Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS ở BỆNH NHÂN mắc hội CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU đạo,âm đạo đến KHÁM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.61 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGA

TÌNH HÌNH NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
Ở BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH
NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 - 2018

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGA

TÌNH HÌNH NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
Ở BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH
NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Hưng

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tiến hành đề tài nghiên cứu này, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các anh
chị, gia đình và bạn bè để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Với tất cả tình cảm chân thành của mình, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em học tập và hoàn thành khóa luận trong
suốt thời gian qua.
TS. LÊ VĂN HƯNG, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y học Trường Đại học
Y Hà Nội. Người thầy luôn dành cho sinh viên những tình cảm ưu ái nhất,
người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương cùng tập thể cán bộ nhân
viên của Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung Ương đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cha mẹ, các anh chị trong gia
đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ em, giúp em có điều kiện
học tập và hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng em, các số liệu khóa luận
được lấy trung thực, chính xác và kết quả chưa được công bố bởi bất kỳ tác
giả nào.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm2018
Sinh viên

Trần Thị Nga


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADN

Acid deoxyribonucleic

ARN

Acid ribonucleic

BLTQDTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục


C. trachomatis

Chlamydia trachomatis

CDC

Centers for Diseasae Control and Prevention

DFA

Direct Fluorescent Antibody

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

HCTDNDAD

Hội chứng tiết dịch niệu đạo âm đạo

PCR

Polymerase Chain Reaction

STD

Sexually transmitted diease

WHO


World Health Organization


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Bệnh Chlamydia......................................................................................3
1.1.1. Lịch sử phát hiện...............................................................................3
1.1.2. Tình hình nhiễm C. trachomatis.......................................................3
1.2. Vi khuẩn Chlamydia................................................................................4
1.2.1. Đặc điểm sinh học.............................................................................4
1.2.2. Khả năng gây bệnh...........................................................................7
1.3. Chẩn đoán nhiễm C. trachomatis..........................................................10
1.3.1. Chẩn đoán trực tiếp.........................................................................10
1.3.2. Chẩn đoán gián tiếp.........................................................................12
1.4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị.......................................................12
1.4.1. Nguyên tắc phòng bệnh...................................................................12
1.4.2. Nguyên tắc điều trị..........................................................................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................13
2.1.1. Bệnh nhân.......................................................................................13
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................13
2.1.3. Vi khuẩn nghiên cứu.......................................................................13
2.2. Vật liệu..................................................................................................13
2.2.1. Trang thiết bị...................................................................................13
2.2.2. Dụng cụ...........................................................................................14
2.2.3. Hóa chất và sinh phẩm....................................................................14

2.3. Phương pháp.........................................................................................15


2.3.1. Cỡ mẫu............................................................................................15
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................15
2.3.3. Các bước thực hiện.........................................................................16
2.4. Y đức trong nghiên cứu.........................................................................18
2.5. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................19
2.6. Thời gian nghiên cứu............................................................................19
2.7. Xử lý số liệu..........................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................20
3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở bệnh nhân mắc hội chứng tiết
dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ
1/2018-3/2018.......................................................................................20
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................21
3.2.1. Địa dư..............................................................................................21
3.2.2. Giới tính..........................................................................................23
3.2.3. Theo nhóm tuổi...............................................................................25
3.2.4. Chỉ số bạch cầu...............................................................................27
3.2.5. Đồng nhiễm vơi Neisseria gonorrhoeae.........................................29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................30
4.1. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở bệnh nhân mắc hội chứng tiết dịch niệu
đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng
1/2018-3/2018.......................................................................................30
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................31
4.2.1. Địa dư..............................................................................................31
4.2.2. Giới tính..........................................................................................32
4.2.3. Theo nhóm tuổi...............................................................................33
4.2.4. Chỉ số bạch cầu...............................................................................34
4.2.5. Đồng nhiễm với Neisseria gonorrhoeae.........................................35

KẾT LUẬN....................................................................................................36


TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng bệnh nhân mắc HCTDNDAD theo nhóm tuổi..............25
Bảng 3.2. Số lượng bệnh nhân mắc HCTDNDAD theo chỉ số bạch cầu......27
Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân đồng nhiễm C. trachomatis và N. gonorrhoeae....29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ dương tính với C. trachomatis bằng test nhanh.............20

Biểu đồ 3.2.

Số lượng bệnh nhân mắc HCTDNDAD phân bố theo theo địa dư.21

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư..................................22

Biểu đồ 3.4:

Số lượng bệnh nhân mắc HCTDNDAD phân bố theo giới....23

Biểu đồ 3.5.


Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis phân bố theo giới........................24

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis phân bố theo nhóm tuổi..............26

Biểu đồ 3.7.

Tỷ lệ nhiễm C .trachomatis theo chỉ số bạch cầu...................28


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Chu kỳ phát triển của Chlamydia trachomatis.....................7

Hình 1.2.

Viêm niêu đạo do C. trachomatis.......................................10

Hình 2.1.

Bộ test nhanh C. trachomatis..............................................14


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Chlamydia trachomatis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục
(BLTQDTD). Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn C. trachomatis được phát hiện
lần đầu vào năm 1907. Nhiễm C. trachomatis có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm
trọng, đặc biệt là phụ nữ có thể gây nên viêm nhiễm tiểu khung, chửa ngoài dạ
con, hậu quả nặng nề nhất là vô sinh do viêm tắc vòi trứng [1]. Ở nam giới giới
gây viêm niệu đạo, tinh hoàn và đe dọa tới sức khỏe sinh sản [2].
Các BLTQDTD là những bệnh phổ biến, hay gặp ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới do nhiều căn nguyên, nếu không được chẩn đoán và điều trị
kịp thời sẽ gây ra hậu quả xấu tới sức khỏe và phát triển kinh tế, xã hội. Trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu về
C. trachomatis. Năm 2009, Matsumoto ở Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo: bệnh
STDs có xu hướng giảm trên toàn thế giới nhưng bệnh Chlamydia lại tăng
trên toàn thế giới. Theo WHO ước tính vào năm 2012 có khoảng 500 triệu ca
nhiễm mới với các BLTQDTD trong đó C. trachomatis gây nên 131 triệu ca
bệnh [3]. Tại Mỹ, theo CDC, Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis được báo cáo năm
2014 là 456,1 trường hợp trên 100.000 người [4]. Ở Việt Nam, Viện Da liễu
Quốc gia đã có thống kê về tình hình nhiễm C. trachomatis trên toàn quốc từ
năm 1996. Theo thống kê giai đoạn 1996 đến 2000 có 14800 ca nhiễm
C. trachomatis. Năm 2007 có 2414 ca ở nam giới và 3473 ca nhiễm ở nữ giới.
Theo ước tính của các chuyên gia hằng năm có gần 1 triệu trường hợp nhiễm
BLTQDTD mới trong đó có khoảng 500.000 trường hợp nhiễm C. trachomatis
sinh dục mới [5].
Bệnh C. trachomatis đã trở thành một vấn đề y tế công cộng và toàn cầu.
Biểu hiện lâm sàng gồm: tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo, đái buốt, đái dắt
và cảm giác ngứa dọc niệu đạo hoặc không có triệu chứng, diễn biến âm


2

thầm, đặc biệt ở nữ giới, khoảng 70% phụ nữ và 50% nam giới nhiễm

C. trachomatis không có biểu hiện lâm sàng [6]. Nếu không được điều trị, các
trường hợp này sẽ là nguồn lây bệnh trong cộng đồng. Ngoài ra, bệnh có thể
lây truyền từ mẹ bị bệnh sang con trong quá trình sinh đẻ gây nên viêm kết
mạc mắt và viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Trước tình trạng nhiễm C. trachomtatis đang ngày càng gia tăng hiện nay
và biến chứng nghiêm trọng của việc điều trị không triệt để, việc nghiên cứu
tỷ lệ nhiễm, các phương pháp chẩn đoán điều trị cùng với các yếu tố ảnh
hưởng là cần thiết, cấp bách đóng góp hiệu quả cho chương trình phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bệnh
C. trachomatis nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề
tài: “Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân mắc hội chứng
tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương”.
Nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân mắc hội
chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu
Trung Ương từ tháng 1/2018-3/2018 bằng kỹ thuật test nhanh.
2. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Chlamydia
trachomatis.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh Chlamydia
1.1.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1907, Halberstacdter và Von Prowacek phát hiện và mô tả những
hạt vùi trong tế bào kết mạc bệnh nhân đau mắt hột.
Năm 1910, Linder mô tả thể vùi cổ tử cung ở người mẹ của trẻ em bị đau
mắt hột và của người vợ mà người chồng bị viêm niệu đạo không do lậu. Các

tác giả này đặt tên chúng là Chlamydozoa.
Năm 1983, C. trachomatis mới phân lập đầu tiên từ túi phôi của trứng đã
thụ tinh.
Về tên gọi, năm 1954 Moskowsky gọi các vật thể này là Mygagawanlla,
Chlamydozoom mắt và sinh dục. Đến năm 1970, hội nghị quốc tế về mắt hột
ở Mỹ mới thống nhất gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydia theo nghĩa tiếng
la tinh là:“áo choàng”.
1.1.2. Tình hình nhiễm C. trachomatis
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình nhiễm
C. trachomatis. Theo nghiên cứu nam từ 20 đến 24 tuổi và phụ nữ từ 16 đến
19 tuổi có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao nhất, vì đây là độ tuổi có hoạt động
tình dục mạnh đồng thời chiếm tỷ lệ dân số cao [7]. Một nghiên được thực
hiện từ 2007-2012 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm C. trachomatis là 1,7% ở người
từ 14-39 tuổi ở Hoa Kỳ. Trong số phụ nữ tình dục hoạt động trong độ tuổi
14-24, tỷ lệ hiện nhiễm C. trachomatis là 4,7% [8].
Tại Việt Nam theo nghiên cứu của các chuyên gia, số lượng bệnh nhân
nhiễm C. trachomatis đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Chỉnh bằng kỹ thuật PCR phát hiện tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở các


4

bệnh nhân đến khám phụ khoa ở bệnh viện Phụ sản Bắc Giang cho thấy có 31
mẫu dương tính trong số 251 mẫu nghiên cứu, chiếm 12,35% [9]. Một nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Tân và cộng sự vào năm 2012, phát hiện 71 bệnh
nhân nhiễm C. trachomatis (13,8%) trong số 513 bệnh nhân là người dân tộc
thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên [5].
Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ có thai là một vấn đề đáng quan
tâm bởi những tác hại tiêu cực của nó trên cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 400 phụ nữ đang mang thai đến khám tại

phòng khám thai sản tại Papua New Guinea, phát hiện tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis là 11,1 % [10]. Theo dõi 600 phụ nữ có thai tại Peru cho thấy tỷ
lệ nhiễm C. trachomatis là 10 % [11]. Một nghiên cứu ở Hà Lan tìm thấy một
mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiễm C. trachomatis và sinh non trước 32 và 35
tuần tuổi thai [12]. Do những bằng chứng thuyết phục về các kết cục bất lợi
trong thời kỳ mang thai, CDC đã đề nghị sàng lọc thường quy cho
C. trachomatis trong lần khám thai đầu tiên [13]. Tại Việt Nam, theo báo cáo
của Ninh Văn Minh, Nguyễn Thị Tuyết trong số 150 phụ nữ có tình trạng vô
sinh thì tỷ lệ nhiễm C.trachomatis chiếm tới 41,3% [14].
1.2. Vi khuẩn Chlamydia
1.2.1. Đặc điểm sinh học
1.2.1.1. Hình thể
Vi khuẩn có dạng hình cầu, đôi khi có dạng hình trứng, không di động.
Có kích thước nhỏ bé (trung bình 0.1 - 0.2µm). Có thể nhuộm bằng xanh
methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Dưới
kính hiển vi điện tử là một vật thể nhân dày đặc gắn liền với màng bọc đặc
trưng của vách tế bào.
C. trachomatis thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-), có những đặc điểm vừa
giống virus vừa giống vi khuẩn. Đặc điểm giống vi khuẩn vì có màng tế bào,


5

có nguyên sinh chất, có hai loại acid nucleic là ADN và ARN, có men tổng
hợp protein và nhạy cảm với kháng sinh. C. trachomatis không có khả năng
tạo ATP bằng hiện tượng oxi hóa, vì lẽ đó chúng lệ thuộc vào hệ thống năng
lượng của tế bào túc chủ. Vì thế C. trachomatis không phát triển trên môi
trường nuôi cấy vi khuẩn mà ký sinh bắt buộc trong tế bào, đây là đặc điểm
giống virus của C. trachomatis.
1.2.1.2. Phân loại

Về phân loại C. trachomatis được xếp vào:
- Giới: Bacteria
- Lớp: Chlamydiae
- Bộ: Chlamydiales
- Họ: Chlamydiaceae
- Chi: Chlamydia
- Loài: Chlamydia trachomatis
Trong đó ba loài trong chi Chlamydia gồm:
+ Chlamydia psittasc: gây sốt vẹt.
+ Chlamydia trachomatis: gây viêm kết mạc, viêm đường tiết niệu sinh dục.
+ Chlamydia pneumoniae: gây viêm phổi.
Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, người ta đã chia C. trachomatis
thành 15 loài là:
- L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài.
- A, B, B1, C gây bệnh mắt hột.
- D, E, F, H, I, J, K gây viêm kết mạc, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung,
viêm vòi trứng, viêm trực tràng, viêm mào tinh, viêm phổi sơ sinh.
1.2.1.3. Nuôi cấy
C. trachomatis không có môi trường nuôi cấy nhân tạo, chúng phải sống
ký sinh bắt buộc trong tế bào sống cảm thụ do không có hệ thống enzym


6

chuyển hóa hoàn chỉnh. C. trachomatis được nuôi cấy trong túi lòng đỏ trứng
gà, vi khuẩn nhân lên ở màng niệu đệm và nhất là ở túi noãn hoàng. Ngoài ra
có thể nuôi cấy vào tế bào thận khỉ, tế bào Hela hoặc tế bào thai.
1.2.1.4. Khả năng đề kháng
- Khả năng đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng 60ºC trong 10 phút.
- Dễ bị tiêu diệt bởi tia cực tím, các chất sát khuẩn như cồn, ete,...

- Chịu được nhiệt độ âm sâu trong quá trình bảo tồn và lưu giữ (vi khuẩn
sống hàng năm ở nhiệt độ -50ºC đến -70ºC).
1.2.1.5. Kháng nguyên
- Kháng nguyên đặc hiệu chi (genus): bản chất gluco-lipid, chịu nhiệt (ở
135ºC không bị hủy). Những kháng nguyên này dùng trong phản ứng kết hợp
bổ thể, gắn liền với thân.
- Kháng nguyên loài: bản chất là protein, không chịu nhiệt (bị hủy ở
nhiệt độ 60ºC). Kháng thể tương ứng với kháng nguyên được dùng để xác
định loài, đây là một phản ứng đặc hiệu.
- Kháng nguyên typ: bản chất là protein.
1.2.1.6. Chu kỳ phát triển
C. trachomatis là một vi khuẩn nội bào bắt buộc. Trong chu kỳ phát triển
của C. trachomatis có hai hình thái khác nhau được quan sát thấy: các thể căn
bản (EBs), các thể lưới (RBs).
Chu kỳ phát triển trải qua hai hình thái:
+ Thể căn bản (Elementary Body - EB): có hình tròn, hầu như không diễn
ra quá trình trao đổi chất, kích thước khoảng 300nm và có tính cảm nhiễm cao.
EB hoạt động chui qua màng tế bào vào trong và phát triển, quá trình trao đổi
chất diễn ra rất mạnh, EB lớn lên chuyển thành các thể lưới (Reticulate - RB).
+ Thể lưới (Reticulate Body - RB): có dạng hình cầu, đường kính
khoảng 800-1000nm, có màng mỏng, rất dễ thấm và cho các chất đi qua. RB


7

nhân đôi liên tiếp trong vòng 24h tạo thành nhiều EB và đến 48 - 72h thì
nguyên sinh chất của tế bào đầy ắp các EB, làm vỡ tế bào, giải phóng ra các
EB tự do tiếp tục xâm nhập vào các tế bào khác. Vòng đời của C. trachomatis
lại tiếp tục. Mỗi lần giải phóng hàng trăm EB.


Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của Chlamydia trachomatis
1.2.1.7. Đường lây truyền
C. trachomatis lây truyền qua hai con đường chính là:
- Lây tryền qua sinh hoạt tình dục với người bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra C. trachomatis cũng có thể lây qua tiếp xúc của bộ phận sinh
dục với dịch tiết đường sinh dục của người bệnh. Lây truyền qua giao hợp
không bảo vệ theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng) với người bệnh.
Ngoài ra chúng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ [15].
Nam hay nữ đều có thể bị nhiễm C. trachomatis.
1.2.2. Khả năng gây bệnh
C. trachomatis có khả năng gây nên hai bệnh chính cho người: bệnh mắt
hột và bệnh nhiễm trùng sinh dục tiết niệu.


8

- Bệnh mắt hột: viêm kết mạc do mắt hột trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn một: viêm kết mạc thể nang thường kèm theo bội nhiễm vi
khuẩn khác.
+ Giai đoạn hai: viêm kết mạc thể hạt.
+ Giai đoạn ba: giai đoạn biến chứng loét, bội nhiễm và sẹo.
+ Giai đoạn bốn: hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc và rất
có thể bị mù lòa (nếu không điều trị tích cực).
- Bệnh viêm đường tiết niệu - sinh dục: lây nhiễm qua đường tình dục.
Hiện nay, bệnh này tăng nhanh về số lượng và gây rất nhiều phiền phức vì sự
nguy hiểm của bệnh.
Ở nữ, khoảng 50% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Lâm
sàng có thể gặp là rối loạn kinh nguyệt, khí hư trắng, đục.
+ Viêm cổ tử cung có triệu chứng hoặc không có triệu chứng lâm sàng,

bệnh nhân có thế ngứa âm đạo, đi tiểu khó nếu có viêm niệu đạo kèm theo.
+ Viêm niệu đạo có biểu hiện tiết dịch niệu đạo, lỗ niệu đạo đỏ phù nề,
tiểu khó, tiểu buốt.
+ Viêm tuyến Bartholin thấy viêm xuất tiết ống Bartholin, tuyến
Bartholin sưng, đau có mủ.
+ Viêm vùng chậu (PID) do viêm đường sinh dục trên, có thể cấp, bán
cấp hoặc mãn tính. Hầu hết bệnh nhân PID có đau bụng dưới ở một mức độ
nào đó. Di chứng nặng nề là vô sinh, chửa ngoài tử cung.
+ Viêm vòi trứng có thể dẫn đến sẹo ống dẫn trứng, di chứng là vô
sinh do tắc vòi trứng và chửa ngoài tử cung. Vô sinh tắc ống dẫn trứng do
C. trachomatis là dạng vô sinh thường gặp nhất, 1/3 trường hợp mang thai
ngoài tử cung có thể do nhiễm C. trachomatis.
+ Nếu bị nhiễm trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm, thai
nhẹ cân, tử vong sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau khi sinh, ảnh hưởng lâu


9

dài đến sức khỏe và sinh sản. Phụ nữ có thai nhiễm C. trachomatis có thể
truyền bệnh cho đứa trẻ trong khi sinh, do đó có nguy cơ phát triển bệnh mắt
hột hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Ở nam giới biểu hiện nhiễm C. trachomatis ở chủ yếu là viêm niệu đạo.
+ Viêm niệu đạo: triệu chứng của bệnh là đi tiểu khó (đái buốt, đái rắt,
đau khi đi tiểu) và tiết dịch niệu đạo, dịch nhày màu trắng đục hay trắng
trong, số lượng ít đến vừa. Thời gian ủ bệnh khá dài 7 - 21 ngày, có tới trên
50% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng [16].
+ Viêm mào tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt: biểu hiện lâm sàng là
đau một bên bìu, phù nề, nhạy cảm đau và sốt thường có viêm niệu đạo. Vai
trò gây bệnh của C. trachomatis trong viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
chưa được rõ.

+ Viêm trực tràng: có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn từ không có triệu
chứng đến có triệu chứng giống viêm trực tràng do lậu rồi biểu hiện đau trực
tràng và chảy máu, tiết nhày và ỉa chảy. Nhuộm Gram dịch trực tràng có
nhiều bạch cầu đa nhân. Soi trực tràng thấy niêm mạc bị tổn thương dễ bị bể
vụn, chảy máu khi chạm vào.
+ Viêm họng do C. trachomatis do quan hệ miệng sinh dục thường
không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng.
+ Hội chứng Reiter: hội chứng Reiter gồm các triệu chứng viêm niệu
đạo, viêm kết mạc mắt, viêm khớp và các thương tổn đặc trưng ở da, niêm
mạc có liên quan đến nhiễm trùng C. trachomatis. Xét nghiệm bằng miễn
dịch huỳnh quang cho thấy trên 80% số bệnh nhân bị hội chứng Reiter có
C. trachomatis. Bệnh thường gặp ở những người có HLA-B27.


10

Hình 1.2. Viêm niêu đạo do C. trachomatis
1.3. Chẩn đoán nhiễm C. trachomatis
1.3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Nhuộm soi trực tiếp
Bệnh phẩm: đối với bệnh phẩm mắt hột, người ta lấy nang bằng cách
nạo các nang. Đối với bệnh viêm sinh dục - tiết niệu: lấy mủ chất tiết niệu đạo
(nam giới), chất tiết cổ tử cung, âm đạo (nữ giới).
Nhuộm Giemsa hoặc nhuộm iod. Kỹ thuật nhuộm đơn giản, rẻ tiền
nhưng phải xét nghiệm đúng thời kỳ, thận trọng khi nhận định kết quả. Với kỹ
thuật nhuộm bằng Giemsa kết quả phụ thuộc vào chất lượng Giemsa, đòi hỏi
luôn phải kiểm tra dung dịch đệm. Phương pháp nhuộm soi trực tiếp này ít
được sử dụng do bệnh phẩm thường lấy được ít vi khuẩn, phương pháp có độ
nhạy thấp nên tỷ lệ âm tính giả cao.



11

- Nuôi cấy phân lập
+ Bệnh phẩm mắt hột: nuôi cấy tế bào để phát hiện các hạt vùi trong
nguyên sinh chất của tế bào và nuôi cấy vào tế bào thai người.
+ Bệnh phẩm sinh dục - tiết niệu: cấy vào tế bào McCoy hoặc Hela 229.
Quan sát tính chất xâm nhiễm bằng cách sau 48h nuôi cấy, người ta xác
định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
Phương pháp có độ đặc hiệu cao gần tới 100%, độ nhạy từ 70 - 90%
[17]. Phương pháp nuôi cấy phân lập tế bào có nhiều nhược điểm: thời gian
dài, kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó vì chỉ phát hiện các vi sinh vật sống nên
phải vận chuyển phương tiện vận chuyển đặc biệt và yêu cầu về vận chuyển
và lưu kho là nghiêm ngặt.
Phương pháp này chủ yếu dùng trong nghiên cứu khoa học, ít áp dụng
trong thực tế lâm sàng.
- Xét nghiệm miễn dịch
Phương pháp miễn dịch men (ELISA): phát hiện kháng nguyên vỏ bằng
kháng thể đơn dòng hoặc đa dòng được gắn enzym. Enzym chuyển một chất
nền không màu thành một sản phẩm có màu, được phát hiện bằng một máy
quang phổ từ đó có thể xác định sự có mặt của kháng nguyên C. trachomatis.
Thích hợp cho sàng lọc nhưng tỷ lệ dương tính giả cao và ít đặc hiệu.
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (DFA): các kháng thể
đơn dòng kháng kháng nguyên đặc hiệu đặc hiệu loài được gắn huỳnh quang.
Phức hợp này sẽ gắn đặc hiệu với C. trachomatis có trong bệnh phẩm.
Test nhanh chuẩn đoán miễn dịch sắc ký: kết hợp kháng thể đơn dòng
và kháng thể đa dòng kháng kháng nguyên C .trachomatis để xác định sự có
mặt của C. trachomatis. Đây là xét nghiệm có kết quả nhanh, dễ thực hiện,
không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và có thể làm ở bất cứ cơ sở y tế nào.



12

- Sinh học phân tử
Phương pháp khuếch đại gen PCR: dựa vào số lượng bản sao ADN nhận
được từ đoạn gen ban đầu trong bệnh phẩm, từ đó giúp chẩn đoán một cách
chính xác sự có mặt của C. trachomatis có trong bệnh phẩm. PCR có độ nhạy
100% và độ đặc hiệu 99,8% [18].
1.3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Dùng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgG kháng kháng nguyên
giống Chlamydia ngoài đường sinh dục. Đối với bệnh phẩm đường sinh dục,
sử dụng kỹ thuật ELISA Ag.
1.4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị
1.4.1. Nguyên tắc phòng bệnh
- Đối với bệnh mắt hột: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh như không
dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, bảo đảm nguồn nước sạch trong sinh
hoạt hàng ngày...
- Đối với bệnh viêm đường sinh dục - tiết niệu: không quan hệ tinh dục
bừa bãi, đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, cần phát hiện sớm người mắc
bệnh để điều trị kịp thời và có biện pháp phòng bệnh cho vợ hoặc chồng hoặc
cả hai.
- Việc phòng bệnh bằng vacxin cho tới nay vẫn đang được nghiên cứu.
1.4.2. Nguyên tắc điều trị.
Cho tới nay, C. trachomatis vẫn rất nhạy cảm với kháng sinh như
erythromycin. Vì vậy việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho
việc chữa khỏi hoàn toàn mà tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trị liệu được lựa chọn là Azithromycin.


13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG - VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Bệnh nhân
Là 254 bệnh nhân mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám
tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 1/2018 -3/2018.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân chưa quan hệ tình dục.
+ Bệnh nhân đang hành kinh, rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo.
+ Bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trong vòng 3 - 5 ngày trước xét nghiệm.
+ Bệnh nhân có đặt thuốc âm đạo, thụt rửa âm đạo.
2.1.3. Vi khuẩn nghiên cứu
Vi khuẩn gây hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo được đề cập trong
nghiên cứu là vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
2.2. Vật liệu
2.2.1. Trang thiết bị
- Bàn phụ khoa.
- Đèn phụ khoa.


14

- Tủ bảo quản sinh phẩm 2 - 8ºC.
- Đồng hồ theo dõi thời gian.
2.2.2. Dụng cụ

- Tăm bông vô trùng.
- Mỏ vịt các cỡ.
- Bông vô trùng.
- Gía cắm tube, ống nghiệm chứa bệnh phẩm.
- Bút bi, bút dạ.
- Găng tay,mũ, khẩu trang.
- Nước muối sinh lý vô khuẩn.
2.2.3. Hóa chất và sinh phẩm
Bộ kít test nhanh SD BIOLINE Chlamydia do Hàn Quốc sản xuất.
- Thanh thử SD Bioline Chlamydia trong túi nhôm có gói hút ẩm.
- Thuốc thử A (10µl / lọ): dung dịch tách chiết.
- Thuốc thử B (20µl / lọ): dung dịch trung hòa.
- Tăm bông vô trùng và tube đựng mẫu.
- Ông nhỏ giọt 300µl dùng một lần.
- Ông nhỏ giọt 600µl dùng một lần.

Hình 2.1. Bộ test nhanh C. trachomatis


15

2.3. Phương pháp: Phương pháp mô tả cắt ngang
2.3.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu thuận tiện.
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám
BLTQDTD

Khai thác tiền sử bênh nhân
(tên, tuổi, địa chỉ....)


Những yếu tố ảnh hưởng

Tư vấn xét nghiệm

Lấy bệnh phẩm và
làm xét nghiệm

Đọc kết quả và
trả lời kết quả

Tỷ lệ nhiễm


×