BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------
NGUYỄN QUANG HUY
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG PHƯỜNG MỄ TRÌ,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN QUANG HUY
KHÓA 2017-2019
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG PHƯỜNG MỄ TRÌ,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THU HÀ
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN QUANG HUY
KHÓA 2017-2019
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG PHƯỜNG MỄ TRÌ,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THU HÀ
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội,
các thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình
giảng dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến cô giáo PGS.TS. Đoàn Thu Hà đã tận
tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Học viên
KTS. Nguyễn Quang Huy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Học viên: KTS. Nguyễn Quang Huy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
MỤC LỤC……………………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG,
PHƯỜNG MỄ TRÌ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI. ............................. 7
1.1. Một số khái niệm: ................................................................................. 7
1.1.1. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: .................................. 9
1.1.2. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: ....................................... 9
1.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị: ........................................................................................ 11
1.2. Giới thiệu chung về Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ....................... 122
1.2.1.Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên:................................ 133
1.2.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội: ........................................... 166
1.3. Giới thiệu về khu chức năng nghiên cứu Nam Đại Lộ Thăng Long:
..................................................................................................................... 19
1.3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên: ................................................ 19
1.3.2.Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: ......................................... 23
1.4. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý HTKT Khu đô thị Nam Đại
lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. .......... 377
1.4.1. Tiêu chí đánh giá: .......................................................................... 39
1.4.2.Đánh giá hiện trạng đất xây dựng: ................................................. 40
1.4.3. Kết luận: ........................................................................................ 41
1.5 Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Đại lộ Thăng
Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ............................ 41
1.5.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới Nam
Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội………41
1.5.2 Đánh giá thực trạng về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị mới Nam Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội…………………………………………………………………….44
1.5.3. Về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý thực hiện dự án
khu đô thị mới Nam Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội……………………………………………………………..45
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG,
PHƯỜNG MỄ TRÌ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI. ........................... 47
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................. 47
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị............. 47
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị............................................................................................. 488
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản
lý hạ tầng kỹ thuật ................................................................................... 77
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ...... 84
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị do cấp Bộ ban hành .............................................................. 84
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị do UBND thành phố Hà Nội ban hành .............................................. 85
2.2.3. Các chỉ tiêu quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu
đô thị Nam Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà
Nội trước và sau khi điều chỉnh .............................................................. 88
2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên thế giới
và Việt Nam................................................................................................ 88
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới ...... 88
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một số địa
phương ở Việt Nam ................................................................................. 92
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM ĐẠI
LỘ THĂNG LONG, PHƯỜNG MỄ TRÌ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ
NỘI. ................................................................................................................ 94
3.1. Đề xuất một số giải pháp quản lý kỹ thuật HTKT Khu đô thị Nam
Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ..... 94
3.1.1. Quản lý khớp nối với hệ thống HTKT bên trong, ngoài khu đô thị
................................................................................................................. 94
3.1.2. Quản lý khớp nối hệ thống công trình ngầm ................................ 98
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kĩ thuật Khu đô thị Nam
Đại Lộ Thăng Long ................................................................................. 102
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hạ tầng kĩ thuật Khu đô
thị Nam Đại Lộ Thăng long .................................................................. 102
3.2.2. Đề xuất nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý.............. 105
3.2.3. Đề xuất mô hình quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới
Nam Đại Lộ Thăng Long. ..................................................................... 106
3.3. Một số đề xuất về cơ chế chính sách trong quản lý hạ tầng kĩ thuật
Khu đô thị mới Nam Đại Lộ Thăng Long............................................. 118
3.3.1. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng
kĩ thuật Khu đô thị mới Nam Đại Lộ Thăng Long. .............................. 118
3.3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ
thống hạ tầng kĩ thuật đô thị Khu đô thị mới Nam Đại Lộ Thăng Long.
............................................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA CÁC CƠ
QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
CÓ LIÊN QUAN TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU LẬP QUY
HOẠCH. ....................................................................................................... 123
Kết luận .................................................................................................... 12323
Kiến nghị ...................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng, biểu
bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1.
Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất
25
Bảng 1.2.
Bảng đánh giá hiện trạng các công trình kiến trúc
26
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng tổng hợp khối lượng hiện trạng hệ thống giao
thông
Bảng tổng hợp khối lượng hiện trạng hệ thống
thoát nước mưa
Bảng thống kê khối lượng hiện trạng cấp điện và
chiếu sáng công cộng
29
31
34
Bảng 1.6.
Bảng tổng hợp số liệu đánh giá đất xây dựng
Bảng 2.1.
Quy định về các loại đường trong đô thị.
Bảng 2.2.
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
59
Bảng 2.3.
Bậc tin cậy của hệ thống cấp nước
60
Bảng 2.4.
Diện tích tối thiểu khu đất xây dựng trạm xử lý nước
62
Bảng 2.5.
Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu
70
Bảng 2.6.
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (theo người)
72
Bảng 2.7.
Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng
73
Bảng 2.8.
Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho
tàng
40
53-54
73
Bảng 2.9.
Trị số độ chói, độ rọi các loại đường phố
75
Bảng 2.10.
Độ rọi cho các loại đường đi xe đạp, đi bộ.
75
Bảng 2.11.
Độ rọi chiếu sáng công viên, vườn hoa
76
Bảng 2.12.
Quy định độ rọi và độ chói chiếu sáng bề mặt các
công trình kiến trúc
76
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Bản đồ địa giới quận Nam Từ Liêm
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm
2020
Trang
12
13
Hình 1.3.
Phối cảnh tổng thể khu Nam Đại Lộ Thăng Long.
19
Hình 1.4.
Vị trí khu vực nghiên cứu
20
Hình 1.5.
Hiện trạng khu đất xây dựng
23
Hình 1.6.
Hiện trạng các công trình HTKT
27
Hình 1.7.
Hiện trạng đường giao thông tại khu vực nghiên cứu.
28
Hình 1.8.
Mặt cắt điển hình đường hiện trạng.
29
Hình 1.9.
Mặt cắt điển hình một số tuyến song,mương hiện trạng.
29
Hình 1.10. Hiện trạng cấp nước
32
Hình 1.11. Hiện trạng cấp điện
33
Hình 1.12. Ảnh hiện trạng cấp điện
34
Hình 1.13. Hiện trạng thông tin liên lạc
35
Hình 1.14. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
36
Hình 1.15. Ảnh hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
37
Hình 1.16. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án
42
Hình 2.1.
Mô hình cấu trúc tuyến.
80
Hình 2.2.
Mô hình cơ cấu chức năng
81
Hình 2.3.
Mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng
82
Hình 2.4.
Nhà ở trong khu đô thị mới ở Quận Tứ Hồi
89
Hình 2.5.
Khu đô thị mới Desa Parkcity ở Malaysia.
91
Hình 2. 6. Khu đô thị sinh thái Ecopak
93
Mặt cắt và mặt bằng minh họa bố trí các công trình
Hình 3.1.
ngầm trên các trục đường chính Khu Đô Thị Nam Đại
96
Lộ Thăng Long
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Sơ đồ minh họa đề xuất bố trí hệ thống công trình ngầm
trong Khu đô thị mới Trung Văn, quận Nam Từ Liêm
Mặt bằng chi thiết điểm đấu nối trên đường
99
101
Đề xuất về hình thức khớp nối hệ thống công trình
Hình 3.4.
ngầm trên trục đường chính Khu đô thị Nam Đại Lộ
101
Thăng Long
Sơ đồ quản lý các công trình hạ tầng kĩ thuật tại khu
Hình 3.5.
vực đã xây dựng hoàn chỉnh của Khu đô thị mới Nam
104
Đại Lộ Thăng Long
Hình 3.6.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án tác giả đề xuất
105
Hình 3.7.
Đề xuất mô hình quản lý cấp nước
113
Hình 3.8.
Đề xuất mô hình quản lý vệ sinh môi trường
114
Hình 3.9.
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý
hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới
Nam Đại Lộ Thăng Long.
117
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ (tại Thông báo số 25/TB-VPCP
ngày 28/01/2015, Thông báo số 307/TB-VPCP ngày 09/9/2015 và Thông báo
số 30/TB-VPCP ngày 03/2/2016) và UBND Thành phố Hà Nội (tại Công văn
số 9457/UBND-QHKT ngày 31/12/2015) cho phép chuyển đổi chức năng khu
đất dự kiến xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia tại xã Mễ Trì (trước
đây) để xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung
ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội và bố trí quỹ đất cho khu chức năng
đô thị tạo vốn xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia - Quốc tế mới ở
Thủ đô tại phần còn lại.
Đây là khu vực có ưu thế về vị trí, thuận lợi về giao thông, khu vực xung
quanh có cảnh quan kiến trúc hiện đại với nhiều công trình trọng điểm như:
Trung tâm hội nghị Quốc gia, trụ sở Bộ ngoại giao, khu công viên vui chơi giải
trí Tháp dầu khí,... Việc hình thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ công cộng
mới tại đây không chỉ tạo nguồn vốn xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm
2
Quốc gia - Quốc tế cho Thủ đô mà còn góp phần hoàn thiện bộ mặt đô thị khu
vực theo hướng văn minh, hiện đại, tạo thêm xung lực phát triển cho quận Nam
Từ Liêm nói riêng và Thành phố nói chung; phù hợp với định hướng Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 đã được
phê duyệt.
Vì vậy, việc lập Quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị Nam Đại lộ
Thăng Long là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, bền vững và góp phần
phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Việc điểu chỉnh quy hoạch này nhằm các mục đích sau:
- Nâng cao tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc khu
vực, hình thành khu đô thị mới khang trang, hiện đại để cải thiện và nâng cao
điều kiện, môi trường sống của người dân trong khu vực đô thị mới đồng thời
hỗ trợ một phần cho các khu dân cư lân cận.
- Khai thác triệt để và sử dụng quỹ đất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về công
trình công cộng, công trình xã hội, cây xanh mặt nước và nhà ở cho người dân,
nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án.
- Tăng hiệu quả đầu tư sử dụng đất, nâng cao tính khả thi và hoàn chỉnh
đồng bộ chức năng đô thị.
- Bổ sung, cập nhật các dự án có liên quan.
HTHTKT khu đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải và các công trình khác.
Quản lý HTHTKT đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch
phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu
sửa cữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánh giá kết
quả hoạt động của HTHTKT đô thị.
3
Trong quản lý HTHTKT, sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng.
Đó là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ
thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người.
Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị thế
cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng các công
trình HTKT sau khi bàn giao.
Để góp phần cho việc quản lý HTHTKT đô thị tốt hơn, tác giả lựa chọn
đề tài luận văn tốt nghiệp là “Quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật khu đô thị Nam
Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.”.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số
25/TB-VPCP ngày 28/01/2015, số 307/TB-VPCP ngày 09/9/2015, số 30/TBVPCP ngày 03/02/2016 và văn bản số 4116/VPCP-KTN ngày 30/5/2016 của
Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, du lịch và
thương mại để tạo vốn xây dựng Trung tâm Hội chợ triễn lãm Quốc gia - Quốc
tế.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 đã được cấp
thẩm quyền phê duyệt.
- Đề xuất phân khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng
khu chức năng đô thị mới hiện đại, khớp nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
khu vực nghiên cứu và các dự án xung quanh đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị
đồng bộ, bền vững đáp ứng nhu cầu phát triển chung của khu vực.
- Xây dựng quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết làm cơ sở
pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch và nghiên cứu các dự án
đầu tư xây dựng.
4
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho
công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam đại lộ Thăng Long,
phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong ranh giới đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 Khu đô thị mới Nam đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội với diện tích: khoảng 750.296m2
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật
của nhà nước, các sơ đồ quản lý trong nước và quốc tế để tìm ra giải pháp quản
lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam đại lộ Thăng Long, phường
Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nghiên cứu các mô hình tương tự trong và ngoài nước để rút ra những
kinh nghiệm áp dụng cho quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam đại
lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tổng hợp và đề xuát các giải pháp quản lý.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những
yếu tố có vai trò quan trọng, vừa là nền để hình thành đô thị, vừa là yếu tố đánh
giá sự phát triển của đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị.
Khu đô thị Nam Đại lộ Thăng Long có diện tích khoảng 750,296m² được
chuyển đổi mục đích sử dụng từ khu đất dự kiến xây dựng Trung tâm hội chợ
triển lãm Quốc gia tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm ( trước đây ) Tuy nhiên, quá
trình triển khai xây dựng cũng đã bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý
xây dựng nói chung và quản lý hạ tầng kỹ thuật nói riêng.
5
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, hệ
thống thông tin liên lạc và xử lý chất thải rắn chưa được quan tâm xây dựng
đồng bộ và hoàn chỉnh. Việc xây dựng mới chưa đáp ứng được sự phát triển
của đô thị, đồng thời, công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu hiệu quả
không phù hợp với điều kiện hiện tại của địa phương, dẫn đến hiệu quả sử dụng
kém, công trình nhanh chóng xuống cấp,… Đưa ra các giải pháp về tổ chức bộ
máy quản lý và các nguyên tắc quản lý theo quy hoạch để làm căn cứ áp dụng
vào thực tiễn. Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý hạ tầng ký thuật
khu đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp quản lý hạ tầng kĩ thuật theo
quy hoạch vào Khu đô thị Nam đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội. Qua đó có thể tham khảo để áp dụng cho một số khu đô thị
mới khác.
Đảm bảo thống nhất, hài hòa về chất lượng, hiệu quả của công tác quản
lý hạ tầng kỹ thuật đô thị từ khâu quy hoạch đến khâu triển khai xây dựng, đưa
công trình vào khai thác sử dụng.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, Quận nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học trong quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật khu
đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
6
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM ĐẠI LỘ THĂNG LONG,
PHƯỜNG MỄ TRÌ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI.
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị [3] :
* Khu đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có
hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công
trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu
đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch
xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô
thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh.
- Khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên. Trường
hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị
hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự
án KĐTM có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha.
* Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật
gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng
công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và
công trình khác.
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
* Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị: Là toàn bộ phương thức
điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết
nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới cơ sở hạ tầng
kĩ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống
8
cơ sở HTKT đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định
trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật bao gồm
hai nhóm:
Quản lý kinh tế, kỹ thuật và Quản lý tổ chức. Hai nhóm chức năng này
có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động của hệ thống hạ tầng kĩ
thuật.
* Khu vực phát triển đô thị: là một khu vực được xác định để đầu tư phát
triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm:
Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải
tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên
biệt; Khu vực phát triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức năng đô
thị. Khu vực phát triển đô thị có thể thuộc địa giới hành chính của một hoặc
nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực phát triển đô thị có thể bao gồm một hoặc nhiều
dự án đầu tư phát triển đô thị.
* Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị: là dự án đầu tư xây dựng các công
trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên
một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
* Chủ đầu tư: là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao quản
lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị. [2]
- Chủ đầu tư cấp 1: là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án
đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;
+ Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây dựng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;
9
+ Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật.
- Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp
theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê,
giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án
đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [17]:
Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị cần có sự đồng bộ, chặt chẽ và thống nhất
từ khâu quy hoạch xây dựng, kế hoạch xây dựng, triển khai dự án đầu tư, kêu
gọi đầu tư, thi công xây dựng đến khi đưa vào công trình và vận hành, khai
thác, sử dụng. Về quản lý xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị,
vấn đề đặt ra là: Thế nào là đồng bộ, đồng bộ bắt đầu từ đâu, ai quản lý trách
nhiệm, quản lý với nội dung gì và dựa trên công cụ nào ?...
* Đồng bộ được hiểu là sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu
tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chính thể. Hay đồng bộ là sự điều
chỉnh mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện, làm cho chúng có khoảng thời
gian trùng nhau hoặc duy trì một sự chênh lệch thời gian cố định giữa chúng.
Đầu tư đồng bộ từ A đến Z để cho ra một sản phẩm tương đối hoàn chỉnh.
Khoảng từ A đến Z có liên quan về trách nhiệm cũng như sự phối hợp của nhiều
cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều chủ đầu tư khác nhau... [17]
* Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đó là sự phối hợp quản lý chặt chẽ
và thống nhất từ khâu quy hoạch xây dựng, kế hoạch xây dựng cơ bản, dự án
đầu tư, kêu gọi đầu tư, triển khai xây dựng đến khi đưa vào công trình vào vận
hành, khai thác và sử dụng. Quản lý xây dựng đồng bộ trước hết cần được thể
hiện trên một số mặt cơ bản như sau:
10
a) Quản lý hạ tầng kĩ thuật đô thị:
- Tiếp tục làm rõ và cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ quản lý hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn đô thị, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý của các Bộ,
ngành và Ủy Ban Nhân Dân các Tỉnh, Bộ với các Sở chuyên ngành và phân
cấp quản lý của Tỉnh với chính quyền các đô thị.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý xây
dựng đô thị nói chung, quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói riêng.
- Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật
đô thị bắt đầu từ khâu quy hoạch, xây dựng, sử dụng, khai thác, cải tạo, sửa
chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng và bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị.
- Việc xây dựng, sử dụng, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ
tầng kỹ thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành và quy hoạch
xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Quy hoạch Xây dựng:
- Quy hoạch Xây dựng trong đó có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải đi
trước một bước.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng về mặt nội dung của hạ tầng kỹ thuật
đô thị trong các dự án quy hoạch xây dựng đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực hạ
tầng diện rộng có mối quan hệ liên khu vực, liên đô thị và liên vùng như: Giao
thông, cấp nước, cấp điện, địa điểm chôn lấp chất thải rắn và nghĩa địa, nghĩa
trang.... Các dự án xây dựng khu đô thị mới cần phải đặc biệt chú trọng tới quy
hoạch khớp nối hạ tầng kỹ thuật thống nhất và đồng bộ bên trong ranh giới và
khu vực lớn hơn ở bên ngoài trên các lĩnh vực giao thông, cấp nước, cấp điện,
thoát nước..
- Trong đô thị cần lập bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị,
tổ chức quy hoạch hệ thống công trình ngầm đô thị để làm cơ sở cho công tác
11
quản lý xây dựng, khuyến khích tiến tới có các yêu cầu bắt buộc việc xây dựng
các tuy nen, hào kỹ thuật tại các trục chính đô thị để bố trí các đường dây,
đường ống nhằm hạn chế việc đào bới khi xây dựng và cải tạo, sửa chữa.
c) Kế hoạch đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng kĩ thuật đô thị
- Các chương trình và dự án đầu tư phải được lập trên cơ sở Quy hoạch
xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đầu tư xây dựng phải đồng bộ
theo quy hoạch và trình tự xây dựng phải thống nhất. Quản lý phát triển đô thị
theo một tiêu chuẩn chung, thống nhất cho tất cả các đô thị trong cả nước.
- Kế hoạch Xây dựng là một tập hợp của các dự án trong đó các dự án
phải đủ điều kiện mới đưa vào kế hoạch. Sử dụng phương pháp lập kế hoạch
đầu tư đa ngành MSIP để điều phối và lập các dự án đầu tư ưu tiên. Căn cứ kế
hoạch được phê duyệt, Nhà nước cần bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án
cho các dự án thuộc nguồn vốn của nhà nước, các dự án từ các nguồn vốn khác
đều phải được kiểm tra giám sát từ lúc xin phép và khởi công xây dựng nhằm
đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các dự án được xây dựng trên cùng địa bàn.
- Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển hạ tầng đô thị kể cả
chính săch khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cũng như hưởng lợi từ đầu tư vào các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn quản lý. Thực hiện xã hội hoá
các nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị.
1.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị [12]:
* Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng
một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng
người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số
điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của
các thành viên trong cộng đồng.
12
Các lợi ích lớn của đất nước có sự tham gia cộng đồng sẽ bền vững hơn
nhiều, nhất là trong công tác quy hoạch và quản lý. Ý nghĩa của sự tham gia
này là thiết thực, cụ thể:
- Người dân có quyền tham gia vào quá trình hoạch định và quản lý đô
thị vì các quyết định đó sẽ tác động vào cuộc sống của họ. Nếu thuận thì họ sẽ
tự đóng góp cho quá trình này bằng nhiều cách, ít nhất là ủng hộ và tuân thủ
quy hoạch.
- Tăng sức mạnh của cộng đồng dân cư tại chỗ ở và họ sẽ tự can thiệp
vào các cản trở quá trình làm chậm quy hoạch cũng như thực hiện qui hoạch
bằng phương thức điều phối cộng đồng.
- Các dự án qui hoạch, xây dựng, quản lý sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu có
sự ủng hộ của người dân trong khi hình thành và họ cũng giám sát quá trình
thực hiện, đảm bảo sản phẩm tốt nhất. Đây cũng là ưu điểm lợi thế nhất, đặc
biệt đối với các công trình ngầm và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Cộng đồng có thể huy động các nguồn lực vốn rất dồi dào trong dân cư
và họ sẽ gắn kết quyền lợi với dự án, tạo điều kiện cho các dự án xây dựng đẩy
nhanh tiến độ và hiệu quả.
1.2. Giới thiệu chung về Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hình 1.1. Bản đồ địa giới quận Nam Từ Liêm[45]
13
Hình 1.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2020[42]
1.2.1.Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên [45]:
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong lịch sử, ở thời Trần, Từ Liêm là một trong hai huyện của phủ Đông
Đô hay lộ An Nam La Thành. Đến thời Lê, Từ Liêm là một trong năm huyện
của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831 là một trong ba huyện của phủ
Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Từ năm 1888 đất Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà
Đông và tên huyện Từ Liêm bị bỏ. Đến năm 1961 được lập lại huyện Từ Liêm.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc dưới các triều đại theo các thể chế