Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CHUYÊN ĐỀ : CẤU TRÚC TẾ BÀO – SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.29 KB, 39 trang )

Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ : CẤU TRÚC TẾ BÀO – SINH HỌC 10.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm 4 bài trong chương II, thuộc Phần 2. Sinh học Tế bào – Sinh
học 10 THPT.
Bài 7. Tế bào nhân sơ
Bài 8, 9, 10. Tế bào nhân thực
II. Mạch kiến thức của chuyên đề
1. Tế bào nhân sơ
2. Tế bào nhân thực
2.1. Màng sinh chất và cấu trúc ngoài màng sinh chất.
2.2.Tế bào chất
2.2.1. Ti thể
2.2.2. Lục lạp
2.2.3. Lưới nội chất
2.2.4. Ribôxôm
2.2.5. Bộ máy Gôngi
2.2.6. Không bào, lizôxôm
2.3. Nhân tế bào
III. Thời lượng: 04 tiết
IV. Nội dung kiến thức của chuyên đề.
1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, cấu tạo và chức năng của các bộ phận của
tế bào nhân sơ.
a.Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
+ Chưa có màng nhân.
+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang nhỏ,


không có các bào quan có màng bao bọc mà chỉ có riboxom với kích thước nhỏ(70S)
+ Kích thước TB nhỏ:-bằng 1/10 so với kích thước TB nhân thực
-tỉ lệ giữa diện tích màng tế bào so với đơn vị thể tích
lớn(S/V)
->tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các
chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào cũng diễn ra nhanh
hơn. Do đó tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh hơn
so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn
hơn.
b.Cấu tạo Tế bào nhân sơ:
- Thành tế bào:
1


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

+ Cấu tạo: thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là petidoglican(cấu tạo
từ các chuỗi cacbohidrat liên kết với nhau bằng các đoạn polypeptit ngắn)
+ Chức năng: - duy trì hình dạng ổn định của tế bào
- bảo vệ tế bào(cản trở sự xâm nhập của 1 số chất có phân tử lớn,
kháng sinh, thuốc nhuộm,liên quan đến tính kháng nguyên,tính gây bệnh,tính mẫn cảm
với thực khuẩn thể...)
- duy trì áp suất thẩm thấu
- tham gia quá trình phân bào
- hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao
+Phân loại vi khuẩn: dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào,vi
khuẩn được chia làm 2 loại: vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Vi khuẩn Gram dương

Thành TB dày, nhiều lớp cấu tạo từ
petidoglican( dày từ 150-800 A0,40-50 lớp)
Khi nhuộm Gram có màu tím
Khi nhiễm ít nguy hiểm hơn vì cơ thể người
sẽ sản xuất Lizozim phá hủy lớp petidoglican
bên ngoài của vi khuẩn

Vi khuẩn Gram âm
Thành TB mỏng(50-180 A0), có thêm lớp
màng Lipopolysaccarit(LPS)
Khi nhuộm Gram có màu đỏ
Khi nhiễm nguy hiểm hơn vì màng ngoài của
chúng được bọc 1 nang, nang này che các
kháng nguyên ->cơ thể phát hiện các tác
nhân xâm lấn khó khăn hơn.Ngoài ra,còn
chứa Lipopolysaccarit ->nội độc tố làm tăng
độ nặng của phản ứng viêm =>có thể gây sốc
nhiễm khuẩn
Không có axit teicoic

Có nhiều axit teicoic(chiếm khoảng 50%
trọng lượng khô của thành)
+ Ý nghĩa: biết được sự khác biệt này có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu
để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Ví dụ:+Đối với VK Gram (+) dùng penicilin, erytromycin, cephalexin...
+Đối với VK Gram (-) dùng chloramphenicol,gentamycine...
- Vỏ nhầy:
+có nhiều ở nhóm VK Gram (-).
+hình thành trong điều kiện dư thừa đường, dư thừa nitơ, cần tăng cường độc
tính.

+vai trò: tăng cường độc tính của VK, cung cấp chất dinh dưỡng khi cần; ít bị tế
bào bạch cầu tiêu diệt.
- Màng sinh chất:
+ Cấu trúc cơ bản giống với MSC của TB nhân thực, được cấu tạo từ
photpholipit và prôtêin.
+ Điểm khác: không chứa colesterol; lipit ở MSC chứa nội độc tố của VK.
2


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

+ Chức năng: hấp thụ các chất dinh dưỡng; thực hiện quá trình hô hấp,gấp nếp
thành mezosom là nơi định vị ADN khi phân chia TB; chứa sắc tố ở VK quang hợp.
- Roi(tiên mao):
-Lông:
-Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Gồm 2 thành phần
chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ
khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
+ Vùng nhân: thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng, trần(ADN không liên
kết với protein histon).
-Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ
nhầy, lông và roi:
2.Cấu tạo và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực.
- Đặc điểm chung: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có nhiều
bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau.
2.1. Nhân tế bào :được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất
nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. (TBĐV khác TBTV). Nhân có
vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế

bào.
2.2. Ribôxôm: là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử
rARN và prôtêinRibôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
2.3. Lưới nội chất:
Điểm phân
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
biệt
Là hệ thống màng bao gồm các
Là hệ thống màng bao gồm các
xoang dẹp phân nhánh thông với
xoang dẹp phân nhánh thông với
Cấu trúc
nhau trên bề mặt gắn các ribôxôm nhau trên bề mặt không gắn các
ribôxôm
Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là
Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường,
Chức năng
prôtêin xuất bào
khử độc
2.4. Bộ máy Gôngi: là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp
chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung. Bộ máy gôngi có chức
năng thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử
dụng.
2.5.Ti thể: là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên
đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti
thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
2.6. Lục lạp: là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của thực
vật. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).

*Phân biệt lục lạp và ti thể.
3


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Điểm phân
Ti thể
biệt
Hình dạng Hình cầu, hình sợi

Lục lạp
Hình bầu dục

Kích thước 2- 5µm
Sự tồn tại

Có mặt ở mọi tế bào nhân thực

4 - 10µm
Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực quang
hợp
- Màng trong và ngoài đều trơn
- Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên
nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit
có chứa các enzim tổng hợp ATP

- Màng ngoài trơn, màng trong gấp

nếp tạo thành các mào (crista), nơi
Cấu trúc
định vị các enzim tổng hợp ATP.
- Không có tilacoit
Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển
Thực hiện quá trình quang hợp,
hoá năng lượng trong các hợp chất
chuyển hoá năng lượng ánh sáng
Chức năng hữu cơ thành ATP cung cấp năng
thành hoá năng trong các hợp chất
lượng cho mọi hoạt động sống của tế
hữu cơ.
bào
2.7. Lizoxom và không bào.
- Lizôxôm: là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm
nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế bào già các
tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
- Không bào: là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không
bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. Chức năng của
không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.
2.8 .Màng sinh chất: là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
+ Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử
prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định
của màng sinh chất.
+ Màng sinh chất có chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn
lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế
bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
+ Cấu trúc khảm thể hiện ở chỗ: Thành phần chính của màng là lớp photpho lipit
kép tạo nên một cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn các phân tử prôtêin phân bố
( khảm) rải rác trong khung (lớp photpho lipit); hoặc xuyên qua khung hoặc bám màng

trong và rìa màng ngoài.
+Tính động của màng thể hiện ở chỗ: Các phân tử cấu trúc không đứng yên mà
có khả năng di chuyển trong lớp photpho lipit( P-L). Nhờ có tính động này mà màng
sinh chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập bào...
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ.
Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình
dạng, kích thước tế bào.
4


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
*Theo chuẩn kiến thức kỹ năng
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ.
- Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ sẽ có lợi thế gì ?
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các thành phần cấu tạo của tế bào động
vật và tế bào thực vật (Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân tế bào, lưới nội
chất, ribôxôm, bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm, chất nền ngoại bào).
* Trên chuẩn:
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mỗi loại bào quan
trong tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết

prôtêin của tế bào.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào động vật và tế bào thực vật.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng cơ bản:
+ Quan sát hình vẽ, chú thích được hình đã quan sát.
+ Trình bày và phác họa được hình ảnh của tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ khi
quan sát dưới kính hiển vi..
- Kĩ năng mềm:
+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
+ Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày ý kiến, suy nghĩ, quản lý thời
gian và đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ:
- Nghiên cứu sự sống gắn liền với nghiên cứu tế bào → có niềm tin và say mê
khoa học.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe,bảo vệ cơ thể,phòng chống bệnh tật.
4. Định hướng phát triển năng lực trong chủ đề
STT Tên năng lực
Các kỹ năng thành phần
1
Năng lực phát hiện và Các kĩ năng sinh học cơ bản:
giải quyết vấn đề
Quan sát các tế bào: tế bào động vật, tế bào thực vật; Sử dụng
kính hiển vi (vật kính tối đa 45 X) quan sát tiêu bản khi thực
hành, vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp trên tiêu bản hiển vi (vẽ
hình ảnh từ kính hiển vi); Mô tả chính xác các hình vẽ sinh học
5


Chuyên đề dạy học Sinh học 10


Trường THPT Ngô Gia Tự

bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh học được đánh dấu
bằng các mã số.
Các phương pháp sinh học, vật lý và hoá học:
Năng lực thu nhận và Các phương pháp tế bào học: Phương pháp nhuộm tế bào và
2
xử lý thông tin
tiêu bản hiển vi.
Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu.
Các kĩ năng khoa học:
Quan sát các đối tượng sinh học; Đo đạc: đo kích thước của
Năng lực nghiên cứu hình quan sát; Tìm kiếm mối quan hệ giữa các bào quan; Tính
3
khoa học
toán; Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các
bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp; Đưa ra các tiên đoán;
Hình thành nên các giả thuyết khoa học;
-Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các
4
Năng lực tư duy
loại tế bào:
tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực.
-Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày,
5
Năng lực ngôn ngữ
tranh luận,
thảo luận về tế bào.
Năng lực tính toán

Tính toán kích thước của mẫu vật, hình phóng đại, độ phóng
6
đại.
5.Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt được:???????
II. Phương pháp chủ đạo:
Dạy học giải quyết vấn đề kết hợp bài tập tình huống.
Tôi chọn phương pháp “Dạy học giải quyết vấn đề kết hợp bài tập tình huống” là
phương pháp chủ đạo cho chủ đề này vì những kiến thức này HS đã được học ở cấp
dưới nên việc sử dụng phương pháp truyền thống sẽ dễ gây nhàm chán cho HS, việc sử
dụng những bài tập tình huống sẽ lôi cuốn HS, giúp HS áp dụng giải quyết được
những tình huống thực tiễn, hình thành năng lực giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to hình 7.2, 8.1, 8.2, 9.1, 9.2, 10.2 SGK, máy chiếu;
- PHT về cấu trúc và chức năng các loại bào quan trong cấu trúc tế bào nhân
thực;
- 2 củ khoai tây gọt vỏ, cắt thành hình lập phương 1cm x 1cm x 1cm (khối khoai
tây nhỏ) và 2cm x 2cm x 2cm (khối khoai tây to),
- Dung dịch iốt, dao nhỏ.
2.Chuẩn bị của HS:
- Giấy khổ rộng(Bảng phụ),
- Bút dạ,thước…
6


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

IV.Tổ chức hoạt động học tập


7


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Tiết 1:
Nội dung 1: Tế bào nhân sơ
Hoạt động 1: Khởi động
1.Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ,thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức
mới cần lĩnh hội trong bài học.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản than có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung:
- GV nêu vấn đề:
+ Hai người bị ốm(bị nhiễm khuẩn đường hô hấp), khi đi khám bác sỹ kê đơn
thuốc cho mỗi người dùng 1 loại thuốc kháng sinh khác nhau. Tại sao lại như vậy ?
+ Tại sao về mùa đông khi ngủ chúng ta thường nằm co người lại ?
- HS suy nghĩ, trao đổi:
3.Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS có thể trả lời:
+ Do 2 người bị nhiễm loại vi khuẩn khác nhau.
+ Khi nằm co người thấy ấm hơn.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV nêu 2 câu hỏi trên.
- HS trả lời câu hỏi

-GV dẫn dắt vào bài học:Vậy tại sao2 người bệnh nhân trên lại được bác sĩ kê dùng
thuốc kháng sinh khác nhau và tại saovề mùa đông khi ngủ chúng ta thường nằm
co.Vấn đề này chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài 7:Tế bào nhân sơ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1.Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ sẽ có lợi thế gì?
- Nêu được các thành phần cấu trúc và chức năng các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân
sơ.
-Rèn kĩ năng lắng nghe, làm việc nhóm.
-Giúp HS phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác
-Có thái độ nghiêm túc, tập trung vào nội dung giao việc và các cách thực hiện công
việc được giao từ giáo viên.
2.Nội dung:
2.1.Nội dung 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
-Cấu tạo
-Kích thước
-Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho té bào nhân sơ?
8


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

2.2. Nội dung 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ
-Thành tế bào,màng sinh chất,lông và roi
-Tế bào chất
-Vùng nhân
3.Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:

3.1.Nội dung 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
HS nghiên cứu SGK và nêu được:
-Chưa có màng nhân; tế bào chất chưa có hệ thống nội màng, không có các bào quan
có màng bao bọc, kích thước nhỏ
-Kích thước nhỏ =>tỉ lệ S/V lớn,giúp TB trao đổi chất với môi trường 1 cách nhanh
chóng làm cho TB sinh trưởng và sinh sản nhanh.
3.2.Nội dung 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ
HS hoạt động theo nhóm,hoàn thành PHT số 1 về các thành phần cấu tạo của
TB nhân sơ.
-Màng sinh chất: được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin.
-Tế bào chất: là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2
thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu
cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
-Vùng nhân: thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.
-Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ
nhầy, roi và lông.
4. Kỹ thuật tổ chức:
4.1.Nội dung 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
GV: -yêu cầu HS làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin SGK.
-đặt câu hỏi :Em hãy cho biết đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ?
HS : nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, GV gọi các HS khác nhận xét đánh giá
phần trả lơi của bạn,sau đó GV kết luận.
=>Đặc điểm chung của TB nhân sơ:
+ Chưa có màng nhân.
+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang nhỏ,
không có các bào quan có màng bao bọc mà chỉ có riboxom với kích thước nhỏ(70S)
+ Kích thước TB nhỏ, bằng 1/10 so với kích thước TB nhân thực
GV: - yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK: kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho
TB nhân sơ ?
-nêu thí nghiệm:Lấy củ khoai tây sống, cắt thành 3 khối lập phương có cạnh

1cm, 2cm, 3cm. Cho 3 khối vào 1 cốc đựng dung dịch xanh metilen trong 5 phút.Sau
đó lấy ra và cắt mỗi khối thành 2 phần bằng nhau. Hãy so sánh sự bắt màu ở lõi mỗi
khối và cho biết thí nghiệm chứng minh điều gì ?
HS:nghiên cứu thông tin sgk và kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi,GV kết luận:
9


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

(Kết quả TN cho thấy khối có cạnh 1cm sẽ bắt màu nhanh hơn =>TN chứng minh
được TB có kích thước nhỏ thì quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.)
=>Kích thước nhỏ đem lại ưu thế: tỉ lệ giữa diện tích màng tế bào so với đơn vị
thể tích lớn(S/V lớn) ->tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ
nơi này đến nơi khác trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng
nhanh và phân chia nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích
thước lớn hơn.
Ví dụ:TB vi khuẩn khoảng 30 phút phân chia 1 lần,còn TB của người trong môi trường
nuôi cấy ngoài cơ thể phải mất 24 giờ mới phân chia 1 lần.
4.2.Nội dung 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ
GV:- chiếu sơ đồ cấu trúc TB vi khuẩn(E.coli) cho HS quan sát
-yêu cầu HS mô tả cấu trúc chung của TB vi khuẩn ?

10


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự


Hình 2 : Bề mặt ngoài của vi khuẩn dưới kính hiển vi

GV:chia lớp làm 4 nhóm,sau đó giao nhiệm vụ cho HS,yêu cầu hoàn thành PHT số 1
PHT số 1: Thành phần cấu trúc của TB nhân sơ
Thành phần cấu trúc
Cấu tạo
Chức năng
Thành tế bào
Vỏ nhầy
Màng sinh chất
Tế bào chất
Vùng nhân
Lông
Roi
HS:-cử nhóm trưởng
-thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến,nhóm trưởng ghi nội dung kiến thức tìm hiểu
được vào PHT(trình bày vào giấy Ao).
-hết thời gian, Gv yêu cầu HS treo PHT lên bảng lần lượt,sau đó gọi đại diện
nhóm lên trình bày sản phẩm,các nhóm khác chú ý lắng nghe,bổ sung và nhận xét
đánh giá chéo giữa các nhóm
GV:nhận xét phần trình bày của các nhóm và kết luận:
=>Nội dung PHT số 1:
Thành phần cấu trúc
Cấu tạo
Chức năng
Thành phần hóa học là peptiđôglican.
Có 2 loại vi khuẩn: Khi nhuộm Gram: Quy định hình dạng tế bào; bảo
Thành tế bào
Gram âm: màu đỏ; Gram dương: màu vệ tế bào.

tím.
11


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Vỏ nhầy

Màng sinh chất

Tế bào chất

Vùng nhân

Trường THPT Ngô Gia Tự

Thành phần hóa học là các
-protein,canxi
Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và
prôtêin.
Là vùng nằm giữa màng sinh chất và
vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành
phần chính là bào tương (một dạng
chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất
hữu cơ và vô cơ khác nhau), các
ribôxôm và các hạt dự trữ.
Thường chỉ chứa một phân tử ADN
dạng vòng. Ngoài ra còn nhiều plasmit
không có chức năng di truyền,nhưng
có vai trò quan trọng trong KTDT


Lông

Cấu tạo bởi prôtêin.

Roi

Cấu tạo bởi prôtêin.

Bảo vệ TBVK khi gặp khô
hạn,giúp VK đề kháng với các
điều kiện bất lợi, giúp VK
chống lại hiện tượng thực bào
của bạch cầu
Bảo vệ tế bào và giúp tế bào
trao đổi chất.
Ribôxôm là nơi tổng hợp
prôtêin.

Trung tâm hoạt động của tế bào
và giữ chức năng di truyền
Giúp VK bám vào bề mặt tế
bào người..
Giúp VK di chuyển

-GV đặt câu hỏi: Việc phân loại VK Gram(-) và VK Gram(+)có ý nghĩa như thế nào
trong thực tiễn?
(Sự khác nhau giữa VK Gram(-) và VK Gram(+)
Vi khuẩn Gram dương
Vi khuẩn Gram âm

Thành TB dày, nhiều lớp cấu tạo từ
Thành TB mỏng(50-180 A0), có thêm lớp
petidoglican( dày từ 150-800 A0,40-50 lớp)
màng Lipopolysaccarit(LPS)
Khi nhuộm Gram có màu tím
Khi nhuộm Gram có màu đỏ
Khi nhiễm ít nguy hiểm hơn vì cơ thể người Khi nhiễm nguy hiểm hơn vì màng ngoài của
sẽ sản xuất Lizozim phá hủy lớp petidoglican chúng được bọc 1 nang, nang này che các
bên ngoài của vi khuẩn
kháng nguyên ->cơ thể phát hiện các tác
nhân xâm lấn khó khăn hơn.Ngoài ra,còn
chứa Lipopolysaccarit ->nội độc tố làm tăng
độ nặng của phản ứng viêm =>có thể gây sốc
nhiễm khuẩn
Có nhiều axit teicoic(chiếm khoảng 50%
Không có axit teicoic
trọng lượng khô của thành)
=>Ý nghĩa: biết được sự khác biệt này có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu
để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
12


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

*Ví dụ:+Đối với VK Gram (+) dùng penicilin, erytromycin, cephalexin...(bệnh nhiễm
trùng da; nhiễm trùngđường tiết niệu;nhiễm trùng đường hô hấp; viêm tai giữa; viêm
màng não)
+Đối với VK Gram (-) dùng chloramphenicol,gentamycine...(bệnh nhiễm trùng

do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như lậu,giang mai,chlamydia)
Hoạt động 3: Luyện tập.
1.Mục tiêu:
-HS vận dụng những kiến thức đã học về kích thước và cấu tạo TB vi khuẩn ở phần
trên để giải quyết 1 số câu hỏi liên quan đến thực tiễn về tế bào.
-Phát triển năng lực tư duy logic.
-Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, đọc ,nghiên cứu tài liệu.
2.Nội dung:
2.1.Nội dung 1: So sánh 1kg khoai tây củ to và 1kg khoai tây củ nhỏ loại nào khi gọt
ra sẽ cho nhiều vỏ hơn ?
2.2.Nội dung 2: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác
nhau, sau dó cho các tế bào trần này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng
nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào trần đều có dạng hình cầu. Từ
thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
3.Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS có thể trả lời:
3.1.Nội dung 1: 1 kg khoai tây củ nhỏ sẽ cho nhiều vỏ hơn.
3.2.Nội dung 2: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.
4.Kỹ thuật tổ chức:
-GV nêu 2 vấn đề trên,yêu cầu HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm,đại diện trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét và kết luận:
4.1. Nội dung 1:
-So sánh ta thấy 1 kg củ khoai tây nhỏ khi gọt sẽ cho nhiều vỏ hơn, vì: củ khoai tây
có kích thước nhỏ nên thể tích của nó cũng nhỏ và ngược lại thì diện tích bề mặt củ
khoai tây sẽ lớn(tỉ lệ S/V lớn) cho nên nó cho nhiều vỏ hơn.
4.2. Nội dung 2:
-Từ thí nghiệm trên, có thể chứng minh vai trò của thành TB quy định hình dạng tế
bào; bảo vệ tế bào.
Hoạt động 4:Vận dụng,tìm tòi, mở rộng.

1.Mục tiêu:
- Nhằm khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực tìm tòi những hiện tượng có
liên quan trong cuộc sống.
-Liên hệ các kiến thức đã học được vào các hiện tượng thực tế thông qua một số câu
hỏi
2.Nội dung:
13


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu hỏi 1: Plasmit là gì? có ở đâu và có tính chất, vai trò gì?
Câu hỏi 2: Tại sao về mùa lạnh khi ngủ chúng ta thường nằm co người lại còn mùa
nóng thì ngược lại ?
Câu hỏi 3: Vì có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn nói riêng
và vi sinh vật nói chung có tốc độ sinh sản rất nhanh, bởi vậy chúng được ứng dụng
nhiều trong đời sống, trong công nghiệp, nông nghiệp... Em hãy kể tên 1 vài ứng dụng
đó.
Câu hỏi 4: Áp dụng công thức toán học để tính tỉ lệ S/V cho bài toán sau: Giả sử có
3 khối lập phương:
khối 1 có cạnh bằng 1cm.
khối 2 có cạnh bằng 2cm
khối 2 có cạnh bằng 3cm
Từ đó rút ra kết luận về tỉ lệ S/V.
3.Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS: hoat động nhóm , trao đổi,vận dụng kiến thức đã học , tìm hiểu trong thực tế để
trả lời các câu hỏi .
4.Kỹ thuật tổ chức:

GV: -chia lớp làm 4 nhóm, tương ứng với mỗi câu hỏi,HS viết câu trả lời ra giấy.
-sau đó gọi đại diện của từng nhóm trả lời
-yêu cầu các nhóm khác chú ý và nhận xét ,đánh giá chéo giữa các nhóm.
-nhận xét ,đánh giá phần trả lời của từng nhóm và kết luận.
Câu hỏi 1:
-Plasmit là 1 phân tử AND dạng vòng trần kín 2 mạch nằm ngoài nhân, có ở 1
số TB vi khuẩn.
-có khả năng nhân đôi độc lập với AND của NST.
- chức năng: chứa các gen đặc biệt quy định khả năng kháng thuốc giúp chúng
kháng lại kháng sinh, phân giải chất độc, kháng độc tố…góp phần bảo vệ vi khuẩn.
-có khả năng gắn xen vào AND nhiễm sắc thể của sinh vật chủ.Nhờ khả năng
này chúng có thể tồn tại trong 1 thời gian dài, được sao chép cùng lúc với AND nhiễm
sắc thể khi tế bào phân chia.
-Vai trò: người ta ứng dụng Plasmit vào công nghệ di truyền.Chúng được đưa từ
gen của sinh vật này vào sinh vật khác để tạo nên các cá thể chọn lọc mang tính trạng
có lợi như: tăng khả năng phân giải 1 số chất, chống chịu với nhiệt độ bất lợi, chống
chịu với kháng sinh…
-Ứng dụng:Plasmit được ứng dụng trong công nghệ sinh học như: sản xuất
kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật; sản xuất số lượng lớn protein mong
muốn (insulin,interferon)
Câu hỏi 2:
-Khi bị lạnh, chúng ta thường nằm co người lại để giảm tỉ lệ S/V=>làm cho diện
tích bề mặt của cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh ít nhất nên tránh được bị mất nhiều
nhiệt do đó thấy ấm hơn.
14


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự


-Khi trời nóng, chúng ta thường nằm dang chân dang tay => diện tích bề mặt
của cơ thể tiếp xúc với không khí tăng lên,khả năng thoát nhiệt qua da sẽ tốt hơn, nên
mát hơn.
+ Đối với cơ thể động vật, tỉ lệ S/V còn thể hiện sự thích nghi của của động vật
hằng nhiệt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường(Quy tắc Becman –sinh thái học 12)
 Động vật hằng nhiệt (ví dụ : gấu, cáo, hươu, thỏ.) sống ở vùng ôn đới
lạnh có kích thước cơ thể lớn sẽ có diện tích bễ mặt cơ thể nhỏ (tính trên
tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc giảm diện tích toả nhiệt
của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới nóng có kích thước
cơ thể nhỏ sẽ có diện tích bề mặt cơ thể lớn (tính trên tỉ lệ với thể tích),
điều đó có ý nghĩa trong việc tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó
có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể.
 Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.. lớn có ý
nghĩa trong việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó tăng
cường khả năng toả nhiệt của cơ thể
Câu hỏi 3:
Một số ứng dụng của vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung như sau:
-Trong tự nhiên: phân hủy các chất hữu cơ thành chất vô cơ(muối khoáng) để
nuôi cây.
-Trong nông nghiệp: sản xuất phân vi sinh, chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh thay
thế thuốc trừ sâu hóa học, thuốc thú y,
-Trong y học: sản xuất thuốc kháng sinh(penicillin),vacxin (uốn ván, dại),
vitamin (B12), men tiêu hóa, hormone (insulin), Protein đơn bào, chuẩn đoán
bệnh..
-Trong công nghiệp thực phẩm: sản xuất rượu bia, nước tương, dưa cải, sữa
chua, phômai, nem chua, thịt thính...
-Trong công nghiệp hoá chất: sản xuất cồn, các amino acid, vitamin, các enzyme
hữu ích
-Đối với môi trường: xử lí nước, chất thải, rác thải sinh học , làm sạch cặn bã

dầu,phân hủy các độc tố, các phế liệu công nghiệp...

15


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu hỏi 4:
-Áp dụng công thức tính diện tích và thể tích hình lập phương : S = 6 x a2 ; V = a3 ,ta
tính tỉ lệ S/V của từng khối như sau:
-Khối 1: S = 6 x 1 cm2
V = 1cm3
=> S/V = 6/1 = 6
2
-Khối 2: S = 6 x 2 = 24 cm2
V = 23 = 8 cm3
=> S/V = 24/8 = 3
2
2
-Khối 3: S = 6 x 3 = 54 cm
V = 33 = 27 cm3 => S/V = 54/27 = 2
=> Kết luận:- khối 1 nhỏ nhất nhưng lại có tỉ lệ S/V lớn nhất.
-sinh vật có kích thước tế bào càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn và ngược
lại.
+Đối với hình cầu ta áp dụng công thức toán học như sau:
S = 4πr2 ; V = 4 πr3/3
 S/V = 4πr2 /4 πr3/3 = 3/r
=>Như vậy, r càng tăng thì tỉ lệ S/V càng giảm.

__________________________

16


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Tiết 2:
Nội dung 2: Tế bào nhân thực: Màng sinh chất
Hoạt động 1: Khởi động
1.Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã học với kiến thức
mới cần lĩnh hội trong bài học.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản than có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
2.Nội dung:
Gv nêu vấn đề:
-Tại sao khi chúng ta ngâm sấu với đường(hoặc muối) sau 1 thời gian quả sấu teo lại?
-Tại sao khi rau bị héo chúng ta vảy nước vào rau thì rau lại tươi ?
HS suy nghĩ,trao đổi trả lời:
3.Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Sau khi trao đổi HS có thể trả lời:
+Do quả sấu bị mất nước nên teo lại.
+Rau được hút nươc nên rau tươi.
4.Kỹ thuật tổ chức:
-Gv: nêu 2 vấn đề trên
-HS: thảo luận, trả lời

-GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Để giải thích rõ 2 hiện tượng trên chúng ta sẽ
nghiên cứu tiết hôm nay “Màng sinh chất”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1.Mục tiêu:
-Nêu được các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất
-Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
-Rèn kỹ năng lắng nghe, làm việc nhóm, giao tiếp.
-Phát huy năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; năng
lực tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của màng sinh chất.
-Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc được giao; thái độ hợp tác trong
hoạt động nhóm.
-Vận dụng để giải bài tập về tính áp suất thẩm thấu trong trong tế bào.
2.Nội dung:
2.1. Nội dung 1: Thành phần cấu tạo của màng sinh chất.
-Lipit
-Protein
-Cacbohidrat
2.2. Nội dung 2: Cấu trúc màng sinh chất.
-Cấu trúc khảm
17


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

-Cấu trúc động.
2.3. Nội dung 3: Chức năng của màng sinh chất.
-Trao đổi chất với môi trường
-Thu nhận thông tin

-Nhận biết tế bào cùng loại và khác loại
3.Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
3.1. Nội dung 1: Thành phần cấu tạo của màng sinh chất.
-HS quan sát hình vẽ 10.2 sgk kể tên các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh
chất:
Gồm thành phần chính:
+ Lipit
+Protein
+Cacbohidrat
3.2. Nội dung 2: Cấu trúc màng sinh chất.
-HS nghiên cứu sgk và mô tả cấu trúc màng sinh chất:
+Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử
prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định
của màng sinh chất.
3.3. Nội dung 3: Chức năng của màng sinh chất.
-HS nghiên cứu sgk và nêu chức năng của màng sinh chất:
+Màng sinh chất có chức năng: trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc,
thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào
“lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
4.Kỹ thuật tổ chức:
4.1.Nội dung 1: Thành phần cấu tạo của màng sinh chất.
-GV:+ chiếu hình vẽ 10.2 sgk

18


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự


+ yêu cầu HS quan sát và cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành
phần nào ?
-HS:+ hoạt động độc lập, nghiên cứu hình vẽ kết hợp sgk và kể tên các thành phần
cấu tạo nên màng sinh chất.
+ các HS khác nghe và nhận xét,đánh giá phần trình bày của bạn.
-GV: nhận xét,đánh giá và chốt kiến thức.
=> Thành phần cấu tạo của màng sinh chất,gồm:
+Lipit, có 2 loại: photpholipit (chiếm khoảng 55%) và colesteron(chiếm khoảng 2530%)
+Protein, gồm 2 loại: protein xuyên màng(chiếm khoảng 70% protein màng) và
protein bám màng (chiếm khoảng 30% protein màng)
+Cacbohidrat
+Ngoài ra, còn có các sợi glycoprotein,glicolipit(khoảng 18-20%)).
4.2.Nội dung 2: Cấu trúc màng sinh chất.
-GV:+ chiếu hình vẽ về cấu trúc của màng.

19


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

+yêu cầu HS quan sát và mô tả cấu trúc màng sinh chất theo mô hình “khảm động” của Singơ và Nicônsơn?
-HS: +hoạt động độc lập, nghiên cứu hình vẽ kết hợp sgk, mô tả cấu trúc màng sinh
chất theo mô hình khảm động của Singơ và Nicônsơn.
+ các HS khác nghe và nhận xét,đánh giá phần trình bày của bạn.
-GV: nhận xét,đánh giá và kết luận.
=> Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình “khảm - động” :
-Cấu trúc khảm:
+Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép dày khoảng 9nm

tạo nên một cái khung liên tục của màng.
+ Trên đó có các phân tử prôtêin phân bố rải rác trong lớp photpho lipit; hoặc
xuyên qua lớp photpho lipit; hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài =>tạo nên cấu
trúc khảm)
+Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng tính
ổn định của màng sinh chất.
-Cấu trúc động:
+Do lớp photpholipt quay đầu ưa nước ra ngoài, đuôi kị nước vào trong , mặt
khác liên kết giữa các đuôi kị nước là liên kết yếu nên các phân tử photpholipt có thể
chuyển động trong lắc ngang hoặc xoay tròn trong phạm vi lớp màng (với tốc độ trung
bình 2mm/giây).
+ các protein xuyên màng cũng có thể chuyển động nhưng chậm hơn nhiều so
với phôtpholipit =>điều này tạo nên tính mềm dẻo và linh động của màng.
20


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

GV nêu câu hỏi mở rộng: Tính động của màng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Tính
mềm dẻo và linh động của màng có ý nghĩa gì đối với tế bào?
-Tính động của màng phụ thuộc vào yếu tố:
+ cấu trúc hóa học của màng thông qua tỉ lệ photpholipit/colesteron. Nếu tỉ lệ
này cao thì tính động của màng tăng và ngược lại.
+điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ pH,…
-Tính mềm dẻo và linh động của màng làm cho màng có thể thay đổi tính thấm để
đáp ứng các hoạt động thích nghi cao của tế bào; nhờ có tính động này mà màng sinh
chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập bàò.
4.3. Nội dung 3: Chức năng của màng sinh chất.

-GV: yêu cầu HS đọc thông tin sgk và nêu chức năng của màng sinh chất ?
-HS:đọc sgk,nghiên cứu và trả lời chức năng của màng sinh chất.
-GV: nhận xét, đánh giá và kết luận:
=>Chức năng của màng sinh chất:
-Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc:
+Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân
cực) đi qua.
+Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp
mới ra và vào được tế bào.
+Những chất có kích thước phân tử lớn phải đi qua màng nhờ sự biến dạng
của màng sinh chất.
->Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta
thường nói màng sinh chất có tính bán thấm.
-Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào: Tế bào
là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và trả lời
được những đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
-Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế
bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết
được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Hoạt động 3: Luyện tập.
1.Mục tiêu:
-HS vận dụng những kiến thức đã học về cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở
phần trên để giải đáp1 số câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống.
-Phát triển năng lực tư duy logic; năng lực giải quyết tình huống xảy ra trong thực
tiễn.
-Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, đọc,nghiên cứu tài liệu.
2.Nội dung:
-GV: nêu 1 số hiện tượng xảy ra trong thực tế:
Nội dung1: Tại sao khi chúng ta ngâm sấu với đường sau 1 thời gian quả sấu
teo lại ?

21


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Nội dung2: Tại sao khi rau bị héo chúng ta vảy nước vào rau thì rau lại tươi ?
Nội dung 3: Vì sao chúng ta thường nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch NaCl
0.9% mà không phải là các nồng độ khác?
Nội dung 4:Tại sao khi ghép mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ
thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó ? Tuy
nhiên, trong thực tế ngành y học thì kỹ thuật ghép này lại rất thành công. Vì sao ?
Nội dung 5:Cho các chất sau:CO2 ,O2, Na+,Cl—, glucozo, rượuetilic, hoocmon
insulin. Những chất nào dễ dàng khuếch tán qua lớp kép photpholipit mà không chịu
sự kiểm soát của màng,những chất nào phải đi qua kênh protein, chất nào phải nhờ
biến dạng màng sinh chất ? Giải thích.
3.Dự kiến sản phẩm của học tập của học sinh:
-HS: giải thích các hiện tượng trên.
4.Kỹ thuật tổ chức:
-GV: nêu 1 số hiện tượng trên và yêu cầu HS suy nghĩ giải thích.
-HS:+suy nghĩ, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng nêu
trên.
+các HS khác nhận xét,đánh giá,bổ sung.
-GV:nhận xét phần trả lời của HS,cho điểm và giải thích.
Nội dung 1: Khi chúng ta ngâm sấu với đường sau 1 thời gian quả sấu teo lại vì:
các phân tử đường sẽ khuếch tán vào trong tế bào quả sấu theo chiều nồng độ (građien
nồng độ) tức từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, đồng
thời đẩy nước từ tế bào quả sấu môi trường bên ngoài quả sấu mất nước=> quả sấu mất
nước làm cho quả sấu teo lại.Mặt khác, ta thấy nước đường có thêm vị chua và quả sấu

thì ngọt hơn(vì khi nước đi ra mang theo một số axit trong tế bào)
Nội dung 2: Khi rau đã được hái khỏi cây,vì không được cung cấp nước nữa và
do nhiệt độ của môi trường nên hàm lượng nước trong tế bào giảm các tế bào xảy ra
hiện tượng co nguyên sinh =>rau bị héo. Muốn rau tươi lâu thi thoảng lên vảy nước
vào rau, mặt khác vì nồng độ chất tan bên trong cây rau lúc này lớn hơn bên ngoài do
đó TB hút nước từ ngoài vào trong TB =>TB trương lên và rau không héo.
Nội dung 3:Nồng độ muối bình thường trong máu là 0.9%, nếu cao hơn thì
nước từ trong hồng cầu sẽ đi ra, làm hồng cầu bị co lại (hiện tượng thầm thấu). Ngược
lại dung dịch có nồng dộ NaCl thấp hơn 0.9% sẽ là cho hồng cầu hút nước, làm trương
căng. Cả 2 đều làm cho hồng cầu mất chức năng sinh học.
Nội dung 4:Khi ghép mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể
người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó là nhờ các
dấu chuẩn glicoprotein trên màng sinh chất.
Tuy nhiên, trong thực tế thì kỹ thuật ghép này lại rất thành công, bởi vì sau khi
ghép, người bệnh được bác sỹ cho uống thuốc ức chế sự đào thải các cơ quan ghép.
Nội dung 5:
22


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

+ CO2,O2,rượu etilic: là những chất dễ dàng khuếch tán qua qua lớp kép
photpholipit mà không chịu sự kiểm soát của màng.Vì đây là những chất có kích thước
phân tử nhỏ.
+Ion Na+,Cl— : đi qua màng nhờ kênh protein xuyên màng.Vì đây là những chất
mang điện.
+ Glucozo :đi qua màng nhờ kênh protein xuyên màng.Vì đây là chất phân cực.
+Hoocmon insulin :đi qua màng nhờ sự biến dạng của màng. Vì insulin có bản

chất là protein, có kích thước phân tử lớn.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
1.Mục tiêu:
- Nhằm khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực tìm tòi những hiện tượng có
liên quan trong cuộc sống.
-Sưu tầm và giải thích thêm 1 số hiện tượng xảy ra trong thực tế có liên quan đến
chức năng của màng
-Vận dụng kiến thức về màng tế bào để giải bài tập về áp suất thẩm của tế bào.
-Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.
-Rèn kỹ năng giải bài tập.
2.Nội dung:
Bài tập 1: Ngâm tế bào Thực vật vào dung dịch đường saccarozo có áp suất thẩm
thấu 0.8 atm; 1,5 atm. Cho biết áp suất trương nước của tế bào khi ngâm vào dung dịch
là 0.6atm và áp suất thẩm thấu là 1.8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở TB thực
vật?
Bài tập 2:Một dung dịch đường glucozo có nồng độ 0,01M. Hãy xác định áp suất
thẩm thấu của dung dịch ,biết nhiệt độ của dung dịch là 250c.
Bài tập 3: Một dung dịch chứa glucozo và saccarozo với nồng độ lần lượt là 0,02 M
và 0,03 M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch ,biết nhiệt độ của dung dịch
là 270c.
Bài tập 4: Một dung dịch chứa glucozo và NaCl với nồng độ lần lượt là 0,02 M và
0,01 M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch ,biết nhiệt độ của dung dịch là
270c.
3.Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
-HS: suy nghĩ, hoạt động nhóm, trao đổi vận dụng công thức để làm bài tập.
4.Kỹ thuật tổ chức:
-GV: -chia lớp làm 4 nhóm, tương ứng với mỗi bài tập.
-sau đó gọi đại diện của từng nhóm lên làm
-yêu cầu các nhóm khác chú ý và nhận xét ,đánh giá chéo giữa các nhóm.
-nhận xét ,đánh giá phần trả lời của từng nhóm và kết luận.

-GV: +nhắc lại công thức tính áp suất thẩm thấu của dung dịch trong tế bào
P=R.T.C .i
Trong đó:
23


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

-P: là áp suất thẩm thấu (đv: atmôtphe-atm)
-R: là hằng số R=0,082.
-T: là nhiệt độ tuyệt đối(0K) T=273 + 0C.
-C: là nồng độ dung dịch tính theo mol/l; C = n/V trong đó, n: số mol chất tan, V
là thể tích dung dịch.
-i: hệ số van hốp: i = 1+α (n - 1) trong đó α: là hệ số phân li, n:số ion khi phân tử
phân li.
-Đối với các chất hữu cơ như các loại đường thì không phân li thành ion nên
i =1.
+ sau đó gọi HS lên bảng làm bài tập.
_______________________________

24


Chuyên đề dạy học Sinh học 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Tiết 3:

Nội dung 2: Tế bào nhân thực: Tế bào chất
Hoạt động 1: Khởi động
1.Mục tiêu:
-Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã học với kiến thức
mới cần lĩnh hội trong bài học.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản than có liên quan
đến bài học mới, kích thích sự tò mò mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
2.Nội dung:
Nội dung 1: Bạn An đố bạn Bình: “Có 2 bào quan có ở tế bào nhân thực đều là
nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Đó là bào quan nào? Hãy mô tả cấu trúc và nói
rõ chức năng của từng bào quan. So sánh cấu trúc và chức năng của 2 bào quan đó”.
Em hãy đóng vai bạn Bình để trả lời các câu hỏi của bạn An.
Nội dung 2:Khi chuẩn bị cho tiết học về cấu trúc tế bào, bạn Khang sưu tầm được
hình vẽ sau nhưng chưa hiểu rõ về nó:

Em hãy cho biết đây là bào quan nào? Có ở tế bào nào? Chú thích các số thứ tự 1 – 5
bằng từ điển sinh học. cho biết tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có
liên quan tới chức năng quang hợp không?
3.Dự kiến sản phẩm của HS:
-HS suy nghĩ trả lời theo sự hiểu biết của mình.
4.Kỹ thuật tổ chức:
-GV:+nêu 2 vấn đề trên để Hs suy nghĩ và trả lời.
+sau đó dẫn dắt vào bài học.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức:
1.Mục tiêu:
-Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và tế bào
thực vật (lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm).
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mỗi loại bào quan trong tế
bào động vật và tế bào thực vật.

-Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết
prôtêin của tế bào.
-Kỹ năng quan sát hình vẽ, chú thích được hình đã quan sát.
25


×