Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát hoạt động điều soát thuốc của dược sĩ lâm sàng trên bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
THUỐC CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRÊN
BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CÓ KẾ
HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI- 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
MSV: 1401286

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
THUỐC CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CÓ
KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn
1. PGS. TS Phạm Thị Thuý Vân
2. ThS. DS Nguyễn Huy Khiêm
Nơi thực hiện


1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban Giám hiệu nhà trường,
các thầy cô trong bộ môn Dược lâm sàng đã nhiệt tình giúp đỡ, giảng dạy, hướng dẫn
em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm Thị Thúy
Vân – giảng viên bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà Nội và Ths. Ds Nguyễn
Huy Khiêm – phòng Dược lâm sàng – khoa Dược bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
Times City là những người đã tận tình chỉ dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cùng anh chị phòng Dược lâm sàng – khoa
Dược bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City đã động viên, giúp đỡ, chỉ dẫn,
chia sẻ kiến thức, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa nội
trú Ngoại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã tạo điều kiện cho em được
thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã cùng chia
sẻ những khó khăn cùng em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Huyền



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về hoạt động điều soát thuốc................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa điều soát thuốc .............................................................................. 3

1.1.2. Các bước tiến hành điều soát thuốc ................................................................. 4
1.1.3. Đối tượng bệnh nhân cần được điều soát thuốc .............................................. 6
1.1.4. Các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc ................................ 7
1.1.5. Ý nghĩa của hoạt động điều soát thuốc ............................................................ 9
1.1.6. Rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục ........................ 11
1.2. Điểu soát thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật: ............................................................ 13
1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật .. 13
1.2.2. Kế hoạch sử dụng một số thuốc điều trị bệnh mạn tính trước phẫu thuật ..... 14
1.2.3. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân
phẫu thuật ................................................................................................................... 16
1.3. Tình hình hoạt động điều soát thuốc tại khoa Nội trú Ngoại tại bệnh viện Vinmec
Times City ...................................................................................................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 21
2.1. Nghiên cứu về hoạt động điều soát thuốc ............................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 21
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Khảo sát quan điểm của nhân viên y tế về hoạt động tiền sử sử dụng thuốc được
thực hiện bởi DSLS ........................................................................................................ 26


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 26

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.3. Phương pháp xử lí số liệu........................................................................................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 28
3.1. Hoạt động phỏng vấn tiền sử sử dụng thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch
của DSLS........................................................................................................................ 28
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ............... 28
3.1.2. Đặc điểm về thời gian phỏng vấn tiền sử dùng thuốc của dược sĩ lâm sàng 29
3.1.3. Đặc điểm về thông tin khai thác được thông qua hoạt động phỏng vấn tiền sử
dùng thuốc của dược sĩ lâm sàng ............................................................................... 29
3.2. Phân tích hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS tới vấn đề điều trị các
bệnh lý mạn tính của BN ................................................................................................ 34
3.2.1. Phân tích hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS đến chế độ dùng
thuốc trước phẫu thuật ............................................................................................... 34
3.2.2. Phân tích hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS đến chế độ dùng
thuốc sau phẫu thuật .................................................................................................. 38
3.3. Khảo sát quan điểm của nhân viên y tế khoa Nội trú Ngoại về hoạt động phỏng
vấn tiền sử sử dụng thuốc của dược sĩ lâm sàng ............................................................ 41
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................................. 44
4.1. Bàn luận về hoạt động phỏng vấn tiền sử sử dụng thuốc điều trị bệnh lý mạn tính
trên bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch của DSLS ......................................................... 44
4.1.1. Về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ....................................................... 44
4.1.2. Về hoạt động khai thác tiền sử sử dụng thuốc điều trị bệnh lý mạn tính trên
bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch của DSLS............................................................ 44


4.2. Bàn luận về ảnh hưởng của hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS tới vấn
đề điều trị các bệnh lý mạn tính của bệnh nhân ............................................................. 46
4.2.1. Bàn luận về hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS đến chế độ dùng

thuốc trước phẫu thuật ............................................................................................... 46
4.2.2. Bàn luận về hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS đến chế độ dùng
thuốc sau phẫu thuật .................................................................................................. 48
4.3. Bàn luận về ý kiến của nhân viên y tế khoa Nội trú Ngoại về hoạt động điều soát
thuốc của dược sĩ lâm sàng ............................................................................................ 49
4.4. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu ......................................................................... 50
4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu ................................................................................ 50
4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................. 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASHP

Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacist)

BN

Bệnh nhân

BPMH

Tiền sử dùng thuốc có thể khai thác được đầy đủ nhất (Best Possible
Medication History)

BPMHP

Kế hoạch dùng thuốc khi xuất viện (Best Possible Medication

Discharged Plan)

BV ĐKQT

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế

DSLS

Dược sĩ lâm sàng

ĐST

Điều soát thuốc

IHI

Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare
Improvement)

NICE

Trung tâm quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Institute for Health
and Care Excellence)

TCLC

Tiêu chuẩn lựa chọn

TCLT


Tiêu chuẩn loại trừ

THA

Tăng huyết áp

TJC

The Joint Commission

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu .............................................. 28
Bảng 3.2. Đặc điểm về thời gian phỏng vấn tiền sử sử dụng thuốc của DSLS ............. 29
Bảng 3.3. Đặc điểm các thuốc bệnh nhân hiện sử dụng trước phẫu thuật ..................... 31
Bảng 3.4. Phân loại nhóm thuốc bệnh nhân đang sử dụng ............................................ 32
Bảng 3.5. Tiền sử dị ứng thuốc và phản ứng có hại của thuốc ghi nhận được .............. 34
Bảng 3.6. Số bệnh nhân được DSLS thực hiện khai thác tiền sử sử dụng thuốc tại phòng
khám và khoa Nội trú Ngoại. ......................................................................................... 35
Bảng 3.7. Số lượng thuốc điều trị bệnh mạn tính được DSLS khai thác tại 2 thời điểm
trước phẫu thuật.............................................................................................................. 36
Bảng 3.8. Số lượng thuốc điều trị bệnh mạn tính được sử dụng trước phẫu thuật phù hợp
(phân loại theo nhóm thuốc) .......................................................................................... 37
Bảng 3.9. Mức độ tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính trước phẫu thuật
(phân loại theo kế hoạch dùng thuốc trước phẫu thuật) ................................................. 38

Bảng 3.10. Chế độ dùng thuốc điều trị bệnh lý mạn tính sau phẫu thuật ...................... 39
Bảng 3.11. Số lượng các khác biệt trong chế độ dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính .... 40
Bảng 3.12. Quan điểm của nhân viên y tế về hoạt động khai thác tiền sử dùng thuốc của
DSLS .............................................................................................................................. 42

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Quy trình phối hợp đánh giá và sử dụng thuốc cho người bệnh trước phẫu thuật
có kế hoạch ..................................................................................................................... 19
Hình 2-1. Sơ đồ lấy mẫu nghiên cứu ............................................................................. 22
Hình 2-2. Số lượng bệnh nhân được đánh giá sử dụng thuốc trước phẫu thuật ............ 24
Hình 2-3. Số lượng bệnh nhân được đánh giá sử dụng thuốc sau phẫu thuật................ 25



ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều soát thuốc (Medication Reconciliation) là hoạt động thu thập thông tin chính xác
về tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân, tiền sử dị ứng và các phản ứng bất lợi của thuốc,
sau đó sử dụng thông tin này nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả khi bệnh
nhân được chuyển đổi giữa các khoa phòng, khi nhập viện hoặc chuyển viện. Hoạt động
này giúp xác định các khác biệt về thuốc không chủ ý và đã được chứng minh có thể giảm
thiểu nguy cơ sai sót thuốc trong quá trình điều trị [38]. Với đối tượng bệnh nhân phẫu
thuật, việc khai thác tiền sử dùng thuốc chính xác và chi tiết của bệnh nhân cũng rất quan
trọng do một số thuốc người bệnh đang sử dụng có thể gây rủi ro, tai biến trong quá trình
phẫu thuật hoặc làm trì hoãn phẫu thuật [29]. Việc quản lý, tiếp nối điều trị các bệnh lý mắc
kèm của bệnh nhân sau phẫu thuật cũng có thể gặp khó khăn với trường hợp bệnh nhân
chưa thể sử dụng thuốc đường uống trong thời gian hậu phẫu.
Điều soát thuốc được đánh giá là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả cán bộ y tế, là
một hoạt động thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa nhằm đảm bảo an toàn trong chăm sóc
bệnh nhân và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, điều soát thuốc được tiến hành ở
nhiều quốc gia và có hướng dẫn quy trình thực hiện như ở Canada, Australia, Anh, Mỹ,

New Zealand,… [43].
Tại Việt Nam, khai thác tiền sử dùng thuốc là nhiệm vụ thường quy của bác sĩ và
điều dưỡng trong khi dược sĩ lâm sàng (DSLS) hầu như không tham gia vào hoạt động này.
Nhiệm vụ này của dược sỹ lâm sàng đã được quy định cụ thể trong thông tư 31/2012/TTBYT [1] nhưng chưa được triển khai rộng rãi do thiếu nhân lực. Với mục tiêu nâng cao chất
lượng dịch vụ điều trị cũng như đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, đặc biệt trên đối tượng
bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, khoa Dược bước
đầu triển khai hoạt động điều soát thuốc được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng tại khoa Nội
trú Ngoại trên bệnh nhân phẫu thuật từ tháng 4/2018.
Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Khảo sát hoạt động điều soát
thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Times City” như bước đầu tiên đánh giá vai trò hoạt động điều soát thuốc và giá trị mà nó
mang lại đối với hệ thống y tế và người bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành khảo sát
1


quan điểm của nhân viên y tế về việc triển khai hoạt động này do DSLS đảm nhiệm. Đề tài
được thực hiện với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả hoạt động khai thác tiền sử sử dụng thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật có kế
hoạch của DSLS.
2. Phân tích hoạt động điều soát thuốc thực hiện bởi DSLS tới vấn đề điều trị các
bệnh lý mạn tính của bệnh nhân.
3. Khảo sát quan điểm của nhân viên y tế tại khoa Nội trú Ngoại Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Vinmec Times City về hoạt động phỏng vấn tiền sử sử dụng thuốc của
DSLS.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động điều soát thuốc

1.1.1. Định nghĩa điều soát thuốc
Điều soát thuốc (Medication reconciliation) được đồng thuận là một phần quan trọng
trong đảm bảo an toàn sử dụng thuốc bởi nhiều tổ chức trên thế giới như The Joint
Commission (TJC), Viện Chăm sóc và Cải thiện sức khỏe (Institute for Healthcare
Improvement - IHI) và Tổ chức Y tế Thế giới - WHO [3]. Tuy nhiên, định nghĩa về điều
soát thuốc có sự khác biệt giữa các hướng dẫn mà các tổ chức ban hành.
Năm 2006, The Joint Commission (TJC) định nghĩa điều soát thuốc là hoạt động so
sánh đơn thuốc mới kê của bệnh nhân so với thuốc bệnh nhân đang sử dụng [14]. Năm
2008, TJC công nhận tầm quan trọng của điều soát thuốc và biến nó trở thành một yêu cầu
khi kiểm định bệnh viện và điều soát thuốc được miêu tả như tiến trình thu thập thông tin
một các đầy đủ và chính xác về thuốc bệnh nhân đang dùng ở nhà bao gồm tên, liều dùng,
tần suất sử dụng, đường dùng và so sánh với đơn thuốc mới được bác sĩ kê khi bệnh nhân
nhập viện, chuyển khoa phòng và/ hoặc ra viện [46].
Năm 2012, Ủy ban Chất lượng và An toàn sức khỏe New Zealand (Health Quality
& Safety Commission New Zealand) đã bổ sung quá trình thu thập thông tin về dị ứng và
phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Reactions - ADRs) vào định nghĩa điều soát
thuốc và sử dụng thông tin này trong suốt quá trình điều trị sau đó nhằm đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn và hiệu quả. Điều soát thuốc được coi là một tiến trình khoa học dựa trên
bằng chứng, có vai trò trong việc giảm thiểu các sai sót do thông tin, tối ưu hóa quá trình
sử dụng thuốc, giảm sự khác biệt có khả năng gây ra sai sót và/ hoặc có hại cho bệnh nhân
[13].
Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong dự án “The High 5s” đã định nghĩa:
“Điều soát thuốc là một hoạt động thường quy của nhân viên y tế xuyên suốt cùng quá trình
điều trị của người bệnh, giúp bàn giao đầy đủ và chính xác thông tin về sử dụng thuốc của
người bệnh khi người bệnh chuyển giao vị trí điều trị, chăm sóc” [44]. WHO và các chuyên
gia hiện đang thiết kế dự án để thực hiện hoạt động này ở nhiều quốc gia và đưa vào chính
sách chăm sóc sức khỏe của họ [28].

3



Hiện tại, chưa có thuật ngữ Tiếng Việt chính xác cho khái niệm “Medication
reconciliation” nên thuật ngữ “Điều soát thuốc” đang tạm được sử dụng trong các nghiên
cứu về lĩnh vực này tại Việt Nam.
1.1.2. Các bước tiến hành điều soát thuốc
Năm 2007, trong dự án “ The High 5s”, WHO đã xây dựng, thử nghiệm, điều chỉnh
và đưa vào quy trình điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú và cụ thể hóa cho 3
thời điểm: khi nhập viện, khi bệnh nhân chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, khi bệnh
nhân ra viện [44]. Khi nhập viện, bệnh nhân cần được thực hiện điều soát thuốc trong vòng
24 giờ đầu [34]. Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Thu thập tiền sử sử dụng thuốc tốt nhất của bệnh nhân (Best Possible
Medication History- BPMH)
Tiền sử sử dụng thuốc tốt nhất- BPMH (bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không
được kê đơn) cần được khai thác đầy đủ, chi tiết nhất bởi nhân viên y tế bằng cách sử dụng
các nguồn thông tin khác nhau gồm: phỏng vấn người bệnh và/ hoặc người thân, xem xét
đơn thuốc, hồ sơ bệnh án trước đây của bệnh nhân,… Thông thường, hoạt động này chuyên
sâu hơn so với bước khai thác tiền sử ban đầu [43].
Các thuốc cần ghi nhận khi thu thập tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân bao gồm
[43]:
 Các thuốc bệnh nhân đang sử dụng theo đơn của bác sĩ
 Các thuốc kê đơn bệnh nhân đang sử dụng mà không có đơn của bác sỹ
 Các thuốc không cần kê đơn (OTC) bệnh nhân đang sử dụng
 Các thuốc dược liệu, hoặc thuốc bổ
 Các thuốc kích thích, gây nghiện
 Các thuốc dùng khi cần
Các thông tin về thuốc cần thu thập bao gồm: tên thuốc (tên biệt dược gốc hoặc tên thuốc
generic), liều dùng, tần suất dùng thuốc, đường dùng [43].
Theo hướng dẫn của Ủy ban Chất lượng và An toàn sức khỏe New Zealand, cần bổ
sung thêm hoạt động khai thác thông tin về tiền sử dị ứng và phản ứng bất lợi - ADR. Trong
đó, các phản ứng dị ứng và phản ứng bất lợi cần có tên thuốc gây ra dị ứng, dạng dùng,


4


biểu hiện dị ứng, mức độ nghiêm trọng, thời gian khởi phát và nguồn cung cấp thông tin
này [13].
Trong trường hợp bệnh nhân không thể tham gia phỏng vấn, cần sử dụng những
nguồn thông tin khác để thu thập tiền sử sử dụng thuốc hoặc làm rõ thông tin khác biệt. Tuy
nhiên các nguồn thông tin khác không bao giờ thay thế hoàn toàn cho việc phỏng vấn bệnh
nhân hoặc/ và người nhà [44]. Trong quá trình thu thập thông tin về tiền sử dùng thuốc, nên
thu thập các thông tin mới nhất và từ các nguồn tin cậy nhất. Người thực hiện nên ghi ngày
thực hiện vào biểu mẫu thông tin và nguồn thông tin [11].
Bước 2: Xác minh và ghi nhận BPMH thu thập được vào hồ sơ bệnh án
Thông tin về tiền sử sử dụng thuốc thu thập nên được xác minh lại thông qua các
nguồn thông tin sau [44]:
 Dược sĩ, bác sĩ cộng đồng và/ hoặc người chăm sóc.
 Vỏ hộp thuốc của bệnh nhân
 Đơn thuốc của bệnh nhân
 Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế
 Hồ sơ bệnh án cũ
Trong trường hợp bệnh nhân mang thuốc vào viện hoặc mang theo đơn, nhân viên
y tế cần đánh giá, trao đổi với người bệnh để hạn chế các sai sót như [21]:
 Bệnh nhân không mang đầy đủ các thuốc hiện đang sử dụng
 Liều thực tế bệnh nhân đang dùng có thể khác với liều được bác sĩ kê/ hoặc trên
nhãn thuốc cấp phát do bệnh nhân không tuân thủ điều trị
 Bệnh nhân mang nhầm thuốc
 Bệnh nhân không sử dụng tất cả thuốc trong đơn (có thể dựa vào ngày cấp phát để
đánh giá mức độ tuân thủ điều trị)
Bước 3: Điều soát thuốc khi bệnh nhân nhập viện
Đây là hoạt động đối chiếu giữa thông tin BPMH thu thập được với đơn thuốc bác

sỹ dự định hoặc đã kê đơn khi bệnh nhân nhập viện để phát hiện và giải quyết những khác
biệt (discrepancies) nếu có. Nhìn chung, có thể tiến hành bước điều soát thuốc theo mô hình
chủ động (proactive), hoặc mô hình hồi cứu (retroactive model), hoặc kết hợp cả 2 mô hình
trên [43]:
5


 Mô hình chủ động: hoạt động thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân diễn ra
trước khi đơn thuốc được kê, do đó thông tin BPMH sẽ được bác sỹ điều trị sử dụng
khi ra y lệnh cho bệnh nhân.
 Mô hình hồi cứu: bệnh nhân đã được kê đơn trước khi hoạt động khai thác BPMH
được diễn ra. Việc so sánh tiền sử sử dụng thuốc và đơn thuốc mới của bệnh nhân
nhằm phát hiện những khác biệt và trao đổi với bác sĩ kê đơn nếu cần thiết. Hoạt
động này nên thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện để giải quyết những
nguy cơ tiềm tàng sớm nhất có thể.
 Trong trường hợp không đủ nhân lực khai thác tiền sử sử dụng thuốc, tình trạng sức
khoẻ hoặc chế độ dùng thuốc của bệnh nhân phức tạp hay chưa hoàn thành thông tin
về tiền sử dùng thuốc trước khi kê đơn, bệnh nhân cần được điều soát lại thông tin
giữa đơn mới và tiền sử dùng thuốc trong vòng 24 giờ.
Khác biệt giữa đơn thuốc mới khi nhập viện và BPMH có thể được phân loại như
sau [44]:
 Khác biệt có chủ ý nhưng không ghi lại: sự khác biệt do bác sỹ điều trị chủ định thực
hiện, bao gồm: thêm, thay đổi hoặc dừng thuốc tuy nhiên quyết định này không được
ghi lại rõ ràng trong hồ sơ bệnh án.
 Khác biệt không có chủ ý: sự khác biệt không do bác sỹ chủ định thay đổi.
Bước 4. Bàn giao kế hoạch sử dụng thuốc khi ra viện
Khi bệnh nhân có dự kiến ra viện/chuyển vị trí chăm sóc, cần lên kế hoạch sử dụng
thuốc tiếp cho bệnh nhân sau khi ra viện nếu có thể, sau đó trao đổi kế hoạch này với bệnh
nhân, cũng như bàn giao cho nhân viên y tế cộng đồng hoặc cơ sở y tế chăm sóc bệnh nhân
tiếp sau [44].

1.1.3. Đối tượng bệnh nhân cần được điều soát thuốc
Khi xác định bệnh nhân cần được điều soát, với nguồn lực có hạn và nhu cầu điều
soát thuốc liên tục, bệnh viện cần phải xác định đối tượng ưu tiên để tối ưu lợi ích từ việc
điều soát. Điểm khó khăn là các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng bệnh nhân ưu tiên vẫn
chưa thực sự rõ ràng. Một số tác giả đã đề xuất đối tượng bệnh nhân cần điều soát như sau
[20], [5]:
6


-

Người cao tuổi (trên 65)

-

Bệnh nhân dùng 5 thuốc trở lên hoặc hơn 12 liều thuốc mỗi ngày

-

Bệnh nhân có những thay đổi điều trị quan trọng trong vòng 3 tháng gần đây

-

Bệnh nhân sử dụng thuốc từ nhiều người kê đơn

-

Đối tượng có nguy cơ cao như nhập viện thường xuyên, bệnh nhân sử dụng thuốc
cảnh báo cao và có bệnh mạn tính thay đổi thuốc thường xuyên


-

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận

-

Bệnh nhân có chuyển đổi khoa phòng điều trị

-

Bệnh nhân nhập viện do phản ứng có hại của thuốc

-

Bệnh nhân tái nhập viện trong vòng 4 tuần

-

Bệnh nhân gặp khó khăn sử dụng thuốc do vấn đề ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,
suy giảm thị lực
Tuy nhiên, khi chỉ tập trung rà soát các bệnh nhân nguy cơ cao, có thể dẫn đến việc

bỏ qua một số bệnh nhân. Các bệnh nhân này có thể đối mặt với nhiều nguy cơ sai sót thuốc
hơn cũng như nguy cơ tái nhập viện do những thay đổi trong đơn thuốc khi ra viện. Với tất
cả lí do trên, tổ chức Kiểm định Sức khoẻ Canada (Accreditation Canada) đề xuất nên thực
hiện điều soát thuốc trên tất cả bệnh nhân nhập viện [20].
1.1.4. Các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc
1.1.4.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng
Theo Hội Dược sĩ Hoa Kỳ (ASHP - American Society of Health-System
Pharmacists) năm 2013, dược sĩ nên giữ vai trò quan trọng trong hoạt động điều soát thuốc

[35]. So với các nhân viên y tế khác (bác sỹ, điều dưỡng), dược sĩ được đào tạo chuyên sâu
hơn về các vấn đề liên quan đến thuốc; thuốc cũng là mục tiêu ưu tiên quan tâm của dược
sĩ khi đánh giá một bệnh nhân trong khi bác sỹ còn cần thực hiện nhiều vai trò khác (khai
thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng, ra chỉ định xét nghiệm cần thiết, …). Trong một số
trường hợp, bệnh nhân không thể cung cấp đầy đủ thông tin về các thuốc đang sử dụng
ngay từ khi bác sỹ thăm khám bởi các áp lực tâm lí khi nhập viện [21]. Do đó, hoạt động
điều soát thuốc thực hiện bởi dược sĩ thường đầy đủ, chính xác hơn và đem lại những lợi
ích đáng kể về chi phí – hiệu quả [20]. Todd A. Reeder và Alan Mutnick đã công bố một
nghiên cứu so sánh việc khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân thực hiện bởi dược sĩ
7


lâm sàng và bác sĩ. Kết quả cho thấy, trên 55 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, số lượng
thuốc khai thác bởi dược sĩ là 614 thuốc so với 556 thuốc được xác định bởi bác sĩ (p <
0,001). Trên 35 bệnh nhân được dược sĩ thực hiện điều soát thuốc, 161 khác biệt so với đơn
thuốc của bác sỹ đã được phát hiện, trong đó 111 (69 %) khác biệt đã được sửa chữa sau
khi được trao đổi, can thiệp bởi dược sĩ [37]. Một nghiên cứu được thực hiện tại đại học
Khoa học Y tế Oregon (Oregon Health and Science University - OHSU) đã chỉ rằng, điều
soát thuốc được thực hiện bởi dược sĩ làm giảm tỉ lệ tái nhập viện. Những khoa có sự tham
gia của dược sĩ lâm sàng giảm 9,3% tỉ lệ tái nhập viện trong khi các khoa còn lại tăng 8,5%
[45] . Nghiên cứu của Bond and Raehl năm 2007 cho thấy sự tham gia của dược sĩ khi điều
soát thuốc trên bệnh nhân nhập viện đã làm giảm khoảng 108 trường hợp tử vong trên mỗi
bệnh viện trong 1 năm [7] . Bên cạnh đó, dược sĩ phù hợp với việc xác định tiền sử dị ứng
của bệnh nhân. Thời gian từ khi nhập viện đến lúc phát hiện vấn đề dị ứng giảm đi khi có
sự tham gia của dược sĩ đồng thời giảm thời gian chuẩn bị và cấp phát thuốc cho bệnh nhân
[30].
Tuy nhiên cũng có những vấn đề cần cân nhắc khi hoạt động điều soát thuốc được
giao trách nhiệm chính cho dược sĩ thực hiện. Nhiều khoa phòng không có dược sĩ phụ
trách chuyên môn riêng, có mặt 24/7 để đảm bảo thông tin về chế độ dùng thuốc của bệnh
nhân được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, một số bệnh viện ưu tiên thực hiện điều soát

thuốc trên một số đối tượng đặc biệt. Mặt khác, khi dược sĩ giữ vai trò chính trong hoạt
động, sự tham gia của các nhân viên y tế khác sẽ giảm đi và ảnh hưởng đến sự phối hợp
giữa các thành viên trong nhóm thực hiện [20].
1.1.4.2. Vai trò của nhân viên y tế khác
Điều soát thuốc được thực hiện nhờ sự phối hợp của các nhân viên y tế gồm dược
sĩ, bác sĩ và điều dưỡng, những người chịu trách nhiệm kê đơn, cấp phát và đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn trên bệnh nhân [2]. Tuy nhiên, theo thực hành thường quy trước đây,
việc khai thác tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân thường chỉ do bác sỹ thực hiện khi tiến
hành thăm khám ban đầu [21] nhưng thông tin thu được ban đầu này thường không hoàn
toàn đầy đủ, chi tiết và chính xác. Gần đây, hoạt động điều soát thuốc tại bệnh viện được
đồng thuận nên được thực hiện bởi một nhóm nhân viên y tế liên ngành bao gồm điều
dưỡng, dược sĩ, bác sĩ cũng như có sự tham gia của bệnh nhân/người thân là tối ưu nhất.
8


Lãnh đạo bệnh viện cũng tham gia với vai trò hỗ trợ, đưa ra định hướng cũng như giải pháp
để giải quyết những rào cản, khó khăn khi nhóm điều soát thuốc liên ngành hoạt động. Quy
trình hoạt động phối hợp này giúp cải thiện hiệu quả công việc, giảm sự trùng lặp thông tin
so với cách khai thác tiền sử dùng thuốc thực hiện riêng rẽ giữa điều dưỡng và bác sĩ [20].
Trong hướng dẫn về tối ưu hóa sử dụng thuốc của NICE năm 2015, điều soát thuốc
phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có kiến thức, kĩ năng như khả năng giao tiếp tốt, có
kiến thức về hệ thống quản lí thuốc và kiến thức về sử dụng thuốc [32]. Khi tham gia hoạt
động này, các nhân viên y tế cần được đào tạo về vai trò, nhiệm vụ và liên tục được cập
nhật kiến thức. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức đa dạng, nhấn mạnh vai trò của
từng thành phần tham gia và đảm bảo sự nhất quán khi hoạt động. Nội dung đào tạo hướng
đến 2 mục tiêu: Làm thế nào để khai thác chính xác và đầy đủ tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân và đánh giá kĩ lưỡng thông tin khi điều soát thuốc [43]. Ngoài ra cần có sự kết nối với
bác sĩ, nhân viên nhà thuốc tại bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc cộng đồng. [44]
1.1.4.3. Vai trò của bệnh nhân/gia đình
Bệnh nhân là đối tượng trung tâm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, họ chỉ chuyển

đổi cơ sở điều trị hoặc chuyển giữa các khoa phòng trong cùng bệnh viện. Hoạt động điều
soát thuốc thành công khi có sự tham gia tích cực của bệnh nhân và gia đình người bệnh những người cung cấp thông tin cập nhật nhất về các thuốc họ đang sử dụng và tuân thủ
điều trị. Bệnh nhân nên được tư vấn đầy đủ về tầm quan trọng của điều soát thuốc, yêu cầu
họ mang theo đơn thuốc/ hoặc thuốc được sử dụng gần nhất khi nhập viện hoặc khi khám
tại phòng khám và đưa cho nhân viên y tế. Bệnh nhân nên tham gia vào tất cả các bước của
hoạt động điều soát thuốc. Họ nên được thông báo tất cả những thay đổi của đơn thuốc và
có hiểu biết rõ ràng về cách sử dụng thuốc. Khi đơn thuốc được sửa đổi, thông tin cần ghi
chép rõ ràng để bệnh nhân cập nhật [43].
1.1.5. Ý nghĩa của hoạt động điều soát thuốc
1.1.5.1. Tính cấp thiết của hoạt động điều soát thuốc
Năm 2012, ASHP đã đưa điều soát thuốc trở thành một hoạt động thiết yếu khi bệnh
nhân thay đổi vị trí điều trị, đòi hỏi bởi sự phối hợp của các nhân viên y tế nhằm nâng cao
tính an toàn cho người bệnh [40].

9


Ước tính khoảng 60% sai sót thuốc xảy ra trong quá trình thay đổi vị trí điều trị.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu xác định vấn đề liên quan
đến thuốc và cải thiện an toàn bệnh nhân bằng điều soát thuốc.
Một số kết quả nghiên cứu thể hiện nhu cầu điều soát thuốc như sau [6], [40]:
-

Gần 1,5 triệu biến cố bất lợi có thể ngăn chặn xảy ra mỗi năm do sai sót thuốc, tiêu
tốn $3 tỉ/ năm.

-

Gần ½ sai sót thuốc trong bệnh viện và 20% ADEs gây ra do thiếu sự chuyển giao
thông tin khi chuyển đổi cơ sở chăm sóc.


-

Mỗi bệnh nhân nằm viện có tối thiểu 1 sai sót thuốc mỗi ngày.

-

1/5 số bệnh nhân ra viện có biến cố bất lợi, trong đó 72% liên quan đến thuốc.

-

76% trường hợp nhập viện năm 2007 có thể ngăn chặn, tiết kiệm được $13 tỉ cho
những chi phí không cần thiết.
Điều soát thuốc có thể mang lại lợi ích như giảm các biến cố bất lợi (ADEs), giảm

sai sót liên quan đến thuốc, giảm nguy cơ tái nhập viện do thuốc.Với dịch vụ chăm sóc sức
khỏe phong phú hiện nay, hoạt động điều soát thuốc ngày càng mở rộng, giúp cán bộ y tế
có thể theo kịp với quá trình điều trị phức tạp của bệnh nhân, đảm bảo tiếp nối điều trị và
cải thiện an toàn người bệnh [40].
1.1.5.2. Lợi ích của điều soát thuốc
Lợi ích trên bệnh nhân
Hoạt động điều soát thuốc giúp cho việc tiếp nối điều trị của bệnh nhân được thuận
lợi đặc biệt khi họ chuyển từ khoa cấp cứu về khoa điều trị nội trú. Điều này sẽ đem lại
nhiều lợi ích cho bệnh nhân:
 Giảm nguy cơ sai sót liên quan đến thuốc
Theo thông tin từ Viện sức khoẻ Quốc gia (National Institutes of Health), khi thực
hiện điều soát thuốc, với sự tham gia của dược sĩ bệnh viện, có thể làm giảm 9-44%
sự khác biệt điều trị. Bằng việc xác định khác biệt đó, dược sĩ có thể làm giảm tỉ lệ
biến cố bất lợi có thể ngăn chặn trên bệnh nhân [15].
 Tăng niềm tin vào nhân viên và hệ thống chăm sóc sức khỏe

Trong nghiên cứu của Anne- Marie Brady [9], khi dược sĩ tham gia vào hoạt động
điều soát thuốc, họ sẽ giáo dục bệnh nhân cách sử dụng thuốc, giúp người bệnh nhận
10


thức được tầm quan trọng của việc cập nhật đơn thuốc, sắp xếp lịch tái khám. Từ đó,
bệnh nhân cảm thấy sẵn sàng và thoả mái hơn khi ra viện, đồng thời họ cảm thấy hài
lòng hơn về tổng thể quá trình chăm sóc trong suốt quá trình điều trị [41].
 Giảm nguy cơ tái nhập viện do vấn đề tuân thủ dùng thuốc
Từ kết quả nghiên cứu thực hiện bởi Jack và cộng sự cho thấy tỉ lệ tái nhập viện của
nhóm bệnh nhân thực hiện điều soát thuốc với sự tham gia của dược sĩ và điều dưỡng
được dược sĩ đào tạo giảm so với nhóm sử dụng dịch vụ chăm sóc thông thường,
đồng thời tiết kiệm trung bình 142$/ bệnh nhân khi xuất viện. [25]
 Giảm thời gian nằm viện và giảm sự trì hoãn điều trị do có chế độ dùng thuốc phù
hợp và xử lí đúng thời điểm [11].
Lợi ích với nhân viên y tế
Trước đây, cán bộ y tế thường không quan tâm đến đơn thuốc ra viện của bệnh nhân.
84% nhân viên y tế hiếm khi hoặc không bao giờ biết sự thay đổi đơn thuốc khi bệnh nhân
xuất viện, điều đó dẫn đến việc hiểu sai, nhầm lẫn thông tin thuốc. Vì vậy, điều soát thuốc
được thực hiện đảm bảo tính chính xác và cung cấp thông tin kịp thời để bệnh nhân tiếp tục
điều trị tốt hơn [11].
Đối với bác sĩ kê đơn, hoạt động điều soát thuốc được thực hiện chi tiết, đầy đủ sẽ
giúp bác sĩ tự tin với thông tin mà họ nhận được, từ đó đơn thuốc được kê mới sẽ phù hợp
hơn với tiền sử thuốc hiện dùng của bệnh nhân, công tác kê đơn cũng tiết kiệm thời gian
hơn. Các thuốc được kê cũng sẽ được cân nhắc sao cho ít gây hại cho bệnh nhân [11].
Lợi ích với hệ thống y tế
Điều soát thuốc giúp tăng cường trao đổi thông tin giữa bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân và nhân viên y tế, giảm sự lãng phí thời gian, nguồn lực, chi phí thuốc và sự trùng lặp
thuốc không cần thiết. Ngoài ra, điều soát thuốc giúp chuẩn hoá quá trình chăm sóc bệnh
nhân khi có sự chuyển đổi điều trị [11]. Khi dược sĩ tham gia phỏng vấn tiền sử dùng thuốc

của bệnh nhân đã tiết kiệm $7 triệu và giảm 107 ca tử vong mỗi năm cho mỗi bệnh viện khi
so với bệnh viện không có dịch vụ này[7].
1.1.6. Rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục
Điều soát thuốc là một quy trình phức tạp, nhiều giai đoạn, cần có sự phối hợp giữa
các nhân viên y tế ở nhiều khoa phòng. Vì vậy, cần thiết lập quy trình cụ thể và các chính
11


sách phù hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng để các thành viên tham gia ý thức được vai trò
và trách nhiệm của họ trong hoạt động này [39].
Giao tiếp là một hoạt động then chốt nhưng cũng là thách thức khi điều soát [11].
Trong quá trình cung cấp thông tin, bệnh nhân có thể đang ở trong tình trạng suy giảm nhận
thức, sức khỏe kém, khó khăn trong giao tiếp, bất đồng ngôn ngữ,… tất cả có thể làm quá
trình khai thác trở nên phức tạp hơn [16]. Cho dù việc bệnh nhân phối hợp cung cấp thông
tin nhưng cách đọc tên thuốc của họ có thể chưa đúng dẫn đến sự nhầm lẫn khi điều soát là
không thể tránh khỏi [11].
Việc truyền tải thông tin về chế độ dùng thuốc ở nhà của bệnh nhân luôn luôn là một
thách thức đặc biệt với bệnh nhân phẫu thuật. Thuốc bệnh nhân đang sử dụng ở nhà có thể
vô tình bị bỏ quên khi nhập viện. Trong nghiên cứu của Duthie và cộng sự, 29% bệnh nhân
vô tình dừng lại các thuốc tim mạch khi nhập viện để phẫu thuật. Các thay đổi điều trị khi
nhập viện có thể bị kéo dài do thời gian nằm viện và nghiêm trọng hơn, khó có thể khai
thác được thông tin sau phẫu thuật. Hơn thế nữa, bác sĩ phẫu thuật thường không phải là
người kê đơn trước đó cho bệnh nhân nên việc làm sáng tỏ tiền sử dùng thuốc được chuyển
giao cho dược sĩ [27].
Điều soát thuốc đỏi hòi sự phối hợp của một nhóm nhân viên y tế có kĩ năng và kinh
nghiệm [11]. Nguồn lực quan trọng nhất- dược sĩ bệnh viện rất hạn chế, họ không có mặt
24/7 tại bệnh viện vì vậy cần ưu tiên thực hiện điều soát thuốc trên bệnh nhân có chế độ
dùng thuốc phức tạp và có nguy cơ cao, đồng thời phối hợp với bác sĩ, điều dưỡng để cùng
thực hiện [20]. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các nhân viên y tế gặp khó khăn khi phân công
nhiệm vụ. Điều dưỡng đôi khi mặc cảm về hiểu biết hạn chế về thuốc nên họ phó mặc cho

dược sĩ. Vì vậy, khi điều soát thuốc, các cơ sở khám chữa bệnh cần phải xây dựng một đội
nhóm phối hợp chặt chẽ và có quy trình rõ ràng [30].
Bên cạnh đó, khi nắm được thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, dược sĩ
và bác sĩ đôi khi cũng không thể đưa ra được lời khuyên chính xác cho bệnh nhân vì các
bằng chứng về việc sử dụng thuốc chưa đầy đủ.
Trong nghiên cứu phân tích rào cản và định hướng điều soát thuốc, Kenneth S.
Boockvar và cộng sự cho rằng, cả dược sĩ và bác sĩ đều đánh giá thông tin bệnh nhân cung
cấp về tiền sử dùng thuốc là không đáng tin cậy. Tình trạng sức khoẻ bệnh nhân thay đổi
12


liên tục, nếu điều soát chỉ thực hiện 1 lần ở một địa điểm thì không thể tránh khỏi bất đồng
thông tin [8], do đó cần phối hợp nhiều nguồn thông tin, ghi chép và cập nhật những thay
đổi cho tất cả nhân viên y tế và bệnh nhân.
1.2. Điểu soát thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật:
1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật
Hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật nhìn chung không có nhiều
khác biệt so với quy trình chung được mô tả bên trên. Tuy nhiên, trên đối tượng bệnh nhân
phẫu thuật có kế hoạch, hoạt động điều soát thuốc cần bắt đầu ngay từ khi bệnh nhân khám
tại phòng khám tiền phẫu thuật (elective surgery pre-admission clinic – PAC). Việc có
thông tin chính xác, đầy đủ về tiền sử sử dụng thuốc cũng như tiền sử dị ứng của bệnh nhân
giúp bác sỹ lên kế hoạch điều trị phù hợp về ngày phẫu thuật, quyết định về các thuốc bệnh
nhân đang dùng (ngừng thuốc/thay thế bằng thuốc khác /tiếp tục dùng) trước phẫu thuật để
đảm bảo bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật và gây mê an toàn. Điều này là vô cùng quan
trọng do một số thuốc có thể gây ảnh hưởng lớn đến nguy cơ biến chứng, tai biến của phẫu
thuật (như thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông, các liệu pháp hormon,..) [29].
Thiếu sự quản lí sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính là một trong những lí do khiến
bệnh nhân trì hoãn phẫu thuật chủ yếu liên quan đến các thuốc chống đông, chống kết tập
tiểu cầu như: clopidogrel, acenocoumarol,… [17] do đó cần đánh giá nguy cơ chảy máu và
thuyên tắc mạch cho bệnh nhân trước phẫu thuật. Lí do thiếu kiểm soát sử dụng thuốc trước

phẫu thuật bao gồm [17]:
 Thời điểm đánh giá tiền gây mê có thể xảy ra trước phẫu thuật rất lâu, bệnh nhân
không thể nhớ những yêu cầu của bác sĩ. Đây là lí do chính chiếm 78,9% trì hoãn
phẫu thuật.
 Thời gian phẫu thuật không xác định, nhân viên y tế gặp khó khăn khi đưa ra hướng
dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân đặc biệt nhóm thuốc chống đông cần dừng lại
trước phẫu thuật khoảng 4 ngày.
Trong nghiên cứu đánh giá sự khác biệt ở đơn thuốc của bệnh nhân phẫu thuật
chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình của Anne Marie Gjerde và cộng sự, có 410 khác biệt
được phát hiện, trong đó 19% có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng sau khi ra viện, 68%
có thể gây hậu quả từ nhẹ đến trung bình nhưng có thể làm trầm trọng tình trạng sức khoẻ
13


của bệnh nhân nếu không được giải quyết, 13% trường hợp có thể gây khó chịu về lâu dài
và mức độ nghiêm trọng càng tăng nếu không được phát hiện và giải quyết trong thời gian
nằm viện [22]. Vì vậy, dược sĩ cần xác định đơn thuốc bệnh nhân đang dùng, cho bệnh
nhân lời khuyên sử dụng thuốc trước phẫu thuật sớm nhất có thể (tiếp tục sử dụng, ngừng
thuốc, thời điểm ngừng, và các thay đổi). Đồng thời, tất cả thông tin đó cần được cập nhật
trong bệnh án để bác sĩ và điều dưỡng dễ dàng tiếp cận [17].
1.2.2. Kế hoạch sử dụng một số thuốc điều trị bệnh mạn tính trước phẫu thuật
Bằng chứng về sử dụng thuốc điều trị mạn tính trước phẫu thuật còn hạn chế, điều
này được phản ánh qua những khác biệt trong các khuyến cáo quản lí thuốc trước phẫu
thuật. Hiện nay, các quyết định lâm sàng chủ yếu dựa trên ý kiến chuyên gia, các thông tin
phản hồi từ thực hành lâm sàng và lập luận dựa trên lí thuyết [48]. Nhóm nghiên cứu đã
tổng hợp thông tin cập nhật về việc quản lí một số nhóm thuốc điều trị mạn tính dưới đây.
Với nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, nhóm chẹn thụ thể beta cần tiếp tục dùng vào
sáng ngày phẫu thuật và trong suốt thời gian nằm viện. Nếu ngừng thuốc đột ngột, bệnh
nhân có thể gặp phải tình trạng tụt huyết áp hoặc loạn nhịp. Tuy nhiên, khi tiếp tục sử dụng,
cần điều chỉnh liều đảm bảo huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân dưới ngưỡng gây thiếu

máu cục bộ. Nếu bệnh nhân không thể uống thuốc, bác sĩ cân nhắc chuyển sang dạng tiêm
tĩnh mạch (metoprolol, propranolol, labetalol) và ưu tiên sử dụng thuốc chẹn chọn lọc beta1 để giảm tác dụng không mong muốn. Với các thuốc nhóm chẹn kênh calci, bệnh nhân
cần tiếp tục sử dụng vào sáng ngày phẫu thuật, riêng với nifedipin tránh sử dụng vì làm tụt
huyết áp nhanh. Với nhóm thuốc chẹn thụ thể (ARB) và ức chế men chuyển angiotensin
(ACEi), cần ngừng thuốc vào buổi sáng trước phẫu thuật đối với các phẫu thuật không liên
quan đến tim mạch, nếu tiếp tục dùng bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tụt huyết áp
trong quá trình phẫu thuật [48].
Với nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ đường
huyết đường uống gồm các nhóm thuốc nhóm đồng vận receptor GLP-1, sulfonylurea,
biguanid, SGLT-2 bệnh nhân cần ngừng thuốc vào buổi sáng ngày phẫu thuật vì các lí do
sau [48]:
-

Thuốc nhóm sulfonylure tăng nguy cơ hạ đường huyết.

14


-

Metformin chống chỉ định trong trường hợp giảm tưới máu thận tích tụ lactate, thiếu
oxy mô.

-

Thuốc nhóm SGLT- 2 tăng nguy cơ hạ kali máu, tổn thương thận cấp, nhiễm toan
ceton.

-


Thiazolidion có thể làm ứ nước, phù ngoại biên và nguy cơ suy tim sung huyết.

-

Các thuốc thuộc nhóm ức chế dipeptidyl peptidase (DPP-IV) hoặc thuốc đồng vận
receptor GLP-1 làm thay đổi nhu động đường tiêu hoá và ảnh hưởng xấu đến tình
trạng sau phẫu thuật.
Việc quản lí nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu trước phẫu thuật vẫn nhiều tranh cãi.

Với bệnh nhân đang sử dụng aspirin, việc ngừng thuốc trước mổ có thể làm tăng nguy cơ
huyết khối trong khi tiếp tục dùng lại làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy bác sĩ hoặc DSLS
cần xác định chính xác thời gian dừng thuốc hay sử dụng phác đồ bắc cầu (bridging
anticoagulation) cho bệnh nhân [47]. Trong nghiên cứu của Kazomi Uno năm 2018 về việc
sử dụng aspirin trước phẫu thuật trên bệnh nhân phẫu thuật liên quan bệnh lí ác tính ở ổ
bụng, kết quả cho thấy bệnh nhân tiếp tục sử dụng aspirin có thể giảm nguy cơ huyết khối
nhưng không làm tăng nguy cơ chảy máu [33]. Hiện tại, các khuyến cáo về sử dụng thuốc
chống kết tập tiểu cầu/ chống đông chưa có sự đồng thuận, tuy nhiên một số thông tin được
tổng hợp như sau:


Nhóm thuốc chống đông đường uống kháng vitamin K (warfarin): Bệnh

nhân cần dừng thuốc 5 ngày trước phẫu thuật, cần kiểm tra chỉ số PT/INR vào ngày
trước phẫu thuật. Nếu INR> 1,5, cần sử dụng warfarin liều thấp cho bệnh nhân (1-2
mg) và kiểm tra lại chỉ số PT/ INR vào sáng ngày phẫu thuật. Bệnh nhân phẫu thuật có
nguy cơ chảy máu cao như phẫu thuật cần kiểm soát chặt chẽ chỉ số INR luôn ở trong
ngưỡng an toàn. [47]


Nhóm thuốc chống đông đường uống thế hệ mới (Rivaroxaban, dabigatran)


Bệnh nhân cần ngừng 2-3 ngày trước phẫu thuật thậm chí ngừng thời gian dài hơn với
phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao. Sử dụng lại khi bệnh nhân đã được cầm máu, với
liều giống như trước phẫu thuật. Tác dụng của rivaroxaban khởi phát nhanh nên không
cần dùng liệu pháp bắc cầu cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân dùng dabigatran, cần đánh
giá độ thanh thải creatinine để quyết định thời gian cần dừng thuốc trước phẫu thuật.
15


Nếu ClCr> 50 ml/phút thì bệnh nhân cần dừng dabigatran 2-3 ngày trước phẫu thuật,
nếu ClCr từ 30-50 ml/phút thì bệnh nhân cần dừng thuốc 4 ngày trước phẫu thuật [47].


Aspirin: Với bệnh nhân sử dụng aspirin trong thời gian dài với mục tiêu ngăn

ngừa nguy cơ tim mạch, trải qua phẫu thuật không liên quan đến tim mạch cần dừng
thuốc trước phẫu thuật 5-7 ngày. Không được sử dụng aspirin trước phẫu thuật nếu
chưa từng sử dụng trước đó. [47]
1.2.3. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân phẫu
thuật
Dược sĩ lâm sàng có thể đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn thuốc trên bệnh
nhân phẫu thuật thông qua hoạt động điều soát thuốc. Một nghiên cứu ở Anh so sánh sự
can thiệp của dược sĩ tại phòng khám trước phẫu thuật (PAC) và dược sĩ lâm sàng tại khoa
ngoại cho thấy rằng hoạt động của dược sĩ tại phòng khám đóng góp nhiều ý nghĩa trên lâm
sàng hơn, giúp sai sót ở khâu kê đơn (cụ thể là tình trạng bỏ thuốc) giảm đáng kể [24].
Nghiên cứu của Michael J Dooley so sánh tiền sử sử dụng thuốc do bệnh nhân tự hoàn thiện
và dược sĩ tại phòng khám phỏng vấn cho thấy 80% bệnh nhân tự hoàn thiện thông tin tiền
sử dùng thuốc không chính xác và đầy đủ. Từ đó, tác giả nhận định rằng dược sĩ tại phòng
khám khai thác thông tin đầy đủ và chính xác hơn bệnh nhân tự làm đồng thời đảm bảo an
toàn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện [18]. Nghiên cứu

đánh giá ảnh hưởng của dược sĩ trong việc quản lí thuốc trên bệnh nhân phẫu thuật thực
hiện bởi Anny D. Nguyen và cộng sự [31] đã chỉ ra sự cải tiến rõ rệt ở hoạt động khai thác
tiền sử dùng thuốc và kê đơn sau phẫu thuật cho bệnh nhân khi có sự tham gia của dược sĩ
lâm sàng. Cụ thể, tiền sử dùng thuốc của nhóm bệnh nhân được khai thác bởi dược sĩ lâm
sàng có ít khác biệt hơn so với thông tin của nhóm đối chứng (lần lượt là 9% và 96%,
p<0,001), đơn thuốc được chuẩn bị bởi dược sĩ có ít sai sót hơn so với nhóm đối chứng
(25% và 33%, p<0,001).
Với các vấn đề nêu trên, Hội đồng chuyên gia đánh giá về phẫu thuật có kế hoạch
và mục tiêu tiếp cận cấp cứu trong việc cải thiện dịch vụ chăm sóc cộng đồng năm 2011
nhấn mạnh vai trò của dược sĩ nhằm cải thiện chăm sóc bệnh nhân, giảm thiểu sai sót khi
dùng thuốc, giải quyết sớm các vấn đề liên quan đến thuốc và giảm sự trì hoãn điều trị.
Trong đó có các hoạt động của dược sĩ gồm [4]:
16


×