Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường đại học nghiên cứu lấy ví dụ trường đại học khoa học công nghệ hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
KHÓA 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KÍ TÚC XÁ
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số:
60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
KHÓA 2017-2019


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KÍ TÚC XÁ
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số:
60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. TRẦN THANH BÌNH

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn chân thành đến gia đình, thầy cô giáo và
những người bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình đến với tri
thức và khoa học.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Thầy TS. KTS. Trần Thanh Bình đã có
những định hướng quý báu giúp tôi sớm hoàn tất luận văn. Những kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của Thầy đã giúp tôi rất nhiều trong viêc
tìm kiếm, lĩnh hội và phân tích thông tin, đề xuất giải pháp hợp lý nhất cho
vấn đề đặt ra.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học đã
đóng góp những lời khuyên, định hướng cho luận văn của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để luận
văn này được hoàn thành đúng thời hạn và đạt chất lượng.
Hà Nội - Tháng 04 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Thầy TS. KTS. Trần Thanh Bình. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiêm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học kiến trúc Hà nội
không liên quan đến những vi phạm bản quyền tác giả, bản quyền do tôi gây
ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Linh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài………………………………………………………….…1
Mục đích nghiên cứu……………………..……….…………………………4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..…………5
Phương pháp nghiên cứu.………………………………………………...…5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.………………………..…………5
Cấu trúc luận văn.……………………………………………...……………6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KTX SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM……………………………………………………………………….…7
1.1. Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường Đại học trên
thế giới………………………………………….………………………….…7
1.1.1.Tình hình chung …………………………..…………………….…7
1.1.2.Kinh nghiệm của ký túc xá sinh viên trên thế giới…………….…10


a. Châu Âu, Mỹ…………………………..……………... ... ……….….10
b. Châu Á…………………………………………………………….…15
1.2. Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường Đại học ở
Việt Nam………………………………………………………….…………16
1.2.1. Tình hình chung……………………………………………….…16
1.2.2. Các mô hình Ký túc xá ở Việt Nam………………………….… 17
1.3. Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường ĐHNC tại
Việt Nam………………………………………………………….…………20
1.3.1. Ký túc xá Sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà
Nội……………..........…………………………………………….…………20
1.3.2. Ký túc xá Sinh viên trường Đại học Việt Nhật……………….… 21
1.3.3. Ký túc xá Sinh viên trường Đại học Việt Đức……………….… 22

1.3.4. Nhận xét chung
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu………………………….…………24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGHIÊN CỨU…………………………………………….…………26
2.1. Cơ sở pháp lý………………………………………………………26
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về quản lý quy hoạch xây
dựng, đầu tư xây dựng công trình, đất đai và bảo vệ môi trường.……….… 26
2.1.2. Hệ thống quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được áp
dụng…………………...………………………………………….…………27


2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến mô hình Đại học nghiên
cứu……………………………………………………………….…………28
2.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên…………………………………..……29
2.2.1. Điều kiện khí hậu…………………………………….……..……29
2.2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khí
hậu đến KTX trong Trường Đại học………………………….……..………33
2.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ………………………..…34
2.3.1. Định hướng phát triển kinh tế………………………….…………34
2.3.2. Định hướng phát triển xã hội………………………….…………36
2.4. Nhu cầu nhà ở cho Sinh viên các trường Đại học……………..…37
2.5. Đặc điểm văn hóa- lối sống của Sinh viên……………………..…39
2.5.1. Đặc điểm xã hội…………………………………….……..………39
2.5.2. Đặc điểm văn hóa - lối sống………………………………………41
2.6. Đặc điểm và yêu cầu chất lượng đối với ký túc xá Sinh viên
trường Đại học Nghiên cứu ……………………………………...……..…42
2.6.1. Đặc điểm của ký túc xá sinh viên Đại học Nghiên cứu……….…42
2.2.2. Yêu cầu chất lượng đối với ký túc xá sinh viên Đại học Nghiên
cứu…………………………………………………………….……..………43

2.7. Mối quan hệ giữa KTX sinh viên ĐHNC với môi trường đô thị..45
2.7.1. Vị trí KTX sinh viên trong đô thị…………………………………45
2.7.2. Vị trí KTX với các trường ĐH……………………………………46


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………47
3.1 Quan điểm và nguyên tắc tổ chức…………………………………47
3.1.1. Quan điểm………………………………...………………………47
3.1.2. Nguyên tắc………………………………...………………………47
3.2. Giải pháp quy hoạch……………………...…………………….…48
3.2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng………………………...……………48
3.2.2. Xác định quy mô……………………...……….……………….…49
3.2.3. Tổng mặt bằng………………………...……….……………….…51
3.2.4. Tổ chức hạ tầng kỹ thuật……………...……….……………….…53
3.2.5. Tổ chức cảnh quan……………..…………….…….………......…54
3.2.6. Đề xuất không gian nghỉ ngơi, thư giãn, năng động cho sinh
viên…………………………………………………………………………..58
3.2.7.Một số giải pháp tổ chức không gian giải trí trong KTX sinh
viên…………………………………………………………………………..61
3.3. Giải pháp kiến trúc công trình……………………………………63
3.3.1. Nhà ở sinh viên ……………...………………...……………….…63
3.3.2. Các công trình phục vụ công cộng trong KTX…………...………71
3.3.3. Giải pháp kỹ thuật xây dựng………………………...……………76
3.3.4. Giải pháp thẩm mỹ……………..………….….…….……….....…78
3.3.5. Giải pháp thiết kế KTX theo xu hướng nhà ở bền vững áp dụng...81


3.4. Ví dụ nghiên cứu: “Tổ chức không gian KTX Trường Đại học

Khoa học và Công nghệ Hà Nội”…………………………………………88
3.4.1 Giải pháp Quy hoạch……………………………………………88
3.4.2. Giải pháp kiến trúc………………………………………………91
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………..…95
KẾT LUẬN ………………………………………………………………95
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………….95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………..………….….…….……………97


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ĐH

Đại học

ĐHNC

Đại học Nghiên cứu

GDĐH

Giáo dục Đại học

HTHTKT

Hệ thống Hạ tầng kĩ thuật


KHCN 4.0

Khoa học Công nghệ 4.0

KTX

Ký túc xá

QH - KT

Quy hoạch – Kiến trúc

SV

Sinh viên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

USTH

Université des Sciences et Technologies de Hanoi
(Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu
Bảng 2. 1

Trang

Mô hình không gian ở mong muốn của sinh 37
viên

Bảng 2.2

Nhu cầu về diện tích phòng ở của sinh viên

Bảng 2. 3

Các loại hình vui chơi, giải trí và rèn luyện thể 39

38

chất trong KTX
Bảng 3. 1

Diện tích ở cho các hệ học sinh, sinh viên

50

Bảng 3. 2

Bảng cân bằng đất đai

51


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình Tên hình

Trang

Hình 1. 1

03

Các cấp độ của môi trường ở


Hình 1. 2

Mặt bằng điển hình KTX sinh viên

08

Hình 1. 3

Mặt bằng điển hình KTX Metu Campus

09

Hình 1. 4

Mặt bằng phòng ở điển hình

09


Hình 1. 5

Hình ảnh ký túc xá “bọt biển”của Học viên Công
nghệ Massachusetts

Hình 1.6

Hình ảnh ký túc xá Smarties, Đại học Utrecht, Hà
Lan

11
12

Hình 1.7

Kí túc xá Cité a Docks,Le Havre của Pháp

13

Hình 1.8

Hình ảnh Ký túc xá Tietgenkollegiet- Đan Mạch

14

Hình 1.9

Hình ảnh ký túc xá Trường Đại học Soongsil, Hàn
Quốc


Hình 1.10

Hình ảnh ký túc xá Trường Zhongyuan, Trung Quốc

Hình 1.11a

Hình ảnh ký túc xá Trường Học viện Báo chí và
tuyên truyền

15
16
17

Hình 1.11b

KTX ĐH Nông nghiệp Hà Nội

18

Hình 1.11c

KTX ĐH Ngoại Thương HN

18

Hình 1.11d

KTX ĐH Tây Nguyên


18

Hình 1.11e

KTX ĐH Hải Phòng

18

Hình 1.11f

KTX ĐH Hồng Đức-Thanh Hóa

19

Hình 1.11g

KTX ĐH Đà Lạt

19

Hình 1.12

Làng sinh viên Hacinco

21

Hình 1.13

Ký túc xá Mỹ Đình


22

Hình 1.14

Ký túc xá Đại học Việt Đức

23

Hình 2. 1

Tác động của điều kiện tự nhiên – khí hậu đến không
gian vui chơi – học tập trong trường KTX sinh viên

32

Hình 2. 2

Mối quan hệ giữa con người- khí hậu- kiến trúc

33

Hình 2. 3

Ảnh hưởng của kinh tế đến Thiết kế KTX sinh viên

36

Hình 2.4

Đặc điểm lối sống của sinh viên


41


Hình 2.5

Trang thiết bị trong phòng ở sinh viên

42

Hình 2.6

Các Không gian của Môi trường ở

44

Hình 2.7

Mối quan hệ giữa KTX sinh viên và Đô thị

45

Hình 2.8

Mối quan hệ giữa KTX sinh viên và Trường đại học

46

Hình 3.2


Giải pháp bố trí công trình

53

Hình 3.3

Sơ đồ dạng bàn cờ và dạng bàn cơ chéo

54

Hình 3.4

Vai trò của cây xanh trong ký túc xá sinh viên

55

Hình 3.5

Bố trí cây xanh

56

Hình 3.6

Hiệu quả giảm nhiệt độ nhờ mặt nước

57

Hình 3.7


Cây xanh mặt nước nhà cao tầng

57

Hình 3.8

Cây xanh kết hợp mặt nước

57

Hình 3.9

Kiến trúc nhỏ

57

Hình 3.10

Các không gian thư giãn sinh viên

61

Hình 3.11

Nhà cao tầng

63

Hình 3.12


Nhà thấp tầng

63

Hình 3.13

Biệt thự

63

Hình 3.14

Bố trí không gian công cộng nhà cao tầng- nhà thấp
tầng

65

Hình 3. 15

Sơ đồ tổ chức mặt bằng các loại hình nhà ở sinh viên

66

Hình 3. 16

Các mô hình phòng ở ký túc xá

67

Hình 3. 17


Sơ đồ chức năng phòng ở sinh viên, nhóm phòng sinh
viên

Hình 3. 18

Mặt bằng tổ chức bếp ăn cho nhóm phòng ở

Hình 3. 19

Nội thất phòng bếp ăn – phòng Sinh hoạt chung cho
nhóm phòng ở

Hình 3. 20

Tổ chức mặt bằng các loại phòng ở sinh viên trong
KTX

Hình 3. 21

68
69
69
70

Bố trí mặt bằng công năng công trình công cộng 70


trong KTX
Hình 3. 22


Các công trình phục vụ công cộng trong KTX

Hình 3. 23

Mối liên hệ giữa công trình phục vụ công cộng và
KTX sinh viên

71
72

Hình 3. 24

Tổ chức mặt bằng Nhà ăn sinh viên

72

Hình 3. 25

Cửa hàng Bách Hóa Ký túc xá sinh viên

74

Hình 3. 26

Cửa hàng cắt tóc trong Ký túc xá sinh viên

75

Hình 3. 27


Phòng giặt ủi trong Ký túc xá sinh viên

75

Hình 3. 28

Nhóm phòng chăm sóc sức khỏe trong KTX sinh viên

75

Hình 3. 29

Nhà Thể Dục Thể Thao

76

Hình 3. 30

Các loại tổ hợp không gian, hình khối

79

Hình 3. 31

Tổ hợp không gian hình khối

80

Hình 3. 32


Các giải pháp thiết kế mặt đứng công trình KTX

81

Hình 3. 33

Các giải pháp thiết kế mặt đứng công trình KTX

81

Hình 3. 34

Sơ đồ KTX theo xu hướng nhà ở bền vững

82

Hình 3. 35

Tác động của khí hậu đến công trình

83

Hình 3. 36

Tường hai lớp

83

Hình 3. 37


Hiệu quả cách nhiệt của tường hai lớp

83

Hình 3. 38

Chọn kết cấu che nắng theo các hướng ở Hà Nội

84

Hình 3. 39

Ban công, logia trong che nắng, tạo bóng cho công
trình

84

Hình 3. 40

Lam che nắng trong công trình kiến trúc

85

Hình 3. 41

Thông mặt bằng công trình

86


Hình 3. 42

Thông gió theo phương đứng

86

Hình 3. 43

Cây xanh trên tường nhà, mái nhà

87

Hình 3. 44

Ánh sáng tự nhiên trong nhà

87

Hình 3.45

Phương án quy hoạch chung của ĐH KHCNHN đã
đạt giải nhất của cuộc thi lựa chọn Phương án thiết

88


kế
Hình 3.46

Vị trí Khu KTX SV


89

Hình 3.47

Phương án tổng mặt bằng Khu KTX đề xuất

90

Hình 3.48

Phối cảnh tổng thể Phương án tổng mặt bằng Khu
KTX đề xuất

90

Hình 3.49

Mặt bằng Tầng 1

92

Hình 3.50

Mặt bằng Tầng Điển hình

93

Hình 3.51


Phối cảnh góc KTX trường Đại học Khoa học và
Công nghệ Hà Nội

Hình 3.52

Nội thất phòng ở sinh viên trong KTX

94
94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, câu nói bất hủ đã trải qua gần 600
năm được coi là “nhất ngôn kinh bang” của Thân Nhân Trung khi đặt vào bối
cảnh của đất nước hôm nay trong cuộc cách mạng KHCN 4.0 lại càng thấy
hết ý nghĩa to lớn. Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, mà trong
đó giáo dục Đại học đóng vai trò chủ chốt, chủ trương là xây dựng một hệ
thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm
thực hiện những sứ mạng khác nhau và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của
xã hội.
Theo thống kê tại hội nghị giáo dục số 3 với chủ đề “ Đại học nghiên
cứu” do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp tổ chức vào 4/2015.
Xếp theo vai trò của nghiên cứu, trên thế giới có 2 loại hình đại học chính.
Loại hình thứ nhất là đại học chuyên về giảng dạy và đào tạo gồm ứng dụng
và thực hành. Và loại hình thứ hai là đại học nghiên cứu, với nghiên cứu
chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục và đạo tạo. Có 3 loại
hình nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu ứng dụng (applied research), nghiên
cứu cơ bản (basic research), và nghiên cứu/ phát triển thực nghiệm
(experimental research). Loại hình thứ 3 chiếm một vị trí quan trọng, trên

60% tổng ngân sách nghiên cứu, tại Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, và đặc biệt tại
Trung Quốc (trên 80%). Tính đến năm 2015 tại Mĩ, có 125 trường ĐHNC,
chiếm 3% tổng số trường ĐH, nhưng đào tạo khoảng 75% tiến sĩ và 35%
những người có bằng cấp chuyên nghiệp.
Hiện nay, theo đánh giá của các nhà kinh tế, khoảng 80% các phát minh,
sáng chế được tạo ra tại các trường đại học (ĐH) và viện nghiên cứu thuộc
các viện ĐH, nơi làm việc của các nhà khoa học hàng đầu. Các trường ĐH có
hai chức năng chính là truyền bá tri thức và kiến tạo tri thức cho con người.


Các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay đa phần chỉ chú trọng vào chức năng
đầu tiên là đào tạo với sứ mạng truyền tải kho tàng kiến thức của nhân loại,
còn chức năng kiến tạo tri thức cho hiện tại và tương lai còn hạn chế bởi
nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, trong dài hạn, nhiệm vụ nghiên cứu sẽ là
trọng tâm cốt lõi của các trường ĐH, nhất là các trường lớn và trọng điểm.
ĐH đẳng cấp quốc tế phải là một ĐHNC. Và ngày nay, các nước, nhất là các
nước đang phát triển cũng đang tập trung vào xây dựng các trường ĐH định
hướng nghiên cứu để làm cứu cánh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia.
- Đại học nghiên cứu (ĐHNC): Là mô hình trường Đại học mà hoạt
động giảng dạy và học tập tập trung chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu
khoa học, sáng tạo và phổ biến tri thức mới trong các lĩnh vực then chốt của
mình. Các trường ĐHNC đã, đang và sẽ là những định chế trung tâm của thế
kỉ XXI. [Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM - số 496-2015]
- Đại học xuất sắc: Ở Việt Nam, năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã dự kiến thành lập bốn trường “Đại học xuất sắc” theo hướng “Đại học
nghiên cứu” gồm Đại học Việt Đức, Đại học Việt Pháp (USTH), Đại học Việt
Nhật và Đại học Việt Mỹ. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
(hay trường Đại học Việt Pháp) là trường ĐHNC đầu tiên của nước ta do sự
hợp tác và hỗ trợ của chính phủ Pháp. Các trường hoạt động theo mô hình

đảm bảo ba chức năng: Đào tạo - Nghiên cứu - Doanh nghiệp trong hệ thống
giảng dạy từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ và tiến sĩ với mục đích đào tạo giới
tinh hoa và cán bộ tương lai cho Việt Nam.
Đội ngũ sinh viên Việt Nam chính là những tri thức đóng vai trò chủ
chốt trong cuộc cách mạng KHCN 4.0. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sinh
hoạt về cả vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ này là vô cùng cần thiết. Trong


đó, vấn đề ở cho sinh viên là một trong những yêu cầu thiết thực cần quan tâm
đặt lên hàng đầu.
KTX sinh viên các trường ĐH là một trong hai loại hình Nhà ở xã hội
được nhà nước quan tâm và có những chính sách thiết thực để phát triển mạnh
trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày
24/4/2009 của Thủ tướng phủ Chính về việc Ban hành một số cơ chế chính
sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề thuê.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, môi trường KTX không đơn
thuần chỉ đáp ứng nhu cầu ở mà phải đáp ứng được các nhu cầu khác như
giao tiếp, giải trí, thể thao, dịch vụ,… trực tiếp tác động vào tâm- sinh lý của
sinh viên.
-Tổ chức không gian kiến trúc kí túc xá sinh viên: Là một khái niệm rộng
hơn tổ chức không gian kiến trúc hoặc một khu ở sinh viên. Nó là một chuỗi
không gian đáp ứng hoạt động ở và sinh hoạt cho sinh viên từ nhỏ đến lớn, từ
đơn giản đến phức tạp. Các không gian này được mở rộng cả về chất và
lượng. Có thể phục vụ cho một cá nhân, một nhóm sinh viên, một lớp sinh
viên và cả một cộng đồng sinh viên. Môi trường ở sinh viên tồn tại ở nhiều
cấp khác nhau (Hình 1.1).

Hình 1. 1. Các cấp độ của môi trường ở



Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về công năng trong khu KTX, việc
thiết kế QH-KT kí túc xá sinh viên các trường ĐHNC cần đạt các tiêu chí mô
hình KTX theo xu hướng nhà ở bền vững: Thích ứng với khí hậu- Thân thiện
với môi trường- Hiệu quả về năng lượng- Phù hợp tâm sinh lý người sử dụng.
Ngoài ra nên chắt lọc để sử dụng tinh hoa kiến trúc truyền thống của dân tộc,
bản địa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất, tinh thần của sinh viên với các
không gian vật chất của môi trường ở. Nhấn mạnh nghiên cứu khả năng liên
kết, kết nối giữa các sinh viên trong khu ở và trong khu vực ở của KTX với
môi trường bên ngoài.
- Kiến trúc bền vững: Kiến trúc bền vững là kiến trúc sử dụng các
phương pháp tiếp cận khôn khéo để bảo tồn năng lượng và hệ sinh thái trong
việc thiết kế môi trường xây dựng, đem đến sự cân bằng giữa con người với
môi trường tự nhiên. Công trình bền vững phải hòa hợp với cảnh quan tự
nhiên và ngược lại, thiên nhiên cũng sẽ làm đẹp thêm cho công trình.
Đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường
đại học Nghiên cứu - Lấy ví dụ trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà
Nội” nhằm đưa ra các giải pháp QH-KT hợp lý, thiết thực góp phần hoàn
thiện các không gian đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, học tập của Sinh viên
và nhu cầu tăng không gian giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng của Sinh viên bảo
đảm sự thuận tiện và tiện nghi trong vận hành khai thác sử dụng của toàn
trường. Nghiên cứu các giải pháp QH-KT trong việc tổ chức không gian nhà
ở phù hợp với các điều kiện tự nhiên đảm bảo tính bền vững của môi trường
và cảnh quan thiên. Trên cơ sở đó, các dự án xây dựng KTX sinh viên khác có
thể tham khảo, điều chỉnh mô hình cho phù hợp tình hình cụ thể.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng KTX hệ thông trường Đại học nói chung và mô
hình ĐHNC nói riêng.



- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp QH-KT
các KTX Sinh viên ĐHNC hình thành tổng thể không gian quy hoạch tổng thể
đạt tới giá trị cao về nghệ thuật, là kết tinh của những thành tựu quy hoạch –
kiến trúc của mô hình trường Đại học hiện đại kết hợp với bản sắc kiến trúc
truyền thống và phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc KTX sinh viên tại trường
ĐHNC
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường ĐHNC đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu về Quy hoạch - Kiến trúc KTX Sinh viên các
trường Đại Học trong và ngoài nước;
- Điều tra khảo sát trực tiếp tại hiện trường: Thực trạng QH-KT KTX
Sinh viên trường ĐHNC; đánh giá nhu cầu ở KTX của SV các trường “Đại
học nghiên cứu”....
- Phân tích, tổng hợp và đề xuất: Thống kê và phân tích một số giải pháp
Quy hoạch - Kiến trúc, từ đó lựa chọn và đề xuất các giải pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý thuyết thiết kế
Không gian kiến trúc kiến trúc KTX sinh viên các trường ĐH nói chung và
trường ĐHNC nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp QH-KT các KTX cho Sinh
viên “Đại học nghiên cứu” giúp cho các Đơn vị Quản lí nhà nước, các trường
Đại học, Ban quản lý dự án, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công… tham khảo, áp
dụng; góp phần xây dựng môi trường KTX sinh viên trường “Đại học nghiên
cứu” thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi trường, HTHTKT đồng bộ và


hiện đại, mang đặc thù vùng, đem lại cho sinh viên cuộc sống tiện nghi, tạo

ảnh hưởng tích cực tới xã hội.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU.
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KTX SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.1. Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường Đại học trên
thế giới
1.1.1. Tình hình chung[13]
a. Trước năm 2000:
- Vị trí: Các KTX được xây dựng là những tòa nhà đơn lẻ, thấp tầng,
được bố trí trong khuôn viên Trường hoặc xa Trường thì được xây dựng gần
kề hệ thống giao thông công cộng.
- Quy mô KTX: Xu thế tổ chức khu ở SV ở các nước tư bản được thiết
kế theo quan điểm tăng điều kiện tiện nghi ở. Các KTX được xây mới hoặc
được cải tạo từ các nhà hiện có. Khu ở sinh viên hầu hết chỉ bao gồm các
KTX, không xây dựng đồng bộ với các ông trình công cộng và dịch vụ cho
khu ở sinh viên. “Tại các nước phát triển, nhu cầu KTX của sinh viên chỉ
chiếm 10% đến 20%, còn lại đa phần thuê ở bên ngoài. Mỗi KTX có sức chứa
từ 200-300 sinh viên”.

- Tổ chức mặt bằng: Công trình thường bố trí hành lang giữa,các không
gian công cộng được bố trí ở tầng 1 và tầng 2. (Hình 1.2)


Hình 1. 2 : Mặt bằng điển hình KTX sinh viên.
- Quy mô phòng ở: Thường bố trí theo dạng: 6-8 SV/ phòng; 2-4
SV/phòng; 1-2 SV/phòng; Tiêu chuẩn diện tích ở:10m2- 15m2/SV; Vệ sinh
bố trí theo cụm phục vụ một nhóm khoảng 2-6 phòng hoặc bố trí cho riêng
từng phòng. Trang thiết bị bao gồm giường đơn, bàn học, kệ sách, tủ quần áo.
- Không gian dịch vụ công cộng: Nhà ăn, siêu thị, phòng sinh hoạt
chung, giặt phơi, một số trường có các câu lạc bộ, sân TDTT, nhà thi đấu.
Khu ở sinh viên giai đoạn trước năm 2000 thường xây dựng theo quan
điểm kinh doanh, chú trọng đến yếu tố cá nhân, đảm bảo tiện nghi cho người
ở cho cá nhân sinh viên đạt tiêu chuẩn cao nhất, công trình phục vụ công cộng
chủ yếu do đô thị phục vụ. Những công trình công cộng trong khu ở sinh viên
ở mức độ phạm vi rất hạn chế.
b. Từ năm 2000 đến nay:
- Vị trí xây dựng: KTX được bố trí gần trường học, hoặc gần khu giao
thông công cộng và dễ tiếp cận với các công trình công cộng.
- Quy mô KTX: giai đoạn này xuất hiện KTX cao tầng, có thể là khối
nhà đơn lẻ, có thể tạo thành cụm công trình. Mỗi KTX chứa khoảng 300-1000
sinh viên.


Hình 1. 3. Mặt bằng điển hình KTX Metu Campus.
- Hình thức tổ chức mặt bằng: Đa dạng hơn thời kỳ trước, ngoài hành
lang là trục giao thông bên trong kết nối các phòng ở, còn có các không gian
trống, không gian sinh hoạt chung làm nút giao thông liên hệ các phòng hoặc
cụm phòng ở. Các không gian công cộng vẫn được bố trí ở tầng 1 và 2, 3 của
công trình.(Hình 1.3)

- Hình thức tổ chức mặt đứng: Đa dạng, không chỉ phong phú về hình
thức mà còn thỏa mãn yêu cầu thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng
lượng, theo xu hướng nhà ở bền vững.
- Quy mô phòng ở: Số SV/phòng: 1-2 SV/ phòng; 2-4 SV/ cụm phòng ở;
Tiêu chuẩn diện tích: 10m2- 15m2/SV; vệ sinh bố trí trong phòng.(Hình 1.4).
Trang thiết bị: giường đơn, bàn học, kệ sách, tủ quần áo.
- Không gian dịch vụ công cộng: Nhà ăn, bếp, phòng sinh hoạt chung.

Hình 1. 4. Mặt bằng phòng ở điển hình.
Mô hình trường Đại học Nghiên cứu đã rất phát triển ở các nước Âu Mỹ, do môi trường học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của các sinh viên, nghiên


cứu sinh khá đặc thù nên đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất ở và sinh hoạt
phải được đáp ứng tốt nhất.
KTX sinh viên của các trường Đại học Nghiên cứu trên thế giới được ưu
tiên và chú trọng trong việc xây dựng đạt về công năng, kinh tế và tính thẩm
mỹ cũng như đáp ứng được cả nhu cầu văn hóa, vui chơi, tư duy sáng tạo
cũng như hoạt động tập thể của sinh viên trong khuôn viên KTX và sinh viên
với đô thị bên ngoài. Các kiến trúc sư đã cho thấy nếu đầu tư đúng đắn về
chất xám và tiền bạc, những khoảng không gian sống cho dù chật hẹp vẫn có
thể đầy đủ tiện nghi và đáp ứng những tiêu chuẩn về một môi trường sống
lành mạnh, mang tính xã hội cao. Những công trình KTX sinh viên mới đã
được tăng cao về mặt thẩm mỹ, gây kích thích và tạo sự hứng thú cho sinh
viên.Vấn đề về KTX sinh viên không đơn thuần là đáp ứng đầy đủ công năng,
kinh tế, của mỗi cá thể sinh viên. Mà giờ đây, KTX viên còn là nơi để đáp
ứng các vấn đề về vật chất, tinh thần, thẩm mỹ, tăng cách nhìn nhận, khả năng
sáng tạo của sinh viên cũng như tăng hoạt động tập thể, tính đoàn kết, lành
mạnh đúng nghĩa của tính chất một không gian ở tập thể, đúng như lứa tuổi,
tính cách của mỗi sinh viên. Đáp ứng nhu cầu: vừa nâng cao tự do cá nhân,
nhưng không quên gắn kết cộng đồng, chia sẻ và tự học hỏi lẫn nhau.

1.1.2. Kinh nghiệm của ký túc xá sinh viên trên thế giới
a. Châu Âu, Mỹ
* Ký túc xá Học viên Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute
of Technology- MIT) của Mỹ [26]:
- Vị trí: Nằm trong khuôn viên trường Học viện Công nghệ
Massachusetts.(Hình 1.5)
- Quy mô: Tổng diện tích mặt sàn của khu KTX là 195.000m2 với 10
tầng không gian mở, 350 phòng dành cho sinh viên.


- Tiện nghi: có một rạp chiếu phim gồm 125 ghế, căng-tin với đủ các
thức uống mở cửa 24/24 và nhà ăn chất lượng cao. Mỗi hành lang đi lại rộng
3 mét, tất cả các phòng đều có rất nhiều các ô cửa sổ vuông nhằm lấy ánh
sáng ban ngày và phô bày ánh đèn lung linh của tòa ký túc mỗi khi đêm về.
- Hình thức kiến trúc: Được thiết kế bởi kiến trúc sư Steven Holl, tòa
KTX Simmons Hall được mệnh danh là " KTX bọt biển" bởi vì kiến trúc bên
ngoài cũng như bên trong được đơn giản hóa hết mức có thể để “nhẹ như bọt
biển.

Hình 1. 5: Hình ảnh ký túc xá “bọt biển”của Học viên Công nghệ
Massachusetts.
* Ký túc xá Smarties, Đại học Utrecht, Hà Lan [27]:
- Vị trí: Đại học Utrecht nằm tại chính thành phố Utrecht, Hà Lan và
KTX Smarties là công trình kiến trúc đặc biệt nhất của cả thành phố này. Quy
mô: KTX gồm 15 tầng với 380 phòng độc lập, mỗi phòng rộng 20m2.(Hình
1.6)


×