Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông châu giang, thành phố phủ lý (đoạn từ quốc lộ 1a đến cầu liêm chính, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 126 trang )

G

O

À ĐÀO
N

O

Y

G

H
N
H N
----------------------------------

ĐẶNG NGỌC SƠN

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
(ĐOẠN TỪ QUỐC LỘ 1A ĐẾN CẦU LIÊM CHÍNH,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM)

Q Y O

Hà Nội - 2019

Ù G À ĐÔ






G

O

C À ĐÀO

O

Y

TR ỜNG ĐẠI H C KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------ĐẶNG NGỌC SƠN
KHÓA 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
(ĐOẠN TỪ QUỐC LỘ 1A ĐẾN CẦU LIÊM CHÍNH,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM)
C

Q

oạc vù

v đô t ị


60.58.01.05
N

N

NG

CS Q Y O C

NG

N

ÙNG À ĐÔ

O

TS. LÊ XUÂN HÙNG

Nội – 2019

ỌC



NG


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn được gửi những tình
cảm chân thành nhất đến gia đình, thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người
bạn đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng
dẫn TS. Lê Xuân Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, giảng giải, động viên
khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã
cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu luận văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn
thành đúng thời hạn và đạt chất lượng.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Ngọc Sơn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
*Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu. ........................................................................................ 2
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. ................................... 4
* Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn. ....................................... 5
* Cấu trúc luận văn. ............................................................................................. 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 8
CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG.................................................... 8
1.1. Khái quát về cảnh quan khu vực nghiên cứu. ............................................ 8
1.1.1. Vị trí và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm lịch sử và quá trí biến đổi sông Châu Giang. .............................. 9
1.1.3. Giá trị và vai trò của sông Châu Giang trong không gian cảnh quan
thành phố Phủ Lý. ................................................................................................ 10
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông..................................................................................................... 11
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông. ............... 17


1.2.1. Thực trạng kiến trúc công trình hai bên bờ sông. ...................................... 17
1.2.2. Thực trạng kết nối trong khu vực nghiên cứu. ........................................... 20
1.2.3. Thực trạng cảnh quan và hệ thực vật hai bên bờ sông. .............................. 21
1.2.4. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị hai bên bờ sông. ................ 23
1.3. Đánh giá hiện trạng và các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. ............... 29
1.3.1. Đánh giá hiện trạng. ................................................................................... 29
1.3.2. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết........................................................ 30
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG . 32

2.1. Cơ sở lý thuyết về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị. ...................... 32
2.1.1.Vai trò của tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan................................... 32
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị. ........................................................................ 32
2.1.3. Các yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan. ..................................................... 34
2.1.4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức không gian KTCQ. ............ 39
2.1.5. Lý luận về thiết kế đô thị. .......................................................................... 40
2.2. Cơ sở pháp lý. .............................................................................................. 45
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật. .............................................................. 45
2.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm. ...................................................... 48
2.2.3. Các quyết định phê duyệt, đồ án quy hoạch, thiết kế đã được phê duyệt
liên quan đến khu vực nghiên cứu. ...................................................................... 48
2.3. Các yếu tố tác động đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông. .................................................................................................. 49
2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ..................................................................................... 49
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội. ............................................................................... 52
2.3.3. Yếu tố văn hóa. .......................................................................................... 55
2.3.4. Yếu tố khoa học công nghệ. ....................................................................... 56


2.4. Kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông. ..................................................................................................................... 57
2.4.1. Kinh nghiệm tại Việt Nam. ........................................................................ 57
2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới. ......................................................................... 61
CHƢƠNG III: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG .............................................................. 65
3.1. Quan điểm và mục tiêu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. ......... 65
3.1.1. Quan điểm. ................................................................................................. 65
3.1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 65
3.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. ............................. 66
3.3. Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ

sông. ..................................................................................................................... 66
3.3.1. Phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan. .............................................. 66
3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian quảng trường, bến thuyền, công viên. ....... 80
3.3.3. Giải pháp về kiến trúc công trình. .............................................................. 88
3.3.4. Giải pháp tổ chức cảnh quan. ..................................................................... 94
3.3.5. Giải pháp tổ chức giao thông. .................................................................... 97
3.3.6. Giải pháp về tiện ích đô thị và hạ tầng kỹ thuật......................................... 99
3.4. Giải pháp tổ chức hoạt động. ................................................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 109
* Kết luận .......................................................................................................... 109
* Kiến nghị ........................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
KCN
KTCQ
QHC
QHXDVN

Giải nghĩa
Khu công nghiệp
Kiến trúc cảnh quan
Quy hoạch chung
Quy hoạch xây dựng Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4


Tên hình, tên bảng
Phạm vi nghiên cứu trong điều chỉnh QHC Thành phố
Phủ Lý đến năm 2030
Vị trí, phạm vi nghiên cứu
Vị trí sông Châu và khu vực nghiên cứu trong điều chỉnh
QHC thị xã Phủ Lý đến năm 2020
Vị trí khu vực nghiên cứu trong sơ đồ phân khu chức
năng chính

Trang
3
8
11

12

Hình 1.5

Phân khu đô thị Phủ Lý hiện hữu (trung tâm lịch sử)

13

Hình 1.6

Phân khu đô thị - hành chính, chính trị phức hợp

14

Hình 1.7


Phân khu đô thị - y tế chất lượng cao

14

Hình 1.8

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

16

Hình 1.9

Hiện trạng công trình chợ Bầu

17

Hình 1.10 Hiện trạng khu vực xung quanh công trình chợ Bầu

17

Hình 1.11 Hiện trạng công trình trường học

18

Hình 1.12 Hiện trạng công trình nhà ở bờ Nam

18

Hình 1.13 Hiện trạng công trình nhà ở bờ Bắc


19

Hình 1.14 Hiện trạng công trình lịch sử, tôn giáo

19

Hình 1.15 Hiện trạng cảnh quan

22

Hình 1.16 Hiện trạng cây xanh tự nhiên, bờ bụi

23

Hình 1.17 Hiện trạng cây xanh cảnh quan

23

Hình 1.18 Hiện trạng hệ thống đê kè

24

Hình 1.19 Hiện trạng đường giao thông hai bên bờ sông

24

Hình 1.20

Hiện trạng vị trí đường chưa thi công bờ nam sông Châu
Giang


25


Hình 1.21 Mặt cắt kè sông Châu Giang

25

Hình 1.22 Hiện trạng hệ thống cầu qua sông Châu Giang

26

Hình 1.23 Hiện trạng vỉa hè và lan can bờ nam sông Châu Giang

27

Hình 1.24

Hiện trạng vỉa hè, bồn hoa và đèn chiếu sáng bờ Bắc
sông Châu Giang

28

Hình 2.1

Lý luận của Roger Trancik về thiết kế đô thị

41

Hình 2.2


Tính liên tục về thẩm mỹ trong kết nối không gian

42

Hình 2.3

Yếu tố tạo hình ảnh đô thị của Kelvin Lynch

43

Hình 2.4

Cảnh quan sông Hàn

58

Hình 2.5

Cảnh quan đường dạo bờ sông Hàn

59

Hình 2.6

Cảnh quan bờ sông Hương

60

Hình 2.7


Dự án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương

61

Hình 2.8

Cảnh quan sông Seine

62

Hình 2.9

Điểm nhấn thị giác sông Seine về đêm

62

Hình 2.10 Cảnh quan sông Yarra với các khu dã ngoại bên bờ sông

63

Hình 2.11 Cảnh quan sông Thames

64

Hình 3.1

Sơ đồ phân vùng cảnh quan

68


Hình 3.2

Vùng cảnh quan hỗn hợp

71

Hình 3.3

Vùng cảnh quan di tích, tôn giáo

72

Hình 3.4

Vùng cảnh quan cây xanh mặt nước

73

Hình 3.5

Vùng cảnh quan lòng sông

74

Hình 3.6

Khu công viên, hồ điều hòa Lam Hạ

76


Hình 3.7

Vùng cảnh quan xây dựng mới

76

Hình 3.8
Hình 3.9

Sơ đồ xác định công trình điểm nhấn và các không gian
mở, không gian xanh
Sơ đồ xác định các trục tuyến chính

78
79


Hình 3.10 Vị trí quảng trường

80

Hình 3.11 Ý tưởng tổ chức cảnh quan, đường dạo khu quảng trường

81

Hình 3.12 Vị trí bến thuyền

82


Hình 3.13 Minh họa tổ chức bến thuyền tại vị trí chợ Bầu

82

Hình 3.14 Minh họa bến thuyền khu vực quảng trường

83

Hình 3.15 Vị trí các khu vực công viên

84

Hình 3.16 Ý tưởng tổ chức không gian khu công viên cây xanh

80

Hình 3.17

Hình 3.18

Ý tưởng tổ chức không gian khu công viên cây xanh – thể
dục thể thao
Các hoạt động tại khu công viên cây xanh – thể dục thể
thao

86

86

Hình 3.19 Ý tưởng tổ chức không gian khu công viên tre Việt


87

Hình 3.20 Minh họa chòi nghỉ, tiểu cảnh khu công viên tre Việt

87

Hình 3.21 Minh họa tổ chức đường dạo khu công viên tre Việt

88

Hình 3.22 Vị trí công trình chợ Bầu

89

Hình 3.23 Minh họa cải tạo công trình chợ Bầu

90

Hình 3.24 Minh họa chòi nghỉ ven sông

91

Hình 3.25 Minh họa thiết kế nhà ở mới

92

Hình 3.26 Cây trồng dọc tuyến phố ven sông

95


Hình 3.27 Minh họa bồn cây trông vỉa hè

95

Hình 3.28 Minh họa bồn cây trồng lối đi bộ mặt thềm kè

96

Hình 3.29 Minh họa vật liệu lát vỉa hè

97

Hình 3.30 Minh họa cải tạo kè hai bên bờ sông Châu Giang

98

Hình 3.31

Minh họa tổ chức cảnh quan đường dạo mặt thềm kè
sông

Hình 3.32 Hình ảnh minh họa ghế ngồi, chỗ nghỉ ngơi

99
100


Hình 3.33 Hình ảnh minh họa lan can


101

Hình 3.34 Hình ảnh minh họa thùng rác và nhà vệ sinh công cộng

102

Hình 3.35

Hình 3.36

Hình ảnh minh họa giải pháp chiếu sáng đường giao
thông và mặt nước
Hình ảnh minh họa giải pháp chiếu sáng công trình cầu
qua sông

103

104

Hình 3.37 Hình ảnh minh họa đèn chiếu sáng trang trí nhỏ

104

Hình 3.38 Hình ảnh minh họa biển báo, biển chỉ dẫn

105

Hình 3.39 Hình ảnh minh họa vị trí đặt biển quảng cáo

105


Hình 3.40 Hình ảnh minh họa các vị trí để xe đạp

106

Hình 3.41 Hình ảnh minh họa nhà chờ xe bus

107


1

MỞ ĐẦU
*Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Thành phố Phủ Lý là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn
hóa, chính trị và kinh tế của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa
ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu
lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.
Sông Châu Giang với vị trí địa lý chảy xuyên suốt qua trung tâm thành
phố có chiều dài trên 6km được coi là tuyến cảnh quan chính của thành phố
Phủ Lý. Trước đây, sông Châu Giang là tuyến giao thông cho cả vùng châu
thổ sông Hồng.
Có thể nói mỗi đô thị thường gắn liền với một dòng sông. Xuất phát từ
thời xa xưa, con người có xu hướng cư trú gần các con sông để tận dụng
những thuật lợi trong sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa gắn
liền với dòng sông. Con người cư trú lâu đời và dần xây dựng nên đô thị.
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng vì thế phát triển
theo. Khi cuộc sống đạt đến một mức độ nào đó, những nhu cầu vật chất
tương đối đầy đủ, con người có xu thế hướng tới cái đẹp, có nhu cầu hưởng
thụ cái đẹp. Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan không nằm ngoài

quy luật đáp ứng nhu cầu đó. Dòng sông là cốt lõi cho một đô thị, có thiên
nhiên ưu đãi.
Trong những năm gần đây, diện mạo thành phố ngày một khang trang,
hiện đại. Góp một phần không nhỏ vào sự thay đổi đó là hoạt động tích cực và
có hiện quả của công tác quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên việc phát triển đô thị
đòi hỏi phải luôn gắn liền với yếu tố phát triển không gian đô thị, nhất là
không gian mở trong đô thị và sông Châu Giang chính là điểm nối kết để phát
triển đô thị Phủ Lý.


2

Hiện nay do tác động của thời gian và sự phát triển kinh tế - xã hội thì
không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông đang có nhiều biến động, các
công trình kiến trúc, các không gian công cộng đang có sự hư hại, xuống cấp,
bên cạnh đó các trạng thiết bị tiện ích đô thị chưa được đầu tư nâng cấp,
không gian xanh chưa được đầu tư thích đáng, chính quyền địa phương cũng
chưa có phương án thiết kế để cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
bờ sông.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó thì đề tài nghiên cứu “Tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Châu Giang, thành phố
Phủ Lý (đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Liêm Chính, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam)” là hết sức cần thiết. Việc chọn đề tài với mong muốn đưa ra các giải
pháp tổng thể, góp phần tạo dựng một trong các không gian kiến trúc cảnh
quan đặc trưng, tiêu biểu của thành phố Phủ Lý, góp phần vào sự phát triển
bền vững. Đồng thời mang tính chất áp dụng làm cơ sở cho các giải pháp tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ các tuyến sông khác tại thành
phố Phủ Lý.
* Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án chỉnh trang và thiết kế chi tiết tổ

chức không gian hai bên bờ sông Châu Giang nhằm khai thác hiệu quả quỹ
đất hai bên bờ sông, tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại,
thân thiện với môi trường.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Châu Giang, thành
phố Phủ Lý (đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam) như: các công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, cây xanh, công
viên, kè, vỉa hè, các trang thiết bị tiện ích đô thị…


3

- Phạm vi nghiên cứu: Hai bên bờ sông Châu Giang - thành phố Phủ
Lý, đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Liêm Chính.
+ Chiều dài tuyến sông khoảng 1,9km,
+ Ranh giới từ bờ sông sang mỗi bên 20-100m,
+ Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 43,06ha,
+ Thời gian: Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên
bờ sông Châu Giang căn cứ theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hình 1.1: Phạm vi nghiên cứu trong điều chỉnh QHC Thành phố Phủ Lý đến năm
2030[12]

* Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp: phân chia cái toàn thể của
đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu
thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất
của từng yếu tố, từ đó hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở

áp dụng các công cụ nghiên cứu, trong đó có ma trận S.W.O.T. Phương pháp
này được sử dụng chính trong đề tài nghiên cứu.


4

- Phương pháp tiếp cận: Thiết kế đô thị một khu vực hướng tới phát triển
kinh tế và du lịch xuất phát từ điều kiện và giá trị hấp dẫn, nhu cầu và khả
năng chi trả của khách du lịch và người dân, điều kiện tiếp cận, điều kiện của
cơ sở hạ tầng dịch vụ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu: Công tác điều
tra thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra, chỉnh lý, thu thập tài liệu về điều
kiện tự nhiên xã hội, cơ sở hạ tầng, các điều kiện có liên quan đến việc thiết
kế đô thị khu vực này, đối chiếu và lên danh mục cụ thể. Sơ bộ đánh giá các
yếu tố cần thiết cho việc này.
- Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo có ý nghĩa quan trọng trong
việc nghiên cứu các khu vực chức năng cùng với dự báo nhu cầu, lượng
khách du lịch, người dân sử dụng tại các khu chức năng này. Dự báo về khả
năng đầu tư, nâng cấp các điểm diễn ra hoạt động thương mại, dịch vụ, dự
báo về phát triển cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển của khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu của các đề tài khoa học và các dự án khác có liên quan: Tìm
tòi, phân tích, chọn lọc những vấn đề liên quan, kế thừa, phát triển và mở
rộng.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh
quan dọc hai bờ sông Châu Giang, đề xuất mô hình kiểu mẫu về không gian
cũng như cảnh quan cho các khu vực khác có địa hình tương tự góp phần
hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cũng như

quản lý hiệu quả không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông trong đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:


5

+ Đóng góp những giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
của hai bên bờ sông trong đô thị, góp phần tạo dựng hình ảnh đô thị, kết hợp
hài hòa giữa phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị với chức năng giao thông,
thủy lợi của tuyến sông và tạo nên một hình ảnh đặc trưng cho đô thị Phủ Lý.
+ Góp phần tạo căn cứ cho công tác quản lý, tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan bờ sông nói riêng, và xây dựng quy chế, nguyên tắc cho tổ
chức và quản lý quy hoạch, kiến trúc cho các tuyến hai bên bờ sông của tỉnh
Hà Nam.
* Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Cảnh quan đô thị bao gồm:
+ Cảnh quan thiên nhiên: địa hình, mặt nước, cây xanh, con người và
động thực vật.
+ Cảnh quan nhân tạo: bao gồm kiến trúc mới và cũ, đường viền đô thị
hình thành hình thành bởi các quần thể kiến trúc, các không gian công cộng
và các tác phẩm nghệ thuật trong môi trường đô thị.
+ Cảnh quan hoạt động: phản ánh cuộc sống hằng ngày của người dân
đô thị.

- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.


6

- Không gian mở: thường đóng vai trò là khu công viên quảng trường,
bãi đậu xe, nút giao thông kết hợp quảng trường và cảnh quan, sân thể thao,
mặt nước,… Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động công cộng của cư dân đô thị.
- Tiện ích đô thị: là ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột
đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn.
- Thiết kế đô thị: (theo TS. Nguyễn Trúc Anh - Bộ Xây Dựng): là nghệ
thuật thiết kế theo không gian 3 chiều ở trên một diện rộng, thiết kế đô thị liên
kết quy hoạch, kiến trúc và kiến trúc phong cảnh với nhau để lấp đi những lỗ
hổng tồn tại giữa chúng. Thiết kế đô thị chủ yếu liên quan đến chất lượng của
không gian công cộng cả về mặt xã hội cũng như không gian kiến trúc và tạo
ra những không gian đô thị mà con người có thể hưởng thụ và chiêm ngưỡng.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: là tổ chức không gian chức
năng trên một phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ
của các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo.
- Khái niệm thẩm mỹ: thẩm mỹ là sự thống nhất đạt được thông qua các
quy luật của cái đẹp và quan hệ của nó với con người. Giá trị thẩm mỹ của
môi trường kiến trúc cảnh quan - không thể tách ra khỏi môi trường thiên
nhiên, N. Khasenco đã viết trong tác phẩm "Bản chất cái đẹp... Bất cứ một sự
can thiệp, chinh phục thiên nhiên nào vì những lợi ích thuần tuý, thực dụng
đều phá hoại không chỉ sự sống sinh học mà còn làm mất đi nguồn gốc thẩm
mỹ của thiên nhiên ban cho không gì thay thế được..."
- Văn hóa: văn hóa là những ứng xử phát kiến ra, học hỏi được và lưu
truyền trong xã hội. Có hai loại ứng xử: ứng xử với môi trường thiên nhiên và

ứng xử với môi trường xã hội.
* Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:


7

Chương I: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Châu Giang;
Chương II: Cơ sở khoa học về các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan hai bên bờ sông Châu Giang;
Chương III: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Châu
Giang.


8

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG CHÂU GIANG
1.1. Khái quát về cảnh quan khu vực nghiên cứu.
1.1.1. Vị trí và phạm vi nghiên cứu.
Sông Châu Giang đoạn qua thành phố Phủ Lý được giới hạn từ cầu
Hồng Phú đến vị trí quy hoạch cầu trên Quốc lộ 37B, thuộc địa giới các xã,
phường Phù Vân, Lam Hạ, Tiền Hải, Quang Trung, Lương Khánh Thiện,
Liêm Chính, Liêm Tuyền, Đinh Xá.[12]
Đoạn sông nghiên cứu được giới hạn bởi QL1A và cầu Liêm Chính,
bao gồm không gian mặt nước, không gian tiếp giáp hai bên bờ sông và lòng
sông, nằm trong ranh giới 3 phường: phường Lương Khánh Thiện, phường

Liêm Chính và phường Lam Hạ.
+ Chiều dài tuyến sông khoảng 1,9km,
+ Ranh giới từ bờ sông sang mỗi bên 20-100m,
+ Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 43,06ha.
Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hình 1.2: Vị trí, phạm vi nghiên cứu[12]


9

1.1.2. Đặc điểm lịch sử và quá trí biến đổi sông Châu Giang.
Sông Châu Giang, còn gọi là sông Châu, là một con sông thuộc hệ
thống sông Hồng - sông Thái Bình của miền Bắc Việt Nam, nằm trọn trong
địa phận tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Sông Châu Giang bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của
sông Nông Giang đến An Mông (Tiên Phong) chia thành hai nhánh: Một
nhánh làm ranh giới giữa hai huyện Lý Nhân và Bình Lục, rồi chảy ra trạm
bơm tưới tiêu Hữu Bị, sau đổ ra sông Hồng, một nhánh làm ranh giới giữa hai
huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, rồi đổ ra sông Đáy tại Thành phố Phủ
Lý. Sông Châu Giang có tổng chiều dài hơn 30km. [27]
Sông Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nằm trong lưu
vực sông Nhuệ - Đáy. Sông Châu Giang nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa
Yên Lệnh - Mạc (Duy Tiên - Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý
Nhân). Một đầu của sông được nối với sông Đáy tại Phủ Lý. Sông Châu
Giang còn được nối với sông Nhuệ ở nhánh phía Bắc, tại thị trấn Hoà Mạc,
huyện Duy Tiên. [27]
Trước đây, khi đường bộ chưa phát triển, sông Châu Giang là đường
giao thông cho cả vùng châu thổ sông Hồng. Đây chính là con đường thuỷ mà

vua Lý Công Uẩn đã đi từ Hoa Lư, qua sông Đáy để ngược sông Hồng về
thành Đại La và từ đó có quyết định rời kinh đô về đất có rồng bay lên năm
1010. [27]
Núi Đọi - Sông Châu từ lâu đã là biểu tượng của tỉnh Hà Nam. Núi Đọi
(Long Đọi Sơn) là nơi tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (vua đi cày) từ thời
vua Lê Đại Hành, có tháp, bia Sùng Thiện Diên Linh được vua Nhân Tông
triều Lý dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 - 1121 là di tích lịch sử rất có giá
trị. [27]


10

Do lũ sông Hồng rất lớn, đê điều trước đây tu bổ không thể kịp với sự
tàn phá của thiên nhiên, sông Hồng hàng năm gây ra nhiều trận lụt cho cả
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quai Đầm (Thanh Liêm) cũng vỡ nhiều lần, phải
đắp đi đắp lại, tốn rất nhiều công sức. Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho
đắp đê sông Hồng chặn các cửa sông Châu Giang lại, nên sông còn được gọi
là Tắc Giang. Đồng thời, theo chiều dài sông, người ta còn cho đắp ba con
đập ngăn nước tại Phúc Hạ (xã Hợp Lý), Quan Trung (xã Văn Lý) và Vĩnh
Trụ (xã Đồng Lý), chia sông thành 4 đoạn khác nhau và nối với nhau một
cách hạn chế bằng các cống ngăn. Tại cửa nối với sông Đáy, người ta cũng
cho làm cống Phủ Lý ngăn nước sông Đáy chảy vào, chỉ mở khi cần thiết.
[27]
Từ đó đến nay, sông Châu Giang trở thành túi chứa nước được bơm ra
từ các khu vực ngập úng về mùa mưa. Do vậy, nước sông không được lưu
thông, lại nhận một phần nước thải sông Nhuệ từ các làng nghề, khu công
nghiệp, bệnh viện nên nước sông Châu Giang bị ô nhiễm khá nặng. [27]
Từ đầu thế kỷ 21, với dự án cải tạo sông Châu Giang, mở lại Tắc Giang
phía Bắc nối với sông Hồng, mở cống Phúc và cống Phủ Lý dẫn nước sông
Hồng về sông Đáy, nhằm phục hồi chức năng giao thông thuỷ của sông và

giảm mức độ ô nhiễm của nguồn nước trả lại nét đẹp vốn có của sông Châu
Giang. [27]
1.1.3. Giá trị và vai trò của sông Châu Giang trong không gian cảnh quan
thành phố Phủ Lý.
Trong quá trình phát triển của thành phố Phủ Lý, diện mạo đô thị ngày
càng khang trang, công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, trả lại vẻ
đẹp cho dòng sông – tuyến cảnh quan chính của thành phố Phủ Lý cần được
chú trọng. Môi trường sống của Phủ Lý trong lành, chất lượng cao sẽ là bản
sắc, hình ảnh của “thành phố xanh bên sông” tương lai, đồng thời cũng giải


11

quyết được những vấn đề mà quy hoạch trước đây chưa giải quyết được triệt
để, đó là “mở đô thị ra với dòng sông”. Sông Châu Giang - là trục cảnh quan
chính của thành phố và là trung tâm, nơi mở đô thị hướng về các dòng sông
để tận dụng cảnh quan thiên nhiên làm đẹp và tăng sự hấp dẫn cho đô thị; là
mặt nước giữa lòng thành phố, kết nối khu đô thị lịch sử phía Nam và khu
trung tâm hành chính – chính trị, giáo dục đào tạo phía Bắc.
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông.
a. Sông Châu Giang trong điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Phủ Lý đến năm
2020:

Hình 1.3: Vị trí sông Châu Giang và khu vực nghiên cứu trong QHC thị xã Phủ Lý
đến năm 2020

Năm 2003 UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt đồ án QHC Thị xã Phủ
Lý đến năm 2020. Trong đồ án này, việc định hướng, khai thác sông Châu
Giang chưa tương xứng với yêu cầu về những giá trị tích cực mà sông Châu

Giang mang lại: về cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị, bảo vệ sinh thái,
bản sắc địa phương…, cùng với việc xác định hướng phát triển chính của đô


12

thị và khu vực trung tâm mới dọc theo hai bên sông Đáy, nên vai trò chủ đạo
của dòng sông Châu Giang trong việc tạo lập hình ảnh của thị xã Phủ Lý cũng
đã được nhắc đến nhưng chưa được chú trọng.
b. Sông Châu Giang trong điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phủ Lý đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050:
Trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phủ Lý đến năm
2030 với hướng phát triển chủ đạo của quy hoạch theo hướng Bắc và hướng
Đông của thành phố, được xác định là một trong những trục không gian cảnh
quan chính của đô thị Phủ Lý khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí giao thoa giữa
ba phân khu trung tâm mới được xác định theo đồ án đó là phân khu đô thị
lịch sử hiện hữu, phân khu đô thị - hành chính, chính trị phức hợp mới của
tỉnh và phân khu đô thị - y tế chất lượng cao.

Hình 1.4: Vị trí khu vực nghiên cứu trong sơ đồ phân khu chức năng chính[12]

Trong đó, phân khu đô thị Phủ Lý hiện hữu (trung tâm lịch sử) là khu
đô thị cũ của thành phố Phủ Lý, là trung tâm hành chính - chính trị của thành
phố và các hoạt động thương mại, dịch vụ, mua sắm, vui chơi giải trí được
định hướng phát triển dạng mô hình đô thị nén, tập trung chỉnh trang đô thị,
nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tạo dựng diện mạo đô


13


thị mới, cải tạo và xây dựng các mảng cây xanh ven sông Đáy, sông Châu
Giang và sông Nhuệ kết hợp với mặt nước tạo cảnh quan không gian đẹp cho
thành phố. Những thay đổi này sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế và nâng cao
chất lượng môi trường sống cho người dân trong khu trung tâm, góp phần giải
quyết những bất cập của đô thị hiện nay.[12]
Điểm nhấn của khu vực là trung tâm thành phố mới có tên gọi “Trái tim
xanh của Phủ Lý” ở nơi giao thoa giữa dòng sông Châu Giang với trung tâm
lịch sử hiện hữu và trung tâm hành chính – chính trị mới của Tỉnh. Nơi thành
phố mở ra với dòng sông, đưa không gian cảnh quan ven sông vào trong đô
thị và biến đó trở thành một phần không thể thiếu của Phủ Lý sinh thái tương
lai.[12]

Hình 1.5: Phân khu đô thị Phủ Lý hiện hữu (trung tâm lịch sử)[12]

Phân khu đô thị - hành chính, chính trị phức hợp mới của tỉnh có tính
chất là nơi làm việc, giao dịch chính của tỉnh ủy, các tổ chức chính trị xã hội
và các sở ban ngành của tỉnh. Nơi tiến hành hội nghị, hội thảo, tổ chức họp
báo, mít tinh, diễu hành và các hoạt động khác được định hướng mô hình
trung tâm hành chính – chính trị phức hợp bao gồm các công trình hành
chính, chính trị của Tỉnh; công trình văn hóa, nhà hát, bảo tàng, thư viện;
công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, căn hộ, khách sạn, không gian quảng


×