Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thăng long vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC HẢI

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC HẢI
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ THỊ MINH PHƢƠNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà
Nội và giảng viên hƣớng dẫn TS. Lê Thị Minh Phƣơng, tôi đã thực hiện luận
văn đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh
Phúc”. Đến nay, luận văn đã hoàn thành. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân
thành đến giảng viên TS. Lê Thị Minh Phƣơng, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn
luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi tìm ra hƣớng nghiên cứu, tiếp
cận thông tin, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích cũng nhƣ giải quyết vấn
đề… từ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của Thầy, Cô, đồng nghiệp,
bạn bè và ngƣời thân trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất song không thể tránh đƣợc những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa
thấy đƣợc. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy, Cô và các bạn
đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Hải



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội,ngày 14 tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Hải


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ ......................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 1
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
* Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG VĨNH PHÚC ................ 3
1.1. Giới thiệu về Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ...................... 3
1.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................. 4
1.1.3. Quy mô nghiên cứu ................................................................................. 6
1.2. Hiện trạng hệ thống HTKT khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.9

1.2.1. Hiện trạng giao thông .............................................................................. 9
1.2.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật ................................................................. 10
1.2.3. Hiện trạng cấp nƣớc .............................................................................. 13
1.2.4. Hiện trạng cấp điện ............................................................................... 13
1.2.5. Hiện trạng thoát nƣớc bẩn và VSMT .................................................... 13
1.3. Thực trạng quản lý hệ thống HTKT khu công nghiệp Thăng Long
Vĩnh Phúc ....................................................................................................... 13


1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT khu công nghiệp Thăng
Long Vĩnh Phúc .............................................................................................. 13
1.3.2. Thực trạng về mô hình cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách quản lý hạ
tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ................................ 17
1.3.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý thực
hiện dự án khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ..................................... 19
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý HTKT Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ............. 21
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG VĨNH PHÚC ............................. 24
2.1. Cơ sở lý luận quản lý HTKT công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. . 24
2.1.1. Vai trò, đặc điểm và nội dung của HTKT khu công nghiệp. ................ 24
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống HKKT công
nghiệp .............................................................................................................. 28
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghiệp. .......................................................... 33
2.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý hệ thống HTKT [19] ........................... 40
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nƣớc liên quan đến HTKT ......... 40
2.2.2. Những quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến công tác
quản lý HTKT khu công nghiệp ..................................................................... 41
2.2.3. Các văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với Khu công nghiệp

Thăng Long Vĩnh Phúc. .................................................................................. 42
2.3. Kinh nghiệm trong quản lý HTKT một số khu công nghiệp trong và
ngoài nƣớc. ..................................................................................................... 43
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý HTKT các khu công nghiệp trong nƣớc ............ 43
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý HTKT các khu công nghiệp trên thế giới. ......... 47


CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
VĨNH PHÚC .................................................................................................. 55
3.1. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống HTKT Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ........................... 55
3.1.1. Quản lý khớp nối với hệ thống HTKT bên ngoài khu công nghiệp ..... 56
3.1.2. Thi công xây dựng HTKT theo đúng quy hoạch (các hạng mục còn lại
và cải tạo sửa chữa khớp nối cho phù hợp). .................................................... 59
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống HTKT Khu công nghiệp
Thăng Long Vĩnh Phúc ................................................................................. 62
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ thống HTKT Khu công
nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc ....................................................................... 62
3.2.2. Đề xuất nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý........................ 67
3.3. Một số đề xuất về cơ chế chính sách trong quản lý HTKT Khu công
nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc .................................................................... 71
3.3.1. Đề xuất về cơ chế trong huy động các thành phần tham gia xây dựng hệ
thống HTKT .................................................................................................... 71
3.3.2. Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ
thống HTKT công nghiệp Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. ........... 74
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền - Chủ đầu tƣ – Nhà đầu
tƣ nhỏ lẻ trong khu công nghiệp. .................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
Kết luận .......................................................................................................... 83

Kiến nghị ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BQL
TLIP III
BTCT
CN
CNĐT
CTR

Cụm từ viết tắt
Ban quản lý
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
Bê tông cốt thép
Công nghiệp
Chứng nhận đầu tƣ
Chất thải rắn

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KCN


Khu công nghiệp

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QL

Quốc lộ

ĐT

Đƣờng tỉnh

TNHH
TP

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố

XNCN

Xí nghiệp công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân



VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

DN
XNK

Doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Bảng cơ cấu sử dụng đất khu công nghiệp
Thăng Long Vĩnh Phúc

Trang
8


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Hình 1.1


Tên hình
Bản đồ vị trí Khu công nghiệp

Trang
4

Thăng Long Vĩnh Phúc
Hình 1.2

Bản đồ sử dụng đất Khu công nghiệp

7

Thăng Long Vĩnh Phúc
Hình 1.3

Mặt cắt giao thông hiện trạng

9

Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
Hình 1.4

Mặt cắt giao thông đường Nguyễn Tất

9

Thành tiếp giáp KCN Thăng Long Vĩnh Phúc
Hình 1.5


Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu công

10

nghiệp
Hình 1.6

Hiện trạng giao thông Khu công nghiệp

14

Hình 1.7

Bản đồ tổng hợp hạ tầng kỹ thuật Khu công

17

nghiệp
Hình 1.8

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án Khu

18

công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
Hình 2.1

Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức


35

Hình 2.2

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

38


Hình 2.3

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến –

38

tham mưu
Hình 2.4

Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng

39

Hình 2.5

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến –

39

chức năng
Hình 2.6


Hình ảnh KCN Mỹ Xuân A2, tỉnh Bà Rịa –

44

Vũng Tàu
Hình 2.7

Hình ảnh KCN Thăng Long II, Hưng Yên

47

Hình 3.1

Các nội dung của quản lý thi công xây dựng

60

HTKT khu công nghiệp mới
Hình 3.2

Các hạng mục HTKT khu công nghiệp mới

61

được quản lý thi công xây dựng
Hình 3.3

Sơ đồ quản lý hệ thống HTKT khu công


64

nghiệp
Hình 3.4

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án tác

65

giả đề xuất
Hình 3.5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng hạ tầng kỹ thuật

67

Hình 3.6

Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong việc

76

quản lý hiệu quả hệ thống HTKT
Hình 3.7

Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong
quản lý

80



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng và phát triển KCN đã đạt đƣợc những thành tựu quan
trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc;
góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh qua đó gia tăng giá trị
sản xuất, xuất khẩu của ngành công nghiệp; tạo ra những sản phẩm công nghệ
– kỹ thuật cao, gia tăng hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ
cao và phát triển nhân lực công nghệ cao.
Hiện nay, tổng số các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục ƣu tiên phát triển đến năm 2030, định
hƣớng đến năm 2050 là 20 KCN, với quy mô 5.973 ha. Trong đó, có 9 KCN đã
đƣợc thành lập và cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, tổng diện tích quy hoạch là
1.739,61 ha.[27]
Khu Công Nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc – TLIPIII nằm trong trung
tâm phát triển công nghiệp của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận. cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km
về phía Tây Bắc, nằm về Phía Đông tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai
khoảng 650m, cách sân bay quốc tế Nội Bài 18km. TLIPIII nằm trên địa bàn
hai xã Thiện Kế và Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, để
thu hút đƣợc nhiều dự án ngoài nƣớc đầu tƣ vào Khu công nghiệp Thăng
Long Vĩnh Phúc. Việc quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Thăng
Long Vĩnh Phúc phải đƣợc nghiên cứu là cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công
nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc,
đồng thời kiểm soát phát triển xây dựng khu công nghiệp theo quy hoạch xây
dựng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hƣớng tới phát triển bền vững.



2

* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (tập
trung nghiên cứu về san nền, mạng lƣới đƣờng, hệ thống thu gom và xử lý
nƣớc thải, hệ thống thoát nƣớc, hệ thống cấp nƣớc).
Phạm vi: Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu, kế thừa;
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa; xử lý thông tin;
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, so sánh; tiếp cận hệ thống;
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Vận dụng khoa học quản lý nhà nƣớc vào quản lý
hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật tại
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. Qua đó có thể làm tài liệu tham
khảo cho công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật tại các Khu công nghiệp khác
trong tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trong cả nƣớc nói chung.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chƣơng:
Chƣơng I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công
nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.
Chƣơng II: Cơ sở khoa học quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp
Thăng Long Vĩnh Phúc.
Chƣơng III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu
công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.



3

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG VĨNH PHÚC
1.1. Giới thiệu về Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
1.1.1. Vị trí địa lý:
- Khu Công Nghiệp Thăng Long (Vĩnh Phúc) – TLIPIII nằm trong
trung tâm phát triển công nghiệp của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bản
chất của dự án TLIP III là một phần trong tổng thể Giai đoạn 2 của KCN Bình
Xuyên II đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận vào danh mục quy hoạch
KCN tại văn bản số 1821/TTg-CN ngày 26/11/2007 và đƣợc UBND tỉnh
Vĩnh Phúc điều chỉnh QHCT tỉ lệ 1/2000 KCN Bình Xuyên II giai đoạn 2 phê
duyệt tại Quyết định số 472/QĐ-UBND ngày 19/02/2014; cách trung tâm thủ
đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây Bắc, nằm về Phía Đông tuyến đƣờng
cao tốc Nội Bài – Lào Cai khoảng 650m, cách sân bay quốc tế Nội Bài 18km.
TLIPIII nằm trên địa bàn hai xã Thiện Kế và Tam Hợp, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Công văn số 674/UBND-NN2 ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh phạm vi, chỉ giới lập QHCT khu TLIPIII, ranh
giới quy hoạch đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Tây Bắc: tiếp giáp với đƣờng Tôn Đức Thắng kéo dài (đƣờng
quy hoạch), phạm vi đƣờng rộng 57,0m.
+ Phía Tây Nam: tiếp giáp khu nhà ở của Sƣ đoàn 304, xã Tam Hợp,
huyện Bình Xuyên.
+ Phía Tây: tiếp giáp thôn Gò Dẫu, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên.
+ Phía Đông Bắc: tiếp giáp với đƣờng Nguyễn Tất Thành (đƣờng quy
hoạch), phạm vi đƣờng rộng 57,0m.



4

+ Phía Đông Nam: tiếp giáp khu vực cánh đồng và khu dân cƣ thôn
Vĩnh Phƣợng, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên.

Hình 1.1 Bản đồ vị trí Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc [17]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Địa điểm dự án nằm trên phạm vi hai xã Thiện Kế và Tam Hợp,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phần lớn diện tích là đất ruộng
đang canh tác, trong khu vực có nhiều kênh mƣơng thủy lợi và một số
ao hồ. Còn lại là đất dân cƣ, đƣờng giao thông nội đồng, nghĩa địa .....


5

Địa hình Địa điểm dự án có cao độ từ 6,7m đến 10,6m theo mốc cao độ
quốc gia (trong đó có các ao, hồ, kênh mƣơng thủy lợi có cao độ thấp đến
5,3m). Cao độ địa hình hầu hết thấp hơn cao độ đƣờng xung quanh.
- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong vùng trung du
Bắc bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm đƣợc chia ra 2 mùa
rõ rệt mùa mƣa và mùa khô.
Chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa (mùa hè), mùa mƣa (mùa đông).
+ Nhiệt độ trung bình năm: 26oc-27oc.
+ Nhiệt độ cao nhất: 37oc.
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 12oc.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 36,45oc.
- Mưa:

+ Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.676 mm.
+ Lƣợng mƣa năm lớn nhất: 568 mm.
+ Số ngày mƣa trung bình năm: 140 - 148 ngày.
- Gió bão:
+ Hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10).
+ Gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4).
+ Tốc độ gió trung bình: 2,4 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s.
- Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm không khí trung bình năm :

80 - 85%.

+ Độ ẩm cao nhất:

95%.

+ Độ ẩm thấp nhất trung bình:

67%.

+ Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối:

49%.

- Nắng:
+ Số giờ nắng trung bình: 1430 giờ/năm.
+ Số giờ nắng trung bình tháng nhiều nhất: 126 giờ/tháng (tháng 05).


6


+ Số giờ nắng trung bình tháng ít nhất: 110 giờ/tháng (tháng 12).
- Bão: Qua điều tra thực tế, khu vực có gió lốc mạnh mùa bão, gây ảnh
hƣởng tới nông nghiệp, khi xây dựng cần lƣu ý đến các giải pháp về kết cấu
mái công trình.
- Địa chất thủy văn:
+ Địa chất:
Hiện tại chƣa có tài liệu khoan thăm dò địa chất, song tại gần khu vực
khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc các công trình nhà dân xây dựng
cao 3÷4 tầng đã đƣa vào sử dụng mà chƣa có sự cố gì về nền móng. Khi xây
dựng sẽ phải có khảo sát địa chất để tính toán cụ thể nền móng công trình.
+ Thuỷ văn :
Khu vực thực hiện dự án thuộc huyện Bình Xuyên, chịu ảnh hƣởng chế
độ thuỷ văn của sông Cánh phía Đông Nam khu dự án. Mực nƣớc cao nhất ở
sông Cánh là 5,2m. So sánh với mực nƣớc trên, khu vực nghiên cứu có cốt
cao độ lớn hơn, không ngập lũ.
- Cảnh quan thiên nhiên:
Khu đất quy hoạch xây dựng là đất đồng ruộng, một phần đã đƣợc
san nền sơ bộ. Chính vì vậy, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch không có
cảnh quan thiên nhiên đặc trƣng nào đáng chú ý.
1.1.3. Quy mô nghiên cứu
Quy hoạch sử dụng đất đƣợc nghiên cứu trên cơ sở Quy hoạch chi tiết
xây dựng điều chỉnh, Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. Công văn số
2561/SXD-QHKT ngày 31/8/2015 của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc về việc: Hoàn
chỉnh hồ sơ đồ án QHCTXD tỉ lệ 1/2000 KCN Thăng Long Vĩnh Phúc.
Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết là 213ha.


7


Hình 1.2. Bản đồ sử dụng đất KCN Thăng Long Vĩnh Phúc [20].


8

Bảng: 1.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất khu công nghiệp Thăng Long
Vĩnh Phúc[21].
TT Loại đất

Mã lô
đất

Chiều Mật
Diện
Tỷ lệ
cao
độ XD
(%)
tích (ha)
(%)
(m)

II
1

Đất trung tâm điều
hành
Đất công nghiệp
Đất công nghiệp Lô A


2

Đất công nghiệp Lô B

B

21,3765

22

50-70

3

Đất công nghiệp Lô C

C

29,5020

22

50-70

4

Đất công nghiệp Lô D

D


49,7061

22

50-70

5

Đất công nghiệp Lô E

E

15,7270

22

50-70

Đất công nghiệp Lô F
Đất xây dựng khu kỹ
III
thuật
Trạm điện 110/22kV 1
S/S
Trạm xử lý nước thải STP
2
Bể chứa - trạm bơm WP

F


11,6386

22

50-70

2,1300

22

50-70

I

6

IPC

2,1300

A

170,4000
42,4498

22

50-70

S/S


60

1,00
80,00

1,00

0,7765

STP
WP

1,3535

IV

Đất giao thông

GT

17,0400

1

Đường bê tông nhựa

GT1

14,8330


2

Đường công vụ

GT2

2,2070

V

Đất cây xanh & mặt
nƣớc

1

Cây xanh

GA

14,3402

2

Mặt nước (cao độ
+7.6m)

MN

6,9598


TỔNG

19

21,3000

213,0000

8,00

-

10,00

100,00


9

1.2. Hiện trạng hệ thống HTKT khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh
Phúc.
1.2.1. Hiện trạng giao thông
- Khu vực nghiên cứu có vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông, là cửa
ngõ phía Bắc của huyện Bình Xuyên, tiếp giáp tuyến đƣờng giao thông huyết
mạch Nguyễn Tất Thành kéo dài nối hai thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên,
gần tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Hình 1.3: Mặt cắt giao thông hiện trạng Khu công nghiệp[24].


Hình 1.4: Mặt cắt giao thông đường Nguyễn Tất Thành kéo dài
tiếp giáp KCN[24].


10

Hình 1.5: Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp[20].
1.2.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
- Nền:
+ Địa hình trong khu vực nghiên cứu là ruộng trũng xen lẫn ao hồ. Địa
hình chênh cao tƣơng đối lớn dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Cao độ khu vực cao nhất +10,37.
+ Cao độ khu vực thấp nhất +6,75.


11

+ Cao độ khu vực trung bình +8,3.
- Các tuyến đƣờng:
Đƣờng S1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 8-8:
Tổng mặt cắt ngang

:

28,0m

Mặt đƣờng

:


12,0m

Lề đƣờng

:

(2 x 5,0m) = 10,0m

Đất cây xanh

:

(2 x 3,0m) = 6,0m

Đƣờng W1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 9-9:
Tổng mặt cắt ngang

:

24,0m

Mặt đƣờng

:

12,0m

Lề đƣờng

:


(2 x 4,0m) = 8,0m

Đất cây xanh

:

(2 x 2,0m) = 4,0m

Đƣờng S3 theo quy hoạch chung, mặt cắt 10-10:
Tổng mặt cắt ngang

:

26,0m

Mặt đƣờng

:

12,0m

Lề đƣờng

:

4,0m+ 5,0m = 9,0m

+ Đất cây xanh


:

2,0m + 3,0m = 5,0m.

Thiết kế nền đƣờng: Nền đƣờng đƣợc đắp bằng đất cấp III lu lèn chặt
K=0.95, trƣớc khi đắp phải tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ trung bình (0.3–
0.5)m trên mặt ruộng, đắp nền theo từng lớp 25–30cm. Riêng 50cm trên cùng
lu lèn chặt K>=0.98 (Eo = 500daN/cm2).
Thiết kế mặt đƣờng
+ Theo tiểu chuẩn 22_TCN _211_06
+ Theo tiêu chuẩn 22_TCN _223_95
Do tải trọng xe ra vào khu công nghiệp lớn, các mặt đƣờng của các
tuyến đƣợc sử dụng là cấp A1 với mô đun yêu cầu là: Eyc = 1200daN/cm2.


12

+ Sử dụng kết cấu áo đƣờng mềm thiết kế cho các tuyến giao thông,
gồm các lớp:
+ 5 cm bê tông nhựa chặt hạt mịn
+ Tƣới nhựa dính bám bề mặt 0,5kg/m2
+ 7 cm bê tông nhựa chặt hạt thô
+ Tƣới nhựa dính bám bề mặt 1,0kg/m2
+ 18 cm cấp phối đá dăm loại I
+ 20 cm cấp phối đá dăm loại II
+ 50 cm lớp đất nền đầm chặt K98.
Kết cấu bó vỉa, đan rãnh, lát hè:
+ Bán kính bó vỉa R=15m.
+ Bó vỉa đúc bằng bê tông mác 250# liền khối có tiết diện: rộng 26cm,
cao 23cm, tạo vát 1 cạnh để tiện cho các phƣơng tiện lên xuống.

+ Trên đƣờng thẳng dùng bó vỉa loại 1: 23*26*100cm
+ Các vị trí bo tròn vỉa hè dùng bó vỉa loại 2: 23*26*50cm
+ Đan rãnh bằng tấm đan bêtông mác 250#, kích thƣớc 30x50x5cm
đƣợc bố trí ở mép nhựa phía hè đƣờng.
+ Vỉa hè lát gạch Block tự chèn, bên dƣới có rải lớp vữa xi măng mác
75# dày 2cm và lớp cát tạo phẳng dày 5cm.
Cây xanh:
+ Bố trí các hố trồng cây hai bên đƣờng trong các vị trí có hè đƣờng với
khoảng cách 7m/hố
+ Kích thƣớc của hố trồng cây 1.0x1.0m và cách mép vỉa hè 1.2m.
+ Hố trồng cây xây bằng gạch chỉ vữa xi măng mác #75.
Chỉ giới đƣờng đỏ và chỉ giới xây dựng:


13

Chỉ giới đƣờng đỏ trên tất cả các tuyến đƣờng tuân thủ theo quy mô bề
rộng lộ giới theo quy hoạch. Khoảng lùi chỉ giới đƣờng đỏ và chỉ giới xây
dựng là 6m.
- Thoát nƣớc:
Hiện tại trong khu vực của dự án chƣa có hệ thống thoát nƣớc mƣa.
Nƣớc mƣa chủ yếu chảy theo độ dốc địa hình đổ ra hố nƣớc hiện có qua cống
chảy về phía Nam khu đất.
- Đánh giá hiện trạng: Đây là khu vực thuận lợi cho xây dựng, có địa
hình và vị thế đẹp, khối lƣợng san lấp thấp, ít phải đền bù các địa vật trên đất.
1.2.3. Hiện trạng cấp nƣớc
Gần khu vực quy hoạch có điểm đấu nối từ đƣờng ống D300 lấy nƣớc
từ nguồn nƣớc của nhà máy nƣớc của Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc và môi
trƣờng số 1.
1.2.4. Hiện trạng cấp điện

Gần phạm vi nghiên cứu quy hoạch phía có đƣờng dây trung thế
6(35)Kv chạy dọc theo trục đƣờng giao thông nông thôn hiện trạng.
Trong khu vực của dự án còn có các đƣờng dây hạ thế cấp điện sinh
hoạt cho khu dân cƣ.
1.2.5. Hiện trạng thoát nƣớc bẩn và VSMT
Hiện nay trong khu vực nghiên cứu chƣa có hệ thống cống, mƣơng
thoát nƣớc bẩn. Riêng trục đƣờng Nguyễn Tất Thành kéo dài chạy tiếp giáp
đã có hệ thống thoát nƣớc bẩn và VSMT đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ.
1.3. Thực trạng quản lý hệ thống HTKT khu công nghiệp Thăng
Long Vĩnh Phúc
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT khu công nghiệp
Thăng Long Vĩnh Phúc
a. Quản lý hệ thống đường giao thông


×