Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ của THỞ máy KHÔNG xâm NHẬP TRONG điều TRỊ SUY hô hấp ở TRẺ đẻ NON tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.68 KB, 44 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VNG TH HUYN TRANG

ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị CủA THở MáY
KHÔNG XÂM NHậP TRONG ĐIềU TRị SUY HÔ
HấP
ở TRẻ Đẻ NON TạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG

CNG LUN VN THC S Y HC

H Ni - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VNG TH HUYN TRANG

ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị CủA THở MáY
KHÔNG XÂM NHậP TRONG ĐIềU TRị SUY HÔ
HấP
ở TRẻ Đẻ NON TạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Nhi khoa


Mó s : 60720135

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Khu Th Khỏnh Dung


Hà Nội - 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCĐNTT

Tiếng Việt
Bạch cầu đa nhân trung tính

NCPAP

Thở áp lực dương liên tục qua mũi

CRP
CT
FiO2

Xét nghiệm phản ứng protein
Chụp cắt lớp vi tính
Nồng độ Oxy khí thở vào
Fraction Ratio
Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục Hypoxic-ischemic


HIE
HMD
KXN
MAP
MAS
MRI
NICU
NKQ
NO
OI

bộ
Bệnh màng trong
Không xâm nhập
Áp lực trung bình đường thở
Hội chứng hít phân su
Cộng hưởng từ
Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh
Nội khí quản
Khí nitơ monoxit
Chỉ số oxy hóa

PaCO2

Phân áp CO2 trong máu động mạch

PaO2

Phân áp oxy trong máu động mạch


PIP
PEEP
SpO2
SHH
TBS
Ti
TKMP
TM
Vt
XHNMN
XHP
XHTNT

Áp lực đỉnh thì thở vào
Áp lực dương cuối thì thở ra
Chỉ số bão hòa Oxy qua da
Suy hô hấp
Tim bẩm sinh
Thời gian thở vào
Tràn khí màng phổi
Thở máy
Thể tích khí lưu thông
Xuất huyết não – màng não
Xuất huyết phổi
Xuất huyết trong não thất

Tiếng Anh
Nasal

Continuous


Positive

Airway Pressure
C-reactive protein

Encephalopathy
Hyaline membrande disease
Mean airway pressure
Meconium aspiration syndrome
Neonatal intensive care unit
Nitric oxide
Oxygenation index
Partial pressure of

carbon

dioxide in arterial blood
Partial pressure of oxygen in
arterial blood
Peak inspiratory pressure
Positive end-expiratory pressure
Percent oxygen saturation
Inspite time
Tidal Volume


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3

1.1. Tổng quan về suy hô hấp sơ sinh .............................................................3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ đẻ non...................................................3
1.1.2. Định nghĩa suy hô hấp..........................................................................4
1.1.3. Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh........................................................4
1.1.4. Các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ..................................5
1.1.5. Nguyên tắc điều trị suy hô hấp sơ sinh................................................7
1.2. Tổng quan về thở máy................................................................................9
1.2.1. Định nghĩa về thở máy.........................................................................9
1.2.2. Quá trình thông khí ở phổi...................................................................9
1.2.3. Nguyên tắc chung thở máy cho trẻ sơ sinh........................................10
1.2.4. Thở máy không xâm nhập.................................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thở máy.............................................14
1.3.1. Các yếu tố cá thể................................................................................14
1.3.2. Các yếu tố về đặc điểm bệnh lý trước nhập viện và lúc nhập viện....14
1.3.3. Do trẻ mắc các bệnh nặng..................................................................15
1.3.4. Do trẻ mắc thêm các bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện.......17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........18
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................18
2.3. Một số định nghĩa/khái niệm có liên quan...............................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18


2.4.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................18
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu......................................................................18
2.4.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................18
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................19
2.4.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.......................................................20

2.5. Kỹ thuật khắc phục sai số và nhiễu..........................................................22
2.6. Phân tích và xử lý số liệu.........................................................................22
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu........................................................22
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................23
3.1. Mục tiêu 1.................................................................................................23
3.1.1. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng..........................................................23
3.1.2. Đặc điểm về giới................................................................................23
3.1.3. Điều trị tuyến dưới.............................................................................24
3.1.4. Tình trạng khi nhập viện....................................................................24
3.1.5. Chẩn đoán bệnh..................................................................................25
3.2. Mục tiêu 2.................................................................................................26
3.2.1. Kết quả điều trị...................................................................................26
3.2.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị...........................................28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................30
4.1. Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu................................................30
4.2. Về mục tiêu 1...........................................................................................30
4.3. Về mục tiêu 2...........................................................................................30
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................30
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1.1: CHỈ SỐ APGAR ........................................................................4
BẢNG 1.2: CHỈ SỐ SILVERMAN ..............................................................5
BẢNG 1.3: CÁC NGUYÊN NHÂN TẠI PHỔI............................................6
BẢNG 1.4: CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH.......................................12
BẢNG 3.1: ĐẶC ĐIỂM TUỔI THAI VÀ CÂN NẶNG.............................23

BẢNG 3.2: ĐIỀU TRỊ TUYẾN DƯỚI........................................................24
BẢNG 3.3: TÌNH TRẠNG KHI NHẬP VIỆN...........................................24
BẢNG 3.4: CHẨN ĐOÁN BỆNH................................................................25
BẢNG 3.5: MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ CÁ THỂ VỚI KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ CỦA THỞ MÁY KHÔNG XÂM NHẬP..............28
BẢNG 3.6: MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIỀN SỬ CỦA MẸ, XỬ TRÍ
TRƯỚC VÀO VIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THỞ
MÁY KHÔNG XÂM NHẬP....................................................28
Bảng 3.7:

Mối liên quan giữa các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng khi vào
viện với kết quả điều trị của thở máy không xâm nhập..............29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự chuyển từ môi trường lỏng trong tử cung người mẹ ra môi trường bên
ngoài là một mốc rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Lúc này phổi bắt
đầu làm nhiệm vụ trao đổi khí qua bề mặt biểu mô của mình. Suy hô hấp
(SHH) là một hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là trong những
ngày đấu sau khi sinh, trong thời gian trẻ tập thích nghi với môi trường bên
ngoài. Tại các đơn vị hồi sức, nguyên nhân nhập viện do SHH chiếm tỷ lệ
15% với trẻ đẻ đủ tháng và 29% với trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ đẻ non dưới 34
tuần thì tỷ lệ này còn cao hơn [1], [2]. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu của trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung [3], [4], trong đó 56%
tử vong sơ sinh là do SHH [5].
Đối với trẻ đẻ non bị SHH cấp thì thở máy xâm nhập qua nội khí quản và
liệu pháp thay thế surfactant là hai biện pháp điều trị quan trọng làm giảm tỷ
lệ tử vong [6]. Mặc dù tăng tỷ lệ sống nhưng thở máy xâm nhập cũng làm

tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm phổi thở máy [7]. Thời gian thở máy xâm
nhập kéo dài lại làm tăng tỷ lệ tử vong, di chứng thần kinh và bệnh loạn sản
phổi (BPD) ở sau giai đoạn sơ sinh [8]. Ngay cả việc cố gắng rút nội khí
quản sớm thì việc thất bại lại thường xuyên xảy ra vì trẻ đẻ non rất dễ bị giảm
thông khí phổi và xẹp phổi, dẫn đến ngừng thở kéo dài [9], [10], [11]. Điều
này làm tăng gánh nặng cho ngành y tế và cả xã hội. Vì vậy nỗ lực làm giảm
sự cần thiết phải thở máy xâm nhập và các biến chứng tiếp theo trở thành
thách thức đối với các nhà sơ sinh [12].
Cho đến nay, việc sử dụng sớm các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm
nhập được xem là con đường hiệu quả để làm giảm các nguy cơ trên. So với thở
máy xâm nhập, thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) làm giảm nguy cơ
BPD và các vấn đề bất thường về thần kinh, tuy nhiên chỉ có 60% tỷ lệ thành


2

công, tránh đặt nội khí quản ở trẻ đẻ non SHH [13]. Thở máy áp lực dương ngắt
quãng không xâm nhập (N-SIMV) cho thấy hiệu quả hơn NCPAP, làm giảm cả
tỷ lệ thở máy xâm nhập, BPD và cả tử vong sơ sinh [14].
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của NCPAP trong điều
trị SHH ở trẻ đẻ non nhưng có ít nghiên cứu về hiệu quả của thở N-SIMV
trong điều trị sớm SHH ở trẻ đẻ non. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá kết quả của thở máy không xâm nhập trong điều trị suy hô
hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” nhằm hai mục tiêu:
1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhóm bệnh nhân đẻ non suy hô
hấp cấp phải thở máy không xâm nhập tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Nhận xét kết quả điều trị và các yếu tố liên quan của thở máy không
xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về suy hô hấp sơ sinh [15], [16], [17].
1.1.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ đẻ non
Ở tất cả trẻ đẻ non đều ít nhiều có sự thiếu sót về sự trưởng thành của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp có ảnh hưởng rất lớn
đến sự thích nghi của trẻ đẻ non sau khi sinh.
Trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh nên trẻ thường khóc chậm sau đẻ,
khóc yếu, thở không đều, thở kiểu Scheyne – Stock, cơn ngừng thở dài, rối
loạn nhịp thở.
Phổi chưa trưởng thành, các tế bào phế nang còn là tế bào trụ nên thành
phế nang dày, tổ chức liên kết giữa các phế nang và mao mạch nhiều, tổ chức
đàn hồi lại ít, do đó làm phế nang khó giãn nở, cách biệt với các mao mạch
nên sự trao đổi oxy lại càng khó khăn. Phổi còn chứa chất dịch như nước ối
của thời kì bào thai, những chất này tiêu đi chậm. Các mao mạch tăng tính
thấm nên dễ xung huyết hoặc xuất huyết.
Thiếu surfactant: bình thường phổi bào thai có một màng nước bao trùm
các biểu mô làm cho thành trong của các phế nang và các tiểu phế quản dính
vào nhau, tạo thành sức căng bề mặt. Hiện tượng này sẽ tồn tại mãi mãi nếu
phổi không tạo được dung tích dự trữ cơ năng. Muốn duy trì dung tích dự trữ
cơ năng thì phế nang không được xẹp lại, muốn phế nang không xẹp lại thì
phải có một chất phủ lên bề mặt thành trong các phế nang, đó là chất điện
hoạt – surfactant mà trẻ phải tạo được sau khi đẻ. Surfactant là một chất đạm
– mỡ có hoạt tính giống phospholipid, do tế bào phổi II tiết ra, nó tổng hợp từ
tuần thứ 24 bào thai theo cách methyl hóa, nên rất yếu và dễ bị phá hủy khi
thiếu oxy, nhiễm toan, giảm huyết áp, giảm thân nhiệt…, từ tuần thứ 35 trở đi
nó được tổng hợp bằng cách đông đặc nên bền vững hơn. Surfactant tạo thành



4

một màng phủ trên bề mặt thành trong của các phế nang làm cho phế nang
không xẹp lại được, do đó làm giảm sức căng bề mặt của phổi.
Lồng ngực trẻ đẻ non hẹp, xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn
kém phát triển giãn nở kém làm hạn chế di động của lồng ngực.
Tất cả các yếu tố trên đã cản trở hô hấp của trẻ đẻ non, thể tích khí thở
rất thấp bằng ½ trẻ đủ tháng, phổi dễ xẹp từng vùng hoặc xung huyết, xuất
huyết do suy hô hấp.
1.1.2. Định nghĩa suy hô hấp
Suy hô hấp cấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao
đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm oxy máu có hoặc không có kèm tăng
cacbonic máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch, với PaO 2 <
60mmHg, PaCO2 > 50 mmHg khi thở với FiO2 = 21%.
Hội chứng SHH nói lên sự không thích nghi của bộ máy hô hấp, có thể
xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc sau một thời gian trẻ thở bình thường vài giờ
hoặc vài ngày. Suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ
sinh, đặc biệt ở trẻ đẻ non tử vong do suy hô hấp chiếm 72,5% [18].
1.1.3. Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
1.1.3.1. Tại phòng đẻ: Dùng chỉ số Apgar để đánh giá sự thích nghi của trẻ ngay
sau khi ra đời, sau 5 phút, sau 10 phút.
Bảng 1.1: Chỉ số Apgar [19]
Chỉ số
0
1
1. Nhịp tim
Ngừng tim
< 100 lần/phút

2. Nhịp thở
Ngừng thở
Thở chậm, rên
3. Trương lực cơ
Giảm nặng
Giảm nhẹ
4. Kích thích
Không cử động
Ít cử động
5. Màu sắc da
Trắng
Tím đầu chi
Tổng số điểm: 0 – 3 điểm: ngạt nặng
4 – 6 điểm: ngạt nhẹ
7 – 10 điểm: bình thường.

2
> 100 lần/phút
Khóc to
Bình thường
Cử động tốt
Hồng hào

1.1.3.2. Đối với trẻ nhiều ngày tuổi, sự giãn nở của phổi đã phát triển đầy đủ, khi


5

bị suy hô hấp biểu hiện rối loạn nhịp thở, đánh giá dựa vào chỉ số Silverman:
Bảng 1.2: Chỉ số Silverman [20]

Di động ngực bụng
Co kéo cơ liên sườn
Rút lõm hõm ức
Đập cánh mũi
Tiếng thở rên

0
Cùng chiều
0
0
0
0

1
Ngực < Bụng
+
+
+
Qua ống nghe

2
Ngược chiều
++
++
++
Nghe được bằng tai

Tổng số điểm: < 3 điểm: không SHH
3 - 5 điểm: SHH nhẹ
> 5 điểm: SHH nặng.

1.1.4. Các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [16], [21], [22].
Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh rất khác nhau, hay gặp nhất do
nguyên nhân tại phổi.
1.1.4.1. 1.1.4.1. Do nguyên nhân hô hấp
a. Do tắc nghẽn đường thở:
-Tắc lỗ mũi sau do chướng ngại vật như đờm, chất nhầy, do hẹp lỗ mũi
sau hoặc phù niêm mạc mũi. Dò khí - thực quản trong teo thực quản.
-Hội chứng Pierre – Robin; polype họng; phì đại lưỡi bẩm sinh.
-Thanh quản: màng chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh
quản, liệt dây thanh âm. Hẹp thanh quản do phù nề, mềm sụn thanh quản
b. Do nguyên nhân tại phổi:
Bảng 1.3: Các nguyên nhân tại phổi
Thường gặp
Ít gặp
Hiếm gặp
Bệnh màng trong
Xuất huyết phổi
U hoặc kén phổi bẩm sinh
Thở nhanh thoáng qua Giảm sản phổi, bất sản Khí phế thũng thuỳ phổi
ở trẻ sơ sinh
phổi
bẩm sinh
Hít nước ối, phân xu
Mềm sụn phế quản
Dãn mạch bạch huyết phổi
Viêm phổi (bẩm sinh Tràn dịch, dưỡng chấp Tổn thương khí quản: hẹp
hay mắc phải)
Tràn khí màng phổi

màng phổi bẩm sinh


khí quản, mềm khí quản.


6

1.1.4.2. Do nguyên nhân tim mạch
-Bệnh tim bẩm sinh: chuyển gốc động mạch lớn, thiểu năng thất trái,
Fallot 4
- Sốc giảm thể tích, sốc, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim với chức năng tim
bị ảnh hưởng, còn tồn tại tuần hoàn thai (tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh).
-Bệnh cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim hoặc chèn ép tim…
1.1.4.3. Do nguyên nhân thần kinh
-Chấn thương thần kinh trung ương (chấn thương khi sinh hoặc xuất
huyết)
-Nhiễm trùng thần kinh trung ương (viêm não - màng não, do nhiễm
trùng bẩm sinh). Dị tật não, bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn co giật, não
úng thủy…
-Bệnh não thiếu oxy - thiếu máu cục bộ não, phù não
-Bệnh lý cột sống (teo cơ tủy sống, chấn thương tủy sống …), tổn
thương thần kinh hoành.
-Do thuốc (thuốc an thần ở trẻ sơ sinh hoặc mẹ, thuốc chống trầm
cảm…).
1.1.4.4. Do nguyên nhân lồng ngực
-Bất thương xương sườn, lồng ngực: bệnh Porak Durant.
- Thoát vị hoành, nhược cơ, loạn sản sụn, liệt cơ hoành, u ngoài lồng ngực.
1.1.4.5. Do các nguyên nhân khác
a. Chuyển hóa: nhiễm toan chuyển hóa, hạ đường máu, hạ thân nhiệt
hoặc tăng thân nhiệt, rối loạn trao đổi chất bẩm sinh, hạ magie máu, hạ hoặc
tăng natri máu…

b. Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết …
c. Bệnh về máu: thiếu máu do tan máu nặng, phù thai nhi, xuất huyết,
bệnh đa hồng cầu, rối loạn đông máu…
1.1.5. Nguyên tắc điều trị suy hô hấp sơ sinh
SHH làm cho trẻ bị tím tái và khó thở nhanh. Tím tái do PaO 2 trong máu


7

giảm và hậu quả là tăng chuyển hóa yếm khí, tăng sản xuất acid lactic và co
mạch, tăng tính thấm thành mạch, phù và xuất huyết phổi, giảm thông khí và
toan khí.
Khó thở nhanh làm tăng vận động các cơ hô hấp, tăng sản xuất acid
lactic, cuối cùng đưa đến đuối sức, suy kiệt, giảm nhịp thở, ngừng thở.
Tăng acid lactic và toan khí do giảm thông khí, làm cho trẻ bị toan
chuyển hóa nặng.
Khi điều trị SHH sơ sinh cần phải nhanh chóng nâng PaO 2 trong máu lên
mức bình thường nhằm tránh biến chứng của thiếu oxy máu, hạn chế phù não,
xuất huyết phổi và toan khí.
Nếu không giải quyết tốt tình trạng thiếu oxy và kiệt sức, trẻ sẽ nhanh
chóng bị toan chuyển hóa nặng, do đó cùng với oxy liệu pháp, giúp thở, cung
cấp năng lượng, chống toan máu phải được chỉ định kịp thời…
Do đó nguyên tắc điều trị ở trẻ sơ sinh gồm:
a. Điều trị nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay
chúng ta đã điều trị được nhiều các nguyên nhân gây ra suy hô hấp như thoát
vị hoành, tim bẩm sinh, viêm phổi, bệnh màng trong, hội chứng hít phân xu,
xuất huyết não…
b.Điều trị triệu chứng: Có tính chất quyết định, khi cấp cứu
trẻ sơ sinh bị suy hô hấp phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời
và đồng thời các vấn đề sau:

-Chống thiếu oxy là quan trọng và cấp bách nhất, vì các tế bào rất nhạy
cảm với tình trạng thiếu oxy trong máu và rất dễ bị tổn thương nhất là tế bào
não. Tùy theo mức độ SHH mà áp dụng các phương pháp thích hợp như:
 Làm thông thoáng đường thở bằng việc đặt tư thế trẻ thích hợp, hút
đờm dãi; điều trị giảm oxy và tăng cacbonic máu bằng oxy liệu pháp qua
thông khí tự nhiên như mask, catheter mũi giúp tăng nồng độ oxy trong khí


8

thở vào.
 Nếu thất bại thì chuyển qua hỗ trợ bằng thông khí áp lực dượng như
thở NCPAP, đặt NKQ thở máy… Mỗi một phương pháp hỗ trợ đều có ưu
nhược điểm riêng, tuy nhiên đều phải đảm bảo được nồng độ oxy an toàn cho
trẻ, tránh gây tai biến như xơ thuỷ tinh thể, loạn sản phế quản phổi làm xơ
phổi hoặc làm vỡ phế nang gây xẹp phổi… là một trong những nguyên nhân
gây ra SHH mạn tính sau này [15].
-Chống toan máu: do SHH nên bao giờ cũng dẫn đến toan máu. Nên dựa
vào khí máu để xử lý thích hợp, việc sử dụng natribicacbonat trong điều trị
toan máu phải hết sức thận trọng.
-Chống kiệt sức: trẻ SHH cần nhiều năng lượng, các chất chuyển hóa
theo conđường yếm khí nên càng tốn kém và nhu cầu nước cũng cao hơn.
Cần tính toán nhu cầu để đảm bảo dinh dưỡng, nếu SHH nặng cần nuôi dưỡng
qua đường tĩnh mạch.
-Chống nhiễm trùng: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc kháng
sinh phổ rộng, phối hợp cả vi khuẩn gram âm và gram dương.
-Chống rối loạn thân nhiệt: nếu trẻ sốt hoặc hạ nhiệt độ đều ảnh hưởng
đến mất nước, mất năng lượng, toan máu… và ảnh hưởng đến hô hấp. Do đó
cần giữ cho trẻ có thân nhiệt ổn định ở 36,5 - 37oC.
1.2. Tổng quan về thở máy

1.2.1. Định nghĩa về thở máy
Thở máy hay thông khí nhân tạo bằng máy được sử dụng khi hô hấp tự
nhiên không đảm bảo được chức năng của mình nhằm cung cấp một sự trợ
giúp nhân tạo về thông khí và oxy hóa.
Mục tiêu của thở máy là đảm bảo thông khí phế nang, cải thiện oxygen
hóa máu, giảm công thở và hạn chế tổn thương phổi [23].
1.2.2. Quá trình thông khí ở phổi
1.2.2.1. Thông khí tự nhiên (tự thở): Một chu kỳ hô hấp gồm 2 giai đoạn:
-Thì hít vào bắt đầu từ sự chênh lệch áp lực giữa phế nang và khí quyển.


9

Do các cơ hô hấp làm giãn lồng ngực, gây ra một áp lực trong phế nang thấp
hơn áp lực khí quyển, áp lực phế nang giảm do áp lực màng phổi âm tính.
-Thì thở ra cơ hoành đẩy lên cao, cơ liên sườn giãn ra làm lồng ngực hạ
xuống và áp lực màng phổi trở về bình thường, áp lực phế nang tăng lên và
lớn hơn áp lực khí quyển, do đó khí được đẩy từ phế nang ra ngoài.
1.2.2.2. Thông khí nhân tạo
Dựa trên nguyên lý của thông khí tự nhiên, thông khí nhân tạo được thực
hiện dựa trên sự chênh lệch áp lực giữa máy và phổi. Thông khí nhân tạo còn
được gọi là thông khí áp lực dương nghĩa là dùng máy đẩy khí vào phổi làm
tăng áp lực đường thở trung tâm. Áp lực đường thở trung tâm tăng lên sẽ giúp
đẩy khí đi vào phế nang nhờ đó phổi sẽ nở ra. Khi phổi nở ra sẽ dừng bơm khí
vào đường thở, khi đó áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống. Thì thở
ra bắt đầu khi áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống thấp hơn so với
áp lực phế nang. Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ
nhịp tự thở của bệnh nhân.
1.2.2.3. Các thông số cơ bản dùng trong thông khí
-Thể tích khí lưu thông (Vt): trong hô hấp tự nhiên Vt sinh lý bằng 5-7

ml/kg, trong thông khí nhân tạo do tính chất cơ bản của máy, mục đích điều
trị khác nhau dẫn đến những quan niệm Vt khác nhau. Mức Vt thông thường
từ 7 - 10 ml/kg.
-Thể tích phút (Vmin): Vmin = Vt x f (lít/phút).
-FiO2: là nồng độ oxy thở vào.
-PIP: là áp lực đỉnh, tính bằng cm H2O
-PEEP: là áp lực dương cuối thì thở ra, tính bằng cm H2O.
-Tần số thở: là tần số thông khí trong 1 phút.
-Ti: là thời gian thở vào trong 1 giây tối đa là 0,5 giây và tỷ lệ thời gian
hít vào/ thở ra = I/E bình thường là 1/2.
-MAP: là áp lực đường thở trung bình, được tính theo công thức:
-MAP = Tần số x (PIP – PEEP) x Ti/60 + PEEP
-Lưu lượng khí (Flow-rate): chọn Flow-rate thường gấp 3 - 4 lần thể tích
phút, thường trẻ sơ sinh 3 - 6 lít/phút.


10

-Mức Trigger: trigger thường đặt ở mức - 2cm H 2O, flow trigger thường
đặt ở mức 1 - 2 lít/phút.
1.2.3. Nguyên tắc chung thở máy cho trẻ sơ sinh
a. Xác định chiến lược thở máy: Cần dựa vào các yếu tố sau đây:
-Sinh lý bệnh của quá trình suy hô hấp và nguyên nhân.
-Đánh giá lâm sàng tỷ mỷ, chi tiết.
-Xem xét đến khía cạnh tương tác giữa bệnh nhân và máy thở.
-Theo dõi độ bão hoà oxygen (SpO2) và theo dõi khí máu.
b. Kế hoạch thở máy
-Chọn mode thở rồi cài đặt các thông số ban đầu cho máy thở.
-Chuyển mode thở nếu tình trạng bệnh nhân xấu đi hoặc tốt lên.
-Xác định khoảng thời gian lấy máu làm khí máu

c. Theo dõi và chăm sóc
-Khí máu: đo khí máu ngay sau khi thở máy nhằm giúp đưa ra các quyết
định tiếp theo. Duy trì các thông số khí máu trong giới hạn chấp nhận được:
pH > 7,25; PaO2: 50 - 70 mmHg; PaCO2 từ 45 - 55 mmHg (có thể cao hơn
một chút nếu pH > 7,25); HCO3 > 17,5mmol/l; BE: từ – 6,0 đến + 6,0.
-Các chỉ số khác
+ Theo dõi hiện tượng phồng phổi quá mức có thể gây ra hội chứng
tràn khí, khi cần thiết phải chụp Xquang phổi để phát hiện.
+ Theo dõi hiện tượng giảm tuần hoàn trở về có thể dẫn đến tăng áp lực
nội sọ, giảm tưới máu não và giảm huyết áp.
+ Theo dõi độ hở xung quanh ống NKQ, nếu hở > 40% cần phải thay
ống NKQ khác to hơn.
- Chăm sóc: nếu có thể được, thay đổi tư thế bệnh nhân 4 giờ/lần để tối
ưu hoá tưới máu và giãn nở phổi.
d. Cai máy
 Phụ thuộc vào bệnh lý nguyên phát: ví dụ viêm phổi cai máy sau


11







nhiều ngày,
SHH có bơm surfactant có thể cai ngay sau 1 – 2 ngày.
Theo dõi tình trạng trẻ đáp ứng tốt với giảm các thông số.
Dinh dưỡng tối ưu.

Giảm áp lực < 15 – 18 cmH2O.
FiO2 < 40% (khi PIP đủ thấp, giảm FiO 2 từ 0,7 xuống 0,4). Duy trì

MAP và V/Q phù hợp có thể cho phép giảm FiO2.
 Tần số < 15 lần/phút.
 Thở CPAP qua NKQ trong 30 phút (vượt được sức cản ống NKQ).
1.2.4. Thở máy không xâm nhập
- Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng thì với hỗ trợ áp lực
(SIMV+PSV): với phương thức thở này ngoài các nhịp thở bắt buộc đặt trước
của máy, bệnh nhân vẫn có thể được thở tự nhiên tùy ý có chế độ hỗ trợ áp lực
xen giữa 2 nhịp máy bắt buộc. Thở N-SIMV là kiểu thở SIMV không xâm
nhập (cho trẻ thở gọng mũi) khi trẻ còn tự thở được.
- Thở CPAP qua mũi (NCPAP – Nasal Continuous Positive Airway
Pressure): sử dụng van Medijet hoặc InfantFlow.
- Thở DUOPAP là chế độ thở chuyên sâu của NCPAP. Nó sử dụng 2 mức
áp lực dương và có ưu điểm là tăng đào thải CO2 hoặc có tính năng như chế
độ thở với nhịp thở cố định nhằm kích thích bệnh nhi khi số lần ngừng thở gia
tăng hoặc nếu thời gian thở vào ngắn, sử dụng giống thở không xâm lấn với
nhịp thở cố định/1 phút.
a. Chỉ định và chống chỉ định
Bảng 1.4: Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Chống chỉ định
Hỗ trợ hô hấp trong trường hợp SHH - Tràn khí màng phổi chưa được
nhưng còn nhịp tự thở:

dẫn lưu

- Cai máy thở


- Tăng áp lực nội sọ: xuất huyết

- Trẻ đẻ non có bệnh lý màng trong, cơn não, viêm màng não


12

ngừng thở ở trẻ đẻ non

- Rò khí – thực quản; thoát vị

- Bệnh lý loạn sản phế quản phổi ở trẻ đẻ hoành; teo tịt lỗ mũi sau;
non

hở hàm ếch nặng; chảy máu mũi

- Viêm phổi, chậm tiêu dịch phổi, hội chứng nặng
hít phân su nhẹ - trung bình

- Viêm phổi có bóng khí

- Phù phổi, chảy máu phổi

- Sốc do bất kỳ nguyên nhân nào

- Mềm thanh quản, nhuyễn khí quản

- Tắc ruột hoặc viêm ruột hoại

- Tăng áp phổi …

tử.
DUOPAP, N-SIMV: Ưu tiên sử dụng trong các trường hợp: khi
NCPAP thất bại; cai máy thở cho trẻ sơ sinh phải thở máy xâm nhập kéo dài
hoặc trẻ đẻ cực non, cân nặng cực thấp; Sử dụng sớm ngay sau sinh hoặc sau
liệu pháp INSURE (đặt NKQ - bơm surfactant - rút NKQ) cho nhóm trẻ sinh
rất non hoặc cực non.
b. Cách cài đặt:
- Thở N-SIMV: Cài đặt: PIP tăng 2 - 4 cm H 2O so với mức PIP khi đang
thở máy; PEEP từ 5-8 cm H2O; Ti từ 0,45 – 0,5 giây, tần số 40 – 50 lần/phút
lúc ban đầu và có thể chỉ 25 – 30 trong trường hợp cai thở máy, flow: 8 -12
L/phút.
- Thở DUOPAP: cài mức CPAP từ 4 - 5 cm H 2O tuỳ thuộc vào chỉ định
lâm sàng. Máy thở sẽ điều chỉnh tự động flow và hiển thị giá trị thực tế của
flow. Mức Pduo cho phép kích thích bệnh nhân trong trường hợp ngưng thở
thường xuyên bằng cách cố định nhịp thở trên phút và thông số thời gian thởi
vào Ti khoảng 0.6 giây. Khi dùng ở hai mức áp lực nên cài khoảng chênh lệch
áp lực từ 2 – 3 cm H2O. Tần số cài đặt cố định/1 phút.
c. Theo dõi:
- Theo dõi và phát hiện những bất thường của máy thở
- Theo dõi sát toàn trạng bệnh nhi và cai máy thở sớm nhất có thể


13

- Người bệnh suy hô hấp nặng hơn phải chuyển sang thở máy xâm nhập
d. Một số tai biến và xử trí:
- Tổn thương mũi: biểu hiện tăng tiết đờm ở mũi, viêm nhiễm, hoại tử
vách mũi... Xử trí: bôi trơn hàng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
- Tràn khí màng phổi: ít gặp. Biểu hiện: trẻ đột ngột tím tái, SpO2 giảm,
nghe thông khí phổi giảm, gõ vang, chụp Xquang phổi để chẩn đoán. Xử trí:

chuyển thở máy, hút dẫn lưu khí màng phổi.
- Nhiễm khuẩn: đề phòng bằng cách đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong
thực hiện quy trình cho trẻ thở máy không xâm nhập, tiệt trùng máy thở theo
đúng quy định.
- Biến chứng khác (ít gặp): hạ huyết áp, tăng áp lực nội sọ.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thở máy
1.3.1. Các yếu tố cá thể
a. Đẻ non, cân nặng thấp:
Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra dưới 37 tuần thai. Trẻ đẻ non có tỷ lệ tử vong
cao hơn 13 lần so với trẻ đủ tháng [24]. Tuổi thai càng thấp tỷ lệ tử vong
càng cao.
Nhẹ cân được định nghĩa là cân nặng lúc sinh < 2500g gồm cả trẻ đẻ
non và suy dinh dưỡng bào thai là một nguyên nhân gián tiếp quan trọng của
tử vong sơ sinh. Trẻ càng thấp cân tỷ lệ tử vong càng cao.
b. Dị tật bẩm sinh:
Theo thống kê ở các nước phát triển tỷ lệ dị tật khi mới sinh là 2 - 3%.
Nếu không được can thiệp phẫu thuật khoảng 1/3 số trẻ này sẽ tử vong do các
dị tật này không thích ứng được với đời sống bên ngoài tử cung.
1.3.2. Các yếu tố về đặc điểm bệnh lý trước nhập viện và lúc nhập viện
a. Hạ nhiệt độ:
Khi trẻ bắt đầu bị hạ thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ oxy và sử
dụng glucose đều tăng. Hơn nữa, hạ thân nhiệt có thể làm giảm sản xuất


14

surfactant và làm nặng thêm hội chứng SHH ở trẻ sinh non.
b. Rối loạn trao đổi khí
 Hậu quả do tăng cacbonic máu
- Đối với trung tâm hô hấp: nếu PaCO 2 tăng vừa (< 70 mmHg) trung tâm

hô hấp sẽ được kích thích và tăng nhịp thở nhưng nếu quá cao (> 70 mmHg)
trung tâm hô hấp sẽ bị ức chế và gây ngừng thở.
- Đối với tuần hoàn: PaCO2 tăng sẽ co mạch trung tâm (ở các phủ tạng)
và giãn mạch ngoại vi (da, các chi…). Việc co mạch trung tâm làm giảm
lượng máu đến các phủ tạng, gây nguy hiểm cho các phủ tạng nhất là tim,
não, thận. Nếu co mạch kéo dài có thể gây suy tim, suy thận, phù não. Việc
giãn mạch ngoại vi làm tay chân lạnh, nhiều mồ hôi.
- Toan hóa máu: Khi PaCO2 tăng trong máu sẽ làm acid cacbonic
(H2CO3) trong máu tăng và gây toan máu. Thận sẽ phản ứng lại bằng cách tái
hấp thu nhiều bicacbonat (HCO3-) để bù trừ làm pH máu không bị thay đổi,
nhưng nếu PaCO2 tăng quá cao hoặc đột ngột sẽ không bù trừ kịp, khi đó sẽ
gây toan hô hấp mất bù.
 Hậu quả do thiếu oxy máu
- Hậu quả nguy hại của giảm oxy máu là thiếu oxy cho mô. Các mô có
khả năng chịu đựng sự thiếu oxy máu ở mức độ khác nhau.
- Hai cơ quan dễ bị tổn hại nhất là hệ thần kinh trung ương và cơ tim.
Với hệ thần kinh trung ương hạ oxy máu có thể gây nhức đầu, không tỉnh táo.
Hạ oxy máu nặng và cấp tính có thể gây co giật, hôn mê, phù não, tổn thương
não vĩnh viễn. Với hệ tuần hoàn thiếu oxy có thể gây tăng nhịp tim và tăng
huyết áp nhẹ. Hạ oxy máu nặng có thể gây giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Khi
PaO2 giảm nhanh xuống dưới mức 40 - 50 mmHg thì nhiều cơ quan khác
cũng bị tổn hại không riêng não và tim.
1.3.3. Do trẻ mắc các bệnh nặng


15

a. Bệnh màng trong (HMD): Bệnh màng trong là nguyên nhân gây bệnh và gây
tử vong cao nhất ở trẻ sơ sinh đẻ non do thiếu surfactant. Biến chứng hay gặp
gồm có: tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, xuất huyết não, còn ống động

mạch, viêm ruột hoại tử, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh phổi mạn tính.
b. Hội chứng hít phân xu:
Điều trị trong những trường hợp hít phân su nặng còn gặp nhiều khó
khăn: hỗ trợ về hô hấp (thở máy thường, thở HFO, thở iNO, an thần tốt, bơm
surfactant, thậm chí sử dụng oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO)); hỗ trợ
tuần hoàn (dùng thuốc vận mạch, duy trì hematocrit trên 40 - 45%, nuôi ăn
tĩnh mạch hoàn toàn giai đoạn nặng).
Có thể gặp các biến chứng: tràn khí màng phổi, tăng áp phổi dai dẳng ở
trẻ sơ sinh (PPHN), hậu quả về thần kinh…
c. Nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTH): Bệnh có thể gặp trước, trong hoặc sau
đẻ, có thể do điều kiện môi trường, do dụng cụ y tế hay người chăm sóc.
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh gồm các bệnh nhiễm trùng huyết xảy ra từ lúc
mới sinh đến 28 ngày tuổi, bệnh cảnh thường đa dạng, rất nặng, tổn thương đa
cơ quan, khó tiên lượng bệnh trước và có thể tử vong sau vài giờ diễn biến.
d. Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ (Hypoxic-ischemic Encephalopathy
– HIE): HIE hay ngạt chu sinh là một tổn thương của thai và trẻ sơ sinh do
thiếu oxy và thiếu tưới máu đến các cơ quan đi kèm với nhiễm axit lactic mô.
- Tỷ lệ tử vong do ngạt ở trẻ sơ sinh đủ tháng từ 10 - 20%. Tỷ lệ di
chứng thần kinh khoảng 30%. Nguy cơ bệnh não trên trẻ sống có ngạt chu
sinh là 5 - 10% so với 0,2% dân số nói chung.
e. Tràn khí màng phổi (TKMP): là một tình trạng đe dọa đến sự sống thường
gặp trong các đơn vị chăm sóc sơ sinh. Theo các nghiên cứu trước năm 2000,
tỷ lệ trẻ sơ sinh TKMP được phát hiện nhờ chẩn đoán hình ảnh ước tính
khoảng 1 – 2% trong tổng số trẻ sinh ra nhưng chỉ có 0,05 – 1% trẻ có triệu
chứng lâm sàng [25].
f. Xuất huyết phổi: xuất huyết phổi (XHP) Bệnh hay gặp ở trẻ sinh non, nhẹ
cân (< 1500g), trẻ còn ống động mạch hoặc bệnh thứ phát sau thiếu oxy nặng


16


kéo dài như đẻ non, đẻ ngạt, sau các SHH nặng hoặc thứ phát sau các nguyên
nhân dẫn đến đông máu nội quản rải rác… Đây là một trong những bệnh nghiêm
trọng, khó khăn trong chẩn đoán sớm và gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh [26].
g. Xuất huyết não màng não (XHNMN): XHNMN là bệnh lý thường gặp ở
trẻ sơ sinh đặc biệt ở trẻ đẻ non, với tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng
thần kinh nặng nề.
1.3.4. Do trẻ mắc thêm các bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện
a. Nhiễm khuẩn bệnh viện: Nhiễm khuẩn bệnh viện theo định nghĩa của Bộ
y tế (2003) là: “những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (thường
sau 48 giờ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai
đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện” hay gặp nhất nhiễm khuẩn huyết, viêm
phổi bệnh viện, mắc phải vi khuẩn bệnh viện đa kháng kháng sinh.
b. Tràn khí màng phổi: Đối với giai đoạn sau sinh, các yếu tố nguy cơ
góp phần gây TKMP phổ biến nhất là đẻ non và thở máy chiếm 6 – 33%
[27]. Theo tác giả Rameh Bhat là trẻ có bệnh màng trong (HMD) và hít phân
su (MAS) có nguy cơ TKMP cao nhất [28].


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ khi nhập khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh có các tiêu chuẩn sau:
Tuổi thai 28 – 37 tuần, < 24 giờ tuổi.
- Chỉ số Silverman: 3 – 5 điểm.
→ thở máy không xâm nhập.
-


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Trẻ SHH phải thở máy xâm nhập.
Hồ sơ bệnh án không ghi nhận đầy đủ các biến số nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian thu thập số liệu: từ 01/07/2018 đến 30/6/2019.
Địa điểm: khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.3. Một số định nghĩa/khái niệm có liên quan.
-

Thành công: trẻ phải thở máy xâm nhập ≥ 72 giờ sau khi thở máy

không xâm nhập hoặc chuyển sang thở oxy.
- Thất bại: trẻ phải thở máy xâm nhập < 72 giờ sau khi thở máy không
xâm nhập.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, can thiệp, có phân tích.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Tất cả trẻ sơ sinh đủ điều kiện vào nghiên cứu được đưa vào nghiên cứu
2.4.3. Nội dung nghiên cứu
-

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhóm bệnh nhân đẻ non suy hô hấp



18

cấp phải thở máy không xâm nhập tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Nhận xét kết quả điều trị và các yếu tố liên quan của thở máy không
xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương.
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu
-

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
Sơ đồ nghiên cứu
QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU
Trẻ 28 – 37 tuần,
< 24 giờ tuổi,
chỉ số Silverman 3 – 5 điểm.

Thở máy không
xâm nhập

Nhóm thành công

1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
của nhóm bệnh nhân đẻ non suy
hô hấp cấp phải thở máy không
xâm nhập tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương

Nhóm thất bại


2. Nhận xét kết quả điều trị và các
yếu tố liên quan của thở máy không
xâm nhập trong điều trị suy hô hấp
cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương


19

2.4.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.4.5.1. Mục tiêu 1: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
a. Tuổi thai (tuần): tính theo ngày đầu tiên của kì kinh cuối hoặc theo dự
kiến sinh.
b. Cân nặng khi sinh (gram)
c. Giới tính: trẻ gái hoặc trẻ trai
d. Tiền sử của mẹ:
- Mẹ dùng corticoid dự phòng trước sinh
- Bệnh lý khác: vỡ ối sớm, đái tháo đường thai kì, tăng huyết áp…
e. Các biện pháp điều trị ở tuyến dưới:
- Bơm surfactant
- Hỗ trợ hô hấp (thở oxy, thở CPAP).
f. Tình trạng khi nhập viện:
- Mạch
- SpO2
- Nhiệt độ
- Dấu hiệu khác
g. Chẩn đoán bệnh
- Khí máu: pH, PaCO2, PaO2, lactate.
- Xquang tim phổi: phổi nở bao nhiêu khoang liên sườn, hình ảnh tổn

thương chủ yếu…
- Các chỉ số về công thức máu và sinh hóa máu: Bạch cầu (BC), bạch cầu
đa nhân trung tính (BCĐNTT), hồng cầu (HC), hemoglobin (Hb), hematocrit
(Hct), tiểu cầu (TC), chức năng gan, thận, rối loạn đông máu, CRP, glucose…
- Chẩn đoán xác định bệnh: dựa vào phân loại bệnh theo ICD10.
2.4.5.2. Mục tiêu 2: Nhận xét kết quả điều trị và các yếu tố liên quan.
a. Nhận xét kết quả điều trị
- Tỷ lệ thành công, thất bại.
- Kết quả điều trị: số trẻ sống, tử vong/xin về.
- Biến chứng thở máy: nhiễm khuẩn bệnh viện, tràn khí màng phổi, tổn
thương vách mũi, viêm ruột hoại tử…
b. Các yếu tố liên quan
 Biến số về kết quả thở máy (Biến phụ thuộc): Kết quả thở máy không xâm nhập
- Nhóm thành công: trẻ phải đặt NKQ ≥ 72h sau khi thở máy không xâm
nhập hoặc trẻ cai được máy thở, chuyển sang thở oxy.


×