Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của PHƯƠNG PHÁP ôn CHÂM kết hợp bài THUỐC ý dỹ NHÂN THANG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI hóa KHỚP gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.27 KB, 58 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

HONG VN THNG

đánh giá tác dụng của phơng pháp
ôn châm kết hợp bài thuốc ý dỹ nhân
thang
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II


H NI - 2018
B Y T
TRNG I HC Y H NI

HONG VN THNG

đánh giá tác dụng của phơng pháp
ôn châm kết hợp bài thuốc ý dỹ nhân
thang
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Chuyờn ngnh

: Y hc c truyn

Mó s

: CK. 62726001



CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NG KIM THANH


HÀ NỘI - 2018
CHỮ VIẾT TẮT
ACR

: American Colleege of Rheumatology (Hội khớp học Mỹ)

ALT

: Alanin transerminase

AST

: Aspartate transerminase

BN

: Bệnh nhân

DĐVN

: Dược điển Việt Nam

ĐC


: Đối chứng

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

MRI

: Magnetic resonance imaging (Cộng hưởng từ)

NC

: Nghiên cứu

NSAID

: Non-steroidal anti-inflamnatory drug (Thuốc chống viêm
không steroid)

NXB

: Nhà xuất bản

PHCN

: Phục hồi chức năng


PP

: Phương pháp

THK

: Thoái hóa khớp

VAS

: Vísual Analog Scale (Thang điểm VAS)

VNĐ

: Việt Nam đồng



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Giải phẫu khớp gối..................................................................................3
1.1.1. Màng hoạt dịch..................................................................................3
1.1.2. Cấu tạo và thành phần chính của sụn khớp gối.................................3
1.2. Chức năng khớp gối................................................................................4
1.3. Bệnh thoái hóa khớp theo YHHĐ...........................................................4
1.3.1. Định nghĩa.........................................................................................4
1.3.2. Phân loại và nguyên nhân của thoái hóa khớp gối............................5
1.3.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển

thoái hóa khớp gối............................................................................5
1.3.4 Triệu chứng của thoái hóa khớp gối...................................................7
1.3.5 Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối..................................10
1.4 Thoái hóa khớp gối theo quan niệm của YHCT.....................................11
1.4.1 Đại cương chứng tý của YHCT........................................................11
1.4.2 Bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền................................13
1.5 Một số nghiên cứu về điều trị thoái hóa khớp gối ở trên thế giới và
Việt Nam...............................................................................................14
1.5.1 Trên thế giới.....................................................................................14
1.5.2 Tại Việt Nam....................................................................................14
1.6 Phương pháp can thiệp...........................................................................15
1.6.1 Phương pháp điện châm...................................................................15
1.6.2 Phương pháp cứu ngải......................................................................18
1.6.3. Bài thuốc Ý dĩ nhân thang...............................................................18


CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................19
2.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................20
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân..............................................................20
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................20
2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm..................................................21
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................21
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu...................................................................21
2.2.3 Phương pháp tiến hành.....................................................................21
2.2.4. Các chỉ tiêu quan sát và đánh giá....................................................22
2.2.5 Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị...............................................24
2.2.6 Theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn..........................25
2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................25

2.2.8. Thời gian nghiên cứu......................................................................26
2.2.9. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................26
2.2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................26
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................27
3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.................................27
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi của nhóm nghiên cứu......................27
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới của nhóm...........................................27
3.1.3 Phân bố nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu...................................27
3.1.4 Phân bố vị trí tổn thương khớp gối của nhóm nghiên cứu..............27
3.1.5 Đánh giá một số triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu...............28
3.1.6 Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị.............28
3.1.7 Đánh giá mức độ tổn thương chức năng khớp gối theo thang điểm
Lequesne trước điều trị...................................................................28


3.1.8 Đánh giá tầm vận đông khớp gối trước điều trị...............................28
3.1.9 Đánh giá chỉ số gót - mông của nhóm nghiên cứu trước điều trị....29
3.2 Kết quả nghiên cứu................................................................................29
3.2.1 Đánh giá hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS.......29
3.2.2 Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm Lequesne.....................29
3.2.3 Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động khớp gối.............30
3.2.4 Kết quả nghiên cứu trên chỉ số cận lâm sàng...................................31
3.3 Đánh giá tác dụng không mong muốn...................................................31
3.3.1 Đánh giá một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...........31
3.3.2 Đánh giá một số chỉ số cận lâm sàng...............................................31
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................32
4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu........................................32
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân trước điều trị.....32
4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị.....................................................................32
4.4. Bàn luận về tác dụng không mong muốn..............................................32

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................32
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Sự phân bố về tuổi của nhóm nghiên cứu...............................27

Bảng 3.2.

Sự phân bố về giới của nhóm nghiên cứu..............................27

Bảng 3.3.

Sự phân bố về nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu................27

Bảng 3.4.

Vị trí khớp bị tổn thương.........................................................27

Bảng 3.5.

Các triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu..........................28

Bảng 3.6.

Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị...................28


Bảng 3.7.

Mức độ tổn thương chức năng khớp gối theo Lequesne.......28

Bảng 3.8.

Đánh giá TVĐ khớp gối của nhóm trước điều trị.................28

Bảng 3.9.

Đánh giá chỉ số gót- mông của nhóm trước điều trị.............29

Bảng 3.10. Thay đổi chỉ số VAS trung bình tại các thời điểm..................29
Bảng 3.11. So sánh hiệu quả điều trị theo VAS sau 14 ngày điều trị.......29
Bảng 3.12. Thay đổi chỉ số Lequesne qua các thời điểm nghiên cứu......29
Bảng 3.13. Mức độ cải thiện TVĐ khớp gối qua các thời điểm...............30
Bảng 3.14. So sánh mức độ cải thiện TVĐ khớp gối.................................30
Bảng 3.15. So sánh chỉ số gót mông trung bình ở các thời điểm.............30
Bảng 3.16. Tốc độ máu lắng trung bình trước và sau 14 ngày điều trị...31
Bảng 3.17. Thay đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu................31


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Giải phẫu khớp gối ........................................................................3
Hình 1.2: Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa ........................5
Hình 2.1: Thang điểm VAS ..........................................................................23
Hình 2.2: Đo đô gấp duỗi khớp gối Wavren A.Katr........................................18



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh mạn tính, là hậu quả của quá trình
cơ học và sinh học liên quan giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương
dưới sụn [1].
Thoái hóa khớp (THK) gặp ở chủng tộc, dân tộc, mọi điều kiện khí hậu,
địa lý, kinh tế [1].Tần số mắc bệnh tăng lên. Ở Mỹ, hằng năm có 21 triệu
người mắc thoái hóa khớp với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000
bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng. THK là nguyên nhân gây
tàn tật cho người có tuổi đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch [2]
Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK, với 4 triệu người phải
nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng.
THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh
tim mạch [3].
Ở Việt Nam, THK gối đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn
thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái
hóa cần điều trị nội trú. Tỉ lệ THK gối của bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000
là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tai khoa cơ xương khớp [3]
Tỉ lệ THK gối nữ lớn hơn nam: khoảng 18% nữ, 9.5% nam trên toàn cầu
mắc THK nói chung trong đó THK gối chiếm tới 15% dân số [1]. Khớp gối là
khớp chịu trọng lực cơ thể, giúp gấp duỗi cẳng chân, giúp ta đi lại được nên
khi bị THK gối, chất lượng cuộc sống và kinh tế của người bệnh ảnh hưởng
khá nhiều. Tại các nước Châu Âu, chi phí trực tiếp điều trị THK khoảng 4.000
USD /bệnh nhân/năm [4]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị THK khoảng 2-4 triệu
VNĐ, chưa tính đến các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [5].
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị THK gối chủ yếu là dùng các nhóm
thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Mặc dù
các nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, làm chậm quá trình THK, nhưng

cũng có nhiều tác dụng phụ như gây xuất huyết tiêu hóa, suy thận, suy gan…


2

THK gối theo Y học cổ truyền (YHCT) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên
nhân trên nền chính khí suy giảm, nhân đó phong hàn thấp xâm nhập vào
khớp gối gây bệnh. Điều trị thường kết hợp PP dùng thuốc và PP không dùng
thuốc. Có nhiều bài thuốc quý tốt cho bệnh lý THK gối như: Độc hoạt tang ký
sinh, tam tý thang… Về PP không dùng thuốc có cấy chỉ, châm cứu, điện
châm, nhĩ châm, xoa bóp trong đó điện châm là PP cải tiến của châm cứu
người thầy thuốc không phải ngồi vê kim để kích thích huyệt mà dùng dòng
điện [6],[7].
Trên lâm sàng, thầy thuốc thường điều trị THK gối bằng YHHĐ kết hợp
YHCT để tăng tác dụng điều trị và giảm tác dụng phụ của các PP. Một số nghiên
cứu ứng dụng nguyên tắc này như: Cấy chỉ kết hợp bài thuốc [8], điện xung kết
hợp bài thuốc [9] cho hiệu quả tốt. Cứu ngải điều trị xuất hiện ở nước ta đã rất
lâu, ngày nay các khoa lâm sàng và khá nhiều thầy thuốc dùng PP ôn châm điều
trị kết hợp bài thuốc điều trị THK gối cho hiệu quả tốt nhưng còn rất ít công
trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp ôn châm kết hợp
bài thuốc Ý dỹ nhân thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể hàn
thấp” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp ôn châm kết hợp bài
thuốc Ý dỹ nhân thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp phức tạp gồm các thành phần: Đầu dưới xương
đùi, đầu trên xương chày, xương bánh chè, sụn khớp, hệ thống dây chằng và
bao khớp [6]. Ngoài ra còn có hệ thống mạch máu, thần kinh chi phối, nuôi
dưỡng, vận động.

Hình 1.1: Giải phẫu khớp gối [6]
1.1.1. Màng hoạt dịch
Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp gối. Đó là một
màng mỏng giàu mạch máu và mạch bạch huyết, mặt hướng vào khoang khớp
nhẵn bóng có lớp tế bào biểu mô bao phủ. Các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra
dịch khớp. Dịch khớp có tác dụng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát khi cử động
khớp, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp [7].
1.1.2. Cấu tạo và thành phần chính của sụn khớp gối
1.1.2.1. Cấu tạo sụn khớp
Sụn khớp bình thường dày khoảng 4 - 6 mm, có tính chịu lực và đàn
hồi cao. Sụn khớp bao bọc các đầu xương, đáp ứng chức năng sinh lý là bảo
vệ đầu xương và dàn đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Sụn khớp
được dinh dưỡng từ tổ chức dưới sụn thấm qua các proteoglycan và từ các
mạch máu của màng hoạt dịch thấm qua dịch khớp [6].


4

1.1.2.2. Thành phần chính của sụn khớp
- Tế bào sụn là một trong các thành phần cơ bản tạo nên sụn, chứa
nhiều proteoglycan, fibrin, sợi collagen. Tế bào sụn ở người trưởng thành nếu
bị phá hủy chúng sẽ không thay thế [8].

- Chất căn bản của sụn có 3 thành phần trong đó nước chiếm 80%, các
sợi collagen và proteoglycan chiếm 5 - 10% [7].
Sợi collagen: Bản chất là các phân tử acid amin. Kiểm soát khả năng
chịu đựng sức co giãn của sụn. Sợi collagen bị phân hủy bởi men collagenase.
Hoạt động của collagenase chỉ xảy ra trong sụn khớp bị thoái hóa.
Proteoglycan (PG): Là chất có khả năng chịu sức ép lên sụn và giữ lại
một lượng lớn dung môi.
1.2. Chức năng khớp gối
Khi đi bình thường khớp gối chịu sức nặng gấp 3- 4 lần trọng lượng cơ
thể, khi gập gối mạnh khớp gối chịu lực gấp 9 - 10 lần trọng lượng cơ thể.
Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể ở tư thế thế thẳng
và quy định sự chuyển động của cẳng chân. Động tác của khớp gối rất linh
hoạt, trong đó chủ yếu là gấp và duỗi, khớp gối gấp 1350 - 1400, duỗi 00 [9].
1.3. Bệnh thoái hóa khớp theo YHHĐ
1.3.1. Định nghĩa
THK là tổn thương thoái hóa sụn khớp do quá trình sinh tổng hợp các
chất cơ bản của tế bào sụn có sự bất thường, đặc trưng là quá trình mất sụn
khớp và tổ chức xương cạnh khớp tân tạo [10].
THK do rất nhiều yếu tố gây nên như di truyền, chuyển hóa, hóa sinh,
sinh cơ học, cuối cùng là hiện tượng viêm thứ phát màng hoạt dịch. Quá trình
THK bao gồm đồng thời hiện tượng phá hủy và sửa chữa sụn, xương và màng
hoạt dịch [9], [10].
Trước kia, THK được coi là bệnh lý của riêng sụn khớp, song ngày nay,
THK là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu,
kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp,và màng
hoạt dịch [11], [12].


5


Hình 1.2: Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa [13]
1.3.2. Phân loại và nguyên nhân của thoái hóa khớp gối
Năm 1991, Altman và cộng sự đề nghị xếp loại THK thành hai loại.
Cách phân loại này đến nay vẫn được nhiều tác giả ứng dụng [14].
THK gối nguyên phát: Sự lão hóa là nguyên nhân chính, bệnh thường
xuất hiện muộn ở người trên 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần
theo tuổi.
THK gối thứ phát: Phần lớn do các nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa
tuổi, khu trú ở một vài vị trí. Có thể gặp:
- Sau chấn thương
- Sau các bệnh lý xương sụn
- Các bệnh nội tiết, rối loạn đông máu
1.3.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển
thoái hóa khớp gối
1.3.3.1. Cơ chế bệnh sinh
Những thay đổi của sụn khớp và phần xương dưới sụn trong THK: Trong
bệnh lý THK, sụn khớp là tổ chức chính bị tổn thương. Sụn khớp khi bị thoái
hóa sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, mất tính đàn hồi, mỏng, khô và nứt nẻ.
Những thay đổi này tiến triển dần đến giai đoạn cuối là những vết loét, mất


6

dần tổ chức sụn, làm trơ ra các đầu xương dưới sụn. Phần rìa xương và sụn có
tân taọ xương (gai xương).
Cơ chế giải thích quá trình viêm trong THK: THK vẫn có hiện tượng
viêm diễn biến thành từng đợt, biểu hiện bằng đau và giảm chức năng vận
động của khớp tổn thương. Nguyên nhân có thể do phản ứng của màng hoạt
dịch với các sản phẩm thoái hóa sụn, các mảnh sụn, hoặc xương bị long ra.
Cơ chế gây đau khớp trong THK gối: Do sụn khớp không có hệ thần

kinh nên đau có thể do các cơ chế sau:
- Viêm màng hoạt dịch, các cơ bị co kéo.
- Xương dưới sụn có tổn thương rạn nứt nhỏ gây kích thích phản ứng đau.
- Gai xương gây căng các đầu mút thần kinh ở màng xương [11].
1.3.3.2. Các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển thoái hóa khớp
Tuổi: Tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong THK, tần số THK tăng dần
theo tuổi.[15].
Cân nặng: Béo phì làm tăng tỷ lệ THK lên 1,9 lần ở nam và 3,2 lần ở
nữ [16].
Giới: Sau 55 tuổi tỷ lệ THK ở nữ nhiều hơn nam. Sự giảm hormone
sinh dục nữ làm giảm tế bào sụn. Sau mãn kinh lượng estrogen suy giảm là
nguy cơ cao gây THK.
Yếu tố chấn thương và cơ học: Những chấn thương mạnh làm rạn nứt
bề mặt sụn có thể là nguồn gốc gây THK.
Ngoài ra còn các vấn đề di truyền, các cytokine, tuổi tiền mãn kinh, yếu
tố nghề nghiệp, ăn uống, môi trường sống.


7

SƠ ĐỒ 1
Yếu tố cơ học

Bất thường sụn khớp
-

-

Lão hóa
Viêm

Rối loạn chuyển hóa
Nhiễm trùng

Chấn thương
Béo phì
Khớp không ổn đinh
Dị dạng khớp

Sụn khớp

Chất cơ bản

Bất thường sụn khớp
- Tế bào sụn tổn thương
- Tăng các enzyme thủy phân
protein
- Giảm sút các enzyme ức chế.

- Thoái biến collagen
- Xơ gãy PG
- Tăng sự thoái hóa

Sụn khớp bị rạn vỡ

- Hẹp khe khớp
- Đầu xương dưới sụn mất bảo vệ
- Xương tân tạo
Tái tạo lại của xương
SƠ ĐỒ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI
(Howell 1988) [17]

1.3.4 Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
1.3.4.1 Lâm sàng
Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động: đau âm
ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi.
Đau diễn biến thành từng đợt dài ngắn tùy từng trường hợp, hết đợt có thể hết
đau sau đó tái đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần


8

- Hạn chế vận động: các động tác của khớp khi bước lên hoặc xuống
cầu thang, đang ngồi ghế, đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau …
- Biến dạng khớp: không biến dạng nhiều biến dạng trong THK gối
thường do các gai xương tân tạo, do lệch trục khớp hoặc thoái vị màng hoạt dịch
- Các dấu hiệu khác
+Tiếng lục khục khi vận động khớp
+Dấu hiệu bào gỗ khi khám
+Dấu hiệu “ phá gỉ khớp ’’
+Có thể sờ thấy chồi xương ở quanh khớp
+Teo cơ do ít vận động
+Tràn dịch khớp
+Bệnh TK thường không có biểu hiện toàn thân
Hay gặp ở người thừa cân, béo phì [1], [12].
1.3.4.2 Cận lâm sàng
A, Xquang quy ước: có ba dấu hiệu cơ bản [12]
-Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đều
-Đặc xương dưới sụn: gặp ở phần đầu xương
-Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn
Tiêu chuẩn phân loại THK trên Xquang của Kellgren và Lawence (1987) [18]
+Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương

+Giai đoạn 2: gai xương rõ
+ Giai đoạn 3: hẹp khe khớp vừa
+ Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn
B. Nội soi khớp gối
Là phương pháp chẩn đoán tốt nhất vì thấy được trực tiếp vị trí và
những tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.[19]
C. Các phương pháp khác
Chụp cộng hường từ, chụp cắt lớp vi tính ít được sử dụng để chẩn đoán
do giá thành đắt


9

Siêu âm là dùng sóng âm có giá trị phát hiện dịch, gai xương, là phương
pháp điều trị THK gối hiêu quả
D. Xét nghiệm máu và sinh hóa
Ít có sự thay đổi
Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối
Bệnh thường gặp ở nữ, chiếm 80% trường hợp
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán THK theo hội Thấp khớp học Mỹ
(American College of Rheumatology-ACR) năm 1991 [14]
1 Có gai xương ở rìa khớp (Xquang)
2 Dịch khớp là dịch thoái hóa
3

Tuổi >40

4 Cứng khớp dưới 30 phút
5 Lục khục khi cử động
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5

- Các dấu hiệu khác:
+Biến dạng khớp
+Tràn dịch khớp
- Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán
+ X quang quy ước: Tiêu chuẩn phân loại THK trên Xquang của
Kellgren và Lawence (1987) [18]
Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
Giai đoạn 2: gai xương rõ
Giai đoạn 3: hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn
+ Siêu âm khớp gối: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp ,gai xương ,tràn
dịch khớp ,đo độ dày sụn khớp,màng hoạt dịch khớp,phát hiện các mảnh sụn
thoái hóa bong vào trong ổ khớp
+ Nội soi khớp gối
Là phương pháp chẩn đoán tốt nhất vì thấy được trực tiếp vị trí và những
tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.


10

+ Chụp cộng hường từ (MRI): Phát hiện các tổn thương sụn khớp, dây
chằng ,màng hoạt dịch.
- Các xét nghiệm khác:
+ Xét nghiệm máu và sinh hóa: CRP bình thường (có thể tăng nhẹ khi
có viêm thứ phát màng hoạt dịch).
+Xét nghiệm dịch khớp: Dịch thường có màu vàng, độ nhớt bình thường
hoặc giảm nhẹ, có <1000 tế bào/mm3
1.3.5 Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Mục tiêu điều trị
- Giảm đau

- Duy trì và tăng khả năng vận động
- Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp
- Tránh các tác dụng phụ của thuốc
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Hiện nay có nhiều pp điều trị THK gối [1],[12].
1.3.5.1 Điều trị nội khoa
A. các biện pháp không dùng thuốc
- Giáo dục bệnh nhân: Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng
lượng, giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo phì. Sửa chữa các tư thế xấu
gây lệch trục khớp
- Vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau, duy trì dinh dưỡng cơ ở cạch
khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp.
B. Các thuốc điều trị
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh
- Thuốc giảm đau: acetaminophen(paracetamol, efferalgan), efferalgan
codein, mophin.
- Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều: diclofenac,
meloxicam, Pirocicam, celecoxib, thuốc bôi ngoài da bằng các loại gel
- Corticosteroid
+ Đường toàn thân không có chỉ định


11

+ Đường nội khớp:có hiệu quả ngắn đối với triệu chứng cơ năng của
THK thường dùng hydrocortisone acetat tiêm khớp gối.
Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh: là nhóm thuốc điều trị tác dụng
chậm đạt hiệu quả, dung nạp tốt, rất ít tác dụng phụ.
Thường dùng các thuốc sau: Glucosamin sulfat, chondroitin sulfat
Bổ sung chất nhày dịch khớp: Bản chất là acid hyaluronic dưới dạng

natri hyaluronic.
1.3.5.2 Điều trị ngoại khoa
Được chỉ định với các trường hợp hạn chế chức năng nhiều hoặc đau
khớp không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa
1.4 Thoái hóa khớp gối theo quan niệm của YHCT
Thoái hóa khớp gối được xếp vào chứng tý, bệnh danh là phong hàn thấp tý
1.4.1 Đại cương chứng tý của YHCT
Nguyên nhân: do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong,
hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành
của khí huyết tắc lại gây các chứng sung, nóng, đỏ, đau các khớp. Do người
già, can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, dẫn đến can
thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng
được cân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính
Chứng tý chia thành hai loại phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý
Triệu chứng thể phong hàn thấp tý: đau mỏi các khớp, lạnh mưa, ẩm,
thấp đau tăng hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Trên lâm sàng còn căn cứ thiên về
phong, thiên hàn hay thiên thấp để phân loại ra các thể nhỏ
Triệu chứng thể phong thấp nhiệt tý: Các khớp sưng nóng đỏ đau, cự án
ngày nhẹ đêm nặng co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồi hôi, sợ gió rêu lưỡi
vàng mỏng, chất lưỡi đỏ nước tiểu vàng, mạch hoạt sác phương pháp điều trị
chung chữa bệnh về khớp đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ. xương;đưa
tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống
tái phát và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo
cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của khớp xương
Triệu chứng và phương pháp điều trị chứng phong hàn thấp tý


12

Căn cứ vào triệu chứng thiên về phong, thiên về hàn hay thiên về thấp

mà chia thành phong tý, hàn tý hay thấp tý
Khi chữa bệnh, phương pháp chung là khu phong tán hàn trừ thấp, căn
cứ vào sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp mà cho thuốc chữa phong là
chính, hàn là chính hay thấp là chính. Khi chữa bệnh phải phân biệt bệnh mới
mắc hay đã tái phát nhiều lần, nếu mới mắc lấy trừ tà là chính, nếu lâu ngày
vừa phù chính (bổ can thận, khí huyết vừa lấy trừ tà để tránh tái phát và đề
phòng những biến chứng sau này
 Phong tý hay hành tý: do phong là chính
- Triệu chứng: đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi
trắng, mạch phù
- Pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, hoạt huyết,
hành khí
- Bài thuốc: Phòng phong thang gia giảm
- Châm cứu: tại chỗ châm các huyệt tại khớp sưng đau và vùng lân cận
khớp. Toàn thân châm huyệt hợp cốc, phong môn, hong trì, huyết hải, túc tam
lý, cách du
 Hàn tý hay thống tý: do hàn là chính
- Triệu chứng: đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng
thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn
- Pháp điều trị: tán hàn là chính khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết
-Bài thuốc: Ô đầu thang gia giảm
-Châm cứu: cứu quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao
Châm bổ ôn châm huyệt tại chỗ và lân cận các khớp đau
 Thấp tý hay trước tý
Triệu chứng: các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, bệnh
lâu ngày, vận động khó, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn,
người nặng nề mệt mỏi
Pháp điều trị: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí hoạt huyết
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm



13

Châm cứu: Túc tam lý, tam âm giao, tỳ du, thái khê, huyết hải, châm tại
các khớp sưng đau và vùng lân cận nơi đau
Nếu bệnh mắc lâu ngày dùng phương pháp công bổ kiêm trị, tùy vị trí
khớp đau mà chọn bài thuốc, vị thuốc thích hợp: đau thắt lưng trở xuống dùng
bài độc hoạt tang kí sinh, tam tý thang [6], [7].
1.4.2 Bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối: trên nền can thận hư nhân đó
phong hàn thấp xâm nhập vào khớp gối gây khí huyết tắc trở dẫn đến đau, hạn
chế vận động lâu dần bị teo cơ cứng khớp biến dạng
Triệu chứng giống phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm các triệu
chứng về can thận hư như đau lung, ù tai, ít ngủ, nước tiểu trong, lưng gối đau
mỏi, tiểu tiện đêm nhiều lần, mạch trầm tế, đau mỏi khớp gối, hạn chế vận
động khớp gối.
Pháp điều trị: Bổ can thận, tán hàn khu phong trừ thấp hành khí hoạt huyết
Dùng các thuốc bổ thận dương như tục đoạn, thỏ ty tử, ba kích, đỗ trọng,
bổ cốt chỉ
Phương thuốc: Độc hoạt tang kí sinh, tam tý thang gia giảm
Châm cứu: cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, thận du, tam âm giao
Tại chỗ: châm bổ, ôn châm các huyệt (độc tỵ, tất nhãn, lương khâu,
huyết hải, hạc đỉnh, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, túc tam lý
Phòng bệnh
-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp
-Thường xuyên luyện tập
- Giữ tư thế luôn thẳng
- Chống tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt
- Tránh các động tác quá mạnh và đột ngột
- Kiểm tra định kỳ những người lao động nặng

- Đạp xe và bơi
- Tập chân trên máy (không đi bộ hoặc chạy trên máy)
- Khi Xquang khe khớp còn bình thường đi bộ vừa phải hoặc đạp xe tại
chỗ là các biện pháp tập luyện tốt


14

- Tìm nghề nghiệp phù hợp: để bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm
việc và tình trạng bệnh dựa trên các nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương
không bị quá tải
- Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp để kịp thời điều trị [1], [6], [7].
1.5 Một số nghiên cứu về điều trị thoái hóa khớp gối ở trên thế giới và
Việt Nam
THK gối là một bệnh phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, hiện nay vẫn
chưa tìm ra được một thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh vì vậy đã và đang có
rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về điều trị THK gối
1.5.1 Trên thế giới
-Năm 1997 Gabriel H. B và các cộng sự tại bệnh viện Barcelona, Madrid
đã nghiên cứu tác dụng của Glucosamin sulfat trong điều trị THK gối kết quả
sau 6 tháng điều trị nhóm bệnh nhân dùng Glucosamin có hiệu suất giảm đau
cao hơn nhóm chứng(p<0. 05) [4].
- Năm 2004 Mc Carthy và cộng sự tiến hành nghiên cứu 214 bệnh nhân
thoái hóa khớp gối đã có nhận xét về hiệu quả của phương pháp tập luyện tại
khớp giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Theo tác giả tuy đây là nghiên
cứu đầu tiên nhưng kết quả cho thấy nên giới thiệu phương pháp này cho các
bệnh nhân THK gối và các nhà lâm sàng [20].
-Năm 2012 Mascarin NC, Vancini RL cùng cộng sự đã nghiên cứu trên
40 bệnh nhân nữ thoái hóa hai bên khớp gối chia thành 3 nhóm nhóm điều trị
bằng phương pháp điện xung, hai nhóm còn lại điều trị bằng liệu pháp vận

động trị liệu và siêu âm điều trị. Kết quả cho thấy cả ba nhóm nghiên cứu đều
có sự cải thiện rõ rệt về chỉ số VAS, tầm vận động khớp gối và chỉ số
WOMAC với (p<0,01) [21]
1.5.2 Tại Việt Nam
-Năm 2001 Đặng Hồng Hoa đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của 42 bệnh nhân THK gối ở nước ta là từ 50 tuổi trở lên chiếm
78%, nữ là chủ yếu chiếm 85,7% trong đó có 64,3% là lao động chân tay [22]


15

- Năm 2006, Nguyễn Thị Ái nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng và áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh THK gối đưa ra kết luận:
trong chẩn đoán THK gối áp dụng theo tiêu chuẩn ACR 1991 là phù hợp với
điều kiện Việt Nam [23]
- Năm 2004, Phạm Thị Cẩm Hưng tiến hành nghiên cứu đánh giá tác
dụng điều trị nhiệt kết hợp vận động trong điều trị THK gối. NC cho thấy sự
cải thiện mức độ đau và chức năng khớp gối tương đương điều trị bằng thuốc
chống viêm không steroid (Mobic) [24]
-Năm 2008, Cầm Thị Hương tiến hành NC đánh giá hiệu quả của cồn đắp
thuốc Boneal Cốt thống linh trong điều trị THK gối. NC cho thấy Boneal Cốt
thống linh có hiệu quả giảm đau, chống viêm, PHCN vận động tốt đối với THK
gối ở mức độ nhẹ và vừa hoặc đợt đau cấp tính, ít hiệu quả với mức độ nặng [25].
- Năm 2011, Đinh Thị Lam, NC bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm
Glucosamin trong điều trị THK gối, tác giả đã rút ra kết luận chế phẩm
Glucosamin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị THK gối [26]
- Năm 2012, Nguyễn Giang Thanh tiến hành NC đánh giá hiệu quả điều
trị THK gối bằng PP cấy chỉ catgut kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh.
NC cho thấy hiệu quả cao trong giảm đau, phục hồi tố đối với THK gối [8]
- Năm 2014, Nguyễn Thu Thủy NC đánh giá hiệu quả điều trị THK gối

bằng bài thuốc tam tý thang kết hợp điện xung đã rút ra kết luận: hiệu suất cải
thiện chỉ số VAS trung bình sau 30 ngày điều trị so với trước điều trị là -6,
03±1, 61(kết qủa tốt 43, 3%, khá 50%) [9]
1.6 Phương pháp can thiệp
1.6.1 Phương pháp điện châm
1.6.1.1 Định nghĩa điện châm
Điện châm (Châm điện) là PP chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm
cứu với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, ứng dụng dòng
điện xoay chiều tạo ra các xung đều không đều, có nhiều đầu kích thích, tính
năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản


16

1.6.1.2 Cơ chế tác dụng của châm cứu
Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học hiện đại
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và học thuyết giải thích về cơ chế
tác dụng của châm cứu, tuy nhiên hiện nay có hai học thuyết chính đó là
Học thuyết thần kinh:
-Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng
ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý
- Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Khi có một luồng xung động với
kích thích mạnh hơn, lien tục hơn sẽ kìm hãm, dập tắt với luồng xung động yếu
hơn. Do vậy mà khi châm cứu sẽ gây tác dụng giảm đau trên lâm sàng
- Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski:
Theo nguyên lý này khi châm cứu sẽ gây ra một kích thích mạnh sẽ àm cho
hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau
- Lý thuyết về đau của Melzak và Wall ( cửa kiểm soát 1995): Cơ sở của
thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động xuất hiện sau
khi châm kim vào các điểm có hoạt tính cao, kết quả làm mất cảm giác đau

Vai trò của thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: Châm cứu
đã kích thích cơ thể tiết ra các chất Endorphin là một polypeptide có tác dụng
giảm đau rất mạnh, mạnh gấp nhiều lần morphin
Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền
Theo YHCT sự mất thăng bằng âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh
tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hòa âm dương
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc
do vậy tác dụng cơ bản của châm cứu là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ
kinh lạc
1.6.1.3 Tác dụng
- Giảm đau, ức chế cơn đau
- Kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng tổ chức
- Giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ


×