Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Mô hình chính phủ điện tử kinh nghiệm thế giới và đề xuất đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.38 MB, 126 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Công trình khoa học đạt Giai N hât cuộc thi “Sinh viên nẹhiên cứu khoa học năm 2015"
CIICI trườn í,' Đại học Luật Hù Nội.

Đây là công trình nghiên cún khoa học của riêng tôi,
các kết luận so liệu trong công trình khoa học là trung
thục, bào đảm độ tin cậy.

c nhận của giảng viên huóng dẫn

Nguyễn Thị Thuận

Tác giả thực hiện đề tài khoa học

Nguyễn Sỹ Anh

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG Đ Ọ C __ 3 j £ ____ _


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành xuất sắc công trình khoa học này tôi luôn được đón nhận sự động
viên, giúp đỡ nhiệt tình từ Tiến Sỹ Nguyễn Thị Thuận - Giảng viên Bộ môn Công Pháp
Quốc Tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đó là động lực quan trọng giúp tôi cố gắng, nỗ
lực và cho ra đời thêm một công trình khoa học có giá trị. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến cô.
Với tôi, khoa học luật là niềm đam mê thực sự, là nơi tôi có thể thỏa sức sáng tạo
và đưa ra những đề xuất của mình trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. Từ khát khao đó, tôi mong muốn công trình


khoa học này đóng góp những ý kiến, góp ý tích cực nhàm thúc đẩy tiến trình hoàn thiện
và phát triển về mọi mặt ở Việt Nam nói chung và pháp luật, pháp luật hành chính ở Việt
Nam nói riêng.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Sỹ Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT:

CPĐT:

Chính phủ điện tử

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

G2C:

Government to Citizen - Chính phủ với Công dân

G2B:


Government to Business - Chính phủ với doanh nghiệp

G2G:

Government to Government - Chính phủ với Chính

ICT:

Information and Communication Technologies - Công nghệ thông

phủ

tin và truyền thông
ID:

Identification - Nhận dạng cá nhân

LAN:

Local Area Network - Mạng máy tính cục bộ

OECD:

Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

PDA-

Personal Digital Assistant - Thiết bị kỹ thuật số hỗtrợ cá nhân


LAN:

Local Area Network - Mạng máy tính cục bộ

TTHC:

Thủ tục hành chính


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tín chung:
- Tên đề tài: Mô hình Chính phủ điện tử - kinh nghiệm thế giới và đề xuất đối với Việt
Nam
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Anh
- Lớp: 3602

Khoa: Pháp luật kinh tế

Năm thứ:. 4

số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thuận
2. Muc
1 tiêu đề tài:
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu một số mô hình thành công, thất bại trong
phát triển CPĐT. Từ sự thành công, thất bại đó đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc phát triển mô hình này ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đồng thời, tác giả mong muốn tìm kiếm một giải pháp tích cực, một quy trình

phát triển, vận hành mô hình CPĐT phù hợp với Việt Nam trong tương lai.
3. Tính mói và sáng tạo:
Thông qua quá trình tìm hiểu và dịch thuật, đề tài hướng đến mục tiêu cuối cùng
đó là kiến nghị những nội dung có chọn lọc, thể hiện sự định hướng cho phát triển, vận
hành mô hình CPĐT ở Việt Nam trong tương lai. Đề tài này có một số nội dung tương đối
mới sau đây:
Thứ nhất, tổng quát nhằm giúp người đọc, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách và người dân hiểu rõ hơn về mô hình CPĐT mà Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới đang theo đuổi cũng như tìm kiếm sự phát triển hoàn hảo của mô hình này;
Thứ hai, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành luật (thuộc lĩnh vực nghiên
cứu vấn đề xã hội), đề tài có cách tiếp cận mới mẻ, sáng tạo trong việc truyền tải những
kiến thức cơ bản, những bài học kinh nghiệm quý báu từ tiến trình xây dựng, phát triển và
hoàn thiện mô hình CPĐT của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, đề tài đóng góp giải



MỤC LỤC:

TÓM TẮT ĐÈ TÀI KHOA HỌC
PHẦN MỞ ĐÀU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tà i..........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tà i...................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 4
5. Những đóng góp khoa học của đề tài.................................................................................... 5
6. Kết cẩu của đề tài....................................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ M Ô HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN T Ử ........................... 6
1.1 VỀ MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN T Ừ ............................................................................ 6
1.1.1 Khái niệm và quá trình ra đời của mô hình Chính phủ điện tử......................................6

1.1.2 Tầm quan trọng và mục tiêu của mô hình Chính phủ điện tử......................................10
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của mô hình Chính phủ điện tử ........................................................12
1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ............................................... 14
1.2.1 Công d â n ................................................................ ..........................................................14
• 1.2.2 Doanh nghiệp.................................................................................................................. 15
1.2.3 Chính phủ........................................................................................................................ 16
1.3 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC XÂY DựNG THÀNH CÔNG MÔ HÌNH
CHÍNH PHỦ ĐIỆN T Ử ........................................................................................................... 17
1.3.1 Thách thức đối với cơ quan và công chức Chính phủ của mỗi quốc gia....................17
1.3.2 Thách thức về tài chính, ngân sách............................................................................... 18
1.3.3 Thách thức về nâng cao mức độ sừ dụng dịch vụ........................................................ 18
1.3.4 Thách thức về bảo đảm an ninh và bảo vệ sự riêng tư.................................................19
1.3.5 Thách thức về xây dựng kế hoạch và chiến lược triển khai........................................ 19
1.4 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG
TƯƠNG LAI............................................................................................................................ 20
1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................25


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SÓ QUÓC GIA TRÊN
THÉGIỚI..................................................................................................................................26
2.1 MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI HÀN QƯÓC....................................................27
2.1.1 Thực trạng mô hình Chính phủ điện tử tại Hàn Q uốc.................................................. 27
2.1.2 Định hướng phát triển mô hình Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc.................................31
2.2 MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỪ TẠI SINGAPORE................................................35
2.2.1 Thực trạng mô hình Chính phủ điện tử tại Singapore................................................... 35
2.2.2 Định hướng phát triển mô hình Chính phủ điện tử tại Singapore................................ 41
2.3 THẤT BẠI TRONG PHÁT TRIẾN MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA KHÁC..............................................................................................................42
2.3.1 Lebanon - mô hình Chính phủ điện tử thất bại do chịu áp lực từ bên ngoài..............44
2.3.2 Bangladesh - mô hình Chính phủ điện tử thất bại một phần....................................... 46

2.3.3 Đánh giá nguyên nhân thất bại của mô hình Chính phủ điện tử ở một số quốc gia
trên thế giới................................................................................................................................ 47
2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIẺN MÔ
HÌNH CHÍNH PHÙ ĐIỆN T Ử .................................................................................................49
2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................52
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIẺN VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI............................................................................. 54
3.1 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỪ TẠI VIỆT N A M ....................... 54
3.1.1 Chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển mô hình Chính phủ điện từ tại Việt
Nam.............................................................................................................................................54
3.1.2 Khái quát về quá trình du nhập của mô hình Chính phủ điện tử vào Việt Nam.......57
3.1.3 Thực trạng mô hình Chính phủ điện tử trong quản lý hành chính Nhà nước tại Việt
Nam hiện nay.............................................................................................................................60
3.2 KIẾN NGHỊ PHÁT TRIÉN VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LA I................................................................................ 64
3.2.1 Một số lưu ý trong quá trình phát triển mô hình Chính phủ điện tử tại Việt Nam
trong tương lai............................................................................................................................64
3.2.2 Kiến nghị phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong tương la i........................66


3.2.3 Một số giải pháp vận hành mô hình Chính phủ điện tử trong tương lai.....................70
3.3 D ự BÁO KÉT QUẢ CỦA VIỆC PHÁT TRIẾN MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỪ
Ở V Ệ T NAM TRONG TƯƠNG LAI................................................................................... 72
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................73
PHÀN KẾT LUẬN................................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TÓM TÁT ĐÊ TÀI KHOA HỌC

Đề tài khoa học được chia thành các phần chính sau:
A. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Khái quát về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài nghiên
cứu và kết cấu đề tài.
B. Nội dung nghiên cứu
Nội dung bao gồm 3 Chương:
Chương I: Tổng quan về mô hình Chính phủ điện tử

Chương 1, đề tài làm rõ khái niệm, quá trình ra đời, chức năng, mục tiêu, đặc trưng,
đối tượng của mô hình CPĐT. Bên cạnh đó, đề tài cũng khái quát những thách thức cơ
bản mà các quốc gia khi xây dựng, triển khai mô hình CPĐT phải đối mặt. Qua đó, đề tài
phác thảo triển vọng phát triển của mô hình này.
Chương 2: Mô hình Chính phủ điện tử ở một sổ quốc gm trên thể giới

Chương 2, đề tài chọn hai mô hình CPĐT thành công trên thế giới đó là mô hình ở
Hàn Quốc và mô hình ở Singapore. Hai quốc gia này được phân tích trên tiêu chí về: thực
trạng mô hình CPĐT và định hướng phát triển mô hình trong tương lai. Ngoài ra, đề tài
cũng phân tích một số yếu tố dẫn đến thất bại khi triển khai mô hình CPĐT của một số
• quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trên thế giới và qua đó rút ra những bài
học kinh nghiệm cho việc phát triển mô hình CPĐT trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
Chương 3: Phát triển và vận hành mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong tương
lai

Trong Chương này, đề tài đánh giá thực trạng xây dựng và triển khai mô hình CPĐT
tại Việt Nam trong thời gian qua và qua đó kiến nghị kế hoạch phát triển cũng như vận
hành mô hình CPĐT tại Việt Nam trong tương lai. Mặt khác, đề tài cũng đưa ra những dự
báo khả quan về phát triển mô hình CPĐT tại nước ta.


c. Phần kết luân
Phần này đề tài rút ra những kết luận từ việc nghiên cứu các nội dung trong phần B.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập quốc tế khiến cho vai trò của Nhà nước đối với cộng đồng dân cư
càng trở lên ngày một quan trọng. Nhà nước đóng vai trò đối nội và đối ngoại, đồng thời
cũng là chủ thể có quyền quyết định các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội của một
quốc gia nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước bình đẳng, công
bằng, văn minh và tiến bộ. Tuy nhiên, không phải bất cứ Nhà nước của một quốc gia nào
cũng biết cách truyền tải các chính sách phát triển đất nước, các chiến lược đem lại lợi ích
cho nhân dân đến với mỗi cá nhân, từng công dân của nước mình. Bởi vậy, trong nhịp
sống hiện đại của một xã hội công nghiệp, công nghệ thì việc ứng dụng những tiến bộ của
khoa học, kỹ thuật, những thành tựu của CNTT vào đời sống xã hội nói chung và vào
quản lý hành chính Nhà nước nói riêng là nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Hoạt động này sẽ giúp mối quan hệ giữa cán bộ, công chức Nhà nước với người dân
được cải thiện hơn, khoảng cách giữa họ sẽ gần hơn và mang lại lợi ích, giá trị cho nhau
nhiều hơn. Vậy, ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính Nhà nước là gì ? Việc ứng
dụng này có hiệu quả như thế nào ? Hay các lợi ích của việc ứng dụng CNTT mang lại ra
sao đối với các đối tượng trong xã hội ? Câu trả lời cho những câu hỏi này đã được nhiều
quốc gia trên thế giới giải đáp. Có nhiều lời giải đáp khác nhau nhưng lời giải đáp mang
• tính ưu việt nhất vẫn là xây dựng mô hình quản lý hành chính mới, mô hình mang tên gọi
“Chính phù điện tử ”. Thực tế, nhiều nước đã hiểu được những giá trị cốt lõi mà CPĐT
mang lại cho đất nước họ, cho người dân của họ và luôn coi việc xây dựng mô hình này là
thước đo, chuẩn mực đánh giá sự phát triển nền hành chính công của nước mình. Xu thế
tương lai sẽ chứng minh một điều rằng nước nào không xây dựng, triển khai mô hình
CPĐT hoặc triển khai nhưng thiếu hiệu quả, kém phát triển chắc chắn sẽ trở lên tụt hậu so
với các quốc gia khác và kém vị thế trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, CPĐT đã du nhập

và được triển khai hom 10 năm, tuy nhiên tính đến nay, cụm từ “Chính phủ điện tử” vẫn
còn lạ lẫm với nhiều người, thậm chí còn lạ lẫm ngay cả với một số cán bộ, công chức,
viên chức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước. Đã có một thời gian dài mô hình
CPĐT được tuyên truyền, quảng bá rất nhiều khi mới xuất hiện ở Việt Nam thông qua
con đường học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia nước ngoài nhưng trong vài năm trở
lại đây do hậu quả thất bại từ việc triển khai mô hình ở một số đề án trọng điểm nên mô


2
hình CPĐT không còn được nhắc nhiều như trước. Người dân ở Việt Nam cũng không
được thường xuyên tiếp cận với mô hình CPĐT, Nhà nước, cán bộ, công chức và viên
chức chủ động làm một cách chậm chạp trên cơ sở những kế hoạch thiếu rõ ràng. Một vấn
đề đặt ra đó là Việt Nam đã thực sự nhận ra những sai lầm của mình trong việc xây dựng,
phát triển mô hình CPĐT hay chưa ? Có những yếu tố nào kìm hãm sự phát triển và vận
hành mô hình này ở Việt Nam ? Nghiên cứu mô hình CPĐT ở một số quốc gia trên thế
giới (cả mô hình thành công và thất bại) sẽ giúp cho Đảng và Nhà nước nhận thức đúng
đắn hơn về quy trình, chiến lược và rút kinh nghiệm cho việc phát triển mô hình CPĐT.
Chính vì lý do đó mà trong nghiên cứu này, ngoài việc khái quát những nội dung
cơ bản về mô hình CPĐT, tác giả sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ thực trạng và định hướng
phát triển mô hình CPĐT ở một số quốc gia trên thế giới từ đó kiến nghị những giải pháp
phát triển cũng như vận hành mô hình CPĐT tại Việt Nam trong tương lai. Với mục tiêu
đó, đề tài mong muốn sẽ đưa ra được những góp ý mang tính định hướng, khái quát nhằm
hoàn thiện hoạt động quản lý hành chính công trên cơ sở ứng dụng CNTT ở Việt Nam
hiện tại và trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, mô hình CPĐT được nhắc đến như một xu hướng
không thể thiếu của thời đại CNTT - truyền thông. Thực tế, đã có rất nhiều nhà lập pháp,
, các học giả nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu về tính khả thi, hợp lý của mô hình này. Ở
Việt Nam, CPĐT mới chỉ du nhập vào nước ta từ những năm đầu thế kỷ 21 nhưng đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu của các Bộ, ban ngành, của các cơ quan hành chính Nhà

nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp, tổ chức khác trong xã hội và các
nhà nghiên cứu hành chính công. Tiêu biểu có một số công trình, bài viết đáng chú ý như:
- Các công trình khoa học, các Báo cáo tổng kết của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ về
tình hình ứng dụng CNTT - truyền thông vào hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Trong đó, đặc biêt nhất là hàng loạt các Báo cáo đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT truyền thông của các cơ quan liên quan ở nước ta do Bộ Thông tin và Truyền thông trực
tiếp soạn thảo, hay Sách trắng của Bộ Thông tin và Truyền thông được công bố thường
niên, hay các Nhóm nghiên cứu của các Bộ khảo sát, điều tra về thực trạng Kiến trúc điện
tử ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả...
- Một số bài viết cũng đáng lưu tâm được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:


3
+ Tạp chí Tổ chức Nhà nước của Bộ Nội vụ có các bài viết về: “Kinh nẹhiệm xây dựng
Chính phủ điện tử ở Singapore” của tác ơiả Phan Anh Hồng, Nguyễn Thị Mai đăng trên
số 8/2012, trang 53 - 56; “Quản lý văn bản điện tử trong phát triến Chính phủ điện tử ”
của tác gỉa Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Văn An đăng trên số 11/2012 trang 4 - 7 . . .
+ Tạp chí Quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia có các bài viết về: “về
Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thị Tâm, Nguyễn Hồng Vân
đăng trên số 11/2013, trang 66 - 71; “Bàn về xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam"
của tác giả Trần Cao Tùng đăng trên số 1/2013, trang 65 - 67; “Những xu hướng phát
triển mới của Chính phủ điện tử ” đăng trên số 4/2014, trang 95 - 97 và “Những thách
thức trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam” đăng trên số 1/2015, trang 83 - 86
của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương.....
Ngoài ra, nói về mô hình CPĐT cũng không thể không kể đến các Chiến lược quốc
gia về phát triển CNTT - truyền thông ở các Vùng, các giai đoạn do Chính phủ nước ta đề
ra qua các năm. Đây cũng là một cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy tình hình nghiên
cứu, triển khai mô hình CPĐT.
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định chưa có đề tài, công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách tổng quát các mô hình CPĐT tiêu biểu trên thế giới (cả các các mô
hình thành công và thất bại) để từ đó rút ra những bài học trong định hướng phát triển mô

• hình CPĐT ở Việt Nam. Chính vì lý do đó, đề tài này ra đời với mục tiêu tìm hiểu một số
mô hình CPĐT đặc trưng trên thế giới và kiến nghị giải pháp phát triển cũng như vận
hành mô hình CPĐT tại Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một số mô hình CPĐT trên thế giới (trong
đó tập trung vào hai mô hình CPĐT thành công và hai mô hình CPĐT thất bại).Trên cơ
sở đó, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển mô hình này ởcác quốc gia
đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm tìm kiếm một giải pháp tích cực,
một quy trình phát triển, vận hành mô hình CPĐT phù hợp với Việt Nam trong tương lai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đi vào giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng sau đây:


4
Thứ nhắt, làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến mô hình CPĐT, bao gồm khái
niệm, đặc trưng, chức năng, mục tiêu, những thách thức của việc triển khai mô hình, định
hướng phát triển mô hình trong tương lai...
Thứ hai, chỉ rõ thực trạng và định hướng phát triển mô hình CPĐT tại Hàn Quốc,
Singapore. Đồng thời, phân tích về thất bại trong xây dựng, phát triển mô hình này ở một
số quốc gia phát triển trên thế giới (như Lebanon, Bangladesh...). Qua đó, rút ra những
bài học kinh nghiệm cho các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam trong việc phát triển mô hình
CPĐT.
Thứ ba, đề xuất cũng như kiến nghị về kế hoạch phát triển, vận hành mô hình CPĐT


Việt Nam trong tương lai.

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình phát triển CPĐT ở Hàn Quốc, Singapore và
một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
nguyên nhân thất bại, thực tế các tình huống thất bại trong phát triển mô hình CPĐT.
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu thực trạng triển khai mô hình này tại Việt Nam, những kết
quả đạt được, những điểm tồn tại cần giải quyết triệt để, kịp thời.
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên bình diện quốc tế, thông qua các văn bản pháp luật quốc tế,
• các chiến lược phát triển của các quốc gia nước ngoài (trong đó chủ yếu là Hàn Quốc và
Singapore) về phát triển mô hình CPĐT và một số thất bại của các quốc gia khác (điển
hình là Lebanon và Bangladesh). Để đề tài mang tính tham khảo và sâu sắc hơn, tác giả đã
nghiên cứu trong phạm vi chọn lọc những tư liệu nước ngoài có giá trị. Đồng thời, đề tài
cũng tham khảo có chọn lọc một số tài liệu hữu ích trong nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp luận,
quan điểm về phát triển Nhà nước theo chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp riêng cho từng Chương của đề tài.
Cụ thể:
- Trong Chương 1, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp liệt kê, phương pháp điều tra số liệu, phương pháp đưa ra các dẫn chứng,
luận cứ để phác thảo tổng quan mô hình CPĐT;


5
- Trong Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích để triển khai trình bày các mô hình phát triển CPĐT
trên thế giới và tóm lược những kinh nghiệm, bài học phát triển mô hình quý báu.
- Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận logic, phương pháp nghiên cứu để đề xuất
những chiến lược phát triển phù hợp cho mô hình CPĐT tại Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, để nội dung đề tài có sự phong phú, đa dạng tác giả đã tham khảo có chọn

lọc và dịch thuật một số tư liệu bằng tiếng nước ngoài, các bài viết, các kế hoạch phát
triển mô hình CPĐT trên trang web quốc tế, trang thông tin của các quốc gia.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài
Mục tiêu cuối cùng mà đề tài hướng tới đó là kiến nghị những nội dung mang tính
định hướng cho việc phát triển, vận hành mô hình CPĐT ở Việt Nam trong tương lai. Với
mục tiêu đó, các nội dung trong Báo cáo này của đề tài đã đóng góp những ý nghĩa khoa
học sau đây:
Thứ nhất, giúp người đọc, các nhà nghiên cửu, các nhà hoạch định chính sách và
người dân hiểu rõ hơn về mô hình CPĐT mà Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang
theo 4uểi và tìm kiếm sự phát triển hoàn hảo cùa mô hình này;
Thứ hai, trong phạm vi nghiên cửu của chuyên ngành luật (thuộc lĩnh vực nghiên
• cứu vấn đề xã hội), đề tài truyền tải những kiến thức cơ bản, những bài học kinh nghiệm
quý báu từ tiến trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình CPĐT của một số quốc
gia trên thế giới. Từ đó, đề tài đóng góp giải pháp về mô hình tiên tiến nhất mà tùy thuộc
vào hoàn cảnh hiện tại Việt Nam có thể chuyển đổi áp dụng trong phát triển CPĐT.
Thứ ba, đóng góp những nội dung khoa học quan trọng bằng cách đề xuất, kiến nghị
lộ trình, những lưu ý, giải pháp trong hoạt động phát triển CPĐT ở Việt Nam trong tương
lai để bảo đảm đạt được những lợi ích thiết thực từ việc phát triển mô hình này.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Tóm tắt, Tổng quan, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
đề tài được kết cấu gồm 3 Chương:
Chương 1: Tổng quan về mô hình Chính phủ điện tử
Chương 2: Mô hình Chính phủ điện tử ở một so quốc gia trên thế giới
Chương 3: Phát triển và vận hành mô hình Chính phủ điện từ ở Việt Nam trong tương lai


6
PHÀN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỎNG QUAN VÈ MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỦ

1.1 VÈ MỒ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1.1 Khái niệm và quá trình ra đòi của mô hình Chính phủ điện tử
a)

Khái niệm về Chính phủ điện tử
Tính đến nay, có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra định nghĩa về mô hình CPĐT, trong

đó nhiều cách hiểu được sử dụng phổ biến trong quan hệ quốc tế. Có thể kể đến một số
cách hiểu thông dụng sau đây:
- Theo Liên Hợp Quốc: “CPĐT được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn
cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của Chính phủ tới công
dân"1.
- Theo World Bank (Ngân hàng thế giới): “CPĐT đề cập đến việc các cơ quan chính phủ
sử dụng các CNTT (chẳng hạn nhu mạng diện rộng, mạng Internet và mạng di động) mà
có khả năng chuyển đổi mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và với các cơ quan
Chính phủ khác. Những công nghệ này có thể phục vụ cho những mục đích khác nhau:
cung cấp các dịch vụ tốt hơn, cải thiện sự tương tác với doanh nghiệp, tăng cường quyển
lực cho công dân thông qua việc truy cập thông tin hoặc quản lý Chính phủ hiệu quả hom.
' Các lợi ích mang lại có thể giảm tham nhũng, nâng cao sự minh bạch, thuận tiện hom,
tăng doanh thu và /hoặc giảm chi phí” 2.
- Theo tổ chức Đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “CPĐT đề cập
đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả
chính quyển trung ương và chính quyền địa phương) sổ hóa các hoạt động bên trong và
bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng
tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công ” 3.
- Theo Gartner (Tổ chức nghiên cứu công nghệ thông tin quốc tế): “CPĐT là sự tối ưu
hóa liên tục của việc cung cấp dịch vụ, sự tham gia bầu cừ và quản lý bằng cách thay đổi

1 T heo định cùa U N PA N năm 2001 (ƯNPAN - M ạng trực tuyến về hành chính công và tài chính cúa Liên Hợp
Q uốc).

T heo h ttp://w w w .w orldbank.org/.
3

T heo http://w w w .vecom .vn/.


cúc iquan hệ bên trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và các phương tiện
m ớ i”’ 4.

Nhìn chung, từ những cách hiểu trên ta có thể định nghĩa CPĐT như sau: “CPĐT
bao gồm việc sử dụng CNTT và đặc biệt là Internet nhằm mục đích cải thiện việc cung
cấp dịch vụ của Chính phủ tới công dân của mình, tới các doanh nghiệp và các cơ quan
nhà nước khác. CPĐT cho phép công dân tương tấc và nhận dịch vụ từ Chính phủ liên
bang, bang và địa phương 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuân ” .
Qua một số định nghĩa về CPĐT, có thấy những đặc trưng của mô hình này đó là:
- Giúp công dân thuận lợi trong việc tiếp cận và nhận sự giúp đỡ từ cơ quan Nhà nước;
- Cơ quan Nhà nước và cộng đồng có cơ hội trao đổi, tăng cường tương hỗ lẫn nhau;
- Tính minh bạch trong hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước được thể hiện
sâu sắc và rõ rệt;
- Các đối tượng dù bất kể là ở nông thôn hay thành thị không có sự phân biệt trong việc
tiếp cận CNTT.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chính phù điện tử ” thường chỉ được nhắc nhiều ưong các
hội nghị, hội thảo hay các bài báo khoa học, các bài nghiên cứu chứ luật thực định chưa
có quy định cụ thể hay một định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này. Hiện nay, ở Việt Nam,
mô hình CPĐT chỉ được hiểu đơn thuần là “sự hoạt động liên thông cùa cả hệ thống các
' cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước có ứng dựng một cách có hiệu quả những
thành tựu của khoa học, CNTT điện tử để bảo đảm việc chấp hành và điều hành của các
cơ quan hành chính Nhà nước trong mọi lĩnh vực cùa đời sống xã hội và cung ứng đầy
đủ, khẩn trương các thông tin cho tất cả mọi tổ chức, cá nhân thông qua các phương tiện
thông tin điện tử ” 5. Theo cách hiểu này, mô hình CPĐT ở Việt Nam mang một số đặc

điểm sau:
- ứ n g dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, CNTT điện tử vào hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước;
- Có sự liên thông của bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong
việc ứng dụng thành tựu của CNTT.

4

T heo http://w w w .idg.com .vn/.

5 T heo “Thuật n g ữ hành chính ” do V iện N ghiên cứ u hành ch ính - H ọc viện H ành chính quốc gia xuất bản.


8
- Đảm bảo sự chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước trong mọi lĩnh
vực và cung ứng có hiệu quả thông tin cho các cá nhân, tổ chức thông qua phương tiện
điện từ.
b) Quá trình ra đời của mô hình Chính phủ điện tử
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, quá trình cải cách hành chính trên thế giới nói
chung và đặc biệt là các nước đang phát triển nói riêng diễn ra hết sức mạnh mẽ và quyết
liệt. Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ của một số quốc gia phát triển đã tiếp thu có
chọn lọc thành tựu khoa học công nghệ và ứng dụng hiệu quả thành tựu đó trong quá trình
quản lý dân cư, kinh tế, xã hội ở quốc gia mình. Dần dần, CNTT và thành tựu của nó đã
“manh nha” tồn tại và không ngừng lớn mạnh trong toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý
Nhà nước ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khái niệm CPĐT chỉ thực sự ra
đời và được nhiều người biết đến vào năm những năm 90 của thế kỷ XX khi nó xuất hiện
cùng với những thuật ngữ cũng khá phổ biến như thương mại điện từ, doanh nghiệp điện
tử...
Bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ trưởng thành và phát triển vượt bậc của mô hình
CPĐT, từ năm 2000 trở đi, mô hình CPĐT không chỉ được áp dụng ở các nước phát triển

mà ngay cả những nước chưa phát triển cũng tiếp thu và ứng dụng rộng rãi thành quả của
các nước đang phát triển đã gặt hái được. Giai đoạn này, CPĐT được coi như một mô
hình hữu hiệu để giải quyết những vấn đề đang tồn đọng và tăng hiệu quả làm việc của
các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ và đáp ứng nhu cầu
của dân chúng và doanh nghiệp tốt hơn.
Các mô hình phát triển CPĐT là rất quan trọng vì nó đưa ra cợ sở để đánh giá sự
phát triển CPĐT và để dẫn đường cho các chiến lược phát triển CPĐT. Mặc dù các mô
hình về các giai đoạn phát triển CPĐT đã được giới thiệu từ nhiều năm trước nhưng cho
đến nay chúng vẫn có giá trị trong việc đánh giá quá trình phát triển CPĐT. Có nhiều mô
hình giai đoạn phát triển CPĐT được xem xét để làm cơ sở đánh giá CPĐT.
Tính đến nay, quá trình ra đời, phát triển cửa mô hình này đã gần tròn 100 năm
nhưng nó vẫn không ngừng lớn mạnh, phát triển sâu rộng ở các quốc gia trên toàn thế
giới. Hơn nữa, sự vận hành mô hình Chính phủ ở mỗi quốc gia là thước đo để cộng đồng
quốc gia đánh giá độ tin cậy, uy tín của quốc gia đó trên trường quốc tế. Ngày nay, với sự
bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng, công nghệ, ... nên nhiều nước đã đẩy


9
mạnh phái triển CPĐT đa dạng hom, liên thông hơn dưới khái niệm Chính phủ di động (M
- Government), CPĐT thế hệ 2 (E - Government 2.0), Chính phủ ở mọi lúc, mọi nơi và
trên mọi phương tiện (Ubiquitous Government).
Trên thế giới, một số nước đã nghiên cứu và triển khai mô hình CPĐT từ rất sớm,
có thể kể iến như trường hợp mô hình CPĐT tại Án Độ được bắt đầu thực hiện sau khi
Chính phỉ Ấn Độ thông qua Kế hoạch quốc gia về IT (Iníbrmation Technology) từ năm
1998 hay Tường hợp của Hàn Quốc cũng thực hiện mô hình CPĐT sau khi thông qua 4
kế hoạch quốc gia về CPĐT, nhờ việc triển khai này, Hàn Quốc đã nhanh chóng chiếm ưu
thế hàng Cầu trên trường quốc tế hoặc cũng có thể kể đến trường hợp của Singapore khi
quốc gia tày là một trong những nước tiến bộ nhất ở lĩnh vực áp dụng mô hình CPĐT
trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước....
Chnh phủ các nước có các chiến lược khác nhau để xây dựng mô hình CPĐT. Một

số nước lẹb ra các kế hoạch dài hạn trên mọi lĩnh vực, một số lại chỉ tập trung vào một vài
lĩnh vực khi bắt đầu dự án xây dựng mô hình CPĐT. Tuy nhiên, hầu hết các nước đang
xây dựng thành công CPĐT chọn cách chia dự án phát triển mô hình CPĐT làm 3 giai
đoạn nhỏ. Các giai đoạn này không phụ thuộc lẫn nhau, tức là không cần phải giai đoạn
này họặn tiành thì giai đoạn kia mới bắt đầu.
Giã đoạn 1: Sử dụng CNTT và viễn thông để mở rộng truy cập thông tin của
Chính phu Ở giai đoạn này, Chính phủ của mỗi quốc gia tập trung khởi tạo một khối
lượng lớn thông tin cần thiết và đủ dùng cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Sau đó,
nhờ vào còng nghệ cũng như mạng Internet, Chính phủ truyền tại các nguồn dữ liệu này
đến công ắân và doanh nghiệp của mình. Việc triển khai giai đoạn này ở mỗi quốc gia có
sự khác nlau nhất định do đặc tính về khả năng và điều kiện triển khai của mỗi quốc gia
là khác nhíu. Ví dụ như đối với các nước đang phát triển với cơ sở hạ tầng còn thấp, yếu,
kém nên các nước này sẽ chủ yếu cung cấp và khởi tạo những thông tin liên quan đến quy
định phápluật, các quy tắc, điều lệ...của quốc gia đó rồi truyền tải nó đến người dân. Còn
đối với qiốc gia có nhiều hiện tượng tham nhũng, quan liêu, cừa quyền... thì cơ quan
Nhà nước sẽ khởi tạo các thông tin liên quan đến cơ quan Nhà nước, các cá nhân có thẩm
quyền, đặt biệt là những thông tin tài chính để người dân có thể tham chiếu và tra cứu mà
không phả đến các cơ quan để khiếu nại hoặc thắc mắc về vấn đề mình chưa rõ.


10
Giai đoạn 2: Tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động của Chính
phủ. Giai đoạn này Chính phủ thể hiện khả năng của mình trong việc thu hút người dân
vào hoạt động của Chính phủ. Nếu như Chính phủ của một quốc gia củng cố và thực hiện
tăng cường tốt sự tham gia của người dân vào hoạt động của mình sẽ xây dựng được lòng
tin của dân chúng, cải thiện có hiệu quả chức năng của Chính phủ trong việc đáp ứng nhu
cầu cấp thiết của các công dân hoặc các doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Cung cấp rộng rãi các dịch vụ của Chính phủ qua mạng Internet, ở
giai đoạn này, người dân được sử dụng các giao dịch qua mạng điện tử. Cụ thể, các giao
dịch như đăng ký hộ tịch hoặc làm thẻ căn cước đã được thực hiện nhanh chóng, điều mà

trước đây nếu làm theo phương thức truyền thống sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Bằng cách sử dụng dịch vụ qua mạng điện tử, chỉ việc ngồi ở nhà hoặc nơi làm việc có
kết nối mạng trực tuyến là người dân có thể tiếp cận thông tin với Chính phủ và sử dụng
dịch vụ do Chính phủ cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình.
1.1.2 Tầm quan trọng và mục tiêu của mô hình Chính phủ điện tử
a) Tầm quan trọng của mô hình Chính phủ điện tử
Việc ứng dụng CNTT, ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ đã có
tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Trong số những tác
động đó, có thể chú ý đến vai trò của mô hình CPĐT trong quá trình khai thác, làm việc,
• lưu trữ và cung cấp dữ liệu trực tuyến giúp cho cơ quan Chính phủ có thể đổi mới, hiệu
quả và minh bạch hơn khi họ đưa các dịch vụ của mình đến những đối tượng có nhu cầu
trong xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng, CPĐT, một mô hình mới đã từng bước phát huy
tác dụng trong việc giúp người dân và các doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ của
mình trong hoạt động quản lý Nhà nước.
v ề cơ bản, CPĐT là mô hình có ứng dụng linh hoạt CNTT tiến bộ để tăng cường
tính hiệu quả, tính thân thiện và bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu đối với xã hội khi cần cung
cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ hành chính Nhà nước. Có thể khái quát một số chức năng
của mô hình này như sau:
Một là, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà mô hình CPĐT đã thực hiện
được chức năng đưa người dân đến gần hom với Chính phủ và đưa Chính phủ đến gần hơn
với người dân. Điều này có ý nghĩa thực hiện quyền dân chủ trong đại bộ phận công dân,
tổ chức của một quốc gia áp dụng mô hình CPĐT.


11
H ai là, mô hình CPĐT đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc làm rõ ràng và
minh bạch hóa hoạt động của Chính phủ, đặc biệt công khai những quyết định quan trọng
của đất nước một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm chống tình trạng quan liêu, sách
nhiễu, tham nhũng của ìhững người có địa vị trong cơ quan Chính phủ, cơ quan Nhà
nước.

Biã là, CPĐT đã piát huy vai trò trong việc tăng cường hoạt động quản lý và phục
vụ người dân. Nhờ có nô hình CPĐT mà việc cải cách hành chính Nhà nước diễn ra
thuận lợi, bớt rườm rà và từng ngày cải thiện nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ công
đến với người dân cũng rhư các tổ chức khác trong xã hội.
Nhìn chung, từ những chức năng nói trên, có thể khẳng định được tầm quan trọng
của mô hình CPĐT trong hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước.
Mô hình này với những ưu thế và đặc điểm nổi bật đang từng bước tăng cường tính cạnh
tranh của các quốc gia trong việc hướng tới bảo đảm quyền dân chủ, quyền con người.
b) Mục tiêu của mô hình Chính phủ điện tử
Nhàm hiện thực hóa vai trò của mô hình CPĐT trong việc thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của đời sống xã hội thì cần thiết phải có những mục tiêu cụ thể. Các quốc gia
trên thế giới khi thực hiện lộ trình phát triển mô hình CPĐT tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế - xã hội đều hướng tới những mục tiêu đã đặt ra từ trước để mang lại những hiệu quả
• tích cực nhất cho quốc gia của mình. Có một số mục tiêu mà hầu hết các quốc gia đều
mong muốn đạt được khi thực hiện phát triển mô hình CPĐT, đó là:
Một là, cổ gắng tiết kiệm chi phí tối đa cho cả Chính phủ và người dân trong việc
thực hiện các quan hệ pháp luật giữa dân chúng và Nhà nước, đặc biệt là các quan hệ
pháp luật hành chính: đối với nhiều quốc gia, Chính phủ luôn phải gồng mình với những
gánh nặng tài chính hay thậm chí nhiều nước luôn phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt
ngân sách Nhà nước, thu không đủ chi. Từ thực tế đó, họ cho rằng việc áp dụng mô hình
quản lý Nhà nước mới hơn so với mô hình truyền thống bằng việc áp dụng CNTT và
mạng viễn thông vào hoạt động quản lý của mình sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính mà họ
đang gặp phải. Đồng thời, đây cũng là bàn đạp để giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc của
các đối tượng sử dụng dịch vụ công do Chính phủ cung cấp. Bởi thế, mục tiêu đầu tiên mà
họ hướng tới trong việc thực hiện mô hình CPĐT đó là giảm bớt chi phí, tiết kiệm tối đa


12
các khoản chi công nhưng vẫn đáp ứng và thậm chí đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối
tượng sử dụng các dịch vụ công.

Hai là, cải thiện chắt lượng dịch vụ ở khắp mọi nơi: theo đuổi mô hình CPĐT các
quốc gia luôn mong muốn cung cấp tới người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất
và chi phí rẻ nhất. Người dân chỉ ngồi ở nhà cũng có thể nộp thuế hay khai báo thông tin
cá nhân cho cơ quan Nhà nước qua mạng điện tử. Trước kia, nếu một công dân muốn xin
giấy phép lái xe, đăng ký xe hay muốn nộp thuế, anh ta sẽ phải đến ba cơ quan Nhà nước
khác nhau. Chỉ để thực hiện một dịch vụ rất đơn giản mà phải đi đến rất nhiều nơi và thực
hiện nhiều thủ tục rườm rà. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ tổ chức mô hình quản
lý điện tử và hướng mô hình đến mục tiêu tinh giản bộ máy hành chính của mình nhằm
mang lại hiệu quả tối cao khi sử dụng dịch vụ của người dân.
Ba là, giúp cho Chính có nhiều công cụ quản lý hơn so với công cụ truyền thống'.
cơ sở hạ tầng vật chất cũng như hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống phân phối ga và
điện vẫn quan trọng, song với một quốc gia, mục tiêu cao nhất của họ là có thể bổ sung
thêm các cơ sở hạ tầng mới trong xu thế toàn cầu hóa như mạng điện thoại cố định, điện
thoại không dây, vệ tinh, Internet không dây... Cơ sở hạ tầng viễn thông tiên tiến, hệ
thống giáo dục và hệ thống kỹ thuật sổ hiện đại của một quốc gia sẽ tăng cường tính cạnh
tranh lành mạnh của quốc gia đó với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cuối cùng, mục tiêu quan trọng và cốt lõi nhất của mô hình CPĐT nếu như được
áp dụng ở các quốc gia trên thế giới đó là cải tiến tối đa mối quan hệ tác động qua lại giữa
ba chủ thể chính của xã hội, bao gồm: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Sự tác
động qua lại, tương hỗ lẫn nhau của ba chủ thể này có ý nghĩa thúc đẩy và tăng cường sự
lớn mạnh của nền kinh tế, của tình hình xã hội, văn hóa, giáo dục.. .của đất nước.
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của mô hình Chính phủ điện tử
Để phân biệt mô hình CPĐT với mô hình Chính phủ truyền thống cần thiết phải
tìm hiểu từ những đặc điểm cơ bản của hai loại mô hình quản lý hành chính Nhà nước
này. Theo đó, dựa vào khái niệm của mô hình CPĐT có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản
của mô hình này như sau:
Một là, mô hình CPĐT sử dụng CNTT và mạng viễn thông để tự động hóa và triển
khai các thủ tục hành chính: trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện
dưới mô hình CPĐT, việc quản lý thông qua hoạt động sử dụng công nghệ, mạng viễn



13
thông để tinh giản các thủ tục vốn dT rườm rà ở mô hình Chính phủ truyền thống là điều
cần thiết. Áp dụng tiến bộ của CNTT và truyền thông giúp cho quá trình quản lý hành
chính dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều.
Hai là, mô hình CPĐT cho phép các công dân có thế truy cập các thủ tục hành
chính thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, truyền hình
tương tác: các thủ tục hành chính như theo mô hình truyền thống thì sẽ phải đi đến tận
nơi làm việc của cơ quan Nhà nước để thực hiện. Còn theo mô hình CPĐT, người dân
không phải đi đâu cả mà chỉ việc ngồi ở nhà kích chuột hoặc nhấc máy gọi điện thoại là
có thể thực hiện được các thao tác, giao dịch hành chính. Điều này có nghĩa là người dân
chủ động hơn, trực tiếp hom trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ hành chính đối với cơ
quan Nhà nước của mình.
Ba là, mô hình CPĐT làm việc 24/24 giờ một ngày, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày
mỗi năm, người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu: CPĐT sử
dụng công nghệ, mạng trực tuyến nên thời gian làm việc của mô hình này linh động hơn
so với thời gian làm việc gò bó, khuôn khổ theo quy định của mô hình truyền thồng.
Người dân có thể tiếp cận với dịch vụ quản lý, cung cấp thông tin bất cứ thời gian nào và
ở bất cứ đâu. Công dân hay các doanh nghiệp cũng không phải để tâm đến việc thời gian
sử dụng dịch vụ công có đúng, có phù hợp hay không mà tất cả dữ liệu họ cung cấp hay
• sử dụng đều được ghi lại và thông báo trực tiếp đến người phụ trách quản lý lĩnh vực họ
sử dụng.
Bốn là, mô hình CPĐT mang lại những lợi ích thiết thực cho nhiều đối tượng trong
xã hội: những lợi ích này bao gồm lợi ích cho chính Chính phủ, lợi ích cho công dân, lợi
ích cho doanh nghiệp, lợi ích trong việc quản lý hành chính Nhà nước. Đặc biệt, mô hình
CPĐT sẽ tạo mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ, giữa Chính phủ với
công dân và giữa Chính phủ với các doanh nghiệp.
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng mô hình CPĐT có nhiều điểm khác so với mô
hình Chính phủ truyền thống. Với Chính phủ truyền thống, quá trình quản lý hành chính
trong nội bộ các cơ quan Nhà nước diễn ra thủ công, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền

bạc. Dân chúng không thể liên lạc với Chính phủ ngoài giờ hành chính, không thể ở bất
cứ nơi nào ngoài trụ sở của các cơ quan Nhà nước. Người dân không thể đăng ký lấy giấy
phép kinh doanh, làm khai sinh cho con mình hay đóng thuế trước bạ 24/24 giờ, 7/7 ngày


14
và ở bất cứ đâu. CPĐT có thể khắc phục được những hạn chế này của Chính phủ truyền
thống.
Ngoài ra, sự khác biệt chủ yếu giữa CPĐT và Chính phủ truyền thống là về tốc độ
xử lý các thủ tục hành chính được tự động hóa so với các thủ tục hành chính được xử lý
thủ công. Việc tự động hoá thủ tục hành chính của CPĐT cho phép xử lý các thủ tục
nhanh hơn, gọn hơn, đơn giản hơn rất nhiều. Không những thế, thông tin được cung cấp
cho người dân còn đầy đủ, chính xác và dễ dàng hơn, người dân cũng đỡ mất nhiều chi
phí để thu thập các thông tin này.
Nói tóm lại. mô hình CPĐT là một mô hình Chính phủ hiện đại hơn nhiều so với mô
hình Chính phủ truyền thống. Mô hình này là mục tiêu mà cơ quan Chính phủ các cấp của
các quốc gia sẽ tiến dần từng bước tới và từng ngày xây dựng, phát triển những ưu thế nổi
bật của mô hình.
1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Các đối tượng mà mô hình CPĐT cung cấp dịch vụ tập trung vào ba nhóm đối
tượng chính, đó là: các công dân của quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan
của Chính phủ. Mục đích của mô hình này là làm cho mối quan hệ tác động qua lại giữa
người dận, doanh nghiệp, nhân viên Chính phủ và các cơ quan Chính phủ với Chính phủ
trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.
• 1.2.1 Công dân
Nhiều quốc gia trên thế giới gọi chung dạng dịch vụ Chính phủ hướng tới công dân
là G2C (Government to Citizen). Khi Chính phủ cung cấp dịch vụ điện tử của mình tới
công dân thì công dân có thể thu thập các thông tin liên quan tới cuộc sống hàng ngày của
mình và sử dụng các dịch vụ của Chính phủ một cách nhanh chóng và tiết kiệm thông qua
việc kết nối vào mạng của Chính phủ.

Ở hầu hết các nước, công dân đang được thụ hường lợi ích từ việc cung cấp dịch
vụ công qua mạng điện tử của Chính phủ. G2C là mối quan hệ cơ bản giữa công dân và
Chính phủ khi Chính phủ cung cấp những thông tin phổ biến với công chúng, các dịch vụ
cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh, cấp giấy chứng tử, hỗ trợ đăng ký kết
hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập hoặc thậm chí hỗ trợ người dân với các
dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều
dịch vụ khác....Một ví dụ điển hình có thể thấy đó là thông qua cổng giao diện Công dân


15
điện tử của Chính phủ Singapore (www.ecitizen.gov.sg), người dân ở đất nước này có thể
truy cập nhiều hom 1.600 dịch vụ (trong đó bao gồm các dịch vụ từ kinh doanh, y tế, giáo
dục, giải trí đến việc làm và gia đình). Có tới 1.300 dịch vụ điện tử đã được giao dịch trực
tuyến giữa người dân với Chính phủ. cổng giao diện Công dân điện tử được chia theo
từng danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng bộ và
ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng. Qua đó, người dân
Singapore có thể truy cập một cửa đến các dịch vụ của Chính phủ. Điều này giúp cho họ
không phải đi qua các thủ tục hành chính rườm ra, phức tạp. Một vài dịch vụ điện tử
thông dụng nhất thường được cung cấp là: nộp đơn xin mua nhà, tìm kiếm thông tin về
các trường học, tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp và đăng ký bầu cử...6
1.2.2 Doanh nghiệp
Thông thường, thuật ngữ được sử dụng nhằm biểu thị sự hưởng thụ của các doanh
nghiệp khi nhận dịch vụ cung cấp từ Chính phủ đó là G2B (Government to Business).
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ cũng như nhận được các giao dịch khác
nhau từ Chính phủ cung cấp. Các dịch vụ đó có thể là việc phổ biến các chính sách, pháp
luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các biên bản ghi nhớ, các quy
định, quy tắc, thể chế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể hướng thụ các dịch vụ trực tiếp
như truy suất thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tải các biểu đơn, giấy
tờ biểu mẫu, đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, gia hạn giấy
phép, xin cấp phép, kê khai thuế và nộp thuế hay thậm chí mời thầu, đấu thầu trên mạng

điện tử của chính phủ. Hơn thế, doanh nghiệp thông qua mô hình CPĐT cũng được hỗ trợ
việc phát triển kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê
duyệt các dự án... Đặc biệt, ở mức cao hơn, doanh nghiệp thông qua sử dụng mô hình
CPĐT của Chính phủ còn có thể trao đổi trực tuyến với Chính phủ, cơ quan Chính phủ,
nhân viên Chính phủ để mua bán hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ. Việc mua bán điện
tử như vậy làm cho quá trình đấu thầu, mời thầu trở nên minh bạch và giúp cho các doanh
nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu các dự án lớn của Chính phủ. Hệ thống này cũng
giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm chi phí
cho người môi giới trung gian và giảm chi phí hành chính của các đại lý mua bán.
6 Theo http//: w w w .ecitizen.gov.sg của Singapore.


×