Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG và kết QUẢ PHẪU THUẬT u NANG hố lưỡi THANH THIỆT BẰNG DAO điện đơn cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.21 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHẠM THỊ THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU
THUẬT U NANG HỐ LƯỠI THANH THIỆT BẰNG DAO
ĐIỆN ĐƠN CỰC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI –2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU
THUẬT U NANG HỐ LƯỠI THANH THIỆT BẰNG DAO
ĐIỆN ĐƠN CỰC

Chuyên ngành : Tai Mũi Họng
Mã số


: 60720155

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Quang Trung

HÀ NỘI –2015


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

BVTMHTW

: Bệnh viện tai mũi họng trung ương

BVĐHY

: Bệnh viện Đại học Y

HLTT

: Hố lưỡi thanh thiệt


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN

3

1.1. Lịch sử nghiên cứu về u nang HLTT......................................................3
1.2. Những nét chính về đặc điểm giải phẫu ứng dụng..................................4
1.2.1.Giải phẫu hạ họng..............................................................................4
1.2.2.Thanh quản.........................................................................................4
1.2.3.Hố lưỡi thanh thiệt.............................................................................6
1.3. Bệnh học của u nang hố lưỡi thanh thiệt.................................................9
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh...............................................................................9
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng và nội soi của u nang hố lưỡi thanh thiệt.......9
1.3.3. Phân biệt..........................................................................................10
1.3.4. Điều trị............................................................................................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................15
2.1.1. Mẫu nghiên cứu..............................................................................15
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................15
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................15
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................15
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................16

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu..........................................................................16
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................16
2.2.3. Các bước tiến hành..........................................................................16
2.2.4. Thông số nghiên cứu.......................................................................22
2.2.5. Xử lý số liệu....................................................................................23
2.3. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................23
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU

24


3.1. Đặc điểm lâm sàng................................................................................24
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ.............................................................................24
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng thường gặp...................................................24
3.1.3. Vị trí của khối u nang......................................................................25
3.1.4. Kích thước khối U nang..................................................................25
3.1.5. Đặt nội khí quản khó.......................................................................25
3.1.6. Màu sắc của khối U nang................................................................25
3.1.7. Thời gian phẫu thuật.......................................................................26
3.1.8. Lượng máu mất khi phẫu thuật.......................................................26
3.1.9. Mức độ đau sau mổ ngày thứ 1.......................................................26
3.1.10. Mức độ đau sau mổ ngày thứ 2.....................................................26
3.1.11. Mức độ đau ngày thứ 7.................................................................27
3.1.12. Điểm đau trung bình sau mổ.........................................................27
3.1.13. Số ngày dùng thuốc giảm đau.......................................................27
3.1.14.Thời gian hồi phục.........................................................................27
3.2. Các tai biến và biến chứng trong phẫu thuật.........................................28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 32
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới...............................................24
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng thường gặp...................................................24
Bảng 3.3.Vị trí của khối u nang......................................................................25
Bảng 3.4. Kích thước khối U nang..................................................................25
Bảng 3.5. Đặt nội khí quản khó.......................................................................25
Bảng 3.6. Màu sắc của khối U nang................................................................25
Bảng 3.7 Thời gian phẫu thuật........................................................................26
Bảng 3.8. Lượng máu mất khi phẫu thuật.......................................................26
Bảng 3.9 Mức độ đau sau mổ ngày thứ 1........................................................26
Bảng 3.10. Mức độ đau sau mổ ngày thứ 2.....................................................26
Bảng 3.11. Mức độ đau ngày thứ 7.................................................................27
Bảng 3.12. Điểm đau trung bình sau mổ.........................................................27
Bảng 3.13. Số ngày dùng thuốc giảm đau.......................................................27
Bảng 3.14. Thời gian hồi phục........................................................................27
Bảng 3.15. Mức độ chảy máu sau mổ.............................................................28
Bảng 3.16. Các biến chứng khác.....................................................................28
Bảng 3.17. Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc mổ sau phẫu thuật.............28
Bảng 3.18. Các triệu chứng trước và sau phẫu thuật.......................................29
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và kích thước khối u.....29
Bảng 3.20.Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và vị trí khối u...............29
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa lượng máu mất trong phẫu thuật và vị trí khối
u...................................................................................................30
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa lượng máu mất trong phẫu thuật và kích thước

khối u...........................................................................................30


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Hố lưỡi thanh thiệt

7

Hình 1.2:

Hệ thống laser CO2 PC030B 13

Hình 1.3:

Lưỡi dao điện đơn cực dùng trong nghiên cứu

Hình 2.1:

Hệ thống dao điện cao tần đơn cực và lưỡi dao điện đơn cực
dùng trong nghiên cứu 16

Hình 2.2:

Thang điểm Numberical pain scale 21

14



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang hố lưỡi thanh thiệt (HLTT) là khối u dạng nang lành tính, được
hình thành là do sự tắc nghẽn, giãn, phình ra của một ống tuyến tiết nhày ở
đáy lưỡi hoặc mặt lưỡi của sụn nắp [1],[2] sự tắc nghẽn này có thể gây ra bởi
quá trình viêm nhiễm, dị ứng hoặc chấn thương [2].
Trong tất cả u nang thanh quản thì u nang HLTT chiếm10,5% đến
20,1% [3]. Tỷ lệ mắc u nang HLTT trên soi thanh quản đã được báo cáo là 1
trên 1250 đến 1 trên 4200 nhưng tỷ lệ cũng rất khó ước tính [4]. Hầu hết các
ấn phẩm về u nang HLTT đều là các trường hợp báo cáo mô tả về sự tắc
nghẽn đường thở ở trẻ em và khó khăn khi đặt nội khí quản ở người lớn [2],
[5],[6].
Triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn như: Nuốt vướng, nuốt đau,
khó thở, thở rít, thay đổi giọng nói, và phần lớn không có triệu chứng.
Ngày nay nội soi Tai Mũi Họng phát triển đặc biệt là soi thanh quản
ống mềm thì u nang HLTT ngày càng được phát hiện nhiều và chẩn đoán sớm
nhưng nó chưa được nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ.
Biến chứng thường gặp của u nang HLTT là nhiễm trùng u nang gây ra
viêm thanh quản cấp hoặc hình thành áp xe tiếp đến là gây tắc nghẽn đường
thở cấp tính đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân vì vậy u nang HLTT cần
phải điều trị [1],[5].
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị u nang HLTTnhư: chọc hút
u nang, phẫu thuật cắt bỏ u nang trong đó phẫu thuật được cho là phổ biến
[8].
Pince và kéo là các phương tiện của phẫu thuật kinh điển nhưng có
nhiều hạn chế. Ngày nay có một số phương pháp mới như phẫu thuật bằng
lase CO2, đông hút, cắt hút, dao điện...



2

Ở Việt Nam có thiết kế và chế tạo ra một loại tay dao điện đơn cực dựa
trên nguyên lý dao điện của Mỹ để phù hợp với các phẫu thuật ở sâu vùng hạ
họng thanh quản. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đánh giá kết quả phẫu thuật u nang HLTT bằng dao điện đơn cực với 2
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của u nang HLTT.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật u nang HLTT bằng dao điện đơn cực.


3

CHƯƠNG1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về u nang HLTT
 Hầu hết các ấn phẩm của u nang HLTT đều là mô tả các trường hợp về
triệu chứng lâm sàng và điều trị.
Năm 1999 Gutiérrez JP, Berkowitz RG, Robertson CF đã nghiên cứu u
nang HLTT trên trẻ sơ sinhvà trẻ em [9].
Năm 2002 Chow PY, Ng DK, Poon G, Hui Y nghiên cứu u nang HLTT
ở trẻ sơ sinh [10].
Năm 2011 Chen EY, Lim J, Boss EF, Inglis AF Jr, Ou H, SieKC,
ManningSC, Perkins JA nghiên cứu về cách tiếp cận để cắt bỏ u nang HLTT qua
đường miệng ở trẻ em [6].
Năm 2013 Hsieh LC, Yang CC, Su CH, Lee KS, Chen BN, Wang LT
nghiên cứu các kết quả điều trị u nang HLTT ở trẻ em bằng Lase CO₂ [11].
Năm 2013 Pagella F, Pusateri A, Matti E, Tinelli G, Benazzo M. Nghiên
cứu mở thông u nang HLTT qua đường miệng dưới gây tê tại chỗ [1].

Năm 2015 Dong Hoon Lee, Tae Mi Yoon, Joon Kyoo Lee & Sang Chul
LIM nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phẫu thuật u nang HLTT ở người lớn [12].
 Một số các trường hợp báo cáo về triệu chứng lâm sàng như:
Năm 2010 Jonathan J. Romak, Steven M. Olsen, Cody A. Koch, and Dale
C. Ekbom báo cáo về hai u nang HLTT như một nguyên nhân gây ra chứng
khó nuốt, một ca bệnh [3].
Năm 2013 Yuce Y, Uzun S, Aypar U báo cáo trường hợp u nang HLTT
không có triệu chứng [13].
Năm 2015 AlAbdulla AF báo cáo trường hợp thở rít ở trẻ hai tháng tuổi
có u nang HLTT bẩm sinh.


4

1.2. Những nét chính về đặc điểm giải phẫu ứng dụng
1.2.1. Giải phẫu hạ họng
Cấu tạo hạ họng:
Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ. Đi từ mỏm nền tới
đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía
trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Giống như
một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp. Thành họng được cấu
trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc.
Họng chia làm 3 phần: Họng mũi, họng miệng, hạ họng (họng thanh quản).
Hạ họng đi từ ngang tầm xương móng xuống đến miệngthực quản, có
hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy phễu là miệng
thực quản phần họng dưới. Thành sau liên tiếp với thành sau họng miệng.
Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và hai sụn phễu của
thanh quản. Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống dưới. Nếp phễuthanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng-thanh
quản hay xoang lê.
Mạch máu:

Mạch nuôi dưỡng thuộc ngành động mạch cảnh ngoài: Động mạch hầu
lên, động mạch giáp trạng trên, động mạch khẩu cái lên.
Thần kinh:
Thần kinh cảm giác thuộc dây IX, X. Dây IX chi phối nền lưỡi và 1/3
dưới amiđan. Dây X chi phối thành sau họng và màn hầu.
Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI.
1.2.2. Thanh quản
Cấu tạo của thanh quản:
Thanh quản là một phần của đường hô hấp và là bộ phận chủ yếu của
sự phát âm.


5

Thanh quản nằm ở giữa và phía trước của vùng cổ, dưới xương móng,
trên khí quản. Ở người lớn, bờ dưới thanh quản tương ứng với bờ dưới đốt
sống cổ thứ 6. Các cấu trúc của thanh quản gồm có:
- Khung sụn.
- Các khớp và dây chằng.
- Các cơ của thanh quản.
- Niêm mạc.
Mạch máu.
Cấp máu cho thanh quản từ 3 nguồn chính:
- Đông mạch thanh quản trên xuất phát từ động mạch giáp trên, chui
qua màng giáp thanh thiệt và cấp máu cho tầng trên của thanh quản.
- Động mạch thanh quản trước dưới từ nhánh tận của động mạch giáp
trên chui qua màng nhẫn giáp cung cấp máu cho tầng dưới của thanh quản.
- Động mạch thanh quản sau dưới là nhánh của động mạch giáp dưới
nhánh này cung cấp cho hệ thống cơ và niêm mạc của thành sau thanh quản.
Tĩnh mạch.

- Mỗi động mạch thường có một tĩnh mạch vệ tinh đi kèm.
- Tĩnh mạch thanh quản trên và trước dưới thì đổ về tĩnh mạch giáp
trên tĩnh mạch thanh quản sau dưới đổ về tĩnh mạch giáp dưới.
Thần kinh.
Chi phối thần kinh vận động và cảm giác của thanh quản đều xuất phát
từ dây thần kinh phế vị hay dây X qua 2 nhánh:
- Thần kinh thanh quản trên: là dây hỗn hợp chủ yếu là cảm giác. Xuất
phát từ sừng trên của hạch chạy chéo xuống dưới và ra trước trong thành hạ
họng tới phía sau của sừng xương móng và chia làm 2 nhánh:
+ Nhánh giữa (nhánh trên): đi cùng với động mạch thanh quản trên
tạo thành bó mạch - thần kinh, chi phối cảm giác cho tầng trên của
thanh quản, hạ họng và một phần đáy lưỡi.
+ Nhánh bên (nhánh dưới): đi cùng động mạch nhẫn – giáp, chi phối
vận động cho cơ nhẫn giáp và chui qua màng nhẫn giáp, chi phối


6

cảm giác của tầng giữa, tầng dưới của thanh quản.
Dây thần kinh thanh quản trên chi phối chủ yếu cảm giác, nếu bị tổn
thương thường có biểu hiện nuốt sặc nhất là với chất lỏng.
- Thần kinh thanh quản dưới (thần kinh thanh quản quặt ngược) là dây
thần kinh vận động cho tất cả cơ nội thanh quản (trừ cơ nhẫn – giáp). Xuất
phát của dây thần kinh thanh quản dưới 2 bên khác nhau:
+ Bên trái: Từ dây X vòng qua quai động mạch chủ rồi vòng lên trên
chui vào rãnh khí - thực quản, như vậy nó có một đoạn liên quan
đến trung thất trên.
+ Bên phải: dây quặt ngược vòng qua động mạch dưới đòn sau đó
chui vào rãnh khí - thực quản như vậy bên phải không có đoạn liên
quan đến trung thất. Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt

ngược sẽ dẫn đến khàn tiếng, nếu tổn thương cả 2 bên dẫn đến liệt
sụn phễu 2 bên và gây khó thở thanh quản. Trong các phẫu thuật
tuyến giáp và vùng cổ nói chung việc chủ động tìm dây quặt ngược
sẽ tránh được tai biến cắt phải nó trong quá trình bóc tách.
1.2.3. Hố lưỡi thanh thiệt
Hố lưỡi thanh thiệt là một khu vực ranh giới giữa hạ họng và thanh
quản. Nó được ngăn cách với các thành phần liên quan bằng các hệ thống
màng,dây chằng của sụn nắp thanh thiệt. Tuy nhiên danh giới này không
thực sự chính xác. Hai thành phần chính tạo nên là sụn nắp thanh thiệt và
đáy lưỡi.


7

Hố lưỡi thanh thiệt

Hình 1.1: Hố lưỡi thanh thiệt [14]
1.2.3.1. Sụn thanh thiệt hay sụn nắp thanh môn.
Sụn thanh thiệt có cấu trúc giống hình một chiếc lá cây, có cuống lá
nằm ở phía dưới gắn với mặt trong sụn giáp ở ngay trên mép trước bằng dây
chằng giáp thanh thiệt.
Nó nằm chéo lên trên ở phía sau lưỡi và xương móng, dính vào xương
móng bằng dây chằng móng thanh thiệt. Dây chằng này chia mặt trước sụn
thành hai phần: phần trên là thành sau của hố lưỡi thanh thiệt thuộc hạ họng
và phần dưới là thành sau của khoang giáp móng thanh thiệt. Mặt trước sụn
xoay về phía đáy lưỡi, nằm phía sau dây chằng giáp móngvà cách màng này
bằng một khối mỡ.
Phía dưới của mặt sau sụn lồi lên thành củ nắp, trên mặt sau có nhiều
lỗ nhỏ.Sụn thanh thiệt nhô lên trên sau lưỡi và thân xương móng, che phủ
phần lớn đường vào thanh quản.

Hai bên sụn nắp nối với sụn phễu ở phía sau bởi nẹp phễu thanh thiệt.
Bề mặt trên và trước tự do, được che phủ bởi lớp niêm mạc gập lại từ lưỡi
họngvà thành bên họng để tạo thành nếp lưỡi thanh thiệt giữa và bên. Nếp lưỡi
thanh thiệt giữa chia khu vực giữa nền lưỡi và thanh thiệt thành hai thung lũng.


8

Chức năng của thanh thiệt là trong quá trình nuốt, thanh quản và thanh
thiệt đuợc đảy lên trên, ra trước làm thanh thiệt bị ép giữa lưỡi và thanh quản
khiến bờ tự do sụn thanh thiệt đậy vào lỗ trên thanh quản, thức ăn sẽ trượt qua
mặt truớc của thanh thiệt xuống hạ họng và vào miệng thực quản.
1.2.3.2. Lưỡi [15]
Lưỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi nằm trong ổ
miệng, gồm có2 mặt (trên,dưới), 2 bờ (phải, trái), 1 đầu nhọn (ở trước) và một
đáy (ở sau).
Mặt trên (lưng rưỡi)
Mặt trên gồm hai phần, 2/3 trước trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong
hầu miệng, cách nhau bởi rãnh chữ V (rãnh tận hay “V lưỡi”), đỉnh rãnh ở sau
có lỗ tịt Sau rãnh, dưới niêm mạc có hạnh nhân lưỡi.
Niêm mạc có nhiều nhú (gai) là cơ quan cảm nhận cảm giác về vị giác.
Có 8 - 14 gai to gọi là gai đài, xếp thành chữ V trước rãnh tận. Ngoài ra còn
có gai nấm, gai bèo.
Mặt dưới
Mặt dưới có hãm lưỡi ở dọc đường giữa. Hai bên đầu dưới hãm lưỡi có
2 cục lưỡi, đỉnh cục lưỡi có lỗ ống tiết Whartorn đổ vào (lỗ ông tiết của tuyến
nước bọt dưới hàm). Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng và trơn. Đáy lưỡi
Đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh thiệt. Liên quan 2 bên với vùng
dưới hàm. Từ đáy lưỡi tới cung răng lợi có một rãnh gọi là rãnh huyệt lưỡi, ở
hai bên rãnh, dưới niêm mạc có tuyến nước bọt dưới lưỡi.

Liên quan của lưỡi.
Một lát cắt đứng ngang đi qua trung điểm của chiều dài lưỡi, cho thấy
vùng này gồm có hai phần: Một ở phía dưới gọi là rễ lưỡi (nằm dưới mặt
phẳng nằm ngang qua rãnh lợi lưỡi). Một khác, nằm ở phía trên rãnh này và
được phủ ở phía trên và hai bên bởi niêm mạc, gọi là phần tự do hay phần di
động của lưỡi.


9

- Rễ lưỡi cố định:
+ Vào xương hàm dưới bởi cơ cằm lưỡi
+ Vào xương móng bởi cơ móng lưỡi, cơ dọc dưới và các bó bên của
cơ dọc trên lưỡi.
+ Vào mỏm trâm và góc hàm bởi cơ trâm lưỡi.
+ Vào khẩu cái mền bởi cơ khẩu cái lưỡi.
Phần cố định liên tục ở hai bên với các vùng dưới lưỡi và qua đó liên
quan với các thành phần của vùng này gồm: Ống tuyến nước bọt dưới hàm,
thần kinh lưỡi, thần kinh XII, động mạch lưỡi và các mạch máu dưới lưỡi,
tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Ở phía trước, trên đường giữa, rễ lưỡi ngăn cách với xương hàm dưới
bởi một tổ chức tế bào lỏng lẻo, đôi khi là một bao thanh dịch.
Ở phía sau, rễ lưỡi liên quan đến mặt trước của sụn nắp. Nó gắn với sụn
nắp bởi các nếp lưỡi nắp giữa và bên. Giữa các nếp này có hai hố con gọi là
thung lũng lưỡi - nắp thanh môn hay còn gọi la hố lưỡi thanh thiệt. Các nếp
này và các thành phần tổ chức tế bào sợi của nó được ngăn cách với nhau bởi
màng móng nắp, ngăn cách với khoang giáp móng thanh thiệt bởi phía dưới
màng này.
Niêm mạc hố lưỡi là các tế bào gai và dày đặc các ống tuyến tiết nhày
và các nang lympho.

1.3. Bệnh học của u nang hố lưỡi thanh thiệt
1.3.1.Cơ chế bệnh sinh
U nang HLTT được hình thành khi các ống dẫn của tuyến tiết nhày trở
nên giãn ra do tắc nghẽn từ viêm nhiễm, dị ứng, chấn thương, trào ngược dạ
dày thực quản, hút thuốc lá, uống rượu.
1.3.2.Triệu chứng lâm sàng của u nang hố lưỡi thanh thiệt [16]
1.3.2.1.Triệu chứng cơ năng:
Nuốt vướng là cảm giác chủ quan của người bệnh, nuốt vướng là khi
nuốt thức ăn cảm giác thức ăn không đi qua được họng miệng và bị mắc lại,


10

có 2 loại nuốt vướng là nuốt vướng cơ năng và nuốt vướng thực thể. Các nuốt
vướng thực thể thường là do các khối u ở vùng hạ họng, thanh quản gây ra,
các nuốt vướng này thường liên tục.
Nuốt đau là tình trạng khi nuốt bệnh nhân đau không muốn nuốt nữa và
muốn dừng lại.
Khó thở, thở rít: Ở trẻ em u nang HLTT gây thở rít, khó thở, thở chậm,
tùy vị trí kích thước khối u mà có các mức độ khó thở khác nhau hoặc khi
khối u nang bị nhiễm trùng có thể gây viêm hoặc áp xe cũng có thể gây ra tình
trạng khó thở.
Thay đổi giọng nói tùy kích thước của khối u mà bệnh nhân có thay đổi
giọng nói hay không, như giọng ngậm hạt thị.
Ho sặc.
Bệnh nhân không có triệu chứng.
1.3.2.2.Triệu chứng trên nội soi
- Vị trí khối u nang nằm ở sụn nắp hay đáy lưỡi, bên phải hay bên trái.
- Kích thước u nang
- Màu sắc u nang thường có màu xám, màu vàng nhạt, hay màu vàng

của vàng đậm.
1.3.3.Phân biệt
Tuyến giáp lạc chỗ ở đáy lưỡi [17].
- Lâm sàng.
+ Cơ năng thường (tùy thuộc vào kích thước của khối u) có các triệu
chứng giống của u nang HLTT như: Nuốt vướng, nuốt đau, khó thở, thay đổi
giọng nói hoặc không có triệu chứng gì.
+ Thực thể: Khối màu hồng giàu mạch máu vùng đáy lưỡi (1/3 sau của
lưỡi) gần đường giữa, mật độ chắc, khám vùng cổ thường không thấy tuyến
giáp vị trí bình thường.
+ Cận lâm sàng: Siêu âm có thể thấy khối đó nằm trong đáy lưỡi,
trường hợp khó có thể cho chụp CTS caner, đặt biệt xạ hình tuyến giáp sẽ


11

thấy khối giàu mạch máu vùng gốc lưỡi, tăng bắt thuốc cản quang, không
thấy tuyến giáp vị trí bình thường.
1.3.4. Điều trị
Các phương pháp điều trị u nang HLTT
1.3.4.1. Chọc hút dịch của u nang [18],[2]
Chỉ định thường áp dụng ở một số cơ sở không có điều kiện để phẫu
thuật. Hoặc để giảm áp lực của u nang trong những tình huống khẩn cấp như
đặt nội khí quản để kiểm soát đường thở, mà khối u nang che khuất hết thanh
môn gây chít hẹp đường thở. Cách thức dùng kim to chọc vào khối u lấy bớt
dịch hoặc toàn bộ dịch trong lòng u nang nhược điểm hay gây tái phát.
1.3.4.2. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn u nang là điều trị lí tưởng.
Chỉ định: Cho tất cả các trường hợp u nang HLTT.
Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối mà là chống chỉ
định tương đôi khi:

+ Có bệnh lý nội khoa như: suy tim mất bù, sơ gan, hen phế quản, rối
loạn đông máu
+ Đang có lưu hành dịch nhiễm khuẩn tại địa phương
+ Đang có kinh nguyệt
Các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn u nang
hố lưỡi thanh thiệt
* Phương pháp cắt bằng kéo, pince.
- Là phẫu thuật kinh điển, nguyên tắc dùng kéo để cắt phần chóp hoặc
lấy khối u nang.
- Nhược điểm: khó làm, thao tác khó khăn trong ống soi treo thanh
quản, thời gian phẫu thuật kéo dài, khó cầm máu
* Phẫu thuật u nang HLTT bằng thiết bị cắt hút-Microdebrider [1]
Thiết bị cắt hút hoạt động theo nguyên lý quay- phẫu thuật- hút. Trong
TMH, dụng cụ cắt hút đã được sử dụng rộng rãi trong cắt bỏ polypmũi xoang,
phẫu thuật bệnh u nhú hô hấp, cắt Amidan, nạo VA với tốc độ 2000 vòng
quay/phút. Một loại đầu cắt hút dài và cong 60 độ hay 90 độ rất thích hợp với


12

phẫu thuật ở sâu vùng hạ họng thanh quản đặc biệt vùng HLTT. Cầm máu
được xử lý bằng mũi đông điện có hút kèm theo. Ngoài ra khi dùng thiết bị
cắt hút này có thể thực hiện phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ. Nhưng cắt u nang
HLTT bằng thiết bị cắt hút không lấy hết được vỏ của u nang phần chân bám,
và đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
*Phẫu thuật u nang HLTT bằng LaserCO2 [11],[6],[19]
Nghiên cứu ứng dụng laser trong y học cũng khá sớm từ những năm
1962–1963 của thế kỷ trước. Lúc đầu laser được dùng để điều trị bệnh bong
võng mạc, từ đó laser đã được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Đến nay trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã hình thành một ngành y học mới ngành y học laser, với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng laser trong chẩn đoán

và điều trị từ đó mở ra nhiều triển vọng trong chữa bệnh và làm đẹp. Laser
được dùng trong y học là do 3 hiệu ứng chính sau:
Hiệu ứng "bay hơi tổ chức", hiệu ứng kích thích sinh học, hiệu ứng
quang đông để tạo ra vết cắt và được cầm máu ngay. Nhược điểm chính
của LaserCO2 giá thành cao nên được dùng rất ít và không phải cơ sở nào
cũng có thiết bị này.

Hình 1.2: Hệ thống laser CO2 PC030B


13

*Phẫu thuật u nang HLTT bằng dao điện đơn cực
Phẫu thuật dùng dao điện (phẫu thuật điện) được bác sĩ phẫu thuật thần
kinh Harvey W. Cushing lần đầu tiên sử dụng dao mổ điện trong phòng mổ
vào ngày 1/10/1926 tại Bệnh viện Peter Bent, Brigham ở Boston Mỹ. Ngày
nay dao mổ điện được sử dụng trong hơn 80% các ca mổ.
Phẫu thuật điện là quá trình sử dụng dòng điện tần số cao để cắt và làm
đông mô. Kỹ thuật phẫu thuật điện chia làm hai loại: kỹ thuật đơn cực và kỹ
thuật lưỡng cực (13):
-Kỹ thuật đơn cực: dòng điện đi từ điện cực qua cơ thể bệnh nhân tới
khi nó trở về điện cực.
Thiết bị phẫu thuật điện hiện đại tạo ra sóng điện từ có tần số rất cao
đạt tới từ 350.000 vòng/giây đến 400.000 vòng/ giây. Các thiết bị phẫu thuật
điện hiện nay ngoài việc tạo ra các sóng thuần nhất cho việc cắt hoặc đông
còn có thể tạo ra các sóng hỗn hợp cho cả việc cắt hoặc đông.
Lưỡi dao điện đơn cực đang được dùng tại BV TMH TƯ và BV ĐHY
Hà Nội
+ Tay dao làm bằngVonfram
+ Đầu dao điện cải tiến có kích thước khoảng 3 - 5 micromet, hơi cong

nhẹ. Ưu điển do cấu tạo đầu dao nhọn, năng lượng điện được tập trung tại 1 điểm
gây nên sự phóng điện đốt cháy tổ chức trước khi tiếp xúc với tổ chức 0,5mm. Do
đó tổ chức bị đốt cháy rồi mới bị cắt đứt làm giảm khả năng chảy máu. Ngoài ra
đầu dao hơi cong nhẹ phẫu thuật viên có thể kiểm soát được đầu dao và đi ôm sát
vào bao của khối u nang mà không lấn sâu vào tổ chức lành.
+ Thân dao được bọc bằng vật liệu cách điện để tránh được tổn thương
các bộ phận xung quanh.
+ Chiều dài lưỡi dao điện cải tiếnlà 30cm,có thể cho qua ống soi treo


14

thanh quản.
+ Trên lưỡi dao có một đoạn gấp khúc hình chữ Z, đoạn dưới dài 5 cm
nối với cán dao, đoạn đầu dài 25 cm thẳng. Ưu điểm để phẫu thuật viên có thể
dễ dàng thao tác trong một trường mổ hẹp và xa mà tay phẫu thuật viên và
không che khuất tầm mắt.

Hình 1.3: Lưỡi dao điện đơn cực


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Gồm 40 bệnh nhân được phẫu thuật cắt u nang HLTT tại BVTMH TW
và BV Đại học Y Hà Nội.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
BVTMHTW, BVĐHYHN
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được nội soi chẩn đoán u nang HLTT.
- Được phẫu thuật cắt u nang bằng dao điện đơn cực.
- Kết quả GPB là u nang.
- Bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu vào ngày 1, ngày 7.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không phẫu thuật cắt u nang HLTT bằng dao điện đơn cực.
- U nang bội nhiễm.
- Viêm thanh thiệt cấp.
- Kết quả GPB không phải u nang.
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu hoặc không theo dõi đầy đủ.
- Bệnh nhân không hoàn chỉnh về hồ sơ bệnh án nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu


16

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ nội soi TMH có ảnh
- Hệ thống phẫu thuật bằng dao điện cao tần đơn cực
- Lưỡi dao điện đơn cực được sản xuất tại Việt Nam dựa trên nguyên lý
dao điện của Mỹ. Tay dao điện đơn cực sử dụng trong đề tài này có cải tiến về

hình dáng và kích thước.

Hình 2.1. Hệ thống dao điện cao tần đơn cực và lưỡi dao điện đơn cực
- Bộ dụng cụ nội soi vi phẫu thanh quản (càng, bộ soi treo, pince vi
phẫu tam giác, pince vi phẫu hạt gạo,ống hút).
- Phiếu theo dõi.
- Đồng hồ bấm giờ.
- Bệnh án mẫu.
- Bảng hướng dẫn đánh giá điểm đau.
2.2.3. Các bước tiến hành
2.2.3.1. Chọn bệnh nhân.
Theo tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
2.2.3.2. Đánh giá trước mổ
Dựa vào hỏi bệnh và nội soi trước mổ
* Hỏi bệnh:


17

- Lý do vào viện là các triệu chứng làm bệnh nhân phải đi khám hoặc
chỉ là tình cờ bác sĩ phát hiện ra khi thăm khám bệnh khác.
- Triệu chứng cơ năng như: Nuốt vướng, nuốt đau, khó thở, thở rít, thay
đổi giọng nói, hoặc bệnh nhân không có triệu chứng gì.
- Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như: Nóng rát sau
xương ức, ợ chua. Chế độ sinh hoạt không điều độ như: Hút thuốc lá, uống
bia rượu, cà phê, dùng các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày (chống viêm steroid,
theophylin, chẹn kênh calci).
* Nội soi TMH trước mổ
Đánh giá khối u nang ở các tiêu trí
- Vị trí khối u xuất phát từ sụn nắp hay đáy lưỡi, nằm bên phải hay bên trái.

- Kích thước khối u khoảng bao nhiêu cm.
- Bề mặt khối u căng mọng hay chắc.
- Màu sắc khối u có màu như: Màu xám, màu vàng nhạt, màu vàng
đậm
2.2.3.3.Chuẩn bị bệnh nhân.
Làm các xét nghiệm phục vụ phẫu thuật
* Các xét nghiệm cơ bản
- Công thức máu
- Sinh hóa cơ bản như: Glucose máu, ure, creatinin, AST, ALT, Mỡ máu
toàn phần.
- Đông máu cơ bản
* XQ tim phổi thẳng
* Điện tâm đồ
2.2.3.4.Thực hiện phẫu thuật.
Bệnh nhân nằm ngửa được gây mê nội khí quản
Mở miệng đặt ống soi treo thanh quản Karl storz bộc lộ khối u nang ở
vùng HLTT
Quan sát và đánh giá khối u nang nằm ở vị trí, kích thước, màu sắc.


18

Dùng Pince kẹp lấy một phần tự do của khối u nang bộc lộ phần chân
bám với tổ chức lành. Lấy chiều cong của đầu dao điện ôm sát lấy khối u
nang, tiến hành cắt, đốt phần chân bám của khối u nang với tổ chức lành, lấy
khối u nang ra.
Đánh giá dịch trong lòng khối u nang.
Cầm máu lại hoàn toàn.
Kết thúc phẫu thuật.
2.2.3.5. Theo dõi và ghi nhận những thông số trong phẫu thuật.

- Thời gian phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật (phút): Dùng đồng hồ bấm giờ tính từ lúc bắt đầu
dùng pince kẹp khối u nang cho đến khi lấy hết khối u nang hoặc phần chóp
của khối u nang ra và cầm máu hoàn toàn.
- Lượng máu mất trong phẫu thuật. Do trong quá trình phẫu thuật
lượng máu mất rất ít nên ta ước lượng khoảng máu mất là bao nhiêu ml.
- Dịch trong lòng khối u nang là dịch nhày, dịch loãng, hay dịch đặc
như đất sét.
- Khó khăn trong phẫu thuật. Khi bệnh nhân nằm ngửa được đặt nội
khí quản để gây mê, nếu u nang có kích thước lớn, vị trí thường nằm ở sụn
nắp thanh thiệt gây đổ dồn sụn nắp về phía thanh môn làm che lấp thanh môn
sẽ gây khó khăn khi đặt nội khí quản. Nên cần hội chẩn, cùng lập kế hoạch
với bác sỹ gây mê để lường trước những khó khăn có thể sảy ra, và có thể có
trường hợp phải mở khí quản trước khi phẫu thuật.
2.2.3.6. Theo dõi bệnh nhân sau mổ
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ ở ba thời điển là: Sau 1 – 2 ngày
sau mổ, sau 7 ngày sau mổ, để đánh giá các tiêu trí sau:
- Chảy máu sau mổ: Đánh giá chảy máu sau mổ gồm có chảy máu sớm
và chảy máu muộn bằng hỏi bệnh, khám các dấu hiệu mạch, huyết áp, nội soi
TMH, công thức máu.


×