Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thị trấn quỹ nhất, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THANH SƠN

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KĨ THUẬT KHU ĐÔ THỊ THỊ TRẤN
QUỸ NHẤT – HUYỆN NGHĨA HƯNG – TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THANH SƠN
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KĨ THUẬT KHU ĐÔ THỊ THỊ TRẤN
QUỸ NHẤT – HUYỆN NGHĨA HƯNG – TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


Mã số: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU THỦY

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội và xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giáo viên
nhà trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và ủng hộ tôi học tập,
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới giáo viên
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hữu Thủy – Người đã luôn tâm huyết, tận
tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ cùng
toàn thể các thầy cô giáo của khoa Sau Đại Học trường Đại Học Kiến Trúc Hà
Nội, cùng toàn thể nhà trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại
trường.
Chân thành cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập, tổng hợp các văn bản, tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu và hoàn thành đề tài khoa học của mình.
Chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


TRẦN THANH SƠN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THANH SƠN


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
* Nội dung nghiên cứu......................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................... 4
* Cấu trúc luận văn .............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH

NAM ĐỊNH. ..................................................................................................... 5
1.1. Thực trạng về quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định ............................................................................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:.............................................. 5
1.1.2. Hiện trạng kinh tế- xã hội: ...................................................... 6


1.1.3. Tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư: ........................... 7
1.1.4. Thực trạng HTKT: .................................................................. 9
1.1.5. Thực trạng công tác quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định: ................................................................................................. 12
1.2. Thực trạng về quản lý HTKT đô thị thị trấn Quỹ Nhất,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. ........................................................ 13
1.2.1. Giới thiệu về thị trấn Quỹ Nhất: ........................................... 13
1.2.2. Hiện trạng HTKT thị trấn Quỹ Nhất: ................................... 22
1.2.3 Thực trạng về quản lý HTKT thị trấn Quỹ Nhất ................... 27
1.2.4 Thực trạng sự tham gia cộng đồng tại thị trấn Quỹ Nhất ...... 29
1.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý HTKT thị trấn Quỹ
Nhất: ............................................................................................................ 30
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN
NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH............................................................ 32
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tâng kĩ thuật đô thị
...................................................................................................................... 32
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị: .... 32
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về quản lý HTKT đô thị: ...................... 34
2.1.3. Nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ quản tổ chức quản lý
HTKT đô thị:............................................................................................. 50
2.1.4. Vai trò tham gia cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị: ............................................................................................... 54



2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Quỹ Nhất ..................................................................................................... 57
2.2.1. Cơ sở pháp lý do Chính Phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành:
................................................................................................................... 57
2.2.2. Cơ sở pháp lý do UBND tỉnh, UBND huyện ban hành: ...... 60
2.2.3. Định hướng phát triển HTKT đô thị thị trấn Quỹ Nhất ....... 61
2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và
ở Việt Nam .................................................................................................. 70
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới: ............ 70
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị ở Việt Nam ... 73
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH. ......................................................................... 78
3.1. Quản lý xây dựng các công trình tuân thủ đồ án quy hoạch
xây dựng ...................................................................................................... 78
3.2. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật ...................................... 81
3.2.1. Quản lý nền, thoát nước mưa: .............................................. 81
3.2.2 Quản lý giao thông: ............................................................... 82
3.2.3. Quản lý hệ thống cấp nước: .................................................. 83
3.2.4. Quản lý hệ thống thoát nước thải: ........................................ 84
3.3. Đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả
quản lý HTKT ............................................................................................ 85
3.4. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý HTKT đô thị thị trấn Quỹ
Nhất: ............................................................................................................ 87


3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTKT đô thị thị
trấn Quỹ Nhất............................................................................................. 89

3.5.1 Đào tạo nâng cao năng lực về quản lý:.................................. 89
3.5.2. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quản lý: ....................... 90
3.5.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý: ....................................... 91
3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT đô thị thị
trấn Quỹ Nhất............................................................................................. 92
3.6.1. Đề xuất các giai đoạn tham gia của cộng đồng trong quản lý
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn đô thị thị trấn Quỹ Nhất: ............................ 92
3.6.2. Đề xuất bổ sung một số quy định pháp luật về sự tham gia
của cộng đồng trong quản lý HTKT đô thị:.............................................. 94
3.6.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ
thống HTKT trên địa bàn thị trấn: ............................................................ 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 98
KẾT LUẬN ........................................................................................... 98
KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BXD

Tên đầy đủ
Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

TL


Tỉnh lộ

GTSX

Giá trị sản xuất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật



Nghị định

NTM

Nông thôn mới


NXB

Nhà xuất bản

QCXD

Quy chuẩn xây dựng



Quyết định

QH

Quy hoạch

QL

Quốc lộ

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT


Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
sơ đồ,
bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Sơ đồ 1.1

Tổ chức bộ máy quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng

12

Sơ đồ 1.2

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kĩ thuật của

thị trấn Quỹ Nhất

27

Bảng 1.1

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đai tại thị trấn Quỹ
Nhất

16

Bảng 2.1

Thống kê chỉ tiêu các loại đường

35

Bảng 2.2

Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ dọc theo đường,
phố (m)

36

Bảng 2.3

Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ (ng/h)

37


Bảng 2.4

Quy định về đặt đường cáp điện ngầm

43

Bảng 2.5

Vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống, kênh mương thoát nước
thải, nước mưa

44

Bảng 2.6

Vận tốc nhỏ nhất trong ống dẫn bùn

46

Bảng 2.7

Vận tốc dòng chảy lớn nhất cho phép

46

Bảng 2.8

Khoảng cách giữa các giếng thăm

49


Bảng 2.9

Bảng tổng hợp các loại đường của thị trấn Quỹ Nhất

63

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp khối lượng san nền của thị trấn Quỹ
Nhất

64

Bảng 2.11 Bảng thống kê các loại ống của thị trấn Quỹ Nhất

65

Bảng 2.12 Bảng tính toán nhu cầu cấp nước của thị trấn Quỹ Nhất
(tính đến năm 2020)

66

Bảng 2.13 Bảng tổng hợp đường ống cấp nước của thị trấn Quỹ
Nhất

66


Sơ đồ 3.1

Sơ đồ mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch trên

địa bàn thị trấn

78

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ các hạng mục công trình HTKT trên địa bàn thị
trấn được quản lí xây dựng

79

Bảng 3.1

Tổng hợp thống kê chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
các tuyến đường đô thị thị trấn Quỹ Nhất

83

Sơ đồ 3.3

Các lĩnh vực trong quản lý hệ thống HTKT đô thị thị
trấn Quỹ Nhất

88


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Vị trí thị trấn Quỹ Nhất trong tỉnh Nam Định

14

Hình 1.2

Phạm vi thị trấn Quỹ Nhất

15

Hình 1.3

Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật đô thị thị trấn Quỹ Nhất

22

Hình 1.4

Hiện trạng hệ thống giao thông thị trấn Quỹ Nhất

24

Hình 2.1


Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

52

Hình 2.2

Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng

53

Hình 2,3

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng

53

Hình 2.4

Định hướng phát triển không gian đô thị thị trấn Quỹ
Nhất

61

Hình 2.5

Một góc Singapore

71



1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thị trấn Quỹ Nhất, trước đây tên gọi cũ là xã Nghĩa Hòa, ngay từ những
năm 1960 đã được huyện Nghĩa Hưng xác định là Trung tâm phát triển kinh tế
xã hội giao lưu đi lại của miền hạ huyện Nghĩa Hưng và các đơn vị lân cận bởi
có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông thuận lợi.
Hệ thống giao thông (Đường bộ và đường thủy) được xây dựng tương đối
đồng bộ và rành mạch, thuận tiện trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội cho
khu vực phía Nam của huyện Nghĩa Hưng và là đầu mối giao thông đối ngoại
với Tỉnh Ninh Bình, tương lai có cầu Quỹ Nhất. Trục đường Chợ gạo (huyện
lộ) từ Tỉnh lộ 55 chạy theo hướng Đông Tây qua toàn bộ địa bàn xã với chiều
dài 4,0km nối liền đò phà sông Đáy Quỹ Nhất sang Quốc lộ 10 và đi vào thị
trấn Phát Diệm, từ trục đường này có các đường nhánh liên xã hầu hết đã được
rải nhựa, ngoài ra còn 2 trục đường chính giữa xã chạy qua Trung tâm chính
trị, văn hóa, giáo dục của xã. Phía Tây xã giáp sông Đáy trước đây là bến đỗ
của tàu chở hàng, tàu thủy chở khách tuyến Hải Phòng – Nam Định – Quỹ Nhất
và tuyến Quỹ Nhất – Kim Sơn – Ninh Bình và ngược lại, bến đò có độ sâu lý
tưởng dành cho tàu 1000 – 1500 tấn đỗ đậu chuyên chở hàng.
Thị trấn Quỹ Nhất là nơi tập trung nhiều ngành nghề truyền thống như
dịch vụ thương mại, sản xuất vật liệu, vận tải thủy, vận tải bộ, chế biến lương
thực, kinh doanh lâm sản, vật liệu chất đốt, vật liệu xây dựng, cơ khí gò hàn….
Những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thị
trấn Quỹ Nhất càng có điều kiện phát triển, phát huy tiềm năng và lợi thế của
địa phương.
Trên cơ sở đó năm 2006, căn cứ vào đề nghị thành lập Thị trấn Quỹ Nhất,
huyện Nghĩa Hưng của UBND xã Nghĩa Hòa, UBND huyện Nghĩa Hưng tổ



2

chức lập Quy hoạch chung thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐUBND ngày 12/12/2006. Ngày 19 tháng 11 năm 2007, theo quyết định số
171/2007/NĐ-CP của Chính phủ, phê duyệt thị trấn Quỹ Nhất được lập trên cơ
sở xã Nghĩa Hòa trước đây, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 546,49ha.
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân khu vực đang tập trung cao độ, khai thác mọi
nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, tập trung đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ, mở rộng không gian, tăng cường quản lý và xây dựng văn
hóa đô thị. Đây là giai đoạn quan trọng, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết các vấn đề về xã hội đẩy mạnh
sự phát triển, bảo vệ vung kinh tế ven biển.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa
Hưng về cơ bản đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ nhiều năm trước,
tuy nhiên với sự phát triển đô thị, gia tăng dân số nhanh chóng cùng với các
yếu tố khách quan khác, hệ thống này đã quá tải và xuống cấp theo thời gian.
Thực tế hiện nay đã xuất hiện một số vấn đề bất cập như: mất an toàn giao
thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tình trạng ngập úng, vệ sinh môi trường,
xử lí rác thải… Để xảy ra các vấn đề trên, một trong những nguyên nhân chủ
yếu vẫn là sự yếu kém trong công tác quản lí đô thị nói chung và quản lý hạ
tầng kỹ thuật nói riêng của các cấp chính quyền tại thị trấn Quỹ Nhất.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thị
trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” là thực sự cần thiết,
mang tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật
cho thị trấn Quỹ Nhất, từ đó làm cơ sở nhân rộng áp dụng cho các thị trấn
khác của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
* Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HTKT thị trấn Quỹ Nhất trên cơ
sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý



3

hệ thống hạ tầng kỹ thuật HTKT thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị tập trung vào các lĩnh vực giao thông, cấp, thoát nước, trên địa bàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định. Tổng diện tích khoảng 546,49 ha.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030.
* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kĩ
thuật thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị của thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kĩ thuật đô thị của thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.


4

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng
HTHTKT; đề xuất mô hình quản lý HTHTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính

sách quản lý HTHTKT nhằm quản lý HTHTKT thị trấn Quỹ Nhất, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý HTHTKT thị trấn
Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giúp cho chính quyền địa
phương cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản
lý hiệu quả HTHTKT đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện,
hài hòa với thiên nhiên và môi trường, HTHTKT đồng bộ và hiện đại, mang
đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và
thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH
NAM ĐỊNH.
- CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN
NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH.
- CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN NGHĨA HƯNG,
TỈNH NAM ĐỊNH.


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT THỊ TRẤN QUỸ NHẤT, HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM
ĐỊNH.
1.1. Thực trạng về quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:[32]
Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Nam của
tỉnh Nam Định thuộc châu thổ sông Hồng.
+ Phía Bắc giáp sông Đào, bên kia sông là huyện Ý Yên và thành phố
Nam Định;
+ Phía Đông là sông Ninh Cơ giáp với huyện Trực Ninh và Hải Hậu;
+ Phía Tây là sông Đáy, bên kia sông là huyện Kim Sơn và Yên Khánh
của tỉnh Ninh Bình;
+ Phía Nam và Tây Nam là biển Đông.
Huyện Nghĩa Hưng có 12km bờ biển, chạy dọc theo bờ biển là hàng
trăm héc ta cói, hàng nghìn héc ta sú vẹt, đầm nuôi trồng hải sản và 50 ha
đồng muối.
Huyện Nghĩa Hưng có diện tích tự nhiên 254,6km2 (25454,8ha). Địa
hình Nghĩa Hưng bằng phẳng, thoải dần từ Bắc xuống Nam, 3/4 chu vi là
sông lớn và biển bao bọc với 119 km đê ngăn lũ và đê biển. Chiều dài của
huyện theo đường chim bay là 60 km. Chiều ngang của huyện, chỗ hẹp nhất
(Đò Mười- Nghĩa Sơn) gần 1km, chỗ rộng nhất hơn 10km.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng là 16.983,8ha, được
chia làm 2 miền khá rõ rệt: vùng đất miền trung bao gồm các xã từ Nghĩa


6

Đồng xuống đến Nghĩa Sơn là đất thịt pha cát; miền hạ từ Nghĩa Lạc xuống
đến chân sóng là đất cát pha thịt, đất sa bồi phải cải tạo nhiều năm mới canh
tác được.
Nghĩa Hưng có 2 con đường giao thông lớn là: đường 490C (đường 55
cũ) đi từ thành phố Nam Định chạy dọc theo chiều dài của huyện tới thị trấn
Rạng Đông; Quốc lộ 37B (đường 56 cũ) chạy ngang huyện qua miền trung
Nghĩa Hưng, qua thị trấn Liễu Đề, một đầu nối với quốc lộ 10 và một đầu nối

với trục đường chính của huyện Hải Hậu.
Khí hậu Nghĩa Hưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng nhiệt
đới gió mùa, quanh năm thoáng mát. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, chế độ nhật
triều là một ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng.
1.1.2. Hiện trạng kinh tế- xã hội:[32]
Trong những năm qua nền kinh tế xã hội của huyện phát triển tương đối
toàn diện và có dấu hiệu vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
12,08%/năm, thu nhập bình quân đầu người 28,02 triệu đồng/người/năm; ước
tính năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách nội địa cân đối
ngân sách đạt bình quân 60 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 3.550 lao
động/năm.
Các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng bình quân 20,15%,
nhóm ngành thương mại, dịch vụ đạt mức tăng trưởng 14,15%. Năm 2015, cơ
cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ tương ứng là
37,10% - 29,48% - 33,42%. Giá trị thu được /ha canh tác đạt 110 triệu
đồng/năm.


7

1.1.3. Tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư:[32]
Hệ thống đô thị của huyện Nghĩa Hưng hiện nay gồm có 25 đơn vị hành
chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: thị trấn Liễu Đề (huyện lị), thị trấn Rạng
Đông, thị trấn Quỹ Nhất và 22 xã: Hoàng Nam, Nam Điền, Nghĩa Bình, Nghĩa
Châu, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hải, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lạc, Nghĩa
Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Minh, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Phúc, Nghĩa
Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa
Trung. Thị trấn Liễu Đề là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của huyện
Nghĩa Hưng. Dân số đô thị năm 2014 là 179.473 người, đồng bào theo hai tôn
giáo chính là Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Mật độ dân số bình quân 705

người/km2. Nghề sống chính của nhân dân Nghĩa Hưng là trồng lúa, trồng màu,
chăn nuôi gia súc gia cầm và làm một số ngành nghề khác như: đánh bắt nuôi
trồng thuỷ hải sản, trồng dâu nuôi tằm, dệt chiếu, đan manh… Một số nghề thủ
công cổ truyền nổi tiếng khắp vùng như làm nón (Nghĩa Châu), dệt chiếu ở
Liêu Hải (Nghĩa Trung), Tân Liêu (Nghĩa Sơn), nuôi cá bột ở Hoàng Nam,
Nghĩa Thái…
Cộng đồng cư dân huyện Nghĩa Hưng là sự hội tụ của dân cư nhiều địa
phương khác nhau, mang nhiều đặc trưng văn hoá điển hình của dân tộc Việt.
Văn hoá ở huyện Nghĩa Hưng là sự đan xen, hoà quyện của tín ngưỡng dân
gian, tục thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước,
những danh nhân văn hoá với giáo lý và sinh hoạt tôn giáo. Toàn huyện có 124
nhà thờ của đạo Công giáo, trong đó có 27 nhà thờ xứ; 59 ngôi chùa của Phật
giáo, 50 đền thờ các anh hùng dân tộc và 152 miếu, phủ. Đến nay, huyện Nghĩa
Hưng đã có 29 công trình tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước, tỉnh Nam Định
công nhận di tích lịch sử văn hoá.


8

Nhân dân huyện Nghĩa Hưng luôn tích cực tham gia phong trào toàn dân
thi đua sản xuất xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến tháng 4/2017
huyện Nghĩa Hưng đã có 100% số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn NTM;
đến tháng 6/2017 huyện đã hoàn thành 9/9 Tiêu chí huyện NTM; đến tháng
8/2017 trên địa bàn huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng
NTM. Huyện Nghĩa Hưng có nhiều đóng góp thực tiễn về phương pháp, cách
làm hay trong xây dựng NTM để làm cơ sở cho Tỉnh vận dụng chỉ đạo thực
hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn Tỉnh.
Với những kết quả đã đạt được, ngày 24/11/2017 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1866/QĐ-TTg công nhận huyện Nghĩa Hưng đạt

chuẩn NTM năm 2017. Trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
huyện Nghĩa Hưng xác định tiếp tục nâng cao chất lượng 19 Tiêu chí xã và 9
Tiêu chí huyện NTM theo hướng bền vững: Tạo đột phá trong phát triển kinh
tế; triển khai toàn diện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình
xây dựng NTM. Phát triển kinh tế gắn kết hài hoà với phát triển văn hoá, xã hội
và bảo vệ môi trường. Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng cường
khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an
toàn xã hội.
Tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới của huyện đến 30/6/2017 là
2.301,222 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn từ công trình cơ sở hạ tầng do huyện
làm chủ đầu tư 1.310, 265 tỷ đồng; nguồn do xã, thị trấn làm chủ đầu tư 990,975
tỷ đồng. Vốn nhân dân đóng góp chiếm 24,6%.
Nghĩa Hưng là huyện thứ hai trong tỉnh Nam Định đã hoàn thành xây
dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới đảng bộ, chính quyền và nhân dân
toàn huyện xác định tiếp tục nâng cao chất lượng 19 tiêu chí cấp xã, 9 tiêu chí


9

huyện nông thôn mới; phấn đấu các xã xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu; đến
năm 2020, toàn huyện có từ 2-3 xã nông thôn kiểu mẫu.
1.1.4. Thực trạng HTKT:[32]
* Giao thông:
- Đường Tỉnh có đường 490c và đường 486b đi qua huyện 48,2 km.
+ Đường 490C (đường 55 cũ) đi từ thành phố Nam Định chạy dọc theo
chiều dài của huyện tới thị trấn Rạng Đông: là tuyến đường giao thông huyết
mạch nối liền ba huyện Nam Trực – Trực Ninh và Nghĩa Hưng, đã được cải tạo
nâng cấp thành đường cấp 3 đồng bằng với kinh phí đầu tư qua huyện trên 600
tỷ đồng.
+ Quốc lộ 37B (đường 56 cũ) chạy ngang huyện qua miền trung Nghĩa

Hưng, qua thị trấn Liễu Đề, một đầu nối với quốc lộ 10 và một đầu nối với trục
đường chính của huyện Hải Hậu.
- Các tuyến đường trục huyện gồm 11 tuyến, tổng chiều dài 51,7km, đã
được đầu tư nhựa hoá từ năm 1996 – 1998 Nền đã xuống cấp nghiệm trọng.
Năm 2010 đường Giây Nhất - Chợ Gạo được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn
đường cấp IV đồng bằng, riêng đoạn qua trung tâm xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Tân,
TT Quỹ Nhất mặt đường rộng 9m, nền đường 12m. Năm 2010 đã được cải tạo
nâng cấp 48km, giá trị thực hiện 152,5 tỷ đồng.
- Đường trục xã và liên xã có 247,33 km, Bmặt=2,5-3,5m, Bnền=4-5,5m,
kết cấu áo đường nhựa 152,51km; BTXM 39,1km; đá 44,74km; đất 10,97km.
Tính đến nay đã cải tạo nâng cấp được 35km, giá trị thực hiện 16,33 tỷ đồng.
- Đường thôn, xóm có 609,56km, Bmặt 1-2m, Bnền 2-3m, kết cấu đường
nhựa và BTXM 481,46km; đường đá 77,14km; đường đất 51,96km. Tính đến
nay đã cải tạo nâng cấp được 62km, giá trị thực hiện 9,94 tỷ đồng;


10

- Đường trục chính nội đồng có 432km; Bmặt 1-2,5m, Bnền 2,5-4m; đã
đắp nền đường, rải đá thải, BTXM được 28,5km, giá trị thực hiện 5,7 tỷ đồng;
- Bến xe khách: Hiện có 03 bến xe khách; hiện trạng Bến xe Quỹ Nhất
chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng; Bến xe TT huyện có quy mô nhỏ, chưa đạt chuẩn
quy định của Bộ giao thông-vận tải.
- Bến đò chở khách: Toàn huyện có 26 bến đò chở khách trên các giao
thông thuỷ; trong đó 23 bến có đường ra bến xuống cấp, hư hỏng (trừ bến đò
Cau, Phú Lễ và Đống Cao).
* Cấp nước
Hiện nay trên địa bàn huyện hiện mới có 2 nhà máy sản xuất và cung cấp
nước sạch tập trung ở xã Nghĩa Trung và Thị trấn Quỹ Nhất. Nhà máy nước
Nghĩa Trung được hoàn thành vào tháng 6-2013 với công suất thiết kế

2.600m3/ngày đêm. Hiện tại, nhà máy đã đi vào sản xuất và cung ứng nước
sạch cho hơn 18 nghìn dân của Thị trấn Liễu Đề và xã Nghĩa Trung. Nhà máy
nước Thị trấn Quỹ Nhất hiện cung ứng nước sạch cho 8.230 người dân của thị
trấn. Nhà máy sử dụng 2 nguồn nước thô là nguồn từ sông Đáy kết hợp với 3
giếng khoan nước ngầm để đối phó với tình trạng xâm nhập mặn do nước biển
dâng.
* Cấp điện
Nguồn cấp điện cho huyện Nghĩa Hưng từ trạm 110kV E3.10 tại xã
Nghĩa Lạc – huyện Nghĩa Hưng, công suất (40+25)MVA – 110/35/22kV với
Pmax = 35,2MW. Giai đoạn 2005-2010 đã đầu tư hệ thống điện trung hạ thế và
trạm biến áp dự án Nuôi trồng thuỷ sản Nam Nghĩa Hưng; nâng cấp hệ thống
điện nông thôn các xã, thị trấn, giai đoạn 1; hệ thống lưới điện và trạm biến áp
chống quá tải.


11

* Thoát nước thải và quản lý chất thải rắn
Hệ thống thoát nước tại các khu đô thị, các khu tập trung đông dân cư
chạy dọc các trục đường chính về cơ bản đã có hệ thống thoát nước kiên cố
hóa. Còn lại các khu dân cư trong thôn xóm hầu hết nước được thoát ra các ao
hồ và các công trình thủy lợi xung quanh.
Các CCN, làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Nước thải CN sau khi xử lý cục bộ tại các nhà máy và nước mưa
được dẫn ra hồ thu gom tập trung để sa lắng tự nhiên.
Công trình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, đến nay
nhà nước đã đầu tư xây dựng được 05 dự án xử lý rác thải tại 3 thị trấn, xã
Nghĩa Trung và dự án xử lý môi trường tại trại chăn nuôi của Nông trường
Quốc doanh Rạng Đông. Một số dự án đã đưa vào sử dụng phát huy tác dụng
tốt như bãi xử lý rác tại thị trấn Quỹ Nhất, dự án xử lý môi trường chăn nuôi

tại nông trường Quốc doanh Rạng Đông.
* Hệ thống thuỷ lợi
Toàn huyện có 120km đê biển và đê sông; 67 cống dưới đê; 202 km
kênh cấp 1 và 80 đập điều tiết; 453 km kênh cấp 2 và 458 cống đập; 4.972km
kênh và cống cấp 3, phục vụ tưới tiêu cho gần 13.500 ha đất sản xuất nông
nghiêp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
Kết quả thực hiện đầu tư thuỷ lợi 2005-2010 là 246,5 tỷ đồng, gồm các
dự án nâng cấp khẩn cấp một số tuyến đê biển Nghĩa Hưng; dự án thuỷ lợi
Bình Hải II, giai đoạn 2; dự án thuỷ lợi vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Nghĩa
Hưng; dự án cải tạo kênh Quần Vinh II; nạo vét 202 công trình kênh cấp 1 &
2, cửa cống; xây mới và sửa chữa 551 công trình cống, đập; xây mới Trạm


12

bơm Hoàng Nam, cống Lý Nhân; nạo vét hệ thống kênh cấp 3 và sửa chữa
cống.
Hiện nay một số cống công trình đầu mối đã xuống cấp, hư hỏng, cần
được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Hàng năm kinh phí ngân sách nhà nước
bố trí đầu tư cho thuỷ lợi là khá lớn, tuy nhiên vẫn còn thấp, nhất là nguồn
vốn để nạo vét kênh cấp 3 do cấp xã huy động dân đóng góp bình quân
khoảng 2-3 tỷ đồng/năm/25xã nên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.
1.1.5. Thực trạng công tác quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định:
a) Tổ chức bộ máy:
UBND huyện Nghĩa Hưng

Phòng Công Thương

BQLDA cơ sở hạ tầng


Hạ tầng kỹ thuật

Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý HTKT huyện Nghĩa Hưng


13

Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của huyện đang thuộc về Phòng công
thương.
Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng được thành lập để quản lý các dự án cơ
sở hạ tầng thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, bồi
thường giải tỏa, triển khai xây dựng đến nghiệm thu hoàn thành bàn giao,
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành công trình.
b) Tình hình nguồn nhân lực quản lý:
Phòng công thương của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định hiện tại có 6
cán bộ, gồm 1 trưởng phòng có trình độ đại học chuyên ngành quản trị kinh
doanh, phó phòng 1 có trình độ đại học chuyên ngành kế toán, phó phòng 2 có
trình độ đại học chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường, 3 chuyên viên
mới được tuyển dụng có tuổi đời rất trẻ và đều có trình độ đại học chuyên ngành
hạ tầng kĩ thuật.
Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng được thành lập theo từng dự án.
Trưởng ban quản lý do một phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng phụ
trách, thành viên trong ban sẽ là các trưởng phòng, và một số phó phòng kiêm
nhiệm, ko có các thành viên chuyên trách.
1.2. Thực trạng về quản lý HTKT đô thị thị trấn Quỹ Nhất, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
1.2.1. Giới thiệu về thị trấn Quỹ Nhất:[32]
* Vị trí: Thị trấn Quỹ Nhất nằm ở phía Tây Nam của huyện Nghĩa Hưng,
được xây dựng trên cơ sở nâng cấp toàn bộ phần đất đai của xã Nghĩa Hòa với

diện tích tự nhiên là 546,49ha.
- Phía Bắc: Giáp xã Nghĩa Phú;
- Phía Nam: Giáp các xã Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng;


×