Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

NGHIÊN cứu GÁNH NẶNG CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH SAU đột QUỴ não tại GIA ĐÌNH ở TỈNH NAM ĐỊNH năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.82 KB, 85 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC IU DNG NAM NH

NGUYN THNH CHUNG

nghiên cứu gánh nặng chăm sóc ngời bệnh
sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh nam định
năm 2016

LUN VN THC S IU DNG


NAM ĐỊNH – 2016


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC IU DNG NAM NH

NGUYN THNH CHUNG

nghiên cứu gánh nặng chăm sóc ngời bệnh
sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh nam định
năm 2016

Chuyờn ngnh: iu dng


Mó s: 60.72.05.01

LUN VN THC S IU DNG
NGI HNG DN KHOA HC:

TS.BS: TRNG TUN ANH


Nam Định -2016


TÓM TẮT
Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc 96 người chăm sóc chính của người bệnh
sau đột quỵ não tại gia đỉnh ở tỉnh Nam Định từ tháng 4/2016 đến tháng 10 năm
2016.
Mục tiêu : Tìm hiểu mức độ gánh nặng ở người chăm sóc và một số yếu tố
liên quan tới gánh nặng chăm sóc.
Phương pháp : Mô tả cắt ngang
Công cụ : Bộ công cụ được sử dụng trong nghiên cứu gồm các câu hỏi về:
nhân khẩu học, chỉ số hoạt động cá nhân hằng ngày (Bathel index score), sự hỗ trợ
xã hội đa chiều (Multidimensional Scale of Perceived Social Support), kiến thức
người chăm sóc và điểm gánh nặng chăm sóc (Zarit Burden Interview).
Kết quả : Độ tuổi trung bình của người bệnh sau đột quỵ não là 71,8 tuổi và
đột tuổi trung bình của người chăm sóc là 52 tuổi. Người chăm sóc có gánh nặng
chăm sóc ở mức trung bình là 54,2% và ở mức vừa phải là 36,5%. Nghiên cứu cũng
chỉ ra được kiến thức của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ở tỉnh Nam
Định ở mức tương đối thấp 94,8%.
Kết luận : Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ở Nam Định ở
mức trung bình. Có sự liên quan giữa thời gian chăm sóc, kinh tế gia đình, hoạt
động cá nhân của người bệnh và sự hỗ trợ xã hội với gánh nặng chăm sóc

(p < 0,05). Không có sự liên quan giữa kiến thức của người chăm sóc với gánh nặng
chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.
Từ khóa: Đột quỵ não, người chăm sóc, caregiver burden.


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc sau khi hoàn thành nghiên cứu
này, tôi xin được bài tỏ lòng cảm ơn chân thành tới :
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường đại học Điều dưỡng
Nam định. Ban Giám đốc, Phòng Chỉ đạo tuyến, Khoa nội Thần kinh Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này.
TTƯT.TS.BS. Trương Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng – Trường Đại học Điều
dưỡng Nam định, người thầy đã dành nhiều tâm huyết trực tiếp định hướng, dạy dỗ,
chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này. Thầy là tấm gương sáng để cho tôi rèn
luyện và học tập theo.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Khoa – Phòng ban,
các thầy, các cô và các bạn học viên lớp Cao học khóa 1 - Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định. Các cán bộ, nhân viên khoa Nội Thần Kinh Bệnh viện Đa Khoa
tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
việc lấy thông tin người bệnh phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình của tôi,
Những người thân đã bên cạnh giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần và dành cho tôi
nhiều tình cảm nhất để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Nam Định, ngày 30 tháng 12 năm 2016

Nguyễn Thành Chung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thành Chung, học viên lớp cao học Khóa 1, chuyên ngành Điều

dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan :
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫ của TTƯT.TS.BS. Trương Tuấn Anh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố ở Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực
hiện việc lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !
Nam Định, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thành Chung


MỤC LỤC:

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1 Tổng quan về bệnh đột quỵ não.........................................................................3
1.1.1 Định nghĩa đột quỵ não.................................................................................3
1.1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ não...........................3
1.1.3 Dịch tễ học đột quỵ não.................................................................................4
1.1.4 Các biểu hiện điển hình của bệnh đột quỵ não..............................................5
1.1.5 Hậu quả của đột quỵ não ..............................................................................6
1.2 Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ................6
1.3 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não..............................................7
1.3.1 Gánh nặng chăm sóc.....................................................................................7
1.3.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não:.......................................7
1.4 Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não........8

1.4.1 Thời gian chăm sóc.......................................................................................9
1.4.2 Tài chính của gia đình.................................................................................10
1.4.3 Hoạt động cá nhân hằng ngày của người bệnh (ADL)................................10
1.4.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc............................................................................11
1.4.5 Kiến thức của người chăm sóc ...................................................................12
1.5 Người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não....................................................12
1.6 Khung nghiên cứu về gánh nặng chăm sóc:.......................................................14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................15
2.1 Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu...................................................................................15
2.1.2 Đối tượng và tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu...........................................15
2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu.........................................................................15
2.3 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................16


2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................................16
2.5 Phương pháp thu thập thông tin và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu.............17
2.6 Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu..............................................................17
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá...........................................................................................18
2.8 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................19
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:.....................................................................20
2.10 Biện pháp khắc phục sai số..............................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................21
3.1 Đặc điểm nhân khẩu học....................................................................................21
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh sau đột quỵ não..........................21
3.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc người bệnh sau ĐQN..........24
3.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.............................................27
3.2.1 Phân loại gánh nặng chăm sóc....................................................................27
3.2.2 Gánh nặng chăm sóc theo giới tính.............................................................28
3.2.3 Gánh nặng chăm sóc theo các nhóm tuổi........................................................29

3.3 Các yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN.................31
3.3.1 Thời gian chăm sóc hàng ngày....................................................................31
3.3.2 Kinh tế gia đình...........................................................................................33
3.3.3 Hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh (ADL)................................35
3.3.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc............................................................................38
3.3.5 Kiến thức người chăm sóc..........................................................................40
CHƯƠNG4: BÀN LUẬN.....................................................................................46
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.........................................46
4.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh sau đột quỵ não.......................................46
4.1.2 Đặc điểm chung của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.............48
4.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN.......................................................50
4.2.1 Mức độ gánh nặng chăm sóc.......................................................................50
4.2.1 GNCS ở các nhóm: giới tính, tuổi và nghề nghiệp......................................50


4.3 Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN................52
4.3.1 Thời gian chăm sóc người bệnh ĐQN.........................................................52
4.3.2 Kinh tế gia đình...........................................................................................53
4.3.3 Hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh............................................54
4.3.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc............................................................................55
4.2.5 Kiến thức người chăm sóc..........................................................................56
KẾT LUẬN............................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.


ADL (Activities of daily living): Hoạt động sinh hoạt hằng ngày

2.

BI (Barthel index): Chỉ số Barthel

3.

CS : Chăm sóc

4.

ĐQN : Đột quỵ não

5.

GN: Gánh nặng

6.

GNCS: Gánh nặng chăm sóc

7.

NB : Người bệnh

8.

NC : Nghiên cứu


9.

NCS: Người chăm sóc

10.

% : Tỉ lệ %

11.

TS : Tần số

12.

VNĐ : Việt Nam Đồng

13.

WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới).

14.

WSO: World Stroke Organization ( Tổ chức đột quỵ thế giới)

15.

ZBI : Zarit burden interview (Điều tra gánh nặng của Zarit)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại người bệnh theo tuổi (n=96)................................................ 21
Bảng 3.2: Đặc điểm trình độ văn hóa người bệnh ĐQN.....................................22
Bảng 3.3 Các loại bệnh mạn tính kèm theo của người bệnh ĐQN.......................23
Bảng 3.4 Phân loại tuổi người chăm sóc người bệnh ĐQN…………………..24
Bảng 3.5 Phân loại trình độ văn hóa NCS............................................................ 25
Bảng 3.6 Đặc điểm về nghề nghiệp của NCS...................................................... 26
Bảng 3.7 Phân loại mức độ gánh nặng chăm sóc người bệnh sau ĐQN..............27
Bảng 3.8 Phân loại gánh nặng chăm sóc theo giới tính........................................ 28
Bảng 3.9 Gánh nặng chăm sóc theo phân loại tuổi............................................. 29
Bảng 3.11 Thời gian phải chăm sóc hằng ngày của người bệnh sau ĐQN...........31
Bảng 3.12 Sự liên quan giữa thời gian chăm sóc và gánh nặng chăm sóc...........31
Bảng 3.13 Sự liên quan giữa thu nhập của gia đình và gánh nặng chăm sóc……34
Bảng 3.14 Các hoạt động cá nhân của người bệnh theo Bathel Index..................34
Bảng 3.15 Mức độ hoạt động cá nhân hàng ngày của người bệnh......................36
Bảng 3.16 Sự liên quan giữa chỉ số hoạt động cá nhân của người bệnh với gánh
nặng ở người chăm sóc........................................................................................ 37
Bảng 3.17 Phân loại hỗ trợ chăm sóc theo nhóm hỗ trợ....................................... 38
Bảng 3.18 Mức độ người chăm sóc nhận được hỗ trợ.........................................38
Bảng 3.19 Sự liên quan giữa hỗ trợ chăm sóc và gánh nặng chăm sóc................39
Bảng 3.20 Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐQN................................................ 40
Bảng 3.21 Kiến thức về dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh ĐQN........................ 41
Bảng 3.22 Kiến thức về biến chứng của bệnh ĐQN............................................ 42
Bảng 3.23 Kiến thức về thực hành chăm sóc người bệnh ĐQN........................... 43
Bảng 3.24 Sự liên quan giữa kiến thức và gánh nặng chăm sóc...........................45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Hình 1.1: Khung nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não. 14

Biểu đồ 3.1 Phân bố người bệnh theo giới tính.................................................... 21
Biểu đồ 3.2 Số lần bị ĐQN................................................................................. 22
Biểu đồ 3.3: Bệnh mạn tính kèm theo của người bệnh ĐQN..............................23
Biểu đồ 3.4 Giới tính người chăm sóc người bệnh ĐQN..................................... 24
Biểu đồ 3.5 Đặc điểm về hôn nhân của người chăm sóc...................................... 25
Biểu đồ 3.6 Thu nhập của gia đình người chăm sóc………………………….…33
Biểu đồ 3.7 Mức độ kiến thức người chăm sóc…………………….………………44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh tim mạch đang đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử
vong trên toàn cầu, thế giới có khoảng 17,3 triệu người chết mỗi năm do bệnh tim
mạch và dự kiến sẽ tăng lên 23,6 triệu người chết vào năm 2030 . Theo tổ chức đột
quỵ toàn cầu (WSO, 2015) trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ não
mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ não là nguyên nhân thứ hai
tử vong hàng đầu cho những người trên 60 tuổi và là nguyên nhân thứ năm ở những
người trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi. Mỗi năm, gần sáu triệu người trên thế giới
chết vì đột quỵ não. Cứ 6 người thì có 1 người có cơn đột quỵ não gặp phải trong
cuộc đời của họ . Đột quỵ não là một vấn đề quan tâm lớn của toàn cầu, nhưng gánh
nặng do đột quỵ não đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á, một khu vực hiện nay có tỉ lệ
già hóa nhanh chóng và số ca mắc đột quỵ não cũng tăng lên vì thế đòi hỏi thời gian
chăm sóc dài hạn và tốn kém về kinh tế. Trái lại, tỉ lệ sinh ngày càng thấp, hệ thống
y tế xã hội chưa phát triển dẫn tới tăng khoảng cách giữa yêu cầu số về người chăm
sóc và chất lượng của người cung cấp chăm sóc điều đó đã dẫn tới áp lực chăm sóc
và gánh nặng chăm sóc .
Theo hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam (2011) Ở nước ta có
khoảng 200.000 bị đột quỵ não mỗi năm và khoảng 100.000 người chết mỗi năm có
liên quan tới đột quỵ não. Hiện tại nước ta có khoảng 486.400 người tàn tật và mất

sức lao động do đột quỵ não. Theo một nghiên cứu về Dịch tễ học đột quỵ não tại 3
tỉnh ở miền nam Việt Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang
đã chỉ ra rằng: tỉ lệ mắc mới hằng năm là 2,5/1000 dân, tỉ lệ bệnh toàn bộ (còn đang
sống) 6,08/1000 dân và tỉ lệ tử vong 1,31/1000 dân .
Đột quỵ não là một biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh
đời sống của mỗi cá nhân mắc phải. Sự tác động của đột quỵ não tới mỗi cá nhân
thường không lường trước được, khá nghiêm trọng, thường đòi hỏi sự thay đổi điều
chỉnh trong lối sống và tâm lý của người mắc phải . Theo phân loại của Tổ chức Y
tế Thế giới những người bệnh sau đột quỵ não thuộc loại đa tàn tật, ngoài giảm khả


2

năng vận động họ còn giảm khả năng nhận thức, giao tiếp và các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày [14]. Gánh nặng chăm sóc bởi đột quỵ não được nhận thấy tăng cao,
nó là một vấn đề sức khỏe được chú trọng quan tâm tới. Mức độ gánh nặng cho
người chăm sóc dao động từ khoảng 25-54% . Nghiên cứu của Costa 2015 đã chỉ ra
rằng có tới 58% người chăm sóc trong gia đình của người bệnh đột quỵ não quá tải
ở mức trung bình . Một nghiên cứu khác năm 2012 cho thấy gánh nặng và mức độ
rối loạn cảm xúc là hai hậu quả tiêu cực rõ rệt của việc chăm sóc . Thời gian dành
cho việc chăm sóc, lo lắng và sự mất khả năng của người bệnh là những yếu tố lên
quan mật thiết tới gánh nặng chăm sóc . Người chăm sóc trong gia đình không chỉ
cung cấp cho các hoạt động chăm sóc hằng ngày như việc tắm rửa, mặc quần áo,
giúp đỡ trong việc di chuyển xung quanh…vv, mà họ còn phải đối phó với một số
vấn đề tâm thần của người bệnh. Qua đó cho chúng ta thấy được người chăm sóc
trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh cả về thể chất lẫn
tinh thần. Vì vậy những áp lực chăm sóc đó dễ dấn tới kết quả gánh nặng chăm sóc
ở những người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.
Qua khảo sát địa bàn nghiên cứu và thực trạng số người bệnh đột quỵ não tại
các khoa: Nội Thần kinh, Nội Tim mạch, Phục hồi hồi chức năng – Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Nam Định cho thấy số lượng người đột quỵ não tương đối nhiều, khoảng
gần hơn 80 người bệnh đang được điều trị tại tất cả các khoa trên. Do vậy để biết về
tình hình, thực trạng, mức độ và các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người
bệnh sau đột quỵ não tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người
bệnh sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh Nam Định năm 2016”
Nhằm những mục tiêu sau:
1) Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ở tỉnh
Nam Định.
2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột
quỵ não ở tỉnh Nam Định.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về bệnh đột quỵ não.
1.1.1 Định nghĩa đột quỵ não
Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1990) đã định nghĩa đột quỵ não là “dấu hiệu
phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não
kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu não”. Đột quỵ do sự gián
đoạn của dòng máu trong não, thường do mạch máu não bị vỡ ra gọi là xuất huyết
não hoặc do cục máu đông chặn lại dòng lưu thông của mạch não được gọi là nhồi
máu não, dẫn tới sự cắt đứt việc cung cấp ô xy và dinh dưỡng cho các tế bào não ,,
1.1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ não.
Có hai thể đột quỵ não chính: tắc mạch não và xuất huyết não ,,.
* Tắc mạch não (nhồi máu não): Là một quá trình bệnh lý mà mạch não bị hẹp
lại làm giảm hoặc tắc lưu thong tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó cung cấp ,.
Trong tắc mạch não có ba loại chính, trong mỗi loại có một cơ chế tổn thương mạch
máu khác nhau hay giảm lưu lượng dòng máu khác. Ba thể thường được đề cập

nhiều là huyết khối, tắc mạch và giảm tưới máu hệ thống ,.
Yếu tố nguy cơ: Theo WHO(1989) có hơn 20 yếu tố nguy cơ gây nhồi máu
khác nhau trong đó các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là: tăng huyết áp 6070%, rung nhĩ 15-20%, đái tháo đường 12-15%, còn lại là một số nguy cơ như béo
phì, nghiện rượu, stress, ít vận động, thuốc lá, rối loạn chuyển hóa. Các yếu tố nguy
có không thay đổi được là: nam có tỉ lệ mắc gấp 2 lần nữ, tuổi cao (thường sau 55
tuổi), da đen dễ mắc hơn da trắng và da vàng , ,.
*Chảy máu não: Trong số người bệnh đột quỵ thì chỉ có 20-25% chảy máu não,
nhưng nó là nguyên nhân gây tử vong tới 50% do đột quỵ . Chảy máu não được
định nghĩa là hiện tượng máu chảy từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch não chảy vào
tổ chức não, ít nhiều đều tạo thành ổ máu tụ trong não gây ra các triệu chứng thần


4

kinh tương ứng ,. Được phân ra các thể sau: chảy máu trong nhu mô não, chảy máu
nhu mô não- tràn não thất, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu dưới nhện,
chảy máu sau nhồi máu não, trong số đó hay gặp nhiều nhất chảy máu trong nhu mô
não .
Các nguyên nhân thường gặp : Tăng huyết áp là nguyên nhân hay gây chảy
máu não nhiều nhất, do áp lực lòng mạch máu tăng, làm vỡ mạch máu trong não,
nhu mô não, dẫn tới máu không được cung cấp cho các khu vực sau chỗ bị vỡ .
Thoái hóa mạch máu dạng tinh bột, dị dạng mạch máu: phình động mạch, dị dạng
động tĩnh mạch, chảy máu não sau nhồi máu, chảy máu não do viêm động mạch
hoặc tĩnh mạch, dùng thuốc chống đông, các nguyên nhân khác ít gặp: Chảy máu
chưa rõ nguyên nhân, bệnh ưa chảy máu, hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu….
1.1.3 Dịch tễ học đột quỵ não
Theo một báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc đột quỵ não trên
100.000 dân ở cả nam và nữ từ 35-65 tuổi ở một số nơi như: Novosibirsk của Nga ở
nam 388, nữ là 312; Khu vực Kuopip của Phần Lan tỉ lệ ở Nam 351, nữ 173; hay
Friuli của ý có Nam 124 và nữ là 61 . Trong một báo cáo của Trung tâm đột quỵ não

và nghiên cứu lâm sàng Hàn Quốc, hằng năm có khoảng 105.000 người mắc lần
đầu hoặc tái mắc, và hơn 26.000 người bệnh tử vong do đột quỵ não . Tác giả
Marini và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu tỉ lệ mắc đột quỵ não ở những người
trẻ từ 20-44 tuổi. Kết quả cho thấy tỉ lệ mới mắc từ 8,63 – 19,12/100.000 dân . Ở
Trung Quốc người ta nghiên cứu về đột quỵ khá sớm, nhóm tác giả Li, Zhang Z. và
cộng sự đã tổng hợp từ 14 nghiên cứu dịch tễ lớn ở Trung Quốc từ 1983 đến 1993,
bằng phương pháp gõ cửa từng nhà nhóm tác giả đã điều tra 5.814.551 cá thể ở 199
địa điểm trên 29 tỉnh thành phố và kết quả cho thấy: tỉ lệ hiện mắc đột quỵ não trên
100.000 ở các vùng như Bắc Kinh 1.285, Hà Bắc 1.249, Vân Nam 824, Thượng Hải
615 xuôi xuống các tỉnh phía nam như Quảng Châu 519, Hải Nam 192 người mắc.
Ở một số nước châu Á như, Ấn Độ có tỉ lệ đột quỵ não là 1,54 với tỉ lệ chết là 0,6
trên 1000 dân; tỉ lệ tử vong do đột quỵ não ở Đông nam Châu Á là 60%, được cho
là cao hơn các nước ở Châu Âu . Một nghiên cứu khác tương tự ở Iran đã xác định


5

tỉ lệ đột quỵ não ở mọi lứa tuổi từ 23-103 trên 100.000 dân số . Một nghiên cứu
khác của tác giả Venketasubramanian về đột quỵ não ở khu vực Đông Nam Á cho
thấy tỉ lệ tử vong trên 100.000 như sau: Thái Lan có10,9 người, Singapore 54,2
người, Philipines 112 người. Còn ở Việt Nam có tỉ lệ mới mắc đột quỵ là
161/100.000 dân, tỉ lệ hiện mắc là 415/100.000 dân ở các tỉnh miền nam Việt Nam .
Tác giả Đặng Quang Tâm (2005) đã nghiên cứu dịch tễ đột quỵ não tại Cần Thơ cho
thấy tỉ lệ mắc mới là 29,4/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 33,53/100.000 dân . Theo
nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2007) ở Hà Tây, tỉ lệ mới mắc là 33,0/ 100.000
dân, tăng theo tuổi, nam giới 39,8/100.000 dân, nữ 26,9/100.000 dân; tỉ lệ hiện mắc
là 169/100.000 dân và đặc biệt ở nhóm tuổi 70-79 là 1.211,1/100.000 dân. Yếu tố
nguy cơ gây bệnh thường gặp ở đây là tăng huyết áp, lạm dụng rượu và nghiện
thuốc lá . Một nghiên cứu năm 2008 tại 78 bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên
trong 64 tỉnh và thành phố trên cả nước cho kết quả: nhồi máu não chiếm tỉ lệ

59,2%, chảy máu não chiếm 40,8% khi tính ở tất cả các bệnh viện đa khoa từ tuyến
tỉnh trở lên trong cả nước. Nếu theo từng khu vực, tỉ lệ nhồi máu não, chảy máu não
tương ứng là 59% và 41% ở Miền Bắc, 62,6% và 37,8% ở Miền Trung, 57,4% và
32,6% ở Miền Nam . Trong một nghiên cứu về đột quỵ gần đây cho thấy tỉ lệ người
bệnh tái đột quỵ 1 lần: 74%; 2 lần 14,6%, ≥ 3 lần 11,4% .
1.1.4 Các biểu hiện điển hình của bệnh đột quỵ não ,,.
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện bệnh lý
nhất định, dưới đây là một số biểu hiện chính thường gặp ở người bệnh bị ĐQN:
Liệt nửa người bên phải hoặc bên trái do tổn thương bán cầu đại não phải hoặc trái.
Liệt mặt cùng bên hoặc đối bên so với liệt nửa thân với các biểu hiện như miệng
méo, nhân trung lệch về bên lành, nước miếng chảy ra bên liệt. Rối loạn ngôn ngữ:
thất ngôn, nói khó, nói ngọng. Rối loạn về nuốt: Nuốt khó, nuốt sặc do liệt màn hầu
nếu có tổn thương các dây thần kinh IX, X, XI, Không nhai được nếu có tổn thương
dây V. Rối loạn cơ tròn: đái ỉa không tự chủ hoặc bí đái, bí ỉa, bí trung tiện. Rối loạn
nhận thức: lú lẫn thờ ơ, suy giảm trí nhớ. Trường hợp nặng có thể hôn mê, tắc đờm,
tụt lưỡi, suy hô hấp,hoặc tử vong.


6

1.1.5 Hậu quả của đột quỵ não
ĐQN là một bệnh nặng nề, diễn biến hết sức phức tạp, ngoải việc gây nên tỉ lệ
tử vong cao, nếu có sống sót thì để lại nhiều di chứng, khiếm khuyết giảm chức
năng, tàn tật và ảnh hưởng lớn đến cho xã hội, gia đình và bản thân người bệnh. Chi
phí điều trị vô cùng lớn, tổng chi phí chung cho ĐQN ở Hoa Kỳ là 53,6 tỉ đô la mỗi
năm.
Theo WHO có từ 1/3 tới 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ não mang tàn
tật vĩnh viễn. Người bệnh ĐQN thuộc dạng đa tàn tật vì ngoài giảm khả năng vận
động, người bệnh còn nhiều di chứng khác kèm theo như rối loạn ngôn ngữ, rối
loạn cảm giác, tri giác và ý thức. Sau đó là các biến chứng lâu dài do phải nằm lâu,

bệnh nhân bị loét các nơi bị tì đè nhiều, viêm phổi, hay do tiểu tiện không tự chủ
nên không ít bệnh nhân xuất hiện viêm nhiễm đường tiết niệu… những biến chứng
này có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh.
1.2 Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
Việc chăm sóc người bệnh sau ĐQN tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ
nặng hay nhẹ của bệnh. Vì người bệnh sau đột quỵ não cần sự hỗ trợ rất nhiều từ
người chăm sóc, đặc biệt là những người bệnh có mức độ phụ thuộc cao vào người
chăm sóc. Một số người bệnh liệt nửa người, nằm liệt giường hay rối loạn về nhận
thức và tâm thần thì cần sự hỗ trợ mọi mặt từ phía người chăm sóc. Về cơ bản khi
chăm sóc cần phải tập trung vào những vấn đề sau: Cải thiện được tuần hoàn não
cho người bệnh. Đề phòng các biến chứng: bội nhiễm, loét ép do tỳ đè. Cải thiện
vận động: Luyện tập phục hồi chức năng, tập cả bên liệt và bên lành tránh teo cơ
cứng khớp. Cải thiện khả năng tự chăm sóc. Cải thiện việc giao tiếp và khả năng
ngôn ngữ. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Khôi phục khả năng đại tiện và
tiểu tiện bình thường. Tăng cường nhận thức về tự chăm sóc bản thân và phòng
bệnh.
1.3 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
1.3.1 Gánh nặng chăm sóc


7

Gánh nặng chăm sóc: được tác giả Sherwood (2005) định nghĩa gánh nặng
chăm sóc là một "phản ứng sinh lý đa chiều", phát sinh từ sự mất cân bằng các yêu
cầu chăm sóc ở các lĩnh vực như thời gian chăm sóc cá nhân của người chăm sóc ,
vai trò xã hội, tình trạng thể chất và tinh thần, nguồn tài chính và các nguồn lực
chăm sóc có sẵn để thực hiện nhiều vai trò khác nhau . Gánh nặng chăm sóc được
xem xét ở hai mặt, chủ quan và khách quan. Gánh nặng chủ quan là các tác động và
nhận thức của người chăm sóc tới người bệnh ví dụ “ tôi thấy người bệnh đòi hỏi tôi

quá nhiều” hay “tôi cảm thấy có lỗi trong mối quan hệ với người bệnh” , gánh nặng
khách quan đề cập đến mức độ mà các yêu cầu của việc chăm sóc người bệnh ảnh
hưởng tới thời gian trong việc chăm sóc cho bản thân người chăm sóc và những
người khác ví dụ “ thời gian chăm sóc cho bản thân” hay “ thời gian dành cho bạn
bè và mối quan hệ khác” .
Gánh nặng chăm sóc thường được mô tả là mức độ nhận sự vất vả của người
chăm sóc ở người bệnh về yêu cầu và áp lực liên quan đến vai trò chăm sóc, trách
nhiệm, nhiệm vụ . Trong một nghiên cứu về gánh nặng chăm sóc người bệnh mất trí
của tác giả Trương Quang Trung (2015), đã nói rằng gánh nặng chăm sóc được coi
là một phản ứng tiêu cực đối với tác động của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho
các vai trò xã hội, nghề nghiệp và cá nhân của những người chăm sóc .
1.3.2 Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não:
Trong nghiên cứu năm 2015 của tác giả Byun và Evans đã nói rằng mỗi cá
nhân đều có những nhu cầu riêng của bản thân, khi trở thành người chăm sóc có thể
dẫn tới kết quả gánh nặng về tình cảm, xã hội và kinh tế và gánh nặng thường xuất
hiện sớm trong thời gian đầu sau khi người bệnh bị đột quỵ . Một nghiên cứu năm
2015 về đột quỵ ở Nigeria đã chỉ ra rằng hơn 60,8 % người chăm sóc có gánh nặng
khách quan trung bình và 79,2% có gánh nặng chăm sóc mức vừa phải . Nghiên cứu
của Costa 2015 đã chỉ ra rằng có tới 84,5% người chăm sóc là phụ nữ, người chăm
sóc có độ tuổi trung bình khoảng 47,34 tuổi, gánh nặng của những người chăm sóc
là 58% . Gánh nặng chăm sóc ở mức cao với 25 % số người chăm sóc người nhà
sau đột quỵ não và nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng sự suy giảm về tâm thần của
người bệnh có ảnh hưởng tiêu cực tới người chăm sóc hơn các vấn đề thể chất .


8

Nghiên cứu của Jaracz và cộng sự (2014) cho thấy có tới 47% người chăm sóc thực
sự có gánh nặng chăm sóc ở mức vừa và cao. Trong chăm sóc người bệnh sau đột
quỵ não, người chăm sóc sẽ phải thực hiện rất nhiều công việc, và tùy thuộc vào

mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh mà công việc của người chăm sóc sẽ phải
thực hiện là nhiều hay ít, vì thế gánh nặng chăm sóc sẽ ở mức cao hay thấp.
1.4 Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ não đang là một vấn đề lớn của
toàn cầu với sấp sỉ 15 triệu người bị mỗi năm . Năm 2010, số các ca đột quỵ não
trên toàn cầu khoảng 33 triệu ca, trong đó có khoảng 16,9 triệu bị đột quỵ não lần
đầu. Đột quỵ não là nguyên nhân thứ hai gây ra cái chết trên toàn cầu sau bệnh tim
với số lượng khoảng 11,13% tổng số ca tử vong do các nguyên nhân toàn cầu . Ở
Việt Nam thì đột quỵ não là một bệnh phổ biến ở tuổi trung niên và tuổi già . Đột
quỵ não là hiện tượng tổ chức não, tế bào thần kinh bị phá hủy nó ảnh hưởng trực
tiếp đến mọi hoạt động hằng ngày của người mắc, do đó người mắc phải bệnh sẽ
phải đối mặt với các di chứng sau khi bị bệnh, các di chứng này ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới cuộc sống của họ . Người bệnh đột quỵ não sẽ gặp phải một số
vấn đề khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như cầm nắm các vật dụng, mặc quần
áo, ăn uống và tắm giặt. Đó là biểu hiện của suy giảm chức năng, đồng thời cũng
bao gồm cả nhận thức và giao tiếp . Đã có nhiều công trình nghiên cứu về gánh
nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não trên thế giới, tất cả các công trình đều
chỉ ra rằng hầu hết người chăm sóc đều có gánh nặng chăm sóc, tại Việt Nam chưa
có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Và để tìm hiểu về gánh nặng
chăm sóc các yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nam Định, tôi tập trung vào nghiên cứu một số yếu
tố như: thời gian người chăm sóc thực hiện chăm sóc cho người bệnh mỗi ngày, thu
nhập của gia đình người chăm sóc, hoạt động sinh hoạt cá nhân người bệnh, sự hỗ
trợ trong chăm sóc và kiến thức của người chăm sóc.
1.4.1 Thời gian chăm sóc


9

Thời gian chăm sóc được xem xét ở hai khía cạnh, thứ nhất là số giờ cơ bản

chăm sóc hằng ngày và thứ hai là khoảng thời gian chăm sóc hay còn gọi quá trình
chăm sóc, rất nhiều nghên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh sau đột quỵ não cần sự
chăm sóc của thành viên trong gia đình một thời gian dài. Một số người chăm sóc
thời gian đầu chăm sóc cảm thấy bình thường, nhưng khi càng thực hiện chăm sóc
về lâu dài sau thì họ càng cảm thấy mệt mỏi và đặc biệt họ luôn có sự lo lắng cho sự
phục hồi của người bệnh. Khoảng 60,5% người chăm sóc dành thời gian lớn hơn
6h/ngày để chăm sóc hằng ngày cho người bị đột quỵ não, mức độ gánh nặng sẽ
tăng lên khi mà khoảng thời gian chăm sóc kéo dài . Theo nghiên cứu của Güler
năm 2012 cho thấy 55% các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người chăm sóc bị
ảnh hưởng và 23,3% số người chăm sóc không thể thực hiện các công việc khác bởi
vì họ phải dành khá nhiều thời gian để chăm sóc cho người bệnh . Tháng đầu khi
chăm sóc cho người bệnh ĐQN là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với người
chăm sóc . Khi số giờ chăm sóc phải thực hiện cho người bệnh tăng lên thì áp lực
của người chăm sóc cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt một số người bệnh đòi hỏi được
chăm sóc nhiều như: nằm liệt giường, giảm khả năng nhận thức, không tự thực hiện
được các hoạt động cá nhân. Ở những người bệnh này thì người chăm sóc họ rất
mệt mỏi, ngoài sự mệt mỏi về thể chất thì họ còn mệt mỏi về tinh thần, lo lắng về
kinh tế, lo lắng về bệnh, ho luôn mong muốn một phép màu nào đó có thể giúp
người thân khỏi bệnh .

1.4.2 Tài chính của gia đình
Vấn đề tài chính là sự lo lắng của 81% người chăm sóc, lo lắng về tài chính
khá rõ để dự đoán gánh nặng cho người chăm sóc trong tháng đầu tiên. Phần lớn gia
đình người bệnh không đủ điều kiện chăm sóc tốt cho người bệnh sau đột quỵ não,
đặc biệt là những người bệnh nhập viện nhiều lần . Có tới 45,9% người chăm sóc
người bệnh đột quỵ não không có việc làm và thu nhập cá nhân của họ chỉ ở mức
lương tối thiểu, lý do của việc người chăm sóc không có việc làm phần lớn họ
không có thời gian để tập trung vào công việc, một số người chăm sóc phải bỏ công



10

việc hiện tại của họ đang làm để chăm sóc cho người thân bị bệnh . Nghiên cứu của
tác giả Olai và cộng sự 2012 đã chỉ ra rằng tình trạng tài chính ở mức thấp liên quan
cao tới gánh nặng chăm sóc, trong nghiên cứu của tác giả cho thấy mức chi phí điều
trị cho người bệnh ĐQN khá tốn kém, vì thế nó ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện
chăm sóc, điều trị cho nên dễ dấn tới gánh nặng chăm sóc cho người thân người
bệnh .
Theo hiệp hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, một nghiên
cứu về chị phí điều trị bệnh ĐQN tại Bệnh viện 115 vào năm 2009 trên 109 người
bệnh cho thấy. Một người bệnh xuât huyết não nằm điều trị khoảng 9 đến 11 ngày
và chi phí điều trị vào khoảng 8 triệu VNĐ. Một người bệnh nhồi máu não nằm điều
trị khoảng 7 đến 10 ngày có chi phí khoảng 6,5 triệu VNĐ. Đó mới chỉ là chi phí
chữa bệnh và sinh hoạt tại Bệnh viện, việc điều trị bệnh chủ yếu tại nhà sau thời
gian chữa bệnh tại Bệnh viện, chính vì thế mà chi phí tang lên rất nhiều .
1.4.3 Hoạt động cá nhân hằng ngày của người bệnh (ADL)
Người bệnh nói chung và mỗi cá nhân nói riêng đều mong muốn tự mình
thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày của bản thân. Ở người bệnh
sau đột quỵ não phần lớn họ có di chứng sau khi bị bệnh như hạn chế về ngôn ngữ,
giao tiếp, suy giảm trí nhớ, giảm nhận thức hay các hoạt động cá nhân hằng ngày.
Chính vì vậy mà họ đã phụ thuộc một phần nào đó hay hoàn toàn vào người chăm
sóc ở gia đình của họ.
Hoạt động sinh hoạt hằng ngày được hiểu là các hoạt động sinh hoạt cá nhân
hằng ngày mà người bệnh có thể tự thực hiện được cho chính bản thân họ, các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày được đề cập chủ yếu như : tắm rửa, ăn uống, đánh răng,
chải đầu, mặc và thay quần áo, đại tiện, tiểu tiện, sử dụng nhà vệ sinh, di chuyển, đi
lại, lên xuống cầu thang . Theo hiệp hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt
Nam thì có tới 61% người bệnh bị đột quỵ não có di chứng, trong số đó có khoảng
50% bệnh nhân nặng cần có sự giúp đỡ của người thân trong quá trình chăm sóc và
sinh hoạt hằng ngày. Trong quá trình điều trị nếu được kết hợp cả đông, tây y và vật

lí trị liệu - phục hồi chức năng thì khả năng phục hồi của bệnh tật sẽ rất cao. Người
chăm sóc chính có vai trò rất lớn trong việc giúp đỡ người bệnh cũng như phối hợp
với nhân viên y tế trong việc hỗ trợ tập luyện phục hồi cho người bệnh sau ĐQN .


11

Sau khi đột quỵ não có từ 30-45% số người mắc phụ thuộc một phần hay
hoàn toàn vào người khác trong các sinh hoạt hằng ngày và gánh nặng cho người
chăm sóc người bệnh là một khái niệm đa chiều nó thường bao gồm thể chất, tinh
thần, xã hội và tài chính. Khi người bệnh có mức độ phụ thuộc nhiều vào người
chăm sóc ở các hoạt động cá nhân hằng ngày thì dễ dẫn tới hậu quả gánh nặng chăm
sóc . Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh đột quỵ não là một vấn đề
quan tâm lớn của người chăm sóc trong suốt thời gian hồi phục bệnh. Người chăm
sóc đóng góp vài trò lớn và tích cực nhất quyết định sự phục hồi tốt hay không tốt
của người bệnh sau ĐQN. Người bệnh sau ĐQN cần sự hỗ trợ từ những hoạt động
hằng ngày rất nhỏ như: ăn uống, thay mặc quần áo, lấy đồ vật hoặc đơn giản là giao
tiếp ,. Sự suy giảm về sức khỏe cũng như chức năng nhận thức hay tàn tật của người
bệnh sau ĐQN có liên quan tới gánh nặng ở người chăm sóc .
1.4.4 Sự hỗ trợ trong chăm sóc
Sự hỗ trợ trong chăm sóc đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra là yếu tố dự đoán
tốt nhất gánh nặng chăm sóc, sự hỗ trợ nó liên quan mật thiết với gánh nặng chăm
sóc. Khi người chăm sóc được hỗ trợ tốt về vật chất, tinh thần thì gánh nặng chăm
sóc sẽ giảm đi rất nhiều hoặc không có gánh nặng chăm sóc xảy ra. Gánh nặng ở
người chăm sóc có mối quan hệ nghịch với sự hỗ trợ của xã hội, tức là khi họ nhận
hỗ trợ xã hội thấp thì họ sẽ bị gánh nặng ở mức cao và ngược lại . Người chăm sóc
nhận được sự hỗ trợ từ những người khác sẽ có nhiều thời gian chăm sóc bản thân
hơn, và để thực hiện các vai trò xã hội, đồng thời làm bớt đi cảm giác mệt mỏi và
nghiên cứu đã thấy rằng sự hỗ trợ xã hội có liên quan cao tới gánh nặng chăm sóc.
Nghiên cứu của tác giả Zaracz cho thấy sự hỗ trợ trong chăm sóc mà người chăm

sóc nhận được ở mức trung bình. Sự hỗ trợ tốt trong chăm sóc có ảnh hưởng tích
cực đến việc làm giảm gánh nặng chăm sóc .
1.4.5 Kiến thức của người chăm sóc
Kiến thức của người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ đóng vai trò quan
trọng trong việc người chăm sóc thực hiện các kỹ năng chăm sóc cho người bệnh
đột quỵ não và nó bao gồm nhận thức về bệnh, chế độ điều trị, phòng bệnh cho
người bệnh . Việc không hiểu rõ về kiến thức về bệnh và cách chăm sóc sau đột quỵ
não được xem như là một yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng chăm sóc, người chăm


12

sóc chỉ phụ giúp và hỗ trợ người bệnh được một phần nào đó theo sự suy nghĩ là
phải làm như vậy cho người bệnh. Đồng thời người chăm sóc chưa hiểu, chưa cập
nhật được các thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng và đặc biệt là cách
chăm sóc người bênh, cho nên dẫn tới hiện tượng chăm sóc không đúng và ảnh
hưởng lớn tới chất lượng điều trị bệnh sau khi ra viện. Khi không có kiến thức để
thực hiện tốt trách nhiệm giúp đỡ, chăm sóc người bệnh được thì người chăm sóc sẽ
lo lắng và dẫn tới áp lực của việc chăm sóc . Nghiên cứu của Smith năm 2004 chỉ
ra rằng người chăm sóc thường thiếu kiến thức sau khi người bệnh ra viện, khoảng
1 năm sau khi chăm sóc thì họ mới có kinh nghiệm và hiểu biết. Khi người chăm
sóc có kinh nghiệm chăm sóc tốt hơn thì mức độ bệnh của người thân của họ có thể
đã nặng hơn.
1.5 Người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
Người chăm sóc người ốm trong gia đình là những người có trách nhiệm về
thể chất, tình cảm và hỗ trợ về tài chính cho những người khác, những người mà
không thể tự chăm sóc bản thân được do bênh tật, bị thương hay tàn tật. Những
người chăm sóc này thường là người thân trong gia đình, bạn đời hay họ là những
người bạn . Trong nghiên cứu của tác giả Trương Quang Trung (2015) đã chỉ ra
người chăm sóc là những người hỗ trợ cho người cần được chăm sóc thường xuyên

các hoạt động cá nhân hàng ngày hoặc sử dụng các dụng cụ hàng ngày, mà họ
không được nhận chi trả gì hết và họ có mối quan hệ thân thiết với người được
chăm sóc . Người chăm sóc người khác hầu hết là những người phụ nữ, phần lớn là
những người vợ, theo nghiên cứu của Scholte op Reimer (1998), người chăm sóc
trong gia đình có độ tuổi trung bình khoảng 65, hầu hết họ là những người phụ nữ
với tỉ lệ tương đối cao 77% .
Người chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não, là những người giúp đỡ người
bệnh đột quỵ thường xuyên, họ thường là vợ, chồng, con, cha, mẹ của người bệnh
và họ sẽ thực hiện hầu hết các công việc chăm sóc . Theo tác giả Jaracz và cộng sự
(2012) cho thấy số người trực tiếp chăm sóc người bị đột quỵ não thì có tới 83% là
nữ, 17% là nam . Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy NCS người bệnh sau ĐQN


×