Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH sâu RĂNG và NHU cầu điều TRỊ của SINH VIÊN năm NHẤT KHOA RĂNG hàm mặt TRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU
ĐIỀU TRỊ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
KHOA RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2018-2019

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

HẢI PHÒNG - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU
ĐIỀU TRỊ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
KHOA RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2018-2019
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
Hướng dẫn khoa học: ThS.BS.Đỗ Quốc Uy


HẢI PHÒNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số
liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các
bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu, thầy chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Răng Hàm
Mặt trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Thạc sỹ ĐỖ QUỐC UY, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ,
động viên và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
này.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên, tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con trong suốt 6 năm học và trong thời gian thực hiện
khóa luận. Sau cùng, em xin kính chúc các thầy, các cô thật dồi dào sức
khỏe, công tác tốt .
Xin trân trọng cảm ơn !

Tác giả khóa luận


Phạm Thị Hải Yến


MỤC LỤC
1.3. PHÂN LOẠI BỆNH SÂU RĂNG........................................11
1.4. DỊCH TỄ HỌC VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG 13
1.4.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và trong nước.13
1.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng trên thế giới và trong
nước....................................................................................16
1.5. CHẨN ĐOÁN SÂU RĂNG...............................................17
1.5.1. Chẩn đoán sâu men (Theo tiêu chuẩn WHO 1997)
[21]......................................................................................18
1.6. ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG...........................................20
1.7.2. Các biện pháp can thiệp...........................................22
Mục tiêu NC.........................................................................26
Biến số................................................................................26
Tiêu chuẩn đánh giá các biến số.........................................26
Cách thu thập......................................................................26
Giới 26
Nam, nữ...............................................................................26
Phiếu nghiên cứu.................................................................26
Mô tả thực trạng bện sâu răng của đối tượng nghiên cứu. .26
Số răng sâu.........................................................................26
Tổng số răng bị sâu của đối tượng......................................26
Khám...................................................................................26
Số răng sâu theo địa dư......................................................26
Tổng số răng sâu theo khu vữ sông thành phố hoặc nông thôn
, miền núi......................................................................26
Số răng sâu theo vị trí hàm.................................................26

Tổng số răng sâu theo vị trí hàm của đối tượng.................26
Số răng sâu theo mức đô sâu răng.....................................26
Tổng số răng sâu theo mức đọ sâu răng của đối tượng......26
Chỉ Số STM..........................................................................26
Tổng chỉ số sâu răng, chỉ số răng sâu đã hàn và không sâu,
chỉ số mất răng do sâu.................................................26
Nhu cầu điều trị của đối tượng............................................26
Tổng số răng sâu cần điều trị.............................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
[24], [25]..........................................................................................................14
Bảng 1.1 Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO............14
Bảng 1.2. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tại Hoa Kỳ (SMT) 1999-2004.............15
Bảng 1.3 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở Việt Nam năm 1991 và 2001............16
Bảng 1.4 Mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng trẻ em cho năm 2000.....22
Bảng 1.5 Mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng trẻ em cho năm 2010.....22


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.5 Tổn thương sâu men ở rãnh mặt nhai.........................................20
Hình ảnh 1.7 Tổn thương sâu ngà răng.......................................................21
1.7. DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG..........................................................22
1.7.1. Mục tiêu................................................................................................22

3,6,7,9,10,19,23,68
1,2,4,5,8,11-18,20-22,24-67,69-



DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

M

: Mất răng

S

: Sâu răng

SL

: Số lượng

SMT

: Sâu mất trám

T

: Trám răng

VSRM

: Vệ sinh răng miệng

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay sâu răng là một bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc cao không chỉ ở Việt
Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh sâu răng nếu không được điều trị
kịp thời có thể gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng, sức khỏe
chung, thẩm mĩ. Chi phí cho việc chữa răng cũng rất tốn kém. Bệnh sâu răng
được Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) đã xếp 3 bệnh trong số
hơn 10 bệnh phổ biến là tai họa của loài người: bệnh tim mạch, bệnh ung thư và
bệnh sâu răng [21].
Hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, các nước thành viên
của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến và phòng ngừa
bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mãn tính
[34]. Hiện nay, sức khỏe răng miệng là một trong 10 tiêu chuẩn lớn về sức khỏe
theo sự xác định của Tổ chức Y tế Thế giới. Vì vậy, việc chăm sóc, dự phòng
bệnh sâu răng là một vấn đề lớn được chính phủ các nước quan tâm [35], [36].
Những năm gần đây, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đã
khám phá ra những nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng. Trên cơ
sở đó đề ra các biện pháp phòng bệnh thích hợp, kết quả là tỷ lệ sâu răng ở
nhiều nước trên thế giới nhất là những nước phát triển giảm đi đáng kể.
Ngược lại ở những nước đang phát triển không được fluor hóa nước uống,
thiếu sự giáo dục nha khoa,chế độ ăn đường không đúng nên bệnh sâu răng có
xu hướng tăng lên [22].
Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO 1984) nghiên cứu bệnh sâu răng ở
vùng Tây Thái Bình Dương, cho rằng bệnh sâu răng mắc với tỷ lệ rất cao nhưng
ở mỗi cộng đồng điều kiện sống, làm việc và hiểu biết khác nhau thì tỷ lệ mắc
cũng khác nhau [23].

Ở Việt Nam theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001
cho thấy tỷ lệ người mắc sâu răng rất cao, chiếm 75,2% ở lứa tuổi từ 18 - 34 tuổi và


2

tăng lên 93,7% ở lứa tuổi từ 45 trở lên. Chỉ số sâu mất trám (SMT) ở lứa tuổi từ 45
trở lên rất cao và ở mức 8,93. Chỉ số SMT gia tăng theo tuổi, từ 2,84 ở lứa tuổi 18
đến 4,7 ở lứa tuổi trung niên và 8,93 ở nhóm tuổi cao hơn [1].
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là trường đại học đào tạo đa ngành, đa
cấp. Hàng năm trường tuyển sinh hàng trăm sinh viên cho đào tạo đại học và sau
đại học. Địa bàn tuyển sinh của trường là các tỉnh rộng khắp cả nước, sinh viên
mới nhập trường, họ đến từ các tỉnh thành khác nhau cho nên có những đặc
điểm khác nhau về điều kiện sống cũng như những hiểu biết về phòng bệnh. Ở
những khu vực như Lạng Sơn ,Cao Bằng,… đa số các sinh viên đã sinh sống
trên vùng cao, điều kiện được chăm sóc vệ sinh răng miệng có khác hơn các sinh
viên đã sinh sống ở thành phố Hải Phòng. Khi tất cả các sinh viên họ được sống,
sinh hoạt trong một trường đại học Y, họ có thể có thêm được những kiến thức,
những điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe.
Những năm gần đây đã có những nghiên cứu, khảo sát về thực trạng sâu
răng trên đối tượng sinh viên trường Đại Học Y Dược Hải Phòng nhằm phát
bệnh để điều trị, can thiệp và kiến nghị một số giải pháp can thiệp cộng đồng
như các chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng, chế độ ăn hợp lý, thăm
khám định kỳ nhằm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng. Mặt khác
sinh viên y1 khoa răng hàm mặt trường Đại Học Y Dược Hải Phòng là những
người đã nhận biết được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của sức khỏe răng
miệng, chính vì vậy các em đã lựa chọn chuyên ngành, qua đó chúng ta thấy
được nhận thức của các em sinh viên y1 khoa Răng Hàm Mặt về bệnh lý cũng
như biến chứng răng hàm mặt.
Vì vậy đề tài :



3

“Thực trạng bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị trên sinh viên năm thứ
nhất khoa răng hàm mặt trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 20182019.” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sâu răng của sinh viên khoa răng hàm mặt năm thứ nhất
trường Đại học Y Dược Hải Phòng, năm học 2018-2019.
2. Mô tả nhu cầu điều trị bệnh sâu răng ở đối tượng nghiên cứu trên.
3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở đối tượng nghiên
cứu trên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1. NHẮC LẠI MỘT VÀI NÉT VỀ GIẢI PHẪU VÀ TỔ CHỨC HỌC CỦA
RĂNG
1.1.

Giải phẫu răng [2].
Mỗi răng gồm 2 phần: thân răng và chân răng. Giữa thân răng và chân

răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), là một đường cong, còn gọi là đường
nối men-xê măng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xê
măng bao phủ.

Hình 1.1. Giải phẫu tổ chức học của răng [2]



5

Đặc điểm tổ chức học của răng [2], [3]
Cấu tạo ngoài của răng gồm 3 phần: thân răng, cổ răng và chân răng.
1.1.1. Thân răng:
Là phần nằm trong hốc miệng có 5 mặt: mặt ngoài giáp môi má,
mặttrong giáp lưỡi, mặt gần là mặt gần đường giữa, mặt nhai với răng hàm và
rìa cắn với răng cửa và răng nanh. Đối với cấu tạo thân răng, mặt nhai các
răng hàm có nhiều núm, rãnh, nơi tiếp giáp giữa mặt gần và mặt xa các răng
là nơi rắt thức ăn dễ bị sâu răng.
1.1.2. Cổ răng
Cổ răng là đường cong uốn nhiều lần vòng quanh răng, phân chia
thân răng và chân răng. Đây chính là đường tiếp nối men – cement, tức cổ
răng giải phẫu. Ở người cao tuổi bị tụt lợi có thể để lộ một phần chân răng
1.1.3. Chân răng
Chân răng rất thay đổi về hình dạng. Nói chung chân răng có hình
chóp, đáy ở vùng cổ răng, đỉnh ở chóp chân răng. Mạch máu và thần kinh
qua lỗ chóp để vào ra tủy răng.
Số lượng chân răng trên một răng có thể thay đổi từ một chân đến
nhiều chân. Nhìn chung các chân răng đều hơi nghiêng xa và ở phần ba
chóp có chỗ uốn về phía xa, chóp chân răng thường tròn, có thể hơi nhọn.
1.1.4. Mô học răng [2], [3]
Về cấu tạo, răng được cấu tạo bởi men răng, ngà răng và tủy răng.
1.1.5. Men răng
Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, có nguồn gốc từ ngoại bì,
có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%). Men răng phủ toàn bộ thân
răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm, mỏng
nhất ở vùng cổ răng. Men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần



6

theo tuổi, nhưng có sự trao đổi vật lý và hóa học với môi trường trong
miệng.
Về mặt hóa học, chất vô cơ chiếm 96%, chủ yếu là 3 [Ca 3 (PO 4 ) 2 ].
2H 2 O còn lại là các muối cacbonat của magiê, và một lượng nhỏ clorua,
fluorua và muối sunfat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm
khoảng 1% trong đó chủ yếu là protit.
Cấu trúc học men răng: quan sát kính hiển vi thấy hai loại đường
vân:
- Đường retzius: trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song
song nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với
đường ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng,
đường retzius hợp với đường ranh giới men ngà cũng như với mặt ngoài
của men thành một góc nhọn.
- Đường trụ men: chạy suốt chiều dày men răng và hướng thẳng góc
với đường ngoài trong của men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi
hướng đi của trụ men. Trụ men có đường kính từ 3-6 µm, khi cắt ngang
qua trụ men ta thấy tiết diện có các loại hình thể: vẩy cá 57%, lăng trụ
30%, không rõ ràng 10%, hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen
kẽ chính là dải Hunter-schrenge.
1.1.6. Ngà răng[5]
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[Ca 3 (PO 4 ) 2 ]. 2H 2 O. Trong ngà răng có
nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà, bề dày ngà răng
thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng
ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy.
Về tổ chức học: ngà răng được chia làm hai loại:
- Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá



7

trình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà, dây tôm.
- Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành rồi, nó gồm ngà
thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
Ống ngà: có số lượng từ 15-50000/1 mm 2 , đường kính ống từ 3-5
µm, ống ngà chính chạy suốt chiều dày của ngà và tận cùng bằng đầu chốt
ở ranh giới men ngà, ống ngà phụ là ống nhỏ hoặc nhánh bên, nhánh tận
cùng của ống ngà chính.Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi được ngấm vôi,
sắp xếp thẳng góc với ống ngà.
Dây tôm: nằm trong ống ngà là đuôi nguyên sinh chất của tế bào tạo
ngà.
1.1.7. Tủy răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân.
Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong ống
tủy gọi là tủy chân, các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống
của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong
tủy có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần kinh.
Về tổ chức học, tủy răng gồm hai vùng: vùng cạnh tủy gồm các lớp
tế bào tạo ngà (2 - 3 lớp) và lớp không có tế bào gồm những tổ chức sợi
tạo keo. Vùng giữa tủy là tổ chức liên kết có nhiều tế bào, ít tổ chức
sợi.Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là
mô cứng nhất trong cơ thể.
1.2. BỆNH SÂU RĂNG
1.2.1. Định nghĩa [2].
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng
bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của

mô cứng.


8

1.2.2. Bệnh sinh học sâu răng [6]
Trước năm 1970, sâu răng được coi là một tổn thương không thể hồi
phục, và khi giải thích bệnh căn của sâu răng người ta giải thích theo sơ đồ
Keys, chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus mutans nên việc
phòng bệnh sâu răng tập trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh
răng miệng kĩ nhưng hiệu quả phòng sâu răng vẫn hạn chế [4], [5].
Vai trò của vi khuẩn: Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh có
nhiều nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân
quan trọng đặc biệt. Trong nghiên cứu thực nghiệm trên động vật,
Streptococcus mutans là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao
nhất. Ngoài ra còn có các chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus,
S.sanguis, S.mitis, S.oralis.
Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát
triển cũng đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như:
- Chế độ ăn, uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường là một yếu tố
quan trọng đối với bệnh sâu răng. Chế độ ăn uống nhiều đường tạo điều
kiện cho sự gia tăng tỷ lệ sâu răng, tuy nhiên sự liên quan trực tiếp giữa
chế độ ăn đường và tỷ lệ bệnh sâu răng phụ thuộc vào cách thức và tần
suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi cá thể. Tình trạng
của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào
trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết,
mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa của răng cao là những
yếu tố quan trọng chống lại tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này
không hoàn chỉnh nguy cơ sâu răng rất lớn.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi

khuẩn phát triển và gây sâu răng. Các mảnh thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu


9

không chải răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ là môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH… cũng là những
yếu tố ảnh hưởng đến sâu răng.Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh
căn sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải
thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Keyes [5].

Hình 1.2 Sơ đồ Keyes [5]
Cũng từ năm 1975, White đã thay thế vòng tròn “chất đường” của sơ đồ
Keys bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt và dòng chảy pH
củamôi trường quanh răng để giải thích căn nguyên bệnh sâu răng


10

Dòng chảy PH
quanh răng
Nước bọt
Vi
khuẩn

Chất
nền

men

Men
răng
Hình 1.3 Sơ đồ White
Cơ chế sinh bệnh học của sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân bằng giữa
quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn tái
khoáng thì sẽ gây sâu răng [5].
Sơ đồ White cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như: hạn
chế quá trình hủy khoáng men răng, tăng cường quá trình tái khoáng, các yếu tố
có tác dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các
ion F-, Ca++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về
cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đã
đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng.
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và
tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây
sâu răng. Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:


11

Hủy khoáng > Tái khoáng

Sâu răng

Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn đường nhiều lần
+ Nước bọt thiếu, giảm dòng
chảy nước bọt hay acid
+ Acid từ dạ dày trào ngược
+ pH < 5

Các yếu tố bảo vệ:

+ VSRM kém

+ Nước bọt, dòng chảy nước
bọt
+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca++, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ VSRM tốt
1.3. PHÂN LOẠI BỆNH SÂU RĂNG
Phân loại theo WHO (1997) [21]
Sâu men (S1): tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ.
Khi chúng ta nhìn thấy chấm trắng ở răng thì sâu răng đã tới đường men ngà.
Sâu ngà (S2,S3): khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên răng thì chắc chắn là sâu
ngà. Sâu ngà được chia làm 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3), đây là
2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.
Chẩn đoán sâu men
Là tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, chưa hình thành lỗ sâu
Chưa gây ra triệu chứng chủ quan.


12

Lâm sàng:
-Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai.
-Thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết trắng nhạt trên men (tiêu
chuẩn ICDAS). Nếu quá trình mất khoáng liên tục, bề mặt vết trắng chuyển

thành mờ đục, không nhẵn như men thường, mắc thám trâm khi khám.
-Nếu tổn thương phát triển thêm, vết trắng có thể lan rộng, biến đổi thành
màu nâu nhạt rồi sẫm.
Các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm được xác định bằng mắt thường và
các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như Laser huỳnh quang, ánh sáng xuyên
sợi.Chẩn đoán phân biệt sâu men với:
• Bệnh nhiễm fluorose: tổn thương là các đốm hoặc các vằn trắng mờ, nếu
nhiễm fluor nặng hơn có thể có các vằn vàng hoặc nâu, nhiều ở mặt ngoài,
gặp ở các răng đối xứng.
• Thiểu sản men: tổn thương lan theo chiều rộng hơn, vị trí hay gặp ở mặt
ngoài răng, ở các nhóm răng có cùng thời gian hình thành.
• Sâu men: lan theo chiều sâu, hay gặp ở mặt nhai và mặt tiếp giáp.
. Chẩn đoán sâu ngà
- Là sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu.
- Dựa vào chiều sâu của lỗ sâu, người ta phân loại sâu ngà răng thành sâu
ngà nông (nếu tổn thương sâu dưới 2mm) và sâu ngà sâu nếu tổn thương có
chiều sâu từ 2 – 4mm).
- Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thường thấy ê buốt khi có các kích thích
nóng, lạnh, chua ngọt. Hết kích thích, hết ê buốt. Bệnh nhân có sâu ngà sâu thì
dễ nhạy cảm với các kích thích hơn sâu ngà nông.
- Lâm sàng:
• Tổn thương có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
• Nhìn có lỗ sâu, đáy gồ ghề, thay đổi màu sắc (màu nâu hoặc đen).


13

• Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm, có nhiều ngà mềm,
ngà mủn, có dấu hiệu mắc thám trâm. Tuy nhiên nếu sâu răng ở giai đoạn
ổn định, thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng nhưng mắc

thám trâm.
• Sử dụng các thử nghiệm tủy: dương tính
- Xquang: dựa vào phim cận chóp để chẩn đoán. Phim cận chóp cho
phép đánh giá mức độ sâu và khoảng cách từ đáy lỗ sâu với tủy răng để có biện
pháp điều trị phù hợp. Với những lỗ sâu mặt bên, phim cánh cắn rất có ích trong
hỗ trợ chẩn đoán.
Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, thử nhiệm tủy
dương tính
1.4. DỊCH TỄ HỌC VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG
1.4.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và trong nước


Thế giới [7], [8]
Bản đồ sâu răng toàn cầu (Dental cares world map – WHO 2004)

Hình 1.4. Tỷ lệ sâu răng theo quốc gia (trên 100.000 dân)
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra 5 mức độ sâu răng phụ thuộc vào
chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 và lứa tuổi 35 – 44 như sau


14

[24], [25].
Bảng 1.1 Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO
Mức độ
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao


SMT 12 tuổi
0 – 1,1
1,2 – 2,6
2,7 – 4,4
4,5 – 6,5
≥ 6,6

SMT 35 – 44 tuổi
0,2 – 1,5
1,6 – 6,2
6,3 – 12,7
12,8 – 16,2
≥ 16,3

Dịch tễ học sâu răng toàn cầu cho thấy có hai xu hướng của bệnh sâu răng:
- Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng rất
nghiêm trọng, trung bình mọi trẻ em 12 tuổi có từ 8 - 10 răng bị sâu hoặc răng mất
do sâu răng. Chỉ số SMT của Na Uy tới mức 12,0 năm 1940. Nhưng đến năm
1980, chỉ số SMT ở tuổi 12 tại nước này đã giảm xuống mức từ 2,0 - 4,0. Vào
năm 1993, chỉ số SMT tuổi 12 ở hầu hết các nước công nghiệp hóa đã giảm
xuống tới mức thấp từ 1,2 - 2,6 [26], [27]. Như vậy, nhìn chung từ cuối những
năm của thập kỷ 1970 tới nay, tình trạng sâu răng tại các nước phát triển có xu
hướng giảm dần, chỉ số SMT tuổi 12 tại hầu hết các quốc gia này đạt mức thấp
và rất thấp [26], [28]. Đó là hiệu quả của sự thay đổi điều kiện sống, hiệu quả
của việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, các chương trình
nha khoa phòng ngừa và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor [28].
- Ở các nước đang phát triển: Thời điểm những năm thập kỷ 1960, tình
hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với những nước đang phát triển. Chỉ số
SMT tuổi 12 ở thời kỳ này chỉ từ 1,0 - 3,0; thậm chí một số nước dưới mức 1,0

như Thái lan, Uganda, Zaire. Tới thập kỷ 1970 và 1980 thì chỉ số này lại tăng
lên và ở mức từ 3,0 - 5,0 và một số nước còn cao hơn như Chile là 6,3. Nhìn
chung tình trạng sâu răng của các nước đang phát triển đều có xu hướng ngày
càng tăng Đó [11]. là do điều kiện kinh tế còn thấp, vấn đề sức khỏe răng miệng


15

chưa được quan tâm đúng mức, không được fluor nước uống, thiếu sự giáo dục
nha khoa và chế độ ăn không khoa học nhất là đồ ăn có đường [24], [29], [30].
Theo chương trình Y tế Quốc gia và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng, 1999 2004, tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (STM)
Bảng 1.2. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tại Hoa Kỳ (SMT) 1999-2004
Tuổi

Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn

16 - 19

67,49%

20 - 34

85,58%

Trong nước [1], [12].
So sánh kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991 với
kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001, tình hình sâu răng ở Việt Nam
cũng có xu hướng tăng lên và không đồng đều giữa các vùng miền trong cả
nước.
Điều tra răng miệng toàn quốc năm 1991, Võ Thế Quang đã so sánh kết

quả này với tình trạng điều tra năm 1983 cho thấy sâu răng ở Việt Nam tăng dần
theo độ tuổi. Tại từng thời điểm điều tra từ năm 1983 đến năm 1991 thì tình
trạng sâu răng tại các tỉnh Miền Nam cao hơn tại các tỉnh Miền Bắc nhưng mức
độ gia tăng bệnh thì Miền Bắc lại cao hơn Miền Nam. Nhìn chung từ năm 1983
đến 1990 ở Việt Nam tình trạng sâu răng có xu hướng gia tăng.


16

Bảng 1.3 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở Việt Nam năm 1991 và 2001
Năm

1991

2001

Độ tuổi
được điều tra

Vùng

Tỷ lệ SR

Chỉ số

(%)

SMT

Việt Nam


72,33

Miền bắc

59,33

Miền Nam

86,33

18 - 34 tuổi

Việt Nam

77,5

2,84

34 – 44 tuổi

Việt Nam

75,2

3,29

Từ 45 tuổi trở lên

Việt Nam


93,7

8,93

Nam

Việt Nam

76,19

4,95

Nữ

Việt Nam

80,13

4,32

Tỷ lệ chung

Việt Nam

78,16

4,56

35 – 44 tuổi


1.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng trên thế giới và trong nước
• Trên thế giới.
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều báo cáo trên thế giới thống nhất
bệnh sâu răng đang giảm một cách đáng kể và ngày càng giảm do việc sử dụng
kem đánh răng và các sản phẩm có chứa fluor, chất trám bít hố rãnh, chế độ ăn
được cải thiện, nhiều dịch vụ chăm sóc và giáo dục sức khỏe răng miệng ngày
càng tốt hơn. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại đưa ra cảnh báo bệnh sâu
răng đang có xu hướng tăng lên ở trẻ em và cả người trưởng thành. Điều này có
ảnh hưởng đến nhu cầu điều trị các bệnh răng miệng [29].
Ở Mỹ (2009) sâu răng được xem là một bệnh mạn tính, có tỷ lệ mắc cao ở
trẻ em từ 5 – 17 tuổi, cao gấp 5 lần so với bệnh hen và gấp 7 lần so với bệnh sốt
mùa hè. Trên 50% trẻ từ 5 – 9 tuổi và 78% trẻ 17 tuổi có ít nhất 1 răng bị sâu cần
trám phục hồi, 25% trẻ em Mỹ chưa được đi khám răng miệng bao giờ, nhất là
những trẻ có điều kiện kinh tế xã hội thấp{22}.


17

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sâu răng ở các nước vẫn còn cao
nhưng tỷ lệ răng sâu được điều trị rất thấp, nhất là các nước đang phát triển.
Điều đó chứng minh tại sao hiện nay tỷ lệ sâu răng lại có xu hướng tăng lên.
Trong nước.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi học đường nhưng
chưa có được nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích nhu cầu điều trị bệnh sâu răng ở
các lứa tuổi này.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Trần Văn Trường và
cộng sự (2001) đã công bố ở trẻ 12 tuổi trung bình 1 em có 1,87 răng sâu, tỷ lệ
răng sâu được trám chiếm 1,6% và tỷ lệ răng sâu không được điều trị chiếm
97,9% [13].

Ngoài ra một số nghiên cứu của các địa phương như Tuyên Quang, Yên
Bái đều cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học đường rất cao trong khi tỷ lệ được điều trị
rất thấp. Điều đó chứng tỏ nhu cầu điều trị sâu răng trong cộng đồng là rất lớn.
Muốn giảm tỷ lệ sâu răng cần kết hợp điều trị và dự phòng, nhất là phát huy hiệu
quả các chương trình nha học đường [14], [15].
1.5. CHẨN ĐOÁN SÂU RĂNG
Giai đoạn khi đã hình thành lỗ sâu là giai đoạn muộn của bệnh sâu răng,
để điều trị chúng ta phải khoan và trám răng phục hồi, không thể điều trị tái
khoáng được. Do đó việc chẩn đoán các tổn thương sớm là rất quan trọng.
Chẩn đoán bệnh sâu răng có thể nhầm với các khiếm khuyết do sự phát
triển bất thường trong giai đoạn hình thành răng. Đôi khi cũng khó phát hiện tổn
thương sâu răng ở mặt bên, sâu hố rãnh hay những tổn thương sâu răng dạng ẩn.
Khi đó cần phải có các biện pháp hỗ trợ như: X-Quang thường quy hoặc kỹ
thuật số, Lazer huỳnh quang Diagnodent, máy đo điện trở men, DIOFOTI…
Trên lâm sàng, sâu răng thường được phân loại theo mức độ tổn thương:
sâu men, sâu ngà nông và sâu ngà sâu {26},{27}.


×