Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc lấy trường THPT đồng đậu làm địa bàn nghiên cứu (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC QUANG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC
TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
LẤY TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC QUANG
KHÓA 2017-2019

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
LẤY TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LÊ ANH DŨNG
2. TS. ĐÀO MINH HIẾU

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kiến
trúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Anh Dũng và TS. Đào
Minh Hiếu đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Học viên

Nguyễn Đức Quang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giảng viên. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................................
Lời cam đoan ..............................................................................................................
Mục lục ........................................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt ..............................................................................................
Danh mục hình ảnh, sơ đồ ......................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu: ............................................................................. 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:............................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
* Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA ĐTXD VÀ CÔNG TÁC
QLDA ĐTXD TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ...................................................7

1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam .............. 7
1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng các trường THPT trên địa bàn tỉnh ...... 8
1.2.1 Khái quát chung về giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc ............. 8
1.2.2. Khái quát về các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ...... 9
1.2.3. Khái quát về quản lý đầu tư xây dựng các Trường THPT trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ....................................................................... 10
1.2.4. Thực trạng công tác quản lý trong quá trình triển khai thực hiện
dự án XDCB khối các trường THPT trên địa bàn tỉnh. ...................... 12

1.3. Giới thiệu Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Đồng Đậu .......... 15
1.3.1. Vị trí xây dựng của dự án. ......................................................... 15
1.3.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án ............................................ 16


1.3.3. Hệ thống văn bản pháp lý của dự án ......................................... 17
1.3.4. Chủ đầu tư, mục tiêu, hình thức đầu tư, nguồn vốn dự án ........ 18
1.3.5. Quy mô dự án: ........................................................................... 19
1.3.6. Các yêu cầu về quy hoạch và thiết kế kiến trúc công trình: ..... 20
1.4. Công tác QLDA ĐTXD Trường THPT Đồng Đậu trong giai đoạn
thực hiện .................................................................................................. 25
1.4.1. Cơ cấu tổ chức, hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư .......... 25
1.4.2. Quản lý khối lượng công việc, tiến độ thực hiện: ..................... 26
1.4.3. Quản lý chất lượng xây dựng: ................................................... 27
1.4.4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: .............................................. 28
1.4.5. An toàn lao động, bảo vệ môi trường trong thi công XD: ....... 29
1.5. Đánh giá ưu điểm và tồn tại trong công tác QLDA ......................... 29
1.5.1. Ưu điểm ..................................................................................... 29
1.5.2. Tồn tại ....................................................................................... 30
1.5.3. Kết luận ..................................................................................... 37
CHƯƠNG II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN .................................................................38

2.1. Tổng quan về dự án .......................................................................... 38
2.1.1. Khái niệm .................................................................................. 38
2.1.2. Phân loại dự án: ......................................................................... 38
2.1.3. Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình ................ 39
2.1.4. Các yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình .................. 40
2.2. Tổng quan về quản lý dự án ............................................................. 41
2.2.1. Khái niệm .................................................................................. 41

2.2.2. Nội dung của quản lý dự án: ..................................................... 42
2.2.3. Các nội dung trong giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD: ............. 44
2.2.4. Đặc trưng của quản lý dự án: .................................................... 45


2.2.5. Mục đích quản lý dự án: ........................................................... 45
2.2.6. Các mục tiêu của quản lý dự án ................................................ 46
2.2.7. Các hình thức quản lý dự án ..................................................... 48
2.3. Cơ sở khoa học về quản lý dự án...................................................... 49
2.3.1. Cấu trúc tổ chức quản lý dự án ................................................. 49
2.3.2. Quản lý thời gian và tiến độ của DAĐT ................................... 58
2.3.3. Quản lý chi phí của dự án đầu tư .............................................. 61
2.3.4. Quản lý chất lượng dự án đầu tư ............................................... 63
2.4. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 65
2.4.1. Hệ thống văn bản pháp lý ......................................................... 65
2.4.2. Hệ thống văn bản liên quan đến DA ......................................... 66
2.4.3. Một số yêu cầu về đầu tư xây dựng trường THPT ................... 70
2.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực
hiện

...................................................................................................... 72

2.5.1. Quy mô và độ phức tạp của dự án. ........................................... 72
2.5.2. Thiếu ổn định của nền kinh tế. .................................................. 72
2.5.3. Rủi ro trong dự án. .................................................................... 72
2.5.4. Năng lực của các giám đốc quản lý dự án và của các thành viên
tham gia dự án. .................................................................................... 75
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN .................................................................76


3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án .............................................. 76
3.1.1. Quan điểm ................................................................................. 76
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................... 77
3.2. Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường THPT trong giai
đoạn thực hiện. ......................................................................................... 78
3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý ......................................................... 78


3.2.2. Giải pháp quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu .......... 82
3.2.3. Giải pháp quản lý chất lượng công trình................................... 88
3.2.4. Giải pháp quản lý tiến độ thi công ............................................ 93
3.2.5. Giải pháp quản lý chi phí .......................................................... 96
3.2.6. Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường và an toàn lao động ....... 98
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 100
* Kết luận .................................................................................................. 100
* Kiến nghị ................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQLDA
CĐT
CTXD
DA

Tên đầy đủ
Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư
Công trình xây dựng

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QLDA

Quản lý dự án

XDCB

Xây dựng cơ bản

TVGS

Tư vấn giám sát

THPT

Trung học phổ thông


HSMT

Hồ sơ mời thầu

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

NSNN

Ngân sách nhà nước

XH

Xã hội


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1

Quy trình thực hiện đầu tư XDCB khối các trường THPT

Hình 1.2

Vị trí dự án


Hình 1.3

Tổng mặt bằng dự án

Hình 1.4

Phối cảnh toàn bộ dự án

Hình 1.5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức triển khai thực hiện dự án

Hình 1.6

Hiện trạng thi công trường THPT Đồng Đậu

Hình 1.7

Hạng mục công trình chậm tiến độ

Hình 1.8

Biện pháp thi công không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
môi trường

Hình 2.1

Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án

Hình 2.2


Các loại cấu trúc tổ chức quản lý dự án

Hình 2.3

Cấu trúc tổ chức theo chức năng

Hình 2.4

Cấu trúc tổ chức dạng dự án

Hình 2.5

Cấu trúc tổ chức dạng ma trận

Hình 2.6

Mối quan hệ trong cấu trúc tổ chức dạng ma trận

Hình 2.7

Các điểm mạnh, yếu cơ bản của các loại cấu trúc tổ chức DA

Hình 3.1

Quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện

Hình 3.2

Đề xuất mô hình quản lý dự án


Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Đề xuất trình tự quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn
thực hiện
Đề xuất sơ đồ giải pháp giám sát thi công
Đề xuất sơ đồ giải pháp quản lý tiến độ trong giai đoạn thực
hiện
Đề xuất giải pháp quản lý chi phí thi công công trình


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá hiện nay, với những
quy luật của nền kinh tế thị trường, việc đổi mới công nghệ quản lý dự án nói
chung và quản lý dự án xây dựng nói riêng sẽ là cơ sở để tạo năng lực cho các
CĐT, Ban quản lý dự án nhằm thực hiện dự án đạt yêu cầu về tiến độ, chất
lượng và hiệu quả đầu tư.
Thực tế hiện nay là phương thức quản lý cùng với kinh nghiệm, năng
lực quản lý dự án nhìn chung còn có những hạn chế nhất định như: Thiếu kinh
nghiệm quản lý dự án theo thông lệ quốc tế; Sự thiếu hụt lực lượng chuyên
gia tư vấn quản lý dự án trong nhiều lĩnh vực; Kỹ năng làm việc theo nhóm
thấp; Hiện tượng chảy máu chất xám do tác động của nền kinh tế thị trường...
cùng với những bất cập trong việc xác định vị thế, quyền hạn và trách nhiệm
của các BQLDA đang là một thách thức với các đơn vị quản lý dự án nói

chung.
Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có 39 trường THPT, hệ thống đào tạo cơ bản
đáp ứng đủ nhu cầu học tập trên địa bàn, tuy nhiên việc quy hoạch các trường
học còn nhiều bất cập, cụ thể: Một số trường bố trí quá gần nhau gây ách tắc
giao thông, bố trí xa khu dân cư gây khó khăn cho học sinh, đặc biệt có đến
09 trường có diện tích không đủ theo tiêu chuẩn thiết kế, 15 trường không
đảm bảo diện tích sử dụng đất theo Nghị quyết 38/2011/NQ – HĐND ngày
19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, gây khó khăn trong việc đầu
tư xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình để đạt yêu cầu về trường chuẩn.
Theo đó, Vĩnh Phúc có chủ trương sáp nhập các trường THPT, đồng thời trong
giai đoạn tới sẽ đầu tư đồng bộ một số trường THPT tại địa điểm được quy
hoạch mới như: Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Trường THPT Trần Hưng
Đạo; Trường THPT Nguyễn Thị Giang; Trường THPT Phúc Yên; Trường
THPT Nguyễn Duy Thì ...


2

Dự án Trường THPT Đồng Đậu được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt
tại Quyết định số 1330/QĐ ngày 13/6/2016 với quy mô thiết kế cho 1000 học
sinh, diện tích sử dụng đất 3,2ha, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. Tại thời điểm
này, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc làm CĐT thực
hiện dự án; Chủ đầu tư đã ủy thác Ban QLDA đầu tư xây dựng để tổ chức,
triển khai thực hiện dự án; đây là một trong những dự án điển hình của ngành
giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, được triển khai thực hiện trong giai đoạn chuyển
tiếp giữa các quy định của pháp luật xây dựng về quản lý dự án nên trong quá
trình triển khai đã phát sinh nhiều vướng mắc và bất cập. Cụ thể như:
- Xây dựng mô hình quản lý chưa tốt, bố trí một số cán bộ không đáp
ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, không đúng ngành nghề. Hầu hết các
cán bộ có kinh nghiệm quản lý dự án còn hạn chế nên khả năng đàm phán, ký

kết hợp đồng, kỹ năng nhận thức, phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan
chưa đạt hiệu quả cao; nhìn chung các thủ tục triển khai đều chậm so với kế
hoạch thực hiện.
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
mà không chuyên trách, vì vậy thời gian làm việc hạn chế, không kịp thời,
khả năng chuyên môn, trách nhiệm không cao nên công việc bị ách tắc; cụ thể
như việc xử lý các tình huống trong đấu thầu, xử lý các khối lượng phát sinh
đều phải xin ý kiến hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn để thực hiện.
- Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý Nhà nước
thường xuyên thay đổi, không đồng bộ; bên cạnh đó thiếu sự hỗ trợ, quản lý
của Nhà nước khiến việc triển khai thực hiện Dự án gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Cụ thể: một số thủ tục của dự án thực hiện không đúng với quy
định hiện hành như quá trình đấu thầu, quá trình kiểm tra, nghiệm thu, đặc
biệt là việc chưa hiểu hết các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định
hiện hành.


3

- Ngoài ra, việc quản lý dự án còn nhiều hạn chế về quản lý chất lượng
công trình (trong quá trình nghiệm thu một số hạng mục phải thi công xây
dựng lại); chưa áp dụng các công nghệ cần thiết trong quá trình kiểm soát thi
công gây mất thời gian, nhân lực ...
Việc lựa chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng các trường
Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lấy trường THPT Đồng
Đậu làm địa bàn nghiên cứu” nhằm nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn quy
trình, phương thức quản lý dự án phù hợp với thực tế, các quy định của pháp
luật và xu hướng phát triển của xã hội; mang lại hiệu quả cho dự án đầu tư,
làm kinh nghiệm cho các dự án tương tự triển khai trong thời gian tới.
* Mục đích nghiên cứu:

Đưa ra giải pháp và phương thức quản lý dự án đầu tư xây dựng trong
giai đoạn thực hiện phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển xã hội, đảm
bảo triển khai dự án đạt mục tiêu chất lượng, chi phí và tiến độ.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Đồng Đậu
(Dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1330/QĐ ngày
13/6/2016 với quy mô thiết kế cho 1000 học sinh, diện tích sử dụng đất 3,2ha,
tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng).
Phạm vi nghiên cứu:
- Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Đồng Đậu
trong giai đoạn thực hiện.
- Kết quả đầu tư xây dựng các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
* Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý của đề tài:
Cơ sở khoa học: Lý luận, kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực quản lý dự án.


4

Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực trạng, kết quả đầu tư xây dựng của
dự án Trường THPT Đồng Đậu.
Tính pháp lý: Các Quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây
dựng, các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các CTXD trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp nhằm nâng cao công tác

quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình, giúp cho chính quyền địa
phương cũng như đơn vị CĐT dự án có thêm cơ sở khoa học để nâng cao
năng lực quản lý quản lý dự án, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng lý thuyết quản lý dự án hiện đại; kế thừa tài liệu, kết quả đã
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin.
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống.
Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung
Chương 1. Thực trạng công tác QLDA ĐTXD và Công tác QLDA
ĐTXD Trường THPT Đồng Đậu trong giai đoạn thực hiện.


5

Chương 2. Cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện.
Chương 3. Giải pháp QLDA ĐTXD trong giai đoạn thực hiện.
Kết luận và kiến nghị


6


Các giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thu thập thông tin liên
quan đến đối tượng nghiên cứu

Lý thuyết hiện đại
về QLDA ĐTXD,
tham khảo mô hình
QLDA ĐTXD của
nước ngoài

Thực trạng QLDA
ĐTXD tại Trường
THPT Đồng Đậu

Hệ thống văn
bản pháp luật
hiện hành về
QLDA

Phân tích thực trạng công tác
QLDA trong giai đoạn thực hiện

Xây dựng cơ sở lý luận và lựa chọn
quy trình, phương thức QLDA

Đưa ra giải pháp QLDA ĐTXD
Trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc


Kết luận và kiến nghị

Sơ đồ a. Phương pháp luận nghiên cứu


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA ĐTXD VÀ CÔNG
TÁC QLDA ĐTXD TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam
Từ năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới, quản lý dự án bắt đầu phát
triển ở Việt Nam trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong ngành xây dựng. Song
hiện nay kinh nghiệm và hiểu biết về quản lý dự án tiên tiến của các kỹ sư
Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Điển hình rõ nét nhất là các
dự án lớn, phức tạp đều được quản lý bởi các công ty quản lý dự án nước
ngoài. Một vài dự án lớn cũng được quản lý bởi các công ty trong nước, tuy
nhiên đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, khuyết điểm và sai sót làm cho CĐT và các
cấp chính phủ hoài nghi khả năng quản lý của người Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường quản lý dự án các công ty lớn, có tên tuổi đều
là các công ty nước ngoài như công ty Delta của Mỹ, CDW của Hà Lan,
Nippon Koei của Nhật,…Các công ty nước ngoài chiếm thị phần áp đảo cho
các dự án lớn, phức tạp, đòi hỏi công nghệ và chất lượng cao. Các công ty
hoặc những phòng chuyên biệt về quản lý dự án trong nước hướng vào thị
trường nội địa có vốn đầu tư của nhà nước, nơi các công ty có vốn nước ngoài
không được phép tham gia. Các bộ phận trong nước gói gọn hoạt động trong
một mảng thị trường nhỏ hẹp và không có điều kiện đương đầu với những
thách thức mới trong quản lý dự án, điều đó làm cho các bộ phận này khó có
khả năng nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm và hạn chế năng lực cạnh

tranh với các đối thủ nước ngoài khi tham gia các dự án lớn.
Cùng sự phát triển của ngành xây dựng, các dự án ngày một gia tăng,
những yêu cầu cao của dự án đòi hỏi kỹ năng quản lý phải được nâng lên một
bước mới. Các công ty nước ngoài hội tụ đầy đủ các điều kiện về kinh
nghiệm, công nghệ, nguồn vốn tiếp tục chiếm ưu thế hơn các công ty trong
nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO các công ty trong nước mất dần thị


8

phần vào tay các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước cùng lúc phải
đương đầu với 2 khó khăn: cạnh tranh giữa các công ty trong nước, nâng cao
công nghệ quản lý dự án để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Một đặc điểm quan trọng trong quản lý dự án là kỹ năng quản lý được
củng cố và tích luỹ cùng sự phát triển của dự án, trực tiếp vượt qua các thử
thách của dự án. Đối với các dự án lớn, quan trọng ở Việt Nam hầu hết đều do
các công ty nước ngoài đảm nhiệm. Ý thức được ưu thế của các công ty nước
ngoài, các công ty trong nước thường không nghiên cứu những ảnh hưởng
mới trong quản lý dự án mà đi theo những phương pháp quản lý sẵn có một
cách thụ động, gây cản trở lớn cho các công ty này trong quá trình mở rộng
phạm vi hoạt động. Quy mô dự án càng lớn, phạm vi hoạt động càng rộng các
công ty càng lúng túng trong vấn đề kiểm soát và thiết lập hệ thống quản lý.
Bên cạnh đó không có sự liên kết giữa các công ty trong nước để tăng sức
mạnh trong lĩnh vực quản lý dự án cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Vì
vậy khoảng cách về trình độ quản lý dự án giữa các công ty trong nước với
các công ty nước ngoài ngày một cách xa.
1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng các trường THPT trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc [18]
1.2.1. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, mạng lưới cơ sở giáo dục,

đào tạo trên địa bàn Vĩnh Phúc đến năm 2018 có 555 trường học thuộc tỉnh
quản lý trong đó: Giáo dục mầm non: Có 183 trường, Giáo dục Tiểu học: 173
trường; Giáo dục trung học cơ sở 147 trường; Giáo dục trung học phổ thông:
39 trường; Giáo dục thường xuyên: có 8 Trung tâm; Giáo dục chuyên nghiệp
có 5 trường (cao đẳng 2 trường, trung cấp chuyên nghiệp 3 trường), chủ yếu
là trường công lập, trường tư thục có 12 trường trong đó: mầm non 10 trường,
trung học phổ thông 01 trường và trung cấp chuyên nghiệp 01 trường.


9

1.2.2. Khái quát về các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc từ năm tái lập tỉnh (1997)
đến nay được sự quan tâm, chỉ đạo, sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng đặc biệt là về
đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy
học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển học sinh, tăng
cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường cơ
hội tiếp cận với thực tiễn học đi đôi với hành nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy và học. Chính vì vậy những năm gần đây giáo dục trung học phổ
thông Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp đầu về chất lượng đại trà cũng như chất
lượng mũi nhọn trong cả nước.
Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2018 toàn tỉnh có 39 trường trung
học phổ thông trong đó: 38 trường công lập, 01 trường tư thục với 811
lớp, 28.802 học sinh (công lập 804 lớp; 28.596 học sinh; tư thục 7 lớp,
206 học sinh).
Tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển Giáo dục
trung học phổ thông đến năm 2020 là:
Tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hoá để xây dựng Trường trung học
phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc trở thành 1 trong 15 trường THPT Chuyên

trọng điểm của cả nước. Phấn đấu đầu tư về cơ sở vật chất và đôi ngũ giáo
viên để mỗi huyện, thị, thành phố có 01 trường THPT chất lượng cao.
Quy hoạch lại mạng lưới các trường trung học phổ thông, nhất là vị trí
các trường trước kia là trường bán công nay là trường công lập ra địa điểm
mới cho phù hợp với phát triển khu dân cư, đô thị của từng huyện, thị xã và
phù hợp với quy hoạch vùng của toàn tỉnh.
Cùng với đảm bảo về số lượng, bổ sung giáo viên cho các môn học còn
đang thiếu nghiêm trọng là ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất...


10

Tích cực xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện và môi trường thuật lợi để hình
thành trên địa bàn tỉnh trường quốc tế liên thông từ mầm non đến trung học
phổ thông.
1.2.3. Khái quát về quản lý đầu tư xây dựng các trường trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối với các CTXD khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc được phân cấp như sau:
- HĐND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư,
dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây
dựng công trình, Kế hoạch đấu thầu, quyết toán công trình;
- Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc các Trường THPT được giao làm chủ
đầu tư dự án;
- Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối thẩm định chủ trương đầu
tư các công trình xây dựng khối các trường trung học phổ thông; Sở Xây
dựng thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế - dự toán công
trình; Sở Tài chính thẩm định quyết toán công trình. Trong quá trình thẩm
định chủ trương đầu tư và dự án đầu tư các Sở lấy ý kiến tham gia của Sở
Giáo dục và Đào tạo về quy mô học sinh, trường, lớp kích thước các phòng

học, phòng chức năng khác…


11

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư

Tư vấn lập
BCĐXĐT,
DAĐTXDCT

XĐ nhu cầu
XD

Sở TC

BCĐXĐT

Sở KH&ĐT

DAĐTXDCT

Sở XD

Giai đoạn kết thúc

Tư vấn ĐT
và LCNT


Nhà thầu
xây dựng

Lựa chọn nhà
thầu
Thi công
công trình

Quản lý
chất lượng
Quản lý
tiến độ
Quản lý
ATLĐ

Tư vấn
giám sát

Quản lý
chi phí

Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt

Giai đoạn thực hiện đầu tư XD công trình

Sở GD&ĐT

Nghiệm thu


Vận hành

Thanh,
kiểm tra

Quyết toán

Sở TC

Kết thúc
đầu tư

Hình 1.1: Quy trình thực hiện đầu tư XDCB khối các trường THPT


12

1.2.4. Thực trạng công tác quản lý trong quá trình triển khai thực hiện dự
án XDCB khối các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
a. Quản lý hoạt động đấu thầu.
Đối với những dự án xây dựng trường trung học phổ thông do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư
xây dựng các trường trung học phổ thông và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch đấu thầu được duyệt, CĐT lập, thẩm định hồ sơ mời
thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu và Nghị định số
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong các trường trung học
phổ thông còn mang tính hình thức vì các CĐT yếu kém về chuyên môn trong
công tác đấu thầu. Hệ quả là sau khi trúng thầu đã có hiện tượng bán thầu

hoặc giao lại cho nhà thầu phụ tham gia, dẫn đến công tác quản lý điều hành
của CĐT và nhà thầu chính khó kiểm soát và không đáp ứng được tính đồng
bộ của công trình.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu các CĐT không có chuyên
môn lệ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn dẫn đến các điều kiện ràng buộc trách
nhiệm giữa CĐT với các nhà thầu thông qua hợp đồng thi công xây dựng
chưa được rõ ràng. Điều này làm cho công tác quản lý tiến độ, chất lượng, an
toàn lao động trong quá trình thực hiện dự án của CĐT sau này rất khó khăn,
thậm chí có hồ sơ mời thầu còn có dấu hiệu đưa ra tiêu chí làm hạn chế nhà
thầu tham gia hoặc hạ thấp hay nâng cao tiêu chí để tạo điều kiện cho một nhà
thầu nào đó trúng thầu theo ý chủ quan của CĐT. Một số trường hợp hồ sơ
mời thầu quy định tiêu chí đánh giá không rõ ràng gây khó khăn cho việc xét
thầu, thậm chí phải hủy thầu để đấu thầu lại từ đầu gây tốn kém về kinh phí
và thời gian.


13

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đấu thầu xây lắp trong các
trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế.
b. Quản lý tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu công trình.
Công tác tổ chức thi công, nghiệm thu công trình do các CĐT, các nhà
thầu xây lắp và đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế, thực hiện theo trình tự quy
định về quản lý chất lượng CTXD tại các văn bản quy định của Nhà nước.
Trước khi khởi công xây dựng công trình CĐT là các trường trung học phổ
thông không đủ năng lực để thực hiện việc giám sát công trình mà phải thuê
đơn vị tư vấn giám sát xây dựng để giám sát chất lượng, khối lượng, an toàn
lao động, tham gia nghiệm thu các công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm
thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo hợp đồng đã ký với CĐT theo
quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về

quản lý chất lượng và bảo trì công trình.
Tuy nhiên, qua công tác thanh tra chuyên đề về quản lý đầu tư xây
dựng cho thấy: Hầu hết CĐT không nắm vững quy trình, thủ tục, các bước
thực hiện quản lý đầu tư XDCB theo đúng quy định của pháp luật đối với các
trường trung học phổ thông còn nhiều bất cập như: Toàn bộ hồ sơ nghiệm thu,
hoàn công, thanh, quyết toán đều được giao cho cho đơn vị tư vấn giám sát
xây dựng thực hiện, thậm chí còn giao thẳng cho đơn vị thi công thực hiện.
Từ đó dẫn đến việc quản lý chất lượng, tiến độ thực hiện dự án hầu hết là
chậm tiến tiến độ, chất lượng công trình không cao, hồ sơ, thủ tục chủ yếu
hoàn thiện sau khi công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Các cơ quan quản lý nhà nước với đầu tư XDCB các trường trung học
phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa quan tâm đúng mức như: Kiểm
tra việc chấp hành trình tự, thủ tục, quy trình kiểm định chất lượng công trình,
giám sát đầu tư, báo cáo kết quả đầu tư XDCB...
c. Thực trạng công tác thanh, quyết toán công trình XDCB khối các
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.


14

Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư GPMB khối các trường trung học
phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện bởi các CĐT, các nhà
thầu xây dựng, đơn vị tư vấn lập hồ sơ hoàn công, thanh, quyết toán vốn gửi
đến Sở Tài chính thẩm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán công
trình theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ
Tài chính về quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc vốn nhà nước.
Tuy nhiên, công tác quyết toán vốn đầu tư CTXD sau khi đã được
nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng các trường trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế như:
Thiếu hồ sơ của Chủ đầu tư về chi phí BQLDA, thiếu chứng từ mua vật tư

của nhà thầu xây lắp, nhật ký thi công, các chứng chỉ về nguồn gốc xuất xứ,
chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình, hồ sơ hoàn công
thì không đảm bảo phải làm lại nhiều dẫn đến không đáp ứng được việc
thanh, quyết toán công trình theo quy định của nhà nước.
Cụ thể tính đến tháng 6 năm 2018, khối các trường trung học phổ thông
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn 42 công trình chậm quyết toán trên 24 tháng
trong đó các CTXD từ năm 2015 đến năm 2018 có 15 công trình chậm làm
thủ tục quyết toán.
d. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư XDCB khối các
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Công tác thanh, kiểm tra thông thường được thực hiện sau khi công
trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, (trừ trường hợp có khiếu kiện, sự
cố bất thường mới thanh, kiểm tra ngay trong quá trình thi công công trình)
công tác này do Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện, hoặc Thanh tra Sở Xây
dựng, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, nhìn chung việc thanh
kiểm tra CTXD các công trình khối trường trung học phổ thông đã góp phần
kịp thời phát hiện những sai phạm về quản lý chất lượng, khối lượng, đơn giá
xây dựng thu hồi về ngân sách nhà nước những thất thoát do các nhà thầu xây


15

dựng, đơn vị tư vấn gây ra; mặt khác giúp chủ đầu tư và các cơ quan quản lý
nhà nước rút kinh nghiệm và kịp thời sửa sai trong khâu quản lý về đầu tư
GPMB, làm tăng chất lượng công trình.
Tuy nhiên, do lực thanh tra còn mỏng, chuyên môn của cán bộ thanh tra
còn hạn chế nên việc phát hiện những sai phạm trong quá trình đầu tư XDCB,
đặc biệt là những hạng mục đã bị che khuất như kết cấu móng, các cấu kiện
bê tông gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế
chính sách chưa theo kịp tình hình thực tiễn, còn nhiều kẽ hở tạo cơ hội tham

nhũng cho các nhà thầu, cán bộ quản lý trong lĩnh vực GPMB, đôi khi thanh,
kiểm tra còn mang tính hình thức nên kết quả thanh tra chưa được như mong
muốn .
1.3. Giới thiệu Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Đồng Đậu [17]
1.3.1. Vị trí xây dựng của dự án.
Khu đất thuộc xứ đồng Gò Họ thôn Đông Lỗ, xã Trung Nguyên. Xã
Trung Nguyên nằm ở trung tâm phía Bắc huyện Yên Lạc liên kề xung quanh
có các xã Tề Lỗ; xã Đồng Văn; Xã Đồng Cương; Xã Bình Định và thị trấn
Yên Lạc huyện Yên Lạc.

Hình 1.2: Vị trí dự án [17]


×