phôi bào.
 Đa nhân (multinucleation)
Đa nhân được ghi nhận khi trong phôi bào xuất hiện nhiều hơn 1 nhân.
Đồng thuận về đa nhân là sẽ làm giảm khả năng làm tổ, và những phôi có
phôi bào đa nhân thường có tỷ lệ bất thường về nhiễm sắc thể cao và kết quả
là nguy cơ sẩy thai tự phát tăng nếu những phôi này được chọn để chuyển.

 Kích thước tế bào
Phôi ở giai đoạn 2, 4 và 8 tế bào nên chứa những phôi bào có kích
thước bằng nhau. Kích thước phôi bào chỉ khác nhau khi phôi chưa hoàn tất
pha phân chia.


14

Bảng1.4. Đồng thuận về hệ thống đánh giá phôi ở giai đoạn phân chia
Thang điểm

Mô tả

Đánh giá

 <10% phân mảnh bào tương
1

Tốt

 Kích thước phôi bào phù hợp
theo giai đoạn phát triển
 Không có đa nhân
 10 – 25% phân mảnh bào tương

2

Trung bình

 Phần lớn phôi bào có kích thước

phù hợp với giai đoạn phát triển
 Không có đa nhân
 Phân mảnh bào tương nặng
(>25%)

3

Xấu

 Kích thước tế bào không phù
hợp với giai đoạn phát triển
 Đa nhân

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
1.3.4.1. Chất lượng noãn bào
Đa số các tác giả đều cho rằng, noãn có hình thái phát triển kém được
xem là yếu tố quyết định chính thất bại hoặc suy giảm thụ tinh. Các nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ thụ tinh giảm đáng kể khi noãn phát triển không đồng đều,
và có hình thái bất thường. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác cho
rằng, các đặc điểm về hình thái bất lợi của noãn có thể được khắc phục trong
các kĩ thuật hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm như ICSI hay IVM, do đó, chưa
nên loại bỏ các noãn bào có những bất thường về hình thái vì chúng vẫn có
thể thụ tinh, phân cắt và phát triển phôi bình thường [26], [28], [29].


15

Lựa trọn noãn chưa trưởng thành để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm cũng làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tạo phôi, tăng tỷ lệ thoái hóa. Đáng
tiếc là trong một số trường hợp đáp ứng kém với các phác đồ kích thích buồng

trứng, tuổi mẹ lớn, hoặc các bệnh nhân thường xuyên có noãn non thì việc sử
dụng các tế bào noãn chưa trưởng thành vẫn rất quan trọng để tăng số lượng
phôi thu được trong mỗi chu kỳ [29], [30] Để có được sự thụ tinh bình thường
trong các trường hợp này, các kĩ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm đã
được thực hiện và thu được kết quả khả quan [30].
1.3.4.2. Dự trữ và đáp ứng của buồng trứng
Trong y văn, đa số các nghiên cứu đều cho rằng tình trạng đáp ứng
buồng trứng kém là sự biểu hiện và kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao
gồm số lượng noãn trưởng thành, số lượng noãn được chọc hút, nồng độ
estradiol đỉnh. Một số tác giả bổ sung, định nghĩa về phản ứng kém cũng nên
bao gồm tổng liều FSH được chỉ định và kiểm soát trong khi số lượng noãn
bào thu được vẫn ở mức thấp. Trên thực hành lâm sàng, các chuyên gia cũng
chỉ định các xét nghiệm để đánh giá dự trữ buồng trứng như nồng độ FSH vào
ngày thứ ba của chu kỳ, nồng độ estrogen, nồng độ Anti-Müllerian hormone
(AMH). Các xét nghiệm cơ bản này có thể được đo lường tương đối với đáp
ứng buồng trứng hoặc tỷ lệ sinh sống trên một chu kỳ [31]. Những trường hợp
có đáp ứng kém thường có chất lượng phôi và tỷ lệ mang thai thấp hơn trên
mỗi chu kì so với những trường hợp có đáp ứng cao trong cùng một nhóm
tuổi [32]. Những trường hợp này cũng bị hủy chu kì điều trị do thu được ít
hoặc không thu được noãn bào, và hoặc thất bại sau chuyển phôi [29]. Nghiên
cứu của Shen và cộng sự cho thấy rằng xác suất có thai tăng lên khi nồng độ
E2 trong huyết thanh người vợ tăng vào ngày dùng hCG, trong đó tỷ lệ thụ
tinh cao hơn đáng kể ở nhóm E2 cao nhất so với nhóm E2 thấp nhất, và


16

logarit của nồng độ E2 huyết thanh vào ngày tiêm hCG có tương quan thuận
với tỷ lệ thụ tinh [27]. Gần đây, trên thế giới, nhiều nghiên cứu tiền cứu với
cỡ mẫu lớn đã đánh giá AMH như là một chỉ điểm đầy tiềm năng về dự báo

khả năng dự trữ và đáp ứng buồng trứng về số lượng và chất lượng trong hỗ
trợ sinh sản [33], [34], [35]. AMH là một glycoprotein của buồng trứng được
sản xuất từ các tế bào hạt của nang noãn sơ cấp, tiền hốc và có hốc ở giai
đoạn sớm nhưng không có ở các nang noãn thoái hóa hay đang phát triển.
AMH có vai trò ức chế sự phát triển của các nang noãn nhỏ ở giai đoạn sớm.
Nồng độ AMH trong máu được ghi nhận tùy thuộc vào số lượng và hoạt động
của các nang noãn nhỏ, giảm trong suốt cuộc đời người phụ nữ và không còn
ở tuổi mãn kinh [33], [34], [35]. Ngoài ra, định lượng AMH có khả năng ứng
dụng lâm sàng cao do nồng độ AMH được ghi nhận không thay đổi trong chu
kỳ kinh nguyệt, khi người phụ nữ đang mang thai, đang điều trị với GnRH
đồng vận hay dùng thuốc ngừa thai ngắn hạn [34], vì vậy, bệnh nhân có thể
thực hiện xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào. Đối với cùng một độ tuổi, phụ
nữ có đáp ứng buồng trứng cao hơn với nộng độ AMH trong máu cao hơn
thường có tỷ lệ thụ tinh thành công hơn so với nhóm có đáp ứng buồng trứng
kém với nồng độ AMH thấp. Ngoài ra, nhiều tác giả còn cho rằng nồng độ
AMH có giá trị tiên lượng tốt về số lượng noãn thu được, từ đó nâng cao được
tỷ lệ thụ tinh thành công, cùng như số lượng phôi, đặc biệt là làm tăng khả
năng trữ phôi đông [33], [36].
1.3.4.3. Tuổi của mẹ
Ở phụ nữ, tất cả các tế bào mầm được hình thành trong thời kì bào thai.
Khi sinh ra, buồng trứng chứa khoảng 1 triệu noãn, tuy nhiên đến tuổi dậy thì,
ước tính chỉ có 300.000 noãn tiếp tục phát triển. Trong suốt đời sống sinh sản
ở nữ giới kéo dài khoảng 35-40 năm sẽ có khoảng 400- 500 noãn được phóng
noãn, số còn lại sẽ thoái hóa dần. Khoảng 10-15 năm trước thười kì mãn kinh,


17

sự thoái hóa nang noãn diễn ra nhanh hơn do sự tăng nồng độ của FSH. Khi
càng đến gần tuổi mãn kinh, số lượng noãn phát triển trong mỗi chu kỳ càng ít

đi, chu kỳ kinh càng ngắn lại do nang noãn phát triển nhanh hơn trước khi
phóng noãn và sau đó chu kì kéo dài ra do ngày càng có nhiều chu kì không
phóng noãn [18], [19]. Các nghiên cứu từ rất sớm cho thấy tuổi mẹ có liên
quan đến các kết quả thụ tinh trong ống nghiệm [37] Kết quả này cũng được
khẳng định ở nhiều nghiên cứu tiếp theo của nhiều tác giả khác nhau cho thấy
tuổi là một yếu tố liên quan chặt chẽ đến chất lượng cũng như số lượng noãn
bào được hình thành, do đó nó cũng là yếu tố liên quan đến kết quả khi thực
hiện các kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm [38], [39], [40]. Nghiên cứu của
Shen năm 2003 và nghiên cứu của Esfandiari cũng cho thấy tỷ lệ thất bại
trong IVF/ICSI tăng theo tuổi, phụ nữ lớn tuổi thường phải thực hiện nhiều
chu kì IVF/ICSI, số lượng noãn chọc hút giảm, chất lượng và số lượng phôi
chuyển thấp hơn [28], [29]. Tuổi người mẹ tăng còn có thể gia tăng các rủi ro
lâm sàng trong quá trình mang thai và sinh con. Nghiên cứu của Wu và cộng
sự trên 1137 cặp vợ chồng tiến hành IVF tại Bệnh viện Phụ sản Lee, Đài Loan
từ năm 2006 đến năm 2013 cho thấy tỷ lệ mang thai cộng dồn ở phụ nữ sau
hai chu kỳ giảm theo tuổi, cụ thể phụ nữ <35 tuổi có tỷ lệ mang thai đạt
88,5%, tuổi từ 35–39 là 85,6% và tuổi ≥40 là khoảng 84,2%. Tỷ lệ sinh sống
cộng dồn của phụ nữ sau hai chu kỳ IVF/ICSI giảm có ý nghĩa thống kê theo
tuổi: tuổi <35 đạt 73,9%; 35–39 tuổi là 67,3%; và ≥40 tuổi là khoảng 57,9%
[38]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ có thai sau các chu kỳ
IVF/ICSI có liên quan tới tuổi của người mẹ. Theo nghiên cứu của Trần Thùy
Anh và các cộng sự trên 419 cặp vợ chồng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương
năm 2016, tuổi mẹ là yếu tố ảnh hưởng lớn tới đáp ứng của buồng trứng trong các
chu kỳ IVF/ICSI. Tuổi của nhóm đáp ứng buồng trứng kém cao gấp 1,17 lần so
với nhóm không đáp ứng kém, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05, biểu


18

hiện nồng độ các hormone AMH giảm dần theo tuổi trong khi đó nồng độ FSH lại

tăng dần theo tuổi, tổng liều FSH cũng tăng dần theo nhóm tuổi [41].
Nghiên cứu của Chapuis và cộng sự năm 2017 trên 859 chu kì IVF và
1632 chu kì ICSI cho thấy tỷ lệ mang thai giảm có ý nghĩa khi người vợ trên
37 tuổi [7]. Như vậy, khi đánh giá, tiên lượng các kết quả thụ tinh trong ống
nghiệm, thì tuổi của mẹ là một yếu tố quan trọng cần quan tâm.
1.3.4.4. Các yếu tố liên quan đến tinh trùng
Sự phát triển và ngày càng cải tiến của các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, đặc
biệt là kĩ thuật vi thao tác ICSI, chỉ cần sự góp mặt của vài tinh trùng là đã có
thể đem lại hiệu quả. Điều này đã góp phần rất lớn trong giảm tính cần thiết
trong việc khảo sát các chức năng tinh trùng. Câu hỏi đặt ra trên thực tế là kết
quả tinh dịch đồ có liên quan tới tỷ lệ thành công của IVF/ICSI hay không?
Nghiên cứu của Nagy năm 1995 chưa tìm thấy mối liên quan giữa ba
thông số chính của tinh dịch đồ là số lượng/mật độ tinh trùng, số lượng tinh
trùng di động tiến tới và số tinh trùng có hình dạng bình thường với kết quả
của IVF/ICSI [42]. Nghiên cứu của Mansour cũng cho thấy các thông số tinh
trùng khác nhau không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh nếu như trong bất cứ
chu kỳ ICSI nào kĩ thuật viên cũng lựa chọn được một tinh trùng tốt để tiêm
[43]. Tuy nhiên, cũng thấy rằng kết quả này tiến hành chủ yếu trên các mẫu
tinh trùng có mật độ >10 triệu/ml, chưa tập trung nghiên cứu kết quả trên các
mẫu tinh dịch có mức độ suy giảm nghiêm trọng, do vậy nhiều nghiên cứu
khác cũng cho rằng với những trường hợp OAT nặng, thì kết quả thụ tinh có
thể thay đổi. Nguyên nhân được cho rằng với những trường hợp mẫu tinh
trùng ít yếu, dị dạng nặng hoặc rất nặng, thường có sự gia tăng mức độ khuyết
tật và tổn thương cấu trúc tinh trùng, do vậy việc lựa chọn được tinh trùng
bình thường để tiến hành IVF/ICSI sẽ khó khăn hơn [29]. Nghiên cứu của Liu
và cộng sự cho thấy tỷ lệ tinh trùng phân mảnh AND, rối loạn chức năng ty


19


thể, đột biến NST cao hơn có ý nghĩa ở nhóm OAT so với nhóm có tinh trùng
bình thường (p<0,05). Điều này có thể dẫn tới giảm khả năng kích hoạt noãn,
sự hình thành hợp tử, từ đó làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ có thai [44].
Nghiên cứu của Palermo và cộng sự cũng chứng minh rằng số lượng phôi thu
được từ những mẫu tinh trùng teratozoospermia nặng thấp hơn đáng kể so với
các mẫu teratozoospermia ít nghiêm trọng hơn [45]. Nghiên cứu của Yoshiko
Osawa cũng cho thấy tỷ lệ có thai thấp hơn ở nhóm có tinh trùng ít yếu, dị
dạng nặng, đặc biệt với các mẫu tinh dịch có ≤ 4% tinh trùng bình thường
(p<0,05) [46]. Kết quả nghiên cứu trên 220 tinh trùng xuất tinh của Verza và
Tsai cũng cho thấy tỷ lệ thụ tinh giảm đáng kể trên các bệnh nhân được thực
hiện kĩ thuật ICSI so với các nhóm có tinh trùng xuất tinh với tinh trùng ít yếu
dị dạng rất nặng. Cụ thể với mẫu tinh trùng bình thường tỷ lệ thụ tinh thu
được là 71,3

24,1 trong khi với mẫu OAT chỉ là 63,4

26,9 (p<0,05) [6],

[21]. Năm 2017, Chabuis và Aurelie đã tiến hành nghiên cứu 859 IVF và 1632
chu trình ICSI tại Bệnh viện Đại học Montpellier, Pháp. Kết quả cho thấy tỷ lệ
thụ tinh sau khi ICSI bị ảnh hưởng bởi các mẫu tinh trùng oligospermia. Hơn
nữa, trong ICSI, oligospermia nặng (Mật độ thấp hơn 0,2 triệu/ml) hoặc tỷ lệ
tinh trùng di động <32%, có sự giảm tỷ lệ thụ tinh rõ rệt [7].
Tại Việt Nam, năm 1999, em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật tiêm tinh
trùng vào bào tương trứng IVF/ICSI tại Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ
Dũ. Hiện nay IVF/ICSI được xem như là một kĩ thuật thường quy và có hiệu
quả cao cho những trường hợp bất thường tinh trùng nặng [4]. Kĩ thuật này
giảm được những ảnh hưởng tiêu cực từ tinh trùng do chỉ cần một số lượng ít
tinh trùng để thao tác. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nhân có tinh
trùng ít, yếu, dị dạng nặng, việc lựa chọn được tinh trùng phù hợp để thực

hiện sẽ gặp khó khăn hơn.


20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cặp vợ chồng vô sinh thực hiện ICSI do chồng tinh trùng ít yếu dị dạng nặng
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
 Cặp vợ chồng thực hiện kĩ thuật IVF/ICSI
 Mẫu tinh trùng người chồng ít yếu dị dạng (Mẫu OAT theo tiêu chuẩn
WHO 2010 [19], có mật độ tinh trùng ≤ 5 triệu/ml ở mẫu tinh dịch xuất tinh tươi.
 Người vợ được kích thích buồng trứng bằng phác đồ Antagonist
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 04/2017 đến tháng 12/2017
Địa điểm: Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh sản Quốc gia
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện. Chúng tôi lựa chọn được 34 cặp vợ chồng có đủ
tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.
2.5. Các bước tiến hành
2.5.1. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
Quốc Gia
- Kích thích buồng trứng bằng phác đồ Antagonist. Theo dõi sự phát
triển của nang noãn bằng siêu âm và xét nghiệm nội tiết E2, Progesteron ngày
7 và ngày tiêm hCG. Gây trưởng thành noãn bằng 10 000 IU hCG khi có ít



21

nhất 1 nang noãn 18mm. Chọc hút noãn sau tiêm hCG 36 giờ.
- Chuẩn bị tinh trùng: Các mẫu tinh trùng được rửa trong các tube 5ml
đáy tròn chứa 1 ml G-IVF (Vitrolife) quay ly tâm 1500 vòng trong 15 phút để
lấy cặn. Cặn thu được đẩy vào giữa các cột môi trường phủ dầu trong đĩa petri
60mm (hình 1) trước khi ICSI 30 phút, ủ đĩa này trong tủ ấm 370C, CO2 6%.
- Thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI).
Kiểm tra thụ tinh sau 14-18 giờ. Chuyển 1- 4 phôi ngày 3. Đông phôi toàn bộ
cho các trường hợp quá kích buồng trứng hoặc phôi dư sau chuyển phôi tươi.
- Hỗ trợ pha hoàng thể.
- Thử β hCG 14 ngày sau chuyển phôi để xác định có thai và siêu âm
theo dõi sự phát triển của thai.
2.5.2. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu


Đánh giá thụ tinh:
Kiểm tra vào thời điểm 14 - 18 giờ sau tiêm tinh trùng vào bào tương
noãn. Noãn thụ tinh bình thường khi có 2 tiền nhân quan sát dưới kính
hiển vi đảo ngược.

 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phôi ở Trung tâm hỗ trợ sinh sản
Quốc gia
Thang điểm
4

3

Đánh giá

Rất tốt

Tốt

2

Trung bình

1

Xấu

Mô tả
 <10% phân mảnh bào tương
 ngày 2 có 4 tế bào/ ngày 3 có 8 tế bào
 Tế bào đồng đều, phân chia đồng bộ
 10 – 25% phân mảnh bào
 ngày 2 có 3-5 tế bào/ ngày 3 có 6-10 tế bào
 Các tế bào không đồng đều
 25-50% Phân mảnh bào tương nặng
 ngày 2 có <3 tế bào/ ngày 3 có <5 tế bào
 Bào tương có dạng hạt/ đa nhân/ có nhiều
không bào
 > 50% Phân mảnh bào tương nặng


22

 ngày 2 có 2 tế bào/ ngày 3 có < 4 tế bào


 Đánh giá tình trạng có thai
- Xác định có thai sinh hóa: Định lượng β-hCG trong máu 2 tuần sau chuyển
phôi. Nếu β-hCG < 30 IU/l là không có thai. Thai sinh hóa là khi có thai xác định
bằng β-hCG ≥ 30 IU/l, nhưng không phát triển thành thai lâm sàng.
- Xác định có thai lâm sàng: Xác định khi có hình ảnh túi thai trên siêu
âm đường âm đạo sau chuyển phôi 4 tuần (bao gồm cả trường hợp chửa ngoài
tử cung).
2.5.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Theo dõi diễn tiến thai kỳ


23

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Nhóm biến số lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
- Thời gian vô sinh
- Loại vô sinh
- Tuổi của người vợ
- Tuổi của người chồng
- Nồng độ FSH ngày 3
- Nồng độ AMH
- Nồng độ E2 ngày tiêm hCG
- Số nang trên siêu âm
- Độ dày niêm mạc tử cung (mm)
- Các thông số tinh dịch đồ: thể tích tinh dịch, độ pH, mật độ tinh trùng,

tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường.
2.6.2. Nhóm biến số đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
- Kết quả noãn: Số noãn trung bình thu được, số lượng noãn: GV, MI,

MII thu được, số lượng noãn thoái hóa.
- Kết quả thụ tinh: số noãn được ICSI, số noãn thụ tinh, tỷ lệ thụ tinh.
- Kết quả tạo phôi: số phôi thu được, tỷ lệ phôi phân chia, số phôi độ 3
và độ 4, tỷ lệ phôi độ 3 và độ 4, số phôi chuyển vào buồng tử cung/chu kỳ
chuyển phôi.
- Kết quả có thai: tỷ lệ có thai sinh hóa /chu kỳ chuyển phôi, tỷ lệ có thai
lâm sàng/chu kỳ chuyển phôi.
- Diễn tiến thai kỳ: tỷ lệ có thai sinh sống/chu kỳ chuyển phôi, tỷ lệ sảy
thai/ chu kỳ chuyển phôi, tỷ lệ đa thai/ chu kỳ chuyển phôi.
2.7. Sai số và cách khống chế
Nghiên cứu viên lựa chọn mẫu nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn


24

Cách khắc phục: Xây dựng quy trình lựa chọn tiêu chuẩn mẫu trước khi bắt
đầu tiến hành thu thập số liệu. Rà soát và loại bỏ các số liệu bất thường, không
đạt.
2.8. Quản lý và phân tích số liệu
Kết quả xét nghiệm sau khi thu thập được làm sạch bởi nghiên cứu viên
trước khi nhập vào biểu mẫu nghiên cứu.
Các số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0
Các thống kê mô tả và thống kê phân tích được thực hiện.
Phi vs Cramer’s test được sử dụng để so sánh tỷ lệ giữa 2 nhóm của biến
định tính.
Anova test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình giữa 2 nhóm của
biến định lượng
Kiểm định giả thuyết với khoảng tin cậy 95%
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự cho phép của Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia

- Các số liệu thu thập chỉ được sử dụng cho nghiên cứu và được giữ bí mật.
- Các thủ tục hành chính trong nghiên cứu phải tuân thủ theo qui định và
luật pháp Việt Nam đã ban hành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.


25

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở mẫu nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến 12/2017, chúng tôi lựa chọn
được 34 cặp vợ chồng phù hợp với các tiêu chuẩn nghiên cứu.

Biểu đồ 3.1. Phân bố loại vô sinh ở đối tượng nghiên cứu
Trong số đối tượng nghiên cứu, chiếm đa số là vô sinh nguyên phát với
tỷ lệ ghi nhận là 66,7 % (26 trường hợp).
Vô sinh thứ phát chiếm tỷ lệ thấp hơn với 33,3% tổng số.

X

SD : 5,05

3,01

Min – Max: 1 - 13

Biểu đồ 3.2. Phân độ thời gian vô sinh



×