Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

đặc điểm và giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống lào tại thành phố luangprabang (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.13 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LUANGPHASY SENGONKEO

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MÁI DỐC
TRUYỀN THỐNG LÀO TẠI THÀNH PHỐ
LUANGPRABANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LUANGPHASY SENGONKEO
KHÓA: 2017 - 2019

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MÁI DỐC
TRUYỀN THỐNG LÀO TẠI THÀNH PHỐ
LUANGPRABANG



Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PSG. TS. KTS. NGUYỄN MINH SƠN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi đã
nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ về các chuyên môn, vật chất và
tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn của nhiều tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo
trường Đại học kiến trúc Hà Nội, xin chân thành cảm ơn đến văn phòng khoa
Sau đại học, trường Đại học kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi quá
trình học tập.
Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. KTS. NGUYỄN MINH
SƠN đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực tập
để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn tới các anh chị, bạn bè và những người
trong gia đình đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 10 Tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Luangphasy SENGONKEO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các
số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên
cứu đều được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Luangphasy SENGONKEO


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, kiến trúc
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1
* Mục đích nghiêncứu………………………………………………………3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………..3
* Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………....3
* Cấu trúc luận văn………………………………………………………....4

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC MÁI DỐC CỦA THÀNH PHỐ
LUANGPRABANG, KHẢO SÁT KIẾN TRÚC MÁI DỐC MỘT SỐ
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU………………………………………………..6
1.1 Bối cảnh tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Luang Prabang…6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………....6
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………...10
1.2 Quá trình tình hành và phát triển kiến trúc mái dốc tại Lào……..19
1.2.1 Giới thiệu các loại công trình kiến trúc mái dốc qua các thời
kỳ……………………………………………………………...19
1.2.2 Kỹ thuật xây dựng và tính nghệ thuật cũng như hợp lý trong sử
dụng của kiến trúc mái dốc …………………………………....30


1.3 Hiện trạng kiến trúc mái dốc truyền thống tại thành phố LPB…..31
1.3.1 Quy hoạch...................................................................................31
1.3.2 Kiến trúc.....................................................................................33
1.4 Khảo sát kiến trúc mái dốc một số công trình tiêu biểu...................35
1.4.1 Công trình tôn giáo………..…………………….......................35
1.4.2 Công trình công cộng………………….....................................41
1.4.3 Công trình nhà ở……………………………………………….46
1.4.4 Các công trình loại khác…………………………………….....48
1.5 Sơ bộ đánh giá…………………………………………………..........49
Chương 2: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
MÁI DỐC TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ LUANG PRA
BANG............................................................................................................51
2.1

Cơ sở pháp lý và quy định về xây dựng của CHDCND Lào……..51


2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc mái dốc truyền thống Lào…52

2.3

Phân loại kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành phố Luang
Prabang……………………………………………………………...55
2.3.1 Kiến trúc tôn giáo……………………......................................55
2.3.2 Kiến trúc công cộng………………………………..................65
2.3.3 Kiến trúc nhà ở……………………………………..................67
2.3.4 Các kiến trúc loại khác………………………………………..71

2.4

So sánh kiến trúc mái dốc truyền thống Lào và các nước có điều
kiện tương đồng……………………………………………………..71

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MÁI DỐC TRUYỀN
THỐNG LÀO VÀ ĐỊNH HƯỚNG GÌN GIỮ VÀ THÍCH NGHI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN........................................................................................73
3.1

Đặc điểm về không gian cảnh quan..................................................73
3.1.1 Đặc điểm về quy hoạch, bố cục không gian cảnh quan............73


3.1.2 Các đặc điểm về xã hội, môi trường sinh thái...........................75
3.1.3 Mỗi quan hệ giữa cũ và mới......................................................77
3.2


Đặc điểm của kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành phố
Luang Prabang……………………………………………………...79
3.3.1 Hình thức kiến trúc…………………………………………....79
3.3.2 Cấu tạo không gian và cấu tạo chi tiết………………………..87
3.3.3 Vật liệu và kết cấu………………………………………….....88

3.3

Những giá trị độc đáo của kiến trúc mái dốc truyền thống thành
phố LuangPrabang góp phần tạo nến bản sắc riêng của kiến trúc
Lào.......................................................................................................90
3.3.1 Giá trị về văn hóa lịch sử..........................................................90
3.3.2 Giá trị về cảnh quan môi trường...............................................91
3.3.3 Giá trị về thẫm mỹ.....................................................................92
3.3.4 Giá trị về thích nghi...................................................................93

3.4

Định hướng gìn giữ và phát huy (gìn giữ - phát triển và hài hòa).93
3.4.1 Gìn giữ nét bản sắc....................................................................93
3.4.2 Phát huy tình bản sắc.................................................................94
3.4.3 Phát triển hài hòa thích nghi với cuộc sống đương đại.............97

KIẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kiết luận...............................................................................................99
Kiến nghị............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

LPB

LuangPrabang

TP

Thành phố

ĐT

Đô thị

QH

Quốc Hội

CHDNCDL

Cộng Hòa Dân Nhân Chủ Nhân Dân Lào

XHCN

Xã hội Chủ Nghĩa

NXB


Nhà xuất bản

TT

Thủ tướng chính phủ

TT.VH

Bộ Thông tin – Văn hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Các lễ hội tổ chức 12 ngày hội trong một năm

16

Bảng 1.2

Sơ bộ đánh giá quá trình phát triển kiến trúc mái
dốc truyền thống Lào


Bảng 2.1
Bảng 3.1

50

So sánh kiến trúc mái dốc truyền thống Lào và các
nước có điều kiện tương đồng

72

Đặc điểm kiến trúc mái dốc truyền thống Lào

98


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, KIẾN TRÚC
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Bản đồ nước CHDNCD Lào và vị trí

Trang

thành phố LPB

7


Hình 1.2

Phong tục xây dựng nhà ở của người Lào

11

Hình 1.3

Phong tục cưới xin, phong tục cầu yên (xù-khoẳn)
và phong tục ma chay của người Lào

12

Hình 1.4

Không gian bếp, dụng cụ bếp và không gian ăn

13

Hình 1.5

Không gian thêu dệt thủ công và nghỉ ngơi

14

Hình 1.6

Xây dựng nhà cùng một khuôn viên

18


Hình 1.7

Các lễ hội tiêu biểu tại thành phố LPB

18

Hình 1.8

Sơ đồ hình thành phát tiển kiến trúc mái dốc
truyền thống Lào

Hình 1.9

19

Các thành phần trong khuôn viên
chùa Xiêng Thong

20

Hình 1.10

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Xiêng Thong

21

Hình 1.11

Các thành phần trong khuôn viên chùa Mai


21

Hình 1.12

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Mai

22

Hình 1.13

Sơ đồ mặt bằng tổng thể khuôn viên
nhà ở truyền thống

22

Hình 1.14

Kiến trúc mái nhà ở truyền thống

23

Hình 1.15

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa HoPraBang

24

Hình 1.16


Kiến trúc mái công trình trường học LPB

24

Hình 1.17

Sơ đồ mặt bằng tổng thể khuôn viên nhà vườn

25

Hình 1.18

Kiến trúc mái nhà biệt thự

25

Hình 1.19

Sơ đồ mặt bằng khuôn viên nhà mặt phố

26

Hình 1.20

Kiến trúc mái nhà ở mặt phố

26


Hình 1.21


Sơ đồ mặt bằng tổng thể khuôn viên
nhà ở nông thôn

27

Hình 1.22

Kiến trúc mái nhà ở nông thôn

27

Hình 1.23

Kiến trúc mái chùa Doi Khong Minh Muong Khun

28

Hình 1.24

Kiến trúc mái công trình bệnh viện và trường học

29

Hình 1.25

Thể hiện kết cấu và vật liệu truyền thống

30


Hình 1.26

Kết cấu và vật liệu hiện đại

30

Hình 1.27

Quy hoạch của trung tâm thành phố LPB

32

Hình 1.28

Các công trình kiến trúc tại thành phố LPB

34

Hình 1.29

Mặt bằng tổng thể khuôn viên chùa Xiêng Thong

35

Hình 1.30

Kiến trúc Phật điện (Sỉm) của chùa Xiêng Thong

37


Hình 1.31

Mái Phật điện (Sỉm) của chùa Xiêng Thong

38

Hình 1.32

Mặt bằng tổng thể khuôn viên chùa Mai

39

Hình 1.33

Kiến trúc Phật điện (Sỉm) chùa Mai

40

Hình 1.34

Mái Phật điện (Sỉm) chùa Mai

41

Hình 1.35

Mặt bằng tổng thể khuôn viên trường tiểu học LPB

42


Hình 1.36

Kiến trúc mái công trình trường học LPB

42

Hình 1.37

Mặt cắt và chi tiết mái công trình trường học LPB

43

Hình 1.38

Các thành phần khuôn viên Bệnh viện LPB

43

Hình 1.39

Kiến trúc mái công trình bệnh viện LPB

44

Hình 1.40

Kiến trúc mái công trình sân báy quốc tế LPB

45


Hình 1.41

Kiến trúc mái công trình sân vận động

45

Hình 1.42

Kiến trúc mái nhà biệt thự

46

Hình 1.41

Kiến trúc mái nhà ở mặt phố

47

Hình 1.42

Kiến trúc mái nhà ở nông thôn

48

Hình 1.43

Mái che nhỏ các công trình loại khác

49


Hình 2.1

Vị trí chùa xây dựng ở trung tâm làng

55


Hình 2.2

Mặt bằng Phật điện (Sỉm)

56

Hình 2.3

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Mai

56

Hình 2.4

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Xiêng Thong

57

Hình 2.5

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Phakhan

57


Hình 2.6

Kiến trúc mái Phật điện (Sỉm) chùa Siphouthabath

57

Hình 2.7

Kiến trúc mái nhà ở của sư sãi

58

Hình 2.8

Kiến trúc mái nhà cậu nguyện (Hỏ Váy)

58

Hình 2.9

Kiến trúc mái thư viện (Hỏ Táy)

59

Hình 2.10

Kiến trúc mái U Mông

60


Hình 2.11

Kiến trúc mái Hỏ Chẹc chùa Mai

60

Hình 2.12

Kiến trúc mái nhà đánh trống (Hỏ Cong)

61

Hình 2.13

Kiến trúc mái Hỏ Lạ Khăng

62

Hình 2.14

Kiến trúc mái nhà để xe tang (Hỏ Lạt Sa Lốt)

62

Hình 2.15

Kiến trúc mái nhà để thuyền (Hông Hưa)

63


Hình 2.16

Kiến trúc mái giếng nước chùa Mai

63

Hình 2.17

Tháp (Thạt)

64

Hình 2.18

Cổng chùa

64

Hình 2.19

Mặt bằng công trình trường học LBP

65

Hình 2.20

Kiến trúc mái công trình bệnh viện LPB

65


Hình 2.21

Kiến trúc mái công trình trường học LPB

66

Hình 2.22

Mặt bằng nhà biệt thự

67

Hình 2.23

Kiến trúc mái nhà biệt thự

67

Hình 2.24

Mặt bằng nhà ở mặt phố

67

Hình 2.25

Kiến trúc mái nhà ở mặt phố

68


Hình 2.26

Mặt bằng nhà ở nông thôn truyền thống

69

Hình 2.27

Kiến trúc mái nhà ở nông thôn truyền thống

69

Hình 2.28

Kiến trúc mái kho gạo nông thôn

70


Hình 2.29

Kiến trúc mái khu chăn nuôi gia sức

70

Hình 2.30

Mái che nhỏ các công trình loại khác


71

Hình 3.1

Toàn cảnh đường phố LuangPrabang

74

Hình 3.2

Toàn cảnh thành phố LuangPrabang

75

Hình 3.3

Các lễ hội tổ chức tại chùa

76

Hình 3.4

Môi trường sinh thái thành phố LPB

77

Hình 3.5

Thể hiện mỗi quan hệ mái cũ và mái mới


79

Hình 3.6

Phố cảnh mái Phật điện (Sỉm) chùa

80

Hình 3.7

Mặt cắt mái Phật điện (Sỉm)chùa

80

Hình 3.8

Mái nhà ở của sư sãi

81

Hình 3.9

Mái nhà cậu nguyện (Hỏ Váy)

81

Hình 3.10

Mái nhà đánh trống (Hỏ Cong)


82

Hình 3.11

Mái Hỏ Chẹc

82

Hình 3.12

Mái thư viện (Hỏ Táy)

83

Hình 3.13

Mái nhà để xe tang (Hỏ Lạt Sạ Lót)

83

Hình 3.14

Mái Hỏ Lạ Khăng

84

Hình 3.15

Trang trí trên mái chùa


84

Hình 3.16

Mái công trình công cộng

85

Hình 3.17

Mặt cắt mái công trình công cộng

85

Hình 3.18

Mái nhà ở truyền thống

86

Hình 3.19

Mái che nhỏ các công trình loại khác

87

Hình 3.20

Cấu tạo không gian Phật điện (Sỉm) chùa


87

Hình 3.21

Chi tiết cấu tạo mái dốc

88

Hình 3.22

Kết cấu mái Phật điện (Sỉm) chùa

89

Hình 3.23

Vật liệu lợp mái ngói đất nung

90


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên khắp nước Công Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào còn rất
nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận từ địa phương,
quốc gia và thế giới. Chúng ta còn nhìn thấy được trên khắp đất nước Lào vô
vàn bởi những đền đài, chùa chiền, ngọn tháp, các nhà ở truyền thống của các
dân tộc...v.v. Được tạo nên bởi bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của các

nghệ nhân Lào qua nhiều thế hệ. Trong đó có kiến trúc thành phố Luang
Prabang.
Thành phố LuangPrabang là kinh đô của Vương quốc Lan Xang (Triệu
voi), vương quốc đầu tiên của nước Lào, nằm ở phía Bắc miền Bắc của Lào,
nơi hợp lưu của nhiều con sông suối với sông Mê Kông hùng vĩ, bao quanh
bởi những đồi cây. Vào thế kỷ XVI, thủ đô đã được chuyển xuống đến Viêng
Chăn cho đến hôm nay. Nhưng LuangPrabang vẫn bảo tồn được vị thế của nó
như là nền văn hóa đa dạng của Lào nói chung và thành phố LuangPrabang
nói riêng. LuangPrabang có vị trí, vai trò và mang đặc điểm riêng của nó, tạo
nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của Lào nói chung và
LuangPrabang nói riêng. LuangPrabang cũng là nơi bảo tồn di sản về nghệ
thuật kiến trúc với hơn 30 cung điện tráng lệ, đa số được xây dựng từ thế kỷ
XIV, khoảng 40 ngôi chùa chiền cổ được xây dựng từ những triều đại khác
nhau mà mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử - văn
hóa, nghệ thuật kiến trúc cao, phần còn lại là hàng trăm ngôi nhà ở kiểu sàn
gỗ được thiết kế theo phong cách riêng rất độc đáo xen kẽ với các tòa nhà
công cộng được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc. Các ngôi nhà được sắp xếp
trật tự dọc theo dãy phố nhỏ dài xung quanh núi Phu Si tạo nên vẻ độc đáo rất
riêng của thành phố này.


2

Mái dốc truyền thống Lào là một trong những bộ phận quan trọng của
cấu tạo kiến trúc với chức năng là để che chở nắng và mưa cho công trình.
Ngoài ra mái dốc là bộ phần nổi bật nhất trong hình thức công trình thì có thể
thể hiện tính đặc trưng của phong cách kiến trúc, đối với hình thức mái dốc
của công trình kiến trúc Lào tại thành phố LuangPrabang chủ yếu có mái dốc
đặc trưng và nét độc đáo đó là mái dốc nhà công trình kiến trúc tôn giáo, tin
ngưỡng, công cộng, nhà ở truyền thống Lào nói chung và nói riêng thành phố

LuangPrabang.
Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có vai trò quan trọng đối với đời sống văn
hóa của nhân dân Lào nói chung và nhân dân LuangPrabang nói riêng. Trong
thành phố có rất nhiều công trình chùa, ngọn tháp thờ Phật là những di tích
quan trọng đã góp phần tạo nên sự giầu có về mặt văn hóa nhân dân Luang
Prabang. Kiến trúc công cộng chủ yếu là các công trình hành chính, có hình
thức bên ngoài có nét đặc trưng riêng của mình và ngoài kiến trúc này đại
diện của kiến trúc thuộc địa, một số tòa nhà phong cách thuộc địa còn đã ghi
chép các tòa nhà tôn giáo của Lào.
Kiến trúc nhà ở truyền thống Lào là một phần di sản quí giá thể hiện các
đặc trưng của LuangPrabang ở nhiều mặt như kiến trúc, mỹ thuật trang trí và
lối sống của người dân. Trong quá trình đô thị hóa, khác với các dạng công
trình kiến trúc tôn giáo, công cộng; nhà ở truyền thống là dạng công trình bị
tác động một cách mạnh mẽ nhất. Thành phố LuangPrabang với đa số là các
công trình nhà ở đang xuống cấp do thời gian và sử dụng quá tải. Trong thời
gian gần đây nhiều công trình bị biến đổi chức năng, phá hỏng cấu trúc của
ngôi nhà.
Vì vậy cần phải tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu, “ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ
TRỊ KIẾN TRÚC MÁI DỐC TRUYỀN THỐNG LÀO TẠI THÀNH
PHỐ LUANGPRABANG”, sự ảnh hưởng của các điều kiện đến tới kiến trúc


3

mái dốc truyền thống Lào, đưa ra một số giải pháp quy hoạch và kiến trúc
mới áp dụng vào cuộc sống của đồng bào dân tộc cả nước nói chung và người
dân LuangPrabang nói riêng, để giữ được bản sắc dân tộc, nét độc đáo riêng
của mình với kiến trúc mái dốc truyền thống Lào là hết sức cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
- Xác định đặc điểm và giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại

thành phố LuangPrabang.
- Đưa ra hướng phát huy giá trị mái dốc truyền thống Lào tại thành phố
LuangPrabang.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số thể loại công trình kiến trúc mái dốc
tiêu biểu có giá trị văn hóa (sử dụng) và nghệ thuật kiến trúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực (ZPP-UA: Conservation Zone Urban
central Area) tại thành phố LuangPrabang.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, tài liệu.
- Phướng pháp phân tích, thống kê, xử lý tài liệu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp kế thừa, vận dụng, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp đánh giá.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn chỉ ra đặc điểm và giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống Lào
từ đó làm tự liệu giúp các nhà tự vấn thiết kế, duy trì nhằm phát huy những
giá trị của kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành phố Luang Prabang
nói riêng cả nước nói chung.


4

- Trở thành nguồn tài liệu giảng dạy và tham khảo quan trọng với các
học sinh, sinh viên, kiến trúc sư, kỹ sư, các nhân nghiên cứu và quản lý ngành
xây dựng.
- Thành tài liệu hướng dẫn cho người dân thận thức được về việc phát
triển đi cừng với bảo tồn và giúp cho người dân thiểu biết sâu sắc về tính chất
kiến trúc mái dốc truyền thống Lào.
- Làm rõ hơn những đặc điểm, đặc trưng của kiến trúc mái dốc truyền

thống Lào tại thành phố LuangPrabang.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác lí luận và
thực tiễn trong công tác trùng tu, bảo tồn di sản kiến trúc cũng như quản lý
bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành phố
LuangPrabang.
Giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành phố LuangPrabang.
Điều này đóng góp rất nhiều cho người dân đây nói riêng và xã hội nói chung,
cũng như bổ sung thêm tư liệu cho hệ thống quản lý và đào tạo của khu vực
thành phố LuangPrabang.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan kiến trúc mái dốc của thành phố LuangPrabang,
khảo sát kiến trúc mái dốc một số công trình tiêu biểu.
- Chương 2: Cơ sở đánh giá đặc điểm và giá trị kiến trúc mái dốc truyền
thống tại thành phố LuangPrabang.
- Chương 3: Đặc điểm và giá trị kiến trúc mái dốc truyền thống Lào và
định hướng gìn giữ và thích nghi với sự phát triển.


5

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

MỞ ĐẦU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cùa đề tài
Cấu trúc luận văn

NỘI DUNG

Chương 1:
Tổng quan kiến
trúc mái dốc của
thành phố Luang
Prabang, khảo sát
kiến trúc mái dốc
một số công trình
tiêu biểu

Chương 2:
Cơ sở đánh giá đặc
điểm và giá trị kiến
trúc mái dốc truyền
thống tại thành phố
LuangPrabang

Chương 3:
Đặc điểm và giá trị
kiến trúc mái dốc
truyền thống Lào
và định hướng gìn
giữ và thích nghi
với sự phát triển

KẾT LUẬN VÀ KIẾN

NGHỊ

Bối cảnh tự nhiên, kinh tế – xã hội của thành phố Luang
Prabang
Quà trình tình hành và phát triển kiến trúc mái dốc tại Lào
Hiện trạng kiến trúc mái dốc truyền thống tại thành phố
LPB
Khảo sát kiến trúc mái dốc một số công trình tiêu biểu
Sơ bộ đánh giá
Cơ sở pháp lý và quy định về xây dựng của CHDCND Lào
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc mái dốc truyền thống Lào

Phân loại kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại thành
phố LuangPrabang
So sánh kiến trúc mái dốc truyền thống Lào và các nước
có điều kiện tương đồng
Đặc điểm về không gian cảnh quan
Đặc điểm của kiến trúc mái dốc truyền thống Lào tại
thành phố LPB
Những giá trị độc đáo của kiến trúc mái dốc truyền thống thành
phố LPB góp phần tạo nến bản sắc riêng của kiến trúc Lào
Định hướng gìn giữ và phát huy (gìn giữ - phát triển và hài hòa)

Kết luận
Kiến nghị


6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC MÁI DỐC CỦA THÀNH PHỐ
LUANGPRABANG, KHẢO SÁT KIẾN TRÚC MÁI DỐC MỘT SỐ
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.1. Bối cảnh tự nhiên, kinh tế – xã hội của thành phố LuangPrabang
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: [19], [23], [29]
Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nằm sâu trong
lục địa thuộc khu vực Đông Nam Á giữa vĩ tuyến 14 – 23 độ bắc, kinh tuyến
100 - 108, với diện tích tự nhiên 236.800 km2. Nước Lào có địa hình đa dạng,
gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng. Núi đồi, cao nguyên
chiếm 3/4 diện tích cả nước và tập trung phần lớn ở phía Bắc.
Thành phố LuangPrabang (LPB) nằm ở miền Bắc Lào, ở tọa độ 19° 53′
đến 12°44″ vĩ Bắc, 102° 7′ đến 22°91″ kinh đông. LPB vốn là kinh đô của
vương quốc Lan Xang, vương quốc đầu tiên của đất nước Lào; là trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của 6 tỉnh miền Bắc của Lào. Có đường
biên giới như: phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Điện Biên và Sơn La
nước Việt Nam, phía Nam giáp tỉnh Viêng Chăn, phía Đông giáp tỉnh Hua
Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng, còn phía Tây giáp tỉnh U Đôm Xay và Xay Nha
Bu Ly. (Hình 1.1)
Thành phố LuangPrabang có diện tích tự nhiên là 16,875 km2, trong đó
núi chiếm hơn 80%, bao gồm 12 huyện như: LuangPrabang, Chom Phết, Pạc
Ú, Nam Bạc, Ngoi, Nan, Phu Khun, Phôn Xay, Xiêng ngân, Pạc Xeng, Viêng
Khăm, Phôn Thong và ao gồm 784 bản, hơn 73.370 gia đình; có 10 dân tộc
với dân số 454,095 người, nữ 278,000 người, mật độ dân số 23 người/km2
(2015).


7


Tỉnh Phông Xa Ly

Tỉnh U
Đôm Xay

Tỉnh Hua Phăn

Tỉnh Xiêng Khoảng

Tỉnh Xay
Nha Bu Ly
Tỉnh Viêng Chăn

Hình 1.1 Bản đồ nước CHDNCD Lào và vị trí thành phố LPB [12]
- Khí hậu: [12], [19], [23]
Khí hậu ở Lào có những đặc điểm chung của khu vực nhiệt đới gió mùa
và sự luân chuyển của hai luồng gió ngược chiều nhau trong một năm: gió
mùa Đông Bắc lạnh và khô, gió mùa Tây Nam nóng và ẩm. Dãy núi Trường
sơn (Phu Luông) chắn ngang biên giới phía Đông của nước Lào có tác dụng
ngăn cản cũng như điều hòa ảnh hưởng của các trận cuồng phong từ Thái
Bình Dương đỗ vào nên khác với Việt Nam, tính chất tương phản giữa mùa
mưa và mùa khô rất rõ rệt.
Mùa mưa nóng và ẩm diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch, với
lượng mưa tối đa và tháng 7 và tháng 8. Cường độ mưa tháng lớn nhất có khi
đạt tới 50% lượng mưa cả năm; lượng mưa trung bình hàng năm ở ven sông
Mê Kông từ 1.500 đến 2.000 mm, ở miền núi từ 2.000 đến 2.500 mm.


8


Mùa khô hầu hết như rất ít mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 Dương
lịch. Với hai tiết rõ rệt: nửa đầu của mùa khô thì khô rét, độ ẩm thấp, nửa sau
thì khô nóng, oi ả.
Những tháng 11,12 và tháng 1 nhiệt độ tương đối dễ chịu. Vào tháng 12
có ngày nhiệt độ xuống đến 15oc, nhiệt độ trung bình trong 3 tháng này
khoảng 25oc. Từ tháng 2 đến tháng 5 nhiệt độ trung bình tăng dần tới 35oc, có
ngày nóng tới 40oc.
Thành phố LPB ở miến Bắc Lào, nằm trong khu vực có núi đồi cao, khí
hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là 14 độ C, cao nhất là 40 độ C. Số lượng
nước mưa hàng năm đo được 1200 mm/năm, ánh sáng chiếu một ngày 8 tiếng
đồng hồ.
- Địa hình: [4], [7], [12], [19]
Địa hình của thành phố LBP là một vùng đồi núi có sông Mê Kông chạy
qua giữa thành phố, là nơi gặp nhau của hai con sông Nam Khan và sông Mê
Kông, hai dòng sông như một bức tường thành nước để bảo vệ thành phố cổ
này. Thành phố LPB có những ngọn đồi có rừng che phủ và những rặng núi
nhấp nhô bám xung quanh như: núi Thạo (Phu Thạo), núi Nang (Phu Nang),
núi Xạng (Phu Nang), núi Xoang (Phu Nang) và còn có những đồng bằng ven
sông, như thung lũng bằng phẳng có thể cấy cày. Chúng có vai trò quan trọng
trong việc sản xuất lương thực cho thành phố này.
Địa hình thành phố LPB nổi bật với vùng núi hùng vĩ ở phía Bắc, với núi
Phu Si ở trung tâm LPB đặt trên đỉnh núi là tháp Chom Sỉ, đã trở thành biểu
tượng đạo Phật của nhân dân LPB nói riêng và nhân dân Lào nói chung.
Thành phố LPB nằm ven bờ của hai con sông lớn như sông Mê Kông và
sông Nam Khan trong thung lũng đồng bằng không rộng lắm, bám xung
quanh nhấp nhô với những đồi núi nhỏ to có chiều cao bình quân 1.300 m so


9


với nước biển. Thành phố này nằm ở miền Bắc của Lào trên tọa độ 19°53′ đến
12°44″ vĩ Bắc, 102°7′ đến 22°91″ kinh đông mà đó là khu vực cửa sông Nam
Khan ở bên phải của sông Mê Kông. Thành phố có chiều cao bình quân
chừng 300 m so với nước biển, điểm thấp nhất của thành phố là ở cửa sông
Nam Khan có chiều cao bình quân 247 m so với nước biển.
Trung tâm của thành phố nằm ở nơi hợp lưu của con sông Mê Kông và
sông Nam Khan, tại điểm đó hai con sông được tạo ra một bán đảo có chiều
dài khoảng 1.000 m và chiều rộng 250 m, hướng đường nét lõi của bán đảo
đặt theo hướng Đông Bắc song song với sông Mê Kông ở bên trái và sông
Nam Khan ở bên phải. Ngoài đó, còn có sông Đông là một dòng sông quan
trọng chạy xuống giao tiếp với sông Mê Kông cách từ đầu bán đảo về hướng
Nam khoảng 4 km. Do vị trí đặt ở miền Bắc của Lào không có biển cùng với
phối cảnh đồi núi và dòng sông suối bám xung quanh, điều đó đã tạo ra một
trở ngại về việc giao lưu với bên ngoài; nhưng mà trong mặt khác nó là điều
kiện quan trọng về việc bảo vệ sự xâm nhập từ bên ngoài, nó là yếu tố quan
trọng với việc bảo vệ môi trường xã hội và văn hóa cho tồn tại bền vững.
Ngoài ra hai con sông lớn, thành phố LuangPrabang có mạng lưới sông
ngòi bao quanh như sông Nam U, sông Nam Xeng, sông Nam Xương. Hệ
thống sông ngòi này mang đến những giá trị nhiều mặt cho thành phố
LuangPrabang về quân sự cũng như kinh tế, văn hóa, du lịch. Về mặt quân sự
thì đây là hệ thống phòng thủ chắc chắn cho thành phố; về mặt kinh tế, đây là
nơi cung cấp cá, vừa bồi đắp phù sa và dự trữ nước cho phát triển nông
nghiệp đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán với các
vùng xung quanh, nhất là Thái Lan. Sông ngòi còn là những con đường du
lịch bằng thuyền cho du khách trong và ngoài nước đến thăm quan thành phố
LuangPrabang và giao lưu văn hóa.


10


1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Văn hóa truyền thống: [15], [19]
CHDNCD Lào là nước có nền văn hóa đặc sắc và phong tục tập quán
được hình thành từ lâu đời nói chung và nói riêng thành phố LPB, trong đó có
nhiều phong tục và văn hóa truyền thống ở thành phố LPB.
Từ xưa người dân Lào sinh sống đơn gian, phong cách sinh sống hoàn
toàn dựa vào sức lao động của con người và thiên nhiên làm nông nghiệp nuôi
sống hàng ngày là chính hoặc dựa vào nhau bằng việc đồi lương thực với
nhau. Phương thức sản xuất truyền thống hoàn toàn sử dụng nặng lực của thú
như trâu, bò,…v.v. Người Lào sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước,
cấy lúa nếp, một số vùng kết hợp làm nương rẫy nhưng ruộng vẫn là chủ yếu.
Việc cái tạo đất, sử phân bón, nông dân Lào chưa quan tâm, có thể là do đất
đai vẫn màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp hàng năm cùng với những gốc rạ mục nát
từ vụ trước để lại. Ngoài ruộng nước, ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào còn có
mảnh vườn rộng lớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả như dừa, chuối,
xoài, nhãn, cam…Nghề thủ công trong vùng người Lào cũng khá phát triển.
Phổ biến nhất là dệt vải, đan lát, gốm, nấu đường, muối, rèn, khai thác lâm
thổ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm. Nghề đánh bắt cá phát đạt và trở thành
nguồn thu nhập lớn. Trồng bông, trồng dâu nuôi tằm dệt vải đối với người
Lào không những để tự túc mà còn là sảm phẩm để tro đổi với các nhóm tộc
khác chưa dệt được vải. Những nghề thủ công trên tuy có phát triển trong
nhóm người Lào nhưng vẫn còn phân tán, tự cung tự cấp, chưa tách khỏi nông
nghiệp.
LPB đã từng là kinh đô của Lào nên người dân LPB sống gắn bó với nền
văn hóa rất mạnh mẽ, dân cư đã chứng minh được sự trường tồn qua thời
gian, làm thành gia tài quý giá cho hôm nay. Nghề nghiệp chính của cư dân là
làm nghề nông; nghề nông chiếm số lượng 70% của Tp. (làm ruộng nước là


11


chính), còn nghề đánh bắt cá và chế biến cá cũng là một ngành nghề gắn liền
với người dân LPB từ xa xưa vì người dân ở đây gắn bó với sông suối, họ bắt
cá để trao đổi hàng hóa, chế biến cá thành các món ăn như: mắm cá (Pa Đek),
cá muối chua (Pa Sôm), cá khô (Pa Heng) cho gia đình và buôn bán.
Sau bước vào thời kỳ đương đại, phương thức sản xuất đã thay đổi hoàn
toàn, từ sử dụng nặng lực thú chuyển sáng sử dụng máy móc công nghệ hiện
đại như mát cày, máy bơm…v.v. Hiện nay nhân dân Lào ở khu vức đó 100%
hoàn toàn sử dụng máy móc công nghệ hiện đại với công việc sản xuất và
sinh sống hàng ngày.
+ Phong tục tập quán: [4], [5], [13], [15]
Phong tục tập quán đối với nhà ở: Theo tập quán người Lào thường
dựng nhà theo dòng chảy của con sông suối và nếu khi xây dựng ngôi nhà xa
các con sông suối phải tôn trọng về hướng tự nhiên để chủ đạo như song song
với hướng mặt trời (Đông-Tây). Nhà sàn của người Lào thường quay về
hướng Bắc, lưng tựa hướng Nam. Nhà có ba gian, tám cột. Khi đào và chôn
cột phải đào hố, chôn cột phía Nam (xảu hẹc) trước, sau đó là phía Đông (xảu
khoẳn). Ngôi nhà thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn
uống, bếp núc. Phía trong là một dãy buồng riêng dùng để thờ cúng và nghỉ
ngơi. (Hình 1.2)

Dòng chảy theo song song con sông

Vị trí xây dựng nhà ở theo nguồn nước

Song song với hướng mặt trời

Hình 1.2 Phong tục xây dựng nhà ở của người Lào [13]



12

Phong tục ma chay và cưới xin: Trong gia đình, khi có người trong gia
đình chết, họ thường giữ thi thể của người chết làm lễ trong nhà, thời gian giữ
lại từng theo điều kiện và tục lệ truyền thống, sau đó mới chuyển vào chùa.
(Hình 1.3). Còn hình thức cưới xin ở Lào khá phong phú và phản ánh khá rõ
nét một hình thức sinh hoạt tinh thần và trong đó tích tụ nhiều tập quán cổ của
mỗi nhóm dân tộc, thường tổ chức trong nhà cô dâu vào sang hoặc chiều và
mời khách ăn tiệc, cầu phúc cho nhà đình mới. (Hình 1.3)
Phong tục cầu yên (xù - khoẳn): Xù - khoẳn là một nghi lễ đơn giản
nhưng thiêng liêng, trang trọng, phổ biến trong nhân dân các bản mường. Cho
nên mỗi năm mọi gia đình điều có tổ chức lễ cầu yên, nhất là trong những
ngày Tết truyền thống. (Hình 1.3)

Phong tục cưới của người Lào

Phong tục cầu yên (xù - khoẳn)

Phong tục ma chay

Hình 1.3 Phong tục cưới xin, phong tục cầu yên (xù-khoẳn)
và phong tục ma chay của người Lào [32], [33]


×