Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan làng cổ phước tích (xã phong hòa, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế) (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.51 MB, 124 trang )

TRƯ NG Đ I H C IẾN TR C HÀ N I
----------------------------------

DOÃN ANH HOÀNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH
(XÃ PHONG HÒA, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ)

VÀ CÔNG TRÌNH

à ội - 2019


TRƯ NG Đ I H C IẾN TR C HÀ N I
----------------------------------

DOÃN ANH HOÀNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TR C CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH
(XÃ PHONG HÒA, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ)
Chuyên ngành: uản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

:
P






.





à ội - 2019

ẤM


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kiến
trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Khuất Tân
Hƣng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, gợi mở những ý tƣởng, những phƣơng pháp
nghiên cứu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này và xin bày tỏ
lòng biết ơn đến các thầy, cô Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình
giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
trong thời gian nghiên cứu luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04/2019

Tác giả luận văn

Doãn Anh Hoàng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Doãn Anh Hoàng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4
* Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu ................................................................ 4
* Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ ......................................................... 5
* Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 8

CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH ............................ 8
1.1. Khái quát về Làng cổ Phƣớc Tích ........................................................ 8
1.1.1. Giới thiệu chung về Làng cổ Phƣớc Tích: ............................................ 8
1.1.2. Đặc điểm lịch sử của Làng cổ Phƣớc Tích ......................................... 11
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội ................................................... 13
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan Làng cổ Phƣớc Tích . 15
1.2.1. Cấu trúc và tổ chức không gian làng cổ Phƣớc Tích .......................... 15
1.2.2. Thực trạng không gian cảnh quan làng cổ .......................................... 16
1.2.3. Thực trạng các công trình tôn giáo tín ngƣỡng: .................................. 18


1.2.4. Nhà ở truyền thống tại Làng cổ Phƣớc Tích ....................................... 24
1.2.5. Giá trị của không gian kiến trúc cảnh quan Làng cổ Phƣớc Tích....... 29
1.2.6. Đánh giá chung về kiến trúc và không gian kiến trúc cảnh quan Làng
cổ Phƣớc Tích ............................................................................................... 31
1.3. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan Làng cổ Phƣớc
Tích ............................................................................................................... 32
1.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Làng cổ
Phƣớc Tích .................................................................................................... 32
1.3.2. Thực trạng xây dựng các công cụ quản lý và triển khai thực hiện tại
làng cổ Phƣớc Tích........................................................................................ 33
1.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển du lịch ở Phƣớc Tích .......... 34
1.3.4. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trƣờng ................................ 36
1.3.5. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và du
lịch tại làng cổ Phƣớc Tích ........................................................................... 38
1.3.6. Đánh giá chung ................................................................................... 39
1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu ................................................. 40
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH ..................................... 42

2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý kiến trúc cảnh quan ............................. 42
2.1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về không gian kiến trúc cảnh quan ................... 42
2.1.2. Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan ................................................ 45
2.1.3. Tiêu chí phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan các di sản định cƣ .. 47
2.1.4. Các tiêu chí quản lý kiến trúc cảnh quan của các di sản định cƣ ....... 47
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian kiến trúc cảnh quan................... 50
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên
quan ............................................................................................................... 50
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với Di sản và bảo tồn di sản .... 50


2.2.3. Quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích Làng cổ Phƣớc
Tích của UBND huyện Phong Điền .............................................................. 53
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan làng cổ Phƣớc Tích ............................................................................ 57
2.3.1. Yếu tố cảnh quan tự nhiên .................................................................. 57
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ......................................................................... 58
2.3.3. Yếu tố về quy hoạch............................................................................ 58
2.3.4. Yếu tố quản lý ..................................................................................... 59
2.3.5. Vai trò của cộng đồng ......................................................................... 59
2.4. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các di sản
định cƣ trên thế giới và Việt Nam ............................................................. 60
2.4.1. Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới .............................................. 60
2.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc ..................................................................... 67
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH. .................................... 70
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan Làng cổ Phƣớc Tích........................................................................... 70
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu: .......................................................................... 70
3.1.2. Nguyên tắc: ......................................................................................... 71

3.2. Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............ 72
3.2.1. Đề xuất phân vùng bảo tồn Làng cổ Phƣớc Tích ................................ 72
3.2.2. Giải pháp quản lý không gian cảnh quan cây xanh, mặt nƣớc, hệ thống
giao thông (không gian cảnh quan tĩnh) ....................................................... 76
3.2.3. Giải pháp quản lý không gian cảnh quan sinh hoạt trong Làng cổ
(không gian cảnh quan động) ........................................................................ 80
3.2.4. Giải pháp quản lý công trình kiến trúc................................................ 81


3.3. Đề xuất giải pháp về bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan Làng cổ Phƣớc Tích........................................................................... 86
3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan Làng Cổ
Phƣớc Tích .................................................................................................... 86
3.3.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ..... 88
3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh
quan làng cổ Phƣớc Tích ............................................................................ 89
3.4.1. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác lập quy hoạch ................. 90
3.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đầu tƣ, khai thác sử dụng . 92
3.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát .................. 94
3.4.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc giữ gìn và
phát huy các giá trị không gian kiến trúc cảnh quan di tích Làng cổ Phƣớc
Tích................................................................................................................ 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96
Kết luận ......................................................................................................... 96
Kiến nghị ....................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BQL

Ban quản lý

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

UBND

Ủy ban Nhân dân

QLĐT

Quản lý đô thị

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên đầy đủ

bảng

Trang

Bảng 1.1 Lượng khách du lịch đến làng cổ Phước Tích

35

Bảng 1.2 Các vấn đề vệ sinh môi trường Làng cổ Phước Tích

36

Bảng 2.1 Phân cấp quản lý di tích ở nước ta

53

Bảng 2.2

Chỉ tiêu trước và sau cải tạo khu phố cổ thành phố
Hameln, Đức

65


DANH MỤC HÌNH


Số hiệu

Tên đầy đủ

hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ vị trí Làng cổ Phước Tích

8

Hình 1.2

Bản đồ vị trí Làng cổ Phước Tích

10

Hình 1.3

Làng cổ Phước Tích vào mùa mưa lũ

11

Hình 1.4

Sông Ô Lâu


15

Hình 1.5

Hồ Sen trong làng

15

Hình 1.6

Bản đồ tồng thể cảnh quan Làng cổ Phước Tích

18

Hình 1.7

Miếu Quảng Tế và di vật Yoni

20

Hình 1.8

Miếu Cây Thị

20

Hình 1.9

Đình Làng Phước Tích


21

Hình 1.10 Chùa Phước Bửu

22

Hình 1.11 Mặt bằng tổng thể nhà ông Lương Thanh Phong

25

Hình 1.12 Nhà ông Lương Thanh Phong

25

Hình 1.13 Mặt bằng tổng thể nhà ông Lê Trọng Khương

26

Hình 1.14 Nhà ông Lê Trọng Khương

26

Hình 1.15 Mặt bằng tổng thể nhà ông Hồ Văn Tế

28

Hình 1.16 Nhà ông Hồ Văn Tế

28


Hình 1.17 Lò gốm cổ còn sót lại tại Làng cổ Phước Tích

31

Hình 1.18

Sơ đồ bộ máy quản lý BQL Làng cổ Phước Tích hiện
tại

Hình 1.19 Lối vào Miếu Quảng Tế bị hoang hóa, xâ thực, phải đi

33
39


qua nhà dân lấn chiếm để tiếp cận
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Các yếu tố không gian kiến trúc cảnh quan Làng cổ
Phước Tích
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức việc quản lý và bảo tồn di sản
Phong cảnh hài hòa giữa kiên trúc và thiên nhiên tại

Lệ Giang
Kiến trúc độc đáo giao thoa nhiều dân tộc tại Lệ
Giang
Thành phố Lệ Giang bị pha trộn nhiều công trình mới
mang phong cách nửa truyển thống nửa hiện đại
Khu phố cổ thành phố Hameln, Đức
Lễ hội truyền thống của người dân thành phố Hameln,
Đức

41
52
61

61

62
66
67

Hình 2.8

Một góc của đô thị cổ Hội An

69

Hình 3.1

Bản đồ đề xuất phân vùng bảo vệ Khu vực I

72


Hình 3.2

Bản đồ đề xuất phân vùng bảo vệ Khu vực II

74

Hình 3.3

Bản đồ đề xuất phân vùng bảo vệ Khu vực III

75

Hình 3.4

Hình 3.5

Cây xanh còn lộn xộn ven hồ sen tại Làng cổ Phước
Tích
Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại của BQL Làng cổ
Phước Tích

78

87

Hình 3.6

Sơ đồ đề xuất tổ chức bộ máy quản lý


88

Hình 3.7

Sơ đồ các hình thức tham gia của cộng đồng

90

Hình 3.8

Sơ đồ mức độ tham gia của cộng đồng

93


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Theo thống kê, hiện nay trên cả nƣớc ta có khoảng 40.000 di tích, trong đó
có hơn 3.000 di tích đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia phân bố trên khắp các
vùng miền. Các di tích đƣợc phân loại bao gồm: Di tích lịch sử; Di tích kiến
trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam thắng cảnh (căn cứ Điều 14 Nghị
định 92/2002/NĐ-CP). Trong đó các di tích quốc gia là những di tích có giá
trị tiêu biểu, đại diện cho quốc gia. Các di tích Việt Nam dù theo cách phân
loại nào cũng đều có mối quan hệ mật thiết với kiến trúc cảnh quan và môi
trƣờng xung quanh, bản thân cảnh quan là một bộ phận cấu thành nên di tích.
Trong quá trình tồn tại, các di tích ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều
nguy cơ dẫn tới sự xuống cấp, hƣ hỏng theo thời gian. Cùng với đó là những
nguy cơ đe dọa đến sự bền vững của kiến trúc cảnh quan tại khu vực di tích.

Các nguy cơ đó đến từ sự thay đổi, phát triển của các yếu tố tự nhiên và xã
hội đồng thời các nguy cơ cũng có thể đến ngay từ những hoạt động chức
năng của di tích hay từ chính những hoạt động bảo tồn, tu bổ và phát huy giá
trị của các di tích trong đời sống đƣơng đại.
Sự phát triển tất yếu của đời sống xã hội cả ở đô thị và nông thôn đều có
xu hƣớng thu hẹp dần phạm vi của các khu di tích nói chung và di tích cấp
quốc gia nói riêng. Chỉ riêng việc giảm tỷ trọng của các khu vực cảnh quan tự
nhiên trong các khu di tích cũng đã làm suy giảm và phá vỡ sự cân bằng, bền
vững của kiến trúc cảnh quan khu di tích. Những sự xâm lấn đất đai, chuyển
đổi chức năng sử dụng đất, phát triển xây dựng mới không những làm biến
đổi những đặc tích vốn có của các kiến trúc truyền thống Viêt Nam là gắn bó,
hòa nhập với cảnh quan tự nhiên, mà còn phá vỡ sự cân bằng, hủy hoại dần
cảnh quan của khu vực di tích.


2

Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia với
những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các lễ hội truyền thống là một
nguồn tài nguyên lớn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Sự phát
triển du lịch gắn với di sản văn hóa một mặt đã phát huy đƣợc giá trị của các
di tích, danh thắng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhƣng mặt khác cũng
là nguyên nhân tạo ra các nguy cơ tác động xấu đến kiến trúc cảnh quan. Bản
thân các hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng tại di tích cũng có thể trở thành nguy
cơ ảnh hƣởng xấu. Đặc biệt trong các ngày quan trọng hay các dịp lễ hội, số
ngƣời đến di tích tăng lên gấp bội và các nguy cơ xâm hại đến kiến trúc cảnh
quan sẽ trở nên rất khó kiểm soát.
Ngoài ra, chính việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích nếu không đƣợc quản
lý tốt cũng là nguy cơ gây ảnh hƣởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của di tích.
Trong các dự án bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích, vấn đề quản lý, cải

thiện cảnh quan, bảo vệ kiến trúc cảnh quan chƣa đƣợc quan tâm một cách
thỏa đáng. Các dự án thƣờng có xu hƣớng thay đổi cấu trúc sử dụng đất, các
phần đất dành cho cây xanh, cảnh quan bị thu hẹp dần, thay vào đó là các
công trình dịch vụ đáp ứng các nhu cầu chức năng và phục vụ du khách nhƣ
bãi để xe, nhà đón tiếp khách, khu vệ sinh hay các công trình dịch vụ khác.
Tất cả những hoạt động và biến đổi đó luôn tác động xấu đến sự bền vững của
kiến trúc và cảnh quan.
Trên thực tế, do khả năng hạn hẹp về tài chính và sự thiếu phối hợp giữa
các ngành có trách nhiệm, đồng thời nhận thức về bảo vệ kiến trúc truyền
thống cùng cảnh quan còn hạn chế nên công tác bảo vệ trong hoạt động bảo
tồn, tu bổ di tích chƣa đƣợc chú trọng, còn nhiều vấn đề tồn tại. Sự thiếu ý
thức về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên di tích của khách du lịch và cộng đồng
địa phƣơng; công tác quản lý còn nhiều bất cập do chƣa có cơ chế chính sách,
quy chế quản lý, kinh phí phù hợp...


3

Để bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, bên cạnh công tác bảo tồn, tu bổ
và tôn tạo đang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm thì công tác bảo vệ, cải thiện cảnh
quan tại các di tích là hết sức cần thiết. Trong những năm qua, tại nhiều di
tích trên cả nƣớc công tác bảo vệ kiến trúc truyền thống và cảnh quan đã đƣợc
các cơ quan quản lý quan tâm chú trọng đầu tƣ. Tuy nhiên do nhiều nguyên
nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, hiệu quả của công tác này còn hạn chế.
Trong các di tích cấp quốc gia đã đƣợc xếp hạng, làng cổ Phƣớc Tích là di
tích chứa đựng nhiều giá trị đặc biệt về kiến trúc cảnh quan, bao gồm kiến
trúc truyền thống đặc trƣng vùng Trung bộ và cảnh quan sinh thái nhân văn.
Phƣớc Tích cũng là một trong 2 làng cổ hiếm hoi trong cả nƣớc đƣợc xếp
hạng di tích cấp quốc gia, còn lƣu giữ nhiều giá trị về di tích cƣ trú, trong mối
quan hệ hài hòa giữa kiến trúc, con ngƣời và cảnh quan thiên nhiên. Với nhận

thức du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phƣơng, những năm qua, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế đã đề ra mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở Phƣớc Tích.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia
(2009), lƣợng khách tới làng cổ gia tăng, ở Phƣớc Tích đã xuất hiện nhiều vấn
đề về gìn giữ bảo tồn kiến trúc cảnh quan, khi hầu nhƣ chƣa có hạ tầng du
lịch, hạ tầng kỹ thuật và thiếu nguồn nhân lực địa phƣơng trong việc bảo vệ di
tích, cảnh quan sinh thái nhân văn làng cổ. Những vấn đề về kiến trúc cảnh
quan sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu thiếu các biện pháp bảo vệ
mang tính phòng ngừa, khi trong tƣơng lai công tác du lịch có các bƣớc phát
triển. Do vậy cần thiết xây dựng một mô hình quản lý, bảo vệ kiến trúc truyền
thống và cảnh quan thiên nhiên tại làng cổ Phƣớc Tích, một mặt trực tiếp góp
phần cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan tại làng cổ, mặt khác có thể áp
dụng cho việc giải quyết hiệu quả các vấn đề quản lý kiến trúc cảnh quan cho
các di tích có điều kiện tƣơng đồng khác trong cả nƣớc.


4

* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan Làng cổ Phƣớc Tích.
- Để xuất một số giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan, nhằm bảo tồn các
giá trị di tích, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của Làng cổ Phƣớc
Tích.
* Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan Làng cổ Phƣớc Tích.
- Phạm vi nghiên cứu: không gian cƣ trú của Làng cổ Phƣớc Tích thuộc xã
Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích khoảng

1km2
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phƣơng pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng kiến trúc đi
đôi với bảo tồn một ngôi làng cổ; đề xuất mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan
làng cổ; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kiến trúc cảnh quan nhằm
quản lý kiến trúc cảnh quan Làng cổ Phƣớc Tích đƣợc hiệu quả.
Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan
Làng cổ Phƣớc Tích giúp cho chính quyền địa phƣơng tại đây cũng nhƣ
những ngôi làng cổ khác có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả kiến


5

trúc cảnh quan ngôi làng cổ điển hình của cả nƣớc; góp phần xây dựng một
ngôi làng cổ du lịch, hài hòa với thiên nhiên và kiến trúc cảnh quan, mang đặc
thù riêng cho khu vực, đem lại cho cƣ dân cuộc sống tiện nghi và thoải mái,
tạo ảnh hƣởng tích cực tới cuộc sống của dân cƣ khu vực lân cận.
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ
- Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hƣớng của con ngƣời tác động
vào môi trƣờng nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng.
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yêu tố thiên
nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: địa hình, mặt nƣớc, cây xanh, điều kiện khí hậu,

không trung và con ngƣời.
+ Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đƣờng phố, quảng trƣờng,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tƣợng hoành tráng trang trí. [21]
- Quản lý đô thị: Là hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác
quy hoạch, hoạch định các chƣơng trình phát triển và duy trì các hoạt động đó
để đạt đƣợc mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Quản lý đô thị gồm 6
nhóm sau: quản lý đất và nhà ở đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị,
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị , quản lý hạ tầng xã hội đô thị, quản lý môi
trƣờng đô thị, quản lý kinh tế, tài chính đô thị. [20]
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu
trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất
lƣợng sống đô thị. [20]
- Làng cổ: là một tế bào xã hội, một đơn vị tổ chức xã hội của quần cƣ
nông thôn Việt Nam, có lịch sử hình thành từ xa xƣa, tồn tại đến ngày nay và


6

còn lƣu giữ đƣợc những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, truyền thống. [1;
24]
- Bảo tồn, trùng tu di tích: Là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại
lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó. [26]
- Di sản kiến trúc: Là các công trình, cụm công trình, quần thể kiến trúc
của thế hệ trƣớc để lại cho thế hệ sau. [25]
- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển
nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. [26]
- Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia. [26]
- Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín
ngƣỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và những tri thức
dân gian khác. [26]
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
Làng cổ Phƣớc Tích.
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Làng
cổ Phƣớc Tích.


7

Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Làng
cổ Phƣớc Tích.


8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH
1.1. Khái quát về Làng cổ Phƣớc Tích

1.1.1. Giới thiệu chung về Làng cổ Phƣớc Tích:

Hình 1.1. Bản đồ vị trí Làng cổ Phước Tích [40]
Làng Phƣớc Tích hiện nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Xã Phong Hòa có dân số 7.599 ngƣời (năm 2009). Tổng
diện tích 3.502 ha.


9

Làng Phƣớc Tích còn có tên gọi là "Kẻ Độc", xuất phát từ tên gọi một loại
sản phẩm gốm. Các sản phẩm của làng nhƣ lu, hông, độc, hũ, ang, chum,
vại... do độ nung cao và chất đất tốt nên đƣợc ngƣời dân ở nhiều vùng ƣa
thích. Gốm Phƣớc Tích đƣợc mang đi bán khắp các chợ từ Quảng Bình đến
Quảng Ngãi. Sản phẩm gốm Phƣớc Tích không chỉ đƣợc cung cấp cho nhân
dân mà còn đƣợc vua quan nhà Nguyễn ƣa chuộng. [31]
Phƣớc Tích là một trong những làng cổ hiếm hoi hội tụ đầy đủ các yếu tố
cấu thành một làng di tích trên mọi phƣơng diện: lịch sử, bề dày văn hóa, quỹ
kiến trúc, giá trị cảnh quan môi trƣờng, nghề truyền thống v.v...
Làng cổ Phƣớc Tích đã đƣợc công nhận là di tích quốc gia làng cổ vào
ngày 18/03/2009 theo Quyết định số 832/QĐ – BVHTHDL. Đây là làng cổ
thứ hai đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam công nhận sau làng cổ Đƣờng Lâm (Sơn
Tây, Hà Nội). Làng cổ Phƣớc Tích còn lƣu giữ khá nguyên vẹn những yếu tố
gốc của làng truyền thống vùng văn hóa Huế và miền Trung.
a. Vị trí địa lý
Làng cổ Phƣớc Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Làng Phƣớc Tích có diện tích khoảng 1km2. Địa thế khá đặc biệt:
- Sông Ô Lâu bao bọc quanh làng trừ các lối thông ra ngoài tại Cống
(trƣớc đây gọi là Cống ông Khóa Thạo) ở phía chính Bắc và cầu Phƣớc Tích

ở phía Tây - Tây Nam;
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp các làng Phú Xuân, Mỹ Xuyên, Mỹ Cang,
cách thị trấn Ƣu Điềm (huyện lỵ cũ của huyện Phong Điền) khoảng 4 km theo
hƣớng Đông Bắc;
- Phía Tây Nam là làng Mỹ Chánh, từ ga Mỹ Chánh tới thành phố Huế là
40 km và ra Quảng Trị là 19km. Phía Nam là làng Hội Kỳ.


10

Làng Phƣớc Tích bao gồm cả Hà Cát – là một cồn cát ở hữu ngạn sông Ô
Lâu dành làm nghĩa trang. Phía Tây Bắc làng có một hồ rộng khoảng 2 mẫu
(xem Hình 1.2).

Hình 1.2. Bản đồ vị trí Làng cổ Phước Tích [42]
b. Khí hậu
Phƣớc Tích nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, khí hậu mát, có kèm theo mƣa phùn;
- Trong mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7, thƣờng có gió nồm (Đông Nam),
đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng của gió "phơn" (Tây Nam) từ gió Lào sang
rất nóng và khô;
- Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, mƣa không to, độ ẩm thấp;
- Vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 nhiệt độ thƣờng xuống thấp thất
thƣờng, hay chịu tác động của các áp thấp nhiệt đới dẫn đến mƣa lớn kéo dài
gây nên bão tố, lũ lụt.
c. Thủy văn
Bao quanh Phƣớc Tích là dòng Ô Lâu. Dòng sông đã mang lại nguồn lợi
lớn cho nhân dân Phƣớc Tích từ bao thế kỷ nay do có nguồn thủy sản mang
giá trị lớn về kinh tế.



11

Tuy nhiên do địa hình miền Trung nên sông ngắn, độ dốc chênh lệch lớn,
vào mùa mƣa nƣớc sông thƣờng dâng lên cao gây lũ lụt, ngập úng kéo dài
(xem Hình 1.3).

Hình 1.3. Làng cổ Phước Tích vào mùa mưa lũ
d. Giao thông
Từ xƣa Phƣớc Tích đã có nhiều thuận lợi về giao thông đƣờng thủy lẫn
đƣờng bộ. Dòng Ô Lâu là con đƣờng giao thông đƣờng thủy quan trọng
không riêng đối với làng mà cả đối với các xã trong vùng. Từ Phƣớc Tích
ngƣời dân có thể đi thuyền lên rừng khai thác lâm thổ sản, ra đầm phá đến cửa
biển tới các nơi để giao lƣu kinh tế.
Phƣớc Tích cách quốc lộ 1A khoảng 2km, nằm trên đƣờng quốc lộ 49B có
vị trí thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển, lƣu thông hàng hóa.
Với vị trí giao thông thuận lợi Phƣớc Tích ngày càng đƣợc mở rộng tạo
điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử của Làng cổ Phƣớc Tích
a. Theo gia phả các dòng họ:
Gia phả họ Hoàng khai canh cho biết: "Ngài thủy tổ họ Hoàng chúng ta
ngƣời làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An làm quan võ với
chức tƣớc Đặc tấn phụ quốc thƣợng tƣớng quân cẩm y vệ, đô chỉ huy sứ, chỉ
huy sứ quản trị phó tƣớng Hoàng Minh Hùng. Ngài phò vua Lê Thánh Tông
thân chinh đánh Chiêm Thành năm 1470 đại quân tiến vào Hóa Châu. Quan


12

quân của ngài qua lƣu vực sông Ô Lâu, ngài xem xét địa hình rồi bao chiếm

địa phận từ khe Trăn xuống khe Trái, đến xứ Cồn Dƣơng, địa thế nơi đây
thích hợp bèn chiêu mộ nhân dân di dân lập thành xã hiệu, xƣa gọi là Hoàng
Giang, sau đổi lại là làng Phƣớc Tích cho đến bây giờ. Ngài thật có công lớn,
lại khiêm tốn, không tự xƣng là mình có công nên ngƣời đời sau tôn trọng đức
độ của ngài, tôn ngài là khai canh rồi lập miếu phụng thờ".
Gia phả của các họ khác trong làng cũng có những ghi chép tƣơng tự.
Tƣơng truyền, tên Phƣớc Tích là ý tƣởng của ngƣời xƣa xuất phát từ mong
muốn tích lũy phúc đức cho con cháu muôn đời sau.
b. Theo góc nhìn khoa học:
Làng cổ Phƣớc Tích đƣợc hình thành từ thế kỷ 15. Năm 1470, sau khi bình
Chiêm thắng lợi, theo chủ trƣơng của triều đình, chiêu mộ dân vào vùng đất
mới để định cƣ lập nghiệp. Hoàng Minh Hùng (ngƣời làng Cảm Quyết –
huyện Quỳnh Lƣu – tỉnh Nghệ An cùng với mƣời một ngài thủy tổ của 11
dòng họ đều là ngƣời cùng quê trở thành 12 dòng họ đầu tiên vào xứ Cồn
Dƣơng khai hoang lập ấp, xây dựng nên làng. Bên cạnh việc tìm đất định cƣ,
phát triển nghề nghiệp, những ngƣời khai canh đã vận động đƣa hài cốt tổ tiên
từ 3 đời trƣớc đem vào cải táng tại đây. [31]
Theo sách Ô Châu Cận Lục, vào năm 1553, tên làng là Dũng Quyết. Thời
Lê Mạc (TK16) thuộc Kim Toà – châu Hoá, sau đổi là Cồn Dƣơng (Giàng) xã
hiệu Phƣớc Giang. Triều Tây Sơn năm 1778 đổi là Hoàng Giang. Năm 1802
vua Gia Long đổi tên là Phƣớc Tích thuộc tổng Phù Trạch, phủ Thừa Thiên.
Năm 1945 thuộc xã Phong Lâu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm
1958 sau khi sáp nhập huyện và tỉnh thì đổi là xã Phong Hòa, huyện Hƣơng
Điền (Phong Điền + Hƣơng Điền), tỉnh Bình - Trị - Thiên (Quảng Bình +
Quảng Trị + Thừa Thiên), nay lại phân chia lại theo địa lý nhƣ cũ: thôn Phƣớc
Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. [31]


13


1.1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội
a. Đặc điểm dân cƣ và kinh tế
Dân cƣ trong làng đa số là ngƣời già sống neo đơn. Tổng số dân toàn làng
có 115 hộ với 320 ngƣời, trong đó có hơn 30% số ngƣời từ 65 tuổi trở lên,
điều này gây khó khăn trong việc kế thừa gìn giữ hệ thống nhà rƣờng cổ, cảnh
quan nhà vƣờn và nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Hiện trong 26
ngôi nhà rƣờng cổ thì có đến 8 nhà không có ngƣời ở, chỉ nhờ họ hàng trông
coi, do đó đã xuống cấp, sân vƣờn không đƣợc chăm sóc.
Làng Phƣớc Tích không có ruộng, trƣớc đây trong làng có nghề gốm và
nghề ép dầu chuồn tuy nhiên hiện nay đã mai một. Gốm Phƣớc Tích hiện giờ
chỉ duy trì đƣợc 3 lò gốm truyền thống phục vụ du lịch (tham quan nghiên
cứu, quảng diễn, truyền dạy) với 14 lao động tuổi trung bình là 70 tuổi. Ngoài
ra có 2 lò ga vận hành các mặt hàng truyền thống và một số sản phẩm gốm
lƣu niệm mỹ thuật hiện đại, vận hành lò này là 2 thợ đã đƣợc gửi đi học 6
tháng tại Bát Tràng. Tuy nhiên loại hình gốm này vẫn chƣa thật sự đƣợc ƣa
chuộng.
Do sông Ô Lâu bao quanh nên Phƣớc Tích không có khả năng mở rộng đất
đai, sự giao lƣu ra bên ngoài cũng bị hạn chế nên ngƣời dân có cuộc sống
khép kín, hƣớng nội.
Những ngƣời trẻ tuổi trong làng chủ yếu đi làm ăn xa, nguồn nhân lực trẻ
làm dịch vụ du lịch tại chỗ rất thiếu và kém về kỹ năng.
b. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Giá trị văn hóa lịch sử của làng cổ Phƣớc Tích, gồm các yếu tố: bảo lƣu
những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung về lối sống,
phong tục tập quán, truyền thống khoa bảng, lễ hội, các ngành nghề truyền
thống…


14


Làng cổ Phƣớc Tích vẫn bảo lƣu đƣợc văn hóa dòng họ, xóm, phe, là một
truyền thống văn hóa quý báu của làng quê Việt Nam. Ở Phƣớc Tích do nhu
cầu của nghề gốm, ngƣời dân phải liên kết với nhau để khai thác nguyên liệu
đất, củi đốt, dựng lò, đốt lò, buôn bán sản phẩm, nên quan hệ dòng họ, xóm
phe rất đƣợc chú trọng. Hoàng Minh Hùng đƣợc coi là Thành Hoàng làng và
là ông tổ mang nghề gốm truyền dạy cho dân làng. Tất cả các dòng họ và các
chi họ trong làng đều lập ra nhà thờ họ riêng. Mỗi nhà thờ họ đều lƣu giữ gia
phả, hƣơng án, mộc chủ của dòng họ mình cùng với các bức hoành phi, câu
đối. Hàng năm đến ngày kị giỗ của ông tổ dòng họ, con cháu hậu duệ tập
trung tại nhà thờ để cúng tế.
Phƣớc Tích có bề dày truyền thống khoa bảng và hiếu học, đƣợc thể hiện
bằng việc xây dựng Văn Thánh thờ Khổng Tử và các hiền nhân. Năm Thành
Thái 2 (1890); ngay từ thời Gia Long, đã có ông Nguyễn Văn Kham thi đậu
kỳ thi Hƣơng, đƣợc xem là tú tài phát khoa của làng, về sau có 19 ngƣời đỗ
đạt tú tài và cử nhân dƣới thời Nguyễn. [31]
Ngƣời Phƣớc Tích có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, thể hiện qua
một hệ thống di tích tín ngƣỡng dày đặc vừa mang tính phổ biến lại vừa mang
đặc trƣng của làng nhƣ miếu Đôi, Văn Thánh, miếu thờ các nhân thần, chùa
làng, đình, các nhà thờ họ... Cùng với quá trình di dân lập làng, ngƣời Việt đã
mang theo tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của mình từ phía Bắc vào cùng
hội nhập với tín ngƣỡng, tôn giáo bản địa của ngƣời Chăm làm cho đời sống
văn hóa tinh thần thêm phong phú. Bên cạnh đời sống tín ngƣỡng là các trò
chơi thôn quê nhƣ "đánh mạng", "đánh thẻ", "nhảy chang cháng"... và tổ chức
đua thuyền với các làng trên sông Ô Lâu.


×