Tải bản đầy đủ (.pdf) (359 trang)

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong điều kiện sửa đổi bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.9 MB, 359 trang )

,•« ...

■-'ị'
V
• Ị \ •.4£5r'‘**ãí ....'

■3*

.

.

>sỊị l’^

-

.' .

•,
"' v' f
,4T”.•?,ố?*• &<-:'• -’ 4 '
•' ■
•í*é5 ; V



*" ---- ■

....



•Ạ
, ■-V

/
, '•

ỉ-*~-

,

NGHIẾN c ưu Kt-iO A HỌC
CÀP i v ư
*
M'\ SỐ: LK - 2Ớ14 -

QUAN HỆ

:

q

ìii

I

DÁN s u c o Ỵ £‘j Ti:XOoC

NGOÀITi'ONG Đ iâ lĩ KIỆM
:


iG


•*-%/"»

'T Ý

í t1-

I

s

DAỈSÍ ;>u
*

•■ ’■.. 'Ị ’-’

ĐỐI

'TH *íi V-'ỉ-'

BỌ« L U A- T

~jẳ ?

sừầ.

:


~Vĩ'

]
'I

••-

' *5"• -f -V' -4: -*W'
- -Mií i í l t í ' ;:‘í

.■ ịT







'-'Sr >'

'■>

- $8'

’ 11..
; Ịfc


? ■i
-


-

-•*

HÌẾiriáT^itTrr r I'.

5 ì.

tỳ 5
•'

I

'-

- V -•' '7

-V.íNS* ?-Ì"iỹgK<-3’£*'**&£■ . '•< ''i- ỹ .'ìc 'i* '- ểÌ :

>.
- .i- ư í- '- - '.Í - Ỉ T .- 's—•-

.
‘1


Bộ TU PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC

• LUẬT
• HÀ NỘI


ĐÈ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG


M Ã SỐ: LH - 2014 - 42/ĐHL-HN

QUAN HỆ DẰN Sự CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN SỦA ĐỎI
Bộ• LUẬT
DÂN Sự•


Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Minh Ngọc
Thư ký đề tài: Ths.Nguyền Thu Thuỷ

TRUNG TÂM THÔNG 7 ÌN THƯ S/1ẸN
TRƯỜNG DẠi HỌC LUÂT HA MỘI
PHÒNG ĐỌC - M

HÀ NỘI - 2015

______-


NHỮNG NGƯỜI THỤC HIỆN ĐÊ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

TS. TRẦN MINH NGỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THƯ KÝ ĐÈ TÀI
THS. NGUYỄN THƯ THỦY

TRƯỜNG đ ạ i h ọ c l u ậ t h à n ộ i

CỘNG TÁC VIÊN
1. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2. PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH
VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

3. THS. TRẦN THÚY HẰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

4. THS. HÀ VIỆT HƯNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

5. TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


6. TS. NGUYỄN THÁI MAI

tr ư ờ n g đại học luật

7. THS. TRẦN THỊ THÚY
8. THS. LÊ THỊ BÍCH THỦY

Hà N ộ i

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

CHXHCN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TAND

Toà án nhân dân

TPQT

Tư pháp quốc tể

TQQT

Tập quán quốc tế

TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ


WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


M Ụ C LỤC

cứ u .......

7

1. PHẦN MỞ Đ Ầ U ...........................................

7

1.1. Tính cấp thiết của đề t à i ....................................

7

1.2. Tình hình nghiên c ứ u ......................................

9

1.3. Muc đích nghiên cún của đề t à i ..............................


10

1.4. Nôi dung nghiên c ứ u ......................................

11

1.5. Pham vi nghiên cứu đề tà i ..................................

11

1.6. Phương pháp nghiên cú n ...................................

11

2. PHẦN NÔI D U N G .........................................

12

2.1. Khái quát chung về quan hê dân sư có yếu tố nước ngoài ..........

12

PHẦN THỨ NHẤT: TỒNG THUÂT KÉT QUẢ NG HIÊN

12
2.1.1 .Khái niêm quan hê dân sư có yếu tố nước n go ài ................
/
2.1.2. Xung đột pháp luật và giải quyêt xung đột pháp luật phát sinh từ các quan
r


t

hê dân sư có yêu tô nước ng oài ..................................
15
>
>
2.1.3. Sự hình thành và phát triên của pháp luật Việt Nam vê quan hệ dân sự có
yêu tô nước ngoài.......................................................................................................

18

2.2. Quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
22
2.2.1. Quy đinh về pham vi quan hê dân sư có yếu tố nước n g o à i................. .

22

2.2.2. Quy đinh về vấn đề áp dung pháp l u â t .....................................................

23

2.2.3. Quy đinh về năng lưc chủ thể của cá nhân người nước ngoài..............

25

2.2.4. Quy đinh về năng lưc chủ thể của pháp nhân nưcrc ngoài ...................

27

\


\

r

t

r

2.2.5. Quy định vê quyên sỏ' hữu đôi với tài sản (hữu hình) có yêu tô nước ngoài
?8
2.2.6. Quy định về thừa kế có yếu tố nước n g o à i....................................................30


2.2.7. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài............................ 31
2.2.8. Quy định về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ................................. 33
2.2.9. Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài..37
2.3.

Thực tiễn thi hành và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ

Luật Dân sự 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.................................. 39
2.3.1. Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 về quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài............................................................................................... 39
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005
về quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài trong bối cảnh sửa đổi Bộ Luật Dân sự.

60
PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN Đ Ề ................................................................... 72
CHUYÊN ĐỀ 1 :_PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ DÂN s ự CÓ YẾU

TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT N A M TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC
TẾ VÀ NHỮNG VÁN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC TA

TRONG LĨNH vực N À Y ................................................................................. 72
CHUYÊN ĐỀ 2:_VAI TRÒ CỦA PHẦN 7 BỘ LUẬT DÂN s ự 2005 VỀ
QUAN HỆ DÂN S ự CÓ YÉU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TU' PHÁP QUỐC
TẾ VIỆT N A M ........................................................................................................... 106
CHUYÊN ĐỀ 3:_KHÁI NIỆM QUAN HỆ DÂN s ự CÓ YÉU T ố NƯỚC
NGOÀI TRONG BỘ LUẬT DÂN s ự 2005 VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN s ự 2005 VỀ QUAN HỆ DÂN s ự c ó
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VỚI CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ DÂN s ự
(THEO NGHĨA RỘNG) CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG MỘT s ố VĂN
BẢN PHÁP LUẬT C ơ BẢN KHÁC c ó LIÊN Q U A N ................................. 1188
CHUYÊN ĐỀ 4:_MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ c ơ BẢN VỀ VẤN ĐỀ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT TẠI ĐIỀU 759 BỘ LUẬT DÂN s ự NĂM 2005 ..... 1322

iv


CHUYÊN ĐỀ 5:_PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ DÂN s ự c ó YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI Ở MỘT s ố NƯỚC THEO TRƯYÊN THỐNG COM MON
LAW ĐIÊN HÌNH TRÊN THÉ G I Ó I ................................................................. 1477
CHUYÊN ĐÊ 6:_PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ DÂN s ự c ó YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI ở M ỘT s ố NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG CIVIL
LAW ĐIỂN HÌNH TRÊN THỂ G I Ớ I ................................................................. 1699
CHUYÊN ĐỀ 7 :_GÓP PHẦN SỬA ĐỒI, B ồ SUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
QUAN HỆ DÂN S ự CÓ YÉU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG BỘ LUẬT DÂN
S ự NĂM 2005 (THEO D ự THẢO NGÀY 17.6.2014)................................... 1922
CHUYÊN ĐÊ 8 :_TH ựC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HO ÀN THIỆN QUY
ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN s ự ' 2005 VỀ QUAN HỆ N H Â N THÂN VÀ

PHÁP NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC N G O À I ..................................................... 2311
CHUYÊN ĐỀ 9:_ĐÁNH GIÁ T H ự C TRẠNG QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN S ự 2005 VÊ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ THỪA KÉ CÓ YẾU T ố
NƯỚC NGOÀI.......................................................................................................... 2444
CHUYÊN ĐÈ 10:_ĐÁNH GIÁ T H ự C TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN S ự 2005 VỀ HỢP ĐỒNG DÂN s ự CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI .. 2566

CHUYÊN ĐÊ 11 :_QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN s ụ ' 2005 VÊ GIAO
DỊCH DÂN S ự ĐƠN PHƯƠNG, GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN s ự VẮNG
MẶT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU T ố
NƯỚC NGOÀI - T H ự C TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HO ÀN T H IỆ N .......... 2777
CHUYÊN ĐÊ 12:_QUYÊN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯ Ớ C NGOÀI TRONG
B ộ LUẬT DÂN S ự 2005 - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
......................................................................................................................................2944
CHUYÊN ĐỀ 13 :_QƯYỀN SỎ HỮU CÔNG NGHIỆP, QUYÈN ĐỐI VỚI
GIỐNG CÂY TRỒNG CÓ YẾU TÓ NƯỚC NGOÀI TRONG BỘ LUẬT DÂN
S ự 2005 - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN T H I Ệ N .........................310


CHUYÊN ĐỀ 14:_ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIÊU TRA XẢ HỘI HỌC VÈ
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN S ự 2005 VỀ QUAN HỆ DÂN s ự c ó YẾU TỐ NƯỚC N G O À I........325
PHIẾU KHẢO SÁ T ..............................................................................................

337

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ............................................................... 353


IHẦN THÚ NHẤT: TỎNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

1.ĨHẦN M Ở ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Troig bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào có thể
tồn tại và phát triển mà hoàn toàn đóng cửa với bên ngoài. Quá trình toàn câu
hóa đã tạc động lực phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đối với tất cả các
quốc gia, /ùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn đó, các quốc
gia cũng ìhải đối mặt với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề
môi trườrg, tội phạm quốc tế, di dân tự do v.v. Cùng với đó, các quan hệ giữa
công dân pháp nhân của các nước với nhau ngày càng tăng về số lượng, mở
rộng về pạm vi, nội dung trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, thương
mại, lao ộng, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự v.v.
Nh.m thúc đẩy và mở rộng giao lưu dân sự quốc tế đồng thời bảo vệ triệt
để, kháchquan quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong các quan hệ dân sự
có yếu tốiước ngoài, mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng pháp luật riêng để
điều ehỉm những quan hệ này. Pháp luật nước ta về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngai có lịch sử hình thành từ khá lâu, song chỉ thực sự phát triển trong vài
thập niêngần đây, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
đảm bảoỉiều chỉnh hiệu quả, phù hợp với thực trạng kinh tể, chính trị, xã hội
cũng nhiyêu cầu hội nhập của nước ta. Trước biến động mạnh mẽ và không
ngừng cu giao lun dân sự quốc tế, đòi hỏi pháp luật của mỗi quốc gia điều
chỉnh lĩn vực này cũng phải liên tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm
điều chỉn có hiệu quả các quan hệ phát sinh. Pháp luật Việt Nam về quan hệ
dân sự C(yếu tố nước ngoài cũng không phải là một ngoại lệ.
Php luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là nền tảng hình
thành ngnh Tư pháp Quốc tế. ỏ Việt Nam hiện nay, Tư pháp Quốc tế có phạm
vi điều QỈnh rộng, bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh từ các
lĩnh vực lân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, tố tụng
dân sự \v. có yêu tô nước ngoài. Các quy phạm tư pháp quốc tế không được



xây dựng tập trung trong một đạo luật riêng vê Tư pháp Quôc tê mà năm rải rác
trong ĩứiáu văn bản khác nhau thuộc các lĩnh vực có liên quan, như: Bộ luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật Tố tụng Dân sự,
Luật Trẹrag tài Thương mại, Bộ Luật Lao động v.v.
Mặ'C dù được điều chỉnh bởi nhiều quy định nằm rải rác trong các văn bản
khác nhau, song quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định đầy đủ và
toàn diện nhất trong Phần thứ bảy của BLDS 2005, bao gồm quy định về phạm
vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc áp dụng pháp luật nước
ngoài, nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh các quan hệ cụ thể v.v. Sự xuất
hiện Phân thứ bảy của BLDS 2005, quả thực, đã đóng góp không nhỏ vào việc
điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung, quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài nói riêng ở nước ta trong thời kỳ hội nhập. Cùng với tiến trình
hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam trong 20 năm
qua, các quan hệ dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng
phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng về nội dung và gia tăng về số lượng.
Tuy nhiên, những số liệu thống kê bước đầu từ các cơ quan nhà nước có trực
tiếp xử lý các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã cho thấy một thực tế là,
việc áp dụng các quy định của BLDS 2005 đối với các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài lại rất hạn chế, không tương xứng với mức độ gia tăng cũng như sự
thay đổi đa dạng về nội dung của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thực
trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do các cơ quan có
thẩm quyền, các chủ thể có liên quan chưa nhận thức được ý nghĩa của việc áp
dụng các quy phạm xung đột đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
trong bối cảnh hội nhập quốc tế; trình độ, năng lực áp dụng pháp luật của thẩm
phán, cán bộ còn nhiều hạn chế khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố
nước ngoài v.v. trong đó, hạn chế, bất cập của chính các quy định tại Phần thứ
bảy BLDS 2005 cũng là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu. Vì vậy, để đáp
ứng được yêu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới, việc sửa đổi, bổ
sung cũng như xây dựng mới các quy định tại Phần thứ bảy BLDS 2005 như:

8


khái niệĩi quan hệ dân sự có yêu tô nước ngoài, nguyên tăc áp dụng pháp luật
nước ngoài, quốc tịch của pháp nhân nước ngoài, năng lực chủ thể của người
nước ngíài, quan hệ họp đồng, quan hệ thừa kế v.v. là một yêu cầu cấp thiết.
Đặc biệ'., tại kỳ họp thứ 3, tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII của Nước
Cộng hca XHCN Việt Nam đã ban hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
năm 20.3 và toàn khóa, trong đó đề cập tới việc sửa đổi, bổ sung BLDS 2005.
Chúng t)i cho rằng, trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu đề tài: “Quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài trong điều kiện sửa đổi B L D S ” là cần thiết, có ý
nghĩa cẻ về lý luận và thực tiễn.

12 Tinh hình nghiên cứu
Hiện nay các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan, theo sự
chỉ đạo cua Chính phủ đã có những báo cáo, đánh giá bước đầu về thực tiễn thi
hành cá; quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, phần lớn các báo cáo chưa đề
cập hoặc đề cấp khá sơ sài, phiến diện thực trạng và thực tiễn thi hành các quy
định của BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài.
E>ãcó một số luận văn thạc sỹ, bài viết đăng trên tạp chí Luật học, tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tạp chí Dân chủ và Pháp
luật v.v. dề cập tới một hoặc một vài quy định của BLDS 2005 về quan hệ dân
sự có yếi: tố nước ngoài, như bài viết của các tác giả: TS.Nguyễn Hồng Bắc với
bài viết "Luật áp dụng đổi với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch"
đăng trêi tạp chí Luật học số 7 năm 2006; ThS.Nguyễn Bá Bình với bài
viết "Quen hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - một sổ vấn đề áp dụng pháp luật
theo quy ỉịnh tại phần 7 Bộ luật dân sự năm 2005" đăng trên tạp chí Luật học số
10 năm 1006; TS.Nguyễn Trung Tín với bài viết "Tư pháp quốc tế Việt Nam
trong chcng đường 60 năm bảo vệ, xây dụng và phát triển đất nước" đăng trên
tạp chí Nià nước và Pháp luật sổ 8 năm 2007; TS.Nguyễn Bá Diến với bài viết

"về trácl nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế hiện
đại" đăn' trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4 năm 2007; Luận văn thạc sỹ
của Lê Thu Hường về "Một sổ vẩn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi


thường ìhiệt hại ngoài hợp đông có yêu tô nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
và pháp luật nước ngoài", đã bảo vệ thành công năm 2011. Bên cạnh đó, cũng
đã có một Luận án tiến sĩ liên quan tới việc nghiên cún hoàn thiện quy định điều
chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong BLDS năm 1995 của
TS.Nguvễn Công Khanh, đã bảo vệ thành công năm 2003.
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên mới chỉ nghiên cứu một
hoặc mòt số nội dung của Phần thứ bảy BLDS 2005. Luận án Tiến sĩ của
Nguyễn Công Khanh mặc dù là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thông
về Phần thứ bảy của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhung đó là
Phần 7 :ủa BLDS 1995 đã được thay thế bằng Phần thứ bảy của BLDS 2005.
Các bác cáo, đánh giá thực tiễn thi hành BLDS 2005 của các Bộ, Ngành, Địa
phương có liên quan, mặc dù có đề cập ít nhiều tới quy định của BLDS 2005 về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, song cũng chỉ dừng lại ở mặt thực tiễn áp
dụng céc quy định, chưa có những phân tích sâu sắc, đánh giá toàn diện về mặt
lý luận. Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về thực trạng và giải pháp hoàn thiện
quy địm tại Phần thứ bảy của BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài.

13. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Eề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng (pháp luật và thực tiễn
thi hàrứ) các quy định hiện hành trong BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố
nước nịoài, so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong
các quy định của BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đề xuất

kiến ngiị hoàn thiện.
í ế t quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
nghiên :ứu, học tập và giảng dạy cho các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh
viên, hcc viên tại các cơ sở đào tạo pháp luật, viện nghiên cứu cũng như cho các
đối tượig khác có quan tâm.
10


.4. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn các quy định của BLDS 2005 về quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
• Đánh giá thực trạng (pháp luật và thực tiễn thi hành) quy định của
BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
• So sánh đối chiếu với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới, một
số điềi ước quốc tế quan trọng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
■Tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của BLDS 2005 về
quan hậ dân sự có yếu tố nước ngoài và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

Ĩ.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
E)ầ tài chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá (pháp luật và thực tiễn thi
hành) các quy định của BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan các quy định này và tiếp thu kinh
nghiệm quốc tế, đề tài sẽ đề xuất các kiến nghị then chốt, hoàn thiện các quy
định cúc BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
E>ề giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, đề tài cần vận dụng cơ sở lý
luận và phương pháp luận biện chúng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng tỉồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quán triệt đường lối, chủ chương,
chính sach của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được
sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học.


2. PHẦN NỘI DƯNG

2.1. Khái quát chung về quan hệ dàn sự có yếu tổ nước ngoài
2 .1.1. Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày
càng được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan hệ trên bình
diện quốc tế không chỉ được thể hiện ở quan hệ giữa các nước với nhau mà còn
là quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân của các nước với nhau. Trước đây cũng như
hiện tại, có nhiều thuật ngừ để chỉ quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân
của các nước phát sinh trong giao lun dân sự quốc tế, như: “quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài” , “quan hệ dân sự có nhân tố nước ngoài”, “quan hệ dân sự
quốc tế”v.v.‘ Trong số đó, “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là thuật ngừ
được khoa học pháp lý Việt Nam sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, hiện nay,
trên thế giới, khái niệm “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” vẫn chưa được
hiểu hoàn toàn thống nhất. Theo quy định tại Điều 1 Đạo luật Tư pháp quốc tế
của Ba Lan 2011 thì: “Đ ạo luật sẽ quy định luật áp dụng đoi với các quan hệ
thuôc luật tư cỏ liên quan đến hơn một quốc g ia ”. Tương tự, tại khoản 2 Điều 1
Bộ luật Tư pháp quốc tế của Bulgari xác định: “Quan hệ thuộc luật tư có yếu tố
nước ngoài là quan hệ có liên quan đến hai hay nhiều quốc g ia ”. Trong Bản
hướng dẫn về một số vấn đề liên quan đến Luật về áp dụng pháp luật đối với
quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung
Hoa 2010, Toà án Nhân dân Tối cao nước này đã giải thích: uquan hệ dân sự có
yếu tổ r.ước ngoài” là các quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau:
0 một hoặc các bên chủ thể là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước
ngoài hoặc người không quốc tịch;
( i) nơi thường trú của một bên hoặc các bên liên quan nằm ngoài lãnh thổ

Cộng h')a dân chủ nhân dân Trung Hoa;

'”S.ĐỖ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng Quỳ(2006), Tư p h á p qu ốc té Việt N am , Nxb.Đại học Quốc gia
TP.HỒ Ch Minh, tr. 13 -14.

12


(iii) Khách thể của quan hệ nằm ngoài lãnh thổ của Cộng hòa dân chủ
nhân dân Trung Hoa;
(iv) Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự
xảy ra ở ngoài lãnh thổ CHDCND Trung Hoa; hoặc
(v) các trường hợp khác có thể được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài.2
Tại Việt Nam, khái niệm quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài được ghi
nhận khá cụ thể tại Điều 758 BLDS 2005. Theo đó, “quan hệ dân sự có yếu tổ
nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhât một trong các bên tham gia là cơ quan,
tô chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tô chức Việt Nam nhung căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đỏ theo phá p luật nước ngoài, phát
sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước n g o à i”.
Căn cứ vào quy định trên, phạm vi các QHDS có yếu tố nước ngoài thuộc
phạm vi điều chỉnh của Phần thứ bảy BLDS 2005, hay có thể nói là của chế định
QHDS có yếu tố nước ngoài của BLDS 2005, trước tiên phải là các quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các quan hệ dân sự thông thường, quan hệ
hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.3 Còn, yếu tố nước ngoài
trong các QHDS theo nghĩa rộng này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, các QHDS trong đó có ít nhất một bên chủ thể mang yếu tố
nước ngoài. Chủ thể đó có thể là pháp nhân, tổ chức hoặc cá nhân mang quốc
tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch; chủ thể đó cũng có thể là người

Việt Nam định cư ở nước ngoài cho dù vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Đây là
loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phổ biến nhất trong tư pháp quốc tế.
Các quan hệ này có thể hiện diện dưới dạng quan hệ hôn nhân giữa người Việt
Nam với người nước ngoài, hợp đồng thuê nhà giữa người Việt Nam với người

2 />3 Theo Điều 1, B L D S 2005.


nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hoá giữa pháp nhân Việt Nam với pháp
nhân nước ngoài v.v.
Thứ hai, các QHDS giữa các chủ thể Việt Nam nhưng có một số tác nhân
liên quan tới các mối quan hệ đó có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là:
Trường hợp một, các QHDS phát sinh giữa các chủ thê Việt Nam song lại
có căn cứ để xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Ví dụ: Hai công ty của Việt Nam kinh doanh
trong lĩnh vực hoá thực phẩm, đều có trụ sở tại Việt Nam, đã ký kết hợp đồng
mua bán hóa chất với nhau tại Thái Lan nhân một hội trợ quốc tế được tổ chức
tại đây, hợp đồng ghi rõ sẽ được thực hiện tại Việt Nam. Ví dụ trên cho thấy,
việc ký họp đồng ở nước ngoài (Thái Lan) chính là cơ sở làm phát sinh quan hệ
hợp đồng giữa hai công ty Việt Nam với nhau. Quan hệ hợp đồng này là quan hệ
hợp đồng có yếu tố nước ngoài và thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp Quốc
tế. Giả sử có phát sinh tranh chấp về hình thức hay nội dung của hợp đồng và vụ
việc do toà án Việt Nam giải quyết, thì toà án Việt Nam sẽ phải xác định hệ
thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tranh chấp
theo các qui tắc của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
Trường hợp hai, QHDS giữa các chủ thể Việt Nam vẫn được coi là
QHDS có yếu tổ nước ngoài nếu tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam ký kết với nhau một hợp đồng mua bán một căn
hộ chung cư cao cấp đang tồn tại ở Anh. ở trường hợp này, mặc dù các bên
trong hợp đồng mua bán đều là công dân Việt Nam, song bản thân quan hệ lại là

quan hệ tư pháp quốc tế, tức là quan hệ có yếu tố nước ngoài vì đối tượng của
quan hệ là căn hộ chung cư đang tồn tại ở nước ngoài. Quan hệ này có mối liên
hệ với hai hệ thống pháp luật quốc gia, đó là pháp luật Việt Nam và pháp luật
Anh. Và chi phải xác định cơ sở pháp lý cụ thể để điều chỉnh quan hệ, thì phải
dựa vào các qui tắc của Tư pháp quốc tế Việt Nam để chọn ra hệ thống pháp luật
điều chỉm phù hợp nhất.

14


Trong khi đó, một số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản v.v. lại không có
quy định giải thích về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, học lý
cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp tại các nước, về cơ bản, đều thừa nhận
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ dân sự có liên quan đên hai
hay nhiều quốc gia. Sự "liên quan này" được thể hiện rất đa dạng, chăng hạn
như: quan hệ được thực hiện ở nước ngoài, các bên chủ thể quan hệ có quốc tịch
khác nhau, các bên chủ thể quan hệ có nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại ở các
nước khác nhau, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ xảy raở nước ngoài,

tài

sản là đổi tượng của quan hệ tồn tại ở nước ngoài.4
Tóm lại, quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài là quan hệ dân sự (hiểu theo
nghĩa rộng) có sự liên quan tới hơn một quốc gia. Sự liên quan đó được thể hiện
ở các dấu hiệu như: một hoặc các bên chủ thể của quan hệ là người nước ngoài,
nơi cư trú hay trụ sở kinh doanh của chủ thể quan hệ ở các nước khác nhau, tài
sản là đối tượng của quan hệ hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ ở nước ngoài v.v. các dấu hiệu này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết
hợp đan xen với nhau trong một quan hệ cụ thể tuỳ theo hoàn cảnh của vụ việc
phát sinh.

2.1.2.

X ung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật phát sinh từ

các quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài
Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như phong tục,
tập quán v.v. nên pháp luật của các quốc gia khác nhau không bao giờ hoàn toàn
giống nhau. Trong khi đó, như đã nêu trên, một đặc điểm chung của các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài được thừa nhận rộng rãi trên thế giới đó là, các
quan hệ này luôn liên quan đến hai hay nhiều quốc gia hay nói cách khác, các
quan hệ này luôn liên quan đến ít nhất là hai hệ thống pháp luật. Hai nguyên
nhân trên đã làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật từ quan hệ dân sự có
yếu tổ nước ngoài - hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau đều
4
Clarkson and Jonathan Hi 11(2002), Joffey on the con /ìỉct o flcn \’s , second edition, Lexisnexis UK, tr. 1;
R.H.Graveson(1969), The confĩict o f la w s, sixth edition, Svveet & Maxvveỉl, London, tr.3-7; c F Forsyth( 1981),
P rivate ỉn tern aíion al L a \\\ Rustica Press LTD,Wynberg, Cape, tr. 1-3.


có thể liược áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do
đó, vấr đề đặt ra là, phải xác định được hệ thống pháp luật cụ thể sẽ được áp
dụng đẳ điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi quan hệ đó
phát sinh.5
Nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài cũng như giải
quyết tiện tượng xung đột pháp luật, các quốc gia đã xây dựng và ban hành hệ
thống ;ác quy phạm tư pháp quốc tế, đặc biệt là quy phạm thực chất và quy
phạm }.ung đột.
Duy phạm thực chất là quy phạm phân định trực tiếp quyền và nghĩa vụ
của các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm
thực chất được ghi nhận trong các điều ước quốc tế hoặc trong pháp luật quốc

gia, hoặc trong các tập quán quốc tế.
Duy phạm xung đột là quy phạm xác định luật pháp của nước nào sẽ được
áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một
tình huống thục tế. Quy phạm xung đột được ghi nhận trong pháp luật của từng
quốc gia hoặc ghi nhận trong các điều ước quốc tế.
Như vậy, có thể thấy, khác với quy phạm thực chất, quy phạm xung đột
không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật mà chỉ quy định việc chọn pháp
luật nưcc này hay nước khác để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Tuy
nhiên, việc “chọn luật” này không phải phụ thuộc vào ý chí của nhà chức trách
hoặc mong muốn của các bên tham gia quan hệ mà phải “căn cứ vào tỉnh chất,
đặc điển của từng mối quan hệ. ”6 Chính vì vậy, các nguyên tắc chung để lựa
chọn luìt áp dụng điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (hay còn
gọi là cic kiểu hệ thuộc cơ bản) đã được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc
tế các rước, bao gồm:
+ Luật nhân thân (LeX personalis): bao gồm hai loại biến dạng là Luật
quốc tịch (Lexpatriae) là luật của quốc gia mà đương sự là công dân và Luật nơi
5 Trường Đại học Luật KN(2008), G iáo trình Tư ph á p Q u ốc tể, N X B Công an nhân dân, Hà N ội, tr 28.
6 \Iguyễn Tiến Vinh - "Chọn luật áp dụng đ ố i với quan hệ dân sự cỏ yếu tố nước n g o à i”, Tạp chí
Nghiên CÚI Lập pháp số 6/2003.

16


cư trú (lex domicilii) được hiểu là luật của nước nơi mà đương sự có nơi cư trú
ổn định. Hai kiểu hệ thuộc này đều thuộc quy chế nhân thân của cá nhân (Status
personals). Nguyên tắc Luật nhân thân được sử dụng rất rộng rãi trong Tư pháp
quốc tế của nhiều nước trên thế giới mà chủ yếu là trong các quan hệ dân sự liên
quan đến vấn đề nhân thân của cá nhân, như: kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi v.v.
+ Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex socỉetatis): là luật của quốc gia mà
pháp nhân mang quốc tịch. Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định

thông qua một trong ba dấu hiệu cơ bản: nơi đặt trung tâm quản lý của pháp
nhân; nơi đăng ký thành lập của pháp nhân; nơi pháp nhân tiến hành hoạt động,
kinh doanh chủ yếu. Luật quốc tịch của pháp nhân được sử dụng để điều chỉnh
nhiều vắn đề của pháp nhân như: năng lực pháp luật, tư cách pháp nhân, cơ cấu
tổ chức, phá sản.
+ Luật nơi có vật (Lex rei sitae): được hiếu là vật (tài sản) đang ở đâu thì
luật của nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến
vật (tài sản) đó. Hệ thuộc này thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ về
sở hữụ, thừa kế có yếu tố nước ngoài.
+ Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis): được áp
dụng tror.g các quan hệ về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, chủ yếu là
trong lĩiứ vực thương mại và hàng hải quốc tế. Quy định của hệ thuộc này xuất
phát từ rụuyên tắc cơ bản của hợp đồng là tự nguyện, tự do ý chí và hoàn toàn
bình đẳng thỏa thuận giữa các bên.
+ Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus): bao gồm rất nhiều loại như
Luật nơi <ý kết hợp đồng (Lex loci contractus), Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex
loci soluĩtionis), Luật nơi thực hiện hành động (Lex loci actus) v.v.
+ _,uật nơi vi phạm pháp luật (Lex locỉ delicti commỉssi): được hiếu là
trách nhiìm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp
luật nơi ló hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại. Đây là một hệ thuộc
được hìm thành từ rất sớm trong Tư pháp quốc tế vả được ghi nhận trong hầu
hêt tư phip quôc tê của các nước trên thê giới.

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘI

17

PHÒNG ĐỌC


« 3 /1 ỹ ______ I


Ngoài ra còn có một số hệ thuộc khác như, Luật nước người bán (Lex
vendỉtoris), Luật tiền tệ (Lex monetae), Luật tòa án (Lex forỉ) v.v.
2.1.3.

Sự hình thành và p h á t triển của pháp luật Việt Nam về quan hệ dãn

sự có yếu tố nước ngoài.
Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ra thành hai giai đoạn, đó là trước và sau
Đại hội Đảng năm 1986. Trước Đại hội Đảng năm 1986 nền kinh tế nước ta là
nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật của nước ta chủ yếu diễn ra với các nước XHCN
dựa trên những nguyên tắc phi thị trường. Có rất ít quan hệ được thiểt lập với
các nước tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh chung đó, các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài đã không có nền tảng để phát triển mạnh mẽ được. Nội dung và số
lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng rất đơn giản và hạn chế.
Việc xây dụng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có
yếu tổ riiUỚc ngoài, vì vậy, chưa được chú trọng, chưa trở thành vấn đề cấp thiết.
Phạm ví quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luậl Việt Nam thời kỳ này còn khá hẹp, chủ yếu chỉ bao gồm các quan hệ
có sự tham gia của cá nhân, pháp nhân nước ngoài, mà chưa mở rộng sang các
quan h ệ có những yếu tố nước ngoài khác, và khi phải áp dụng pháp luật để giải
quyết qiuan hệ, thì đó sẽ là pháp luật Việt N am .7

s.aj Đại hội Đảng VI vào năm 1986, do công cuộc đổi mới đất nước được
tiến hàm? mạnh mẽ đã dẫn tới xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các quan hệ


\ í dụ: Thông tu số 11/TATC ngày 12/7/1974 của Tòa án Nhân dân Tối cao về thủ tục giải quyết ly
hôn có yếtu 0 nước ngoài quy định thẳm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ly hôn và
khẳng địnhi ảng, khi giải quyết vấn đề này thì tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Hay, tại Quyết
định 1 2 2 /C I ngày 2 5 /4/1 977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn
sinh sống (ở Việt Nam, quy định trong vấn đề quyền sở hữu, thừa kế, chọn ngành, chọn nghề, quyền và nghĩa vụ
học tập, laìođộng, cư trú, đi lại của người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam, do pháp luật Việt
Nam quy cđịih.

18


dân sự có yêu tô nước ngoài. Đê kịp thời đáp ứng yêu câu điêu chỉnh pháp luật
trong tình hình mới, nhiều văn bản pháp luật liên quan tới quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài đã được ban hành mà tiêu biểu là: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật
Hàng hải 1990, Bộ luật Lao động 1994, Luật Hàng không dân dụng 1991, Luật
quốc tịch 1988, Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam 1987 (sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992), Pháp lệnh Hợp đồng dân
sự 1991, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh Lãnh sự 1990, Pháp lệnh
Hải quan 1990, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Pháp lệnh Chuyển giao công
nghệ 1988, Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989, Pháp lệnh Bảo
hộ quyền tác giả, Pháp lệnh thừa kế 1991 v.v. Bên cạnh việc ban hành những
văn bản pháp luật trong nước, Nhà nước ta cũng đã tiếp tục tham gia thêm vào
một số điều ước quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực thương
mại và hàng hải, hàng không quốc tế, đầu tư nước ngoài, bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, tương trợ tư pháp v.v.
Có thè nói, các quy định được xây dựng kịp thời trong thời điểm này đã
khắc phục đjạc phần nào tình trạng không có pháp luật điều chỉnh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài ở một số lĩnh vực nhất định. Ngoài ra, các quy định của
pháp luật V ệt Nam trong giai đoạn này đã chính thức cho phép áp dụng pháp
luật nước ngoài đối với một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bằng cả quy

phạm xung lột một chiều và quy phạm xung đột hai chiều. Tuy nhiên, đánh giá
một cách tổig quát, hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự
có yếu tố nvớc ngoài vẫn còn rất ít về số lượng, chưa đa dạng về nội dung điều
chỉnh và nằn phân tán trong các văn bản pháp luật khác nhau.
Khắcphục thực tế này, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, BLDS 1995 đã được ban hành với Phần 7 về quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngài. Phần 7 BLDS 1995 bao gồm 13 điều khoản quy định về phạm vi
quan hệ dâi sự có yếu tố nước ngoài, những nguyên tắc chọn luật áp dụng
chung, và cuy định điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ

19


thể.8 Mặc dù đã xây dựng được những nguyên tắc chung nhất cho việc xác định
pháp luật đều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài căn bản và nội
dung nhữrg nguyên tắc này đã có sự tương đồng nhất định với Tư pháp quốc tế
trên thế giới, song thực tiễn thi hành quy định tại Phần 7 BLDS 1995 đã cho
thấy khôns ít tồn tại, hạn chế. Chẳng hạn như, phạm vi của quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 1 của Phần 7 BLDS 1995 đã không có
trường hợp quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định
cư ở nướcr.goài; Phần 7 cũng không có quy định điều chỉnh vấn đề thừa kế có
yếu tố nươc ngoài, không có quy định điều chỉnh giao kết họp đồng vắng mặt,
hay trường hợp hạn chế năng lực hành vi, tuyên bố mất năng lực hành vi của
công dân nuớc ngoài, hành vi pháp lý đơn phương v.v. Tuy vậy, việc xây được
Phần 7 BLBS 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một dấu ấn quan
trọng trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển lý luận và thực tiễn pháp
luật nước tí về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quả thực, Phần 7 BLDS
1995 đã gó) phần không nhỏ vào việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
giao lưu dâi sự quốc tế, là một yếu tổ quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi
quá trình hạ nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.

Do cìủ trương xây dựng phần 7 BLDS 1995 của nước ta chỉ dừng lại ở
những vấn iề đã rõ ràng, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển
kinh tế, gia) lun quốc tế,9 vì vậy, vẫn còn nhiều nội dung pháp lý khác, như đã
đề cập ở tréi, chưa được quy định điều chỉnh trong Phần 7 BLDS 1995. Những
thiếu hụt n;y đã được cố gắng bù đắp bằng cách đưa vào nội dung điều chỉnh
8 Nội an g của phần thứ bảy BLDS 1995 bao gồm: Điều 826 là điều định nghĩa về Quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngai; Điều 827 quy định về việc áp dụng pháp luật dân sự CHXHCN Việt Nam, điều ước quốc tế,
tập quán quốc t và pháp luật nước ngoài; Điều 828 về nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán
quốc tế; Điều 89 về căn cứ chọn pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch hoặc người nước ngoài có
nhiều quốc tịch ước ngoài; Điều 830 quy định về nănệ lực pháp luật dân sự của người nước; Điều 83 1 quy định
về năng lực hàn vi dân sự cùa người nước ngoài; Điều 832 về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước
ngoài; Điều 83;về quỵền sở hữu tài sản; Điều 834 về hợp đồng dân sự; Điều 835 về bồi thường thiệt hại ngoài
họp đồng; Đ iềi836 về quyền tác giả; Điều 837 về quyền sở hữu côn g nghiệp và Điều 838 quy định về chuyên
giao công nghệ.
9 T ờ tnh số 5529/PC ngày 30/9/1995 của Chính phủ trình Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến nhân dân,
các ngành, các ấp và đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự thảo BLDS có ghi rồ “đ à y là m ột vắn đô ph ứ c tạp, chủng
ta lại chưa cổ kìh nghiệm tron g ỉ hực té, do đ ỏ việc qu y định p h ả i thận trọng, ỉrư ởc m ắt ch ì quy định cá c ván đỏ
đ ã rồ nhằm đápcn gyêu cầu bức xú c tron g thực tế p h á t triền kinh tổ, g ia o hnt quôc tẻ hiện nciy

20


của các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam 1996, Luật Thương mại 1995, Bộ luật hàng hải sửa đổi 1995, Luật hàng
không dân dụng Việt Nam sửa đổi 1995, Luật hôn nhân và gia đình 2001, Bộ
luật tố tụng dân sự 2004 v.v.
Mặc dù vậy, qua thời gian khoảng gần 10 năm đi vào thực hiện, thực tiễn
hội nhập quốc tế của nước ta cũng như nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước đã đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mới cần phải được giải
quyết một cách căn bản bằng pháp luật trong đó có các vấn đề của tư pháp quốc

tế. Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng và thông qua BLDS mới vào năm 2005,
trong đó có Phần 7 BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, v ề cơ
bản, Phần 7 BLDS 2005 một mặt đã kế thừa những nội dung chủ đạo, thiết thực
trong Phần 7 BLDS 1995, mặt khác đã sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung
mới. v ề số lượng điều khoản, Phần 7 BLDS 2005 đã tăng thêm 7 điều so với
Phần 7 BLDS 1995, gồm tất cả 20 điều (từ Điều 758 đến Điều 777). v ề nội
dung, ngoài việc giữ lại các nội dung thiết thực của Phần 7 BLDS 1995, Phần 7
BLDS 2005 đã có một số nội dung mới như: Điều 763, 764 quy định các quy tắc
xác định người nước ngoài không có năng lực hành vi dân sự, bị mất hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, quy định việc xác định người nước ngoài bị mất
tích hoặc đã chết; Điều 767, 768 quy định các vấn đề liên quan đến thừa kể có
yếu tố nước ngoài; Điều 771 BLDS 2005 quy định việc giao kết hợp đồng dân
sự vắng mặt có yếu tố nước ngoài; Điều 777 BLDS 2005 quy định về thời hiệu
khởi kiện. Bên cạnh BLDS 2005 điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tổ nước
ngoài, nhiều quy định mới liên quan tới những giao dịch dân sự, thương mại có
yếu tố nước ngoài chuyên ngành khác cũng đã được bổ sung vào các văn bản
pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Luật Thương mại 2005, Luật Hàng
không Dân dụng 2006, Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Nhà ở
2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Trọng tài Thương mại 2010 v.v.
Năm 2013 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi của nước cộng hoà
XHCN Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp được đánh giá có những thay đổi toàn


diện, quan trọng, tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước trong bối cảnh
nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO và nhiều thiết chế quốc tế quan trọng khác. Nhằm cụ thể hoá Hiến pháp
2013, cũng như điều chỉnh kịp thời bằng pháp luật những đòi hỏi cấp bách từ
những biến động nhanh chóng trong thực tiễn đời sống dân sự quốc tế thời kỳ
hội nhập, một lần nữa lại đặt ra cho Nhà nước ta nhiệm vụ phải sửa đổi BLDS
2005, trong đó có Phần 7 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cũng như các

văn bản pháp luật khác có liên quan. Mặt khác, thực tiễn thi hành Phần 7 BLDS
2005 từ năm 2005 đến nay, cũng đã cho thấy, nhiều vấn đề trong Phần 7 chưa
được xử lý triệt để, nhiều vấn đề đã nảy sinh hoặc mới phát sinh trong thực tế
chưa có quy định điều chỉnh, một số vấn đề còn chồng chéo, không ít vấn đề
được giải quyết chưa tương thích với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế
v.v. chăng hạn như: phạm vi của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; vấn đề
chọn luật áp dụng trong trường họp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến pháp luật của nước có nhiều hệ thống
pháp luât (các nước Liên bang như LB Nga, Hoa Kỳ...); vấn đề dẫn chiếu đến
pháp luật của nước thứ ba; các quy định về áp dụng luật đối với các vật quyền
có yếu tố nước ngoài; quy định về áp dụng tập quán quốc tế trong hợp đồng có
yếu tố nước ngoài; quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài v.v. Hàng loạt những tồn tại, hạn chế như vậy trong Phần 7 của
BLDS 2005 cũng đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải sớm hoàn thiện Phần
7 của BLDS 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực
dân sự có yếu tố nước ngoài trong tình hình mới.

2.2.

Quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài
2.2.1. Quy định về phạm vỉ quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài
Phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại
Điều 758 BLDS 2005. Theo đó “quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài là quan
hệ dân ;ự cỏ ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, to chức, cá nhân
22


nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự

giữa các bên tham gia ỉà công dân, tô chức Việt Nam nhưng căn cứ đê xác lập,
thay đỏi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
Kết hợp với quy định tại Điều 1 BLDS 2005 về phạm vi điều chỉnh của
BLDS 2005,10 có thể xác định rằng, các QHDS có yếu tố nước ngoài thuộc
phạm vi điều chỉnh của Phần thứ bảy BLDS 2005 trước tiên phải là các quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các quan hệ dân sự thông thường,
quan hệ hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Còn, yếu tố
nước ngoài trong các QHDS theo nghĩa rộng này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, QHDS trong đó có ít nhất một bên chủ thể mang yếu tố nước
ngoài. Chủ thế đó có the là pháp nhân, to chức hoặc cá nhân mang quốc tịch
nước ngoài hoặc người không quốc tịch; chủ thể đó cũng có thế là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài cho dù vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, QHDS phát sinh giữa các chủ thể Việt Nam song lại có căn cứ để
xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài.
Thứ ba, QHDS giữa các chủ thể Việt Nam nhung tài sản liên quan đến
quan hệ đó tồn tại ở nước ngoài.
Cac yếu tố nước ngoài này có thể chỉ xuất hiện riêng lẻ trong một quan hệ
dân sự rhưng cũng có thể xuất hiện kết hợp, đan xen với nhau trong một quan
hệ tuỳ ứ e o từng hoàn cảnh cụ thể.
2.2.2. Quy định về vấn đề áp dụng pháp luật
Xa ất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, 43 là luôn vượt ra khỏi phạm vi lãnh thố của một quốc gia, liên quan đến
hai hay ihiều quốc gia nên một trong những vấn đề được coi là nền tảng và cần

110 Diều 1 B L D S 2004 quy định: "Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách
ứng xử cỉủacá nhân, pháp nhân, chù thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các
quan hệ dlâi sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọỉ chung là quan hệ dân sự)."


23


×