Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của bài thuốc hậu thiên lục vị phương ở phụ nữ mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.18 KB, 81 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc
thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có cảm
giác không ngon giấc và mệt mỏi [1], [2]. Mất ngủ có liên quan nhiều đến tuổi
và gặp ở nữ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân của mất ngủ rất đa dạng và phức
tạp, trong đó thời kì mãn kinh là một trong những yếu tố gây ra và làm nặng
thêm tình trạng mất ngủ ở phụ nữ [3]. Ở vào thời kì này, do sự sụt giảm nhanh
chóng của các hormone sinh dục nữ dẫn tới một loạt các triệu chứng: bốc hỏa, vã
mồ hôi, mệt mỏi, đau xương khớp, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn cảm xúc, suy
giảm khả năng tình dục…[4]. Các triệu chứng của mãn kinh xảy ra với mỗi cá
thể là khác nhau, tuy nhiên, sự kéo dài của giai đoạn này gây ra sự khó chịu cho
trên 50% phụ nữ trên toàn thế giới ngay từ lúc bắt đầu sự giảm tiết hormone [1]
và đều gây ảnh hưởng tới thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Có tới 40 – 60%
phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có rối loạn về giấc ngủ [5].
Y học hiện đại điều trị mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng nhằm cải
thiện các biểu hiện mệt mỏi ban ngày bằng các phương pháp điều trị như dùng
thuốc, can thiệp hành vi và thay đổi lối sống [1]. Các nhóm thuốc gây ngủ được sử
dụng như benzodiazepin, barbiturat, nonbenzodiazepine tuy nhiên đều có nhiều
tác dụng không mong muốn [6], [7], [8]. Các biện pháp can thiệp hành vi và
thay đổi lối sống được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên tuy nhiên rất khó áp
dụng. Ở thời kì quanh thời điểm mãn kinh các biện pháp cải thiện các triệu
chứng mãn kinh cho người phụ nữ có tác dụng tích cực lên giấc ngủ. Trong
những thập niên vừa qua, liệu pháp hormone thay thế đã mang lại nhiều lợi
ích nhưng cũng có không ít tranh cãi liên quan đến nguy cơ mà phương pháp
này mang lại đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ung thư [9], [10],
[11]. Do đó xu hướng điều chỉnh các rối loạn do sự thay đổi hormone bằng
những vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên, bằng những bài thuốc Y học cổ truyền
đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm.



2

Mất ngủ theo Y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng “thất miên”, “bất
mị”, hay “bất đắc miên”. Nguyên nhân là do suy giảm chức năng của ngũ tạng
(tâm, can, tỳ, phế, thận), do tinh huyết không đủ hoặc cũng có thể do tà khí bên
ngoài nhiễu động dẫn đến thần không được yên ổn mà không ngủ được. Mãn
kinh trong Y học cổ truyền có bệnh danh là “kinh đoạn” hay “kinh tuyệt”. Phụ
nữ lấy huyết làm chủ nhưng huyết thường bất túc, khí thường hữu dư. Khi mãn
kinh, chức năng của ngũ tạng suy giảm (đặc biệt là phần thận âm), thiên quý
kiệt, phần huyết trong cơ thể giảm sút dẫn đến tình trạng khí huyết hư suy, âm
dương mất cân bằng, gây ra một loạt các chứng bệnh như Hỏa vượng, Đầu
thống, Thất miên, Kinh quý, Huyễn vựng, Cốt trưng lao nhiệt,…[12]
Cơ thể phụ nữ mãn kinh trải qua rất nhiều các biến hóa bệnh lý mà chủ
yếu là tình trạng tinh hao huyết kiệt: tinh tiên thiên suy kiệt, thiên quý kiệt,
huyết hư dẫn tới tắt kinh, tinh huyết hư không nuôi dưỡng được tâm thần sinh
mất ngủ. Khi tinh tiên thiên đã suy kiệt thì không thể bổ trực tiếp vào phần
tinh mà phải thông qua bổ huyết để sinh tinh, tức là bổ vào phần hậu thiên.
Bài thuốc Hậu thiên lục vị phương được đề cập trong Hải thượng y tông tâm
lĩnh, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết để bổ huyết, lại thêm tác dụng bổ khí
kiện tỳ, bổ thận âm, dưỡng tâm an thần [13] nên rất phù hợp để điều trị tình
trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Đây là một bài thuốc cổ phương có tính an
toàn cao, được Hải Thượng Lãn Ông sử dụng và được ghi chép trong phần
Hiệu phỏng tân phương của Hải thượng y tông tâm lĩnh, tuy nhiên bài thuốc
được sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và chưa được đánh giá tác dụng
đầy đủ qua bất cứ nghiên cứu nào trước đây.
Đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của bài thuốc Hậu thiên
lục vị phương ở phụ nữ mãn kinh” được tiến hành với hai mục tiêu:
1.


Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của bài thuốc Hậu thiên lục vị

2.

phương ở phụ nữ mãn kinh thể âm hư huyết thiếu.
Theo dõi những tác dụng không mong muốn của bài thuốc trong
thời gian điều trị.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MÃN KINH VÀ MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Giai đoạn mãn kinh
Năm 2011, Hội thảo về phân chia giai đoạn tuổi sinh sản (Stages of
Reproductive Aging Workshop + 10 - STRAW + 10) được tổ
chức tại Utah, Mỹ đã thống nhất phân chia đời sống sinh sản của người phụ
nữ thành 3 giai đoạn: giai đoạn hoạt động sinh sản, giai đoạn chuyển tiếp
mãn kinh và giai đoạn sau mãn kinh (Hình 1.1). Thời kì tiền mãn kinh
(perimenopause) được đánh dấu từ thời điểm vòng kinh của người phụ nữ
bị rối loạn (thay đổi ≥ 7 ngày so với bình thường) và kéo dài cho tới 1 năm
sau kì kinh cuối cùng (Final mentrual period – FMP) (giai đoạn +1a); tiếp
theo đó là thời kì mãn kinh (giai đoạn +1b, +1c và 2) [14]. Thời kì mãn
kinh bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn sớm kéo dài từ 5 – 8 năm và giai đoạn
muộn kéo dài cho tới cuối đời [14].
Kì kinh đầu

Giai
đoạn


-5

Kì kinh cuối

-4

-3b

-3a

Hoạt động sinh sản
Thuật
ngữ

Sớ
m

Đỉnh

Muộn

-2

-1

+1a

+1b

Chuyển tiếp mãn kinh

Sớm

Muộn

Thay đổi

Thay đổi

1–3
năm

+2

Sau mãn kinh
Sớm

Tiền mãn kinh
Thời
gian

+1c

Muộn

Mãn kinh
2 năm
(1+1)

3–6
năm


Hình 1.1. Các giai đoạn hoạt động sinh sản của phụ nữ [14]

Tới cuối
đời


4

Phụ nữ vào khoảng 40 – 50 tuổi thì quá trình rụng trứng bị rối loạn và
chu kì kinh nguyệt sẽ không đều. Giai đoạn này kéo dài từ vài tháng tới vài
năm tới khi hormone sinh dục (đặc biệt là estrogen) giảm tới mức gần như
không có, kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn, gọi là mãn kinh (Hình 1.2).
Progesterone là một hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu tại hoàng thể
của buồng trứng ở nửa sau chu kì kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng
ngừng sản xuất progesterone, do đó lượng hormone này cũng giảm thấp.

Hình 1.2. Lượng Estrogen trong nước tiểu phụ nữ [4]
Khi nồng độ estrogen giảm xuống dưới một giá trị tới hạn thì lượng
estrogen này không đủ để tạo một feedback âm tính ức chế tuyến yên sản xuất
FSH và LH. Do vậy, lượng hormone hướng sinh dục ở phụ nữ tăng cao sau
giai đoạn mãn kinh (đặc biệt là FSH) (Hình 1.3) nhưng số nang trứng còn lại
không còn khả năng đáp ứng để sản xuất estrogen.

Hình 1.3. Tổng lượng hormone hướng sinh dục (FSH và LH) trong nước
tiểu ở nam và nữ theo tuổi [4]


5


Trong thời kì mãn kinh, cơ thể người phụ nữ phải thích nghi với việc
thiếu hụt nhiều loại hormone đặc biệt là estrogen và progesterone. Điều này
gây ra các biến đổi thể chất và làm rối loạn một số chức năng của cơ thể bao
gồm: bốc hỏa, mất ngủ, rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng, lo
lắng và giảm tạo xương… Những triệu chứng này gây ảnh hưởng khác nhau
đối với từng người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gia đình, xã hội, kinh tế,
tâm lý,… tuy nhiên có khoảng 15% phụ nữ trên thế giới bị tác động mạnh
trong thời kì này và cần thiết phải điều trị [1], [4].
1.1.1.1. Triệu chứng lâm sàng của thời kì mãn kinh.
- Tắt kinh: Mất kinh liên tục trong 12 tháng [14];
- Rối loạn vận mạch: bốc hỏa, vã mồ hôi;
- Triệu chứng tâm thần: hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, đau đầu, giảm
ham muốn khi quan hệ tình dục, hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm. Triệu chứng
mất ngủ gặp ở 39 – 47% phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh, và tỉ lệ này là 35
– 60% ở thời kì mãn kinh [5];
- Triệu chứng sinh dục tiết niệu: âm đạo khô teo, đau khi giao hợp, dễ viêm; hệ
thống nâng giữ tử cung mất tính đàn hồi, sức căng nên dễ sa sinh dục; tử cung
teo nhỏ, nội mạc mỏng; niêm mạc đường tiết niệu mỏng, dễ nhiễm khuẩn, tiểu
buốt, tiểu rắt; thường són tiểu, tiểu không tự chủ khi ho, hắt hơi hay thậm chí
thở mạnh;
- Triệu chứng cơ xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương, biểu hiện đau các
khớp không có viêm [5], [14], [15].
1.1.1.2. Chẩn đoán
• Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa trên lâm sàng:
- Mãn kinh: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đang hành kinh xuất hiện mất kinh tự
nhiên liên tục trong 12 tháng. Đối với phụ nữ dưới 40 tuổi tắt kinh, cần làm
thêm xét nghiệm để chẩn đoán: nồng độ FSH > 40 mIU/ml và/hoặc estradiol
< 50 pg/l [14], [15].



6

- Hội chứng mãn kinh: phụ nữ mãn kinh có một trong số 11 triệu chứng theo
thang điểm BLATT – KUPPERMAN (bao gồm: bốc hỏa, tâm tính bất thường,
mất ngủ, dễ bị kích động, lo âu, chóng mặt, hồi hộp, tính tình yếu đuối, đau cơ
xương khớp, cảm giác kiến bò ở da) [16].
• Chẩn đoán phân biệt: Vô kinh thứ phát với nguyên nhân thường do bất
thường tại vùng dưới đồi (78%), tuyến yên (2%), buồng trứng (8%), tử cung
(7%) [17].
1.1.1.3. Điều trị
Điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các triệu chứng của quá trình
mãn kinh. Việc quyết định có điều trị hay không, điều trị theo phương pháp nào
và phác đồ điều trị ra sao vẫn còn rất nhiều bàn cãi, đặc biệt trong vấn đề sử
dụng hormone thay thế. Do đó trong việc quyết định phương án điều trị cho đối
tượng phụ nữ mãn kinh, người thầy thuốc cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy
cơ đối với từng cá thể và có chiến lược chăm sóc, theo dõi phù hợp.
- Liệu pháp hormone thay thế (HRT): Đơn trị liệu estrogen hoặc kết hợp giữa
estrogen và progestin (progesteron) [15], [18], estrogen và bazedoxifene [19];
hormone androgen khác như testosterone [20]
- Điều trị khác: bổ sung phytoestrogens (là các hợp chất không phải steroid có
tính chất estrogen có trong tự nhiên, gồm 3 loại chính là isoflavones,
coumestans, and lignans, có nhiều trong đậu nành, đậu lăng, hạt lanh, các loại
ngũ cốc, bí đao, nhân sâm), vitamine E, thay đổi lối sống, hành vi,… [21].
1.1.2. Mất ngủ theo y học hiện đại
Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ
hoặc thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có
cảm giác không ngon giấc [2], [22].
Mất ngủ là một trong những vấn đề sức khỏe chính tại Mĩ với khoảng 6
– 10% người trưởng thành mắc phải và gặp ở nữ nhiều hơn nam giới. Tình
trạng mất ngủ thường dẫn tới rối loạn về sức khỏe thể chất và tâm thần của



7

người bệnh: mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, rối loạn tính tình, rối loạn lo
âu. Ước tính mỗi năm tại Mĩ, chi phí phải trả cho tình trạng mất ngủ khoảng
30 – 107 tỉ USD, và cho việc giảm năng suất lao động là 63,2 tỉ USD (vào
năm 2009) [23].
1.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Các triệu chứng ban đêm: Thời lượng giấc ngủ giảm, khó đi vào giấc ngủ, hay
tỉnh giấc vào ban đêm, thức dậy sớm vào buổi sáng.
- Các triệu chứng ban ngày: Mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng, kém tập trung
trong công việc, giảm trí nhớ
1.1.2.2. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ theo Bách khoa thư bệnh học [2]:
- Khó khăn khi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ
kém;
- Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất là 3 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 1 tháng;
- Mất ngủ gây lo lắng và hậu quả của việc mất ngủ xảy ra cả đêm lẫn ngày;
- Mất ngủ kèm theo những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2.3. Điều trị
Mục tiêu của việc điều trị mất ngủ là nhằm cải thiện giấc ngủ và làm
giảm nhẹ các rối loạn thể chất, tâm thần gây ra do mất ngủ. Việc điều trị mất
ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa
dược và phương pháp kết hợp.
Điều trị mất ngủ cần bao gồm: thiết lập một chế độ giấc ngủ hợp lý,
điều trị các bệnh có liên quan, sử dụng liệu pháp thay đổi hành vi nhận thức,
sử dụng các thuốc gây ngủ. Liệu pháp hành vi nên là lựa chọn đầu tiên, nếu
không có hiệu quả có thể kết hợp sử dụng thuốc gây ngủ trong khoảng 6 – 8
tuần, giảm liều từ từ và ngừng thuốc trong khi vẫn tiếp tục các phương pháp

không dùng thuốc [1].


8

a. Biện pháp không dùng thuốc
- Vệ sinh giấc ngủ: duy trì thời gian ngủ đều đặn (7 – 8 giờ/ngày) và không cố
nằm lâu trên giường; không đi ngủ quá sớm; không cưỡng ép việc ngủ; không
sử dụng cà phê, rượu hay thuốc lá gần thời gian ngủ; giải tỏa căng thẳng trước
khi ngủ; thay đổi môi trường phòng ngủ để dễ vào giấc; tập thể dục thể thao
đều đặn 20 – 30 phút/ngày; không ngủ ngày quá 30 phút, đặc biệt sau 3 giờ
chiều.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: trao đổi với bệnh nhân xác định rõ yếu tố nào là
thuận lợi, khởi phát của mất ngủ, để từ đó giải quyết các suy nghĩ thích nghi
kém hoặc sự tin tưởng không đúng về mất ngủ.
- Liệu pháp kiểm soát kích thích: không đi ngủ cho đến khi đã buồn ngủ; tránh
các hoạt động kích thích và làm tăng tỉnh táo trước khi đi ngủ (xem phim, đọc
sách, ăn uống hay lo lắng); nếu không ngủ được trong vòng 20 phút thì nên
rời khỏi giường cố gắng thư giãn bằng việc nghe nhạc nhẹ, đọc sách giải trí,
… và ngủ lại khi đã buồn ngủ, và nếu vẫn không ngủ được trong vòng 20
phút thì lặp lại quá trình trên cho đến khi ngủ được.
- Rèn luyện thư giãn: Bệnh nhân nên thực hiện thư giãn cơ bắp hàng ngày, tập
các bài thư giãn vào buổi tối, không nên làm việc căng thẳng trong khoảng 60
phút trước khi đi ngủ [22], [23].
b. Điều trị bằng thuốc
• Hệ thống thức – ngủ và cơ chế tác động của các thuốc gây ngủ
Chu kì thức – ngủ của con người được duy trì nhờ hai hệ thộng hoạt
động song song là hệ thống hoạt hóa thức và hệ thống ức chế thức. Hệ thống
hoạt hóa thức trong não bao gồm monoaminergic (norepinephrin, dopamine,
serotonin và histamin), glutamatergic và cholinergic sẽ hoạt hóa các tế bào

thần kinh vùng đồi thị (thalamus), vùng dưới đồi thị (hypothalamus) và vỏ
não. Tế bào orexin ở vùng dưới đồi (loại tế bào bị mất đi trong chứng ngủ rũ)
sẽ thúc đẩy và làm bền vững quá trình thức bằng cách hoạt hóa các phức hợp


9

khác của hệ thống thức. Hệ thống kích thích ngủ bao gồm các tế bào thần
kinh thuộc hệ GABAergic nằm ở vùng não giữa, hành não và bên cạnh vùng
dưới đồi có tác dụng ức chế các phức hợp của hệ thống thức nhờ đó gây ra
giấc ngủ. Các thuốc điều trị mất ngủ thường tác động thông qua hai cơ chế:
ngăn chặn các đường dẫn truyền của hệ thống thức hoặc làm tăng hiệu quả
của GABA được sản xuất trong hệ thống ngủ (Hình 1.4) [1].

Hình 1.4. Cơ chế tác động của thuốc gây ngủ lên hệ thống thức – ngủ [1]


10

• Hiện nay có các thuốc gây ngủ được sử dụng bao gồm:
- Nhóm Benzodiazepin (BZD): diazepam (Valium, Seduxen) 5 – 10mg/ ngày,
dùng từ 1 – 12 tuần, triazolam 125 – 250 mg/ngày (điều trị mất ngủ đầu giấc,
trong thời gian ngắn), estazolam, temazepam, flurazepam, và quazepam [24],
[25].
- Nonbenzodiazepin (nonBZD) là nhóm thuốc gây ngủ thế hệ mới với cơ chế
chưa rõ ràng nhưng có thể tác động chọn lọc lên receptor GABA, bao gồm
zaleplon, zolpidem, eszopiclone là những thuốc có tác dụng nhanh, thời gian
bán thải ngắn [26].
- Các thuốc khác: chất chủ vận Melatonin đại diện là ramelteon, chất đối vận
receptor orexin (suvorexant), thuốc chống trầm cảm liều thấp (amitriptyline,

doxepine, nefazodone, sinequan, trazodone), thuốc chống loạn thần, thuốc
kháng histamin [23], [24], thuốc ngủ nhóm barbiturat (hiện không còn được
sử dụng với mục đích điều trị mất ngủ ở người lớn) [25].
• Một số tác dụng không mong muốn của thuốc gây ngủ: Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra các tác dụng không mong muốn của các thuốc gây ngủ thuộc nhóm
BZD và nonBZD, phổ biến nhất bao gồm: buồn ngủ ban ngày, ngủ gật, chóng
mặt, cảm giác lâng lâng, suy giảm nhận thức, rối loạn đồng vận và phụ thuộc
thuốc. Sử dụng dài ngày các loại thuốc này có thể gây nghiện và mất ngủ có
thể tái phát nếu dừng các thuốc gây ngủ tác dụng ngắn. Các tác dụng phụ ít
gặp hơn bao gồm các hành vi phức tạp liên quan đến giấc ngủ (ví dụ đi bộ, lái
xe, ăn uống, gọi điện, hoạt động tình dục… trong khi ngủ), mất trí nhớ tạm
thời, hành vi hung tính, và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng [6], [7], [8].
Eszopiclone, zolpidem và suvorexant có thể cải thiện các rối loạn liên quan
đến giấc ngủ trong thời gian ngắn nhưng không cho thấy hiệu quả khi điều trị
lâu dài. Liệu pháp hóa dược trong điều trị mất ngủ có thể gây ra những thay
đổi về nhận thức và hành vi có liên quan đến những tác hại không thường
xuyên nhưng nghiêm trọng [27].


11

Tháng 3 – 2016, Hiệp hội thầy thuốc Mĩ (American College of
Physicians) đã đưa ra khuyến cáo điều trị mất ngủ mạn tính ở người trưởng
thành, theo đó trị liệu hành vi – nhận thức là lựa chọn hàng đầu và có thể bổ
sung điều trị bằng thuốc nếu liệu pháp tâm lý không thành công trên cơ sở cân
nhắc giữa lợi ích, nguy cơ và giá thành điều trị. Các thuốc được Hiệp hội thuốc
và dược phẩm Mĩ (FDA) chấp thuận bao gồm: các BZD (triazolam, estazolam,
temazepam, flurazepam, và quazepam), thuốc ngủ nonBZD (như zolpidem,
eszopiclone, và zaleplon), thuốc đối vận receptor orexin (suvorexant), thuốc
đồng vận receptor melatonin (ramelteon), và doxepin [23].

1.1.3. Mất ngủ và giai đoạn mãn kinh theo y học hiện đại
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ bước vào giai đoạn mãn
kinh có tỉ lệ mất ngủ cao hơn ở phụ nữ trẻ tuổi và gặp nhiều vấn đề về giấc
ngủ hơn [28], [29], [30], [31]. Nhìn chung, một số yếu tố ảnh hưởng tới giấc
ngủ của phụ nữ thời kì mãn kinh có thể kể đến là [5], [29], [32]:
- Các triệu chứng rối loạn vận mạch bao gồm bốc hỏa và vã mồ hôi thường xảy
ra vào ban đêm, trong khi ngủ, đánh thức bệnh nhân;
- Nồng độ estrogen sụt giảm đột ngột gây ra một loạt các biến đổi ảnh hưởng
đến trạng thái tâm thần kinh, là yếu tố thuận lợi gây mất ngủ;
- Progesteron được chứng minh có tác dụng an thần và giải lo âu, sự sụt giảm nồng
độ hormone này trong giai đoạn mãn kinh cũng góp phần gây mất ngủ;
- Tuổi và tình trạng sức khỏe: các vấn đề sức khỏe phát sinh trong giai đoạn này bao
gồm: béo phì, bệnh tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết; các vấn đề
liên quan đến đau nhức mãn tính, vấn đề sử dụng thuốc kích thích, rượu, thuốc lá,
cafein, thuốc giãn phế quản, thuốc chống động kinh,…
- Lo âu và trầm cảm là những yếu tố liên quan đến các rối loạn giấc ngủ và
thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh.
• Điều trị mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh
Những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh được chia thành 4
nhóm với phương pháp điều trị riêng [33]:


12

- Mất ngủ do mãn kinh: là mất ngủ gây ra bởi quá trình mãn kinh liên quan đế
sự thay đổi nội tiết tố, thường kèm theo các triệu chứng mãn kinh. Điều trị:
Liệu pháp hormone thay thế; các thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin, các
thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin và noradrenalin; clonidine; gabapentin;
chế độ ăn giàu isoflavone, các loại đậu; vệ sinh giấc ngủ; liệu pháp thư giãn;
liệu pháp hành vi nhận thức; liệu pháp kiểm soát kích thích.

- Mất ngủ nguyên phát: là tình trạng mất ngủ có nguyên nhân không rõ ràng
(mất ngủ tâm sinh lý). Điều trị: Vệ sinh giấc ngủ, liệu pháp thư giãn, liệu
pháp kiểm soát kích thích, liệu pháp hành vi nhận thức.
- Mất ngủ thứ phát: là mất ngủ có nguyên nhân là các rối loạn về thể chất, tâm
thần. Các rối loạn ảnh hưởng đến giấc ngủ ở giai đoạn này bao gồm: hội
chứng ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân dao động, các bệnh lý (Alzheimer,
Parkinsons, ung thư, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hội chứng
trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim, tiểu đêm,
béo phì, suy giáp, các bệnh lý cơ xương khớp,…), các rối loạn tâm thần (trầm
cảm, lo âu), do tác dụng phụ của thuốc, do ảnh hưởng của tuổi. Điều trị: Phát
hiện và điều trị các bệnh lý gây ra mất ngủ
- Mất ngủ do yếu tố môi trường, tâm lý xã hội, nhận thức. Điều trị cần tìm
ra và thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ [33].
1.2. MÃN KINH VÀ MẤT NGỦ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Giai đoạn mãn kinh
Mãn kinh là trạng thái người phụ nữ không còn kinh nguyệt khi bước
vào độ tuổi trung niên, gọi là “kinh tuyệt”. Mãn kinh là một biểu hiện của quá
trình lão suy. Kinh nguyệt vốn là huyết dư trào ra hàng tháng từ huyết hải
(mạch thái xung) do khí huyết dồi dào từ ngũ tạng theo 12 kinh dồn góp lại.
Khi ngũ tạng kém điều hòa, khí hư huyết thiếu, mạch xung, nhâm bị tổn thương
thì kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Theo thiên “Thượng cổ thiên chân luận” sách Tố
vấn, phụ nữ từ 42 tuổi thận khí bắt đầu suy, kinh nguyệt rối loạn, ba kinh dương
ở phần trên cơ thể suy, da mặt nhăn, khô, tóc bắt đầu bạc,…và đến tuổi 49 thì


13

thận khí suy, thiên quý kiệt, nhâm mạch hư, thái xung mạch kém, địa đạo không
thông, mất kinh, thân thể gầy mòn, không thể có con,... [34].
Ở thời kì mãn kinh, tinh tiên thiên của người phụ nữ suy kiệt, thiên quý

hết, lại thêm chức năng của ngũ tạng suy giảm nên tinh huyết hậu thiên cũng
thiếu. Hậu quả của tình trạng trên là mất cân bằng âm dương, khí huyết kém
điều hòa, và rối loạn hai thuộc tính hàn nhiệt dẫn đến một loạt các biến hóa bệnh
lý trên cơ thể người phụ nữ biểu hiện bằng các triệu chứng mãn kinh. Mức độ
nặng nhẹ của những triệu chứng này trên từng cá nhân là khác nhau tùy vào điều
kiện sống, trạng thái tâm lý của từng người. Tình trạng trên có thể được mô tả
trong các chứng Hỏa vượng, Huyễn vựng, Đầu thống, Thất miên, Chứng tý, Hư
lao, Tâm căn suy nhược, Cốt trưng lao nhiệt,… của YHCT.
Phụ thuộc vào triệu chứng chính trên lâm sàng, mức độ, quá trình diến
biến bệnh mà có thể phân chia các rối loạn thời kì mãn kinh thành các thể [12]:
• Âm hư nội nhiệt:
- Triệu chứng: phụ nữ quanh thời kì mãn kinh xuất hiện đau lưng mỏi gối, ù tai,
huyễn vựng, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, tiểu ngắn đỏ, đại tiện
táo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
- Pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt
- Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm
• Âm hư huyết thiếu :
- Triệu chứng: phụ nữ quanh thời kì mãn kinh xuất hiện thắt lưng và các khớp
đau mỏi, đầu choáng, kiện vong, ù tai, điếc tai, răng lung lay, rụng sớm, lưỡi
nhợt, rêu mỏng, mạch tế nhược.
- Pháp điều trị: Tư thận, điền tinh, dưỡng huyết
- Phương dược: Tả quy hoàn gia giảm
• Âm hư can vượng:
- Triệu chứng: phụ nữ thời kì mãn kinh có đau lưng mỏi gối, đầu thống, phiền
táo, dễ cáu, đạo hãn, mắt khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch huyền tế sác.
- Pháp điều trị: Tư thận dưỡng can, bình can tiềm dương
- Phương dược: Kỉ cúc địa hoàng hoàn gia vị
• Tâm thận bất giao:



14

- Triệu chứng: phụ nữ quanh thời kì mãn kinh xuất hiện đau lưng, mỏi gối,
chóng mặt, ù tai, đạo hãn, tâm quý, chính xung, tâm phiền không yên, thất
miên, đa mộng, nặng thì tình chí thất thường, đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch tế
sác.
- Pháp điều trị: tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận
- Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn kết hợp Hoàng liên a giao thang gia
giảm
• Thận dương hư:
- Triệu chứng: phụ nữ quanh thời kì mãn kinh xuất hiện đau lạnh thắt lưng,
người lạnh, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, tiều trong dài, tiểu đêm, mặt mũi
tay chân sưng phù, ăn kém, đại tiện nát, nặng có thể ngũ canh tiết tả, chất lưỡi
nhợt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.
- Pháp điều trị: Ôn thận phù dương
- Phương dược: Hữu quy hoàn gia giảm
• Thận âm thận dương đều hư:
- Triệu chứng: phụ nữ quanh thời kì mãn kinh xuất hiện chóng mặt, ù tai, kiện
vong, người lúc nóng lúc lạnh, tự hãn, sợ gió, eo lưng lạnh đau, lưỡi nhợt, rêu
mỏng, mạch trầm nhược.
- Pháp điều trị: Âm dương song bổ
- Phương dược: Nhị chí hoàn kết hợp Nhị tiên thang gia giảm.
1.2.2. Mất ngủ theo y học cổ truyền
Mất ngủ trong YHCT gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”.
1.2.2.1. Triệu chứng và điều trị
Khi biện luận về mất ngủ, trước hết cần hiểu được là khó ngủ hoặc ngủ
mà không sâu hoặc khi ngủ dễ tỉnh giấc hoặc sau khi tỉnh dậy thì khó ngủ lại
hoặc suốt đêm không ngủ được, sau đó cần biện rõ hư thực. Chứng hư phần
nhiều thuộc âm huyết không đủ, trách ở tâm, tỳ, can, thận. Chứng thực phần
nhiều vì can uất hóa hỏa, thức ăn đình trệ, đờm trọc, vị phủ không hòa. Khi

chữa lấy bổ hư, tả thực, điều chỉnh âm dương làm nguyên tắc: hư thì nên bổ
vào chỗ suy, ích khí dưỡng huyết, tư bổ can thận; thực thì tả chỗ thừa, tiêu


15

đạo hòa trung, thanh hỏa hóa đàm. Chứng thực lâu ngày làm cho khí huyết
hao tổn, cũng có thể chuyển thành hư, hình thành hư thực xen lẫn, khi đó cách
chữa vừa bổ vừa tả [35], [36].
Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, YHCT phân mất ngủ thành các thể và
áp dụng phương pháp điều trị như sau [37]:
• Thể tâm tỳ lưỡng hư:
- Triệu chứng: mất ngủ, ngủ hay mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, tâm quý, hay quên, có
thể kèm theo hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, chân tay rã rời, ăn uống
không ngon miệng hoặc đầy bụng chán ăn; sắc mặt nhợt nhạt; chất lưỡi nhợt,

-

rêu trắng mỏng hoặc rêu nhờn dày; mạch tế nhược hoặc nhu hoạt.
Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần
Phương dược: Quy tỳ thang
Thể âm hư hỏa vượng:
Triệu chứng: mất ngủ, tâm phiền, chóng mặt ù tai, hay quên, nhức mỏi lưng,
con trai bị mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu


-

hoặc không rêu, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần

Phương dược: Hoàng liên a giao thang
Thể tâm đởm khí hư:
Triệu chứng: Mất ngủ, khi ngủ dễ tỉnh giấc, hay sợ hãi, dễ bị giật mình, tâm
quý, khí đoản, nước tiểu trong dài; hoặc người mệt mỏi nhưng khó ngủ, người
gầy, sắc mặt nhợt; hoặc mất ngủ, tâm quý, hoa mắt chóng mặt, miệng và họng
khô, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, hoặc chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế hoặc


-

huyền nhược.
Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí
Phương dược: An thần định chí hoàn.
Thể can uất hóa hỏa
Triệu chứng: Mất ngủ, tính tình dễ cáu giận, nếu nặng bệnh nhân cả đêm
không ngủ được, tức ngực, đau tức vùng mạng sườn, miệng khát, thích uống
nước, chán ăn, miệng khô, đắng miệng, mắt đỏ, ù tai, nước tiểu vàng, hoặc


16

bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu

-

lưỡi vàng hoặc rêu vàng khô, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh can tả nhiệt, an thần
Phương dược: Long đởm tả can thang
Thể đàm nhiệt nội nhiễu:
Triệu chứng: Mất ngủ, nặng đầu, tức ngực, tâm phiền, có thể kèm buồn nôn,

nôn, ợ hơi, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt hoặc đại tiện táo, cả đêm mất ngủ,

chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung an thần
- Phương dược: Ôn đởm thang
1.2.3. Mất ngủ và giai đoạn mãn kinh theo y học cổ truyền
Giấc ngủ của con người chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Sự rối loạn
hoạt động của ngũ tạng đều gây ra mất ngủ: mất ngủ do tâm gọi là chính tà, do
can hư là hư tà, do vị thực là thực tà, nếu do thận hỏa là tặc tà, nếu do phế thực là
vi tà [38]. Các chứng trạng thường gặp trong thời kì mãn kinh bao gồm Hỏa
vượng, Thất miên, Đầu thống, Huyễn Vựng, Cốt trưng, Tý chứng,… có nguồn
gốc sâu xa là do thận suy, khí hư huyết thiếu, công năng của ngũ tạng suy giảm
(đặc biệt thận âm hư và huyết hư).
Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là có liên
quan tới tâm, tỳ, can, thận và âm huyết không đủ, và đều là vì âm suy, dương
thinh, âm dương không giao nhau. Huyết được hóa sinh từ tinh vi từ thủy cốc,
lên nuôi dưỡng cho tâm thì tâm được sung túc, đến tàng ở can thì can được
nhu hòa; huyết hóa sinh ra tinh, tinh tàng chứa ở thận, thận tinh liên tiếp với
tâm, tâm hỏa giao xuống ở thận thì thần chí được yên [35]. Bản chất của kinh
tuyệt phần nhiều do thận âm hư, tinh tiên thiên suy kiệt, thiên quý cạn, tinh
huyết hư do đó tất yếu sẽ có ảnh hưởng tới tâm thần, gây mất ngủ, mà chủ yếu
là tình trạng âm hư hỏa vượng, hoặc tâm tỳ hư.


17

Cơ chế bệnh sinh chính của thời kì mãn kinh là do thận tinh hư tổn, âm
huyết hư dẫn tới một loạt các biến hóa bệnh lý đều ảnh hưởng tới giấc ngủ. Khi
điều trị bệnh lý mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cần phải áp dụng pháp trị cả tiêu lẫn
bản: lấy bổ huyết sinh tinh làm căn bản để điều trị rối loạn thời kì mãn kinh;

đồng thời sử dụng các vị thuốc có tác dụng an thần để điều trị triệu chứng.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẤT NGỦ Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
1.3.1. Trên thế giới
Về mức độ phổ biến của mất ngủ trong giai đoạn mãn kinh, trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu:
- Năm 2005, một nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ trung niên (tuổi từ 43 đến
53, bao gồm phụ nữ trước và trong giai đoạn mãn kinh) chỉ ra rằng nhóm phụ
nữ trong giai đoạn mãn kinh gặp vấn đề về giấc ngủ nhiều hơn [28];
- Một nghiên cứu khác do Kalleinen và cộng sự tiến hành năm 2008 trên 21
phụ nữ tiền mãn kinh, 29 phụ nữ đã mãn kinh và 11 phụ nữ trẻ cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về giấc ngủ chủ quan giữa nhóm phụ nữ trẻ và
nhóm phụ nữ đang trong quá trình mãn kinh [39];
- Năm 2012, Blumel và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 6079 phụ nữ trung niên
tuổi từ 40 đến 59 ở 11 nước Mỹ Latin cho kết quả 56,6% số phụ nữ này có bị
mất ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ, hoặc cả hai. Đặc biệt, mức độ phổ biến
của triệu chứng mất ngủ, cũng như sự giảm chất lượng giấc ngủ tăng lên theo
tuổi và theo giai đoạn mãn kinh; các triệu chứng do rối loạn vận mạch, trạng thái
trầm cảm và lo âu cũng liên quan tới các rối loạn giấc ngủ [30].
Về vấn đề điều trị, nhiều phương pháp đã được nghiên cứu:
- Năm 2006, Anfonso và cộng sự đã báo cáo kết quả của một thử nghiệm lâm
sàng về tác dụng của phương pháp yoga làm giảm tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn
kinh [40];


18

- Hoặc thử nghiệm lâm sàng trên 410 phụ nữ tuổi từ 40 – 60 của Soares và
cộng sự cho thấy Eszopiclone có tác dụng điều trị mất ngủ ở phụ nữ mãn
kinh, làm tăng thời lượng giấc ngủ cũng như giảm các triệu chứng mãn kinh,
làm tăng chất lượng cuộc sống [41];

- Năm 2009, Teurachi và cộng sự nghiên cứu trên 1451 phụ nữ mãn kinh và
tiền mãn kinh Nhật Bản bị mất ngủ cho thấy liệu pháp hormone thay thế và
thuốc gây ngủ đều có hiệu quả điều trị rõ rệt [42];
- Năm 2011, Kung và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 45 phụ nữ Đài Loan
mãn kinh và nhận thấy phương pháp nhĩ châm có hiệu quả cải thiện rõ rệt
chất lượng giấc ngủ theo thang điểm PSQI [43];
- Năm 2011, tại Đài Loan, Chia-Hao Yeh cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
trên 67 phụ nữ trong thời kì mãn kinh và tiền mãn kinh đánh giá tác dụng của
bài thuốc Toan táo nhân thang điều trị tình trạng mất ngủ ở đối tượng này và
cho thấy thuốc an toàn, có hiệu quả cải thiện thời lượng giấc ngủ cũng như
các rối loạn ban ngày [44].
Để đánh giá lợi ích và nguy cơ của liệu pháp hormone thay thế đối với
phụ nữ mãn kinh có rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành:
- Một thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức hành động vì sức khỏe phụ nữ (WHI Women's Health Initiative) đã được tiến hành trên 16608 phụ nữ mãn kinh
khỏe mạnh độ tuổi từ 50 – 79 tại 40 trung tâm y tế trên toàn nước Mĩ với thời
gian theo dõi trung bình là 5,2 năm. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng viên
uống kết hợp estrogen và progestin làm tăng nguy cơ các biến cố mạch vành,
đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch và đặc biệt là ung thư vú [9]. Kết quả trên kết
hợp với một số bằng chứng khác khuyến cáo rằng liệu pháp hormone ngắn
hạn có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng vận mạch từ trung bình
đến nặng ở phụ nữ khỏe mạnh ngay sau khi mãn kinh, nhưng không phù hợp
để điều trị dài hạn các bệnh lý tim mạch [10];


19

- Một phân tích gộp trên 23 thử nghiệm lâm sàng trước năm 2012 cho thấy viêc
sử dụng kéo dài liệu pháp estrogen phối hợp làm tăng đáng kể nguy cơ mắc
các biến cố tim mạch, huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ, ung thư vú, tử vong do
ung thư phổi, sa sút trí tuệ. Trong khi đó liệu pháp estrogen đơn trị làm tăng

nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ và bệnh túi mật. Lợi ích lâm sàng rõ
ràng nhất của liệu pháp hormone là làm giảm các triệu chứng mãn kinh và
giảm nguy cơ gãy xương [11].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về mất ngủ và phụ nữ tiền mãn
kinh, mãn kinh. Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về
tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Nghiên cứu về các rối loạn trong thời
kì mãn kinh có thể kể đến như:
- Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức về Thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ
nữ Việt Nam tuổi mãn kinh và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của phụ nữ ở lứa tuổi này ở bảy vùng trong cả nước cho
thấy có 11 triệu chứng cơ năng trong thời kì tiền mãn kinh: đau đầu, hay cáu gắt,
cơn bừng nóng, cảm giác buồn bực, hay quên, mất ngủ, hay hồi hộp, tê buồn
chân tay, buồn ngủ ban ngày, cảm giác buồn chán và tê lạnh sống lưng và bàn
tay, bàn chân. Các biểu hiện của thời kì mãn kinh hay gặp nhất là đau mỏi lưng
(80,7%), hay quên (69,6%), thay đổi cân nặng (69,9%), mất ngủ ban đêm
(57,5%), hay hồi hộp (52, 9%), cơn bừng nóng (44,5%). Các biểu hiện khác có tỉ
lệ thấp hơn, thời gian kéo dài triệu chứng là từ 1 – 5 năm [45];
- Một điều tra dịch tễ học của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự trên đối
tượng phụ nữ mãn kinh vào các năm 1998, 2003, 2006 cho thấy các triệu
chứng cơ xương khớp chiếm tỉ lệ cao nhất (67%), rối loạn vận mạch chiếm
40%, rối loạn về tiết niệu, sinh dục chiếm 30 – 35% [46], [47].


20

Về điều trị, một số nghiên cứu tập trung vào điều trị hội chứng mãn
kinh, cũng có nghiên cứu đánh giá phương pháp điều trị mất ngủ:
- Từ năm 1994, Trần Đức Thọ đã bước đầu áp dụng điều trị thay thế bằng
Estrogen và Progesteron ở phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nghiên

cứu trên cho kết quả: sau điều trị các triệu chứng như bốc hỏa, chóng mặt
giảm 100%, nhức đầu giảm 78,5%, dấu hiệu chuột rút giảm 82,14%, tê tay
chân giảm 80,76%, đau cột sống giảm 43,75% [48];
- Năm 2002, Lê Thị Hương Giang đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị mất ngủ
không thực tổn (thể tâm tỳ hư) bằng điện châm cho thấy có sự cải thiện rõ rệt
các chỉ số chất lượng, thời lượng giấc ngủ, giảm thời gian vào giấc, tăng hiệu
suất giấc ngủ cũng như giảm các rối loạn đi kèm [49];
- Năm 2003, nghiên cứu của Đỗ Văn Bách đánh giá tác dụng điều trị của viên
Tiêu dao đan chi trong điều trị hội chứng mãn kinh trên 37 bệnh nhân mãn
kinh đạt kết quả khá và tốt là 75,6% [50];
- Năm 2005, Nguyễn Hồng Siêm đánh giá tác dụng của viên nang Lục vị phối
hợp với viên nang Tiêu dao đan chi điều trị hội chứng mãn kinh trên 88 bệnh
nhân cho thấy 96,71% bệnh nhân có hiệu quả, cụ thể loại tốt đạt 61,51%, loại
khá 35,2%, loại trung bình 3,29%, không có loại kém [51].
Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể việc
điều trị tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Đồng thời bài thuốc Hậu thiên
lục vị phương là một bài thuốc cổ phương tuy vẫn được sử dụng trên lâm sàng
để điều trị các chứng bệnh suy nhược cơ thể, mất ngủ tuy nhiên lại chưa được
nghiên cứu vể tác dụng thực tế trên lâm sàng. Do đó nghiên cứu được tiến
hành với mục tiêu là bước đầu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của bài thuốc
ở đối tượng phụ nữ mãn kinh có mất ngủ.
1.4. BÀI THUỐC HẬU THIÊN LỤC VỊ PHƯƠNG
- Xuất xứ: Hải thượng y tông tâm lĩnh (phần Hiệu phỏng tân phương).
- Tác giả: Lê Hũu Trác, tự Hải Thượng Lãn Ông
- Thành phần:
Vị thuốc

Vai trò

Liều lượng


Liều lượng

Lưu ý


21

Thục địa
Đương quy
Nhân sâm

Quân
Thần

(Đảng sâm) *
Đan sâm
Viễn chí
Táo nhân


Sứ

(lạng)
1 lạng
5 đồng
3 đồng
2 đồng
1 đồng
1 đồng


(g)
35g
18 g
12
(24g)
08
04
04

Rửa rượu
Chế với cam thảo
Sao đen

(*) Đảng sâm có tác dụng tương tự như nhân sâm nhưng kém hơn, có thể
dùng thay thế nhân sâm với liều gấp đôi [52].
Cách dùng: Tất cả cộng thêm sinh khương, đại táo làm thang sắc uống
lúc còn hơi ấm.
Đặc tính của các vị thuốc: Xem phụ lục 3
- Tác dụng: bổ huyết, dưỡng âm tinh, an thần.
- Chủ trị: Âm huyết của hậu thiên suy nhược, hình thể gầy, da khô, sắc mặt úa
vàng, lông tóc khô, tính nóng hay giận, nóng hâm hấp hoặc về chiều nóng sốt,
không ngủ, đổ mồ hôi trộm, vật vã rối loạn, hoặc sau khi bị các chứng xuất
huyết gây ra bệnh. Phàm các chứng khô ráo tiều tụy đều chữa được cả.
- Phân tích bài thuốc: Thục địa làm Quân, có công năng bổ huyết rất mạnh.
Đương quy làm Thần vừa bổ vừa nhuận, vừa ích tâm sinh huyết. Nhân sâm
(đảng sâm) và đan sâm làm Tá: một vị có tác dụng ích khí nuôi âm, có tác
dụng như thang tứ vật; một vị là huyết dược trong khí, làm cho cái vô hình
sinh ra cái hữu hình. Dùng táo nhân, viễn chí, đại táo làm sứ có thể làm ấm
phần âm, tư nhuận phần huyết và bổ tâm ích tinh [13].

-


22

CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Tên bài thuốc: Hậu thiên lục vị phương.
- Thành phần bài thuốc:
Vị thuốc
Thục địa
Đương quy
Đảng sâm
Đan sâm
Viễn chí
Táo nhân
Đại táo
Sinh khương

Liều lượng (g)
35
18
24
08
04
04
06
04


Tiêu chuẩn
DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV
DĐVN IV
Cơ sở

Chú ý bào chế
Tẩm rượu
Tẩm rượu, sao
Chế với cam thảo
Sao đen

- Tác dụng: bổ huyết, dưỡng âm tinh, an thần.
- Bào chế, chế biến: Các dược liệu đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV.
Thuốc được bào chế tại Khoa Dược – Bệnh viện YHCT Hà Nội. Các vị thuốc
sau khi sơ chế và phức chế bằng các phương pháp theo quy định của Bộ Y tế
sẽ được sắc và đóng túi tự động theo dây chuyền. Mỗi thang đóng thành 2 túi,
mỗi túi 100ml.
- Cách dùng, liều dùng: Mỗi ngày uống 2 túi, chia hai lần 9h – 16h.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 44 bệnh nhân được khám và điều trị nội trú tại BV đa khoa
YHCT Hà Nội, tình nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Phụ nữ đã mãn kinh tự nhiên ở độ tuổi 40 – 65 được chẩn đoán mất ngủ theo
Bách khoa thư bệnh học;
- Tình trạng mất ngủ khởi phát sau các biểu hiện của thời kì mãn kinh;

- Bệnh nhân kinh tuyệt thể âm hư huyết thiếu theo YHCT và có triệu chứng mất
ngủ;


23

- Trong vòng 1 tháng trước điều trị không sử dụng các thuốc gây ngủ cả YHCT
và YHHĐ;
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị;
- Không áp dụng phương pháp điều trị nào khác trong quá trình điều trị.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có tiền sử hoặc hiện tại có sử dụng chất kích thích, hoặc sử dụng đồ uống có
cồn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng trả lời câu hỏi;
- Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, chưa kiểm soát; suy gan, suy thận; mắc một
số bệnh lý tâm thần khác như loạn thần, tâm thần phân liệt.
- Bỏ thuốc quá 3 ngày trong quá trình điều trị;
- Không làm đủ các xét nghiệm theo yêu cầu nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh và mất ngủ
• Tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh
- Mãn kinh: Phụ nữ trên 40 tuổi đang có kinh xuất hiện tắt kinh liên tục trong
vòng 12 tháng.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ theo Bách khoa thư bệnh học:
- Khó khăn khi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ


kém;
Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất là 3 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 1 tháng;
Mất ngủ gây lo lắng và hậu quả của việc mất ngủ xảy ra cả đêm lẫn ngày;
Mất ngủ kèm theo những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tiêu chuẩn chẩn đoán kinh tuyệt thể âm hư huyết thiếu theo YHCT:

Vọng chẩn
Văn chẩn

Vấn chẩn

Thiết chẩn

Thần mệt mỏi, sắc nhợt, gò má đỏ
Lưỡi thon đỏ, rêu vàng khô hoặc không rêu
Hoặc lưỡi hồng nhợt, rêu mỏng nhuận
Tiếng nói thường nhỏ yếu
Trong người nóng, phiền nhiệt, miệng khô họng khát
Đạo hãn, đầu thống, huyễn vựng, kiện vong, nhĩ lung, thất
miên, mộng mị, tâm quý, chính xung
Lưng gối, xương khớp đau mỏi, cốt chưng, răng lung lay,
rụng sớm
Tiểu vàng, di niệu, đại tiện khô, táo kết
Bệnh nhân sau mãn kinh
Da lòng bàn tay lòng bàn chân ấm nóng


24

Mạch trầm tế nhược hoặc trầm tế sác
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lâm sàng mở, so sánh kết quả
trước và sau điều trị.
- Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện có chủ đích, bao gồm 44 bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn tham gia nghiên cứu.

- Phương pháp dùng thuốc:
o Mỗi ngày uống 1 thang thuốc được đóng thành 2 túi, mỗi túi 100ml,
o

chia 2 lần 9h – 16h.
Liệu trình điều trị: liên tục trong 30 ngày

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Các đặc điểm lâm sàng
• Tuổi mãn kinh được chia thành 3 nhóm:
- 40 – 45 tuổi : Mãn kinh sớm
- 46 – 55 tuổi : Tuổi mãn kinh bình thường
- Trên 55 tuổi: Mãn kinh muộn
• Tình trạng hôn nhân: Độc thân/ đang có chồng/ ly dị, ly thân, góa
chồng.
• Huyết áp:
Bệnh nhân được nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp. Huyết áp
được đo 01 lần tại động mạch cánh tay 2 bên ở tư thế ngồi với nếp gấp khuỷu
ngang mức với tim, bao gồm các chỉ số:
Huyết áp tâm thu (HATT) là trung bình cộng HATT hai tay.
Huyết áp tâm trương (HATTr) là trung bình cộng HATTr hai tay
Chỉ số huyết áp được phân loại thành các mức độ:
- Tăng huyết áp theo JNC VI [62] khi:
o HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg, đánh giá ít nhất 2
lần khi nghỉ ngơi tại thời điểm nghiên cứu.
o Hoặc có tiền sử được chẩn đoán tăng huyết áp và đang dùng thuốc
điều trị huyết áp


25


- Huyết áp bình thường [62]: 90 < HATT < 140 mmHg và 60 < HATTr < 90
mmHg và đang không dùng thuốc hạ huyết áp.
- Huyết áp thấp: HATT ≤ 90 mmHg và/hoặc HATTr ≤ 60 mmHg và đang
không dùng thuốc hạ huyết áp [63].
• Tần số mạch: Mạch được bắt tại động mạch quay khi nghỉ ngơi ít nhất


15 phút. Tần số mạch được chia thành các mức độ [64]:
Mạch nhanh: tần số mạch > 90 lần/phút
Mạch bình thường: 60 – 90 lần/phút
Mạch chậm: tần số mạch < 60 lần/phút
BMI: được tính theo công thức cân nặng/chiều cao 2 (kg/m2). Phân độ
BMI được chia thành 3 mức [65]:
- Gầy: BMI < 18,5 kg/m2;
- Trung bình: 18,5 ≤ BMI < 23 kg/m2;
- Thừa cân/ béo phì: BMI ≥ 23 kg/m2.
Các giá trị huyết áp, mạch, BMI được theo dõi trong quá trình dùng

thuốc của bệnh nhân, đồng thời được đánh giá tại hai thời điểm: trước điều trị
(D0) và sau điều trị 30 ngày (D30)
• Thời gian mất ngủ: hai mức độ: 1 – 3 tháng, > 3 tháng
• Tình trạng mất ngủ theo thang điểm PSQI [66] (Phụ lục 1)
Thang điểm PSQI gồm 7 chỉ số đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ của
bệnh nhân trong vòng 1 tháng trước đó. PSQI được phát triển vào năm 1989,
là thang đo thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu để đánh
giá các rối loạn giấc ngủ. Thang đo này đã được lượng giá về độ tin cậy và độ
đặc hiệu trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam [67].
Thang điểm có đánh giá vấn đề sử dụng thuốc ngủ của bệnh nhân, tuy nhiên
nghiên cứu của chúng tôi chỉ lựa chọn những bệnh nhân không sử dụng các

thuốc gây ngủ (bao gồm cả thuốc YHHĐ và YHCT) trong vòng 1 tháng nên
không sử dụng chỉ số này để đánh giá về giấc ngủ. Sáu chỉ tiêu còn lại được
đánh giá tại 2 thời điểm trước điều trị (D0) và sau điều trị 30 ngày (D30), mỗi
triệu chứng được cho điểm từ 0 – 3 phụ thuộc vào mức độ, bao gồm:


×