Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, kỹ NĂNG THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN của SINH VIÊN điều dưỡn CHÍNH QUY TRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.53 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ LOAN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIÊM
AN TOÀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠN CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2019

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ 2015 – 2019


HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ LOAN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIÊM
AN TOÀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠN CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2019
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG


KHOÁ 2015 -2019
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. PHẠM THỊ TUYẾT

ThS. LƯƠNG THỊ THU GIANG


HẢI PHÒNG – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài khoá luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, khoa Điều dưỡng cùng các thầy
cô giáo trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
ThS. Phạm Thị Tuyết và ThS. Lương Thị Thu Giang đã tận tâm truyền
đạt những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, định hướng và hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận;
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển
Uông Bí cùng các nhân viên y tế tại các khoa phòng đẫ tạo điều kiện, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài;
Các bạn sinh viên đã hợp tác tham gia nghiên cứu của em;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ về mọi mặt để tôi
có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu;
Trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thị Loan



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khoá luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫ trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, Ngày 25 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Phạm Thị Loan

Hải Phòng, Ngày 25 tháng 5 năm
2019
Sinh viên
Phạm Thị Loan



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BV
ĐDV
ĐTNC
HBV
HCV
HIV

Tên đầy đủ

Bệnh viện
Điều dưỡng viên
Đối tượng nghiên cứu
Hepatitis B virus hay Vi rút viêm gan B
Hepatitis C virus hay Vi rút viêm gan C
Human Immunodeficiency Virus hay Vi rút gây suy giảm

HS
KBCB
KSNK

miễn dịch ở người
Học sinh
Khám bệnh chữa bệnh
Kiểm soát nhiễm khuẩn

NCV
NB
NVYT
QTKT
SV
TAT
UBND

Nghiên cứu viên
Người bệnh
Nhân viên y tế
Quy trình kĩ thuật
Sinh viên
Tiêm an toàn

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
...........................................................................................................................7
MỤC LỤC........................................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
CHƯƠNG 2....................................................................................................14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................14
3.2.Kiến thức về tiêm an toàn.......................................................................29
Kiến thức chung về TAT...............................................................................29
3.3.Thực hành tiêm an toàn..........................................................................31
3.4. Một số yếu tố liên quan.........................................................................33
Chương 4........................................................................................................35
BÀN LUẬN....................................................................................................35
4.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................35
4.2.Kiến thức về tiêm an toàn.......................................................................36
4.2.1.Kiến thức chung về tiêm an toàn......................................................36
4.2.2.Kiến thức về kĩ thuật tiêm................................................................37
4.2.3.Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm...............................................38
4.2.4.Tổng hợp kiến thức về tiêm an toàn.................................................38
4.3.Thực hành tiêm an toàn..........................................................................39
4.4. Một số yếu tố liên quan.........................................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................44
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................46



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong những kĩ thuật phổ biến dùng để đưa thuốc, hóa chất,
chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng
bệnh. Trong điều trị, tiêm là kĩ thuật có vai trò rất quan trọng tại các cơ sở y
tế, đặc biệt là trường hợp cấp cứu người bệnh nặng. Trong phòng bệnh, tiêm
chủng đã có tác động mạnh vào việc giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong đối với 6
bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vaccin ở trẻ em. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm trên thế giới.
Trong đó, 90 – 95% số mũi tiêm nhằm mục đích điều trị và 5-10% dành cho
dự phòng [5] .
Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người tiếp nhận
mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm, và không tạo
chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [5]. Theo Tổ chức Y tế thê
giới (WHO), trong một năm ước tính có 1,5 mũi tiêm/đầu người, trong đó 2025% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không đạt tiêu chuẩn mũi tiêm an
toàn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường máu
như vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, HIV,....và một số nguy cơ khác làm
ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Cụ thể, năm 2000, tiêm không an toàn là
nguyên nhân dẫn đến 32% người bị nhiễm vi rút viêm gan B mới, 40% người
bị nhiễm vi rút viêm gan C mới, 5% người bị nhiễm HIV mới trên toàn thế
giới [22].
Tại Việt nam,có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiến thức và thực hành
tiêm an toàn của các điều dưỡng viên tại bệnh viện còn nhiều hạn chế. Để

khắc phục những hạn chế đó, Bộ Y Tế đã ban hành “ Hướng dẫn thực hiện
tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh “ tại Quyết định số
3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp kiến thức và kĩ
năng thực hiện tiêm an toàn cho các cán bộ nhiên viên y tế tại các cơ sở y tế


2

[5].Do vậy để có được những ĐDV lành nghề thì nhiệm vụ của các trường là
trang bị cho SV kiến thức và thành thạo các kỹ năng trong đó có TAT.Trường
Đại học Y Dược Hải Phòng là đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế với sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực y tế uy tín chất lượng cũng đã triển khai giảng dạy kiến thức,
kĩ năng và thái độ thực hiện tiêm an toàn cho tất cả các sinh viên. Việc nghiên
cứu kiến thức và kĩ năng thực hành tiêm an toàn của sinh viên điều dưỡng
giúp đánh giá tay nghề của sinh viên khi thực hành. Từ đó có những can thiệp
để sinh viên đạt được chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài “ Thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành tiêm an toàn
của sinh viên điều dưỡng chính quy trường Đại học Y Dược Hải Phòng
năm2019 “ nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành tiêm an toàn của
sinh viên điều dưỡng chính quy trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng thực hành
tiêm an toàn của nhóm đối tượng trên.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Một số khái niệm và định nghĩa trong nghiên cứu
Định nghĩa tiêm an toàn
Theo WHO, TAT là một quy trình tiêm:
• Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm;
• Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm;
• Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng[5].
Tiêm không an toàn
Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm có từ một tiêu chí

thực hành không đạt trở lên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm tiêm, kim
tiêm không vô khuẩn, tiêm không đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện
đúng các bước của quy trình tiêm; các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn
sau khi tiêm không phân loại và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải
của Bộ Y tế[5].
Chất sát khuẩn
Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc
da). Chất này khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự
phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng
cụ. Một số loại chất sát khuẩn là chất diệt khuẩn thực sự có khả năng tiêu diệt
vi khuẩn trong khi một số loại chất sát khuẩn khác chỉ có tính năng kìm hãm,
ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của chúng[5].
Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn
Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng gel hoặc kem bọt dùng
để xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật. Các
loại dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức
được công nhận của các hãng dược phẩm [5].
Dự phòng sau phơi nhiễm
Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đường máu sau
phơi nhiễm[5].

Đậy nắp kim tiêm


4

Kỹ thuật đậy nắp kim một tay: nhân viên y tế cầm bơm kim tiêm bằng
một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng sau
đó dùng hai tay đậy[5].
Kỹ thuật vô khuẩn
Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong
quá trình thực hiện như: vệ sinh bàn tay mang trang phục phòng hộ cá nhân
sử dụng chất khử khuẩn da cách mở các bao gói vô khuẩn cách sử dụng
dụng cụ vô khuẩn... [5].
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết chất
bài tiết (trừ mồ hôi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi nhân viên y tế thực
hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh[5].
Phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
PPE bao gồm găng tay khẩu trang áo khoác phòng thí nghiệm áo
choàng tạp dề bao giày kính bảo hộ kính có tấm chắn bên mặt nạ. Mục
đích sử dụng PPE là để bảo vệ NVYT người bệnh người nhà người bệnh và
người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ phơi nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh
ra môi trường bên ngoài. WHO không khuyến cáo sử dụng khẩu trang găng
tay kính bảo vệ mắt quần áo bảo vệ trong thực hiện tiêm1. Các PPE này chỉ
sử dụng trong trường hợp người tiêm có nguy cơ phơi nhiễm với máu dịch
tiết chất tiết (trừ mồ hôi)[5].


5


Sát khuẩn tay
Việc rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc các chất sát khuẩn. Khuyến
cáo áp dụng khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn[5].
Tiêu hủy
Việc chủ định chôn lấp đốt thải bỏ chất đống vứt bỏ tất cả các loại
chất thải. Trong tài liệu này tiêu hủy chỉ việc lưu gi , xử lý dụng cụ, tiêm
truyền lấy mẫu bệnh phẩm máu dịch để tránh tái sử dụng hoặc tránh gây
thương tích[5].
Tổn thương do kim tiêm
Vết thương do kim tiêm đâm[5].
Thùng đựng chất thải sắc nhọn
Còn gọi là “hộp đựng vật sắc nhọn” “hộp kháng thủng” hay “hộp an
toàn”. Thùng đựng chất thải sắc nhọn được sản xuất bằng chất liệu cứng
chống thủng chống rò rỉ được thiết kế để chứa vật sắc nhọn một cách an toàn
trong quá trình thu gom hủy bỏ và tiêu hủy. Thùng (hộp) này phải được thiết
kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế[5].
Vật sắc nhọn
Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc
nhọn bao gồm kim tiêm đầu kim truyền dịch dao mổ thủy tinh vỡ ống mao
dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm[5].
Vệ sinh tay
Là bất cứ hình thức nào làm sạch tay gồm: rửa tay bằng xà phòng và
nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch chứa cồn[5].
1.2. Các loại tiêm
Tiêm bắp
Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60-90 độ so với
mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau:
- Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.
- Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
- Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối

từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt[5].
Tiêm dưới da


6

Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới
da của người bệnh, kim chếch 300-450 so với mặt da. Vị trí tiêm thường 1/3
giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia
làm 3 phần) hay 1/3 gi a mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên
đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn cách rốn
5 cm)[5].
Tiêm truyền tĩnh mạch
Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30 0
so với mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại không di động da
vùng tiêm nguyên vẹn[5].
Tiêm trong da
Mũi tiêm nông gi a lớp thượng bì và hạ bì đâm kim chếch với mặt da
100-150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường
chọn vùng da mỏng ít va chạm trắng không sẹo không có lông vị trí 1/3
trên mặt trước trong cẳng tay đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu
tay (thông dụng nhất) 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến
mỏm khuỷu) bả vai cơ ngực lớn[5].
1.3. Tác hại của việc tiêm không an toàn
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh
khác nhau như vi rút vi khuẩn nấm và ký sinh trùng. Tiêm không an toàn
cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Việc
sử dụng lại bơm tiêm hoặc kim tiêm còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
khiến cho người bệnh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực
tiếp (qua dụng cụ nhiễm bẩn) hoặc gián tiếp (qua lọ thuốc nhiễm bẩn). Các

nguy cơ của tiêm không an toàn được đề cập trong tài liệu này liên quan đến
ba tác nhân gây bệnh đường máu là HIV, HBV và HCV.
Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là
không an toàn và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do
tiêm không an toàn gây ra đối với các tác nhân gây bệnh này như sau:
• 21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới);


7

• 2 triệu ca nhiễm HCV (chiếm 40% số ca nhiễm HCV mới);
• 260 000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm HIV mới).
Những tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu này cũng góp
phần gây bệnh cho nhân viên y tế, ước tính có 4% số ca nhiễm HIV và 39%
nhiễm HBV và HCV là do tai nạn nghề nghiệp. Trong số những nhân viên y
tế nhạy cảm không được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), nguy cơ
nhiễm trùng sau chấn thương kim tiêm là 23-62% đối với HBV và 0-7% với
HCV. Nhiễm trùng cũng có thể lây truyền cho các nhân viên y tế và bệnh
nhân khác qua lây nhiễm chéo từ tay, thiết bị y tế và bề mặt môi trường. Do
đó các kỹ thuật và quy trình tiêm thích hợp đóng góp vào sự an toàn của bệnh
nhân và nhân viên y tế[5].
1.4. Các hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an toàn
Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và
thịnh hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa
vào sử dụng rộng rãi. Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang
phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích
điều trị, 3% mũi tiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa
gia đình, 1% mũi tiêm được sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của
máu[22].
Thực tế đã cho thấy tiêm là một thủ thuật phổ biến có vai trò rất

quan trọng trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên tiêm cũng gây
ra hậu quả nghiêm trọng cho cả người nhận mũi tiêm, người thực hiện tiêm và
cộng đồng nếu như không có những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện mũi
tiêm an toàn.
1.4.1. Ban hành hướng dẫn tiêm an toàn tại Việt Nam
Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010,
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ra Quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21 tháng 7
năm 2011 thành lập Ban soạn thảo các tài liệu hướng dẫn KSNK, trong đó có
Hướng dẫn TAT. Tài liệu được biên soạn trên cơ sở tham khảo chương trình,


8

tài liệu đào tạo TAT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Hội Điều
dưỡng Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 BV trong toàn quốc
trong hai năm 2009-2010; tham khảo các kết quả khảo sát thực trạng TAT của
Hội Điều dưỡng Việt Nam các năm 2005, 2008, 2009; tham khảo kết quả rà
soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam
và các tổ chức WHO, CDC, UNDP, tài liệu hướng dẫn TAT của một số Bộ Y
tế các nước, các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho
NB và KSNK của khu vực và của toàn thế giới.
Ngày 27 tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn TAT tại
Quyết định số 3671/QĐ-BYT với nhiều nội dung cập nhật so với quy trình
tiêm hiện đang được thực hiện và yêu cầu:
- Các cơ sở KBCB sử dụng tài liệu này để tập huấn, hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc cung ứng phương tiện tiêm, thuốc tiêm và thực hành TAT tại
đơn vị mình.
- Các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các trường đại học, cao đẳng và trung
học y tế sử dụng tài liệu này để cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo.
- Các cá nhân liên quan đến thực hành tiêm, cung ứng phương tiện và

thuốc tiêm, các nhân viên thu gom chất thải y tế sử dụng tài liệu này trong
thực hành, kiểm tra, giám sát nội dung tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi.
Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
cũng đã có Công văn số 671/KCB-ĐDV yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong
toàn quốc tổ chức, thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn TAT. Sở Y tế Hà Nội là
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Thực hiện chỉ
đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2369 ngày 19 tháng 8
năm 2013 yêu cầu các BV trực thuộc triển khai thực hiện Hướng dẫn TAT[5].
1.4.2. Các giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn
Có 6 nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm:
- Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết
- Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm


9

- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực
hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy định
tại Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB
- Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Điều dưỡng trưởng và
mạng lưới KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay tuân thủ quy trình tiêm truyền
dịch và KSNK.
- Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm [5].
1.5. Thực trạng thực hiện tiêm an toàn
1.5.1. Tình hình sử dụng thuốc tiêm và lạm dụng tiêm.
Tiêm, truyền dịch đang trở thành kỹ năng phổ biến với số lượng lớn
được sử dụng trong chẩn đoán phòng ngừa và điều trị. Theo một nghiên cứu

của yan và đồng nghiệp (2006) tại một bệnh viện quận ở Trung Quốc, trung
bình một bệnh nhân nhận được khoảng 9-10 mũi tiêm cho một lần nằm viện.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng không cần sử dụng đến 57% số
mũi chích ngừa[27]. Tương tự, Hauri và đồng nghiệp (2004) cũng thấy rằng tỉ
lệ tiêm hằng năm cho mỗi bệnh nhân dao động từ 1,7-11,3 và tỉ lệ tiêm không
an toàn ước tính là 39% [23]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Phan Văn Tường,
Trần Thị Minh Phượng, Bùi thị Mỹ Anh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm
2012 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có sử dụng mũi tiêm là 64%, trung bình bệnh
nhân được nhận 3,1 lần tiêm/ngày [17]. Dựa vào các thông tin trên cho thấy
việc lạm dụng thuốc tiêm thay cho thuốc uống đang được sử dụng rộng rãi tại
nhiều nước, nhất la các nước đang phát triển và điều đó là không cần thiết.
1.5.2. Thực tế cung cấp trang thiết bị, dụng cụ phục vụ tiêm.
Nhiều quốc gia chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị
phục vụ cho việc tiêm an toàn để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và cộng
đồng. Có rất nhiều vấn đề như: không đủ dụng cụ hoặc thiết bị tiêm, dụng cụ
phục vụ tiêm không phù hợp; thiếu kim tiêm hoặc bơm tiêm không phù hợp


10

về kích thước, loại hoặc không đảm bảo về chất lượng để tái sử dụng. Một số
cơ sở y tế dùng chung bơm, kim tiêm cho các loại thuốc khác nhau, cho
những bệnh nhân khác nhau, sử dụng một cây kim duy nhất để trộn và uống
thuốc nhiều lần. Theo một nghiên cứu vào năm 2006 của Janjua tại một bệnh
viện tại Pakistan, gần 60% bơm kim tiêm đã qua sử dụng không xử lý tốt
được thải ra ngoài môi trường và 25% trong số đó cũng thải ra môi trường đô
thị [24]. Ở Việt Nam, thiếu vệ sinh tay: bồn rửa tay không đầy đủ trong phòng
bệnh, phòng thủ thuật, không cung cấp đủ nước, xà phòng, khăn tay sạch hoặc
nước rửa tay có cồn, ảnh hưởng đến quá trình tiêm an toàn của điều dưỡng.
Giải pháp về trang thiết bị đầy đủ các phương tiện vệ sinh tay như lắp đặt bồn

rửa tay đầy đủ trong phòng bệnh, phòng thủ thuật; cung cấp đủ nước, xà
phòng và khăn tay sạch cho mỗi lần rửa tay hoặc nước rửa tay có chứa cồn
được đặt trên xe tiêm được đè cập trong Hướng dẫn tiêm an toàn của Bộ Y
tế[4]. Không đủ cơ sở thu gom chất thải y tế sau khi tiêm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý
chất thải y tế. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh hiện đang sử dụng thùng giác sau
khi tiêm không đạt yêu cầu, không đủ hộp, hộp không có tác dụng chống
thấm, chống thủng, không phù hợp về kích thước, hoặc sử dụng không đúng
cách quá đầy hộp, không đúng vị trí, gây tai nạn cho người thực hiện tiêm và
thu gom chất thải sau khi tiêm [6]. Nghiên cứu đánh giá kiến thức về tiêm an
toàn và tần suất rủi ro do điều dưỡng, nữ hộ sinh ở 8 tỉnh đại diện trong 6
tháng đầu năm 2005 của Phạm Đức Mục và cộng sự cho thấy rằng có 63,1%
và 62,6% số người được hỏi cho biết rằng việc thiếu thiếu thiết bị xử lý chất
thải và thiếu các thùng chứa vật sắc nhọn theo tiêu chuẩn là lý do dẫn đến
việc tiêm không an toàn[14]..
1.5.3. Tình trạng thực hiện tiêm an toàn.
Thực hiện tiêm an toàn chưa đạt hiệu quả đặc biệt ở các nước đang phát
triển là một vấn đề mà nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm. Theo WHO, có tới


11

50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn, và WHO cảnh báo
rằng tiêm không an toàn đã là thường lệ ở các nước đang phát triển. Theo một
nghiên cứu của Shyama và các cộng sự trong năm 2010 về chủ đề của sinh
viên điều dưỡng có tới 98% học sinh bị tai nạn do sắc nhọn nhưng chỉ có 18%
báo cáo cho nhân viên y tế có thẩm quyền [26]. Ở Việt Nam, việc thực hiện
truyền dịch cho bệnh nhân tại cơ sở y tế chủ yếu do y tá thực hiện. Từ năm
2001, với sự quan tâm của Bộ Y tế, Hiệp hội Y tá Việt Nam đã đưa ra một
phong trào tiêm an toàn trên toàn quốc và tiến hành các cuộc điều tra về tình

trạng tiêm an toàn vào những thời điểm khác nhau. Tổng cộng có 12 nghiên
cứu chỉ ra rằng 55% nhân viên y tế không cập nhật thông tin liên quan đến
tiêm và kiểm soát nhiễm khuẩn; hầu hết các nhân viên y tế không tuân thủ các
quy trình kĩ thuật và thủ tục kiểm soát nhiễm khuẩn ( vệ sinh tay, găng tay, sử
dụng lỗ kim, phân loại và thu thập các vật sắc nhọn sau khi tiêm, dùng tay để
che kim sau khi tiêm,...) không báo cáo và theo dõi nguy cơ bị gãy[6]. Theo
nghiên cứu của Paul năm 2011 ở Ấn Độ, chỉ có khoảng 60% y tá thực hiện
thủ tục tiêm an toàn, 41,2% kim tiêm sau khi sử dụng được xử lý đúng cách
[25]. Hiện nay việc thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại các bệnh viện
rất khác nhau và một số thực hành không phù hợp. Thiếu kiến thức về phân
loại chất thải sau khi tiêm: sau khi tiêm oại bỏ kim bằng tay; kim cong; che
nắp kim; không rửa tay sau khi tiêm [5]. Vứt bỏ ống tiêm vào môi trường,
phân hủy không đúng cách như đốt, gây ô nhiễm không khí, tạo ra các chất
không an toàn hoặc không được chôn theo tiêu chuẩn thỏa đáng, độ sâu không
đày đủ có thể gây hại cho người khác. Việc thiếu nhân lực, vị trí công việc
không hợp lý khiến các điều dưỡng phải làm quá nhiều công việc dưới áp lực
và tuân thủ việc tiêm an toàn không được thực hiện đầy đủ. Điều này không
chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Trong
năm 2012, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn Kiểm soát Nhiễm


12

khuẩn với nhiều thông tin cập nhật hơn các quy trình tiêm hiện hành và thực
hiện tất cả các bệnh viện trên toàn quốc để đảm bảo tiêm an toàn cho người
nhận, người thực hiện và cộng đồng[6].
1.6. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
1.6.1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
Năm 2005 - tròn 100 năm Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải
Phòng xây

dựng và trưởng thành. Thời điểm 100 năm trước, ngày 02 tháng 10 năm
1905, Hội đồng thành phố ra quyết định thành lập Nhà thương bản xứ.
Nhà thương được xây xong vào cuối tháng 04 năm 1906 gồm 3 nhà: 01
phòng khám và nhập viện, 02 nhà điều trị bệnh nhân làm phúc. Qua
từng giai đoạn phát triển với bao thăng trầm đi cùng những biến cố của
lịch sử, bệnh viện được mang những cái tên như: Nhà thương bản xứ,
Bệnh viện thành phố, Bệnh viện Tiệp Khắc, và nay là Bệnh viện Hữu nghị
Việt Tiệp.
Là bệnh viện tuyến 4, tuyến cuối cùng trong công tác chăm sóc sức
khoẻ
người dân của thành phố Hải Phòng, bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đang
ngày càng trở thành gần gũi, thân thiết hơn đối với mỗi người dân Hải
Phòng, cùng nhân dân các tỉnh lân cận: Hải Dương, Thái Bình, Quảng
Ninh....
Ngày nay, với trên 700 giường bệnh nội trú theo kế hoạch (thực kê:
943
giường), bệnh viện đã và đang thường xuyên điều trị cho trung bình
950-1000 bệnh nhân / ngày. Số bệnh nhân đến khám cũng nằm trong
khoảng 600-700 người / ngày[1].
1.6.2. Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí


13

Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí do Chính phủ và nhân dân
vương quốc Thuỵ Điển giúp đỡ xây dựng tại thị xã Uông Bí (nay là Thành
phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 120km về phía đông)
được đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 1981 theo Quyết định số 57/QĐ-BYT.
Là bệnh viện đa khoa loại 1, trực thuộc Bộ Y tế, với chức năng là bệnh
viện vùng của khu Đông Bắc Bộ (gồm 13 tỉnh, 11 triệu dân).

Bệnh viện có quy mô 1.000 giường bệnh, hàng năm khám cho 230.000
lượt người, điều trị nội trú cho 47.000 lượt người và ngoại trú cho 40.000 lượt
người. Bệnh viện có 43 đơn vị trực thuộc (gồm 34 khoa lâm sàng và cận lâm
sàng, 7 phòng nghiệp vụ, 2 trung tâm)[3].


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên điều dưỡng chính quy năm 3, 4 đang theo học tại Trường Đại

học Y Dược Hải Phòng
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Có thời gian được học và thực hành tiêm trên mô hình tại phòng thực
hành của trường.
- Có thời gian thực hành lâm sàng tại bệnh viện cho người bệnh các
mũi tiêm ( bao gồm các loại tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da, tiêm
dưới da).
- Đã hoàn thành xong các học phần:
• Điều dưỡng cơ bản 1, 2.
• Kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
2.2.

Sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2 đến hết tháng 4 năm 2019
- Địa điểm: bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, bệnh viện Việt Nam –

Thuỵ Điển Uông Bí.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Cỡ mẫu: 95 Sinh viên Điều dưỡng chính quy năm 3, 4 trường Đại
học Y Dược Hải Phòng.
- Chọn mẫu:
• Toàn bộ Sinh viên điều dưỡng chính quy năm 3, 4 trường Đại học Y
Dược Hải Phòng.
• Qua tham khảo một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành tiêm an
toàn tại Việt Nam, đa số các nghiên cứu đều quan sát 01 mũi tiêm trên 01 đối
tượng nghiên cứu, vậy nên tổng số mũi tiêm quan sát là 95 mũi tiêm.


15

2.4.

Các biến số trong nghiên cứu
Tên biến

Định nghĩa

Thông tin
chung

- Năm sinh
- Giới tính
- Sinh viên năm

Phương

Công

pháp thu

cụ thu

thập
Phỏng

thập
Bộ câu

vấn

hỏi

Phỏng

Bộ câu

vấn

hỏi


- Tính theo năm dương lịch
thứ mấy
- Nam hay nữ
- Thực hành tại - 2, 3, hoặc 4
bệnh viện
- thực hành
chưa
- Tham gia

- Đã tham gia hay chưa tham gia

huấn luyện
tiêm an toàn
Kiến thức chung về tiêm an toàn
1. Tiêm an toàn
là một quy

Khái niệm tiêm an toàn là không

trình tiêm

gây nguy hại cho người nhận mũi
tiêm,không gây phơi nhiễm cho
người thực hiện mũi tiêm,không
tạo chất thải nguy hại cho người

2. Tiêm không

khác và cộng đồng
Tác hại có thể gây ra cho nhân


an toàn có thể

viên y tế, người bệnh và cộng

gây ra

đồng: sốc phản vệ, nhiễm khuẩn

3. Biện pháp

chéo,áp xe nơi tiêm,…
Các biện pháp phòng tránh xơ

phòng tránh xơ hóa cơ và tổn thương dây thần
hóa cơ hoặc

kinh


×