Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của BỆNH NHÂN xẹp đốt SỐNG tại BỆNH VIỆN VIỆT đức năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.59 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
XẸP ĐỐT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM HUY TUẤN KIỆT

HÀ NỘI – 2017



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và bệnh viện. Nhân dịp hoàn thành bản
khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng.
Bộ môn Kinh tế y tế - Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Ban giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức.
Khoa Phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức.


Em xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.
TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt – giảng viên bộ môn Kinh tế y tế, Viện Đào tạo Y
học dự phòng và Y tế công cộng – người thầy đã tận tình bỏ nhiều thời gian
và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Và cuối cùng,để đạt được kết quả học tập này, con xin gửi lời cảm ơn
tới bố mẹ và người thân – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và chỉ bảo
con thành người, đã chia sẻ và động viên những lúc con khó khăn nhất, để
con có thể tiếp tục bước trên con đường con đã, đang và sẽ chọn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo đại học–Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp bộ môn Kinh tế y tế
Tôi xin cam đoan đề tài “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp
đốt sống tại bệnh viện Việt Đức năm 2017” là do tôi thực hiện, các số liệu
trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kì
nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XĐS:

Xẹp đốt sống

THĐSQD:

Tạo hình đốt sống qua da

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới

VAS:

Thang điểm đánh giá sức khỏe tổng quát

WHOQoL:

Bộ đo lường chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế Thế giới

EQ-5D:

Bộ đo lường chất lượng cuộc sống của châu Âu

QUALEFFO:

Bộ đo lường chất lượng cuộc sống dành riêng cho bệnh
nhân loãng xương của châu Âu



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xẹp đốt sống (XĐS) là bệnh lý tủy sống nguy hiểm và phổ biến. Bệnh
thường xảy ra ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như loãng
xương, chấn thương, u máu cột sống, do thuốc,… nhưng chủ yếu là do loãng
xương. XĐS cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi, nguyên nhân thường là các
chấn thương. Bệnh gây nên các cơn đau, có thể gây liệt, mất cảm giác,… do
đốt sống bị lún và chèn vào các dây thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng lớn
đến các hoạt động hàng ngày, gây giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
một cách đáng kể, hơn nữa còn gây ra gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân, gia
đình và xã hội [1],[2],[3].
Trên thế giới, số lượng và gánh nặng bệnh tật do loãng xương nói
chung và xẹp đốt sống nói riêng đã được nghiên cứu nhiều năm về trước. Tỉ lệ
gãy xương cột sống trên thế giới là khá cao, ở châu Âu là từ 18% đến 26%,
20-24% là tỉ lệ gãy cột sống ở phụ nữ da trắng trên 50 tuổi tại Bắc Mỹ, ở Nhật
Bản tỉ lệ này cũng lên đến 24% [4]. Tỉ lệ XĐS còn tăng đến 40% ở phụ nữ 80
tuổi và gia tăng tỉ lệ chết từ 19 trên 1000 người phụ nữ không bị gãy cột sống
lên đến 44 trên 1000 đối với phụ nữ gãy 5 thân đốt sống hoặc nhiều hơn [5].
Ngoài ra, XĐS gây giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đáng kể và tiêu
tốn nhiều tiền bạc. Ở Mỹ, năm 1995 đã tốn khoảng 745 triệu đô la Mỹ cho
việc điều trị XĐS [6].

Trong hoàn cảnh số lượng XĐS do loãng xương cao, kèm theo chất
lượng cuộc sống của các bệnh nhân bị giảm nhiều, năm 1984 nhóm phẫu
thuật của giáo sư Hervé Deramond đã thực hiện phương pháp tạo hình đốt
sống qua da (THĐSQD) lần đầu tiên. THĐSQD được thực hiện dưới hướng
dẫn của X-Quang tăng sáng truyền hình, bệnh nhân sẽ được bơm hỗn dịch xi
măng vào thân đốt sống qua da, không cần phẫu thuật, do đó hạn chế xâm lấn.
Về sau này xi măng được thay thế bằng xi măng hóa học và sau đó là xi măng


10

sinh học vào năm 1993. Tại Việt Nam, kỹ thuật THĐSQD đã được thực hiện
thành công từ năm 1999 [7]. Hiện nay vẫn song song thực hiện 2 phương
pháp bơm xi măng có bóng và bơm xi măng không bóng [8].
Đối với bệnh nhân XĐS, khôi phục chất lượng cuộc sống trở lại như
trước khi mắc bệnh là điều cực kì quan trọng. Trong tình trạng XĐS ở người
cao tuổi đang có xu hướng tăng chủ yếu do gia tăng tuổi thọ, thì tình hình về
chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân XĐS lại càng phải được quan tâm.
Bên cạnh đó, phương pháp THĐSQD đã và đang được thực hiện ở nhiều
trung tâm y tế, bệnh viện ở các thành phố lớn trên cả nước. Việt Đức là bệnh
viện đầu ngành về ngoại khoa, do đó kỹ thuật THĐSQD được thực hiện ở đây
rất phổ biến và là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân.
Trước đây, đã có các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân XĐS tại khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức của Đỗ Thị
Nhung năm 2014 [9] và Đỗ Mạnh Cường năm 2015 [10] tuy nhiên chỉ dừng
lại việc mô tả chất lượng cuộc sống và mối liên quan tại một thời điểm. Đồng
thời, đầu năm 2015, khoa Phẫu thuật cột sống được chuyển địa điểm và mở
rộng quy mô. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân xẹp đốt sống tại bệnh viện Việt Đức năm 2017” với các mục
tiêu sau:

1. Mô tả chất lượng cuộc sống và mức độ thay đổi của bệnh nhân
xẹp đối sống trước và sau điều trị bằng bơm xi măng tại bệnh viện Việt
Đức năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ thay đổi chất lượng
cuộc sống trước và sau can thiệp của các bệnh nhân trên.


11

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Xẹp đốt sống do loãng xương
1.1.1. Định nghĩa xẹp đốt sống và loãng xương
Hiện tại chưa có định nghĩa quốc tế thống nhất cho xẹp đốt sống [11].
Nhưng chủ yếu, xẹp đốt sống còn được gọi là gãy thân đốt sống được cho là
tình trạng thân đốt sống bị gãy, lún xuống, gây ảnh hưởng đến chức năng của
cột sống [12].
Bệnh loãng xương là một tình trạng lâm sàng đặc trưng bởi "khối lượng
xương thấp và sự hủy hoại của các cấu trúc vi mô dẫn tới giảm sức xương và
tăng tính dễ bị gãy" [13].
1.1.2. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ của XĐS do loãng xương
Theo Robbins SL, XĐS do loãng xương là trạng thái vi gãy xương
trong đốt sống, do lún ép các thân đốt gây nên bởi tình trạng mất chất xương
từ từ, kín đáo.
Cơ chế sinh bệnh của XĐS do loãng xương có sự tham gia của nhiều
yếu tố làm giảm mật độ xương. Mật độ xương đạt được mức tối đa khi trưởng
thành, trước 20 tuổi như nghiên cứu của Gilsanz và cộng sự, sự mất chất
xương sau này do lớn tuổi, sự mãn kinh và lối sống hoặc do cả hai yếu tố trên.
Tốc độ mất chất xương bắt đầu từ 30 tuổi ở cả hai giới, tình trạng mất chất
xương ở bè xương dẫn đến loãng xương, trong đó có loãng xương tại các đốt

sống và dẫn tới XĐS. Đối với phụ nữ trên 65 tuổi, có hai yếu tố quyết định sự
mất chất xương ở phần bè xương là tuổi và sự mãn kinh. Mất chất xương liên
quan đến mãn kinh diễn biến nhanh sau mãn kinh một thời gian ngắn, do sự
giảm Estrogen nhanh chóng theo cấp số mũ, dẫn đến khối lượng xương mất
khoảng 20%. Sau đó là thời kì mất chất xương từ từ như thời gian trước mãn
kinh [2],[3].


12

Một nghiên cứu tại Mỹ năm 1989 cũng chỉ ra rằng tỉ lệ gãy cột sống
tăng theo tuổi, trong một năm có khoảng 29,6 phụ nữ dưới hoặc bằng 85 tuổi
mắc trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi đó. Đồng thời nghiên cứu cho thấy khả
năng gãy xương tỷ lệ nghịch với khối lượng xương, ước tính 42% phụ nữ có
mật độ khoáng xương cột sống nhỏ hơn 0,6g/cm2 hấp thu bởi photon kép có
gãy cột sống [14]. Kết quả tương tự với một nghiên cứu ở Trung Quốc, với
mỗi mật độ xương của xương sườn giảm tăng tỉ lệ gãy xương cột sống lên 2,4
lần, tỉ lệ gãy cột sống ở phụ nữ 50-59 tuổi là 5% tăng lên 37% ở phụ nữ trên
80 tuổi [15].
Ngoài yếu tố tuổi và mật độ xương nêu trên, còn có các yếu tố nguy cơ
khác là di truyền, môi trường, nội tiết tố hoặc bệnh mạn tính [16]. Cũng có
nghiên cứu đề cập đến việc thiếu vitamin D, thiếu nhận thức đúng đắn và sự
chăm sóc sức khỏe cần thiết cũng làm tăng khả năng gãy cột sống ở phụ nữ
châu Á [17].
1.1.3. Phân loại XĐS
Năm 1990, Kannis và cộng sự đã phân loại XĐS làm 3 loại [2],[3]:
- Loại 1: Xẹp hình chêm là dạng hay gặp nhất, giảm chiều cao bờ trước 20%
trở lên so với chiều cao bờ sau của thân đốt sống.
- Loại 2: Xẹp hình lõm hai mặt trên dưới, có giảm chiều cao phần giữa thân đốt
sống từ 20% trở lên so với bờ trước và sau.

- Loại 3: Lún xẹp khi chiều cao toàn bộ thân đốt sống giảm từ 20% trở lên so
với đốt sống kề cận.
Với mỗi loại XĐS nêu trên được đánh giá nặng nhẹ theo 3 độ [18]:
- Độ 1: giảm 20-25% chiều cao đốt sống và 10-20% diện tích đốt sống.
- Độ 2: giảm 26-40% chiều cao đốt sống và 24-40% diện tích đốt sống.
- Độ 3: giảm trên 40% chiều cao đốt sống và trên 40% diện tích đốt sống.
Đối với XĐS do loãng xương, gãy hình chêm là loại XĐS hay gặp nhất
và thường gặp ở độ 2. Trong khi đó XĐS ở người mãn kinh thì tỉ lệ gặp XĐS


13

do gãy hình chêm và gãy nén là tương tự nhau, đồng thời độ 1 và độ 2 cũng
gặp ở mức độ ngang bằng [19].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của XĐS
Thông thường các triệu chứng lâm sàng của XĐS là không nhiều và
thường không được chú ý đến, các bệnh nhân chỉ đến bệnh viện khi xuất hiện
các biểu hiện cấp tính [18].
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong XĐS bệnh lý là đau cột
sống. Đau cột sống khu trú tại vùng tổn thương, tính chất đau dai dẳng tăng
dần, bệnh nhân thường đáp ứng tốt với thuốc giảm đau [2],[3]. Tuy nhiên chỉ
có dưới 1% bệnh nhân đau lưng là do XĐS [20]. Ngoài đau cột sống, bệnh
nhân XĐS thường có hạn chế vận động, có những trường hợp không thể ngồi,
đứng dậy hay đi lại được, đặc biệt là sau khi bị chấn thương cột sống [2],[3].
So với những người bình thường, các bệnh nhân bị gãy cột sống có tỉ lệ
đau lưng cao hơn 2,4 lần, mất chức năng lưng cao hơn 2,6 lần; họ phải nghỉ
ngơi tại giường ít nhất 1 ngày, giảm hoạt động ít nhất 7 ngày trong một năm
do đau lưng gây nên [21]. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống của các bệnh nhân bị XĐS.
Giảm chiều cao cũng thường gặp trong XĐS, với tổn thương trên nhiều

đốt sống, mức độ xẹp thường lớn. Biến dạng cột sống xảy ra ở XĐS nửa trước
thân đốt sống làm cột sống thường cong ra trước, gây biến dạng cột sống,
nguy cơ gù, vẹo cột sống, trượt đốt sống… Khi XĐS mức độ nặng hoặc khi
bệnh nhân đến muộn, có thể gây tổn thương vào tủy sống hay rễ thần kinh,
dẫn đến triệu chứng chèn ép rễ, rối loạn hô hấp, thậm chí liệt hoàn toàn [2],
[3]. Biểu hiện giảm chiều cao cũng không phải là biểu hiện đáng tin của XĐS
cho đến khi chiều cao của bệnh nhân giảm trên 4cm dù bệnh nhân có XĐS
thuộc loại nào chăng nữa [22].


14

1.1.5. Chẩn đoán XĐS
- Chụp X-Quang cột sống: cần thiết phải chụp cả cột sống thẳng và nghiêng để
đánh giá tình trạng cột sống. Nếu như chụp X-Quang thẳng cho phép đánh giá
toàn bộ cột sống thì chụp nghiêng giúp đánh giá loại và mức độ của XĐS.
Trong quá trình chụp X-Quang đòi hỏi cột sống của bệnh nhân phải song song
với tấm chắn để có thể đọc kết quả một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, kết
quả cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đọc phim của bác sĩ lâm sàng hay
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh [23].
- Chụp cắt lớp vi tính: CT có khả năng nhận biết được XĐS tốt hơn so với XQuang nhiều lần, ngoài ra trên phim chụp CT có thể đánh giá được vết gãy là
lành tính hay ác tính, cấp tính hay mạn tính. Tuy nhiên phương pháp này có
điểm hạn chế do giá thành cao và vẫn có khả năng bỏ sót vết gãy, do đó đây
không được coi là phương pháp chẩn đoán ưu tiên [18].
- Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ không chỉ giúp xác định vị trí
XĐS, mà còn phản ánh tình trạng phù nề thân đốt sống. Đây chính là nguyên
nhân chính gây đau cho bệnh nhân, và có chỉ định THĐSQD. Có những
trường hợp bệnh nhân bị XĐS mà không gây phù nề thân đốt, thường do tổn
thương cũ, ít gây đau lưng. Ngoài ra phim cộng hưởng từ cũng cho phép đánh
giá các tổn thương phối hợp gây chèn ép tủy sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa

đệm, trượt đốt sống… [7],[8],[24],[25],[26],[27],[28].
- Phương pháp DEXA và y học hạt nhân: đây là 2 phương pháp mới được phát
triển. DEXA là phương pháp đo đậm độ xương bằng tia X giúp việc chẩn
đoán XĐS được dễ dàng hơn. Phương pháp y học hạt nhân được sử dụng thay
thế cho MRI trong trường hợp MRI không rõ hoặc chống chỉ định [18].
- Đo mật độ xương: Đây là xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, không giúp
chẩn đoán XĐS mà giúp chẩn đoán xác định bệnh nhân loãng xương, thông
qua đo mật độ khoáng trong xương [2],[29].
Bảng 1.1. Phân loại loãng xương theo WHO


15

T-score

Phân loại
-1 hoặc cao hơn
Bình thường
Từ -1 đến -2,5
Thiếu xương
-2,5 hoặc thấp hơn
Loãng xương
-2,5 hoặc thấp hơn và có gãy xương do loãng Loãng xương nặng
xương
Quá trình THĐSQD chỉ thực hiện với bệnh nhân có T-score ≤ -2,5
1.1.6. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt XĐS do loãng xương với XĐS do sử dụng
corticoid, do bệnh thận mạn tính, cường giáp, u xơ, ung thư di căn xương
[18]. Để phân biệt ngoài các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh cần làm thêm
các xét nghiệm về sinh hóa, đánh giá chức năng các hệ cơ quan.

1.2. Tạo hình đốt sống qua da
1.2.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu
1.2.1.1. Trên thế giới
Năm 1960, Sir John Charnley, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người
Anh, lần đầu tiên đã dùng vật liệu xi măng hóa học (cement acrylic) để cố
định chỏm xương đùi nhân tạo vào thân xương. Sau đó vào những năm 70, xi
măng hóa học được dùng nhiều trong phẫu thuật để làm đầy các hốc xương
trong khi mổ và làm cột sống giả [26]. Bơm xi măng hóa học vào thân đốt
sống trong khi mổ được thực hiện lần đầu tiên ở Pháp năm 1984 bởi Pierre
Galibert, một nhà phẫu thuật thần kinh [30].
Năm 1985, H. Deramond, một nhà nghiên cứu điện quang thần kinh
Pháp cùng với Pierre Galibert, lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật THĐSQD để
bơm xi măng vào thân đốt sống C2 bị phá hủy một phần do u máu thân đốt
sống tiến triển (aggressive hemangioma) giúp giảm đau lâu dài, sau đó
THĐSQD còn được ứng dụng để điều trị các trường hợp XĐS do loãng
xương [30].
Từ giữa những năm 90 ở Mỹ, các nhà điện quang học cũng đã tiến hành
THĐSQD để điều trị thành công nhiều trường hợp XĐS thứ phát do loãng


16

xương, di căn thân đốt sống và u tủy cột sống. Đến năm 2000 trên thế giới đã
có 200 trường hợp THĐSQD được báo cáo trong y văn [31].
Năm 2009, Mathew J.M và cộng sự xem xét một cách hệ thống 74 báo
cáo khoa học về kết quả điều trị THĐSQD từ năm 1980 đến năm 2008 [26].
Từ đó, tác giả đã có đủ bằng chứng để khẳng định THĐSQD giúp giảm đau
và phục hồi khả năng vận động nhanh chóng so với điều trị nội khoa đơn
thuần, chỉ trong 3 tháng sau bơm xi măng.
1.2.1.2. Tại Việt Nam

Năm 1999, với sự giúp đỡ và hợp tác của tác giả - giáo sư H.
Deramond, nhóm bác sĩ điện quang can thiệp – khoa Chẩn đoán hình ảnh,
Bệnh viện Bạch Mai, đứng đầu là Phó giáo sư – Tiến sĩ Phạm Minh Thông, đã
tiến hành áp dụng kĩ thuật THĐSQD để điều trị thành công một số trường hợp
lún xẹp đốt sống do u máu tiến triển có biến chứng thần kinh [32].
Ở Việt Nam, từ tháng 8/2002 đến tháng 1/2008, Phạm Minh Thông và
cộng sự đã sử dụng THĐSQD bằng bơm xi măng hóa học để điều trị 31 bệnh
nhân: 12 trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương, 10 trường hợp u máu đốt
sống, 3 trường hợp di căn đốt sống, với kết quả tốt là 66,7% [8].
Năm 2008, Nguyễn Văn Thạch và cộng sự tại khoa Phẫu thuật cột
sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức đã thực hiện thành công kĩ thuật
THĐSQD bằng bơm xi măng sinh học cho những bệnh nhân bị xẹp đốt sống
do loãng xương và chấn thương cột sống [33].
Tháng 5/2013, khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt –
Đức phối hợp với các chuyên gia đến từ Pháp và Israel tổ chức chương trình
phẫu thuật “Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật bơm xi măng
sinh học thân đốt sống và chỉnh vẹo cột sống cho các bệnh nhân”.


17

1.2.2. Cơ chế tác dụng
THĐSQD là thủ thuật nhằm đưa xi măng vào thân đốt sống giúp ngăn
ngừa sự xẹp, lún của đốt sống, giúp cho đốt sống được đứng vững và giảm
đau cho bệnh nhân tại các đốt sống bệnh lý [25].
XĐS là do giảm mật độ xương hay quá trình tiêu xương tạo thành các
hốc hủy xương trong thân đốt sống. phản ứng trùng hợp của
methylmethacrylate monomer tạo ra một vật liệu vững chắc nằm trong các
hốc xương sẽ làm cho thân đốt sống cứng và vững chắc hơn, tạo thuận lợi cho
quá trình hàn gắn tự thân. Độ vững của cột sống sẽ đạt mức tối đa một tuần

sau bơm. Xi măng sinh học là chất gần giống với xương, phù hợp với đặc tính
sinh học, thích hợp với cơ thể sống [33],[34],[35],[36],[37],[38].
1.2.3. Phương pháp tiến hành THĐSQD
Đối với phương pháp bơm xi măng không bóng, đầu tiên bệnh nhân
được gây tê tại chỗ kết hợp với giảm đau thần kinh. Sau đó sử dụng bơm tiêm
chuyên dụng, dưới sự hướng dẫn của CT, tránh các dây thần kinh, cơ quan nội
tạng để đưa vào vị trí mong muốn. Sau khi kim đã vào được vị trí xác định,
CT được chuyển từ chế độ thường sang chế độ cản quang để theo dõi việc
bơm xi măng vào thân đốt sống được chính xác. Quá trình bơm xi măng sẽ
được dừng lại khi có bất kì bất thường nào xảy ra hoặc khi xi măng đã được
đổ đầy vào thân đốt sống [25].
Đối với bơm xi măng có bóng, bước gây tê được thực hiện tương tự
như với bơm xi măng không bóng, sau đó một dụng cụ rỗng được đưa vào vị
trí mong muốn. Tiếp đến đưa bóng vào thân đốt sống theo dụng cụ, từ từ bơm
bóng phồng lên cho đến khi nâng được xương vào vị trí bình thường. Khi
xương đã được nâng lên vị trí mong muốn, bác sĩ tháo hơi và lấy bóng ra khỏi
vị trí đó, tại đó sẽ còn lại một khoảng trống cố định. Tiếp đến xi măng được
bơm đầy vào chỗ trống được bóng vừa tạo ra [39].


18

1.2.4. Chỉ định và chống chỉ định [6],[25],[33],[34],[35],[40]
1.2.4.1. Chỉ định
- XĐS do loãng xương ở các đốt sống lưng, thắt lưng gây đau lưng từ mức độ
trung bình đến trầm trọng (dựa theo thang điểm VAS), tương ứng với vị trí tổn
thương, không hoặc đáp ứng ít với điều trị nội khoa, trên MRI có hình ảnh
phù nề thân đốt sống.
- XĐS do chấn thương mức độ nhẹ trên bệnh nhân bị loãng xương,
đốt sống vững, không hoặc có tổn thương một phần tường sau đốt sống,

không có biểu hiện tổn thương thần kinh, trên MRI có hình ảnh phù nề
thân đốt sống.
- Ung thư cột sống có triệu chứng.
- U cột sống có đau.
1.2.4.2. Chống chỉ định
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bị suy hô hấp nặng.
- Bệnh nhân đang trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đĩa đệm hay viêm
-

tủy xương tại đốt sống cần bơm xi măng.
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của xi măng.
Tường sau thân đốt sống bị phá hủy hoàn toàn.
Xẹp lớn hơn 66% chiều cao thân đốt sống.
Cột sống mất vững, có mảnh rời chèn ép tủy sống, có biểu hiện tổn thương
thần kinh.
- XĐS mà trên MRI không có hình ảnh phù nề thân đốt sống.
1.2.5. Tai biến [33],[34],[35],[36],[37],[40],[41],[42],[43]
1.2.5.1. Tai biến do chọc dò

- Chọc qua cuống sống: tai biến chủ yếu do tổn thương vỏ xương phía bên
trong của cuống sống, tai biến này có thể tránh được bằng cách chọn kim
đúng kích cỡ và kiểm soát cẩn thận đường đi của đầu kim dưới màn tăng
sáng. Với đốt sống ngực cao, do cuống sống bé, nên chọn kim với đường kính
nhỏ (13-15G).


19

- Chọc theo đường sau bên: ở vùng ngực, nguy cơ nhất là chọc vào màng phổi
gây tràn khí màng phổi. Ở vùng thắt lưng, nguy cơ chọc vào thận, gây tụ máu

trong cơ thắt lưng chậu.
1.2.5.2. Tai biến trong quá trình bơm xi măng
- Tràn xi măng ra phần mềm xung quanh: ngoài nguy cơ tràn xi măng qua lỗ
chọc Troca, xi măng cũng có thể tràn ra phần mềm xung quanh qua đường vỡ
thân đốt sống. Thông thường tai biến này không gây triệu chứng gì. Có thể
tránh tai biến này bằng cách: nếu chọc hỏng thì phải lưu kim, chọc bằng kim
khác, sau khi kết thúc quá trình bơm mới rút kim, kiểm soát chặt chẽ sự di
chuyển của xi măng dưới màn tăng sáng.
- Tràn xi măng vào hệ thống thần kinh: xi măng có thể tràn vào khoang ngoài
màng cứng gây chèn ép tủy, để tránh biến chứng này phải kiểm soát chặt chẽ
sự di chuyển của xi măng trong quá trình bơm, khi xi măng tiếp cận tường sau
thân đốt sống thì phải dừng lại ngay. Nếu xi măng tràn vào khoang ngoài
màng cứng gây triệu chứng lâm sàng rõ ràng cần phải mở cung sau giải ép. Xi
măng có thể tràn vào lỗ liên hợp gây chèn ép rễ thần kinh. Thông thường dấu
hiệu chèn ép tự biến mất sau vài giây, có thể điều trị bằng thuốc giảm đau
không steroid, trong trường hợp chèn ép nặng và kéo dài cần phẫu thuật lấy
bỏ.
- Tràn xi măng vào đĩa đệm: biến chứng này xảy ra do đường thông trực tiếp từ
thân đốt sống với đĩa đệm và thường không gây ra triệu chứng lâm sàng.
- Tràn xi măng vào các tĩnh mạch quanh đốt sống gây biến chứng khi xi măng
theo hệ thống tĩnh mạch về phổi gây tắc mạch phổi.
1.3. Chất lượng cuộc sống
1.3.1. Định nghĩa
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá
chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên
phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng về


20


thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật
chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của nhà nước, xã hội và cả
cộng đồng.
WHO định nghĩa chất lượng cuộc sống là sự hài lòng của cá nhân với
vị trí của họ trong cuộc sống, bối cảnh, văn hóa và hệ thống giá trị. Trong đó
họ sống và ràng buộc với mục tiêu, hi vọng, tiêu chuẩn và sự lo lắng của họ.
Đó là một định nghĩa có tầm ảnh hưởng rộng với nhiều thành phần: sức khỏe
cá nhân, trạng thái tâm lý, niềm tin cá nhân, mối quan hệ xã hội và mối quan
hệ với các đặc điểm nổi bật của môi trường sống [44].
1.3.2. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người
Mục tiêu cuối cùng của chăm sóc sức khỏe là duy trì và cải thiện chất
lượng cuộc sống của con người. Sức khỏe được xác định là một yếu tố quan
trọng của chất lượng cuộc sống một con người mặc dù nó không phải là yếu
tố duy nhất. Nhiều yếu tố khác như văn hóa, tôn giáo, môi trường, giáo dục và
tài chính, kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nhưngchúng nằm
ngoài phạm vi của chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe là mối quan tâm chính của các chuyên gia sức khỏe và đang trở
thành một chỉ số đầu ra quan trọng [45],[46].
Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc
vào mức thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính. Nhưng vấn đề là
điều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào
môi trường xã hội, vào kiến thức của từng người, các hoạt động văn hóa, thời
gian giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đo, đong, đếm
bằng tiền bạc [47].
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là một khái niệm đa
chiều bao gồm các lĩnh vực liên quan đến thể chất, tinh thần, tình cảm và


21


chức năng xã hội. Nó nằm ngoài đo lường trực tiếp về sức khỏe dân số, tuổi
thọ, nguyên nhân tử vong và tập trung vào sự ảnh hưởng của tình trạng sức
khỏe tới chất lượng cuộc sống [47],[48].
1.3.3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân XĐS được can thiệp bằng
THĐSQD
Khi một bệnh nhân bị XĐS thì cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nhiều,
do đó chất lượng cuộc sống của họ bị giảm đi đáng kể so với những người
không bị XĐS. Theo thang đo đánh giá sức khỏe tổng quát EQ-5D, bệnh nhân
XĐS có số điểm là 62,3 trong khi nhóm chứng không bệnh có điểm 69,9 [49].
Hầu hết các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng sau khi can thiệp bằng bơm
xi măng, bệnh nhân có cải thiện tình trạng đau rất đáng kể [36],[50]. Theo
một nghiên cứu ở Mỹ so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân can thiệp
bằng bơm xi măng và bệnh nhân sử dụng thuốc, sau một ngày, các bệnh nhân
sử dụng bơm xi măng có điểm đau VAS giảm 2,3 so với các bệnh nhân dùng
thuốc giảm 0,5 [38]. Sự cải thiện cơn đau của bệnh nhân thường không có
khác biệt lớn giữa 1 ngày sau can thiệp với thời gian dài hơn như 2 tuần hay 1
năm sau can thiệp [50]. Hiện tại, dù có nhiều cách để điều trị bệnh nhân XĐS,
tuy nhiên phương pháp THĐSQD vẫn là phương pháp tối ưu, có nhiều bằng
chứng hỗ trợ nhất [51].
1.3.4. Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống
Hiện tại trên thế giới có một số bộ đo lường chất lượng cuộc sống đáng
tin cậy như WHOQoL của WHO, EQ-5D của châu Âu hay bộ đo lường chất
lượng cuộc sống dành riêng cho bệnh nhân loãng xương của châu Âu
(QUALEFFO) gồm 41 câu hỏi, chia làm 7 khía cạnh sức khỏe.
Điểm mạnh của WHOQoL và QUALEFFO là đánh giá chi tiết về nhiều
khía cạnh của chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời có những bộ
câu hỏi được viết chuyên biệt cho từng mặt bệnh khác nhau do đó chất lượng



22

cuộc sống của bệnh nhân sẽ được đánh giá một cách kĩ càng, chi tiết và bao
quát hơn. Tuy nhiên chính vì bộ câu hỏi được viết chi tiết do đó khó để phỏng
vấn bệnh nhân gián tiếp, hay làm tăng sai số do bộ câu hỏi dài, bệnh nhân
ngại trả lời hoặc do bệnh nhân không hiểu.
EQ-5D 5L là một công cụ tiêu chuẩn để mô tả và đánh giá sức khỏe. Bộ
câu hỏi EQ-5D 5L được sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng cuộc sống
của các bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau. Nó dựa trên một hệ thống định
nghĩa sức khỏe gồm 5 khía cạnh: sự đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt thường
ngày, sự đau – khó chịu, sự lo lắng – u sầu [52]. Mỗi khía cạnh bao gồm 5 đáp
án tương ứng với các mức «không có vấn đề», «có vấn đề nhỏ», «có vấn đề
vừa phải», «có vấn đề nghiêm trọng» và «có vấn đề cực kì nghiêm trọng».
Ngoài ra, đối tượng phỏng vấn cũng đánh giá sức khỏe của họ vào ngày
phỏng vấn trên thang đo trực quan (EQ-VAS) [53]. Công cụ này được thiết kế
để phỏng vấn đối tượng trực tiếp và qua điện thoại. Đây là bộ câu hỏi ngắn
gọn, bệnh nhân dễ dàng nắm bắt để trả lời trực tiếp hay trả lời gián tiếp qua
điện thoại. Đồng thời, bộ câu hỏi vẫn đáp ứng được yêu cầu đưa ra chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân một cách tin cậy.


23

CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân bị xẹp đốt sống được điều trị bằng phương pháp bơm xi
măng tại khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân bị XĐS điều trị bằng bơm xi măng
tại khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức đồng ý tham gia

nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
o Bệnh nhân không có khả năng trả lời (mất trí nhớ, đãng trí, thất
ngôn,…).
o Bệnh nhân vắng mặt tại thời điểm thu thập số liệu.
o Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức.
Thời gian: từ ngày 20/4/2017 đến 30/05/2017
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh trước và sau điều trị, kết hợp với
nghiên cứu trường hợp bệnh.
2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện tất cả các bệnh nhân bị XĐS điểu trị
bằng bơm xi măng tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt-Đức. Các
bệnh nhân nhập viện trong ngày hôm đó sẽ được rà soát và chọn ra các bệnh
nhân nhập viện để điều trị XĐS bằng bơm xi măng để đưa vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu: trong thời gian thu thập số liệu tổng số có 10 bệnh nhân đáp
ứng đủ tiêu chí và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.5. Biến số và chỉ số


24

Biến số
Tuổi
Giới
Thông tin chung

Nghề nghiệp

Nguyên nhân vào
viện
Thời gian đợi từ khi
mắc bệnh đến khi
can thiệp thủ thuật

Sự đi lại
Mô tả chất
lượng cuộc sống
trước và sau khi
can thiệp.
Khả năng tự chăm
sóc

Chỉ số
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên
cứu.
Tỷ lệ % giới tính của đối tượng nghiên
cứu.
Tỷ lệ % theo nghề nghiệp của đối tượng
nghiên cứu.
Tỷ lệ % các lý do vào viện của đối tượng
nghiên cứu.
Thời gian đợi trung bình của bệnh nhân
từ khi mắc đến khi can thiệp thủ thuật.
- Tỷ lệ % các mức độ khó khăn trong việc
đi lại của đối tượng.
- Điểm trung bình và sự chênh lệch trước
và sau can thiệp.
- Tỷ lệ % các mức độ khó khăn trong việc

tự chăm sóc bản thân của đối tượng.
- Điểm trung bình và sự chênh lệch trước
và sau can thiệp.

- Tỷ lệ % các mức độ khó khăn trong việc
Khả năng thực hiện thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
sinh hoạt thường lệ - Điểm trung bình và sự chênh lệch trước
và sau can thiệp.
- Tỷ lệ % các mức độ đau/ khó chịu của
đối tượng.
Mô tả chất
Sự đau/ khó chịu
- Điểm trung bình và sự chênh lệch trước
lượng cuộc sống
và sau can thiệp.
trước và sau khi
can thiệp
- Tỷ lệ % các mức độ lo lắng/ u sầu của
đối tượng.
Sự lo lắng/ u sầu
- Điểm trung bình và sự chênh lệch trước
và sau can thiệp.
Đánh giá sức khỏe
Điểm trung bình và sự chênh lệch sức
tổng quát
khỏe tổng quát của đối tượng.


25


2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Dựa trên bộ câu hỏi có sẵn thu thập 2 lần: trước và sau can thiệp.
Trước can thiệp: phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo bộ câu hỏi trước khi
bệnh nhân tiến hành can thiệp thủ thuật.
Sau can thiệp 7 ngày: gọi điện cho bệnh nhân sau khi can thiệp được 7
ngày, phỏng vấn gián tiếp bệnh nhân qua bộ câu hỏi.


×