Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

KẾT QUẢ điều TRỊ cải THIỆN DA mặt BẰNG LASER QS YAG kết hợp bôi DUNG DỊCH CACBON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ YẾN

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ C¶I THIÖN DA MÆT
B»NG
LASER QS YAG KÕT HîP B¤I DUNG DÞCH
CACBON

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ YẾN

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ C¶I THIÖN DA MÆT
B»NG
LASER QS YAG KÕT HîP B¤I DUNG DÞCH
CACBON
Chuyên ngành : Da liễu
Mã số



: CK.62723501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Văn Em
HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

Laser

Light Amplication by the Stimulated Emission of Radiation

ĐT

Điều trị

QS

Q-Switched


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3

1.1. Cấu trúc da và quá trình lão hóa da............................................................3
1.1.1. Cấu trúc da........................................................................................3
1.1.2. Quá trình lão hóa da..........................................................................6
1.2. Phân loại da...............................................................................................8
1.3. Lão hóa da.................................................................................................9
1.3.1. Lâm sàng của da lão hóa...................................................................9
1.3.2. Mô bệnh học của lão hóa da.............................................................9
1.4. Khái niệm cơ bản về laser và laser QS YAG............................................10
1.4.1. Lịch sử phát minh laser..................................................................10
1.4.2. Cấu trúc và tính chất cơ bản của laser............................................11
1.4.3. Tương tác của tia Laser với mô sống..............................................12
1.4.4. Laser Q-Switched YAG.................................................................13
1.5. Máy phân tích da VISIA®.......................................................................15
1.6. Cacbon hoạt tính......................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........19
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................19
2.1.2. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu.......................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................21
2.2.3. Các kỹ thuật tiến hành....................................................................22
2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu................................................................26


2.5. Xử lý số liệu và biện pháp khống chế sai số.............................................26
2.5.1. Xử lý số liệu...................................................................................26
2.5.2. Biện pháp khống chế sai số............................................................26
2.6. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................26
2.7. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................27

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................29
3.1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm da bệnh nhân đến điều trị cải
thiện da mặt..............................................................................................29
3.1.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân đến điều trị cải thiện da mặt........29
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của lão hóa da.................................................31
3.2. Kết quả điều trị cải thiện da mặt bằng laser QS YAG kết hợp bôi dung dịch
cacbon......................................................................................................34
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................44
4.1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm da bệnh nhân đến điều trị cải
thiện da mặt..............................................................................................44
4.2. Hiệu quả điều trị cải thiện da mặt bằng laser QS YAG kết hợp bôi dung
dịch cacbon..............................................................................................44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................45
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân màu của Von Luschan – Fitzpatrick................................8
Bảng 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới................................................29
Bảng 3.2. Tỷ lệ BN đến ĐT cải thiện da mặt trên BN khám da liễu...............30
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp.....................................................................30
Bảng 3.4. Vị trí xuất hiện nếp nhăn trên mặt...................................................31
Bảng 3.5. Một số đặc điểm da BN dựa theo thông số của máy VISIA®........32
Bảng 3.6. Tương quan giữa tuổi và các thông số theo máy VISIA®..............32
Bảng 3.7. Đặc điểm type da BN theo phân loại Fitzpatrick............................33
Bảng 3.8. Sử dụng kem chống nắng................................................................33
Bảng 3.9. Tình trạng da ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.......................34
Bảng 3.10. Đặc điểm BN nghiên cứu hiệu quả điều trị...................................35

Bảng 3.11. Kết quả cải thiện lỗ chân lông theo đánh giá của BN...................36
Bảng 3.12. So sánh chỉ số lỗ chân lông trước và khi kết thúc điều trị............37
Bảng 3.13. Kết quả cải thiện nếp nhăn đánh giá bằng máy VISIA®..............37
Bảng 3.14. Kết quả cải thiện nếp nhăn theo đánh giá của BN........................37
Bảng 3.15. So sánh chỉ số nếp nhăn trước và khi kết thúc điều trị.................38
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện độ đồng đều da bằng máy VISIA®...................38
Bảng 3.17. Kết quả cải thiện độ đồng đều da theo đánh giá của BN..............39
Bảng 3.18. So sánh độ đồng đều da trước và khi kết thúc điều trị .................39
Bảng 3.19. Kết quả cải thiện đốm nâu bằng máy VISIA®.............................39
Bảng 3.20. Kết quả cải thiện đốm nâu theo đánh giá của BN.........................40
Bảng 3.21. So sánh chỉ số đốm nâu trước và khi kết thúc điều trị..................40
Bảng 3.22. Kết quả cải thiện các vết đốm UV bằng máy VISIA®.................41
Bảng 3.23. Kết quả cải thiện các đốm trên mặt bằng máy VISIA®...............41
Bảng 3.24. Kết quả cải thiện porphyrin bằng máy VISIA®...........................42
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện thương tổn mạch máu bằng máy VISIA®........42


Bảng 3.26. Tác dụng không mong muốn khi điều trị......................................43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới.........................................................................29
Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo địa dư..............................................................30
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm da BN theo thông số của máy VISIA®......................31
Biểu đồ 3.4. Sử dụng kem chống nắng............................................................33
Biểu đồ 3.5. Các biện pháp trẻ hóa da BN đã sử dụng....................................34
Biểu đồ 3.6. Kết quả cải thiện lỗ chân lông đánh giá bằng máy VISIA®.......35
Biểu đồ 3.7. Sự cải thiện lỗ chân lông với độ tuổi BN....................................36
Biểu đồ 3.8. Kết quả cải thiện nếp nhăn đánh giá bằng máy VISIA®............38
Biểu đồ 3.9. So sánh chỉ số đốm nâu trước và khi kết thúc điều trị................40



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc da.........................................................................................5
Hình 1.2. Cấu trúc tuyến mồ hôi, nang lông, tuyến bã......................................6
Hình 1.3. Sơ đồ hấp thu melanin và hemoglobin của các bước sóng laser.....11
Hình 1.4. Độ sâu thâm nhập vào da của các bước sóng laser.........................14
Hình 1.5. Hình ảnh chụp của máy VISIA®....................................................17
Hình 2.1. Một số vật liệu nghiên cứu..............................................................21
Hình 2.2. Các nếp nhăn vùng mặt...................................................................22
Hình 2.3. Hình ảnh phân tích da của bệnh nhân..............................................23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% - cao nhất
trong 11 năm qua và thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao
nhất khu vực và thế giới [1]. Đời sống của nhân dân được nâng cao và làm
đẹp là một trong những nhu cầu được người dân quan tâm và chú ý đến.
Không chỉ mong muốn một cơ thể mạnh khỏe, một làn da khỏe mạnh mà
người dân còn hướng tới một cơ thể đẹp, một làn da đẹp. Đặc biệt, phụ nữ vốn được mệnh danh là phái đẹp ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc,
trị liệu các tổn thương da ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Một trong những tổn
thương da hay gặp gây ảnh hưởng thẩm mỹ đó chính là sự lão hóa da.
Lão hóa da là một hiện tượng gài hóa của da. Các nghiên cứu cho thấy
lão hóa da biểu hiện rõ khi con người bước sang tuổi 30. Tuy nhiên, da bị lão
hóa sớm có xu hướng ngày càng xuất hiện ở giới trẻ do tiếp xúc ánh nắng mặt
trời, ô nhiễm môi trường, căng thẳng, chế độ ăn uống, dinh dưỡng chưa khoa
học, hút thuốc , chế độ sinh hoạt không hợp lý– tất cả yếu tố trên đều gây ra
lão hoá da sớm [2],[3]. Lão hóa da đặc biệt là vùng da mặt tuy không gây ảnh

hưởng nhiều về sức khỏe nhưng làm ảnh hưởng nhiều về phương diện thẩm
mỹ và tâm lý xã hội, làm người bệnh mất tự tin, mặc cảm, nhiều khi hoang
mang, lo lắng.
Do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ
càng ngày càng tăng, đó cũng là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những
công dân hiện đại ở một đất nước đang trên đà phát triển. Đồng thời cũng đặt
ra những thách thức đối với lĩnh vực thẩm mỹ trong da liễu. Trên thế giới đã
có nhiều phương pháp nghiên cứu để điều trị cải thiện làn da do lão hóa đã
được tiến hành như lột da bằng hóa chất, điều trị bằng công nghệ sóng siêu
âm hội tụ (Hifu), sóng Radio, công nghệ IPL, Laser, thuốc, mỹ phẩm, phẫu


2

thuật [4],[5]. Mặc dù đã có những cải thiện về chất lượng da được ghi nhận,
nhưng những phương pháp này thường tốn kém, mất nhiều thời gian, có nguy
cơ gặp một số biến chứng và đôi khi hiệu quả mang lại chưa được như mong
muốn. Trong những năm trở lại đây, biện pháp điều trị cải thiện da mặt bằng
laser QS YAG kết hợp với bôi dung dịch cacbon được nhiều tác giả trên thế
giới ghi nhận có sự cải thiện đáng kể về lỗ chân lông, độ mịn và sắc tố của da,
giảm các nếp nhăn nhỏ tạo sức căng bề mặt da,. Đây cũng được coi là xu
hướng điều trị mới trong thẩm mỹ vùng da mặt [9],[6],[7],[8]. Tại Việt Nam,
việc áp dụng điều trị da mặt bằng laser QS YAG kết hợp với bôi dung dịch
cacbon cũng đã được thực hiện tại một số cơ sở điều trị thẩm mỹ da, bệnh
viện chuyên khoa da liễu, nhưng việc điều trị còn thận trọng do chưa đánh giá
được hiệu quả của biện pháp này với đặc tính da người Việt Nam và cũng
chưa có nghiên cứu, tổng kết, báo cáo nào được thực hiện.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết
quả điều trị cải thiện da mặt bằng Laser QS YAG kết hợp bôi dung dịch
cacbon” với mục tiêu:

1.

Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm da bệnh nhân đến điều trị
cải thiện da mặt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội từ tháng 07/2019 đến
tháng 06/2020 .

2.

Đánh giá kết quả điều trị cải thiện da mặt bằng Laser QS YAG kết hợp
bôi dung dịch cacbon .


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu trúc da và quá trình lão hóa da
1.1.1. Cấu trúc da
Cấu trúc mô học của da bao gồm thượng bì, trung bì và hạ bì.
o Thượng bì: gồm các tế bào tạo sừng là thành phần chủ yếu tạo nên
thượng bì da. Căn cứ vào quá trình biến đổi của các tế bào tạo sừng từ trong
ra ngoài, thượng bì chia làm 5 lớp:
Lớp đáy: được tạo bởi một hàng tế bào khối vuông hoặc trụ nhân hình
ovan hoặc hình thoi dài nằm ở giữa nguyên sinh chất bắt màu ái kiềm. Ở lớp
đáy các tế bào có chức năng sinh sản và sản xuất ra các tế bào mới thay thế
các tế bào già hủy hoại và bong ra. Các tế bào mới di chuyển lên các lớp phía
trên làm thượng bì luôn được đổi mới, trung bình từ 20-30 ngày. Dưới kính
hiển vi điện tử, trong bào tương của các tế bào này có chứa các tơ trương lực
(tonofilament – sợi tiền keratin), các sợi đó được tập hợp thành keratin khi tế
bào chuyển lên lớp thứ hai.

Lớp gai (lớp malpighi): Lớp gai có 5-20 hàng tế bào lớn hình đa diện.
Nơi dày nhất của lớp này có chừng 20-30 hàng tế bào (khoảng 1,5 mm) ở da
bàn tay, bàn chân. Giữa các tế bào này có cầu nối bào tương. Dưới kính hiển
vi điện tử, các cầu nối thực chất là những chồi bào tương của các tế bào nằm
cạnh nhau được liên kết với nhau bởi các thể liên kết làm cho tế bào có hình
gai hay sợi nối với nhau .
Lớp hạt: có từ 3-5 hàng tế bào đa diện dẹt . Trong bào tương của các tế bào
này có chứa hạt keratohyalin. Dưới kính hiển vi điện tử, các hạt keratohyalin có
hình sao hoặc khối đa giác đậm đặc điện tử. Các hạt keratohyalin có thành phần
chủ yếu là tiền chất filaggrin và các lá keratin trung gian. Sự xuất hiện của các


4

hạt này chứng tỏ quá trình sừng hóa đang diễn ra. Các phân tử keratin K1 biến
đổ thành K2, K10 tthành K11. Trong quá trình chuyển dần từ tế bào hạt thành tế
bà sừng, các tiền chất filaggrin và là thành phần chủ yếu của các yếu tố dưỡng
ẩm tự nhiên và vỏ lớp tế bào sừng.
Lớp sáng (lớp bóng): là một lớp mỏng như một đường đồng nhất,
thường khó quan sát. Các tế bào của lớp này kết dính chặt chẽ, rất mỏng.
Những tế bào ở lớp này là những tế bào chết, không còn bào quan và nhân.
Lớp sừng: là lớp ngoài cùng của da gồm những tế bào dẹt các tế bào biến
thành các lá sừng mỏng, không nhân, trong bào tương có chứa nhiều keratin,
tùy theo từng vùng da của cơ thể mà có độ dày khác nhau.
o Trung bì: là một mô liên kết xơ vững chắc có chiều dày thay đổi tùy
từng vùng và được ngăn cách với thượng bì bởi màng đáy.
Màng đáy dày chừng 0,5 mm, màng đáy không phải là một đường
thẳng mà là đường lượn sóng. Thành phần sinh hóa chủ yếu của màng đáy là
collagen type IV.
Trung bì chia thành 2 lớp:

- Lớp trung bì nông: là lớp nuôi dưỡng rất mỏng độ dày chỉ khoảng
0,1mm. Trên bề mặt có những gai nhô lên gọi là nhú bì hay gai bì ăn sâu vào
thượng bì.
- Lớp trung bì sâu: là phần chính của trung bì nằm ở phía dưới được tạo
bởi mô liên kết đặc hơn, các sợi keo tạo thành bó, đa số có hướng song song
với mặt da. Trung bì sâu nó là lớp chống đỡ dày khoảng 0,4 mm. Bao gồm:
Những sợi chống đỡ:
Sợi keo (collagen fiber) là chất chính làm cho da bền vững chống lại các
sang chấn bảo vệ các tổ chức bên trong. Bản chất là sợi collagen, là các
protein với 3 chuỗi polypeptide. Sợi keo tập trung chủ yếu ở trung bì sâu, một
ít ở nhú bì, nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, quanh mạch máu.


5

Sợi chun (elastic fiber) là một thành phần của cá mô liên kết ở trung bì
có tác dụng giúp da đàn hồi.
Sợi lưới, sợi liên võng, các chất cơ bản như tryptophan, hyaluronic,
tyróin,…
Ngoài ra, trung bì còn có mạch máu, thần kinh và các tế bào khác.
o Hạ bì: Hạ bì có cấu trúc gồm nhiều mô liên kết thưa, lỏng lẻo nối da
với các cơ quan bên dưới giúp da trượt được trên các cấu trúc nằm ở dưới.
Tùy vùng cơ thể, tùy mức độ nuôi dưỡng mà có thể tạo thành những thùy mỡ
hoặc lớp mỡ dày hay mỏng [12], [13], [16], [10].

Hình 1.1. Cấu trúc da (nguồn Internet)
o Ngoài ra còn có các phần phụ của da như: các tuyến mồ hôi, các tuyến
bã, nang lông.
Tuyến bã: là tuyến ngoại tiết nằm cạnh nang lông, đổ chất tiết vào nang
lông mở ra ở da, tạo da mềm mại, chống thấm nước, chống khô da.

Số lượng tuyến bã thay đổi khác nhau tùy vùng trên cơ thể. Ở da đầu,
mặt,ngực, lưng, tầng sinh môn có từ 400 – 900 tuyến/1 cm 2 da. Các vùng còn
lại có khoảng 100 tuyến/1 cm2 [10].
Nang lông: mỗi nang lông có 3 phần:


6

- Miệng nang lông thông ra mặt da. Kích thước miệng nang lông (lỗ
chân lông, skin pores) thay đổi theo dân tộc và độ tuổi. Kích thước lỗ chân
lông vùng mặt từ 0,05mm2 – 0,37 mm2 [14].
- Cổ nang lông (hay còn gọi là phễu nang lông: tại đây có miệng tuyến
bã thông ra ngoài.
- Bao nang lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.

Hình 1.2. Cấu trúc tuyến mồ hôi, nang lông, tuyến bã (nguồn : Internet)
1.1.2. Quá trình lão hóa da
Da người là một cơ quan lớn, chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể. Nó
như một lớp ngăn giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Da có nhiều
chức năng, bao gồm ngăn ngừa mất nước qua da, duy trì nhiệt độ, cảm giác,
…[15].. Hơn thế nữa, sức khỏe và vẻ ngoài của da đóng vai trò quan trọng đối
với tính thẩm mỹ và sự tự tin trong cuộc sống và công việc [28].
1.1.2.1. Làn da khỏe mạnh
Một làn da khỏe mạnh phải được xem xét ở các khía cạnh về lâm sàng,
mô học và biểu hiện của chúng:


7

- Lâm sàng: là làn da chắc sáng, láng mịn, ẩm nhẵn, không nhăn, lỗ chân

lông nhỏ, lưu thông máu tốt, màu sắc da đều, không tỳ vết, độ dày bình
thường, đồng đều theo một vùng cơ thể.
- Mô học : Tế bào biểu bì phân chia với tốc độ bình thường và tạo tế bào
sừng khỏe mạnh trong một chu kỳ 28 - 30 ngày, các glycoprotein biểu bì dồi
dào, lóp bì có tuần hoàn tốt, các sợi chun, collagen và các chất nền ở mức
bình thường [2],[3],[10].
1.1.2.1. Lão hóa của da
Sau 25 tuổi, quá trình trao đổi chất của da bắt đầu chậm dần. Ngoài 30
tuổi, da bắt đầu thay đổi và có biểu hiện lão hóa. Quá trình lão quá theo thời
gian là không thể tránh khỏi. Lão hóa da từ nguyên nhân nội tại và ngoại sinh.
Lão hóa da nội tại là sinh lý bình thường theo độ tuổi, theo thời gian [29].
Lão hóa da ngoại sinh, chủ yếu do tiếp xúc với tia cực tím, ô nhiễm, thói
quên hút thuốc lá,... Những điều này cộng với sự lão hóa da nội tại làm hình
thành nếp nhăn và thay đổi sắc tố da [30]. Yếu tố nguy cơ của lão hóa da do
ánh sáng bao gồm tuổi tác, giới tính, type da vàvị trí địa lý. Đối với type da IIII theo phân độ của Fitzpatrick, tỷ lệ lão hóa da do ánh áng lên tới 80%90%. Lượng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một yếu tố nguy cơ
quan trọng của qúa trình này. Cơ chế chính của quá trình lão hóa da do ánh
sáng là do tiếp xúc lâu dài với tia cực tím làm mất sự toàn vẹn về cấu trúc
củama trận ngoại bào. Ma trận ngoại bào là một mạng lưới phức tạp của các
đại phân tử bao gồm collgen, sợi elastin (hay còn gọi là sợi đàn hồi),
glycoprotein và glycosaminglycans giúp cung cấp sức mạnh và khả năng đàn
hồi cho da. Phân tử collagen I và III là loại protein nhiều nhất ở trung bì và là
mục tiêu chính của tia cực tím [31]. Tùy thuộc vào vị trí giải phẫu, da người có
thể bị ảnh hưởng bởi cả hai: lão hóa nội tại và ngoại sinh. Đây là đặc biệt
đúng với khuôn mặt, được tiếp xúc với nhiều các yếu tố môi trường trong suốt
cuộc đời, có thể so sánh với da tay [32].


8

Quá trình lão hóa da làm cho chức năng của hàng rào bảo vệ da trở nên suy

yếu, góp phần làm mất đi độ ẩm. Khi chức năng thiết yếu này của da đã bị tổn
thương, khả năng tự bảo vệ của da suy yếu và các nhân tố bên ngoài có thể đẩy
nhanh quá trình khô da do lão hóa. Hệ thống trao đổi chất trong mỗi tế bào cũng
chậm dần. Do đó da ngày càng trở nên mất nhiều độ ẩm và tính đàn hồi. Da mặt
khô và nếp nhăn bắt đầu xuất hiện. Theo thời gian, các thay đổi nội tiết tố cũng
ảnh hưởng nhất định lên làn da. Khi bắt đầu thời kì mãn kinh, lượng estrogen sụt
giảm có thể làm giảm việc sản sinh các sợi đàn hồi trong da [3],[2],[7],[10].
1.2. Phân loại da.
Màu da người được nhìn thấy trong vùng ánh sáng có bước sóng 400760nm từ các nguồn sáng hoặc được phản xạ tác động vào mắt quan sát. Có
nhiều cách phân loại da theo một số thống kê sau [17],[35].
Năm 1975 Bác sĩ da liễu Thomas B Fitzpatrick đã phân loại màu da thành
6 type tương ứng dựa trên bảng phân màu của Von Luschan theo bảng sau:
Bảng 1.1. Bảng phân màu của Von Luschan – Fitzpatrick [31],[35]
Loại da theo
Màu da
Fitzpatrick

Theo von
Luschan
(độ màu)

I

1–5

II

6–10

III


11–15

IV

16–21

V

22–28

VI

29–36

Màu sắc da

Đặc điểm

Da trắng, tóc đỏ hay vàng,
mắt xanh nước biển, có tàn
nhang
Da trắng tóc đỏ hay nâu,
mắt màu xanh nước biển,
xanh nâu hay xanh lá cây
Da màu kem, tóc, mắt màu
vàng (hay gặp)

Luôn bỏng nắng,
không bao giờ rám

nắng
Thường bỏng nắng,
khó rám nắng

Da nâu, hay gặp người châu
Âu hay da vùng Địa Trung
Hải
Da nâu sẫm, hay gặp da
người Trung Đông

Hiếm khi bỏng nắng,
dễ rám nắng

Da đen

Không bao giờ bỏng
nắng, rất dễ rám

Thỉnh thoảng bỏng
nắng, đôi khi rám nắng

Rất hiếm khi bỏng
nắng , rất dễ rám

Phân loại này giúp chúng ta tiên lượng được nguy cơ tăng sắc tố sau điều


9

trị laser.

Ở các nước Asean làn da có màu chủ yếu thuộc tuýp III và IV theo phân
loại của Fitzpatrick và có mức màu từ 11 đến 21 theo Von Luschan ở bảng 1.1.
Nói chung các nhóm da từ I đến III hầu như không bao giờ bị tăng sắc tố
sau viêm, sau lột da, còn lại bệnh nhân ở nhóm da IV, V, VI sẽ có nguy cơ
tăng sắc tố sau viêm hơn nhóm trên [17].
1.3. Lão hóa da
1.3.1. Lâm sàng của da lão hóa
- Da máng, da kh«, mÊt ®é mÒm m¹i, lµn da t¸i, xanh.
- XuÊt hiÖn c¸c vÕt nh¨n trên da nhất là vùng xung quanh
miÖng, quanh mắt.
- Da kh«ng còn săn chắc, có hiện tượng nhẽo hoặc chảy xệ, lỗ chân
lông giãn to, da không còn sự mịn màng.
- Sắc tố da không đồng đều, tươi sáng, có rối loạn sắc tố. Da có biểu hiện
xạm, có thể xuất hiện các tổn thương về sắc tố như nám, tàn nhang, dày sừng
da dầu, giãn mạch.
1.3.2. Mô bệnh học của lão hóa da
- Thay đổi ở thượng bì da và ở trung bì nông: các nhú bì có chức năng
nuôi dưỡng thượng bì trở nên mỏng, da không được nuôi dưỡng đầy đủ như
trước nữa. Sự tổng hợp vitamin D bị suy giảm. Trung bì bị teo mỏng, giảm số
lượng tế bào và mạch máu, thậm chí có nơi mất tế bào và mạch máu.
- Các tổ chức sợi như sợi chun (elastin), sợi keo (collagen) và các chất cơ
bản ở trung bì giảm mạnh về số lượng và thay đổi về chất lượng. Trung bình
mỗi năm, từ tuổi 30 trở đi các tổ chức sợi giảm khoảng 1% làm cho da trở nên
lỏng lẻo, độ đàn hồi kém, bị teo và nhăn nheo, bị trùng xuống, khả năng giữ
nước của lớp sừng kém, da không còn căng mọng như tuổi đôi mươi nữa.


10

- Các mạch máu, các đầu mút thần kinh ở da cũng giảm về số lượng và

teo nhỏ về kích thước. Nuôi dưỡng da vì vậy bị kém đi. Khả năng tái tạo và
đổi mới tổ chức tế bào bị chậm lại.
- Số lượng các tế bào hắc tố trên da giảm gây bất lợi cho da khi tiếp
xúc với tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Do mật độ nguyên bào sắc tố
tăng, trong khi tổng số tế bào sắc tố đen giảm làm cho da có độ nhiễm sắc
tăng, vùng da hở thường xuất hiện nhiều dát màu nâu, đen, còn gọi là da
đồi mồi [10].
Yếu tố di truyền và chủng tộc cũng tạo sự khác biệt về tốc độ lão hóa da
và có thể làm các tác động của da khô do lão hóa trở nên rõ ràng hơn [2],[9].
Như vậy, lão hóa da thể hiện trên các yếu tố quan trọng nhất, đó là: nếp
nhăn, rối loạn sắc tố, da thô (lỗ chân lông giãn rộng), kém đàn hồi [33].
1.4. Khái niệm cơ bản về laser và laser QS YAG
1.4.1. Lịch sử phát minh laser
Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là hiện
tượng bức xạ cưỡng bức của một chất để tạo ra một chùm tia.
Năm 1917, nhà vật lí Albert Einstein (Đức) đã phát minh ra hiện tượng bức
xạ cưỡng bức (Light Amplication by the Stimulated Emission of
Radiation). Năm 1954, nhà vật lí Townes (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra nguyên
lý laser dựa trên việc khuyếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Chùm
tia laser có tính chất: tính liên tục, tính đơn sắc và có độ định hướng cao,
tuy nhiên tùy theo hoạt chất cơ bản mà chùm tia laser tạo ra có đặc điểm
khác nhau [18],[19],[20]. Năm 1960, nhà vật lí Maiman (Hoa Kỳ) đã chế
tạo ra thiết bị laser đầu tiên bằng thanh nhôm (Al 203), cũng là laser Ruby
(695nm). Laser Ruby đóng vai trò đột phá trong ngành laser về ứng dụng
trong điều trị bệnh da.


11

Hình 1.3. Sơ đồ hấp thu melanin và hemoglobin của các bước sóng laser

Năm 1983, nguyên lí phân hủy quang nhiệt chọn lọc của Anderson và
Parish được phát minh. Tiếp theo sau đó là hệ thống Q-switched của Laser
cũng ra đời (Xung ngắn - năng lượng cao). Từ đây mở ra một hướng mới cho
việc điều trị thành công các bớt sắc tố mà không để lại các di chứng của các
loại laser trước đã tạo nên [21],[22],[23].
Từ cuối những năm 1990, laser picosecond đã được đưa vào ứng dụng
thực tế. Năm 2012, laser picosecond đã được FDA công nhận trong việc điều
trị xóa xăm [36]. Sự khác biệt của dòng laser này là thời gian phát xung tính
bằng đơn vị Pico giây (1 nano giây = 1.000 pico giây). Laser picosecond có
thời lượng xung ngắn hơn khoảng 100 lần so với laser QS thông thường, điều
trị hiệu quả hơn do cung cấp năng lượng cao hơn mà ít gây tác dụng nhiệt lên
mô xung quanh hơn [37] .
1.4.2. Cấu trúc và tính chất cơ bản của laser
Cấu trúc điển hình của laser gồm 3 phần:
o Hoạt chất laser: Có 3 hiện tượng quang học cơ bản xảy ra trong một
môi trường vật chất khi chiếu 1 chùm tia sáng. Đó là hiện tượng hấp thụ, hiện


12

tượng phát xạ tự do và hiện tượng phát xạ cưỡng bức làm cho các điện tử sản
sinh ra các chùm tia sáng có năng lượng mạnh hơn chùm tia kích thích ban
đầu, vì vậy muốn có hiệu ứng Laser thì sự phát xạ cưỡng bức phải mạnh hơn
hiện tượng hấp thụ. Một môi trường hoạt chất như vậy gọi là môi trường đảo
ngược, hay hoạt chất Laser.
o Nguồn nuôi: là các thiết bị cung cấp năng lượng cho hoạt chất Laser
để tạo ra và duy trì sự đảo ngược tích lũy các điện tử ở môi trường Laser.
o Buồng cộng hưởng: nhằm cho phép các chùm tia đã tạo ra được tăng
nhiều lần và đảm bảo sự ổn định (hướng đi, sự phát tán, độ tập trung,..) qua hệ
thống gương [22],[23].

Các tính chất cơ bản của laser:
o Độ định hướng (hay còn gọi tính chuẩn trục cao): nhờ hệ thống
gương của buồng cộng hưởng, các chùm tia hầu như đi song song.
o Tính đơn sắc: chùm sáng chỉ có 1 màu, độ tập trung năng lượng vào 1
màu ấy, như vậy nó là một nguồn sáng đặc biệt.
o Tính kết hợp của các photon trong chùm tia laser cao: tính kết hợp
được hiểu là sự hoạt động nhịp nhàng của các photon trong chùm tia ấy. Do
tia laser được sinh ra do hiện tượng phát xạ cưỡng bức nên các photon của tia
laser giống hệt nhau.
o Tính chất “từ phát liên tục đến phát xung cực ngắn”: thời kỳ các
laser đầu tiên được ứng dụng laser phát ra các sóng liên tục hoặc phát xung tự
do với độ dài của xung cỡ ms. Do quá trình phát triển công nghệ ngày càng
cao, tia laser có độ tập trung năng lượng cao trong thời gian phát xung rất
ngắn cỡ ns hoặc pico giây [21],[22].
1.4.3. Tương tác của tia Laser với mô sống
Khi tia laser chiếu vào mô sống, sẽ xảy ra các hiện tượng:
o Phản xạ (ngược trở lại)
o Tán xạ (tản ra xung quanh)


13

o Hấp thụ (tia bị mô hấp thụ)
o Dẫn truyền (trong mô, song song với quá trình hấp thụ)
Tương tác của tia Laser với mô sống được biểu hiện bằng các hiệu ứng:
o Các hiệu ứng quang hóa: quang cảm ứng, quang hoạt hóa thuốc, quang
bức xạ, quang hóa trị liệu, quang cộng hưởng
o Các hiệu ứng nhiệt: hiệu ứng quang đông, than hóa, bốc bay.
o Quang i-on hóa hay còn gọi là quang tách: bóc lớp, cắt các liên kết
mô, quang phân tách [20],[21].

1.4.4. Laser Q-Switched YAG
Laser YAG phát minh năm 1964, là loại laser rắn sử dụng hoạt chất tinh
thể Neodym Yttrium Aluminium Garnet, tuy nhiên giai đoạn đầu ứng dụng
điều trị còn nhiều hạn chế. Năm 1983, nguyên lí phân hủy quang nhiệt chọn
lọc của Anderson và Parish được phát minh, tiếp theo sau đó hệ thống Qswitched của laser cũng ra đời (Xung ngắn - năng lượng cao). Từ đây mở ra
một hướng mới cho việc điều trị thành công các thương tổn sắc tố mà hạn chế
được các tác dụng không mong muốn của các loại laser trước đó.
Laser Nd:YAG phương thức Q-Switched phát ra hai bước sóng 1064nm
và 532nm. Quang năng của laser QS YAG chuyển thành nhiệt năng để phá
hủy chọn lọc trên tế bào sắc tố đều thỏa mãn các điều kiện của nguyên lí phân
hủy quang nhiệt chọn lọc đó là bước sóng phù hợp, thời gian tiếp xúc mô cực
ngắn(5-10 ns so với thời gian thải nhiệt mô 70-280 ns) và mật độ năng lượng
cao. Chính vì vậy laser QS YAG là loại laser phổ biến và ứng dụng rộng rãi
hiện nay trong điều trị tổn thương sắc tố da.
Nguyên lý của laser Nd:YAG: Năng lượng laser tác dụng lên vùng sắc tố
bệnh lý, các sắc tố bệnh lý hấp thu quang năng có bước sóng cố định sẽ giãn
nở, và vỡ nhỏ. Các sắc tố ở lớp thượng bì vỡ nhỏ được đẩy lên bề mặt, các sắc
tố nằm sâu trong da được phân hóa thành những hạt sắc tố nhỏ li ti, bị thực


14

bào trong cơ thể tiêu hoá, và thải ra ngoài theo hệ thống bài tiết của cơ thể.
Các sắc tố nhạt dần cho đến khi biến mất hoàn toàn. Phương pháp này tạo ra
hiệu ứng nhiệt kích thích tái tạo biểu bì và bề mặt da đồng thời tăng sinh
collagen nhanh chóng làm cho da săn chắc, căng hơn [2],[7],[21],[23].

Hình 1.4. Độ sâu thâm nhập vào da của các bước sóng laser
(nguồn Internet)
Điều trị cải thiện da mặt bằng laser QS YAG: các công trình thế giới và

Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Wang C, Sue YM, Yang CH (2006) cho thấy việc
điều trị sắc tố da như tàn nhang, tăng sắc tố sau viêm bằng laser QS YAG 1064
nm hiệu quả hơn so với dùng IPL. Đồng thời laser QS YAG 1064nm còn có tác
dụng làm da săn chắc [24]. Theo tác giả Lee Min Wei (2003), sử dụng laser QS
YAG trong điều trị trong cải thiện làn da và tăng cường collagen cho da có cải
thiện sau ít nhất 3 lần điều trị, sự cải thiện gồm cả săn chắc da và kết cấu, giảm
đáng kể các đốm nâu cũng như làm sáng sắc tố của da [6].
Theo nghiên cứu của HJ Chung, BC Goo và cộng sự (2011), trị liệu cải
thiện chất lượng da bằng Laser QS YAG có chế độ phát xung tính bằng micro


15

giây kết hợp với chế độ phát nano giây tốt hơn rõ rệt so với máy chỉ phát
xung ở chế độ nano giây [7]. Nghiên cứu của Fujimoto T, Terashima Y (2004)
và nhiều tác giả khác cũng cho thấy tính ưu việt của trị liệu Laser QS YAG
kết hợp dung dịch cacbon trong kích thích sinh tạo collagen, làm sáng da và
cải thiện lỗ chân lông [25],[26],[27].
Ở Việt Nam, hiện nay một số cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện chuyên khoa da
liễu đã ứng dụng công nghệ cải thiện làn da lão hóa bằng cacbon hoạt tính kết
hợp với laser QS YAG vào điều trị, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được
báo cáo.
1.5. Máy phân tích da VISIA®
VISIA®, được sản xuất bởi Canfield Sciencei fic, Inc., USA. VISIA® sử
dụng ánh sáng sợi đốt tiêu chuẩn, tia cực tím (UV) và chéo phân cực , tạo ra
một loạt các hình ảnh độ phân giải cao trong vài giây, và xác định tình trạng
da tổng thể của bệnh nhân, chẳng hạn như tại chỗ, nếp nhăn, độ đàn hồi, lỗ
chân lông, đốm UV, đốm nâu, vùng đỏ và porphyrin nhanh chóng. Hệ thống
phân tích phức hợp bao gồm buồng chụp ảnh khuôn mặt vào máy tính và

phần mềm phân tích định lượng. VISIA® có ba loại nguồn sáng: đèn sợi đốt
tiêu chuẩn, đèn UV và ánh sáng phân cực. Máy ảnh có độ phân giải 15 triệu
pixel và đèn flash tiêu chuẩn được sử dụng để xác định đốm, nếp nhăn, độ đàn
hồi và lỗ chân lông trong khi ánh sáng cực tím được sử dụng để phân
tích điểm cực tím và orphyrin. Đèn flash phân cực chéo rất hữu ích cho quan
sát đốm nâu và vùng đỏ bằng RBX ™ được cấp bằng sáng chế của Canfield .
Máy sử dụng hình ảnh đa quang phổ, tích hợp cả hai kỹ thuật chụp ảnh chuẩn
và UV để ghi nhận và đo lường những tình trạng trên và dưới bề mặt da. Hoạt
động của máy bao gồm một chuỗi các thao tác: chụp nhanh các góc độ của làn
da; Phân tích kết quả chỉ số của da trên màn hình; Báo cáo kết quả phân tích,


16

so sánh đánh giá kết quả tình trạng da với nguồn cơ sở dữ liệu về tình trạng da
của những người cùng tuổi, giới và tình trạng da [38].
Phân tích 8 đặc tính quan trọng của da:
Các đốm trên mặt (Spots)
Các đốm là đặc trưng của các thương tổn da có màu nâu hay màu đỏ bao
gồm tàn nhang, sẹo do mụn, sự tăng tiết sắc tố, và các thương tổn mạch máu.
Các đốm có thể được phân biệt qua màu sắc và sự tương phản của chúng với
màu nền của da.Các đốm khác nhau về kích thước và thông thường chúng có
hình dạng tròn.
Lỗ chân lông (Pores)
Là những lỗ hở trên bề mặt da có dạng hình tròn của các tuyến tiết mồ
hôi. Do sự che chắn, các lỗ chân lông được nhìn thấy có màu sậm hơn so với
vùng da xung quanh và chúng được nhận dạng qua màu sắc sậm hơn cũng
như hình dạng tròn. Hệ thống VISIA® phân biệt các lỗ chân lông và các vết
đốm dựa trên kích thước; lỗ chân lông nhỏ hơn vết đốm rất nhiều.
Nếp nhăn (Wrinkles)

Là những nếp nhăn, nếp gấp trên da và chúng xuất hiện nhiều trên mặt
như là hiểu hiện sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời và có liên quan đến sự
giảm tính đàn hồi của da. Các vết nhăn được nhận dạng bởi hình dạng dài và
hẹp đặc thù của chúng.
Độ đồng đều (Evenness)
Độ đồng đều về mặt cơ bản là một phân tích kết cấu của da (skin
texture). Mức độ đồng đều đo lường kết cấu và màu của da bằng cách nhận
dạng sự thay đổi màu dần dần của sắc thái da, cũng như các đỉnh (được biểu
hiện dưới các chấm màu vàng trên hình ảnh phân tích của VISIA®) và các


17

chỗ lõm (được biểu hiện dưới các chấm màu xanh da trời) trên bề mặt của da,
hình ảnh biểu thị mức độ thay đổi trong kết cấu bề mặt da.
Porphyrins (porphyrins)
Porphyrins là chất bài tiết của vi khuẩn, chúng thường tập trung ở lỗ
chân lông và gây ra mụn. Porphyrins phát huỳnh quang trong ánh sáng UV và
biểu hiện trên hình ảnh phân tích dưới dạng các vết màu trắng.
Các vết đốm UV (UV Spots)
Các vết UV xảy ra khi sắc tố melanin đông lại phía dưới bề mặt da như
là hậu quả do tác động của ánh sáng mặt trời. Các vết UV thường không thể
nhìn thấy bằng mắt dưới điều kiện ánh sáng bình thường. Sự hấp thu chọn lọc
ánh sáng UV bởi sắc tố melanin trong biểu bì làm tăng sự xuất hiện của chúng
trên hình ảnh phân tích VISIA®.
Các đốm nâu trong da(Brown spots)
Có thể nhìn thấy các đốm melanin màu nâu trong da, giúp cho việc theo
dõi và có phương pháp điều trị hiệu quả vấn đề nám da, tàn nhang, trẻ hóa.
Thương tổn mạch máu trong da (Red areas)
Quan sát các thương tổn mạch máu trong da qua phần nhìn thấy các

đường màu đỏ. Việc điều trị các thương tổn mạch máu là một trong các tiến
trình trẻ hóa da toàn diện.


×