Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc đô thị tuyến phố từ cầu long biên đến dốc bác cổ thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.95 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------

NGUYỄN NGỌC ĐỨC

NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - ĐÔ THỊ
TUYẾN PHỐ TỪ CẦU LONG BIÊN ĐẾN DỐC BÁC CỔ
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------

NGUYỄN NGỌC ĐỨC
KHÓA: 2017 - 2019

NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - ĐÔ THỊ
TUYẾN PHỐ TỪ CẦU LONG BIÊN ĐẾN DỐC BÁC CỔ
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐỨC HOÀNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
Sau đại học, các Thầy Cô giáo Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn cũng như cung cấp những kinh
nghiệm quý giá và những tài liệu tham khảo trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Vũ Đức Hoàng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Để có được kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động
viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn
này.
Trong điều kiện thời gian và tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô
giáo, các Nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện hơn cho đề tài này
và cũng cho bản thân tôi trong các công trình nghiên cứu sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Đức



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi, do chính tôi nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo
TS. Vũ Đức Hoàng. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Đức


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
* Các thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận văn ...................................... 3
* Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM VỀ TUYẾN PHỐ TỪ CẦU
LONG BIÊN ĐẾN DỐC BÁC CỔ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................... 8
1.1. Đặc điểm các tuyến phố ven sông trong đô thị trên thế giới ............. 8
1.1.1. Tuyến phố ven sông Nin tại thủ đô Cairo (Ai Cập) .........................8
1.1.2. Tuyến phố ven sông Hằng tại thành phố Varanasi, bang Uttar


Pradesh (Ấn Độ) ...........................................................................................11
1.1.3. Tuyến phố ven sông Trường Giang tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ
Bắc, Trung Quốc) .........................................................................................13
1.2. Đặc điểm các tuyến phố ven sông trong đô thị ở Việt Nam ............. 16
1.2.1. Tuyến phố ven sông Cấm tại thành phố Hải Phòng.......................17
1.2.2. Tuyến phố ven sông Hương tại thành phố Huế .............................18
1.2.3. Tuyến phố ven sông Hàn tại thành phố Đà Nẵng ..........................21
1.2.4. Tuyến phố ven sông Thu Bồn tại khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam ... 23
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của tuyến phố từ cầu Long Biên
đến Dốc Bác Cổ .................................................................................... 25
1.3.1. Thời kỳ Thăng Long - Đông Đô (từ năm 1009 đến năm 1802) ....25
1.3.2. Thời kỳ Nhà Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1873) ......................27
1.3.3. Thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1873 đến năm 1954).........................28
1.3.4. Thời kỳ xây dựng CNXH trước đổi mới (từ năm 1954 đến năm 1986) 31
1.3.5. Thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) .........................................32
1.4. Hiện trạng kiến trúc - đô thị tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc
Bác Cổ ................................................................................................... 35
1.4.1. Hiện trạng tuyến phố đô thị .............................................................35
1.4.2. Hiện trạng kiến trúc (các loại hình kiến trúc) ................................36
1.4.3. Hiện trạng cảnh quan đô thị ............................................................42
1.5. Những đề tài nghiên cứu về đặc điểm và giá trị khu vực tuyến phố
ven sông trong đô thị ........................................................................... 47
1.6. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................ 49



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM VÀ
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ TỪ CẦU LONG BIÊN
ĐẾN DỐC BÁC CỔ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................... 51
2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 51
2.1.1. Văn bản pháp lý ...............................................................................51
2.1.2. Tiêu chuẩn, quy phạm liên quan đến đề tài ....................................51
2.1.3. Quy hoạch chung Thành phố Hà Nội đã được phê duyệt. .............52
2.1.4. Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm...............................................54
2.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 60
2.2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch .............................................................60
2.2.2. Cở sở lý luận về đô thị .....................................................................63
2.2.3. Cơ sở lý luận về cảnh quan đô thị ...................................................76
2.2.4. Cơ sở lý luận về kiến trúc ................................................................76
2.2.5. Cơ sở lý luận về giá trị di sản kiến trúc - đô thị .............................82
2.2.6. Cơ sở lý luận về bản sắc đô thị. ......................................................87
2.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 95
2.3.1. Các đặc trưng của khu vực tuyến phố ven sông trong đô thị ........95
2.3.2. Vai trò của tuyến phố ven sông trong đô thị ............................... 105
2.3.3. Xu hướng không gian kiến trúc - đô thị tuyến phố ven sông

trong đô thị ............................................................................................. 106
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tuyến phố
ven sông trong đô thị ................................................................................. 107
2.4. Kinh nghiệm nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc - đô thị tuyến


phố đô thị ven sông trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 108
2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................ 108

2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ............................................................. 112
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – ĐÔ THỊ TUYẾN
PHỐ TỪ CẦU LONG BIÊN ĐẾN DỐC BÁC CỔ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI .116

3.1. Quan điểm nhận diện và xác định giá trị ........................................ 116
3.1.1. Quan điểm nhận diện .................................................................... 116
3.1.2. Quan điểm xác định giá trị ........................................................... 117
3.2. Nhận diện đặc trưng kiến trúc - đô thị tuyến phố từ cầu Long Biên
đến Dốc Bác Cổ .................................................................................. 118
3.2.1. Đặc trưng về quy hoạch đô thị ..................................................... 118
3.2.2. Đặc trưng về kiến trúc công trình ................................................ 122
3.2.3. Đặc trưng về cảnh quan đô thị ..................................................... 129
3.2.4. Đặc trưng về bản sắc đô thị .......................................................... 135
3.3. Giá trị của tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ .............. 137
3.3.1. Giá trị về quy hoạch đô thị ........................................................... 137
3.3.2. Giá trị về di sản kiến trúc công trình ........................................... 138
3.3.3. Giá trị về cảnh quan đô thị ........................................................... 139
3.3.4. Giá trị về bản sắc đô thị ................................................................ 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 145
Kết Luận ........................................................................................................ 145
Kiến nghị ....................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

KS

Khách sạn

KTS

Kiến trúc sư

KTSVN

Kiến trúc sư Việt Nam

QHCXD

Quy hoạch chung xây dựng

UBND


Ủy ban nhân dân

TKĐT

Thiết kế đô thị

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội

6

Hình 1.2.

Sơ đồ cấu trúc luận văn

7


Hình 1.3.

Các tuyến phố ven sông Nin tại Thủ đô Cairo

8

Hình 1.4.
Hình 1.5.

Hồi tuyến phố Nile Corniche ở Cairo vào những năm 1950
trước khi xây dựng tòa nhà Đài phát thanh Ai Cập
Một góc tuyến phố Bahr al-Azam bên dòng sông Nin
Thủ đô Cairo được mệnh danh là “thành phố ngàn

Hình 1.6.

tháp”
Một góc cảnh quan công viên cây xanh ven sông Nin tại

Hình 1.7.
Hình 1.8.

Cairo
Các tuyến phố bên bờ sông Hằng tại thành phố Varanasi

9
9
10

11

12

Varanasi được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành
Hình 1.9.

phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng" hay "thành

13

phố học vấn".
Hình 1.10.

Dòng chảy của Trường Giang qua Trung Quốc
Các tuyến phố ven sông Trường Giang tại thành phố

Hình 1.11.
Hình 1.12.

Vũ Hán
Thành phố Vũ Hán bên sông Trường Giang
Một góc đại lộ Linjiang ven sông Trường Giang tại

Hình 1.13.

Vũ Hán
Một góc đại lộ Binjiang ven sông Trường Giang tại

Hình 1.14.

Vũ Hán


13
14
14
15

16


Một góc đại lộ Yanjiang về đêm ven sông Trường Giang
Hình 1.15.

tại Vũ Hán

Hình 1.16.

Các tuyến phố bên sông Cấm tại thành phố Hải Phòng
Một góc khu vực Cảng Hải Phòng bên cạnh tuyến phố Hoàng

Hình 1.17.

Diệu- Nguyễn Tri Phương trên bờ sông Cấm

Hình 1.18.

Tuyến phố bên bờ sông Hương tại thành phố Huế
Trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế & Nhà thiếu nhi

Hình 1.19.


Thành phố trên phố lê Lợi
Khách sạn Morin Huế & Khách sạn La Pecidence Huế

16
17
18
18
19

19

Hình 1.20.

trên phố Lê Lợi

Hình 1.21.

Nhà ở liền kề trên trục đường Trần Hưng Đạo

20

Hình 1.22.

Tuyến phố ven sông Hàn tại thành phố Đà Nẵng

21

Khu vực vỉa hè phía đông đường Như Nguyệt (đoạn từ đường

Hình 1.23.


Bạch Đằng – 3/2 đến ngã ba đường Đỗ Xuân Cát)

Các tuyến phố ven sông Hàn ở Đà Nẵng thuận tiện cho

22
22

Hình 1.24.

phát triển du lịch

Hình 1.25.

Tuyến phố ven dòng sông Thu Bồn tại khu phố cổ Hội An

23

Hình 1.26.

Tuyến phố Nguyễn Phúc Chu ven sông Thu Bồn về đêm

24

Hình 1.27.

Phố cổ Hội An gắn liền với con sông Thu Bồn

24


Bản đồ Thăng Long do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công

Hình 1.28.

Tiến dựng năm 1831

Hình 1.29.

Trích bản đồ Hà Nội do ông Phạm Đình Bạch dựng năm 1873

27
28

Trích bản đồ Hà Nội và môi trường xung quanh, được vẽ dưới

Hình 1.30.

sự chỉ đạo của Charles Halais, Thị trưởng Hà Nội; được vẽ bởi
Raphael Enguehar, năm 1891.

29


Hình 1.31.

Trích bản đồ Hà Nội năm 1922 và năm 1950

30

Ảnh do nhiếp ảnh Pháp chụp từ con đường

Hình 1.32.

nay là phố Hàm Tử Quan nhìn về phía phố Lò Sũ trong

31

thời kỳ Pháp thuộc
Hình 1.33.

Trích bản đồ Hà Nội những năm 1990

33

Vị trí tuyến phố trích bản đồ Quy hoạch chi tiết sử dụng
Hình 1.34.

đất tỷ lệ 1/2000 Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đến

36

năm 2020
Hình 1.35.

Bảo tàng lịch sử quốc gia và bảo tàng Cách mạng

38

Hình 1.36.

Ảnh hiện trạng các công trình thương mại dịch vụ


39

Hình 1.37.

Ảnh hiện trạng các công trình cơ quan

39

Hình 1.38.

Ảnh hiện trạng các công trình tôn giáo – di tích

40

Hình 1.39.

Ảnh hiện trạng công trình giáo dục

40

Hình 1.40.

Ảnh hiện trạng các công trình nhà ở

41

Hình 1.41.

Ảnh hiện trạng con đường gốm sứ


41

Hình 1.42.

Ảnh hiện trạng lối lên cầu Long Biên

44

Hình 1.43.

Ảnh hiện trạng nút giao cầu Chương Dương

44

Phương tiện giao thông vẫn còn đỗ trên vỉa hè, lòng
Hình 1.44.

đường
Ảnh trạm trung chuyển xe buýt Long Biên và bãi đỗ xe

Hình 1.45.

Trần Nhật Duật
Mặt cắt một đoạn tuyến phố từ cầu Long Biên đến

Hình 1.46.

Dốc Bác Cổ


45

45

45


Ảnh hiện trạng trạm biến áp, dây điện,các cột điện
Hình 1.47.

cao thế.
Ảnh hiện trạng cảnh quan cây xanh trên tuyến cầu Long

Hình 1.48.

Biên - Dốc Bác Cổ

Hình 1.49.

Ảnh hiện trạng cảnh quan cây xanh khu vực dân cư

46

47
47

Bản đồ quy hoạch nội đô trung tâm Thành phố Hà
Hình 2.1.

Nội trong QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm


53

nhìn đến năm 2050
Quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Quận Hoàn

56

Hình 2.2.

Kiếm, Thành phố Hà Nội đến năm 2020

Hình 2.3.

Các khía cạnh của quy hoạch xây dựng

62

Hình 2.4.

Các thành phần của địa điểm (Canter, 1971)

64

Hình 2.5.

Biểu hiện của tinh thần địa điểm (hồn nơi chốn)

66


Mức độ khác nhau của bản sắc địa điểm & Thành phần

67

Hình 2.6.

của bản sắc địa điểm

Hình 2.7.

Giới hạn trường nhìn

69

Hình 2.8.

Ngưỡng nhìn thấy theo các cấp độ

70

Hình 2.9.

Những yếu tố tác động đến sự cảm thụ thị giác

72

Hình 2.10.

Một số thành phần ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị


76

Hình 2.11.

Ba yếu tố tạo thành kiến trúc

77

Hình 2.12.

Đặc điểm của kiến trúc bản địa ở Việt Nam

79

Hình 2.13.

Bản đồ phân đoạn tuyến phố nghiên cứu

97


Hình 2.14.

Lịch sử phát triển tuyến phố qua các thời kỳ chính

98

Vườn hoa Dốc Bác Cổ cuối năm 1926, cho thấy
Hình 2.15.


hệ thống đê bảo vệ Hà Nội khi đó được nâng cao lên rất

99

nhiều.
Hình 2.16.

Toàn cảnh tuyến đường từ trên cao vào năm 1929

100

Bức ảnh chụp tuyến đường Trần Quang Khải, Trần Nhật
Hình 2.17.

Duật tại điểm giao cắt với các phố Hàng Muối, Nguyễn

100

Hữu Huân, Hàng Chĩnh thời Pháp thuộc
Tuyến đường Trần Quang Khải-Trần Nhật Duật thời trước
Hình 2.18.

năm 1926
Những con tàu thủy của người Hoa Kiều, người Pháp hoạt

Hình 2.19.

động bên bờ sông
Tàu thuyền đậu, trao đổi hàng hóa bên bờ hữu ngạn sông


Hình 2.20.

Hồng

Hình 2.21.

Sơ đồ vị trí nghiên cứu
Mối liên hệ tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ

101

101

102
105
105

Hình 2.22.

với khu vực

Hình 2.23.

Bản đồ phân vùng đặc trưng nghiên cứu tuyến phố

106

Hình 2.24.

Quang cảnh ven bờ sông Seine ở Paris, Pháp


109

Hình 2.25.

Một tuyến phố ven bờ sông Seine ở Paris, Pháp

109

Hình 2.26.

Một góc thành phố St. Peterburg bên sông Neva

111

Hình 2.27.

Cung điện mùa đông tại thành phố St. Peterburg

111

Hình 2.28.

Quần thể nhà thờ Smolny tại thành phố St. Peterburg

112


Hình 2.29.


Phố cổ Hội An ban ngày nhìn từ sông Thu Bồn

112

Hình 2.30.

Phố cổ Hội An về đêm nhìn từ sông Thu Bồn

113

Hình 2.31.

Hai bờ sông Hàn thiếu trầm trọng về cây xanh

114

Phương án quy hoạch tổng thể kiến trúc cảnh quan hai bờ
Hình 2.32.

sông Hàn

114

Bản đồ khu vực tuyến phố ngày nay một số chỗ được quy
Hình 3.1.

hoạch ô bàn cờ do người Pháp xây dựng, với nhiều nút

119


giao
Mạng lưới kết nối tuyến phố với các khu vực lịch sử,
Hình 3.2.

quảng trường, chợ lớn, bến sông
Cấu trúc phân chia tuyến phố từ cầu Long biên đến Dốc

Hình 3.3.

Bác Cổ

Hình 3.4.

Đoạn rẽ vào phố Hàng Khoai là những công trình nhà phố Cổ

121

122
123

Đoạn từ nút Hàng Thùng đến nút Lò Sũ là những công
Hình 3.5.

trình mặt tiền lớn được xây dựng thời Pháp thuộc. Trong

123

ảnh trụ sở của Viện Quy hoạch Thủy lợi.
Đoạn từ nút Trần Nguyên Hãn đến nút Lê Lai tập trung nhiều


Hình 3.6.

nhà cao tầng. Trong ảnh là tòa nhà văn phòng đang xây cạnh

124

tòa Vietcombank

Sơ đồ vị trí khu vực các công trình di tích, kiến trúc có giá
Hình 3.7.

trị
Công trình nhà ở phố Cổ còn giá trị tập trung phần lớn

Hình 3.8.

đoạn từ nút Chợ Gạo đến nút Hàng Chĩnh
Ảnh chụp lối rẽ vào công trình biệt thự thời Pháp có giá trị trên

Hình 3.9.

nút Lê Lai

Chùa Phúc Long nằm xen giữa nhà lô cũ và công trình
Hình 3.10.

khách sạn

126


127
127
128


Màu xanh: xưa là Trụ sở Công Chính Đông Dương tiên thân là
Tòa Án Hàng Tre; nay là Trụ sở Ủy ban sông Mêkông Việt

Hình 3.11.

Nam, Viện chiến lược và phát triển GTVT và Viện quy hoạch

128

Thủy lợi. Màu đỏ: xưa là trụ sở của Pháp nay bị phá bỏ.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nằm ở số 1 Tràng Tiền xưa và
Hình 3.12.

nay
Ảnh chụp tại nút Hàng Đậu với đặc thù cảnh quan dãy

Hình 3.13.

nhà lô phố cổ

129

130


Ảnh chụp lối xuống chân cầu Long Biên ra đường Trần
Hình 3.14.

Nhật Duật. Các bức tường của nhà lô trở nên rêu xám

130

theo từng năm
Các công trình cao tầng xen lẫn các công trình từ thời
Hình 3.15.

Pháp là điểm nhấn cho tổng thể tuyến phố

Hình 3.16.

Tổng thể chiều cao công trình trên tuyến phố
Mặt cắt minh họa 1 đoạn cốt đường đê ngang sàn tầng 2

Hình 3.17.

công trình
Một góc công trình kiến trúc từ trên đường đê nhìn xuống

Hình 3.18.

tuyến phố lối đi vào Trần Nguyên Hãn và Lò Sũ

131
132
133


133

Hình tượng con rồng thời Lý hiện hữu trên bức tranh gốm
Hình 3.19.

sứ ven sông Hồng tại nút giao Chương Dương với chiếc

134

Cột đồng hồ gợi nhớ về quá khứ
Hình ảnh bức tranh gốm sứ ven sông Hồng băng qua gầm
Hình 3.20.

cầu Long Biên

134

Bức tranh “Long Biên mùa thu”, sơn dầu của Phạm Tuấn
Hình 3.21.

Minh trong Triển lãm “Cầu Long Biên – Ký ức và hiện

134

tại”năm 2011
Đi dưới gầm nút giao Chương Dương và gầm cầu Long
Hình 3.22.

Biên gợi đặc trưng riêng của quá khứ và hiện tại


135


Vị trí khu vực Cột đồng hồ xưa, nay là khu vực nút giao
Hình 3.23.

Chương Dương
Vị trí Cột đồng hồ nay được đặt trên vỉa hè tại nút giao

Hình 3.24.

Chương Dương.
Cảnh quan nhìn về phía cầu Long Biên từ đường Trần

Hình 3.25.

Nhật Duật thời thuộc Pháp

136

136

141

Cảnh dân chúng đứng trên tuyến đường Trần Nhật Duật
Hình 3.26.

xem đoàn diễu binh xuất phát từ phía cầu Long Biên tiến


141

về hướng ga Hàng Cỏ
Dân chúng đứng dọc hai bên đê Guillemoto (đường Trần
Hình 3.27.

Quang Khải ngày nay) xem diễu binh

142

Hướng chụp về phía ngã ba vào phố Paul Bert (vườn hoa
Bác Cổ ngày nay). Toà nhà trong bức ảnh ngày nay là
Hình 3.28.

Viện Bảo tàng cách mạng Việt nam. Phía sau hàng rào,

142

trong khuôn viên rợp bóng cây là Bảo tàng Lịch sử (thời
Pháp là Musee L.Finot)
Hướng chụp về phía đê Guillemoto (đường Trần Quang
Hình 3.29.

Khải ngày nay) trong lễ diễu binh lúc đó

143


DANH MỤC BẢNG, BIỂU


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Các chỉ tiêu khống chế đến năm 2030

55

Bảng 2.2.

Tầm nhìn ( khoảng cách góc quan sát)
Các thành tố kiến trúc tác động đến cảm xúc người

Bảng 2.3.

quan sát

70
73


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Người Việt ta có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”- giải nghĩa

“Thứ nhất gần chợ, thứ nhì gần sông, thứ ba gần đường”. Thăng Long - Hà Nội
ngày nay - gắn liền với sông Hồng, dòng sông lớn của nước ta trong lịch sử và hiện
tại. Bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long, trục ven sông Hồng đã được coi là khu vực
khởi nguồn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đến khi thực dân Pháp
đô hộ nước ta thì khu vực ven sông Hồng vẫn được coi là khu vực quan trọng cho
sự phát triển giao thương, văn hóa xã hội. Đến ngày nay, những đặc trưng giá trị về
sự phát triển của nó cần được nghiên cứu.
Tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ thuộc phần tiếp giáp phía
Đông của khu vực phố Cổ và 1 phần khu vực phố Cũ, là khu vực bảo tồn di sản
Thăng Long có giá trị truyền thống của người Hà Nội; trong đó cầu Long Biên có
giá trị di sản kiến trúc. Riêng đối với tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ
nằm trên ranh giới của nội đô lịch sử, có nhiều cảnh quan đặc thù, có nhiều giá trị
về quy hoạch, đô thị, cảnh quan và kiến trúc; đặc biệt là giáp ranh với nhiều khu đặc
thù (khu phố cổ, phố cũ, khu vực Hồ Gươm và phụ cận) khu vực đang có nhiều
thách thức về kiến trúc đô thị trong bảo tồn và phát triển; đang dần mất đi giá trị
vốn có của nó.
Vấn đề đặt ra làm sao nhận diện được giá trị di sản để bảo tồn, phát huy
những cảnh quan đặc thù hiện có và xác định định hướng xây dựng dự án mới, tạo
sự hài hòa cho không gian kiến trúc đô thị, không phá vỡ những giá trị đặc thù và
giá trị lịch sử hiện có trong khu vực nghiên cứu.
Việc nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc, đô thị tuyến phố từ cầu Long
Biên đến Dốc Bác Cổ phù hợp nhằm xem xét để bảo tồn, phát triển môi trường sinh
thái thân thiện hai bên bờ sông Hồng. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội
nhờ bảo tồn, phát triển giá trị quy hoạch, đô thị, cảnh quan và kiến trúc.
Đây là khu vực có tính chất đặc biệt, nhiều yếu tố để trở thành tuyến phố đô
thị giàu bản sắc cho diện mạo Thủ đô. Việc định hướng phát triển trong khi chưa


2
nhận diện đầy đủ về những đặc điểm của tuyến phố này sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn

thương chính những giá trị mà nó đang có.
Ngoài ra, việc tìm đặc điểm và giá trị kiến trúc đô thị tuyến phố từ cầu Long
Biên đến Dốc Bác Cổ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về giá trị công
trình kiến trúc cũ - mới; qua đó tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan nơi đây và giúp
con sông uốn mình một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, đóng góp tích cực vào công
cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử của Thủ đô.
Sự phát triển và đô thị hóa ở Thủ đô với sự xuất hiện các khu mới, phần lớn
nằm trên khu vực ven sông Hồng phần nào làm ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc,
đô thị cũ có giá trị nơi đây.
* Mục đích nghiên cứu
Nhận diện đặc điểm và giá trị về kiến trúc-đô thị tuyến phố từ cầu Long Biên
đến Dốc Bác Cổ. Xác định các đặc điểm về lịch sử hình thành, phát triển, văn hóa
xã hội của Thăng Long-Hà Nội. Làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị sử
dụng khu vực nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị tuyến phố.
Phạm vi nghiên cứu: Tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ, dài
khoảng 2 km; (tuyến đường Trần Nhật Duật, tuyến đường Trần Quang Khải).
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: khảo cứu, chụp ảnh / vẽ ghi để ghi nhận
thông tin thực tế về hiện trạng tuyến phố.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và nghiên cứu các tư liệu lịch sử,
các lý luận / lý thuyết về đô thị và di sản.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: phân tích hình thái không
gian, làm rõ các khía cạnh đặc trưng, so sánh và tích hợp thành giá trị của tuyến
phố.


3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

+ Ý nghĩa khoa học: Nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc đô thị tuyến phố
qua đó hiểu hơn về khu vực tổng thể xung quanh. Xác định các giá trị đặc trưng để
phục vụ cho việc bảo tồn, tôn tạo kiến trúc đô thị tuyến phố. Đưa vào làm cơ sở cho
giải pháp xây dựng và phát triển tiếp nối giá trị khu vực tuyến phố từ cầu Long Biên
đến Dốc Bác Cổ.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Thành tài liệu bổ sung để thấy được giá trị kiến trúc - đô
thị tuyến phố từ cầu Long Biên đến Dốc Bác Cổ. Đóng góp cho việc nghiên cứu và
định hướng phát triến khu vực nói riêng và Hà Nội nói chung. Qua đó nhằm phục
vụ triển khai các dự án bảo tồn duy tu khu vực nghiên cứu. Tài liệu tham khảo cho
các nhà chuyên môn cũng như quản lý đối với các dự án có liên quan.
* Các thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận văn
- Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn[11].
- Đô thị hóa: là quá trình tập trung, chuyển hóa dân cư nông nghiệp sang phi
nông nghiệp gắn với phát triển kết cấu hạ tầng và văn minh công nghiệp. Quá trình
đô thị hóa là quá trình phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội và không gian kiến
trúc gắn với tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ngành nghề mới.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[11].
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[11].
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất



4
tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không
gian sử dụng chung thuộc đô thị[11].
- Điểm nhấn đô thị: là công trình kiến trúc hoặc không gian mở hay cảnh quan
tự nhiên có ý nghĩa chủ đạo, tác động tích cực đến tổng thể không gian kiến trúc
cảnh quan cả khu vực.
- Quy hoạch: là định hướng, là phương án phát triển và tổ chức không gian (cả
vật thể và phi vật thể) về kinh tế - văn hóa - xã hội cho một thời kỳ nhất định trên
lãnh thổ xác định. Quy hoạch được phân theo cấp hành chính (quốc gia, vùng, đô
thị,...) và phân theo lĩnh vực, ngành: tổng thể kinh tế - xã hội. Quy hoạch chuyên
ngành (xây dựng, đất đai, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, ngành sản xuất...)
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ thuật,
nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô thị [11].
- Không gian kiến trúc cảnh quan: là tổ hợp và liên kết các không gian chức
năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành
phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan
- Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội: được chia thành 07 khu vực như sau: Khu
Trung tâm chính trị Ba Đình (A1) có quy mô diện tích khoảng 134,4 ha; Khu di tích
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (A2) có quy mô diện tích khoảng 18,358 ha;
Khu phố Cổ (A3) có quy mô diện tích khoảng 82 ha; Khu phố cũ (A4) có quy mô
diện tích khoảng 507,88 ha; Khu vực hồ Gươm và phụ cận (A5) có quy mô diện
tích khoảng 63,72 ha; Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) có diện tích khoảng
1009,02 ha; Khu vực hạn chế phát triển gồm Khu vực Văn Miếu và phụ cận (A7) có
quy mô diện tích khoảng 39,48 ha và Khu vực hạn chế phát triển (A8) có quy mô
diện tích khoảng 2.3030,23 ha[22].
- Khu vực phố Cổ: Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực
đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị
này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình
thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư
dân thành thị, kinh đô. Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm



5
1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là
phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông,
Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường
Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích
khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc,
Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông,
Lý Thái Tổ[22].
- Khu vực phố Cũ: Khu phố cũ có quy mô khoảng 507,88 ha (không bao gồm
các Khu phố cổ, Khu vực Hồ Gươm và phụ cận, Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình
phía Nam phố Hoàng Hoa Thám), với 215 ô phố và khoảng 150 tuyến phố [22]. Cụ
thể như sau:
Khu vực thuộc địa bàn quận Ba Đình gồm 58 ô phố, có quy mô khoảng 144ha,
chia thành 02 khu vực, với một số đặc điểm chính như sau: Khu vực liền kề Khu
Trung tâm chính trị Ba Đình và Hoàng Thành Thăng Long, tập trung nhiều công
trình, cấu trúc di sản, cây xanh phải bảo tồn. Khu vực tiếp giáp Hồ Trúc Bạch và
Khu phố cổ, có hình thái quy hoạch chủ yếu là nhà ống liền kề với tầng cao đặc
trưng từ 4-6 tầng;
Khu vực thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm 88 ô phố, có quy mô khoảng
200,81 ha, gồm nhiều tuyến phố giao cắt liên tiếp tạo thành các ô phố với nhiều
công thự, biệt thự di sản và khoảng trống, cây xanh phải được bảo tồn; các công
trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn, các dãy nhà liền kề mặt phố phải
được kiếm soát về chức năng, quản lý về trật tự xây dựng và phải được cải tạo,
chỉnh trang để đảm bảo mỹ quan đô thị;
Khu vực thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng gồm 65 ô phố, có quy mô khoảng
143,33ha, chia thành 02 khu vực, với một số đặc điểm chính như sau: Khu vực phía
Tây có nhiều tuyến phố giao cắt liên tiếp tạo thành các ô phố với các khu biệt thự,
nhà vườn, nhà phố cũ xây chen phải được chỉnh trang. Khu vực phía Đông với

nhiều công trình di sản và chuỗi công viên phải được bảo tồn;
Khu vực thuộc địa bàn quận Tây Hồ gồm 04 ô phố, có quy mô khoảng 19,74ha,


6
gắn với cảnh quan bờ Nam Hồ Tây và một phần khu vực Trung tâm chính trị Ba
Đình, có cảnh quan tự nhiên và công trình di sản phải được bảo tồn, mật độ xây
dựng thấp.
Ngoài 4 khu trên, Khu vực phụ cận có diện tích khoảng 92,95 ha, là khu vực
nằm ngoài phạm vi khu phố cũ nhưng cũng được áp dụng quy chế quản lý kiến trúc
như Khu phố cũ. Khu vực phụ cận gồm các phân khu vực Văn Miếu - Hồ Văn và
xung quanh; ô phố giới hạn từ phía Nam phố Nguyễn Thái Học đến Nguyễn
Khuyến; khuôn viên ga Hà Nội; Công viên Thống Nhất và các thửa đất mặt phố,
các không gian mở, vườn cây, mặt nước nằm ngoài phạm vi khu vực Khu phố cũ và
tiếp giáp các đường phố giới hạn Khu phố cũ và đoạn phố Nguyễn Thái Học từ Tôn
Đức Thắng đến ngõ Thanh Báo.
- Khu vực Hồ Gươm và phụ cận: là khu vực Hồ Gươm và xung quanh Hồ
Gươm. Đây là khu vực chuyển tiếp kết hợp giữa khu vực phố Cổ và khu vực phố
Cũ.

Hình 1.1. Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội[22]


7
* Cấu trúc luận văn

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc luận văn



×