Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị nam thái, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRIỆU NGỌC CƯƠNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRIỆU NGỌC CƯƠNG
KHÓA: 2017- 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:


60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM HỮU ĐỨC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRIỆU NGỌC CƯƠNG
KHÓA: 2017- 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công
trình, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội,
Khoa Sau đại học, các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán bộ giảng
viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong thời gian
tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học –
TS. PHẠM HỮU ĐỨC đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất, giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019
Tác giả Luận văn

Triệu Ngọc Cương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả Luận văn

Triệu Ngọc Cương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
MỤC LỤC ..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ .........................................................................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ..............................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................... 5
1.1 Giới thiệu chung về khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................................... 5
1.1.1 Khái quát về thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................. 5
1.1.2 Khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............... 9
1.2 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thái, thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 14

1.2.1 Hiện trạng giao thông ..................................................................... 14
1.2.2 Hiện trạng nền xây dựng ................................................................ 15


1.2.3 Hiện trạng thoát nước, vệ sinh môi trường .................................... 16
1.2.4 Hiện trạng cấp nước ....................................................................... 16
1.2.5 Hiện trạng cấp điện ........................................................................ 17
1.2.6 Hiện trạng thông tin liên lạc........................................................... 18
1.2.7 Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................. 18
1.3 Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị Nam
Thái ............................................................................................................. 19
1.3.1 Hình thức thực hiện quản lý dự án ................................................. 19
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị
Nam Thái ................................................................................................. 20
1.3.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức quản lý hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị Nam Thái ..................................................................... 22
1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật Khu đô thị Nam Thái ................................................................. 23
1.4.1 Khái niệm ....................................................................................... 23
1.4.2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thái.......................................... 24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH
THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 26
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................ 26
2.1.1 Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.............. 26
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
................................................................................................................. 30
2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ....... 36
2.2.1 Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ

thuật đô thị............................................................................................... 36
2.3 Quy hoạch hệ thống HTKT của Khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 43


2.3.1 Quy hoạch giao thông .................................................................... 43
2.3.2 Quy hoạch san nền ......................................................................... 46
2.3.3 Quy hoạch thoát nước mưa ............................................................ 47
2.3.4 Quy hoạch cấp nước ....................................................................... 50
2.3.5 Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc........................ 51
2.3.6 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang .. 54
2.4 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu đô thị
trên thế giới và Việt Nam.......................................................................... 57
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới ....... 57
2.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một số địa
phương ở Việt Nam ................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ
PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................. 66
3.1 Đề xuất giải pháp về quản lý kỹ thuật để quản lý hệ thống HTKT
Khu đô thị Nam Thái ................................................................................ 66
3.1.1 Quản lý kết nối đồng bộ hệ thống HTKT khu đô thị với hệ thống
HTKT hiện trạng ..................................................................................... 66
3.1.2 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thi công xây
dựng ......................................................................................................... 68
3.1.3 Quản lý tổng hợp hệ thống đường dây đường ống ........................ 73
3.2 Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thái ........................................................ 77
3.2.1 Đề xuất phương án tổ chức thực hiện quản lý hạ tầng kỹ thuật .... 77
3.2.2 Tăng cường phối kết hợp giữa chính quyền, chủ đầu tư và người

dân sinh sống tại khu đô thị mới ............................................................. 87
3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ quản lý khác ................................................. 91
3.3.1 Hình thức và biện pháp thực hiện quản lý dự án ........................... 91


3.3.2 Nâng cao vai trò giám sát cộng đồng trong quá trình quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị............................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
Kết luận ...................................................................................................... 95
Kiến nghị .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA
BXD
UBND
CĐT
CTCC
CTXD
DAXD
ĐTM
KĐT

GPMB
GPXD
GT
HĐND
HTKT
HTXH

KĐTM
NĐ-CP
NXB
QCXDVN

QLĐT
QLĐĐ
QLNN
QHCT
TK
TT
UBND

Ban quản lý dự án
Bộ xây dựng
Ủy ban nhân dân
Chủ đầu tư
Công trình công cộng
Công trình xây dựng
Dự án xây dựng
Đô thị mới
Khu đô thị
Giai đoạn
Giải phóng mặt bằng
Giấy phép xây dựng
Giao thông
Hội đồng Nhân dân
Hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng xã hội
Khu đô thị mới

Nghị định – Chính phủ
Nhà xuất bản
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Quyết định
Quản lý đô thị
Quản lý đất đai
Quản lý nhà nước
Quy hoạch chi tiết
Thiết kế
Thông tư
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Một góc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

7

Hình 1.2

Quốc lộ 3 đoạn qua khu vực quy hoạch


15

Trạm bơm, bể chứa, tháp nước (nhà máy nước xã
Nam Tiến)
Hình 2.1 Quy hoạch mạng lưới giao thông trung tâm khu đô
thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.2. Sơ đồ phân chia lưu vực thoát nước thải

17

Hình 2.3. Khu đô thị mới Desa Parkcity ở Malaysia

58

Hình 2.4. Thủ đô Jarkata Indonesia

59

Hình 2.5

Khu đô thị mới CIPUTRA

63

Hình 2.6

Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng

65


Hình 3.1

Các nội dung của quản lý thi công xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Thái

72

Hình 3.2

Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
được quản lý thi công xây dựng

72

Hình 1.3

45
55

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên sơ đồ
sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Vị trí liên hệ vùng thị xã Phổ Yên

Trang
5

Sơ đồ 1.2 Vị trí khu đô thị Nam Thái


9

Sơ đồ 1.3 Mô hình quản lý dự án khu đô thị Nam Thái

21

Sơ đồ 2.1 Cấu tạo hệ thống thoát nước khu đô thị Nam Thái

49

Cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án khu đô thị Nam
Thái

84

Sơ đồ 3.1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp số liệu sử dụng đất


13

Bảng 1.1

Bảng thống kê hiện trạng kiến trúc công trình

14

Bảng 2.1

Chỉ tiêu quy hoạch giao thông đạt được của đồ án

46

Bảng 2.2
Bảng 2.3

Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa
Tổng hợp Trạm Biến Áp, Aptomat tổng

50
52


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, là một trong

những trung tâm kinh tế của vùng. Tỉnh Thái Nguyên rất phát triển về công
nghiệp luyện thép và cơ khí, ngành này đang là động lực phát triển kinh tế của
Tỉnh. Ngoài ra, Tỉnh còn là trọng đỉểm giao lưu kinh tế của Thủ đô Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc, có vai trò hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của tam giác trọng
điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Để đạt được mục
tiêu trên, việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật
trong thời gian tới đối với Thái Nguyên là rất quan trọng.
Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên 26 km và cách trung tâm Hà Nội 56 km. Có hệ thống
giao thông gồm đường bộ, đường sông, kết nối khá thuận lợi với các trung
tâm kinh tế lớn trong vùng, đồng thời là vị trí cửa ngõ trung chuyển hàng hóa
giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. Với điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lý nêu trên, Thị xã Phổ Yên được đánh giá là một địa
phương rất có tiềm năng thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Khu đô thị Nam Thái trong quy hoạch xây dựng là mục tiêu phát triển
Phường Ba Hàng nói riêng và phát triển thị xã công nghiệp nói chung của
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Thị xã Phổ Yên. Phát huy các tiềm
năng lợi thế để phát triển Phổ Yên thành trung tâm kinh tế bền vững ở phía
Nam của tỉnh Thái Nguyên gắn với Vùng Hà Nội. Với tầm quan trọng như
vậy, việc triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển khu đô thị mới tại khu
vực Phường Ba Hàng, xã Nam Tiến và xã Đắc Sơn trở thành trung tâm nổi
bật của khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết.


2

Ngày ngày 21/01/2014 UBND Tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số
184/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị
Nam Thái, tỷ lệ 1/500, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
Ngày 28/12/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Văn bản số 3313/

UBND-TH về việc chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập và thực
hiện dự án Khu đô thị Nam Thái tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên của
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Phát triển Đông Nam Á;
Ngày 26/10/2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số
2938/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu đô thị
Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên do Công ty TNHH Tư vấn Đầu
tư và Phát triển Đông Nam Á thực hiện.
Dự án được đầu tư, thực hiện sẽ là một trong những khởi đầu cho việc
thu hút đầu tư tại Thị xã Phổ Yên, xác định các chính sách áp dụng cho việc
thúc đẩy hoạt động đầu tư ở một thị trường nhiều tiềm năng. Một mặt hình
thành diện mạo đô thị mà Nhà nước kiểm soát được quy hoạch, xác định và
phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai,
về đô thị.
Việc yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển hệ thống HTKT đô thị
đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề quan trọng để đô thị phát
triển bền vững tại các khu đô thị nói chung và KĐT Nam Thái nói riêng. Hiện
nay Khu đô thị Nam Thái đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, cần phải thực
hiện tốt công tác quản lý xây dựng hệ thống HTKT ngay từ thời gian đầu triển
khai dự án. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau mà công tác
quản lý hệ thống HTKT vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, năng lực quản lý
còn yếu kém, chưa đạt hiệu quả. Điều này đòi hỏi Thảnh ủy, HĐND và
UBND thị xã Phổ Yên, các cấp, các ngành cùng quan tâm và có những giải
pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc.


3

Chính vì vậy đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam
Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao, nhằm làm tốt hơn công tác quản lý hệ thống HTKT Khu đô

thị Nam Thái, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại thị xã Phổ
Yên nói riêng và trên toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể là: Hệ
thống giao thông; hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên; diện tích nghiên cứu 195 ha; quy mô dân số 30000 người.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp chuyên gia, đề xuất giải pháp mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp để quản lý xây dựng hệ
thống HTKT thuật khu đô thị Nam Thái, hoàn chỉnh các cơ sở khoa học quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thực hiện tốt việc quản lý hệ thống HTKT khu đô
thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên nhằm xây dựng và phát triển hệ thống HTKT


4

đô thị đồng bộ, hiện đại là tiền đề quan trọng để phát triển đô thị và tránh
được những sai phạm, lãng phí trong đầu tư xây dựng hệ thống HTKT. Xây

dựng một khu đô thị phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, mang đặc
thù riêng, khai thác tối đa thế mạnh khu vực.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN.
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH
THÁI NGUYÊN.
- CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI, THỊ XÃ PHỔ
YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.


5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THÁI,
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1 Giới thiệu chung về khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên
1.1.1 Khái quát về thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ liên hệ vùng thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên [24]

Nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ
đô Hà Nội, Thị xã Phổ Yên sở hữu một vị trí liên kết quan trọng trong tiến
trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên nói

riêng và miền Bắc nói chung. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông


6

đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (Đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, đường QL3) là nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình đô thị
hóa của thị xã trở nên nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nhờ được sự quan tâm
đầu tư của Nhà nước cùng với cách điều hành, quản lý năng động, khoa học
của lãnh đạo các cấp các ngành, thị xã Phổ Yên đã có bước phát triển đột phá
về kinh tế xã hội. Cơ sở vật chất hạ tầng ngày một hiện đại; mạng lưới y tế,
giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia và nâng cao
chất lượng; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính
trị được giữ vững.
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2, tổng dân số
đến năm 2015 là 158.619 người. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới
gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4
đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít;
độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng
năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất
vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn 8.0000C. Số giờ nắng
trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2.
Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các
tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung
vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường
gây ngập úng, lũ lụt [24].
Trong những năm qua, Thị xã Phổ Yên đã thu hút đầu tư nhiều dự án
lớn, với tổng vốn đầu tư khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp,
thương mại dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp

sang lao động phi nông nghiệp, dân số tăng nhanh, mật độ dân số khu vực nội


7

thị cũng tăng nhanh, tạo bước đột phá mở rộng không gian đô thị, đẩy nhanh
tốc độ đô thị hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng đồng bộ.

Hình 1.1: Một góc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [24]
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị của thị xã Phổ Yên đến năm 2035
được dự báo là khoảng 4.213,9 ha – trung bình 210,7 m2/người; diện tích đất
xây dựng đô thị (không bao gồm các khu công nghiệp tập trung) là khoảng
3.314,4 ha – trung bình 166 m2/người. Quy mô này được xác định trên cơ sở
rà soát, cập nhật các khu vực đang có dự án và đã được quy hoạch chi tiết
(ngoại trừ khu vực phát triển đô thị nằm giữa đường cao tốc và đường sắt theo
quy hoạch đô thị mới Yên Bình, chỉ phát triển đô thị tại khu vực ga Phổ Yên,
các khu vực còn lại, chỉ nâng cấp cải tạo các khu dân cư hiện hữu), một phần
bổ sung thêm tại các khu vực cần hoàn thiện các không gian đô thị dọc theo
các tuyến đường mở mới. Đây là chỉ tiêu còn tương đối cao, dẫn đến mật độ
dân cư còn khá thấp (tuy vẫn đạt tiêu chuẩn đô thị loại III), một phần do các
khu dân cư hiện trạng mật độ thấp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng diện tích đất đô thị
đa chức năng phát triển mới có quy mô gần tương đương với tổng diện tích
các khu dân cư hiện hữu, đòi hỏi các dự án được triển khai quy hoạch chi tiết
và giao đất theo quy mô nhỏ (≤30ha/1 dự án) để đảm bảo tính khả thi và hiệu


8

quả sử dụng đất và phải đảm bảo 80% quỹ đất đã giao triển khai dự án đã
hoàn thiện, trong đó 70% đã đưa vào sử dụng thì mới tiếp tục giao đất triển

khai các dự án có cùng chức năng [24].
Quy hoạch phát triển đô thị thị xã Phổ Yên được phân thành các vùng
phát triển phù hợp với đặc điểm tự nhiên, cũng như các điều kiện về văn hóa,
kinh tế, xã hội. Cụ thể như sau:
- Khu vực các phường nằm từ phía Tây đường cao tốc Hà Nội – Thái
Nguyên đến sông Công được định hướng phát triển gồm: khu vực đô thị trung
tâm với các chức năng chính là hành chính, văn hóa thể thao, dịch vụ (khu I);
Khu đô thị tập trung gắn với các khu, cụm công nghiệp phía Nam (khu IV) và
các khu đô thị sinh thái vườn phát triển trên cơ sở đô thị hóa các xã phía Bắc,
phía Tây và phía Nam khu đô thị trung tâm (khu II và III).
- Khu vực phía Đông đường cao tốc đến hết ranh giới Thị xã: là khu
vực đô thị công nghiệp với các chức năng chính là: công nghiệp, đô thị dịch
vụ công nghiệp, trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo
và nông nghiệp công nghệ cao... Bao gồm: Khu vực đô thị dịch vụ công
nghiệp Yên Bình (khu V), khu công nghiệp (khu VIII), khu vực dân cư hiện
trạng cải tạo và dự trữ phát triển đô thị phía Đông Nam nút giao Yên Bình
(khu VI), khu vực đô thị phát triển dân cư kết hợp nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp công nghệ cao (khu VII) và khu vực dân cư tiếp giáp các khu công
nghiệp (khu IX).
- Khu vực phía Tây sông Công: gồm phường Bắc Sơn (khu XI); các xã
ngoại thị (khu X); khu vực dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với hoạt động sản
xuất và làng xóm nông nghiệp hiện hữu (khu XII) [24].


9

1.1.2 Khu đô thị Nam Thái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
a. Vị trí
Khu đất quy hoạch nằm phía Tây của thị xã Phổ Yên, thuộc địa phận
phường Ba Hàng, xã Nam Tiến và xã Đắc Sơn - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái

Nguyên.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ vị trí khu đô thị Nam Thái

b. Giới hạn khu vực nghiên cứu
Phạm vi diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch: 195,4 ha. Cụ thể:
- Phía Bắc giáp đường Ngô Gia Tự (đường vào bệnh viện 91) và khu lò
gạch xóm Trường Thịnh (thuộc xã Nam Tiến).
- Phía Nam giáp Xóm Đồi, Chùa Hoàng Đàm, Xóm Chùa ( thuộc xã
Nam Tiến);


10

- Phía Tây giáp sông Công.
- Phía Đông giáp đường Trường Chinh (Quốc lộ 3) [18].
c. Địa hình
Vị trí nghiến cứu quy hoạch nằm cạnh Quốc lộ 3 và có địa hình tương
đối bằng phẳng, xen kẽ là những đồi cây hình bát úp và ruộng thấp trũng dễ
ngập úng khi có lượng mưa lớn.
- Cao độ nền xây dựng từ 7,00 – 16,99 m.
- Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 5,30 – 7,30 m
- Cao độ cao nhất từ 16,99 m .
- Cao độ thấp nhất 5,30 m [18].
d. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc.
*Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm 23,5C .
- Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hè (Tháng 6) có lúc lên tới 36,8C.
- Nhiệt độ tháng thấp nhất vào mùa đông (Tháng 12) 8,8C.
*Độ ẩm:

- Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9%
- Độ ẩm thấp nhất (Tháng 12): 77%
- Độ ẩm cao nhất : 85%
*Chế độ mưa:
- Lượng mưa trung bình năm 1321mm
- Lượng mưa năm cao nhất 1780mm tập trung vào tháng 6,7,8


11

- Lượng mưa năm thấp nhất 912mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và
tháng 1
- Số ngày mưa năm: 142 ngày
- Lượng mưa ngày cực đại: 353mm
- Lượng mưa tháng cực đại: 1103mm
*Chế độ gió:
- Phổ Yên có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh thường xuất hiện vào tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
- Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu
mát mẻ kèm theo mưa nhiều.
- Gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành
của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 -3 ngày, gió Tây Nam khô, nóng ẩm,
độ không khí thấp, đôi khi xuất hiện sương muối.
- Tốc độ gió trung bình 1,9m/s
- Tốc độ gió cực đại 24m/s
*Nắng:
- Số giờ nắng trong năm 1588
- Số giờ nắng tháng lớn nhất 187
- Số giờ nắng tháng nhỏ nhất 46 [18].

e. Địa chất thủy văn, địa chất công trình
Sông Công: còn gọi là sông Gió (Gió Giang) bắt nguồn từ vùng núi Ba
Lá, huyện Định Hóa, diện tích lưu vực 951km2, cao trung bình 224m và nằm
trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng
trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%. Lưu lượng


12

nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s. Tổng lượng
nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy
năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả
năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm;
tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.
Cao độ mực nước tại bến đò Xuân Đãng là 18,5 m (về mùa lũ); 11,6 m
(về mùa khô).
Cao độ mực nước lũ tại Thị xã Sông Công theo tính toán là 17,0 m, ứng
với tần suất P=10%.
Địa chất công trình khu vực nghiên cứu quy hoạch tương đối phù hợp
cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng, các công trình công
nghiệp... [18].
f. Cảnh quan thiên nhiên
Khu vực nghiên cứu quy hoạch hiện nay có điều kiện địa hình bằng
phẳng, với các đồi bát úp xen kẽ với hệ thống sông, kênh mương và các khu
đất rừng tự nhiên cũng như rừng trồng... Đây là những điều kiện tự nhiên rất
có lợi cho việc tạo ra những không gian cảnh quan đẹp, phong phú với những
điểm nhìn, hướng nhìn cảnh quan tốt cho khu đô thị [18].
g. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng
Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, dân cư sống rải rác, mật độ xây
dựng thấp. Dân cư tập trung chủ yếu bám theo mặt đường Quốc lộ 3 (đường

Trường Chinh). Hầu hết là nhà tạm hoặc nhà 1 tầng, được xây dựng với chất
lượng thấp hoặc đã xuống cấp [18].


13

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp số liệu sử dụng đất [18]
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN
TÍCH
(ha)

TỶ LỆ
(%)

Tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu 195.42

100

1

Đất cơ quan, công cộng

0.18

0.09


2

Đất ở khu dân cư

22.54

11.53

3

Đất nông nghiệp

105.37

53.90

- Đất trồng lúa

94.03

- Đất trồng hoa màu

11.34

Đất lâm nghiệp

45.44

Đất khác


24.11

Đất trồng cây thân gỗ

21.34

Đất giao thông

4.22

- Đường bê tông

3.11

- Đường đất

1.11

6

Đất trống

5.64

2.89

7

Đất sông hồ, mặt nước


9.79

5.01

8

Đất nghĩa trang

2.29

1.17

4

5

23.25

2.16

Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch hiện nay bao gồm chủ yếu là đất
ruộng trũng, đất trồng rau màu và đất ở xen kẽ.


×