Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG và các yếu tố LIÊN QUAN đến hội CHỨNG SẢNG ở NGƯỜICAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.56 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
..........***.........

BỘ Y TẾ

HOÀNG THỊ PHƯƠNG NAM

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
HỘI CHỨNG SẢNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 2

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
..........***.........

HOÀNG THỊ PHƯƠNG NAM

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
HỘI CHỨNG SẢNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Chuyên ngành: Lão khoa
Mã số:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 2
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh

HÀ NỘI - 2019
MỤC LỤC


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sảng là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy giảm cấp tính về
ý thức và nhận thức. Các năng lực định hướng về không gian, thời gian và
môi trường xung quanh bị sai lệch. Tình trạng này thường xuất hiện trong thời
gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Một số trường tình trạng hợp sảng có thể
kéo dài dai dẳng vài tuần đến vài tháng. Thống kê cho thấy tỷ lệ sảng trong
cộng đồng thấp, chỉ khoảng 1 - 2% [1, 2]. Tỉ lệ sảng tăng lên theo tuổi và
thường phổ biến ở những người trên 65 tuổi. Deepti Kukreja và cộng sự
(2015) ước tính 11 – 42% người bệnh cao tuổi mắc hội chứng sảng ở nội khoa

[3]. Fong (2009) cũng nhận thấy người bệnh cao tuổi nhập viện vì sảng chiếm
tỉ lệ cao khoảng 14 - 56% trong tổng số bệnh nhân cao tuổi nhập viện và ít
nhất 20% trong số 12,5 triệu người bệnh trên 65 tuổi nhập viện mỗi năm ở
Mỹ trong tình trạng sảng [1].
Hội chứng sảng nếu không phát hiện sớm và có chiến lược điều trị phù
hợp thì có thể tiến triển nặng lên và người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong. Dan K.
Kiely và cộng sự (2009) theo dõi các trường hợp có sảng trong 1 năm cho biết
tỉ lệ tử vong tăng dần theo thời gian: 3,6% chết trong khoảng từ 2 đến 4 tuần,
11,2% chết trong khoảng từ 4 tuần đến 12 tuần, 12,9% chết trong khoảng từ 12
tuần đến 26 tuần và 11,6% chết trong khoảng từ 26 tuần đến 52 tuần [4].
Mặc dù chưa xác định chính xác có mối liên quan giữa thời gian và tỉ lệ
tử vong hay không nhưng từ kết quả trên có thể thấy việc phát hiện sớm hội
chứng sảng có thể làm giảm thiểu tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, phát hiện sớm hội
chứng sảng rất khó khăn. Khó khăn không chỉ đối với các bác sĩ đa khoa nói
chung mà còn với các bác sĩ cấp cứu nói riêng. Bởi vì, hội chứng sảng thường
bị bỏ sót hoặc bị chẩn đoán nhầm với các rối loạn tâm thần khác. Một số
nghiên cứu cho biết tại môi trường cấp cứu, phần lớn hội chứng sảng đã bị bỏ


7

qua tại thời điểm nhập viện [5]. Nghiên cứu tại khoa cấp cứu của Jin H. Han
và cộng sự (2009) ở những người bệnh trên 65 tuổi cho cho biết 76% các
trường hợp sảng không được bác sĩ chẩn đoán và hơn 90% các người bệnh
nhập viện vì sảng cũng bị bỏ qua tại thời điểm nhập viện [5]. Như vậy, xác
định chính xác đặc điểm hội chứng sảng là cần thiết giúp chẩn đoán đúng và
qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. Nguyên nhân của hội chứng
sảng rất đa dạng và đa yếu tố. Sự xuất hiện và tiến triển của của hội chứng
sảng phụ thuộc nhiều vào sự xuất hiện và kết hợp của các yếu tố liên quan.
Các yếu tố liên quan có thể thúc đẩy sự xuất hiện của hội chứng sảng và cũng

có thể nặng thêm tình trạng sảng. Inouye SK nhận định, nếu có chiến lược can
thiệp vào các yếu tố liên quan có thể giúp giảm đáng kể số lượng, thời gian
của các cơn sảng ở bệnh nhân lớn tuổi nhập viện và giúp phòng ngừa sảng
[6]. Do đó, xác định được các yếu tố sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong
chiến lược điều trị và dự phòng sảng.
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về hội chứng sảng ở người cao
tuổi tại khoa cấp cứu. Với mong muốn xác định đặc điểm hội chứng sảng và
xác định các yếu tố liên quan đến sảng qua đó giúp các bác sĩ có thể phát hiện
sớm sảng và có những biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp nên chúng tôi
chọn đề tài: “Đặc điểm hội chứng sảng và một số yếu tố liên quan ở bệnh
nhân cao tuổi điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung Ương”
với 2 mục tiêu sau:
1.

Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng hội chứng sảng ở người cao tuổi
điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung Ương.

2.

Nhận xét 1 số yếu tố liên quan của hội chứng sảng ở người cao tuổi
điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung Ương.


8

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử hình thành khái niệm sảng
Trải qua 3000 năm nghiên cứu về sảng nhưng để đưa ra một khái niệm
chính xác về sảng thì vẫn rất khó khăn [7]. Thuật ngữ “Delirium” (sảng) bắt

nguồn từ tiếng Latin là “Deliro” hoặc “Delirare”. Thuật ngữ “Delirium” lần
đầu tiên được Aulus Cornelius Celsus sử dụng trong y học vào thế kỷ thứ nhất
sau công nguyên.
Thời kỳ cổ đại, theo Hippocrates và Celsus, sảng có thể là một triệu
chứng cũng có thể là một hội chứng. Hippocrates cho rằng sảng là những hiện
tượng bất thường về tâm thần do bị sốt, bị ngộ độc hoặc bị chấn thương đầu
gây ra [8, 9]. Hippocrates sử dụng 16 thuật ngữ để ám chỉ cho hội chứng lâm
sàng mà ngày nay gọi là sảng như là ληρος (leros), μανια (mania),
παραφροσυνη (paraphrosyne), παραληρος (paraleros), φρενιτις (phrenitis),
ληθαργος (lethargus)… Rất khó để tìm ra ý nghĩa chính xác của các thuật ngữ
này. Ví dụ: παραφροσυνη (paraphrosyne) có thể được sử dụng để mô tả một
sự điên rồ nhưng cũng được sử dụng để mô tả cho sự suy giảm hoặc mất ý
thức. Celsus cũng cho rằng sảng là những hiện tượng bất thường về tâm thần
và nguyên nhân là do bị sốt, ngộ độc hoặc chấn thương đầu. Nhưng ông còn
cho rằng sảng còn một nguyên nhân khác nữa là do rượu.
Thời kỳ trung cổ, theo Procopius, sảng được hiểu là những trường hợp
có biểu hiện ảo giác, bồn chồn bứt rứt, la hét, dễ nóng nảy, mất ngủ trở nên
hung bạo. Hoặc những trường hợp quên đi tất cả những người quen thuộc, rơi
vào trạng thái hôn mê, ngủ liên tục.
Vào thế kỷ 16, một đóng góp quan trọng trong những hiểu biết về sảng
là công trình của Ambroise Pare, một bác sĩ phẫu thuật. Ông nhận định sảng


9

là một biến chứng của phẫu thuật. Ông mô tả sảng là một tình trạng thoáng qua
thường xảy ra sau sốt và đau do vết thương, hoại thư và các hoạt động liên
quan đến chảy máu nghiêm trọng của bệnh nhân [10]. Vào giữa thế kỷ 18, sảng
được mô tả với các trường hợp mất ngủ, bồn chồn bất an, suy giảm trí nhớ, mất
liên lạc với môi trường, có hành vi giống trẻ con và có thể có phản ứng kích

động. Thời kỳ này cũng cho rằng nguyên nhân sảng là do sốt và do rượu. Vào
đầu thế kỷ 19, Sutton (1813) đưa ra thuật ngữ Delirium tremens (chứng sảng
run do rượu) và mô tả biểu hiện sảng và run rẩy rõ rệt của bàn tay do uống quá
nhiều rượu để phân biệt sảng do rượu với “sự điên rồ”. Năm 1817, Greiner đưa
ra khái niệm về “sự che mờ của ý thức” và cho rằng đây là đặc điểm đặc trưng
của sảng. Ông tin rằng sốt gây ra các rối loạn các tổ chức của ý thức trong não
và tạo ra con đường của sảng. Mức độ nghiêm trọng và bức tranh lâm sàng của
sảng phụ thuộc vào thời gian và mức độ sốt. Ông nhận định cơn sốt dao động
thì ý thức cũng dao động. Người bệnh có thể có những khoảng thời gian sáng
suốt. Mối liên hệ giữa sảng và “sự che mờ của ý thức” được Hughlings Jackson
khám phá thêm vào những năm 1860. Tuy nhiên, KrafftEbing (1879) và
Kraepelin (1915) thì cho rằng “sự che mờ của ý thức” có thể gặp trong trạng
thái hoàng hôn, trạng thái sững sờ căng trương lực, trạng thái phân ly, trầm cảm
và kích động. Trong thế kỷ thứ 19 đã đưa ra khái niệm về sảng là “sự che mờ
của ý thức” và nó trở thành tiêu chí lâm sàng đầu tiên để tách biệt sảng với
phần còn lại của “sự điên rồ”. Thời kỳ này, thay vì bệnh học và tiên lượng thì
triệu chứng lâm sàng trở thành trọng tâm của khái niệm sảng. “Sự che mờ của
ý thức” là một đặc điểm cốt lõi của sảng. Từ thế kỷ 19 cho đến nay, các nhà
khoa học cố gắng làm rõ khái niệm và phân tách sảng với các rối loạn tâm thần
khác. Tóm lại, sảng có thể là một triệu chứng, có thể là một hội chứng lâm sàng
và khái niệm có thể theo theo triệu chứng, nguyên nhân, tiến triển, tiên lượng
hoặc mối liên hệ của sảng với bệnh lý thực thể. Mặc dù chưa thể xác định được
chính xác nhưng có môt sự đồng thuận lớn của các nhà khoa học về khái niệm


10

sảng trong 2 hệ thống chẩn đoán là DSM (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê
tâm thần Rối loạn) của hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và ICD (Phân loại quốc tế về
bệnh tật) [9].

2.2. Dịch tễ học sảng
1.2.1. Tuổi
Sảng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên tỉ lệ sảng tăng dần theo tuổi
và gặp nhiều nhất ở những người lớn tuổi. Năm 1981, Marshal Folstein và
cộng sự tiến hành một khảo sát Sức khỏe Tâm thần trên 3841 hộ gia đình tại
phía đông Baltimore. Kết quả cho thấy tỉ lệ sảng từ 18 tuổi trở lên khoảng
0,4%, tỉ lệ sảng từ 55 tuổi trở lên khoảng 1,08% và tỉ lệ sảng ở những người
từ 85 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 13,6%, tuổi trung bình của
nghiên cứu xấp xỉ 70,5 tuổi [11, 12]. Nghiên cứu của Melissa Andrew trong
năm 1991 trên 10000 người ở Canada cho biết mọi độ tuổi có thể mắc sảng
với tỉ lệ <0,5 % và độ tuổi thường gặp sảng từ 70 tuổi trở lên với tỉ lệ khoảng
0,95%, tuổi trung bình của của nghiên cứu xấp xỉ 86.8 tuổi [13]. Nghiên cứu
khảo sát dịch tễ của Vilalta Franch ở 8 khu vực thuộc lãnh thổ Girona từ năm
1995 trên 1400 người cho kết quả tuổi mắc sảng từ 70 tuổi trở lên với tỉ lệ
0,96% và tuổi trung bình của nghiên cứu khoảng 78.6 tuổi [14].
1.2.2. Giới
Sảng có thể gặp ở hai giới nhưng tỉ lệ gặp khác nhau. Một số nghiên cứu
cho thấy sảng thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới. Một số nghiên cứu khác thì
lại cho thấy sảng thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới. Nghiên cứu khảo sát Sức
khỏe Tâm thần ở phía đông Baltimore cho thấy tỉ lệ sảng gặp ở nam giới chiếm tới
66.7% trong khi tỉ lệ sảng gặp ở nữ giới chỉ 33,3% [11]. Tỉ lệ sảng gặp ở nữ giới
trong nghiên cứu ở Canada có cao hơn chút (47,6) nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ sảng
gặp ở nam giới [13]. Nghiên cứu ở 8 khu vực của Girona thì cho thấy tỉ lệ sảng
gặp ở nữ giới cao hơn tỉ lệ sảng gặp ở nam giới, 57,1% với 42,9% [14].


11

1.2.3. Môi trường bệnh viện
Các nghiên cứu về tỷ lệ sảng đã được tiến hành trên nhiều cộng đồng,

bệnh viện và trung tâm chăm sóc y tế nhưng có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ
sảng ở các đơn vị khác nhau.
Tỷ lệ mắc sảng trong cộng đồng chỉ từ 1-2% nhưng trong số những
bệnh nhân nằm viện nói chung con số này tăng từ 14 % đến 24%. Theo ghi
nhận của Ủy ban thống kê Hoa Kỳ ít nhất 20% trong số 12,5 triệu bệnh nhân
trên 65 tuổi nhập viện mỗi năm ở Mỹ có tình trạng sảng [1]. Hầu hết các
nghiên cứu đã nhận định tình trạng sảng chủ yếu xuất hiện trong môi trường
bệnh viện và chủ yếu gặp ở những người bệnh lớn tuổi (> 65 tuổi), tỷ lệ gặp
rất ít trong dân số nói chung [12]
Ngoài ra tỷ lệ sảng phát sinh trong thời gian nằm viện dao động từ 6% đến
56%, và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các nhóm bệnh nhân đặc biệt như
nhóm sau phẫu thuật, chăm sóc tích cực và chăm sóc giảm nhẹ [1]. Tình trạng
sảng có thể xảy ra ở 15 -53% ở những bệnh nhân trên 65 tuổi sau phẫu thuật.
Nghiên cứu của Giuseppe Bellelli (2006) nhận thấy trong 1586 người
nhập viện thì có tới 15,6% trường hợp nhập viện vì sảng [15]. Tamara Fong
(2009) cho biết tỉ lệ người bệnh nhập viện vì sảng từ 14 % đến 24% và tỉ lệ
sảng xuất hiện trong thời kỳ nằm viện từ 6% đến 56% [1]. Sharon Inouye
(2014) cũng đồng quan điểm với Tamara Fong khi nhận thấy người bệnh nhập
viên vì sảng vào khoảng 18 – 35% [16]. Theo ghi nhận của Ủy ban thống kê
Hoa Kỳ ít nhất 20% trong số 12,5 triệu bệnh nhân trên 65 tuổi nhập viện mỗi
năm ở Mỹ có tình trạng sảng [1].
Tại khoa cấp cứu, sảng xảy ra thường xuyên ở những người cao tuổi.
Nghiên cứu của Fredric M. Hustey và cộng sự (2003) tại khoa cấp cứu trong
17 tháng trên 327 người cao tuổi nhận thấy 4 – 11% có sảng [17]. Ritsuko
Kakuma (2003) nghiên cứu tại khoa cấp cứu của 2 bệnh viện ở Montreal cho


12

biết tỉ lệ sảng khoảng 11,8% [18]. Theo Sharon Inouye (2014), sảng xuất hiện

ở 8 -17% trong tổng số những người cao tuổi được đưa đến khám và điều trị
tại khoa cấp cứu [16]. Theo hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần – DSM, tỉ lệ xuất hiện sảng ước tính khoảng 10% - 30% ở những người
cao tuổi đến khoa cấp cứu.
Tại khoa hồi sức tích cực, sảng xuất hiện cao và đặc biệt với những
người cao tuổi. Nghiên cứu của Margaret Pisani và cộng sự (2003) trên 165
người nhập vào khoa hồi sức tích cực trong vòng 48 giờ cho biết tỉ lệ sảng
xuất hiện nhiều ở những người trên 65 tuổi và dao động từ 50 – 80% [19].
Theo Colin Harrington thì hơn 80% người bệnh thở máy tại khoa hồi sức tích
cực có tình trạng sảng [20]. Nghiên cứu của Timothy Girard và cộng sự
(2010) nhận thấy, trong tổng số 126 người bệnh thở máy tại khoa hồi sức tích
cực thì có tới 84% người bệnh có biểu hiện sảng [21]. Tamara Fong cho tỉ lệ
sảng ở khoa hồi sức cấp cứu cao hơn với 70 – 87% [1].
Ngoài ra, theo Giuseppe Bellelli thống kê trên 1867 người cao tuổi ở
108 khoa và 12 trung tâm phục hồi chức năng ở các bệnh viện ở Ý thấy có
22,9% bệnh nhân bị sảng. Trong đó tỷ lệ cao nhất ở khoa Thần kinh (28,5%),
tiếp đó đến Lão khoa chiếm tới 24,7%, khoa Nội khoảng 21,4% và thấp nhất
ở khoa Phục hồi chức năng (14%) [22]. Tỷ lệ sảng sau phẫu thuật dao động
từ 13% đến hơn 50%. Trong một phân tích tổng hợp gần đây từ 37 nghiên cứu
ở bệnh nhân trên 60 tuổi trải qua phẫu thuật cho thấy tỷ lệ mắc sảng sau phẫu
thuật là gần 19% [23, 24].
Tóm lại, các nghiên cứu dịch tễ sảng được tiến hành trên nhiều cộng
đồng, bệnh viện, trung tâm chăm sóc y tế khác nhau, sử dụng các tiêu chuẩn
chẩn đoán khác nhau và các công cụ hỗ trợ chẩn đoán khác nhau nên sẽ đưa
đến nhiều tỷ lệ khác nhau. Nhìn chung là tỉ lệ sảng gặp trong môi trường bệnh
viện cao.


13


Nguyên nhân của sảng rất đa dạng và do đa yếu tố tác động, là sự phản
ánh bất thường quá trình sinh lý bệnh của bệnh nội khoa cấp tính, biến chứng
ngoại khoa hoặc do tác dụng của thuốc. Trên thực tế tỷ lệ sảng rất cao nhưng
thời gian tồn tại triệu chứng có thể nhanh chóng nên thường bị bỏ qua và
không được chẩn đoán. Một nghiên cứu gần đây ước tính tỷ lệ sảng không
được phát hiện cao tới 60%. Sảng có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng
nhưng thường có thể phòng ngừa được nên việc tăng khả năng dự phòng,
chẩn đoán sảng là rất có ý nghĩa.
Về lâu dài, bệnh nhân sảng biểu hiện sự suy giảm nhận thức và chức
năng, tăng tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ [25]. Theo Witlox J bệnh nhân cao tuổi mắc
sảng tăng tỷ lệ tử vong lên đến 95% so với các nhóm bệnh nhân được kiểm
soát không có tình trạng sảng, ngay cả sau khi điều chỉnh các biến gây nhiễu
[26]. Sảng cũng liên quan đến tăng gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe, với
chi phí ước tính từ 16.303 đến 64.421 đô la mỗi bệnh nhân và gánh nặng quốc
gia hàng năm là 143-152 tỷ đô la mỗi năm tại Hoa Kỳ [23]. Các chi phí này
chủ yếu liên quan đến việc thời gian nằm viện kéo dài, chi phí cao hơn trong
quá trình nhập viện (ví dụ, thời gian ở ICU) và nhu cầu vào viện dưỡng lão
hoặc nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe tại nhà cao hơn.
1.3. Đặc điểm lâm sàng sảng
Xác định chính xác sảng rất quan trọng qua đó giúp chẩn đoán đúng và
điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, xác định chính xác sảng là một công việc rất
khó. Một phân tích dữ liệu thu thập được từ hơn 450 người bệnh trên 65 tuổi
điều trị gãy cổ xương đùi cho thấy cả bác sĩ và y tá tham gia chăm sóc đều
không nhận ra người bệnh có sảng. Các bác sĩ ít khi sử dụng công cụ để chẩn
đoán sảng. Theo Dennis Popeo (2011), hiện nay có hai công cụ có độ tin cậy
cao được sử dụng để chẩn đoán sảng là “hệ thống chẩn đoán và thống kê các
rối loạn tâm thần” (DSM) của hiệp hội Tâm thần học Mỹ và “phân loại quốc
tế về bệnh tật” (ICD).



14

1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM 5
A. Rối loạn chú ý (tức là giảm khả năng điều khiển, tập trung, duy trì
và di chuyển sự chú ý) và rối loạn nhận thức (giảm khả năng định hướng với
môi trường)
B. Rối loạn tiến triển trong một khoảng thời gian ngắn (thường là vài
giờ đến vài ngày), biểu hiện sự thay đổi trong chú ý và nhận thức và có thể
tiến triển nặng lên trong ngày.
C. Có thêm sự rối loạn nhận thức (ví dụ: suy giảm trí nhớ, mất định
hướng, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác hoặc tri giác)
D. Các rối loạn trong tiêu chí A và C không phải là rối loạn thần kinh
đã tồn tại, được hình thành hoặc tiến triển từ trước và các rối loạn này không
xảy ra trên nền bệnh cảnh các kích thích giảm nghiêm trọng như hôn mê.
E. Có các bằng chứng từ hỏi tiền sử, khám lâm sàng hoặc phát hiện dựa
trên các xét nghiệm cận lâm sàng rằng rối loạn trên là hậu quả trực tiếp của
việc nhiễm độc hoặc do cai (ví dụ lạm dụng thuốc hoặc do thuốc) hoặc tiếp
xúc với độc tố, hoặc do nguyên nhân bệnh sinh khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD – 10
A. Có ý thức u ám, có nghĩa là giảm độ tỉnh táo của sự nhận biết về môi
trường xung quanh, giảm khả năng tập trung, duy trì hoặc thay đổi chú ý
B. Rối loạn nhận thức được biểu hiện bằng cả hai triệu chứng sau:
(1). Tổn thương trí nhớ tức thì và trí nhớ gần, với trí nhớ xa không bị
ảnh hưởng.
(2). Rối loạn định hướng về thời gian, không gian hoặc người xung quanh.
C. Ít nhất một trong các rối loạn tâm thần vận động sau xuất hiện:
(1). Sự dao động nhanh và không thể đoán trước từ giảm hoạt động
sang tăng hoạt động



15

(2). Tăng thời gian phản ứng
(3). Tăng hoặc giảm dòng ngôn ngữ
(4). Tăng phản ứng giật mình
D. Có rối loạn giấc ngủ hoặc chu kỳ thức – ngủ, biểu hiện bằng ít nhất
một trong các triệu chứng sau:
(1). Mất ngủ, trong những trường hợp trầm trọng có thể mất ngủ
hoàn toàn, kèm theo sự ngủ gật ban ngày hoặc không, hoặc đảo
ngược chu kỳ thức - ngủ
(2). Sự nặng lên của triệu chứng vào ban đêm.
(3). Các giấc mơ hỗn độn và có ác mộng, có thể tiếp diễn dưới dạng
ảo giác hoặc ảo tưởng sau khi thức dậy.
E. Các triệu chứng có khởi phát nhanh và biểu hiện dao động trong ngày
F. Có bằng chứng khách quan từ bệnh sử, khám cơ thể và thần kinh
hoặc xét nghiệm, của một bệnh não hoặc bệnh hệ thống tiềm ẩn (không phải
bệnh liên quan đến chất tác động tâm thần) có thể được thừa nhận là nguyên
nhân của các biểu hiện lâm sàng trong các tiêu chuẩn từ A đến D.
Các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu hoặc lo sợ, khó chịu bứt rứt,
khoái cảm, vô cảm hoặc cực kỳ bối rối, rối loạn tri giác (ảo tưởng, ảo giác,
thường là thị giác) và các hoang tưởng nhất thời là điển hình nhưng không
đặc hiệu đối với chẩn đoán này.
Trong trường hợp liên quan đến rượu mà có biểu hiện sảng và có run sẽ
chẩn đoán sảng run. Sảng run thường khởi đầu sau khi cai rượu hoặc xuất
hiện trong một giai đoạn uống nhiều rượu. Các dấu hiệu tiền triệu điển hình
bao gồm mất ngủ, run và sợ hãi. Cũng có thể co giật do cai xuất hiện trước
khi khởi phát. Tam chứng kinh điển bao gồm ý thức mù mờ và lú lẫn, các ảo
tưởng và ảo giác sinh động ở bất kỳ giác quan nào và triệu chứng run nặng.
Cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ

và hoạt động thần kinh tự trị tăng mạnh [27].


16

Hiện nay, “hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần” của
hiệp hội Tâm thần học Mỹ (DSM) và “phân loại quốc tế về bệnh tật” (ICD)
được sử dụng rộng rãi trên thế giới để làm tiêu chuẩn cho chẩn đoán sảng. Hai
tiêu chuẩn chẩn đoán sảng này có độ tin cậy cao. Ở Việt Nam, từ năm 1992,
Bộ Y tế cho phép sử dụng “Bảng phân loại thống kê về bệnh tật và các vấn đề
sức khỏe có liên quan” phiên bản thứ 10 (gọi tắt là ICD - 10) nhằm hướng dẫn
và chỉ đạo chẩn đoán các vấn đề về bệnh tật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán trong ICD -10 dành cho nghiên cứu để
chẩn đoán các trường hợp có sảng.
1.3.2. Đặc điểm các triệu chứng sảng:
Các triệu chứng sảng phong phú, đa dạng và xuất hiện không theo qui luật.
1.3.2.1. Đặc điểm các triệu chứng ý thức và nhận thức
Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần như cảm giác
tri giác, tư duy, phản ứng cảm xúc, trí nhớ. Ý thức có đặc tính phản ánh ở mức
cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Trong lâm sàng
nhất là lâm sàng tâm thần học, ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Chủ yếu
ở đây là nghiên cứu mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, nghiên cứu mức
độ nhận thức của bệnh nhân về bản thân mình và mối liên hệ giữa bản thân
mình với môi trường xung quanh. Trong tâm thần học, đánh giá ý thức thường
chú trọng vào việc kiểm tra năng lực định hướng của bệnh nhân. Định hướng
không gian: Biết mình đang ở đâu, bệnh viện cách nhà bao nhiêu kilomet.
Định hướng thời gian: Biết ngày, tháng hiện tại, biết tính thời gian nằm viện
của mình. Định hướng bản thân: nắm được lý lịch về mình, biết trạng thái
bệnh tật của mình. Định hướng về những người xung quanh: hiểu được nhiệm
vụ của những người trong bệnh phòng: y tá, hộ lý, bệnh nhân. Trong sảng,

định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng. Định hướng về không
gian và thời gian cũng bị lệch lạc. Tuy nhiên, định hướng về bản thân còn duy
trì.


17

Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở
thực tiễn. Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong tiêu chuẩn
chẩn đoán của ICD - 10, rối loạn nhận thức trong sảng được biểu hiện bằng
rối loạn trí nhớ và rối loạn định hướng.
Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo
tồn và cho hiện tại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý
niệm và ý tưởng. Quá trình ghi nhận là quá trình hưng phấn ở những hệ thống
cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại. Càng chú ý
và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc
chắn, rõ ràng bấy nhiêu. Quá trình bảo tồn là quá trình hình thành những
đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào
vỏ não. Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng
bền vững. Quá trình nhớ lại quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời
đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não. Nhớ lại
tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt. Thường nhớ lại xuất hiện dưới 2 hình thức.
Nhận lại là thông qua các giác quan nhận được những đối tượng kích thích
trước kia (vd: nhận lại bạn cũ xa nhau đã nhiều năm). Hiện lại là kinh nghiệm
và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia, vẫn
có thể hiện ra trong đầu óc dưới dạng biểu tượng hay ý niệm (hiện tại khuôn
mặt của bà mẹ đã mất). Trí nhớ tức thì khả năng ghi nhớ và tái hiện lại được
các sự vật, hiện tượng trong thời gian 30 giây như nhớ số điện thoại, nhớ

khuôn mặt vừa gặp. Trí nhớ gần là khả năng ghi nhớ và tái hiện lại được các
sự vật, hiện tượng trong vài giờ hoặc vài ngày. Trí nhớ xa là khả năng ghi nhớ
và tái hiện lại được các sự vật, hiện tượng từ nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều
năm [28]. Trong sảng, trí nhớ tức thì và trí nhớ gần rối loạn. Tuy nhiên, trí


18

nhớ xa vẫn còn tốt. Sau sảng, về cảnh sảng và cảnh thực, bệnh nhân nhớ rời
rạc, từng mảng, không đều [27].
Chú ý là năng lực tập trung các quá trình vào một hay một số đối tượng
hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được phản ánh rõ
nét nhất và toàn vẹn nhất trong ý thức. Đây là quá trình hưng phấn ở những hệ
thống cấu trúc cơ động của bộ não tương ứng với kích thích bên ngoài hoặc
bên trong cơ thể và đồng thời xuất hiện quá trình ức chế những vùng không
cần thiết cho sự chú ý. Chú ý là một thành phần rất quan trọng trong hoạt
động có ý chí. Chú ý được chia làm 2 loại. Chú ý bị động (chú ý tự nhiên,
không theo ý muốn), ví dụ: đang làm bài tập nhưng có thể lắng nghe người
khác nói chuyện. Chú ý chủ động (chú ý có mục đích, đòi hỏi sự cố gắng), ví
dụ: làm bài tập toán. Các thuộc tính của chú ý là sự tập trung, tính ổn định
(chú ý duy trì, kéo dài trong một thời gian khá lâu), sức phân phối (cùng một
lúc chú ý đến nhiều đối tượng), năng lực di chuyển (từ việc này chuyển sang
việc khác). Chất lượng sự chú ý phụ thuộc vào sự thông hiểu ý nghĩa, mục
đích làm việc, vào sự chú ý của vấn đề, vào ý chí mạnh hay yếu, vào sự rèn
luyện của cá nhân, vào hoàn cảnh làm việc có thuận lợi hay không, vào trạng
thái tâm thần và cơ thể. Trong sảng, khả năng tập trung, duy trì hoặc thay đổi
chú ý đều bị giảm [27].
1.3.2.2. Đặc điểm các triệu chứng tâm thần vận động
Rối loạn tâm thần vận động là một rối loạn hoạt động có ý chí. Hoạt
động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới khách quan.

Hoạt động có ý chí là một quá trình hoạt động tâm thần có mục đích, phương
hướng rõ ràng. Trong sảng, các hoạt động thường dao động nhanh, không thể
đoán trước từ giảm hoạt động sang tăng hoạt động và thường xuất hiện hội
chứng căng trương lực. Hội chứng căng trương lực gồm có hai trạng thái: kích
động và bất động. Hai trạng thái này thường xuất hiện kế tiếp nhau, thay đổi


19

cho nhau. Hội chứng kích động căng trương lực có những đặc điểm như xuất
hiện đột ngột, từng đợt xen kẽ với trạng thái bất động và chủ yếu là những
động tác dị thường, vô ý nghĩa, không mục đích, thường có tính chất định
hình, đơn điệu (rung đùi, lắc người nhịp nhàng, động tác định hình, trợn mắt
trừng trừng, đập tay vào tai, vỗ tay, nhại lại cử chỉ, nhại lại nét mặt). Trạng
thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, thường có nhưng trang thái
sau đây kế tiếp nhau: lúc đầu kích động tính chất bàng hoàng, kịch tính rồi
chuyển sang kích động si dại, lố bịch rồi đến kích động kiểu sung động, cuối
cùng là kích động im lặng. Bất động căng trương lực thường bắt đầu bằng
trạng thái bản bất động như ngày càng ít nói, luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn.
Rồi đến hiện tượng giữ nguyên dáng như đặt tay chân, đầu ở tư thế nào thì giữ
nguyên tư thế ấy trong một thời gian tương đối dài. Rồi đến bất động hoàn
toàn. Dấu hiệu bất động hoàn toàn thường bắt đầu bằng triệu chứng gối không
khí (nâng đầu bệnh nhân lên khỏi giường, bệnh nhân giữ tư thế ấy như gối
không khí). Tất cả các cơ đều căng thẳng, nằm im như khúc gỗ. Trong trạng
thái bất động có thể có động tác định hình: nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt
như trong kích động căng trương lực. Ngoài ra, các triệu chứng tâm thần vận
động còn có đặc điểm tăng thời gian phản ứng và tăng phản ứng giật mình.
Ngôn ngữ là hình thức của tư duy. Trong sảng, dòng ngôn ngữ có thể tăng
hoặc có thể giảm. Tác phong của bệnh nhân trong sảng phần lớn bị ảo tưởng,
ảo giác chi phối nên thường mang tính kích động nguy hiểm (tự vệ hay tấn

công). Tác phong phản ứng tương xứng với nội dung ảo giác [27].
1.3.2.3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ hoặc chu kỳ thức ngủ
Ngủ là một hoạt động bình thường có chu kỳ trong đó cảm giác và vận
động tạm thời dừng lại một cách tương đối, gần như hầu hết các cơ bắp và cơ
thể bất động. Giai đoạn khởi đầu của giấc ngủ là thời gian đi vào giấc ngủ
được biết đến như ngưỡng ngủ xuất hiện trong vài giây. Giai đoạn này được


20

đặc trưng bởi nhịp alpha đều đặn và ổn định. Dần dần sau đó, độ căng cơ
giảm, các chức năng giảm. Sau đó là giai đoạn NREM (Non Rapid Eye
Movement) gồm 4 giai đoạn, giai đoạn sau sâu hơn giai đoạn trước. Hầu hết
những chức năng sinh lý đáng kể đều thấp hơn so với lúc thức. Giai đoạn 1, từ
khi kéo dài cho đến khi kết thúc kéo dài khoảng10 phút. Nhịp thở trở nên
chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, dòng máu đến não
giảm. Sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một chút. Giai đoạn
này dễ bị tỉnh và có thể không ngủ lại được. Giai đoạn 2, kéo dài khoảng 20
phút. Giai đoạn này có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi
nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn
mở. Các chức năng cơ thể giảm xuống. Sóng điện não có biên độ lớn hơn, và
thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh. Lúc này vẫn có thể bị tỉnh
giấc bởi các âm thanh. Giai đoạn 3 rất khó tỉnh, phải có âm thanh to hoặc lay
thì mới tỉnh. Sóng điện não chậm khoảng 1 nhịp trên 1 giây, biên độ lớn (sóng
delta). Giai đoạn này bắt đầu ngủ sâu, xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi
lơ mơ ngủ. Giai đoạn 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất. Sóng não đồ là sóng delta,
biên độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn. Tại thời điểm này có quá trình quên
lãng. Nếu có miên hành hoặc tiểu dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Giai
đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất của giấc ngủ. Sau khi pha ngủ sâu kết
thúc sẽ quay lại giai đoạn 2 và rồi đi vào trạng thái REM (Rapid eye

movement). Trong giai đoạn này cằm thả lỏng nhưng mặt cũng như các ngón
tay, ngón chân lại xoắn vặn. Nam giới có thể cương cứng dương vật, nữ giới
có thể bị cương tụ máu âm vật. Tuy nhiên, các cơ lớn hoàn toàn bị liệt, và
dường như không thể cử động được thân mình, chân và tay. Sóng điện não
nhỏ và không đều đặn với hàng loạt các hoạt động của mắt. Trong nhiều
trường hợp sóng não đồ giống như lúc thức. Các hoạt động cơ thể tăng lên
một cách đáng kể: huyết áp dao động nhưng có thể tăng đáng kể, mạch tăng


21

không đều, và người ngủ phải đối mặt với những vấn đề về tim mạch và có
nguy cơ cao của cơn đau thắt ngực. Thở không đều và tăng mức tiêu thụ oxy.
Trong 1 đêm luôn có sự luân phiên 4 – 6 lần giữa giấc ngủ REM và NREM.
Mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 phút và dao động trong khoảng 70 –
110 phút. Ở người trưởng thành sự phân bố các giai đoạn giấc ngủ như sau:
NREM (75%) với 5% giai đoạn 1, 45% giai đoạn 2, 12% giai đoạn 3, 13%
giai đoạn 4 và REM (25%) [29]. Trong sảng, thường có biểu hiện mất ngủ.
Những trường hợp nặng có thể mất ngủ hoàn toàn. Một số trường hợp có thể
ngủ gật ban ngày hoặc không, một số trường hợp khác có thể đảo ngược chu
kỳ thức ngủ. Các triệu chứng thường nặng lên vào ban đêm [27].
1.3.2.4. Đặc điểm các triệu chứng khác
Các triệu chứng khác bao các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu
hoặc lo sợ, khó chịu bứt rứt, khoái cảm, vô cảm hoặc cực kỳ bối rối, rối loạn
tri giác (ảo tưởng, ảo giác) và rối loạn tư duy (hoang tưởng).
Cảm xúc biểu hiện thái độ con ngưòi đối với thực tế chung quanh và
đối với bản thân. Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm
thần khác như: tri giác, tư duy, nhận thức…Trầm cảm, lo âu hoặc lo sợ, khó
chịu bứt rứt, khoái cảm, vô cảm hoặc cực kỳ bối rối là những rối loạn cảm
xúc. Trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc giảm tức là khí sắc buồn rầu ủ rủ. Biểu

hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần bao gồm 3 thành phần chủ yếu. Cảm
xúc ức chế biểu hiện bằng khí sắc hạ thấp, buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú cũ,
nhìn xung quanh thấy ảm đạm, bi quan về tiền đồ. Tư duy ức chế biểu hiện
bằng suy nghĩ chậm chạp, quá trình liên tưởng khó khăn, ý tưởng nghèo nàn,
tự cho mình là hèn kém, mất tin tưởng vào bản thân. Hoạt động bị ức chế biểu
hiện bằng ít hoạt động, ít nói ăn uống kém, thường nằm hay ngồi lâu trong
một tư thế, trầm ngâm suy nghĩ. Trường hợp nặng có thể có hiện tượng bất
động. Khoái cảm là hiện tượng khí sắc tăng không thích ứng với hoàn cảnh,


22

xuất hiện hoạt động nhiều, liên tưởng nhanh. Vô cảm là hoàn toàn mất mọi
phản ứng cảm xúc đối với mọi kích thích. Trong sảng, các triệu chứng về cảm
xúc thường có đặc điểm là không ổn định [27].
Tri giác là một quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ,
thống nhất các sự vật, hiện tượng ấy. Tri giác được hình thành từ cảm giác.
Cảm giác chỉ phản ánh từng đặc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, thông
qua từng phân tích giác quan thần kinh và do các kích thích của môi trường
bên ngoài cũng như bên trong cơ thể sinh ra như cảm giác ngọt, cảm giác hình
tròn, cảm giác màu vàng, cảm giác đói, cảm giác đau, mệt. Ảo tưởng là tri
giác sai lệch về toàn bộ hay hoàn toàn một sự vật hay một hiện tượng có thật
bên ngoài, ví dụ: nhìn dây thừng tưởng là con rắn, nhìn áo dài treo trên tường
tưởng là người đang hoạt động, nghe tiếng ô tô tưởng máy bay. Ảo tưởng
thường chia theo các giác quan như ảo tưởng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo
tưởng vị giác, ảo tưởng khứu giác, ảo tưởng xúc giác. Ảo ảnh kỳ lạ là những
ảo tưởng rất phong phú, rất sinh động và kỳ lạ, xuất hiện ngoài ý chí bệnh
nhân, không phụ thuộc và biến đổi cảm xúc, dồn dập đến và thay thế dần sự
vật có thực bên ngoài. Ảo giác là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật,

một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan. Ảo giác thường chia
theo các giác quan như ảo giác thị giác, ảo giác thính giác, ảo giác vị giác, ảo
giác khứu giác, ảo giác xúc giác. Trong sảng có thể có rất nhiều rối loạn tri
giác ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác. Thường là những ảo giác sinh động,
rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê sợ. Ảo ảnh kì lạ nếu xuất hiện thì thường
xuất hiện trong giai đoạn đầu của trạng thái sảng.
Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm, không phù hợp với
thực tế do bệnh tâm thần sinh ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác
không thể giải thích đả thông được. Phần lớn các tác giả chia hoang tưởng


23

làm hai lọai theo phương thức kết câu. Hoang tưởng suy đoán là hoang tưởng
xây dựng thuần túy theo logic lệch lạc của bệnh nhân, biểu hiện một sự rối
loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật và hiện tượng.
Đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy
chưa trưởng thành của bệnh nhân. Hoang tưởng cảm thụ là hoang tưởng xuất
hiện sau các rối loạn của tri giác hay của cảm xúc hay của ý thức. Không có
logic lệch lạc mà chỉ có ý tưởng rời rạc không kể tục, cảm xúc căng thẳng,
bàng hoàng, ngơ ngác. Trong sảng nếu xuất hiện hoang tưởng thi thường là
hoang tưởng cảm thụ và thường là hoang tưởng nhận nhầm, ví dụ bố mẹ đến
thăm bệnh nhân không thừa nhận, cho rằng đó là những người lạ, giả dạng bố
mẹ mình [27].
1.4. Sinh lý bệnh của sảng
Nhiều yếu tố có tính dự đoán và các yếu tố nguy cơ cao của sảng đã
được đưa ra nhưng các tác giả đều đồng thuận cho rằng không có một nguyên
nhân cụ thể tác động mà sảng là kết quả phổ biến của suy giảm tổng quát hoạt
động của não. Engel và Romano đã đề xuất khái niệm sảng như là một hội
chứng của suy giảm hoạt động não bộ do giảm chuyển hóa não. Những giả

thiết đề xuất về sinh bệnh học của sảng dựa trên các nguyên nhân gây ra sảng,
bao gồm: (1) sự tác động trực tiếp đến não và hàng rào máu não (như hạ
đường huyết, tác dụng của thuốc, thiếu máu cục bộ do đột quỵ hoặc nhiễm
trùng máu nặng); (2) phản ứng của não chống lại stress một cách không thích
hợp [30].
1.4.1. Sự tác động trực tiếp đến não và hàng rào máu não
Sự tác động trực tiếp đến não bao gồm các quá trình cấp tính làm tổn
thương chức năng não bằng cách gây thiếu hụt năng lượng, bất thường về trao
đổi chất, chấn thương, xuất huyết hoặc thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh
bằng thuốc (ví dụ trong bảng 1) [31].


24

Bảng 1.1: Một số nguyên nhân gây tổn thương não trực tiếp
Quá trình

Ví dụ
- Thiếu oxy toàn thân
Thiếu năng lượng
- Hạ đường huyết
cho não bộ
- Hạ huyết áp
- Huyết khối/nhồi máu não
- Tăng/Hạ Na máu
- Tăng kali máu
Rối loạn chuyển hóa
- Tăng calci máu
- Tăng đường huyết
- Tổn thương sợi trục thần kinh

Chấn thương thần
- Xuất huyết não
kinh trung ương
- Chấn thương xuyên thấu
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương nguyên
Nhiễm trùng
phát
- Nhiễm trùng sau chấn thương sọ não
- Di căn não
Khối u, ung thư
- U hệ thần kinh trung ương nguyên phát
- Kháng cholinergic
- Chất chủ vận dopamine
Độc tính của thuốc
- GABA
- Opioids
Thiếu oxy máu và hạ đường huyết toàn thân gây rối loạn chức năng não
cấp tính ở nhiều vùng, dẫn đến giảm khả năng chú ý và các triệu chứng khác
của sảng. Việc một vùng não bị thiếu hụt năng lượng, đặc biệt là các vùng ảnh
hưởng đến sự chú ý như nhân đuôi, thùy trán cũng sẽ gây sảng [32].
Sock nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân lâm sàng phổ biến gây hội
chứng sảng. Nghiên cứu đã chứng minh có sự tổn thương thứ phát chất trắng
trên diện rộng do giảm tưới máu não hoặc do tăng tính thấm hàng rào máu
não sau giai đoạn sock nhiễm khuẩn [33]. Các tác giả đã nhận thấy có mối
liên quan chặt chẽ giữa tình trạng viêm và hoạt động của hệ cholinergic với
sảng. Có những báo cáo về việc thay đổi nhận thức nhẹ trong nhiễm trùng
đường hô hấp trên [34], tiêm chủng và nhiễm độc tế bào ở người [35]. Những
nghiên cứu này ghi nhận những khó khăn trong tập trung chú ý, phản hồi



25

chậm, gợi nhớ kém. Những thiếu hụt nhận thức n hẹ này có thể gây sảng ở
người cao tuổi, và bệnh nhân sa sút trí tuệ.
1.4.2. Phản ứng của não trước các stress một cách không thích hợp


Phản ứng viêm và sảng
Trong quá trình bị nhiễm trùng hoặc bị các kích thích miễn dịch khác

động vật sẽ xuất hiện một loạt các thay đổi hành vi và chuyển hóa để thích
nghi và được gọi là “hành vi bệnh tật”. Các đặc điểm của hành vi bệnh tật bao
gồm khó chịu, suy giảm nhận thức, giảm mức vận động và các hoạt động xã
hội, buồn ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, trầm cảm hoặc có thể có phản ứng sốt
trong một số trường hợp [31, 36]. Những đặc điểm này được phát hiện dựa
trên các nghiên cứu ở các loài động vật gặm nhấm tuy nhiên những hành vi
này có sự tương đồng, quen thuộc với con người khi có nhiễm trùng, phẫu
thuật hoặc chấn thương.
Những thay đổi hành vi được xác định do sự phối hợp giữa các chất
dẫn truyền thần kinh và các chất trung gian gây viêm như cytokine và
prostaglandin. Cơ chế có thể là: (a) tương tác trực tiếp với các tế bào thần
kinh trong các cơ quan ngoại biên mà không cần vượt qua hàng rào máu não
(b) kích hoạt các tế bào nội mô mạch máu não gây giãn mạch, tăng tính thấm
vào nhu mô não hoặc (c) kích hoạt các tế bào của dây thần kinh phế vị do đó
kích thích trung tâm não bộ bằng con đường thần kinh [31]. Mức độ kích hoạt
tế bào nội mô mạch máu não sau của con người có tương quan với mức độ
viêm hệ thống. Ngoài ra hàng rào máu não thay đổi cấu trúc và chức năng đối
với lão hóa, đái tháo đường, Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch máu [37].
Điều này làm tăng sức mạnh tác động của các tín hiệu viêm và dễ dàng khởi
phát hội chứng sảng ở người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi mắc đa bệnh

lý. Tình trạng viêm xảy ra bệnh nhân mắc các bệnh thoái hóa thần kinh thì
phản ứng của hệ thần kinh trung ương càng nghiêm trọng hơn. Một số tác giả


×