Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

BIẾN ĐỘNG MỨC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 126 trang )

BIẾN ĐỘNG MỨC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................................7
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn......................................................................................5
3.1. Mục tiêu:..................................................................................................................5
3.3. Giới hạn nghiên cứu..................................................................................................5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.........................................................................6
4.1. Quan điểm nghiên cứu..............................................................................................6
4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn...................................................................9
5.1. Về lí luận:.................................................................................................................9
5.2. Về thực tiễn............................................................................................................10
6. Cấu trúc củacủa luận văn..............................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................13
CHƯƠNG 1.........................................................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................................................13
VỀ MỨC SỐNG DÂN CƯ..................................................................................................13
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................13
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư và biến động mức sống dân cư.......17
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá biến động mức sống dân cư vận dụng cho cấp tỉnh..............22
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................................27
1.1.2.15. Tổng quan về biến động mức sống dân cư Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016....27


1.2.2. Tổng quan về mức sống dân cư vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2006 –
2016..............................................................................................................................38
Tiểu kết Chương 1TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.........................................................................45
CHƯƠNG 2.........................................................................................................................46


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIẾN ĐỘNG MỨC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HÒA
BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2016..........................................................................................46
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư và biến động mức sống dân cư tỉnh
Hòa Bình...........................................................................................................................46
2.1.1. Tài nguyên vị thếVị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:...................................................46
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, và tài nguyên thiên nhiên.......................................................47
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................54
2.2. Biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2016..........................67
2.2.1. Biến động về các chỉ tiêu kinh tế..........................................................................67
2.2.2. Biến động về các chỉ tiêu giáo dục.......................................................................80
2.2.3. Biến động về các chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe người dân...............................87
2.3. Đánh giá chung về biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 –
2016..................................................................................................................................90
2.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá.............................................................................90
2.3.2. Đánh giá chung về biến động mức sống dân cư....................................................91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................................99
............................................................................................................................................100
Tiểu kết Chương 2..............................................................................................................100
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ TỈNH
HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 20302030....................................................................................101
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển.......................................................101
3.1.1. Quan điểm.........................................................................................................101
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................................101
3.1.3. Định hướng phát triển........................................................................................102

3.2. Giải pháp nâng cao MSDC tỉnh Hòa Bình đến năm 2030......................................104
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế.................................................................................104
3.2.2 Nhóm giải pháp về giáo dục................................................................................107
3.2.3 Nhóm giải pháp về y tế, chăm sóc sức khỏe........................................................108
3.2.4. Các giải pháp khác.............................................................................................109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.....................................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................114
1. KẾT LUẬN................................................................................................................114


2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................117


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: GDP và GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016..................................28
Bảng 1.2: Số trường học, lớp học, số giáo viên và học sinh phổ thông...............................34
của cả nước giai đoạn 2006 - 2016.......................................................................................34
Bảng 1.3: Số học sinh bình quân một lớp học và số học sinh phổ thông bình quân một giáo
viên của Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016..........................................................................35
Bảng 1.4: Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, giai đoạn 2006 – 2014............................36
Bảng 1.5: Một vài chỉ tiêu y tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.................................38
Bảng 1.6: GDP, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế, tốc độ phát triển và GDP/người
của TDMNBB, giai đoạn 2010 – 2015................................................................................38
Bảng 1.7: Tỉ lệ hộ nghèo của vùng TDMNBB giai đoạn 2006 - 2016................................40
Bảng 1.8: Tỉ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và Tỉ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia
của vùng TDMNBB giai đoạn 2008 - 2016.........................................................................41
Bảng 1.9: Tỉ lệ nhập học chung và nhập học đúng độ tuổi của cả nước và các vùng năm
2014......................................................................................................................................42
Bảng 1.10: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học................................................43

năm 2014 chia theo vùng.....................................................................................................43
Bảng 1.11: Một vài chỉ tiêu y tế của vùng TDMNBB giai đoạn 2006 – 2016.....................44
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Hòa Bình năm 2006 và 2015 (%)..........................51
Bảng 2.2: Quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh
Hòa Bình..............................................................................................................................54
Bảng 2.3: Nhân khẩu bình quân 1 hộ chia theo khu vực và theo 5 nhóm thu nhập của tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2016..........................................................................................56
Bảng 2.4: GRDP/người của Hòa Bình so với cả nước, giai đoạn 2006 – 2016 (theo giá thực
tế)..........................................................................................................................................71
Bảng 2.5: TNBQĐN/năm phân theo đơn vị hành chính......................................................73
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016.................................................................................73
Bảng 2.6: TNBQĐN/năm của tỉnh Hòa Bình so với vùng TDMNBB và cả nước giai đoạn
2006 – 2016..........................................................................................................................74
Bảng 2.7: Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình so với cả nước và vùng TDMNBB......................77
giai đoạn 2006 – 2016..........................................................................................................77
Bảng 2.8: Biến động về tỉ lệ hộ nghèo phân theo đơn vị hành chính tỉnh Hòa Bình năm
2006 và 2016........................................................................................................................79
Bảng 2.9: Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của tỉnh Hòa Bình so với vùng TDMNBB
và cả nước, giai đoạn 2006 - 2016.......................................................................................80
Bảng 2.10: Biến động về tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo địa phương của
tỉnh Hòa Bình năm 2006 và 2016........................................................................................80
Bảng 2.11: Biến động về tỉ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh tỉnh Hòa Bình năm 2006 và
2016 phân theo đơn vị hành chính.......................................................................................83


Bảng 2.12: Số học sinh/1 giáo viên và số học sinh/1 lớp học theo cấp học của tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2005 - 2016..................................................................................................84
Bảng 2.13: Chi cho giáo dục – đào tạo bình quân một người đi học/năm tỉnh Hòa Bình
phân theo thành thị - nông thôn, giai đoạn 2006 – 2016......................................................85
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu y tế của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2016..........................87

Bảng 2.15: Biến động về một số chỉ tiêu y tế phân theo đơn vị hành chính tỉnh Hòa Bình
năm 2006 và 2016................................................................................................................89
Bảng 2.16: Bảng định mức các chỉ tiêu đánh giá MSDC tỉnh Hòa Bình năm 2006............91
Bảng 2.17: Đánh giá MSDC của các huyện lỵ và thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm
2006......................................................................................................................................92
Bảng 2.18: Bảng đánh giá MSDC chung cho toàn tỉnh Hòa Bình năm 2006......................93
Bảng 2.19: Bảng định mức các chỉ tiêu đánh giá MSDC tỉnh Hòa Bình năm 2016............93
Bảng 2.20: Đánh giá MSDC của các huyện lỵ và thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm
2016......................................................................................................................................94
Bảng 2.21: Bảng đánh giá hiện trạng MSDC chung cho toàn tỉnh Hòa Bình năm 2016.....95
Bảng 2.22: Bảng đánh giá biến động MSDC theo địa phương và theo thời gian của tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016..........................................................................................96


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam...............................................................29
giai đoạn 2006 – 2016 (giá so sánh 2010)............................................................................29
Hình 1.2: Thu nhập bình quân đầu người/năm của cả nước và phân theo thành thị - nông
thôn, giai đoạn 2006 – 2016.................................................................................................30
Hình 1.3: Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta giai đoạn 2006 – 2016..............................................31
Hình 1.4: Số lượng học sinh qua các năm học của Việt Nam..............................................34
Hình 1.5: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
giai đoạn 2010 – 2015..........................................................................................................39
Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ phụ thuộc phân theo thành thị và nông thôn,...................................57
giai đoạn 2010 – 2016.........................................................................................................57
Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ phụ thuộc phân theo nhóm thu nhập,...............................................58
giai đoạn 2010 – 2016..........................................................................................................58
Hình 2.3 : Gia tăng lực lượng lao động ở Hòa Bình giai đoạn 2005 – 2015.......................61
Bảng 2.4. Thu nhập bình quân nhân khẩu hàng năm...........................................................72
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 2016 [33]............................................................................72

Hình 2.5: Cơ cấu TNBQĐN chia theo nguồn thu................................................................76
của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016...........................................................................76
Hình 2.6: Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình so với cả nước và vùng TDMNBB.......................78
giai đoạn 2006 – 2016..........................................................................................................78
Hình 2.7: Biểu đồ tỉ lệ nhập học các cấp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 -2016...................82
Hình 2.8: Tỷ lệ đi học đúng tuổi theo cấp học, giai đoạn 2006 – 2016...............................83


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là trung tâm, là chủ thể của mọi hành động xã hội, do đó, mục
đích của tất cả các chính sách, các hành động phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, bảo
vệ môi trường... của mọi thiết chế xã hội, của mỗi quốc gia, của các dân tộc, của
mỗi gia đình và của bản thân mỗi người dân... không gì khác hơn đó chính là cải
thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao mức sống của chính con người, mong muốn
đạt đến “lý tưởng” hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế xã hội cho thấy, thế giới này luôn
có sự chênh lệch, đó là sự chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về trình độ phát triển.
Sự chênh lệch này không chỉ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, giữa các quốc gia với
nhau, mà nó còn diễn ra trong nội bộ từng nước.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy, chúng ta cũng có sự chênh lệch
sâu sắc giữa các vùng, miền, giữa miền xuôi với miền ngược, giữa người dân tộc
thiểu số với người kinhc.... ác dân tộc với nhau... Để khắc phục tình trạng đó, các
nhà khoa học đã phân chia đất nước thành 7 vùng kinh tế nhằm mục đích sắp xếp
các tỉnh thành có những đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế - xã hội vào thành một
vùng, để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội khác nhau vào mỗi thời kỳ. Mặt
khác, việc phân chia như vậy còn nhằm mục đích thúc đẩy các vùng nỗ lực phát
triển, giảm dần khoảng cách, chênh lệch mức sống dân cư cũng như trình độ phát
triển kinh tế, xã hội giữa các vùng trong cả nước và giữa các tỉnh trong nội vùng với
nhau. Điều này đã đem lại những kết quả nhất định, trong đó có việc nâng cao mức
độ gắn kết, cùng chung tay xây dựng đất nước, từng bước cải thiện chất lượng cuộc

sống, mức sống dân cư (MSDC) ở các địa phương, vùng, miền trong cả nước.
Hòa Bình là một tỉnh đại diện cho khu vực Tây Bắc, thuộc Vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) – Nơi được biết đến là một trong hai vùng nghèo nhất
cả nước - Ở đây, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, tuy
nhiên, trong những năm gần đây, cùng với đà phát triển chung của đất nước, nền
kinh tế Hòa Bình đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện: năm 2014, Hòa Bình là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người là 28,4 triệu

1


đồng/người, đứng đầu trong các tỉnh cùng nằm trong khu vực Tây Bắc và đứng thứ
5 toàn vùng TDMNBB (sau Quảng Ninh: 74 triệu đồng/người; Thái Nguyên: 37,3
triệu đồng/người; Lào Cai: 36,7 triệu đồng/người; Lạng Sơn: 29,4 triệu đồng/người)
[9]... Điều này đã thúc đẩy tôi tìm hiểu mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình, nhằm hiểu
rõ được những nguyên nhân gì đã thúc đẩy Hòa Bình phát triển vượt bậc như vậy?
Quá trình tăng trưởng và phát triển có diễn ra đồng đều ở các địa phương trong tỉnh
hay không, hay có sự phân hóa? Thực trạng cuộc sống của người dân nơi đây như
thế nào?.... Và khi nghiên cứu đi sâu vào MSDC của tỉnh, tôi lại thấy một thực tiễn,
MSDC luôn luôn có sự biến động, sự thay đổi theo không gian và theo thời gian.
Chính vì vậy, dưới góc độ địa lý học và trong giới hạn của Luận văn này, tôi lựa
chọn đề tài “Biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016”.
Trong đó đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức sống dân cư tỉnh
Hòa Bình, sự biến động mức sống dân cư của tỉnh giai đoạn 2006 – 2016 và từ đó
đưa ra các giải pháp căn cơ nhằm cải thiện, nâng cao mức sống dân cư cho người
dân Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống, mức sống dân cư đã được thế giới quan
tâm chú ý và bắt đầu thực hiện từ những thập niên 50 của thế kỉ trước. Trên thế giới

đã có nhiều tổ chức và nhà khoa học các nghiên cứu về MSDC.
Về các tổ chức nghiên cứu về MSDC: ra đời sớm nhất là Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP), ra đời năm 1965, với nỗ lực giảm nghèo, tăng cường
an sinh xã hội, nhấn mạnh quyền con người, đòi hỏi phải thực hiện bằng được việc
đảm bảo MSDC ở mức tối thiểu, thông qua các khoản viện trợ không bắt buộc từ
các cá nhân và các tổ chức nhân đạo trên thế giới.... Bên cạnh các hành động thực
tiễn, UNDP còn cho ra đời hàng loạt các ấn phẩm liên quan đến CLCS, MSDC,
trong đó có những ấn phẩm mang tính chất như “kim chỉ nam”, với những chỉ số
phản ánh các khía cạnh của CLCS như HDI (chỉ số phát triển con người)...
Tiếp đó là nhóm LSMS (Living Standards Measurement Study) do Ngân
hàng Thế giới (World Bank) thành lập năm 1980, chuyên nghiên cứu, đo lường mức

2


sống. Kể từ khi thành lập, LSMS đã làm việc với các Cục Thống kê của các quốc
gia, hỗ trợ kỹ thuật trong việc thiết kế và thực hiện các cuộc điều tra hộ gia đình, đo
lường và giám sát đói nghèo, tạo ra các dữ liệu chất lượng cao.
Nhóm WHOQOL (The World Health Organization Quality of Life ), của Tổ
chức Y tế thế Thế giới (WHO) phát triển với 15 trung tâm nghiên cứu quốc tế, nhằm
mục đích đánh giá MSDC trên các khía của các ngành khoa học y tế.
Về các cá nhân, các nhà khoa học nghiên cứu về MSDC:
Trên phạm vi toàn cầu, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan
tâm đến mảng đề tài MSDC của đất nước mình, nên các đề tài nghiên cứu về
MSDC rất đa dạng ở đủ mọi cấp độ, ở các cấp địa phương, do đó, không khó để tiếp
cận với các đề tài này, đặc biệt là các báo cáo về MSDC của Tổng cục Thống Kê
các quốc gia. (Ví như Việt Nam, vào các năm chẵn, Tổng cục Thống kê Việt Nam
sẽ có kết quả các cuộc điều tra về MSDC từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia).
Các dữ liệu thống kê đó, là cơ sở để ra đời hàng loạt các nghiên cứu, chỉ ra
những hạn chế, khiếm khuyết, trả lời câu hỏi tại sao CLCS, MSDC còn nhiều hạn

chế, yếu kém và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS, MSDC, chẳng hạn như
nhà dân số học người Ấn Độ (R.C Sharma) đề cập đến CLCS trong tác phẩm “Dân
số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources,
environment and quality of life) [23], ông nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng
cuộc sống dân cư với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Theo ông, CLCS là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần
cho người dân.
Hay ấn phẩm “Cuộc sống năm 2015 như thế nào? Đo lường sự hạnh phúc”
(How's Life? 2015 - Measuring Well-being) [14] của tác giả Martine Durand (Giám
đốc Tthống kê UNDP) mô tả các thành phần thiết yếu hình thành hạnh phúc của con
người trong khối OECD và các nước đối tác, bao gồm rất nhiều thống kê về chất
lượng cuộc sống.
Ở Việt Nam, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mức sống dân cư, như đề tài
của :

3


Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003); [20];
Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến, “Nâng cao mức sống dân cư trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức đặt
ra”, trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. [24].
Hay của nhóm các tác giả thuộc UNDP, “Viet Nam: HDI Values and Rank
Changes in the 2013 Human Development Report”, 2013. [39].
Ngoài ra còn có các c Công trình nghiên cứu khoa học của tập thể các tác giả
như Đỗ Thiên Kính “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong hai
mươi năm đổi mới gần đây (1992/1993 – 2012”, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc,
Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương Loan, Nguyễn Phong...:“ Điều tra mức sống dân
cư Việt Nam 1992-1993”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 -1998”,

“Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt Nam 2001” [21], ...
Các ấn phẩm mang tính chất hàn lâm, khoa học, được biên soạn thành giáo
trình, sử dụng rộng rãi trong giảng dạy Cao đẳng, Đại học như “Giáo trình dân số
và phát triển” của Nguyễn Đình Cử (1997) [13]; giáo trình “Dân số và sự phát
triển kinh tế - xã hội” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) đã đề cập đến những nội
dung căn bản nhất về MSDC [28]...
Ngoài các nghiên cứu CLCS và MSDC cấp quốc gia, các đề tài còn đi sâu
vào nghiên cứu ở các cấp tỉnh, cấp huyện như đề tài luận văn Thạc sĩ Địa lý học:
“Phân tích thực trạng mức sống dân cư tỉnh Tuyên Quang” của Phan Thị Minh
Xuân, năm 2000 [42];“Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Lâm Đồng, thực trạng và
giải pháp” của Châu Thị Thanh Trúc, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, năm 2012[31];
“Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Long An” của Đỗ Thành Anh
Trường, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 [32]....
Đối với dạng đề tài nghiên cứu biến động MSDC, thường là các đề tài nghiên
cứu diễn biến như đề tài của PGS.TS. Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân
cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình

4


chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001)
[5]. ;...Tuy nhiên, những đề tài này thường không nhiều.
Riêng đối với tỉnh Hòa Bình, ngoài các ấn phẩm thống kê về MSDC của Cục
Thống kê tỉnh Hòa Bình, đi sâu vào lĩnh vực thống kê các số liệu thông qua điều tra,
không đi vào phân tích thực trạng, nguyên nhân hay giải pháp, thì hiện nay chưa có
đề tài nào nghiên cứu về MSDC, hay CLCS (ngoài các ấn phẩm thống kê về
MSDC của Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, đi sâu vào lĩnh vực thống kê các số liệu
thông qua điều tra, không đi vào phân tích thực trạng, nguyên nhân hay giải pháp),
và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về biến động MSDC của tỉnh. Điều này đã
góp phần thúc đẩy tác giả nghiên cứu về biến động MSDC của tỉnh nhà, nơi cuộc

sống của đồng bào dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, có khoảng cách lớn
về trình độ phát triển với các tỉnh miền xuôi, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
xóa dần khoảng cách vùng, miền.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn
3.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở lí luận về dân số và phát triển nói chung và mức sống dân cư nói
riêng, đề tài có mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC , và sự biến
động mức sống dân cư ở tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải
thiện và nâng cao MSDC trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận về mức sống dân cư để vận dụng vào địa bàn
nghiên cứu là tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC ở tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích sự sự biến động MSDC ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2006
– 2016.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao MSDC ở Hòa Bình.
3.3. Giới hạn nghiên cứu
Với mục tiêu, nhiệm vụ trên, trong điều kiện thời gian có hạn và khả năng
làm việc còn hạn chế nên Luận văn tập trung nghiên cứu trong giới hạn sau:

5


- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
MSDC ở tỉnh Hòa Bình; đánh giá, phân tích biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2006 – 2016 thông qua các , trên 4 phương diện dưới góc độ Địa lý
họctiêu chí sau đây:
+ Về nhân khẩu: nhân khẩu bình quân 1 hộ; tỉ lệ phụ thuộc.
+ Về kinh tế: GRDP; GRDP/người; thu nhập bình quân đầu người; ; ngành

nghề sản xuất kinh doanhcơ cấu thu nhập; nhà ở, điện nước, đồ dùng lâu bền; tỉ lệ
hộ nghèo.
+ Về giáo dục: Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ; số học sinh/1 giáo
viên; số học sinh/1 lớp; tỉ lệ nhập học các cấp; số học sinh THPT/tổng số học sinh;
chi tiêu cho giáo dục/học sinh/năm.
+ Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Tuổi thọ trung bình; số bác sĩ, cán bộ y tế/1
vạn dân; số giường bệnh/1 vạn dân; chi tiêu cho y tế/người/năm.
- Về không gian: luận văn tập chung trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình với (1 thành phố và 10 huyện), không đi sâu xuống phân tích ở cấp độ xã và
dưới xã. Đồng thời, có so sánh Hòa Bình với các tỉnh trong vùng và cả nước.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu biến động MSDC tỉnh Hòa
Bình dựa trên nguồn số liệu của giai đoạn 2006 – 2016, định hướng đến năm 2030.

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
MSDC là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: cả tự nhiên, kinh tế và xã
hội. Đồng thời, mức sống dân cư của một tỉnh cũng bị chi phối bởi hàng loạt các hệ
thống khác như mức sống chung, trình độ phát triển kinh tế chung của cả nước, hệ
thống các chính sách liên quan đến phát triển con người từ trung ương đến địa
phương...
Đồng thời, sự biến động MSDC là sự nghiên cứu trên một chuỗi thời gian,
do vậy, áp dụng quan điểm hệ thống đồng nghĩa với việc so sánh sự thay đổi của
MSDC trên một khoảng thời gian dài, trên cơ sở những tiêu chí đồng nhất.

6


Tóm lại, tất cả các yếu tố, các thành phần đều có tác động, có ảnh hưởng và
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó, phải dựa trên quan điểm hệ thống để có cái

nhìn tổng quan, toàn diện để đánh giá khách quan MSDC tỉnh Hòa Bình, từ đó mới
đưa ra được các giải pháp thích đáng, có ý nghĩa chiến lược.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ được vận dụng cùng với quan điểm hệ thống vào nghiên
cứu MSDC tỉnh Hòa Bình về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử,... đồng thời cũng có
mối quan hệ gắn bó với nhau theo chừng mực nhất định. Theo lý thuyết nghiên cứu
vùng và theo quan điểm nghiên cứu lãnh thổ, nghiên cứu những khác biệt của Hoà
Bình còn nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong một tổng thể đã hoặc đang
phân hóa. Ngoài ra, nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ còn nhằm phát hiện những đặc
trưng quan trọng nhất, riêng biệt nhất của Hòa Bình đã tác động đến MSDC của
người dân ở đây như thế nào, để chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế lại sản xuất
và cư trú trong chừng mực giới hạn của đề tài.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử vận dụng vào nghiên cứu địa phương dựa trên cơ sở: các sự
kiện, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và diễn biến trong tương lai đều có mối quan
hệ nhân quả, diễn ra trong những chu kỳ khép kín. Một hiện tượng, sự kiện hiện đang
tồn tại, vốn liên quan chặt chẽ với quá khứ, sẽ còn tiếp tục phát triển, và con người có
thể dự báo sự phát triển tiếp tục trong tương lai dựa trên các nguyên tắc, quy luật phát
triển của hiện tượng, sự kiện đó. Đặc biệt, đề tài này của tác giả đi sâu vào nghiên
cứu biến động MSDC nên việc vận dụng quan điểm này là rất có ý nghĩa.
4.1.4. Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng và đặc thù
trong nghiên cứu, được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của
tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, giữa con người
với việc khai thác, sử dụng, phá hủy và tái tạo hệ thống tự nhiên đảm bảo nhu cầu
sử dụng cho thế hệ tương lai. Trong luận văn này, tôi vận dụng quan điểm này trong

7



việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao MSDC ở Hòa Bình trên cơ sở
khai thác, sử dụng tốt các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Để thực hiện được đề tài này, tác giả đã thu thập tài liệu gồm thông tin kênh
chữ và kênh hình (bản đồ, biểu đồ, phim, ảnh,...) từ các nguồn: công trình khoa học,
dự án, báo cáo, Niên giám thống kê của Việt Nam và tỉnh Hòa Bình, sách báo,...
Trên cơ sở đó, tôi đã thu thập được các số liệu về: nhân khẩu bình quân một hộ chia
theo khu vực và năm nhóm thu nhập, tỉ lệ phụ thuộc phân theo thành thị và nông
thôn, theo nhóm thu nhập giai đoạn 2006 – 2016, hay tỉ lệ nhập học các cấp, tỉ lệ
nhập học các cấp đúng độ tuổi....
Tuy nhiên, nguồn tài liệu thường không đầy đủ, không đồng bộ. Do đó, tôi
phải xử lý từ các tài liệu thô thành các tài liệu tinh chính xác, đồng bộ. Việc xử lý
tài liệu tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Lấy từ một nguồn chính (Niên giám Tthống kê của Việt Nam và Kết quả
điều tra Mức sống dân cư của Cục thống kê tỉnh Hòa Bình), các nguồn khác mang
tính chất tham khảo;
- Đối với số liệu thiếu, sử dụng phương pháp ngoại suy.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã phân tích các số liệu, so
sánh sự khác nhau giữa các năm, các thời kì, và so sánh với MSDC chung của cả
nước, từ đó tổng hợp các nội dung, đưa ra các kết luận, nhận định về biến động
MSDC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016.
4.2.3. Phương pháp thực địa:
Tác giả thực hiện phương pháp này để có cái nhìn thực tế, khách quan về đề
tài mà mình nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả lựa chọn địa bàn thực tế là Thành phố Hòa
Bình (là thành phố trung tâm), huyện Cao Phong (tiếp giáp trung tâm) và huyện Mai
Châu (nơi xa trung tâm Thành phố Hòa Bình nhất), để xem xét sự chênh lệch về
MSDC trên một số khía cạnh về thu nhập bình quân đầu người, cơ sở y tế, giáo
dục..., quan sát và nhận diện một số nhân tố chính ảnh hưởng đến MSDC.


8


4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Với trình độ còn hạn chế, việc vận dụng phương pháp chuyên gia giúp tác
giả tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm đề tài. Nhiều ý kiến
đóng góp từ các nhà quản lý, các sở, ban, ngành: Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình
(tham vấn về mẫu điều tra, cách thức điều tra, địa bàn điều tra mẫu...), Sở Lao động,
Thương binh – Xã hội (tham vấn về định hướng, giải pháp việc làm, tăng cường ăn
sinh xã hội...), Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo.... giúp tôi đi đúng hướng trong việc
thực hiện luận văn này.
4.2.5. Phương pháp bản đồ và GIS
Bản đồ là phương tiện thể hiện kết quả nghiên cứu địa phương trực quan nhất
tất cả các nội dung về tự nhiên, kinh tế, xã hội.... của địa phương nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ được tác giả vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu:
phân tích xử lý số liệu, biên tập thông tin bản đồ, lựa chọn phương pháp thể hiện,
phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố của đối tượng, hiện tượng,
sự kiện,...
Kết quả nghiên cứu của phương pháp này là các bản đồ:
- Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình.
- Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến MSDC Hòa Bình.
- Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến MSDC Hòa Bình.
- Bản đồ biến động về thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ hộ nghèo
Hòa Bình.
- Bản đồ hiện trạngbiến động về giáo dục Hòa Bình.
- Bản đồ biến động về hiện trạng y tế và chăm sóc sức khỏe Hòa Bình.
- Bản đồ biến động mức sống dân cư Hòa Bình giai đoạn 2006 – 2016.

5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

5.1. Về lí luận:
- Vận dụngĐúc kết cơ sở lý luận về mức sống dân cư nói chungđể vạận dụng
vào nghiên cứu biến động MSDC ở tỉnh Hòa Bình

9


- - Lý giải được nguyên nhân, hiện trạng MSDC Hòa Bình thông qua các
nhân tố ảnh hưởng đến MSDCPhân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC
cũng như biến động MSDC ở tỉnh Hòa Bình dưới góc độ Địa lí học.
- Làm rõ những được sự biến động của MSDC tỉnh Hòa Bình thông qua các
tiêu chí đã lựa chọn về cảtheo thời gian và không gian.
- Đưa ra được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao MSDC Hòa Bình trong
tương lai.
5.2. Về thực tiễn
- Trên cơ sở đề tài, Ccác cơ quan chức năng có thể sử dụng, tham khảo kết
quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao MSDC của từng
địa phương trong tỉnh Hòa Bình hoặc của toàn tỉnh. Ngoài ra, luận văn có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lý địa phương.

6. Cấu trúc củacủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sống dân cư
1.1.

Cơ sở lý luận


1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư dân cư
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan về mức sống dân cư Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016
1.2.2. Tổng quan về mức sống dân cư vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
giai đoạn 2010 – 2016
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2006 - 2016
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình

10


2.1.1. Tài nguyên vị thế
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2016
2.2.1. Biến động về các chỉ tiêu kinh tế
2.2.2. Biến động về các chỉ tiêu giáo dục
2.2.3. Biến động về các chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe
2.3. Đánh giá biến động mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 –
2016
Chương 3: Giải pháp nâng cao mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình đến năm
2030
3.1. Định hướng phát triển
3.2. Giải pháp nâng cao mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục
3.2.3. Nhóm giải pháp về y tế, chăm sóc sức khỏe
3.2.4. Các giải pháp khác
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

11


12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ MỨC SỐNG DÂN CƯ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Chất lượng cuộc sống:
Ở Việt Nam, chất lượng cuộc sống (CLCS) là vấn đề sớm được Chutủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, và có lẽ cũng chính Người hiểu được hơn ai hết lúc
này, rằng chỉ có độc lập, tự do mới có thể cải thiện được CLCS, đó là những thứ cơ
bản nhất của con người, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu
kiến quốc ngày 10/1/1946, Người dạy rằng: “Chúng ta giành được tự do, độc lập
rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết
rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ, chúng ta phải thực
hiện ngay: Làm cho dân có ăn; Làm cho dân có mặc; Làm cho dân có chỗ ở; Làm
cho dân được học hành”... [16]. Người đã đề cập vấn đề CLCS và hạnh phúc của

con người ở những khía cạnh rất giản dị, mà trước hết là ở những lợi ích vật chất và
những lợi ích tinh thần rất cơ bản: ăn, mặc, ở, học hành, làm cho con người sống
thật sự xứng đáng là một con người.
Trong quyển “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số” (1995), do Giáo sư
Hoàng Đức Nhuận làm chủ biên [22] thì quan niệm CLCS dân cư như sau: “CLCS
dân cư là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương
thực, vui chơi, giải trí cho nhu cầu của con người. Điều này làm con người dễ dàng
đạt được sự hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần”.
Như vậy, các khái niệm chỉ ra rằng, CLCS chính là sự thỏa mãn cả hai mặt
của đời sống. Thứ nhất là đời sống vật chất: về thu nhập, việc làm, sự giàu có, môi
trường xã hội, môi trường sống, giáo dục và sức khỏe (về thể chất).; Và Mmặt thứ
hai là đời sống tinh thần: vui chơi giải trí, sự hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư.
Hay nói cách khác, CLCS là sự kết hợp của CLCS “khách quan” bao gồm các tiêu
chí đo lường được như: tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc dân bình

13


quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chi phí nhà ở… và CLCS “chủ quan” như sự hài
lòng, cảm giác hạnh phúc của con người… Rõ ràng CLCS “chủ quan” không phải
dễ dàng đánh giá được và nó chịu sự tác động lớn của CLCS “khách quan” . Điều
này dẫn đến thước đo của CLCS bao gồm sự đầy đủ về cả “lượng” và “chất”.
1.1.1.2. Mức sống dân cư
Với việc đưa ra khái niệm về CLCS dân cư như trên thì có thể phân biệt rõ
sự khác nhau giữa CLCS và MSDC: mức sống là thước đo về phúc lợi vật chất, còn
chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.
Theo quan điểm của Tổng cục Tthống kê Việt Nam thì “Mức sống dân cư là
trình độ thỏa mãn nhu cầu toàn diện về vật chất thường xuyên tăng lên của khu dân
cư. Thống kê mức sống dân cư bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu có liên quan bao gồm
các chỉ tiêu thống kê về thu nhập, chi tiêu, an sinh xã hội, lao động việc làm,

…”[33]. Như vậy, để “thỏa mãn nhu cầu toàn diện” của con người, đòi hỏi loài
người luôn phải nỗ lực phấn đấu không ngừng bởi trình độ phát triển càng cao đồng
nghĩa với việc con người càng có nhiều nhu cầu trong việc hưởng thụ các giá trị vật
chất và tinh thần mà xã hội tạo ra.
Quan niệm về mức sống dân cư luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
Các chỉ tiêu đánh giá mức sống mang tính định lượng, với những chỉ tiêu cơ bản về
đời sống vật chất, tinh thần và thể lực của con người trong mối quan hệ tổng hòa
với các điều kiện phát triển dân số, tài nguyên, môi trường...để từ đó thấy được mức
độ hài lòng của người dân với cuộc sống hiện tại (định tính).
Ở Việt Nam, mức sống dân cư là vấn đề được Nhà nước hết sức quan tâm,
theo dõi sát sao sự biến động các chỉ tiêu MSDC nhân dân cả nước, để từ đó đưa ra
các chính sách phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì
vậy, ở nước ta cứ 2 năm 1 lần (vào các năm chẵn), ở tất cả các địa phương trong cả
nước đều tiến hành Khảo sát mức sống dân cư, trên cơ sở đó Tổng Cục Thống kê
tổng hợp, công bố Kết quả khảo sát MSDC Việt Nam tại thời điểm đó. Những chỉ
tiêu khảo sát MSDC của nước ta là: các chỉ tiêu về một số đặc điểm nhân khẩu học
cơ bản liên quan đến mức sống (số người/hộ, tỉ lệ phụ thuộc...); về giáo dục (tỉ lệ

14


người lớn biết chữ, tỉ lệ tốt nghiệp THPT...); về lao động – việc làm; về y tế và
chăm sóc sức khỏe; về thu nhập; về chi tiêu; về đồ dùng lâu bền; về nhà ở, điện
nước và phương tiện vệ sinh; về giảm nghèo; về ngành nghề sản xuất kinh doanh;
về đặc điểm chung của xã.
1.1.1.3. Biến động mức sống
Biến động mức sống của dân cư là sự tăng hay giảm về cả số lượng và chất
lượng về khả năng thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân
theo thời gian và không gian. Nói cách khác, mức sống của dân cư luôn có sự thay
đổi theo thời gian và theo không gian.

Hộ gia đình:

1.1.1.1.

Theo quan điểm của Tổng Cục thống kê Việt Nam, hộ gia đình là một hay
một nhóm người ăn chung, ở chung trong cùng một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong
12 tháng qua và phải có quỹ thu chi chung (thời gian 12 tháng tính từ thời điểm
tiến hành cuộc phỏng vấn).
Những người được coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện sau:
+ Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.
+ Có cùng một quỹ thu, chi. Hay nói một cách cụ thể hơn là mọi khoản thu
nhập của các thành viên đều đóng góp vào ngân sách chung của hộ và tất cả các
khoản chi tiêu của hộ đều được lấy từ đó.
+ Tuy nhiên có một số trường hợp vẫn được coi là thành viên của hộ :
- Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ gia đình
ngay cả khi người đó không ăn ở trong hộ trong thời gian hơn 6 tháng.
- Trẻ em mới sinh dưới 6 tháng tuổi vẫn được coi là thành viên của hộ
- Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả đã có hoặc chưa có giấy
chứng nhận, sống chưa đủ 6 tháng tại hộ vẫn được coi là thành viên của hộ
- Học sinh, sinh viên đi học ở nơi khác trong nước, nhưng hộ gia đình vẫn phải
nuôi.
- Khách đến chơi, họ hàng đã ở trong hộ gia đình 6 tháng trở lên và có cùng
quỹ thu chi chung vẫn được coi là thành viên của hộ

15


- Những người ở trọ, làm thuê, người giúp việc, họ hàng đến ở nhờ, góp tiền ăn
chung, nhưng có nguồn thu riêng không được tính là thành viên của hộ
- Những người mới chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và những người chết

trong 12 tháng qua không được tính là thành viên của hộ, mặc dù họ đã sống trong
hộ thời gian hơn 6 tháng.[33]
1.1.1.54. Việc làm
Là làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương kể cả bằng tiền hay bằng
hiện vật, các công việc thu lợi nhuận cho bản thân, cho hộ gia đình nhưng không
được trả thù lao tiền công tiền lương của công việc đó được pháp luật công nhận.
1.1.1.5. Nhóm thu nhập
Căn cứ vào các khoản thu từ tiền công tiền lương của tất cả các hành viên
trong hộ, đã trừ chi phí. Căn cứ vào kết quả khảo sát: chia các hộ khảo sát thành 5
nhóm thu nhập từ thấp đến cao với mỗi nhóm bằng 20% số hộ :
- Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhất - nhóm nghèo
- Nhóm 2 : Nhóm có thu nhập dưới trung bình - nhóm cận nghèo
- Nhóm 3: Nhóm thu nhập trung bình
- Nhóm 4: Nhóm thu nhập khá
- Nhóm 5: là nhóm có thu nhập cao nhất - nhóm giàu
1.1.1.6. Giáo dục
Giáo dục là biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
là quốc sách hàng đầu trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, bởi giáo dục đem
đến nguồn tri thức, những kinh nghiệm cuộc sống để từ đó kích thích, khơi nguồn
tìm tòi, phát minh, sáng chế, đem đến sự thay đổi về phương thức sản xuất, dẫn đến
sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội. Như vậy, chỉ có giáo dục mới đáp ứng
được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu CNH – HĐH đất nước.
1.1.1.7. Y tế và chăm sóc sức khỏe:
Sức khỏe là vốn quý của con người, là điều kiện tiên quyết đem lại sự ấm no
và hạnh phúc. Do vậy, ở mỗi quốc gia, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe luôn được
đề cao và chú trọng phát triển, hệ thống y tế phải thực sự đảm bảo được công tác

16



phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân nhân thì mới đảm bảo sự trường tồn,
thịnh vượng, phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư và biến
động mức sống dân cư
1.1.2.1. Tài nguyên vị thếVị trí địa lý
Vị Vị trí địa lý lLà nhân tố quan trọng, là tiền đề cho sự phát
triển kinh tế. Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi đồng nghĩa với việc
khu vực đó có cơ hội được tiếp cận, tạo dựng mối quan hệ giao lưu
kinh tế - xã hội với các khu vực khác. Vị trí địa lý được coi như một
loại tài nguyên – Tài tài nguyên vị thế, tài nguyên này đặc biệt
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà quá trình khu
vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Có được vị trí thuận
lợi sẽ là cơ hội để có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, đẩy mạnh
giáo dục, hiện đại hóa dịch vụ y tế…, trên cơ sở đó nâng cao mức
sống dân cư.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn: các
điều kiện tự nhiên này có thuận lợi sẽ tạo nền móng cho quá trình
sản xuất thuận lợi, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình bị chia cắt mạnh
bởi đồi núi, đảo nhỏ; khí hậu khắc nghiệt, sông ngòi cạn kiệt hoặc
thường xuyên xảy ra thiên tai...) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, sản xuất, tác động tiêu cực đến MSDC. Tuy nhiên, phải nhấn
mạnh là điều kiện tự nhiên kém thuận lợi không mang tính chất
quyết định đến MSDC mà chỉ ảnh hưởng, bởi thực tế đã chứng
minh, có những quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như
Nhật Bản, Ixrael xong lại là những nước có MSDC cao.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật. Tài


17


nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát
triển kinh tế xã hội, , đó là những “phương tiện” để thiết lập nên
một nền kinh tế đa dạng, những nguồn tài nguyên này càng phong
phú, càng dồi dào thì đồng nghĩa với đó là sự thuận lợi cho các
ngành kinh tế, mà trước hết thuộc về các ngành sản xuất vật chất:
nông nghiệp và công nghiệp.. Như vậy có thể thấy điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến MSDC ở các khía cạnh: điều kiện cư trú, chất lượng môi trường
sống, khả năng khai thác các tài nguyên làm nguồn sống cho con
người... Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng không phải nơi nào có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều tài nguyên thiên nhiên thì nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ, mà nó chỉ thực sự trở thành sức mạnh của
nền kinh tế khi được khai thác có hiệu quả và bền vững.
Những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là
cơ sở để MSDC được nâng cao.
1.1.2.3. Kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
* Dân cư
- Quy mô và gia tăng dân số:
Quy mô dân số càng lớn thì sức ép lên kinh tế - xã hội càng lớn, đặc biệt là
nổi lên các vấn đề về liên quan tới nhà ở, môi trường, việc làm, an ninh – trật tự xã
hội... Nhìn chung, quy mô dân số càng lớn thì càng khó cái thiện về MSDC.
Gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, trong đó gia
tăng tự nhiên có ý nghĩa quyết định đến MSDC. Tỉ lệ gia tăng dân số quá cao, lại
quá nhanh sẽ làm phức tạp hóa quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khó có thể nâng
cao MSDC, ngược lại tỉ lệ gia tăng dân số thấp, không đạt mức sinh thay thế, cũng
gây nguy cơ thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai, khó đảm bảo chất lượng

cuộc sống. Tóm lại, tỉ lệ gia tăng dân số phải tương xứng với tốc độ tăng trưởng

18


×