Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tổ chức không gian mái các chung cư cao tầng tại khu vực ven hồ tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.9 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
__________________________

PHẠM QUANG THÁI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI KHU
VỰC VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM QUANG THÁI
KHÓA: 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI KHU
VỰC VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. HOÀNG TRINH

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo Khoa sau Đại học của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; xin cảm ơn các bạn
bè, đồng nghiệp và ban quản lý các tòa nhà chung cư cao tầng tại khu vực ven Hồ
Tây - Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Trinh đã tận tình
hướng dẫn và khuyến khích tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học nhà
trường: TS. Nguyễn Trí Thành, TS. Vương Hải Long, TS. Vũ Đức Hoàng,
PGS.TS. Vũ Hồng Cương, TS. Nguyễn Tiến Thuận, TS. Trần Đức Khuê đã góp ý,
động viên để tôi hoàn thành để tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, với tất cả trí lực, không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và các ý kiến quý giá.
Xin chân thành cảm ơn!

Phạm Quang Thái



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn : “ Tổ chức không gian mái các chung cư cao tầng
tại khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội ” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học
nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Quang Thái


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU
 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:............................................................. 3
 Mục đích nghiên cứu: ................................................................................... 4
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 5
 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 5
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................. 6
 Một số khái niệm (thuật ngữ): .................................................................... 6
 Cấu trúc luận văn: ........................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI

CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI KHU VỰC VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI
Các khái niệm trong luận văn ……………………………………………..9
1.1. Sơ lược tình hình phát triển và quá trình hoàn thiện các chung cư cao tầng tại
Hà Nội…………………………………………………………………………..11
1.2. Giới thiệu địa điểm xây dựng các chung cư cao tầng tại khu vực ven Hồ Tây Hà
Nội………………………………………………………………………………14
1.2.1. Các địa điểm địa lý hành chính ……………………………………….14
1.2.2. Các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, văn hóa, lịch sử…………………....15


1.3. Xác định vai trò và thực tiễn việc khai thác sử dụng mái chung cư cao tầng tại
khu vực ven Hồ Tây – Hà Nội………………………………………………….20
1.3.1. Xác định vai trò việc khai thác sử dụng thành phần mái……………...20
1.3.2. Khảo sát thực tiễn sử dụng không gian mái các chung cư cao tầng tại ven Hồ
Tây- Hà Nội……………………………………………………………………...22
1.3.3. Nhận xét chung vấn đề tổ chức không gian kiến trúc mái các chung cư cao
tầng tại ven Hồ Tây- Hà Nội……………………………………………………...33
1.4. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc mái chung cư cao tầng trên thế giới.
 Nhà ở Marseille của Le Courbusier………………………………………..35
 Các nhà ở của kiến trúc sư Kenyang…………………………………….....37
 Cao ốc Merana Mesiniaga của KTS Ken Yeang …………………………..39
 Các Khu nhà ở mới ở Singapore của kiến trúc sư Daniel Liberskind……….40
1.5. Các nghiên cứu về vấn đề tổ chức không gian mái các chung cư cao tầng tại
khu vực ven Hồ Tây – Hà Nội…………………………………………………..41
1.6. Tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu nhằm tổ chức không gian mái chung cư
cao tầng tại khu vực ven Hồ Tây – HN…………………………………………42
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI
CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI KHU VỰC VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI……….43
2.1. Cơ sở pháp lý ……………………………………………………………....43
2.1.1. Văn bản, pháp lý liên quan…………………………………………….43

2.1.2. Tiêu chuẩn quy phạm liên quan đén vấn đề tổ chức không gian mái các chung
cư cao tầng tại khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội. …………………………………..47
2.2. Cơ sở lý thuyết……………………………………………………………….49

2.3. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………54


2.3.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới tổ chức không gian kiến trúc mái nhà ở cao
tầng tại ven Hồ Tây- Hà Nội………………………………………………….......54
2.3.2. Điều kiện kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội………………………………..54
2.3.3. Điều kiện khoa học kĩ thuật và công nghệ xây dựng ……………………..63
2.3.4. Đúc kết kinh nghiệm tổ chức không gian mái chung cư cao tầng trên thế giới và
Khu vực ven Hồ Tây – Hà Nội……………………………………………………..65
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI
KHU VỰC VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI…………………………………………….71
3.1. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc mái chung cư cao tầng phù hợp với
điệu kiện tự nhiên, xã hội và cảnh quan khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội………….71
3.2. Đề xuất các yêu cầu và nguyên tắc nhằm tổ chức không gian kiến trúc mái
chung cư cao tầng tại ven Hồ Tây- Hà Nội ………………………………………78
3.3. Đề xuất các loại hình chức năng sử dụng đối với thành phần mái CCCT tại ven
Hồ Tây- Hà Nội …………………………………………………………………...82
3.4. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc mái cho các chung cư cao tầng tại khu
vực ven Hồ Tây- Hà Nội…………………………………………………………..85
3.4.1. Nhóm giải pháp đề xuất về xây dựng chức năng sử dụng phần mái ……...85
3.4.2. Nhóm chuyên chú trọng về giải pháp kỹ thuật mái……………………….92
3.4.3. Nhóm chuyên chú trọng về giải pháp hướng tới môi trường sinh thái……100
3.4.4. Nhóm chuyên đề xuất các giải pháp bố cục và hình thái cấu trúc không gian
kiến trúc mái……………………………………………………………………….104
3.4.5. Nhóm giải pháp chuyên cho các dạng nhà chung cư cao tầng xây xen và trong
khu quy hoạch mới………………………………………………………………...105



KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CCCT

Chung cư cao tầng

CC

Chung cư

KGCC

Không gian công cộng

KS

Khách sạn

XH


Xã hội

CNX

Công nghệ xanh

BXMT

Bức xạ mặt trời

NLMT

Năng lượng mặt trời

TKNL

Tiết kiệm năng lượng

ĐHKK

Điều hòa không khí

BTCT

Bê tông cốt thép

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Cấu trúc thành phần mái CCCT

Hình 1.2

Các hoạt động khai thác cảnh quan Hồ Tây của người dân

Hình 1.3

Các công trình kiến trúc cổ quanh Hồ Tây

Hình 1.4

Đường Thanh Niên nằm giữa Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch (
Hướng Đông Bắc- Hồ Tây)

Hình 1.5

Không gian cảnh quan mặt nước Hồ Tây

Hình 1.6


Hiện trạng các công trình, cũng như xây dựng phần mái
CCCT cao tầng khu vực từ cầu Nhật Tân về đường Võ Chí
Công

Hình 1.7

Khu chung cư dọc trục đường Võ Chí Công có tầm nhìn ra Hồ
Tây rất thoáng

Hình 1.8

Hiện trạng một số công trình cao tầng khu vực ven Hồ Tây

Hình 1.9

Hiện trạng bên trong và ngoài không gian mái Chung cư G9Xuân La

Hình 1.10

Phối cảnh chung cư Watermark

Hình 1.11

Phối cảnh chung cư VIDEC LAKE VIEW – Số 5 Lạc Long
Quân

Hình 1.12

Phối cảnh chung cư Leroi De Soleil – Xuân Diệu – Tây Hồ


Hình 1.13

Không gian mái của chung cư Leroil de Soleil- Xuân Diệu –
Tây Hồ - Hà Nội

Hình 1.14

Phối cảnh chung cư 6 Elementh – Tây Hồ - Hà Nội

Hình 1.15

Các tiện ích trên mái chung cư 6 Elementh bao gồm Sky bar,
bể bơi vô cực và Penthouse .


Hình 1.16

Phối cảnh và các tiện ích chung cư Sun Grand City

Hình 1.17

Minh họa thiết bị chống sét

Hình 1.18

Minh họa các thiết bị thu, phát tín hiệu vệ tinh

Hình 1.19

Cháy tại chung cư Fodacon- Hà Đông


Hình 1.20

Tổ hợp chung cư Linh Đàm – Hà Nội

Hình 1.21

Hướng nhìn từ trục đường Võ Chí Công về Hồ Tây

Hình 1.22

Kiến trúc toàn nhà công trình Đơn vị ở lớn Marseile

Hình 1.23

Không gian mái công trình đơn vị ở lớn Marseile

Hình 1.24

Phân chia các khu vực chức năng theo mặt cắt và mặt đứng

Hình 1.25

Dự án The Interlace – Singapore (2007-2013)

Hình 1.26

Phối cảnh cao ốc Merana Meisiniaga- Malaysia

Hình 1.27


Thiết kế mái khác lạ của tòa nhà Reflections

Hình 1.28

Phối cảnh công trình The Reflections( khu nhà ở mới) –
Singapore

Hình 2.1

Vị trí 4 ga tàu điện đi qua khu đô thị mới Tây Hồ Tây

Hình 2.2

Bản đồ rút gọn quận Tây Hồ

Hình 2.3

Các yếu tố xã hội tác động tích cực đến CCCT

Hình 2.4

Vườn cây nằm bên cạnh các thành phần kỹ thuật trên mái tòa
thị chính Chicago

Hình 2.5

Tổng thể không gian mái tòa thị chính Chicago

Hình 2.6


Vườn cây, đường dạo trên mái và quá trình chăm sóc

Hình 2.7

Không gian mái tòa nhà 30 St Mary Axe

Hình 2.8

Phối cảnhcông trình và các thành phần chức năng trên mái
KS Marina Bay

Hình 2.9

Phối cảnh và giải pháp tạo hình mái KS Marina Bay sand

Hình 2.10

Phối cảnh công trình và KGM của chung cư Riverside garden

Hình 2.11

Phối cảnh công trình và không gian mái của tòa nhà Lotte


Hình 3.1

Cảnh quan khu vực hướng Bắc của Hồ Tây

Hình 3.2


Cảnh quan khu vực phía Tây- Tây Bắc- Tây Nam của Hồ Tây

Hình 3.3

Minh họa giải pháp mái che nắng

Hình 3.4

Minh họa mái giật cấp và mái trồng diêm

Hình 3.5

Minh họa mái không gian lớn, có độ dốc lớn để thoát nước,
không vươn ra quá xa tránh bão giật

Hình 3.6

Minh họa mái không gian lớn, có độ dốc thấp để tránh cản gió

Hình 3.7

Các hoạt động của người dân ven Hồ Tây

Hình 3.8

Mái bố cục dạng tháp ( tập trung ) được áp dụng tại KĐT
Ciputra- Tây Hồ

Hình 3.9


Các hoạt động của người dân ven Hồ Tây

Hình 3.10

Các hoạt động văn hóa, lễ hội lớn ở Hồ Tây ( bắn pháo hoa,
đua thuyền …)

Hình 3.11

Phối cảnh trường quay trên mái KS. Daewoo và một số nhà
cao tầng tại HN

Hình 3.12

Minh họa mái thiết kế mang tính biểu tượng

Hình 3.13

Sân ngắm cảnh trên mái tòa nhà Marina Bay Sand- Singapore

Hình 3.14

Minh họa không gian ngắm cảnh, thư giãn trên mái

Hình 3.15

Minh họa phối cảnh bể bơi trên mái CCCT

Hình 3.16


Minh họa các hoạt động thể dục thể thao trên mái ( Yoga,
bóng đá….)

Hình 3.17

Giải pháp thoát nạn trên mái

Hình 3.18

Các phương pháp thực tế áp dụng thoát người từ trên mái

Hình 3.19

Trung tâm thể thao dưới nước Bắc Kinh sử dụng vật liệu
ETFE

Hình 3.20

Minh họa một số loại kết cấu mái không gian lớn

Hình 3.21

Minh họa một số giải pháp mái vỏ xanh, theo diện cong


Hình 3.22

Thiết bị tạo năng lượng từ gió WindCube


Hình 3.23

Giải pháp chống dột mái

Hình 3.24

Giải pháp “ sân trời ” thông gió và lấy sáng tự nhiên ( Tòa
nhà Swiss Re Tower – London)

Hình 3.25

Minh họa hệ thống kỹ thuật , điều hòa trung tâm trên mái của
CCCT

Hình 3.26

Minh họa hệ thống bảo dưỡng mặt ngoài công trình

Hình 3.27

Minh họa thiết kế giải pháp trồng cây xanh kết hợp pin mặt
trời trên mái

Hình 3.28

Mô phỏng so sánh thiết kế công trình có và không có “ mái
nhà xanh ”

Hình 3.29


Minh họa giải pháp trồng cây xanh từ mái xuống lõi công
trình

Hình 3.30

Minh họa giải pháp trồng cây xanh theo từng mái giật cấp

Hình 3.31

Minh họa tổ chức sân vườn, đường dạo trên mái

Hình 3.32

Minh họa tích hợp pin NLMT vào hệ mái dốc của công trình

Hình 3.33

Minh họa hệ thống pin NLMT trên sàn mái bằng

Hình 3.34

Minh họa không gian HĐCĐ trên mái với số lượng người
tham gia lớn

Hình 3.35

Minh họa cấu trúc tổ chức các không gian hoạt động công
cộng trên mái theo giải pháp tuyến

Hình 3.36


Các giải pháp bố cục mái theo tuyến

Hình 3.37

Minh họa tổ chức bố cục mái tập trung

Hình 3.38

Minh họa bố cục mái theo kiểu phóng xạ

Hình 3.39

Mặt bằng và phối cảnh minh họa bố cục mái theo block

Hình 3.40

Minh họa giải pháp mái vỏ chắn nắng hướng Tây

Hình 3.41

Minh họa giải pháp mái dây căng

Hình 3.42

Minh họa kiến trúc mái vải siêu bền


Hình 3.43


Một số hình thái mặt bằng mái vải siêu bền

Hình 3.44

Minh họa cấu trúc mái chồng diêm

Hình 3.45

Phối cảnh minh họa cấu trúc mái bậc thang

Hình 3.46

Minh họa cấu trúc mái bậc thang

Hình 3.47

Ph Minh họa tổ chức không gian mái với các chức năng sử
dụng có các KG khác nhau

Hình 3.48

Minh họa tổ chức không gian mái với KGCC tránh nắng
hướng Tây

Hình 3.49

Minh họa mái có không gian công cộng lớn được sử dụng là
điểm nhấn cho công trình CCCT

Hình 3.50


Minh họa mái với KGCC lớn phía trên liên kết với chức năng
công cộng các tầng dưới

Hình 3.51

Tổng kết đặc điểm một số dạng mái với tổ chức cây xanh

Hình 3.52

Minh họa các dạng tổ chức mặt bằng mái

Hình 3.53

Minh họa các hình thái mặt đứng mái

Hình 3.54

Minh họa phối cảnh tổ hợp các chức năng dịch vụ, giải trí trên
mái CC xây xen

Hình 3.55

Minh họa sử dụng vật liệu kính TKNL cho cửa sổ mái

Hình 3.56

Đài quan sát Rainbow trên mái sử dụng kính “ 7 sắc cầu vồng
” sinh động- Bảo tàng nghệ thuật AROS/ Đan Mạch


Hình 3.57

Minh họa so sánh thiết kế mái chung cư mới và cũ

Hình 3.58

Minh họa cấu trúc mái thống nhất với phần thân nhà ( bài học
từ tổ hợp công trình Reflection – Singapore)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1

Các giai đoạn phát triển chính của CCCT tại Việt Nam

Bảng 1.2

Các giá trị thành phần không gian mái của CCCT

Bảng 2.1

Số liệu về điều kiện khí hậu Hà Nội- khu vực Hồ tây

Bảng 2.2


Số liệu về bức xạ mặt trời cả nước ( Hà Nội lấy theo số liệu
trung bình cả nước )

Bảng 2.3

Các thành phần cư dân thuộc CCCT ven Hồ Tây ( theo cục
điều tra XHH -2017)

Bảng 3.1

Tổng hợp các chức năng hoạt động thể dục thể thao, chăm lo
sức khỏe trên mái CCCT

Bảng 3.2

Giải pháp kĩ thuật mái thân thiện với môi trường tự nhiên


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Sơ đồ 2.1

Các đặc điểm của không gian mái trong quan hệ với địa điểm

Sơ đồ 2.2

Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu với thành phần mái CCCT


Sơ đồ 2.3

Tác động của nền kinh tế - xã hội đến xây dựng CCCT


1

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI KHU VỰC
VEN HỒ TÂY- HÀ NỘI
PHẦN MỞ ĐẦU
 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu :
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, sau khi luật đầu tư nước ngoài được ban
hành ở Việt Nam thì loại hình công trình chung cư cao tầng (CCCT) bắt đầu được quan
tâm xây dựng ở nước ta. Số lượng công trình loại này tăng ngày một nhanh để phục vụ
nhu cầu sinh sống cho người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng. Sau gần 30 năm, công trình chung cư đã trở nên phổ biến và tác động không
nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như cảnh quan kiến trúc đô thị. Kiến trúc CCCT
tạo môi trường sống và sinh hoạt, đem lại rất nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần cho
người dân tại các trung tâm đô thị lớn tại Việt Nam.
Cùng với quá trình phát triển mở rộng của thủ đô, công trình chung cư nhiều tầng
mọc lên khắp các quận nội thành cũ: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, và hiện nay đã
vượt ra ngoài phạm vi vành đai 3 thành phố. Ở khu vực trung tâm, chỉ tính riêng quận
Thanh Xuân có rất nhiều các CCCT xen cấy ngày càng lấp kín các khu đất thuộc những
cơ quan, xí nghiệp, nhà máy sau khi giải thể, cổ phần hóa hoặc di dời. Ví dụ như : khu nhà
máy bóng đèn, phích nước, cao su sao vàng, Xí nghiệp dệt mùa đông…. Đồng thời, hầu
hết trên các trục đường lớn mới mở, hàng loạt các khu nhà ở mới với quy mô lớn- tổ chức
đồng bộ : các không gian ở , các dịch vụ công cộng, giải trí, thể thao...v…v
Theo thời gian, do nhu cầu của người sử dụng, sự văn minh đô thị, sự phát triển của khoa
học công nghệ, sức hút của sự cạnh tranh…v…v…Các CCCT tại Hà Nội luôn không

ngừng được hoàn thiện, ngày càng trở nên cải tiến, hoàn hảo về: Cơ cấu căn hộ, các dịch
vụ công cộng, tổ chức không gian xanh, an toàn sự cố, hình thức kiến trúc…v…v…
Tuy nhiên, tới thời điểm này, hầu hết phần mái của các CCCT tại Hà Nội vẫn chưa được
các nhà chuyên môn nghiên cứu thiết kế cũng như chủ đầu tư chủ trương khai thác sử
dụng. Hiện tại mái các CCCT chủ yếu đơn thuần đặt các hệ thông thoát nước, các thiết bị


2

kỹ thuật, các không gian phụ trợ, hệ thống kho…
Với CCCT thì mái với vai trò là lớp vỏ ở trên, che chắn những tác động xấu của điều kiện
tự nhiên, môi trường, nhưng đồng thời lại là mặt đất thứ 2: Một không gian sẽ tăng màu
xanh, tăng các chức năng sử dụng, tăng hiệu quả thẩm mỹ. Đặc biệt tại nơi có cảnh quan
kiến trúc đẹp như khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội, môi trường tự nhiên cũng như cảnh quan
với nhiều công trình di tích có giá trị lịch sử, nghệ thuật- tôn giáo tín ngưỡng, cần được
bảo tồn và phát huy giá trị, đặc biệt gắn liền với Hồ Tây là vùng cảnh quan nổi tiếng và
lâu đời của Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu các thành phần tạo lập, cũng như đề xuất ra các giải pháp khai thác,
sử dụng mái các CCCT ven khu vực Hồ Tây là cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp
một phần lý thuyết và lý luận về khai thác sử dụng thành phần mái nhằm tăng giá trị các
công trình chung cư tại khu vực ven Hồ Tây nói riêng và cho Hà Nội – Việt Nam nói
chung.
Mục đích nghiên cứu:
- Từ đặc điểm sử dụng của thể loại công trình CCCT, là tổ hợp nơi ở và sinh hoạt
của người dân được cấu trúc theo phương đứng, nên rất thiếu những không gian hoạt
động cộng đồng. Việc khai thác sử dụng mái ( mặt đất thứ 2 ) là rất cần thiết; nhất là
những công trình CCCT được tọa lạc ở vị trí có cảnh quan đẹp, tầm nhìn rộng lớn;
khoáng đạt như khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội.
- Với vị trí và những đặc điểm cụ thể của từng khu vực; tương đồng với các dạng
cấu trúc CCCT, theo quy hoạch mới hay xây xen sẽ nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra

những giải pháp tổ chức không gian kiến trúc mái các CCCT phù hợp với công năng sử
dụng; yêu cầu kỹ thuật sử dụng vật liệu, tổ chức không gian xanh….. Và tạo một bước đột
phá về mặt tạo hình kiến trúc nhằm góp phần gia tăng giá trị (cả về nội dung công năng và
hình thức kiến trúc) tại các CCCT tại khu vực ven Hồ Tây Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:


3

- Cấu trúc thành phần mái của các CCCT tại khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội.
+ Các chức năng sử dụng
+ Các giải pháp kĩ thuật
+ Các giải pháp tổ chức không gian
+ Các hình thức kiến trúc mái phù hợp với công năng kỹ thuật và các vị trí
trong quy hoạch ven Hồ Tây - Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Thành phần không gian mái của các công trình CCCT tại khu vực ven hồ tây- Hà
Nội, cả xây xen và trong khu đô thị mới (Tuy nhiên được kết nối với các phần dưới
và của cả công trình)
- Các CCCT có vị trí xây dựng tại khu vực ven Hồ Tây – HN. Cả xây xen lẫn trong
khu quy hoạch mới. Quận Tây Hồ được chia làm 10 phường, trong đó 6 phường
nằm ven Hồ Tây và 4 phường nằm giãn cách với Hồ Tây.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng
- Thu thập các kết quả nghiên cứu, mẫu thiết kế, điều tra, khảo sát và đánh giá hiện
trạng, thực tiễn đã thiết kế, xây dựng và sử dụng không gian mái các công trình
chung cư tại Hà Nội nói chung và ven Hồ Tây nói riêng.
- Thu thập các tài liệu lý thuyết, sách báo đã xuất bản về công nghệ xanh và tổ chức
không gian mái công trình chung cư.

 Phương pháp tổng hợp
- Phân tích đánh giá các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin, dữ liệu.
- Phân tích và tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan để đề xuất các giải pháp
chuyên môn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
 Ý nghĩa khoa học:


4

Đề tài hướng tới sự quan tâm khai thấc sử dụng mái các CCCT nói chung và đặc biệt
những khu vực có cảnh quan đẹp, tầm nhìn rộng như vị trí xung quanh khu vực Hồ Tây
nói riêng.
Xác định thành phần mái CCCT có vai trò là điểm nhấn sinh động, hấp dẫn, có tính đột
phá cho thể loại công trình mà vống dĩ phần thân nhà chỉ có một dạng thức là ban công và
ô cửa quen thuộc buồn tẻ. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các dạng thức cấu trúc cơ bản về
tổ chức không gian kiến trúc mái CCCT khác nhau, phù hợp với từng vị trí ven Hồ Tây là
tài liệu tham khảo; một bước đi mới nhằm tiếp tục phát triển và hoàn thiện CCCT ở Hà
Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Tăng giá trị CCCT tại khu vực ven Hồ Tây – Hà Nội.
- Tăng giá trị thẩm mỹ của thể loại kiến trúc CCCT qua diện mạo mái.
- Khai thác giá trị môi trường và cảnh quan đặc sắc khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội.
 Một số khái niệm (thuật ngữ):
- Công trình chung cư cao tầng ( CCCT): là nhà có nhiều tầng, từ 2 tầng trở lên với
nhiều căn hộ riêng biệt nhau và có lối cầu thang lên xuống chung nhau. [2, 3]
- Không gian mái công trình chung cư: Không gian phía trên cùng bao che công
trình,trực tiếp chịu ảnh hưởng của khí hậu, mưa, nắng…. được cấu tạo để có khả
năng chống thấm, cách nhiệt, là nơi lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật, tham gia vào

hình thức kiến trúc bên ngoài nhà, đóng vai trò thoát hiểm khi gặp sự cố và có thể
có chức năng dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí... tùy theo mục đích thiết kế.
- Tổ chức không gian mái công trình chung cư: Tổ hợp liên kết một cách toàn diện
các chức năng của mái như bao che công trình ngăn mưa nắng, kỹ thuật tòa nhà,
tạo hình kiến trúc mặt ngoài, thoát hiểm khi cần thiết và các tiện ích sử dụng khác
để tạo nên công trình thống nhất về công năng sử dụng và hình thức kiến trúc.
- Công trình xanh: Công trình xanh là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời của


5

nó, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giai đoạn
sử dụng, vận hành, cho đến giai đoạn sửa chữa, nâng cấp, tái sử dụng, đều đạt
được hiệu quả cao và tiết kiệm sử dụng năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu và
giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh,
sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất và tạo ra điều kiện sống tốt nhất
cho người sử dụng. [5]
Giá trị của công trình xanh được đánh giá dựa trên cơ sở của các hệ thống đánh giá sau:
1. Hệ thống chứng nhận LOTUS – Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam
2. Hệ thống chứng nhận KIẾN TRÚC XANH VIỆT NAM – Hội KTS Việt Nam
3. Hệ thống chứng nhận EDGE – IFC / Ngân hàng Thế giới
4. Hệ thống chứng nhận LEED – Hoa Kỳ
- Công nghệ xanh: Là công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ
thống được dùng để bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu
cực từ hoạt động của con người. [3]
- Khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội: là một phạm trù có tính tương đối. Khu vực ven Hồ
Tây ở đây là để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, mà cụ thể là vị trí Hồ Tây có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác sử dụng kiến trúc không gian mái các công trình
CCCT được tọa lạc trên đó; CCCT từ 30 đến 50 tầng có độ cao trung bình từ 120
tới 150 m vậy khoảng cách của các vị trí kiến trúc CCCT ảnh hưởng đến Hồ Tây (

điểm nhìn, tầm nhìn, môi trường tự nhiên ) sẽ được giới hạn từ 3 đến 5km.
 Cấu trúc luận văn:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian mái CCCT tại khu vực ven Hồ TâyHà Nội
+ Chương 2: Cơ sở khoa học và những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian
mái CCCT tại khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội.
+ Chương 3: Tổ chức không gian mái CCCT tại khu vực ven Hồ Tây- Hà Nội.


6

- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MÁI
CHUNG CƯ CAO TẦNG (CCCT) TẠI KHU VỰC VEN HỒ TÂY-HÀ NỘI


7

Các khái niệm trong luận văn
 Khái niệm chung về chung cư cao tầng [2]
Chung cư là loại nhà ở có nhiều căn hộ khép kín ( tức là bảo đảm người ở thực hiện mọi
hoạt động riêng tư trong đó) có không gian sử dụng chung như hành lang, cầu thang,
thang máy… và các tiện ích chung như hệ thồng điện nước, thoát nước, điện thoại, các
không gian công cộng…v...v
- Chung cư ít nhất có 2 tầng. Tại Hội nghị quốc tế về Kiến trúc năm 1972, nhà cao
tầng (cao ốc) được phân thành 4 loại như sau:

+Nhà cao tầng loại 1:

9~16 tầng ( cao nhất không quá 50 m).

+Nhà cao tầng loại 2: 17~25 tầng ( cao nhất không quá 75 m).
+Nhà cao tầng loại 3: 26~40 tầng ( cao nhất không quá 100 m).
+Nhà cao tầng loại 4:

> 40 tầng ( cao hơn 100 m).

- Về mặt sử dụng, chung cư cao ốc có 3 loại hình:
Cao ốc chỉ có căn hộ (chung cư đơn thuần).
Cao ốc hỗn hợp: mấy tầng dưới mở rộng làm cửa hàng, các tầng trên hình tháp gồm
các căn hộ.
Cao ốc đa năng: gồm có cửa hàng, chung cư và căn hộ.
 Thành phần cấu trúc mái chung cư cao tầng
Giới thiệu loại hình kiến trúc chung cư cao tầng
- Theo hình dạng mặt bằng : gồm dạng hành lang, dạng tháp độc lập, dạng đơn
nguyên (đơn nguyên độc lập, đơn nguyên ghép), dạng kết hợp giữa đơn nguyên và
hành lang.


8

- Thành phần thứ tự theo chiều cao gồm có : Tầng mặt đất ( nới tiếp cận, đón tiếp,
….), tầng hầm ( gara, đường ống kĩ thuật, …), tầng hoạt động công cộng ( khu
dịch vụ thương mại, dịch vụ giải trí,….) , tầng kỹ thuật ( hệ thống cung cấp năng
lượng, cấp thoát nước ….), tầng ở ( gồm các căn hộ khép kín ), tầng mái ( mái che,
kĩ thuật thông tin, điều hòa, thoát hiểm, hoạt động công cộng,…..).
- Theo công năng: chung cư cao tầng đơn năng, chung cư cao tầng đa năng (có kết

hợp với thương mại, dịch vụ, hội nghị, CCCT, chung cư khách sạn condotel,....)
Không gian mái của các công trình chung cư nhiều tầng tại khu vực ven Hồ Tây, Hà
Nội bao gồm các thành phần sau:
- Thành phần trang thiết bị kỹ thuật tòa nhà: thang máy, buồng máy của thang máy,
khu kỹ thuật điện, nước, điều hòa thông gió, thiết bị viễn thông, v.v.
- Thành phần phụ phục vụ cho tòa nhà (sảnh phụ, thang thoát hiểm, phòng nhân
viên, kho, v.v.).
- Thành phần trang trí/ quảng cáo: hệ bao che tạo thẩm mỹ cho mái hoặc để lắp đặt
biển quảng cáo.
- Thành phần dịch vụ, thương mại, nghỉ ngơi, giải trí.


9

Hình 1.1. Cấu trúc thành phần mái CCCT
1.1. Sơ lược tình hình phát triển và thực tế các chung cư cao tầng tại Hà Nội
 Tình hình phát triển và quá trình hoàn thiện CCCT tại Hà Nội [4, 5, 7]
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển chính của CCCT tại Việt Nam

Thời kì bao cấp ( trước 1987) có thể nói là thời kỳ thiết kế và xây dựng những
loại nhà ở điển hình thấp tầng trong các đô thị không chỉ của nước ta mà còn của hầu hết
các nước trong thế giới thứ ba. Nhà ở xây dựng trong các thành phố lúc bấy giờ, hầu như
hoàn toàn bằng vốn ngân sách và do Nhà nước quản lý, phân phối hoặc cho nhân dân thuê
với giá thấp, có tính danh nghĩa.
Trong một thời gian nhất định, việc thiết kế và xây dựng những loại nhà ở điển hình
thấp tầng là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung về kinh tế – xã hội của đất nước và
thoả mãn được nhu cầu nhà ở của nhân dân. Trong thực tế phần lớn các loại nhà ở được
xây dựng trong giai đoạn này là nhà hành lang bên hay nhà phân đoạn cao 4-5 tầng. Các
“căn hộ” chỉ có 1, 2 hoặc cùng lắm là 3 phòng ở. Do điều kiện ở rất khó khăn, nhiều gia
đình phải dùng chung các khu phụ; không có các không gian riêng cho sinh hoạt đặc thù

của các thành viên trong gia đình… Điều này dẫn đến sự suy thoái các chuẩn mực đạo


×