Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung thành thành phố yên bái (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NAM ĐIỀN
Khóa 2017-2019.

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VŨ ANH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NAM ĐIỀN
Khóa 2017-2019.

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH

XÁC NHẬN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Lý do chọn đề tài .............................................................................................. .1
Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
Các khái niệm (thuật ngữ) ................................................................................. 4
Cấu trúc luận văn............................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHUNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI. ................................................... 7
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái ..................................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................. 7
1.1.2. Điều kiện KT-XH .................................................................................. 11
1.2. Hiện trạng về hệ thống HTKT khung thành phố Yên Bái ....................... 18
1.2.1. Hệ thống trục GTĐT thành phố Yên Bái .............................................. 19
1.2.2. Hệ thống cấp nước ................................................................................ 20
1.2.3. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải ..................................................... 24
1.3.Thực trạng về công tác QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái ............ 25
1.3.1. Thực trạng quản lý kỹ thuật hệ thống HTKT khung TP. Yên Bái. ...... 25
1.3.2. Thực trạng tổ chức QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái............... 31
1.3.3. Thực trạng sự tham gia CĐ trong QLHT HTKT khung TP. Yên Bái .. 36


1.4. Đánh giá thực trạng QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái ................ 37

1.4.1. Đánh giá về Hệ thống HTKT khung ..................................................... 37
1.4.2. Đánh giá về công tác QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái ........... 37
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG CỦA THÀNH PHỐ YÊN BÁI ............... 39
2.1.Cơ sở lý luận trong QLHT HTKT khung Thành phố Yên Bái ................. 39
2.1.1. Cơ sở lý luận quy hoạch HTKTkhung thành phố Yên Bái. .................. 39
2.1.2. Các yêu cầu về cơ cấu tổ chức và những nguyên tắc cơ bản trong
QLHT HTKT khung đô thị. ............................................................................ 44
2.1.3. Xã hô ̣i hóa và sự tham gia của CĐ trong quản lý HTKT khung đô thị. 46
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới QLHT HTKT khung đô thị TP. Yên Bái 49
2.1.5. Một số thông số cơ bản đánh giá chất lượng hệ thống HTKT khung đô
thị .................................................................................................................... 51
2.2.Cơ sở pháp lý trong QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái ................. 59
2.2.1. Các văn bản cơ quan Trung ương. ........................................................ 59
2.2.2. Văn bản tại địa phương. ........................................................................ 60
2.2.3. Định hướng phát triển thành phố Yên Bái đến năm 2030. ................... 61
2.3.Kinh nghiệm thực tiễn trong QLHT HTKT khung đô thị. ....................... 64
2.3.1.Kinh nghiệm thế giới.............................................................................. 64
2.3.2.Kinh nghiệm trong nước ........................................................................ 67
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI ......................... 72
3.1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý ............................................ 72
3.1.1. Mục tiêu, quan điểm.............................................................................. 72
3.1.2. Nguyên tắc quản lý................................................................................ 72
3.2. Đề xuất quản lý kỹ thuật Hệ thống HTKT khung thành phố Yên Bái .... 72
3.2.1. Đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch. ................................................... 72
3.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý đầu tư xây dựng. ......................................... 79
3.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý khai thác sử dụng. ....................................... 80



3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái ....... 80
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................ 81
3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................. 86
3.3.3. Giải pháp thu hút ĐTXD phát triển cơ sở hạ tầng tại TP.Yên Bái ....... 90
3.3.4. Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý. .......................................................... 92
3.3.5. Phân công trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ............. 94
3.4. Đề xuất một số giải pháp khác. ................................................................ 97
3.4.1. Nâng cao nhận thức CĐ trong QLHT HTKT khung ............................ 97
3.4.2. Tăng cường công nghệ trong QLHT HTKT khung .............................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời
cảm ơn sâu sắc đối với TS. Vũ Anh người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Xin chân thành
cảm ơn các Thầy, Cô trong tiểu ban luận văn đã cho tôi những đóng góp quý
báu để hoàn chỉnh Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, khoa Sau đại học, các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ đã trực tiếp
giảng dạy, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và làm Luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái, Sở
Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Công
ty TNHH MTV Cấ p nước Yên Bái đã giúp đỡ cung cấp số liệu và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Trong phạm vi giới hạn của Luận văn, cũng như do hạn chế về mặt thời
gian và nhận thức nên Luận văn mới chỉ phân tích một số khía cạnh trong Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khung thành phố Yên Bái. Vì vậy, Luận văn sẽ không

tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong muốn được sự đóng góp chân thành
từ phía các Thầy, Cô và các bạn.
Trân trọng./.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Nam Điền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khung thành thành phố Yên Bái” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ chương
trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của
mình./.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Nam Điền



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATVSMT

An toàn vệ sinh môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường



Cộng đồng

CTR

Chất thải rắn

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GTĐT

Giao thông đô thị


HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế xã hội

QLĐT

Quản lý đô thị

QLHT

Quản lý hệ thống

QLNN

Quản lý nhà nước

QH


Quy hoạch

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1.

Sơ đồ vị trí tỉnh Yên Bái

7

Hình 1.2.

Bản đồ thành phố Yên Bái

8

Hình 1.3.


Bản đồ hiện trạng hệ thống các cơ quan

13

Hình 1.4.

Trụ sở UBND tỉnh

13

Hình 1.5.

Trụ sở một số cơ quan hành chính

13

Hình 1.6.

Bản đồ hệ thống các cơ sở y tế

14

Hình 1.7.

Bản đồ hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo

15

Hình 1.8.


Bản đồ hệ thống các cơ sở văn hóa - thể dục thể thao

16

Hình 1.9.

Bản đồ hệ thống Thương mại dịch vụ

17

Hình 1.10. Bản đồ hiện trạng Hệ thống HTKT khung TP. Yên Bái

18

Hình 1.11. Bản đồ hiện trạng giao thông

19

Hình 1.12. Bản đồ hiện trạng cấp nước

23

Hình 1.13. Bản đồ hiện trạng thoát nước, rác thải và nghĩa trang

24

Hình 1.14. Bản đồ QH chung thành phố Yên Bái đến năm 2030

26


Hình 1.15. Sơ đồ tổ chức cơ quan QLNN về QH đô thị và đầu tư

32

khai thác sử dụng HTKT khung
Hình 1.16.

Sơ đồ tổ chức, QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái

Hình 1.17. Sơ đồ tổ chức thanh tra, kiểm tra xây dựng thành phố

33
34

Yên Bái
Hình 2.1.

Hầm ngầm kết hợp giao thông và thoát nước mưa

65

ở Malaysia
Hình 2.2.

Tuynen kỹ thuật ngầm kết hợp với tàu điện ngầm tại Đài

66

Bắc (Đài Loan).
Hình 2.3.


Mô hình tổ chức Molit Hàn Quốc

66


Số hiệu

Tên hình

Trang

Bản đồ khung thiết kế đô thị tổng thể TP Yên Bái đến

73

hình

Hình 3.1.

2030
Hình 3.2.

Bản đồ quy hoạch khu không gian đô thị mới

75

Hình 3.3.

Bản đồ quy hoạch khu không gian đô thị cải tạo


76

Hình 3.4.

Sơ đồ đề xuất mô hình QLHT HTKT khung thành phố

96

Yên Bái
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 2.1. Chiều rộng tối thiểu của hè đường
Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống HTKT ngầm đô
thị khi đặt chung trong tuynel hoặc hào kỹ thuật
Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình HTKT ngầm đô
thị không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật

Trang

40
43


44

Bảng 3.1. Bảng lý luận giá trị tối thiểu B hè theo mục đích sử dụng
bề mặt

74

Bảng 3.2. Chiều rộng tối thiểu của hè đường

74

Bảng 3.3. Ưu nhược điểm khi phải bố trí HTKT xuống lòng đường

79


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Thành phố Yên Bái là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái, là một thành
phố ở phía Bắc Việt Nam. Sau khi tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách thành 2
tỉnh là Yên Bái và Lào Cai, thị xã Yên Bái trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái.
Ngày 11/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2002/NĐCP thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị
xã Yên Bái, đồng thời công nhận là đô thị loại III.
Nằm trên Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70, tuyến đường sắt Lào
Cai - Hà Nội, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Sông Hồng... là các
tuyến đường giao thông huyết mạch thuỷ, bộ nên thành phố Yên Bái trở thành
một trong những đầu mối thông thương quan trọng giữa miền ngược và miền

xuôi, thành phố Yên Bái hiện đang là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh
Yên Bái, một trong các trung tâm lớn về văn hóa, du lịch, kinh tế của vùng
Tây Bắc. Theo định hướng QH vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thành phố
Yên Bái được xác định là một trong các đô thị trung chuyển quan trọng của
hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Định hướng này
mở ra cơ hội để Yên Bái phát triển đô thị mạnh mẽ nhờ yếu tố kích thích phát
triển của vùng. Dự án xây dựng đường cao tốc xuyên Á dọc theo hành lang
kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng áp sát phía Tây Nam thành
phố Yên Bái là yếu tố động lực mới có sức thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
của thành phố, đặc biệt là khu vực phía Tây Nam thành phố. Đây là cơ hội
thuận lợi để thành phố Yên Bái xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, trước
hết là xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố với bước đầu tiên là xác định
hướng phát triển thành phố. Vùng đất nằm giữa đường xuyên Á và sông Hồng
là khu vực chịu tác động mạnh mẽ của nhất của tuyến đường cao tốc xuyên Á.


2

Khu vực này sẽ phát triển mạnh khi đường xuyên Á hình thành và trở thành
vùng phát triển đô thị mới của thành phố
Hệ thống HTKT đô thị đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của
đô thị liên kết giữa bên trong và ngoài đô thị, giữa các khu chức năng đô thị
với nhau và là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của
người dân. Bên cạnh thực hiện tốt công tác QH, hệ thống HTKT, cần phải
đảm bảo được 3 mục tiêu:
- Về kinh tế: Thiết lập được một hệ thống hỗ trợ tốt cho việc phát triển
kinh tế đô thị và chi phí hợp lý.
- Về xã hội: Đảm bảo quyền lợi và bình đẳng cho mọi đối tượng trong
xã hội.
- Về môi trường: Phát triển đảm bảo không gây ô nhiễm và BVMT.

Hệ thống HTKT cần được QH và ĐTXD một cách đồng bộ để đáp ứng
nhu cầu sử dụng hiện tại và phát triển trong tương lai, đảm bảo sự phát triển
bền vững của thành phố. Trong những năm qua, thành phố Yên Bái đã quan
tâm, tập trung triển khai các đầu tư phát triển hệ thống HTXH và HTKT đặc
biệt là xây dựng mạng lưới đường GTĐT với nhiều dự án ĐTXD mới, nâng
cấp và chỉnh trang khu vực hiện có, từng bước xây dựng tiến tới đồng bộ,
nhằm phát triển thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại đáp ứng phần
lớn nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở HTKT của
thành phố còn phát triển chậm so với nhu cầu phát triển KT-XH. Mặt khác
thành phố cũng đang đối mặt với những thách thức về giao thông như: Tình
trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. nguồn vốn đầu tư cho các dự án
HTKT của thành phố còn thiếu... Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng
trưởng kinh tế của thành phố nói chung cũng như nâng cao chất lượng sống
của người dân nói riêng.


3

Do vậy, việc nghiên cứu Đề tài “Quản lý Hệ thống HTKT khung
thành phố Yên Bái” trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong
PTBV của đô thị.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đề xuất các giải pháp QLHT HTKT khung trên địa bàn thành phố
Yên Bái nhằm PTBV đô thị.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái (bao
gồm các trục giao thông, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước).
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống HTKT khung thành phố Yên Bái (bao
gồm các trục giao thông, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước)
theo QH đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định

số 399/QĐ-UBND ngày 23/4/2012.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp đề xuất giải pháp
* Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác QLHT HTKT
khung thành phố Yên Bái, làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân của
những tồn tại, cần khắc phục hiện nay.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về QLHT HTKT khung thành phố Yên
Bái.
- Đề xuất một số giải pháp QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về QLHT HTKT
khung đô thị và đề xuất một số giải pháp trong QLHT HTKT khung của thành
phố Yên Bái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những đề xuất giải pháp QLHT HTKT khung
thành phố Yên Bái có thể là kinh nghiệm QLHT HTKT khung cho các đô thị
có điều kiện tương tự thành phố Yên Bái, làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách, cho các nhà chuyên môn, sinh viên trong các
ngành liên quan.
* Các khái niệm (thuật ngữ):
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều

khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống
nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến
mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường [25].
- QLĐT là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác
QH, hoạch định các chương trình phát triển, và duy trì để đạt được mục tiêu
phát triển của chính quyền thành phố [25].
- QH xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình HTKT, hạ tầng xã hội; tạo lập
môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích CĐ, đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch
xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh [26]
- QH đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình HTKT, công trình HTXH và nhà ở để tạo lập môi trường


5

sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ
án QH đô thị [25].
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [25].
- Hệ thống công trình HTKT gồm công trình giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, CTR, nghĩa trang và công trình khác [26].
- HTKT khung là hệ thống các công trình HTKT chính cấp đô thị, bao

gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp
nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu
mối kỹ thuật [25].
- Hào kỹ thuật là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp
đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [6].
- Tuynel kỹ thuật là công trình ngầm theo tuyến có kích thước đủ để
đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và
bảo trì các thiết bị, các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [6].
- Hố ga kỹ thuật là hộp dưới mặt đất nằm trong hệ thống hào kỹ thuật,
dùng để lắp đặt, đấu nối các công trình hạ tầng đường dây, cáp viễn thông,
điện lực, chiếu sáng công cộng, đường ống cấp nước, đường ống cấp năng
lượng (nếu có) và cáp dự trữ [6].
- Không gian ngầm là không gian dưới mặt đất được QH để sử dụng
cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị [25].
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc Luận văn gồm 3 chương:


6

- Chương I: Thực trạng QLHT HTKT khung thành phố Yên Bái.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn QLHT HTKT khung thành phố
Yên Bái
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp QLHT HTKT khung thành phố
Yên Bái.


7

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHUNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI.
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái
1.1.1. Điều kiện tự nhiên [16].

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí tỉnh Yên Bái.
Thành phố Yên Bái có vị trí địa lý nằm ở trọng tâm của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là đầu mối giao
thông nổi trội nhất trong vùng với đầy đủ các loại hình giao thông đa dạng và
giữ vai trò liên kết chính của vùng bao gồm: Đường sắt quốc gia; Đường bộ:
Quốc lộ 70, 32C, 32, 37 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Đường thuỷ: Có
tuyến đường thuỷ dọc sông Hồng vận tải về Hà Nội.
Nằm trong vùng trung tâm (vùng kinh tế động lực) của tỉnh Yên Bái,
là vùng nằm dọc theo hành lang tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, bao gồm
thành phố Yên Bái, và các huyện Trấn Yên, Văn Yên trong đó thành phố Yên


8

Bái là trung tâm phát triển của Vùng. Là đầu tàu có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của cả tỉnh Yên Bái.

Hình 1.2: Bản đồ thành phố Yên Bái.
Thành phố Yên Bái nằm giữa cung đường từ Hà Nội đi Lào Cai, có 3
loại hình giao thông đối ngoại bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ
(Sông Hồng).
Nhìn chung thành phố Yên Bái có một vị trí rất thuận lợi nằm trên
hành lang kinh tế quan trọng và là 1 trong những điểm đô thị phát triển công
nghiệp trên trục hành lang chiến lược, cùng với những tiềm năng to lớn về du
lịch, Yên Bái có nhiều cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tập trung

các ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng.
a. Đặc điểm khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm hai bên sông Hồng, có độ cao trung
bình so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông,


9

đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp đỉnh tròn hình bát úp, các
thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ đồi núi và cánh đồng lượn sóng chạy dọc
theo triền sông đã tạo cho thành phố Yên Bái có đặc trưng khí hậu vùng Tây
Bắc nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình
b. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,8oC.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29,8oC.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 15,8oC.
c. Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 1.805mm.
- Lượng mưa tháng lớn nhất: 404,7mm (tháng 7).
- Lượng mưa tháng thấp nhất: 17,6mm (tháng 2).
- Số ngày mưa trung bình năm: 194 ngày.
- Mưa nhiều vào các tháng 5,6,7,8,9 chiếm tới 80 -:- 85% lượng mưa
cả năm.
d. Nắng:
Nằm ở vị trí nội chí tuyến, lượng bức xạ mặt trời là lớn và khá đồng
đều. Số giờ nắng trong năm phụ thuộc vào độ che phủ của mây, những tháng
nhiều mây che khuất mặt trời thì số giờ nắng giảm và ngược lại. Thành phố
Yên Bái có số giờ nắng trung bình một năm là 1.454 giờ.
e. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 263 mm.
f. Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình: 87%

g. Gió:
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành ở Yên Bái từ tháng 12 đến tháng 3. Gió
mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 11 tạo ra sự mát mẻ và mưa.
Sang thời kỳ đầu mùa hè (tháng 5, 6) có gió Tây Nam xen kẽ tạo ra khí hậu
khô nóng và độ ẩm thấp. Tốc độ gió trung bình 1,6m/s, tốc độ lớn nhất 27m/s.


10

h. Giông:
Trong những ngày mùa đông, hiện tượng sương mù về sáng sớm và
chiều tối rất phổ biến. Trong mùa này hàng năm còn có một vài ngày sương
muối. Tổng số ngày có giông trung bình năm 100,2 ngày.
i. Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của thành phố Yên Bái khá phong phú nhờ có sông
Hồng chảy qua và hệ thống hồ, đầm, khe, suối.
j. Địa chất công trình, địa chất thủy văn và địa chấn:
Khu vực Thành phố Yên Bái nằm trong vùng dự báo có động đất cấp
7 (Theo tài liệu dự báo phân vùng động đất của Viện khoa học trái đất).
k. Địa chất kiến tạo:
Theo tài liệu nghiên cứu địa chất đô thị khu vực Yên Bái có nhiều đứt
gãy địa chất gọi là hệ thống đứt gãy sông Hồng theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam tạo ra địa hình sông Hồng được lấp đầy trầm tích Neogen và Đệ tứ.
Các đứt gãy theo hướng Tây Nam và Đông Nam là những đứt gãy nhỏ
lông chim tạo cho địa hình thành khối tảng.
Các đứt gãy đó tạo nên các khu vực nứt, trượt lở đồi núi ảnh hưởng
đến xây dựng và mọi hoạt động của con người.
l. Địa chất khoáng sản:
Có đá hoa, đất sét, cao lanh làm vật liệu xây dựng, tập trung chủ yếu ở
xã Tuy Lộc.

m. Địa chất công trình:
- Đất có nguồn gốc trầm tích: Có các lớp cấu tạo bằng cát, cát pha sét
hoặc sét, sét pha, lớp dưới có lẫn sỏi sạn, đến lớp đá gốc. Phân bố dọc hai bờ
sông Hồng một số khu vực ao hồ, lớp trên là bùn có lẫn xác động thực vật.
- Đất có nguồn gốc phong hoá: Có các lớp cấu tạo; sét pha lẫn sỏi sạn,
dăm sạn lẫn đất đá phân bố theo các sườn đồi, núi, lớp dưới là đá gốc, hoặc đá
biến chất.


11

n. Địa chất thủy văn
- Tầng chứa nước lỗ hổng: Phân bố dọc theo hai bờ sông Hồng ở Tuy
Lộc - Bái Dương, tả ngạn sông Hồng, Âu Lâu, chiều dày lớp nước từ 1m 11,1m ở độ sâu tầng chứa 3,2m - 12,8m. Diện phân bố hẹp có sự thay đổi
hướng, lưu lượng 0,6-3,89 l/s.
- Tầng chứa nước khe nứt: Phân bố rộng 1,5km - 2km, chiều dày tầng
chứa 1000m, giàu nước, nằm sâu dưới mặt đất chừng 2-3m, lưu lượng từ 0,1 9,37l/s. Có khả năng cung cấp cho dân sinh và sản xuất công nghiệp.
1.1.2. Điều kiện KT-XH [16].
a. Hiện trạng phát triển kinh tế:
Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá, đạt chỉ tiêu Nghị quyết
của Hô ̣i đồ ng nhân dân đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng GTSX (giá 1994) tăng
bình quân 17%/năm, đạt mục tiêu QH. Theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất
ngành nông, lâm, thủy sản đạt 398,1 tỷ đồng, tăng 150,99 tỷ đồng so với năm
2010, tốc độ tăng trưởng đạt 10,0%/năm; GTSX ngành công nghiệp đạt
2.751,29 tỷ đồng tăng 806,42 tỷ đồng so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng
7,2%/năm.
b. Hiện trạng dân số, lao động:
- Hiện trạng dân số: Năm 2017, dân số thành phố Yên Bái là: 102.425
người.
Trong đó:

+ Dân số nội thị: 79.608 người (9 phường),
+ Dân số ngoại thị: 22.817 người (8 xã).
Tỷ lệ dân số tự nhiên là của toàn Thành phố là: 0,85%.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học là: 0,96%
Mật độ cư trú chung toàn đô thị là: 959 người/km2. Trong đó nội thị:
2.341,21 người/km2.


12

c. Hiện trạng lao động
Năm 2017, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
của toàn thành phố là 66.007 người, trung bình hàng năm tăng thêm khoảng
1.300 - 1.500 người, tốc độ tăng bình quân 2,9%/năm, trong đó lao động phi
nông nghiệp chiếm 90,8%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đươ ̣c cải thiê ̣n đáng kể
và nâng lên 70%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông
thôn còn thấp. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa
bàn thành phố là 15.812 người chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo và hoạt động bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ
dùng cá nhân. Lao động tham gia vào hoạt động các cơ sở kinh tế cá thể phi
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 13.769 người.
d. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Yên Bái là 10.678,08 ha.
Trong đó:
+ Tỷ trọng các loại đất trong vùng QH; Diện tích đất nông nghiệp
chiếm 70,33% tổng diện tích và chủ yếu là đất rừng sản xuất.
+ Đất phi nông nghiệp chiếm 29,42% diện tích;
+ Đất chưa sử dụng chiếm 0,24% diện tích.
e. Hiện trạng HTXH:
- Công trình cơ quan:

Toàn thành phố có khoảng 150 các cơ quan Ban, Ngành của Trung
ương, Tỉnh và của thành phố, tập trung chủ yếu tại phường Đồng Tâm và dọc
một số trục đường lớn: Quốc lộ 37; đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn
Thái Học, đường Điện Biên Phủ... Các công trình chủ yếu xây dựng 2-4 tầng.
Các công trình trụ sở Cơ quan QLNN, tổ chức đoàn thể được QH, lập kế
hoạch đầu tư cải tạo, chỉnh trang hàng năm và xây dựng mới theo quy định


13

hiện hành của Chính phủ. Các trụ sở cơ quan được ĐTXD, cải tạo kiên cố,
khang trang hoà hợp với cảnh quan đô thị.

Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng hệ thống các cơ quan [33]

Hình 1.4: Trụ sở UBND tỉnh

Hình 1.5: Trụ sở một số CQHC


14

- Cơ sở y tế
Hiện thành phố có 9 bệnh viện lớn với tổng quy mô 1.745 giường.
Tuyến tỉnh có 2 bệnh viên lớn là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học
cổ truyền Yên Bái, tuyến huyện có Bệnh viện đa khoa huyện Yên Bình, hệ
thống các bệnh viện được sát nhập như: Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện nội tiết,
Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần tỉnh, ngoài ra còn có Bệnh
viện giao thông vận tải Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa hữu nghị 103. Các bệnh
viện này hầu hết đã được đầu tư tương đối đồng bộ, trang thiết bị hiện đại,

đáp ứng được yêu cầu phục vụ. Tại trung tâm thành phố và các xã phường
đều có trung tâm y tế và các trạm y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh của
một số ngành khác như công an, quân đội...

Hình 1.6: Bản đồ hệ thống các cơ sở y tế [33]


×