Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở nam phú ninh, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

TRẦN QUANG HƯNG

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU NHÀ Ở NAM PHÚ NINH, HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

TRẦN QUANG HƯNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU NHÀ Ở NAM PHÚ NINH, HUYỆN GIA BÌNH,


TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến
các Thầy, Cô giáo trong Khoa sau đại học; các Thầy, Cô giáo trong trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và đào tạo tôi
trong suốt quá trình học tập để hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Lâm Quảng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian cũng như kiến thức
của bản thân còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi có những sơ xuất,
khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, có tính thực tiễn cao hơn,
góp phần cải thiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Quang Hưng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Quang Hưng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1




Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2



Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2



Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3



Giải thích thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận văn ................ 3



Cấu trúc luận văn: .................................................................................. 5

NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTKT KHU NHÀ
Ở NAM PHÚ NINH, HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH ................... 6
1.1. Khái quát chung về huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ........................... 6
1.1.1.

Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên [13] ........................................ 6


1.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội [14] .................................................... 8

1.2. Giới thiệu về khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh................................................................................................................... 9
1.2.1.

Vị trí, điều kiện tự nhiên khu nhà ở [13] .................................... 9

1.2.2.

Quá trình hình thành và phát triển khu nhà ở Nam Phú Ninh

[13]

................................................................................................... 11

1.2.3.

Hiện trạng về HTKT khu nhà ở Nam Phú Ninh ....................... 15


1.3. Thực trạng về quản lý HTKT khu nhà ở Nam Phú Ninh ................. 25
1.3.1.

Công tác quản lý kỹ thuật kết nối và tổ chức đường dây đường

ống HTKT ................................................................................................ 25

1.3.2.

Cơ chế chính sách quản lý về HTKT ........................................ 28

1.3.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTKT ..................................... 29

1.3.4.

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT ..................... 31

1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý HTKT khu nhà ở Nam Phú
Ninh................................................................................................................. 31
1.4.1.

Những kết quả đạt được ............................................................ 31

1.4.2.

Những khó khăn, tồn tại ............................................................ 32

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HTKT KHU NHÀ Ở NAM
PHÚ NINH, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ............................... 35
2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý HTKT ................................. 35
2.1.1. Nguyên tắc quy hoạch đi trước một bước và thực hiện theo đúng
quy hoạch ................................................................................................. 35
2.1.2. Cân đối hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị - Chủ
đầu tư - Người dân đô thị......................................................................... 36
2.1.3. Kiểm soát, đánh giá, điều tiết và dự báo ....................................... 37

2.2. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý HTKT....................................... 39
2.2.1. Đối với mạng lưới đường giao thông [1]....................................... 39
2.2.2. Đối với hệ thống cấp nước [1] ....................................................... 43
2.2.3. Đối với hệ thống thoát nước [1] .................................................... 45
2.2.4. Đối với hệ thống điện [1]............................................................... 46
2.3. Những yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
quản lý HTKT của khu đô thị ...................................................................... 47
2.3.1. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý HTKT [8]................. 47
2.3.2. Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức hệ thống HTKT [8] .............. 48


2.3.3. Các hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý HTKT đô thị [8] .. 50
2.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý HTKT.............. 51
2.4.1. Các hình thức và phạm vi tham gia của cộng đồng [12] ............... 51
2.4.2. Một số quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý hệ thống HTKT đô thị [12] ......................................................... 53
2.5. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 56
2.5.1. Các văn bản pháp lý về quản lý HTKT đô thị ............................... 56
2.5.2. Định hướng quy hoạch phát triển HTKT [15]............................... 59
2.6. Kinh nghiệm về quản lý HTKT ở nước ngoài và trong nước ............ 63
2.6.1. Kinh nghiệm quản lý của một số nước trên thế giới [7]................ 63
2.6.2. Kinh nghiệm quản lý trong nước ................................................... 67
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HTKT KHU NHÀ Ở NAM PHÚ
NINH, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ......................................... 70
3.1. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý ................................................................ 70
3.1.1. Mục tiêu ......................................................................................... 70
3.1.2. Nguyên tắc ..................................................................................... 70
3.2. Một số giải pháp kỹ thuật ..................................................................... 72
3.2.1. Kết nối hệ thống HTKT bên ngoài hàng rào ................................. 72

3.2.2. Thi công xây dựng hệ thống HTKT theo đúng quy hoạch ............ 77
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở
Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ........................................ 78
3.3.1. Đối mới cơ cấu tổ chức.................................................................. 78
3.3.2. Đổi mới cơ chế chính sách ............................................................ 81
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý HTKT ....................... 83
3.3.4. Sự tham gia của cộng đồng............................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CĐT

Tên đầy đủ
Chủ đầu tư

CP

Cổ phần

ĐT

Đường tỉnh

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KCN


Khu công nghiệp

KĐTM

Khu đô thị mới

KTXH

Kinh tế xã hội

PPCN

Phòng chống cháy nổ

QHV

Quy hoạch vùng

QL

Quốc lộ

QLDA

Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đô thị


TTLL

Thông tin liên lạc

TBA

Trạm biến áp

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

14

Bảng 1.2

Bảng tổng hợp khối lượng giao thông


16

Bảng 3.1

Cấu trúc nhóm và lớp dữ liệu cơ bản hệ

85

thống cơ sở dữ liệu GIS


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

Hình 1.9

Hình 1.10

Hình 1.11


Hình 1.12

Hình 1.13
Hình 1.14

Tên hình
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Sơ đồ vị trí khu nhà ở Nam Phú Ninh và huyện
Gia Bình
Phối cảnh chung khu nhà ở Nam Phú Ninh và
huyện Gia Bình
Hình ảnh kiến trúc khu nhà ở Nam Phú Ninh
Mặt bằng đường giao thông khu nhà ở Nam Phú
Ninh
Hình ảnh đường giao thông hiện trạng khu nhà
ở Nam Phú Ninh
Mặt bằng cấp nước khu nhà ở Nam Phú Ninh
Hình ảnh họng cứu hỏa trong khu nhà ở Nam
Phú Ninh
Mặt bằng cấp điện, TTLL khu nhà ở Nam Phú
Ninh
Mặt bằng thoát nước mưa khu nhà ở Nam Phú
Ninh
Hình ảnh hố ga thoát nước mưa khu nhà ở Nam
Phú Ninh
Mặt bằng thoát nước thải khu nhà ở Nam Phú
Ninh
Mặt bằng tổng hợp đường dây, đường ống khu
nhà ở Nam Phú Ninh

Mặt cắt tổng hợp đường hiện trạng dự án

Trang
6
10

12
13
15

16
17
18

19

22

22

24

27
27


Số hiệu hình
Hình 1.15
Hình 1.16


Tên hình
Mặt cắt hào kỹ thuật
Mô hình hệ thống quản lý HTKT khu nhà ở Nam
Phú Ninh

Trang
28
30

Hình 2.1

Mô hình cơ cấu trực tuyến

50

Hình 2.2

Hệ thống thoát nước mưa ở Singapore

64

Hình 2.3

Hệ thống thoát nước thải ở Tokyo Nhật Bản

65

Hình 2.4

HTKT đô thị ở Indonesia


66

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức Ban quản lý HTKT

79

Sơ đồ mô tả ứng dụng GIS trong quản lý cơ sở
Hình 3.2

dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở

84

Nam Phú Ninh.
Sơ đồ các bước phân tích đề xuất thực hiện dự
Hình 3.3

án công trình hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở Nam
Phú Ninh

87


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại khắp các tỉnh, thành trên
cả nước diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Tỉnh Bắc Ninh cũng vậy, hệ thống đô
thị trên địa bàn tỉnh phát triển rất mạnh mẽ. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn
vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố với 126 đơn vị hành chính cấp xã,
phường. Diện tích tự nhiên khoảng 822,7km2, dân số khoảng 1,3 triệu người
bao gồm 1 thành phố (Bắc Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 thị trấn huyện lỵ, ngoài
ra còn hệ thống các khu công nghiệp bố trí phân tán khắp tỉnh.
Huyện Gia Bình cũng là một trong những huyện nằm trong định hướng
phát triển của tỉnh, là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh với diện
tích tự nhiên 10.752,8 ha, dân số 93.242 người và 28.192 hộ gia đình. Các đơn
vị hành chính của huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã, trung tâm huyện lỵ
là thị trấn Gia Bình; phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương
Tài; phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Cùng với sự đô thị hóa của toàn tỉnh,
huyện Gia Bình cũng đang phát triển một số khu đô thị như: Đô thị Gia Bình,
đô thị mới Nhân Thắng, Cao Đức.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, hệ thống HTKT (HTKT)
đóng vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển khoa học và bền vững.
Những năm qua hệ thống HTKT các đô thị của tỉnh đã từng bước được đầu tư
cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, qua đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống của nhân dân. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng công trình HTKT hiện
nay vẫn còn nhiều hạn chế, không đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị do sự
thiếu đồng bộ và hợp tác giữa các ngành trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và
quản lý sử dụng cơ sở HTKT. Chẳng hạn, việc đào đường ở các đô thị để lắp
đặt, sửa chữa cáp điện, điện thoại, truyền hình, đường ống nước… diễn ra
thường xuyên; có lúc đơn vị này vừa lấp lại thì đơn vị khác lại đào lên gây


2

chồng chéo, lãng phí. Bất cập không chỉ xảy ra ngầm dưới lòng đất mà ngay cả

trên không. Hạ tầng viễn thông và điện lực sử dụng chung (hệ thống cột mắc
dây) chưa được xử lý triệt để dẫn đến “rác trên trời” làm mất mỹ quan không
gian đô thị. Bất cập trong sử dụng chung HTKT còn hạn chế khả năng về thoát
nước, cấp nước giữa các khu đô thị mới và đô thị cũ, chưa đáp ứng được yêu
cầu của thiết kế dẫn đến vấn đề ngập úng trong các đô thị ngày càng trầm trọng
và thường xuyên hơn.
Gia Bình là một huyện chủ yếu là nông nghiệp với lối sống nông thôn
nên khi hình thành một khu nhà ở đòi hỏi phải có một hệ thống HTKTĐT đồng
bộ vì vậy đòi hỏi phải có phương pháp quản lý tốt. Để cụ thể hóa định hướng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của huyện Gia Bình, việc xây dựng
Khu nhà ở Nam Phú Ninh do UBND huyện Gia Bình làm chủ đầu tư là việc
làm hết sức đúng đắn và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,
nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề
tài “Quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và công trình.
 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở Nam Phú
Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống HTKT (chủ yếu đi sâu nghiên
cứu quản lý hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước).
- Phạm vi nghiên cứu: Khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.
 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, tài liệu.
- Đánh giá, phân tích, xử lý tài liệu thu thập được.


3


- Kế thừa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện,
các dự án có liên quan đã và đang triển khai.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài sẽ tham khảo, lấy ý kiến các chuyên
gia có kiến thức chuyên sâu về quản lý xây dựng HTKT.
- Tổng hợp kết quả phân tích, đối chiếu kinh nghiệm trong và ngoài nước,
từ đó đề xuất giải pháp.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Phân tích đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý hệ thống HTKT
tại khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Tổng hợp những nội dung cơ bản về HTKT, làm cơ sở dữ liệu để các
nhà quản lý tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý hệ thống HTKT ở nước
ta.
- Tổng hợp có chọn lọc kinh nghiệm các đô thị trong nước và quốc tế về
quản lý hệ thống HTKT để áp dụng trong công tác quản lý hệ thống HTKT tại
khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý hệ thống HTKT
tại khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, góp phần thiết
thực vào việc nâng cao chất lượng quản lý xây dựng và quản lý vận hành hiệu
quả sau này.
 Giải thích thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận văn
- HTKT đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng
lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các
công trình khác.
- Quản lý hệ thống HTKT đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch
phát triền, kế hoạch hoá việc đầu tư thiết kế, xây dựng đên vận hành, duy tu
sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu đê thông kê, đánh giá
kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị.


4


- Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại
đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các
công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng
trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy
nen kỹ thuật.
- Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các công trình HTKT ngầm, bao gồm:
trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng
dưới mặt đất.
- Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các công trình
đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp
điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
- Tuy nen kỹ thuật là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm
bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
các thiết bị, đường ống kỹ thuật.
- Hào kỹ thuật là cống ngầm có kích thước phù hợp để lắp đặt các đường dây;
đường ống kỹ thuật; hệ thống hào kỹ thuật bao gồm hào dọc, hào ngang và hệ
thống riêng nối phục vụ cáp thông tin, cáp trung thế, hạ thế, viễn thông.
- Quản lý xây dựng công trình HTKT ngầm bao gồm việc quy hoạch xây dựng
công trình HTKT ngầm và quản lý các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình này.
- Sử dụng chung công trình HTKT là việc các tổ chức, cá nhân bố trí, lắp đặt
đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng (gọi chung là
đường dây, cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng (gọi chung
là đường ống) vào công trình HTKT sử dụng chung.
- Công trình HTKT sử dụng chung là các công trình được xây dựng để bố trí,
lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: Cột ăng ten; cột treo cáp (dây


5


dẫn); cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; hầm đường bộ; hầm
đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
- Cơ sở dữ liệu về công trình HTKT sử dụng chung bao gồm thuyết minh, bản
vẽ hoàn công; các dữ liệu về trang thiết bị, các thông tin về tổ chức, cá nhân
tham gia quản lý và sử dụng chung.
- Đơn vị quản lý công trình HTKT ngầm là các đơn vị, tổ chức có chức năng
đầu tư, quản lý và khai thác, vận hành các công trình HTKT ngầm.
- Đơn vị sở hữu và quản lý, sử dụng đường dây, đường cáp nổi là các đơn vị,
tổ chức có đường dây, đường cáp đi trên hệ thống cột.
 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT tại khu nhà ở
Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Chương II: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở Nam Phú
Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống HTKT khu nhà ở Nam
Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTKT KHU NHÀ
Ở NAM PHÚ NINH, HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
1.1.

Khái quát chung về huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh


1.1.1. Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên [13]

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
a) Vị trí địa lý:
Gia Bình là huyện nằm ở bờ sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh
Sông Đuống chảy ở phía Bắc huyện, ngăn cách với huyện Quế Võ
Phía Nam giáp huyện Lương Tài
Phía Tây giáp huyện Thuận Thành
Phía Đông là sông Lục Đầu, ngăn cách với tỉnh Hải Dương.
Diện tích đất tự nhiên: 107.8 km2
Dân số trung bình: 92.238 người


7

Mật độ dân số: 856 người/km2
b) Điều kiện tự nhiên:
- Về khí hậu. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo
ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc
chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng
chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình
không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung
du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện
Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các
huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang
những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày

trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công
trình. Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh
quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá
và du lịch.
- Về đặc điểm thuỷ văn. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ
lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy
qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh
còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu,
sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng
Bình.


8

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó
tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng
nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào.
Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn,
trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và
có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể
khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong
đó có các hoạt động của đô thị.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [14]
Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Bình đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu
quan trọng, kinh tế phát triển với tốc độ cao và toàn diện, diện mạo vùng nông
thôn từng bước được đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 11%. Năm 2018:
Giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 327 tỷ đồng; Giá trị sản xuất khu vực dich vụ
- thương mại đạt 465 tỷ đồng; Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 335,5
tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/người/năm.
Sau 20 năm tái lập (1999 - 2019), đặc biệt 10 năm trở lại đây, Gia Bình
đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế chính trị, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội. Người dân Gia Bình đang
hăng hái thi đua lao động sản xuất, lập thành tích kỷ niệm 20 năm tái lập huyện
Gia Bình (1999 - 2019) và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2019 - năm bản lề có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch 5 năm (2016
- 2020) của huyện. Bên cạnh đó, người dân Gia Bình luôn tự hào truyền thống
quê hương anh hùng với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, các thế hệ luôn cần cù
lao động, sáng tạo, khám phá và lập nên xóm làng trù phú, anh dũng, kiên cường


9

trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần xây dựng và bảo vệ
quê hương đất nước. Những thành quả ấy là nền tảng vững chắc để Gia Bình
vươn cao, vươn xa.
Hiện nay, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Bình đang tập trung
chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị mới, phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng gắn việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch
sử văn hóa với phát triển du lịch của huyện. Ngành công nghiệp không khói
này của huyện còn đang bỏ ngỏ, huyện đang có biện pháp tích cực đánh thức
lợi thế sẵn có, khai thác tiềm năng theo hướng hiệu quả, bền vững. Ngoài ra,
huyện còn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, luôn đảm bảo thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo
của toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra
1.2.


Giới thiệu về khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh

1.2.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên khu nhà ở [13]
a. Vị trí:


Phía Bắc tiếp giáp với khu dân cư thôn Phú Ninh, thị trấn Gia

Bình;


Phía Nam tiếp giáp với tuyến đường nhựa chạy từ khu tượng đài

trung tâm đi đường TL280;


Phía Tây giáp với khu dân cư mới của thị trấn Gia Bình;



Phía Đông giáp với tuyến đường TL280 đoạn đi huyện Lương Tài.


10

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí khu nhà ở Nam Phú Ninh và huyện Gia Bình
b. Điều kiện tự nhiên:
 Quy mô diện tích khoảng 15,87ha

 Quy mô dân số khoảng 900 người.
 Khu vực quy hoạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng
ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Lượng mưa
bình quân hàng năm 1100 - 1400 ml. Thời tiết trong năm chia thành
4 mùa rõ rệt. Có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực.
 Mùa mưa: thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa
cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo
bão, gây ngập úng cục bộ.
 Mùa khô: lượng mưa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài, nhiều
diện tích canh tác, ao, hồ, đầm bị khô cạn.
 Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau và gió mùa Đông Nam thịnh
hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.


11

 Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển khu nhà ở Nam Phú Ninh [13]
Thị trấn Gia Bình là đô thị huyện lỵ của huyện Gia Bình. Giao thông
đối ngoại hiện có quốc lộ 17 và dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng
Cái đi qua hiện đang được đầu tư, là lợi thế để phát triển KTXH.
Để cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như
của huyện Gia Bình và cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị Gia Bình đã được
phê duyệt thì việc đầu tư xây dựng Khu nhà ở Nam Phú Ninh là việc làm hết
sức đúng đắn và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng sống và phát triển bền vững.
Đây là dự án tổ hợp các công trình gồm:



191 căn hộ liền kề



20 căn biệt thự



Khu trung tâm thương mại



Khu thể dục thể thao



Quy mô dự án: 15,87ha với tổng số dân 900 người


12

Hình 1.3 Phối cảnh chung khu nhà ở Nam Phú Ninh, huyện Gia Bình [13]
Các công trình xây dựng trong khu nhà ở được thiết kế với kiến trúc hiện
đại, màu sắc hài hòa kết hợp với nhiều cây xanh bóng mát và cây xanh tạo môi
trường sinh thái. Từng nhóm tuyến phố được sử dụng chung một tông màu, lấy
gam màu chủ đạo cho toàn khu là màu sáng, chỉ sử dụng màu đậm để tạo điểm
nhấn.
Các công trình công cộng cấp đơn vị ở bao gồm nhà văn hóa, cây xanh,
bãi đỗ xe, thể dục thể thao và các khu nhà ở. Các khu chức năng này được kết

nối thông qua hệ thống trục giao thông chính và giao thông nội bộ trong khu
vực.


13

Hình 1.4 Một số hình ảnh kiến trúc khu nhà ở Nam Phú Ninh [13]
Quy hoạch sử dụng đất khu nhà ở Nam Phú Ninh [13]


14

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
Diện tích

Số

(m2)

căn

23.193

211

864

39,50

1.1 Đất nhà ở liền kề


18.796

191

764

32,01

1.2 Đất nhà biệt thự

4.397

20

100

7,49

2

Đất công trình cộng cộng

1.549

2,64

3

Đất cây xanh


10.314

17,57

STT

Chức năng - Ký hiệu

1

Đất ở

3.1 Đất cây xanh cảnh quan

5.762

3.2 Đường dạo

2.366

3.3 Đất cây xanh TDTT

2.159

Dân số

Tỉ lệ
(%)


Đất hành lang HTKT khu
4

nhà ở liền kề

1.383

2,36

5

Đất giao thông

22.272

37,93

875

1,49

21.397

36,44

58.711

100,00

5.1 Bãi đỗ xe

5.2 Đường giao thông
Tổng diện tích lập QH

Khu nhà ở bao gồm các ô quy hoạch được giới hạn bằng hệ thống đường
khu vực, phân khu vực.
Đất công cộng với diện tích 1.549 m², bố trí công trình trường mầm non,
nhà văn hóa. Mật độ xây dựng tối đa 40%; Tầng cao tối đa 2 tầng.
Đất ở có tổng diện tích 23.193 m², bao gồm:


Đất nhà ở liền kề: Bao gồm 13 ô đất có ký hiệu LK-01÷ LK-13. Tổng
diện tích 18.796m². Mật độ xây dựng tối đa 84%; Tầng cao tối đa 5
tầng.


×