Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Bệnh viêm quanh răng và kết quả điều trị ban đầu ở người cao tuổi tại khoa răng hàm mặt, bệnh viện hữu nghị năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.26 KB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tuổi thọ của người dân được nâng
cao là thành quả của hàng loạt cải thiện về điều kiện kinh tế xã hội và công
tác chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, tuổi thọ cũng đặt ra những vấn đề lớn đó là
giữ gìn và tăng cường sức khoẻ răng miệng bên cạnh các yêu cầu chăm sóc
sức khoẻ khác. Cũng như các đối tượng khác, tình hình mắc các bệnh răng
miệng của người cao tuổi ở nước ta còn cao do ý thức giữ gìn vệ sinh răng
miệng còn thấp, nhân lực và phương tiện chăm sóc của ngành y tế cho chăm
sóc răng miệng còn thiếu, hơn nữa hoàn cảnh kinh tế và thu nhập thấp cũng
làm cho người cao tuổi trở thành một đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của
các chương trình chăm sóc cộng đồng.
Các cuộc điều tra về sức khoẻ răng miệng người từ 60 tuổi trở lên được
tiến hành ngày một nhiều ở khắp nơi trên thế giới. Các nghiên cứu đã phân
tích, mô tả các hiện tượng sức khoẻ răng miệng nổi bật ở người cao tuổi,
trong đó sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến có tỷ lệ và số
trung bình mắc rất cao ở những người còn răng và được coi là những nguyên
nhân chính dẫn tới mất răng…[1],[2]. Viêm quanh răng là giai đoạn tiếp theo
của viêm lợi khi tổn thương lan đến dây chằng QR, xương răng và xương ổ
răng. Quá trình bệnh lý biểu hiện bằng tổn thương viêm và tổn thương thoái
hóa.
Chúng ta cũng đã biết rằng sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ toàn thân
có mối quan hệ tương hỗ với nhau: sức khoẻ răng miệng kém làm tăng nguy
cơ nhiễm thêm các bệnh khác, tình trạng sức khoẻ toàn thân giảm và ngược lại.
Ở Việt Nam, điều tra mới nhất năm 2015 trên toàn quốc đã đánh giá
tình trạng QR và nhu cầu điều trị ở NCT cho biết tỷ lệ mắc bệnh QR cao
lên tới 77,3% [3].


2



Bệnh viện Hữu Nghị (tiền thân là bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô) là
một trong 3 bệnh viện của toàn quốc có đặc thù là được vinh dự chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước. Do vậy,
đối tượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viên chúng tôi đa phần là người
trung và cao tuổi và được bảo hiểm y tế chi trả. Việc đầu tư, nghiên cứu các
mặt bệnh của người cao tuổi nhất là bệnh lý RHM ở bệnh viện chưa được
quan tâm vì quan điểm lâu nay vẫn cho rằng “đầu bạc răng long” là điều tất
yếu ở người cao tuổi.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi sau những năm
tháng cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội; nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho
các bệnh nhân là cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước tới khám tại
khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Hữu nghị, chúng tôi tiến hành đề tài “Bệnh
viêm quanh răng và kết quả điều trị ban đầu ở người cao tuổi tại khoa
Răng Hàm Mặt, bệnh viện Hữu Nghị năm 2015-2016” với hai mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng bệnh viêm quanh răng ở người cao tuổi đến khám
và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Hữu Nghị từ tháng
11 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị khởi đầu bệnh VQR ở nhóm bệnh nhân có
CPITN II và III tại địa điểm nghiên cứu trên năm 2015-2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.

Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam
Những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi (Điều 2, Luật


người cao tuổi Việt Nam) [4]. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người cao
tuổi đang tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ.
Ở Việt Nam, dân số cao tuổi đang tăng nhanh cả về tỷ lệ và con số
tuyệt đối. Năm 2011, số người cao tuổi đã lên đến 8,65 triệu người và tỷ lệ
người cao tuổi đã chạm ngưỡng 9,9%. Điều đó cho thấy tốc độ già hóa dân
số ở Việt Nam cao chưa từng có và đã bước vào giai đoạn “bắt đầu già” từ
tháng 4 năm 2012 [5].
Cùng với quá trình già hóa dân số nhanh chóng là sự gia tăng của tuổi
thọ trung bình, từ 74,4 giai đoạn 2005 - 2010 tăng lên 78 giai đoạn 2025 2030. Điều này là dễ hiểu, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học công
nghệ trong lĩnh vực y tế, các chương trình giáo dục, kinh tế, xã hội tuổi thọ
của người Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên và hoàn toàn như dự báo của Liên
hợp quốc [6].
Tuy tuổi thọ con người Việt Nam được cải thiện, nhưng tuổi thọ khỏe
mạnh hay số năm sống mà con người không mang ốm đau bệnh tật thì vẫn thấp
ở mức khoảng 66 năm, do số năm ốm đau trung bình của một người Việt Nam
là khoảng 7,3 năm (hay 11,0% tổng tuổi thọ). Tuổi thọ cao nhưng gánh nặng
bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với người cao tuổi càng dễ mắc bệnh dẫn
đến nhu cầu chăm sóc y tế tăng cao và tỷ lệ phụ thuộc người già tăng, gây áp
lực lên dân số lao động, chính phủ và hệ thống bảo hiểm xã hội [7].
Từ tất cả các thực trạng nêu trên, có thể thấy Việt Nam đang đối diện với
“sự già hóa” nhanh chóng. Với điều kiện phát triển kinh tế và xã hội như hiện
nay thì đây là một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với dân


4

số “già hóa” nhanh. Do vậy, cần đẩy mạnh các nghiên cứu về người cao tuổi
nhằm nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi [8],[9].
2.


Biến đổi cơ thể trong quá trình lão hóa

1.2.1. Biến đổi sinh lý chung
Mô tế bào khô: giảm đàn hồi, thẩm thấu dẫn đến giảm khả năng sửa chữa và tăng vôi hóa

xuấtgiảm,
tế bàochức
lympho
B giảm miễn
Hócdịch
môntếsinh
bào,dục
dịch
thay
thểđổi
giảm,
dẫnmiễn
tới dadịch
khô,
không
xương
đặc
loãng
hiệu
Da: thượng bì, mảng đáy, lớp hạ bì: tếMô
bào,sản
tuyến
Xương
năngT,giảm

Mạch máu giảm, tinh thể tăng vỏ, bè xương thưa, xương loãng

Sơ đồ 1.1. Biến đổi sinh lý chung ở người cao tuổi
Lão hoá là một trong những nguyên nhân làm cho sức khoẻ người cao
tuổi giảm sút và hay mắc bệnh các mạn tính. Tình trạng vùng răng miệng
cũng nằm trong hệ thống những biến đổi suy thoái toàn bộ được biểu hiện ở
các mức độ khác nhau và bằng các cách thức khác nhau, tuỳ theo cơ quan và
mô tế bào, nhưng luôn thể hiện một số điểm chung. Theo sơ đồ, từ các biến
đổi ở mô tế bào dẫn đến tiếp nhận cảm giác suy yếu ở da, thời gian hồi phục
vết thương kéo dài, xương dễ gãy do chứng loãng xương rất phổ biến, khả
năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên ngoại lai, vi khuẩn giảm dễ
dẫn đến nhiễm trùng và nổi lên hiện tượng tự miễn. Suy thoái của nội tiết sinh
dục có thể đã tham gia vào những biến đổi này [10].


5

1.2.2. Biến đổi sinh lý vùng quanh răng
1

. Ảnh hưởng của lão hóa lên mô quanh răng
• Biểu mô lợi
- Mỏng và giảm sừng hóa biểu mô lợi theo tuổi, làm tăng tính thấm
biểu mô với vi khuẩn và giảm sức đề kháng.
- Gai biểu bì phẳng hơn, thay đổi mật độ tế bào biểu mô.
- Có sự di chuyển của biểu mô nối về phía chóp do hậu quả của mọc
răng thụ động (là sự mọc răng liên tục qua biểu mô lợi để duy trì mặt
phẳng cắn, chống lại sự mòn răng) kèm theo tụt lợi. Tụt lợi có thể là

-


hậu quả tích lũy của quá trình viêm hoặc chấn thương mô QR.
Chiều rộng lợi dính giảm theo tuổi.
Mô liên kết lợi
Thô và dày đặc hơn theo tuổi.
Thay đổi về số lượng và chất lượng sợi collagen: tăng tỷ lệ chuyển đổi
từ collagen hòa tan sang không hòa tan và những thay đổi trong cấu
tạo phân tử làm tăng tính ổn định của collagen nhưng tỷ lệ collagen lại


-

giảm dần theo tuổi.
Dây chằng QR
Giảm số lượng nguyên bào sợi, tăng bất thường cấu trúc.
Giảm sản xuất chất hữu cơ căn bản, ngừng hoạt động các tế bào biểu mô.
Tăng số lượng sợi đàn hồi. Giảm chiều rộng khoảng QR nếu răng không

được nhai đến hoặc chịu lực nhai quá mức dẫn đến mất răng sớm.
• Xương răng
- Tăng chiều dày xương răng theo tuổi do sự bồi đắp liên tục sau mọc
răng, sự tăng này nhiều hơn ở vùng chóp và mặt lưỡi.
- Khả năng sửa chữa của xương răng hạn chế nhưng những bất thường
trên bề mặt xương răng xuất hiện nhiều theo tuổi.
• Xương ổ răng
- Tăng bất thường trên bề mặt xương ổ răng và giảm số lượng kết nối
bình thường với sợi collagen theo tuổi.
- Giảm mạch máu trong xương, giảm trao đổi chất, giảm khả năng tự
sửa chữa, tăng quá trình hủy xương và giảm tái tạo xương theo tuổi.



6
• Mảng bám vi khuẩn
- Sự tích tụ mảng bám ở lợi - răng được cho là do tụt lợi làm tăng diện
tích bề mặt mô cứng lộ ra và đặc điểm bề mặt chân răng bị lộ khác so
-

với men răng.
Có sự thay đổi một số tác nhân gây bệnh QR với tuổi tác, đặc biệt có
vai trò ngày càng tăng của Porphyromonas gingivalis và vai trò ngày
càng giảm của Actinobacillus actinomycetemcomitans. Tuy nhiên,
tác động của lão hóa lên sự thay đổi sinh thái học vi khuẩn QR vẫn

còn chưa thực sự rõ ràng.
• Đáp ứng miễn dịch
Giảm đáp ứng miễn dịch của tế bào T và B, các Cytokine và tế bào diệt
tự nhiên nhưng không có sự khác biệt về đáp ứng miễn dịch của tế bào đa
nhân và đại thực bào hoạt động. Nếu có sự hiện diện của mảng bám, phản ứng
viêm ở vùng QR của người lớn tuổi sẽ diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn [11],
[12], [13], [14].
2

. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa lên sự tiến triển của bệnh quanh răng
NCT cũng có các bệnh lý răng miệng giống như người trẻ. Những bệnh

phổ biến ở người trẻ như sâu răng, VQR cũng là bệnh có tỷ lệ mắc rất cao ở
các đối tượng này. Do những thay đổi về sinh lý nên NCT có những bệnh đặc
trưng và biểu hiện lâm sàng của bệnh luôn là sự phản ánh tính chất phối hợp
giữa bệnh và thoái hoá, tạo ra sự khác biệt so với người trẻ tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh QR gặp phổ biến ở mọi quốc gia và

hay gặp nhất là viêm lợi và viêm quanh răng [15]. Biểu hiện chỉ viêm ở lợi
liên quan tới mảng bám (có hoặc không có yếu tố tại chỗ) xuất hiện chỉ sau 07
ngày, điều trị kịp thời dễ phục hồi. Bệnh lợi ngoài lý do mảng bám còn liên
quan bởi các yếu tố khác (do virus, nấm, bệnh niêm mạc, dị ứng, bệnh toàn
thân khác…). Tiến triển của lợi viêm có thể tồn tại trong một thời gian dài,


7

nhưng nhiều trường hợp sẽ tiến tới VQR do vi khuẩn độc lực mạnh hoặc có
phản ứng bất thường của túc chủ.
Biểu hiện VQR có thể mạn tính, thể tiến triển và VQR như là một biểu
hiện của bệnh toàn thân. Ở NCT, bệnh QR thường là VQR mạn tính hoặc
bán cấp, tiến triển từ chậm đến trung bình, từng đợt, nhưng có giai đoạn tiến
triển nhanh (gặp ở người sức khoẻ yếu, có bệnh toàn thân phối hợp). Do
biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhẹ hoặc có biến chứng nhưng không rầm rộ
(đáp ứng miễn dịch suy giảm) nên bệnh nhân chỉ đến khám khi nặng với
biểu hiện của vùng quanh cuống răng bị viêm, đau khi răng bị va chạm. Hiện
tượng này thường gặp khi tiêu xương ổ răng làm cho tỷ lệ thân răng lâm
sàng lớn hơn phần chân răng còn trong xương, lực đòn bẩy gây sang chấn
khi ăn nhai, phá huỷ dây chằng quanh chân răng, tiêu huỷ xương ổ răng, làm
cho răng lung lay. Tiên lượng bệnh QR ở NCT thường nặng bởi nhiều vùng
lục phân có túi lợi và điều trị cho kết quả chậm, phục hồi kém. Do các cấu
trúc QR bị phá huỷ, xương ổ răng tiêu nên dấu hiệu lâm sàng có ý nghĩa nhất
của VQR NCT là răng lung lay, răng di lệch, răng rụng. Thêm vào đó là dấu
hiệu lợi co do bị mất bám dính vào lớp xương vùng cổ răng, chân răng bị
bộc lộ ít hay nhiều.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ VQR cao ở NCT liên quan
đến bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường, bệnh mạch máu não, bệnh hô
hấp (bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính, viêm phổi) [16].

Sự nhạy cảm với bệnh QR tăng theo tuổi. Khi tuổi cao sẽ không thể
tránh khỏi sự mất mô liên kết bám dính. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc
vào sự phơi nhiễm với một số yếu tố gây phá hủy tổ chức QR như: mảng
bám, sang chấn cơ học mạn tính do đánh răng, những tác động không mong


8

muốn do thầy thuốc gây ra trong phục hình răng, lấy cao răng, kiểm soát bề
mặt chân răng dẫn tới làm gia tăng mất bám dính [11], [12].
Một số nghiên cứu đã được thiết kế để loại bỏ những yếu tố nhiễu và
hướng tới làm rõ câu hỏi tuổi cao có phải là yếu tố nguy cơ của bệnh QR (yếu
tố nguy cơ được định nhĩa là một phơi nhiễm hoặc một tác nhân làm tăng xác
suất xảy ra bệnh). Những nghiên cứu này đều cho thấy tác động của tuổi tác là
không tồn tại hoặc ít có ý nghĩa lâm sàng làm gia tăng sự mất bảo vệ vùng
QR: tỷ suất chênh của tình trạng VSRM kém đối với VQR là 20,52 trong khi
tỷ suất chênh của tuổi tác chỉ là 1,24. Như vậy, có thể nói tuổi cao không phải
là một yếu tố nguy cơ thực sự nhưng là nền tảng hoặc một yếu tố kết hợp của
sự phát triển VQR [11].
3

. Ảnh hưởng của lão hóa lên đáp ứng điều trị bệnh quanh răng
Việc điều trị thành công bệnh QR đòi hỏi phối hợp cả 2 quá trình: tự

kiểm soát mảm bám răng tại nhà và kiểm soát mảng bám trên lợi dưới lợi kĩ
càng của bác sĩ chuyên khoa. Một số nghiên cứu đã chứng minh không có sự
khác biệt về đáp ứng với điều trị phẫu thuật hoặc điều trị không phẫu thuật,
mặc dù có sự thay đổi về mô học ở vùng QR theo tuổi tác. Tuy nhiên nếu
không kiểm soát tốt mảng bám răng thì sự tiếp tục mất bám dính là điều
không thể tránh khỏi [12].



9

4

Mối liên quan giữa bệnh quanh răng và bệnh/tình trạng toàn thân ở
người cao tuổi
Có những bằng chứng cho thấy bệnh QR có liên quan tới một số chứng

bệnh khác đặc trưng cho người cao tuổi.
Nhiễm trùng hô hấp

Sự hít vào

Chứng mất trí

Kích hoạt vi TB thần kinh đệm
Chứng xơ vữa động mạch
Nhiễm trùng huyết

Biến đổi chuyển hóa Lipid

Tập trung các Cytokine tiền viêm cao trong huyết thanh
Bệnh QR

Tăng lipid máu
Nội độc tố

Viêm hoạt


dịch Phá hủy TB β

Chøng x¬ v÷a ®éng m¹ch

Yếu tố dạng thấp
Kháng Insulin

Sơ đồ 1.2. Sự liên kết giữa bệnh QR và bệnh/tình trạng toàn thân

Đái tháo đường
Bệnh lý tim mạch và mạch máu não
Chứng viêm khớp
do tác động chủ yếu của tuổi tác [17].

mạccủa
mạch
Theo sơ đồ 1.2 dưới tác Nội
động
yếumáu
tố tuổi tác, bệnh QR có thể tác

động đến nhiều chứng bệnh khác đặc trưng cho người cao tuổi như bệnh lý
tim mạch, đái tháo đường, viêm khớp, tăng lipid máu, nhiễm trùng hô hấp,
chứng mất trí ở người già.
3.

Bệnh viêm quanh răng

1.3.1. Khái niệm:

Viêm quanh răng (VQR) là một bệnh nhiễm trùng có liên quan đến quá
trình viêm và đáp ứng miễn dịch gây phá hủy tổ chức QR [18].
1.3.2. Phân loại bệnh viêm quanh răng


10

Việc phân loại bệnh VQR có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán,
tiên lượng và lên kế hoạch điều trị. Có nhiều cách phân loại bệnh VQR [19].
1.3.2.1. Phân loại của Viện hàn lâm Hoa Kỳ về bệnh QR năm 1986
VQR được chia làm ba loại:
- VQR người lớn
- VQR ở người trẻ tuổi
- VQR trong các bệnh toàn thân
1.3.2.2 Phân loại quốc tế về bệnh quanh răng năm 1999
Phân loại bệnh QR của Viện hàn lâm bệnh học QR Mỹ (AAP) tại Hội
nghị quốc tế về các bệnh QR năm 1999 được các nhà QR học quốc tế thống
nhất [20],[21]. Phân loại này đã liệt kê trên 40 bệnh lợi khác nhau và VQR
gồm 7 thể sau:
- VQR mạn tính, có thể khu trú hoặc toàn thể.
- VQR tiến triển khu trú.
- VQR tiến triển toàn thể.
- VQR như là biểu hiện của bệnh toàn thân.
- VQR hoại tử.
- Áp xe QR.
- Kết hợp tổn thương QR và nội nha.
Trong đó, VQR mạn tính (Chronic Periodontitis) là dạng phổ biến nhất
của bệnh VQR. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh gia tăng theo
tuổi [22].
VQR mạn tính có các đặc điểm sau (theo Flemmig 1999):

+ Bệnh thường gặp ở người trưởng thành
+ Có biểu hiện viêm lợi mạn tính
+ Có túi lợi bệnh lý và mất bám dính QR
+ Răng lung lay ở các mức độ khác nhau
+ Có nhiều mảng bám răng và cao răng trên và dưới lợi


11

+ Có hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim Xquang
+ Mức độ phá huỷ xương phù hợp với sự hiện diện của các yếu tố tại chỗ
+ Tốc độ phát triển chậm hoặc trung bình, nhưng cũng có những thời kỳ
tiến triển nhanh [23].
Phân biệt với thể VQR tiến triển (Aggressive Periodontitis), thể khu trú
hoặc toàn thể có các đặc điểm sau (theo Tonetti 1999):
+ Thường gặp ở người trẻ hoặc tuổi thanh thiếu niên
+ Mức độ trầm trọng của bệnh không tương ứng với tình trạng mảng
bám răng và cao răng.
+ Tiến triển nhanh với các thời kỳ mất bám dính và tiêu xương ổ răng rõ rệt.
+ Có liên quan đến yếu tố yếu tố gia đình [24].
1.3.3. Một số hiểu biết về bệnh căn, bệnh sinh
VQR là một bệnh nhiễm khuẩn, hầu hết là do các vi khuẩn
Porphyromonas

gingivalis,

Actinobacillus

actinomycetemcomitans,


Bacteroides forsythus gây nên [25]. Sự khởi phát và tiến triển của bệnh phụ
thuộc vào vai trò của vi khuẩn trong mảng bám răng mà trong đó có những
chủng vi khuẩn đặc hiệu chiếm ưu thế và đáp ứng miễn dịch của vật chủ.
1.3.3.1. Vi khuẩn và mảng bám vi khuẩn
Mảng bám răng
Mảng bám răng là một màng vi khuẩn có cấu trúc phức tạp, sự hình
thành và phát triển của nó đòi hỏi những điều kiện về môi trường sinh thái
thích hợp như nhiệt độ, các chất nuôi dưỡng và vi khuẩn [26].
Khi mảng bám răng có nhiều lớp vi khuẩn thì vi khuẩn Gram âm và yếm
khí tăng lên. Trung bình 1mm 3 mảng bám răng có 108 vi khuẩn. Oxy là một
chất quyết định sinh thái học vì các vi khuẩn có khả năng khác nhau để phát
triển và nhân lên ở các nồng độ oxy khác nhau [27].
Theo vị trí, có mảng bám trên lợi và mảng bám dưới lợi.
Mảng bám trên lợi là mảng bám được thành lập trên bề mặt răng phía


12

trên đường viền lợi. Mảng bám dưới lợi là sự tập hợp vi khuẩn trong rãnh lợi
hay trong túi QR. Thành phần vi khuẩn của mảng bám dưới lợi và mảng bám
trên lợi khác nhau đáng kể. Trong túi QR có rất nhiều xoắn khuẩn, vi khuẩn
hình thoi là các vi khuẩn rất hoạt động, vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế làm
tăng cao hàm lượng nội độc tố. Các enzym của vi khuẩn có thể làm tăng thẩm
thấu lớp biểu mô lót trong khe lợi, phá huỷ mô liên kết của lợi và tạo ra sự di
chuyển của biểu mô bám dính dọc theo bề mặt chân răng hướng về phía
cuống răng. Biểu hiện đặc trưng của mảng bám dưới lợi là sự hiện diện của
bạch cầu được xen vào giữa các bề mặt của mảng lắng cặn vi khuẩn và biểu mô
rãnh lợi [26],[28],[29].
Cao răng
Cao răng trên lợi được thành lập trên bề mặt thân răng lâm sàng. Nước

bọt là nguồn cung cấp muối khoáng chủ yếu, cho nên cao răng trên lợi thành
lập nhiều nhất ở vị trí đối diện với lỗ đổ ra của các tuyến nước bọt [26], [30].
Cao răng dưới lợi tạo thành trên bề mặt chân răng dưới đường viền lợi và
kéo dài vào túi QR. Dịch viêm và dịch ngoại bào trong rãnh lợi là nguồn
muối khoáng chủ yếu cho sự thành lập cao răng dưới lợi.
Ảnh hưởng của cao răng chỉ là nguyên nhân thứ phát bằng việc tạo ra
một hình dạng bề mặt lý tưởng để tích luỹ và duy trì mảng bám. Việc loại bỏ
cao răng như là cơ sở cho việc dự phòng và điều trị bệnh VQR.
1.3.3.2. Vai trò của đáp ứng miễn dịch
Do tính chất kháng nguyên của mảng vi khuẩn, người ta cho rằng những
sản phẩm của vi khuẩn, độc tố, những khoáng nguyên và yếu tố phân bào
khuếch tán qua biểu mô lợi và khởi động qua những phản ứng miễn dịch tại
chỗ cũng như toàn thân mà những phản ứng này có thể gây ra tự phá hủy
những tổ chức vùng quanh răng [31].


13

1.3.4. Các tổn thương vùng quanh răng trong viêm quanh răng
1.3.4.1. Túi lợi bệnh lý:
Rãnh lợi là một rãnh nông QR được tạo bởi bề mặt chân răng trong, lớp
biểu mô lót của lợi tự do ở ngoài và đáy là lớp biểu mô bám dính răng lợi bình
thường có độ sâu từ 0,5 đến 2 mm, trong rãnh lợi có chứa dịch lợi.
Trong quá trình bệnh lý, lớp biểu mô bám dính bị phá hủy và dịch
chuyển phía chân răng, kết hợp với sự phá hủy tổ chức QR làm cho rãnh lợi
sâu xuống tạo thành túi trong có chứa các tổ chức hoại tử và mảng bám vi
khuẩn gọi là túi lợi bệnh lý (hay còn gọi là túi QR). Trên lâm sàng, độ sâu túi
lợi bệnh lý chỉ phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh mà không đánh giá được
mức độ hoạt động của bệnh. Mức giảm độ sâu túi QR có thể cho phép đánh
giá hiệu quả của việc điều trị bệnh.

Tùy theo các thể tiêu xương ổ răng mà chia ra túi lợi bệnh lý trên xương
tạo ra do quá trình tiêu xương ngang và túi lợi bệnh lý trong xương tạo ra do
quá trình tiêu xương dọc và tiêu xương chéo [32],[33].
1.3.4.2. Tiêu xương ổ răng:
Tiêu xương ổ răng là đặc điểm quan trọng nhất của bệnh VQR vì mức
độ tiêu xương ổ răng phản ánh tình trạng tiến triển của bệnh [34].
Trên lâm sàng, mức độ tiêu xương ổ răng được phản ánh gián tiếp qua
độ mất bám dính lâm sàng và mức độ lung lay răng. Trên phim Xquang, chiều
cao của mào xương ổ răng bình thường ở dưới các đường nối men - xương
răng từ 0,5 đến 1 mm. Hình ảnh trên phim Xquang cho phép đánh giá tương
đối lượng xương bị tiêu và dạng tiêu xương [32].
Tiêu xương được chia làm 2 thể:
- Tiêu xương ngang: là tiêu mào xương ổ răng. Trên phim Xquang: thể hiện
bằng các hình ảnh như phẳng, lõm hình đáy chén, lõm hình đĩa. Khi khám thấy
túi QR trên xương có nghĩa là đáy túi nằm trên mào xương ổ răng.


14

- Tiêu xương chéo: là tổn thương lá cứng nhiều hơn. Khi khám thấy túi
QR trong xương, đáy túi nằm thấp hơn về phía cuống răng so với mào xương
ổ răng liền kề, túi nằm giữa chân răng và xương ổ răng.
Trên thực tế có thể thấy tiêu xương đơn thuần là tiêu xương ngang hoặc
chéo nhưng cũng có thể kết hợp cả hai [35],[36].
1.3.4.3. Mất bám dính quanh răng lâm sàng:
Mức mất bám dính QR lâm sàng là khoảng cách từ đường nối men xương răng đến đáy túi lợi. Mất bám dính QR lâm sàng là yếu tố quan trọng
để đánh giá mức độ phá hủy tổ chức QR và gián tiếp phản ánh mức độ tiêu
xương ổ răng [37].
1.3.4.4. Tổn thương chẽ chân răng:
Quá trình tiêu xương ở răng nhiều chân sẽ tạo ra một vấn đề đặc biệt đó là

tổn thương vùng chẽ giữa các chân răng. Thường thì quá trình tiêu xương, áp
xe QR, mất bám dính QR và tăng độ sâu túi lợi bệnh lý nhanh thường có liên
quan đặc biệt với hở chẽ chân răng [33],[37].
1.3.4.5. Răng lung lay hoặc di lệch:
Lung lay răng hoặc di lệch răng bệnh lý là một triệu chứng của VQR nặng
tiến triển. Sang chấn khớp cắn cũng làm tăng độ lung lay răng trong VQR. Thêm
vào đó là sang chấn khớp cắn do hậu quả của quá trình di lệch răng trong VQR
cũng làm răng lung lay nhiều hơn [18],[37].


15

Hình 1.1: Hình ảnh VQR [38].
4.

Điều trị bệnh viêm quanh răng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể điều trị bằng phương

pháp bảo tồn hay phương pháp phẫu thuật.
5. Điều trị bảo tồn
Bao gồm điều trị khởi đầu, điều trị duy trì, kháng sinh tại chỗ và toàn thân.
1.4.1.1. Điều trị khởi đầu:
Do VQR mạn tính nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám răng nên các
phương pháp điều trị tại chỗ rất quan trọng. Điều trị khởi đầu gồm các biện
pháp như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và xử lý bề mặt chân
răng, loại bỏ những yếu tố trực tiếp và gián tiếp gây bệnh. Đây là bước rất
quan trọng để giải quyết nguyên nhân của bệnh [39],[40].
Lấy cao răng là một phương pháp điều trị cơ học trong các phương pháp
điều trị bảo tồn bệnh QR, cùng với việc làm nhẵn bề mặt chân răng nhằm tạo
cho bề nặt chân răng có thể đáp ứng tốt về mặt sinh học, tạo điều kiện cho

việc hình thành bám dính QR mới. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh
rằng điều trị cơ học có hiệu quả với đa số bệnh nhân bị bệnh QR từ nhẹ đến
trung bình, đem lại thành công trong việc ổn định mức bám dính lâm sàng và


16

hình thành tái bám dính mới, nhất là khi được kết hợp với điều trị kháng sinh
toàn thân hay tại chỗ [41],[42],[43].
Có nhiều phương pháp lấy cao răng, nhưng trong thực hành lâm sàng thì
phương pháp lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay và lấy cao răng bằng máy
siêu âm là được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả điều trị cao. Sau khi lấy
cao răng, làm nhẵn bề mặt răng và chân răng bằng đài cao su và bột đánh bóng
để hạn chế tái hình thành mảng bám. Đây là bước điều trị sơ khởi, còn gọi là
pha vệ sinh. Pha này rất quan trọng để đánh giá đáp ứng của người bệnh cũng
như khả năng hợp tác của người bệnh trong việc tự chăm sóc răng miệng và
kiểm soát mảng bám răng [44],[45].
Lấy cao răng bằng các dụng cụ cầm tay là phương pháp kinh điển đã
được áp dụng từ rất lâu trong lâm sàng điều trị bệnh QR. Từ thế ký XI,
Albucasis đã chế tạo ra một bộ dụng cụ gồm 14 loại có hình dạng khác nhau
dùng để lấy cao răng. Đến năm 1960, lần đầu tiên máy lấy cao răng siêu âm
được ứng dụng trên lâm sàng và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Trên thị trường hiện có nhiều loại máy lấy cao răng siêu âm khác nhau, nhưng
nói chung có 3 hệ thống theo nguyên lý hoạt động: hệ thống Magnetostrictive,
hệ thống Piezoelectric và hệ thống Sonic Scaler [46]. Ở Việt Nam, chủ yếu
phổ biến các loại máy thuộc hệ thống Magnetostrictive và Piezoelectric với
nguyên lý hoạt động chung là áp xung điện lên nhưng lá kim loại mỏng hoặc
những tinh thể thạch anh hay sứ để tạo ra nhưng rung động ở đầu mũi lấy cao
có tần số 25-40 KHz. Các máy lấy cao răng đều có các đầu lấy cao được thiết
kế đặc biệt, phần đầu mũi lấy cao có hình dáng khác nhau, nhằm đáp ứng yêu

cầu lấy cao răng trên lợi, dưới lợi, cho tùng mặt răng, nhóm răng.
Kỹ thuật lấy cao răng cần chính xác, tỷ mỷ, dụng cụ được cầm chắc, luôn
phải có điểm tựa chắc chắn để không bị trượt dụng cụ gây sang chấn cho tổ chức
QR. Cần lấy cao răng cho từng răng, từng nhóm răng. Lấy theo thứ tự mặt ngoài,
kẽ răng, mặt trong, mặt nhai. Vùng này xong mới làm tiếp vùng kế cận. Sau khi


17

lấy cao răng xong, cần làm nhẵn bề mặt chân răng bằng đài cao su và bột đánh
bóng. Đây là thủ thuật đơn giản nhưng quan trọng cần làm song hành với thủ
thuật lấy cao răng mới đem lại hiệu quả điều trị [46].
Sau khi lấy sạch cao răng và làm nhẵn bề mặt chân răng, cần hướng dẫn
bệnh nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng bao gồm chải răng
đúng phương pháp với bàn chải và kem đánh răng thích hợp, cách vệ sinh kẽ
răng bằng tăm và chỉ tơ nha khoa, súc miệng các dung dịch sát khuẩn.
Loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho việc hình thành và tích tụ mảng bám răng
như sửa chữa các phục hồi và phục hình sai, hàn răng sâu, nhổ răng không còn
khả năng điều trị bảo tồn, sửa chữa khớp cắn sang chấn, sửa chữa hình thể các
răng dễ gây sang chấn khi nhai, các răng lệch lạc. Cố định tạm thời các răng
lung lay. Phẫu thuật cắt phanh môi, phanh niêm mạc bám sai vị trí.
Trong điều trị bệnh QR, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng đã làm
giảm một cách đáng kể các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị cơ học
và VSRM không làm giảm được số lượng các vi khuẩn tồn tại ở vùng chẽ
chân răng hoặc mô lợi, nơi mà dụng cụ không tới được, nhất là đối với loại vi
khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitans là loại vi khuẩn có khả năng
xâm lấn mô. Lúc này, việc điều trị bằng kháng sinh được nhấn mạnh nhằm
loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại [47],[48].
1.4.1.2. Điều trị duy trì
-


Tiếp tục làm VSRM tốt và thường xuyên.

-

Định kỳ 3 - 6 tháng một lần khám kiểm tra tình trạng răng miệng, lấy
cao răng và mảng bám răng, đồng thời kiểm soát các yếu tố gián tiếp gây
bệnh [49].
1.4.1.3. Điều trị bằng kháng sinh
VQR mạn tính được coi là một bệnh nhiễm khuẩn nên ngoài việc loại bỏ
các kích thích tại chỗ còn kết hợp với kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Toàn
thân: dưới dạng viên (uống) hoặc dung dịch (tiêm). Tại chỗ: đặt thuốc trực


18

tiếp vào trong các túi QR dưới nhiều dạng như dạng mỡ, hoặc bấc tẩm thuốc
để thuốc tan ra từ từ.
Một số loại kháng sinh thường hay được sử dụng trong điều trị bệnh
QR như:
- Các kháng sinh nhóm cycline như Tetracycline, Doxycycline,
Minocycline. Kháng sinh nhóm Macrolid như Spiramycine, nhóm Quinolone
như Ciprofloxacine.
- Metronidazole là loại kháng sinh có tính nhạy cảm cao đối với các vi
khuẩn yếm khí trong miệng, chính vì thế nó cũng được sử dụng để điều trị
kết hợp với điều trị cơ học và cho kết quả tốt. Metronidazole 250 mg x 3
lần/ngày x 7 - 10 ngày có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh QR tiến triển có túi
lợi > 6 mm [47].
Ngày nay cùng với sự phát triển của các hệ thống laser nha khoa, người
ta đã ứng dụng laser diode vào điều trị hỗ trợ VQR cùng với các biện pháp

điều trị bảo tồn khác. Mặc dù việc lấy cao răng và làm nhẵn chân răng là tiêu
chuẩn vàng trong điều trị VQR mãn tính, ngày càng có nhiều bằng chứng
thuyết phục rằng điều trị hỗ trợ với laser diode sẽ cho kết quả tốt hơn và kéo
dài hơn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sau khi lấy cao răng và làm nhẵn
bề mặt chân răng, vẫn còn một số loại vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi
khuẩn tồn tại trong mô QR. Kết quả phân tích thành phần vi khuẩn trong túi
QR sau khi điều trị bằng laser cho thấy giảm đáng kể các loại vi khuẩn đặc
hiệu gây bệnh QR [50],[51],[52].
6. Điều trị phẫu thuật
Là việc sử dụng các kỹ thuật giúp cho việc loại bỏ yếu tố bệnh sinh và
mô bệnh lý, tăng khả năng lành thương của mô QR bằng việc hình thành tái
bám dính.


19

Theo quan điểm chung, điều trị bảo tồn có thể thực hiện được ở những
túi lợi bệnh lý nông. Khi các túi sâu (> 5,5 mm) hoặc VQR tiến triển thì hiệu
quả không cao, không giải quyết được triệt để. Vì vậy phương pháp phẫu
thuật được thực hiện để cải thiện môi trường QR, hỗ trợ cho việc loại bỏ yếu
tố căn nguyên và bệnh lý.
Các phương pháp phẫu thuật khác nhau như: nạo túi lợi, cắt lợi, phẫu
thuật lật vạt, ghép xương ổ răng và ghép lợi tự do, phẫu thuật tái sinh mô có
hướng dẫn…[53].
7.

Nghiên cứu về bệnh viêm quanh răng ở người cao tuổi tại Việt Nam

và trên thế giới
Có nhiều cách đánh giá trong nghiên cứu dịch tễ học của VQR như dựa

vào hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim Xquang, sự hiện diện của túi QR hay
sự mất bám dính của tổ chức QR để xác định bệnh [54]. Số liệu về tình trạng
bệnh VQR ở các nước cũng rất khác nhau.
* Tình trạng bệnh quanh răng trên thế giới
Báo cáo điều tra về tình hình bệnh QR ở các châu lục của WHO năm 2004
cho thấy tỷ lệ CPITN1 đến CPITN4 lứa tuổi 65-74 ở Mỹ theo Bonito A. là
87%; ở Đức theo Kunzel và cộng sự là 96%; ở Nhật Bản theo Suzuki Y. là
96%; ở Trung Quốc theo Cobert E.F. là 100%; ở Campuchia theo Amarasen
N. là 100% [55].
Theo Điều tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia ở Hoa Kỳ năm 2004, tỷ
lệ người trưởng thành mất bám dính ở bề mặt chân răng gia tăng theo tuổi. Tỷ
lệ người có ít nhất một răng mất bám dính tối thiểu 4mm là 3% (từ 18-24
tuổi), 12% (từ 25-34 tuổi), 22% (từ 35-44 tuổi), 55% (từ 65-74 tuổi) và
65% (≥75 tuổi) [16].
Syrjälä AM và cộng sự năm 2010 điều tra trên 1460 người lứa tuổi từ


20

65 trở lên ở Phần Lan cho kết quả: 73% chảy máu lợi ít nhất 1 vùng; 38%
có từ 1 đến 3 túi lợi trên 4mm; 15% có từ 4 đến 6 túi lợi ≥4mm; 26% có túi
lợi >7mm [56].
Czarkowski G và cộng sự năm 2013 điều tra trên 313 người cao tuổi tại
Frankfurt/Main ở Đức cho kết quả 50% có chỉ số mảng bám>2; 29% bị bệnh
QR nặng và 59% bị bệnh quanh rất nặng (tương ứng với CPITN 3) [57].
* Tình trạng bệnh VQR ở Việt Nam
Kết quả của các công trình đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo
tuổi và là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng ở người lớn sau tuổi 35.
Theo Vũ Xuân Uông (1978) cho thấy bệnh VQR có tỷ lệ mắc cao ở lứa
tuổi 45-54 và cao nhất ở lứa tuổi 65, chiếm 51,47%, thấp nhất ở lứa tuổi 15-19,

chiếm 1,44% [58].
Theo số liệu điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ nhất
tiến hành năm 1990 ở các tỉnh đại diện cho các vùng miền, ở các nhóm tuổi 12,
15 và 35-44 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh QR cao, đặc biệt tỷ lệ viêm lợi và cao răng
ở 3 nhóm tuổi đều trên 90% [59].
Theo điều tra sức khỏe toàn quốc lần 2 năm 2001 của tác giả Trần Văn
Trường trên 3172 đối tượng từ 18 tuổi trở lên cho kết quả: 96,7% có bệnh
QR, 31,8% có túi lợi, đặc biệt tỷ lệ bệnh QR chiếm tới 92,3% ở người từ 45
tuổi trở lên được thăm khám [60]. Một con số rất cao, chỉ ra rằng bệnh QR là
một bệnh phổ biến không phải chỉ trên thế giới mà đây cũng chính là thực
trạng đang diễn ra ở nước ta.
Tác giả Đoàn Thu Hương năm 2003 khám trên 100 bệnh nhân từ 60 tuổi
trở lên tại khoa Răng - hàm - mặt bệnh viện Hữu Nghị thấy không có người
có tổ chức quanh răng lành mạnh hoàn toàn, không có người chỉ viêm lợi giai
đoạn đầu; 54,2% người có cao răng viêm lợi, 45,8% người có VQR trong đó
7,4% người có túi lợi sâu, tỷ lệ CPI 1-4 là 100% [61].
Theo tác giả Phạm Văn Việt năm 2004, khám 791 người từ 60 tuổi trở


21

lên tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người có bệnh QR là 96,1% [62].
Theo tác giả Dương Thị Hoài Giang năm 2009 khám trên 303 người từ
60 tuổi trở lên tại Hoàng Mai - Hà Nội thấy tỷ lệ người mắc bệnh VQR là
93,1% [63].
Nghiên cứu gần đây nhất năm 2015 của Vũ Mạnh Tuấn điều tra trên
10.800 NCT trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ bệnh QR ở người cao tuổi là 77,3%.
Tỷ lệ nam mắc bệnh QR là 78,9%, nữ là 76,2%. Tỷ lệ mắc bệnh QR nhóm
tuổi 60-64 cao nhất là 80,9%; nhóm 65-74 có 71% và trên 75 có 73,3% mắc
bệnh QR. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ NCT có CPI 2 cao nhất là

54%, tỷ lệ CPI 3 và 4 tương ứng là 4,4% và 0,3%. Nhu cầu điều trị ở NCT
trên toàn quốc là 63,7% có TN 2 và 0,9% có TN 3 [3].
* Một số kết quả nghiên cứu điều trị VQR bằng phương pháp điều trị
bảo tồn:
Trong những năm gần đây trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu về
vấn đề điều trị bệnh VQR bằng phương pháp điều trị bảo tồn cho thấy kết quả
rất khả quan, đã hạn chế được sự phát triển và mức độ trầm trọng của bệnh.
Năm 1996, Hells Trom MK, Ramberg P., Krok L., Lindhe J. đánh giá hiệu
quả của kiểm tra mảng bám răng trên lợi ở bệnh nhân VQR có túi lợi sâu ≥
5mm, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng kỹ có định kỳ (30 tuần) sẽ
làm giảm số lượng vi khuẩn và làm giảm cả các vị trí viêm [64].
Tác giả Stelzel M, Flores de Jacoby (1996) đã bôi gel metronidazol 25%
lên cung răng (30 bệnh nhân) quan sát qua các chỉ số chảy máu, độ sâu túi lợi
thăm dò trước và sau 2 tuần, 24 tuần và so sánh với một nhóm được kết hợp
lấy cao răng. Kết quả cho thấy bệnh nhân bôi gel Metronidazol đã giảm độ
sâu túi lợi được 1,3mm, chỉ số chảy máu giảm 35%. Nhóm bệnh nhân kết hợp
với lấy cao răng độ sâu túi lợi giảm được 1,5mm và chỉ số chảy máu giảm


22

được 42% [65].
Ở Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu nhận xét về kết quả lấy cao răng
trong điều trị VQR. Năm 1990, Bùi Văn Hân nhận xét 40 trường hợp được lấy
cao răng, tỷ lệ đạt kết quả tốt trên 70,0% [66]. Hoàng Bích Liên (1997) theo
dõi 36 trường hợp lấy cao răng và dùng thuốc kháng sinh, kết quả đạt 45.3%
[67]. Hoàng Kim Loan điều trị lấy cao răng cho 68 trường hợp kết quả đạt
50,0% [68]. Năm 2008, Phùng Tiến Hải khám và điều trị cho 190 bệnh nhân
VQR mãn tính độ tuổi 45-64 bằng phương pháp lấy cao răng cho kết quả tốt
sau điều trị 3 tháng là 38,0% [69].

Qua các nghiên cứu trên, các tác giả đều kết luận phương pháp lấy cao
răng đã làm hạn chế được MBR, cao răng trên và dưới lợi, giảm mức viêm
lợi, giảm độ sâu túi lợi và cho phép phục hồi tổ chức QR.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


23

2.1. Nghiên cứu mô tả tình trạng bệnh viêm quanh răng
• Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa RHM, Bệnh viện Hữu Nghị từ
tháng 11/2015 đến 6/2016 có các tiêu chuẩn như sau:
- Độ tuổi ≥ 60 tuổi.
- Được chẩn đoán xác định là VQR mạn tính [23] có ít nhất 01 túi lợi bệnh
lý > 3mm và có hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim Xquang Panorama.
- Còn ít nhất 01 vùng lục phân có từ 2 răng trở lên trừ răng số 8.
- Tại thời điểm nghiên cứu không mắc các bệnh cấp tính khác.
- Hợp tác và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những bệnh nhân mất răng toàn bộ hoặc chỉ còn các vùng lục phân có
ít hơn 2 răng/vùng.
- Những bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính hoặc đang cần phải theo
dõi và điều trị tích cực.
- Những bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
• Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu nghiên cứu bệnh VQR theo thiết kế mô tả cắt ngang được tính
theo công thức [70]:


n = Z12−α / 2

p(1 − p )
d2

Trong đó:
n là cỡ mẫu nghiên cứu cần có
p là tỷ lệ mắc bệnh VQR. Nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn năm 2015 cho
biết tỷ lệ bệnh QR ở người ≥60 tuổi là 77,3% [3].
Do vậy, chúng tôi chọn p=0,75
d là độ chính xác tuyệt đối bằng 0,07
α là mức ý nghĩa thống kê bằng 0,05
là hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α=0,05; tương ứng với độ tin
cậy 95% thì = 1,96.
Dựa theo công thức trên cỡ mẫu cần có là 147 bệnh nhân. Thực tế chúng
tôi đã khám được 150 bệnh nhân.
• Cách chọn mẫu:


24

- Nhóm nghiên cứu gồm một bác sỹ và một điều dưỡng biên chế tại khoa
RHM, bệnh viện Hữu Nghị được tập huấn và thống nhất về cách khám và ghi
chép số liệu.
- Đối tượng nghiên cứu được chọn theo các tiêu chuẩn lựa chọn khi đến
khám tại khoa RHM, bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ tháng 11/2015
đến 6/2016 lần lượt đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
• Các bước tiến hành:
- Thu thập thông tin: hoàn thành thủ tục hành chính. Lấy đủ các thông tin
cần thiết phục vụ nghiên cứu vào mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục đính kèm).

- Các bệnh toàn thân mãn tính được xác định dựa vào sổ y bạ của bệnh
nhân. Các BN có sổ theo dõi bệnh mãn tính toàn thân như đái tháo đường,
tăng huyết áp, bệnh thận mãn tính, bệnh phổi mãn tính….
- Ghi nhận các chỉ số nghiên cứu:
 Chỉ số lợi GI (Gingival Index) theo Loë và Silness, 1963
- Mục đích: Đánh giá mức độ viêm của lợi dựa trên cơ sở màu sắc, trương lực
và chảy máu khi thăm khám.
- Chọn răng và vùng lợi: 4 vùng lợi (xa, ngoài, gần, trong) được khám cho các
răng đại diện (16, 12, 24, 36, 32, 44) (Hình 2.1).

Hình 2.1. Minh họa cách chọn răng đại diện khi lấy chỉ số GI [15].


25

Cách khám: Dùng sonde QR để khám và đánh giá 4 mặt của một răng
và mỗi vùng lục phân khám một răng đại diện. Dùng sonde đưa ép vào lợi
dính để xác định độ săn chắc lợi, đưa sonde vào rãnh lợi men thành tổ chức
mềm đánh giá chảy máu (thời gian theo dõi khoảng 10 giây) [71].
Kết quả:
0: tổ chức QR bình thường (lành mạnh).
1: viêm nhẹ, nề nhẹ, không chảy máu khi thăm, lợi đổi màu ít.
2: viêm trung bình, lợi đỏ, nề láng bóng, chảy máu khi thăm khám.
3: lợi đỏ, nề loét, thăm chảy máu hoặc chảy máu tự nhiên.
Cách tính:
GI cho một răng: cộng mã số của 4 mặt rồi chia cho 4
GI cho cá thể: cộng tất cả các mã số rồi chia cho tổng số răng khám.
GI của nhóm: cộng tất cả giá trị GI rồi chia cho số người khám
Ngưỡng đánh giá:
Không viêm lợi

Viêm lợi nhẹ
Viêm lợi trung bình

0
0,1 - 0,9
1,0 - 1,9

Viêm lợi nặng
2,0 - 3,0
 Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygiene Index Simplified) của
Green và Vermillion, 1975.
- Mục đích: Đánh giá mức sạch của miệng dựa vào mức bám của cao răng và
mảng bám trên bề mặt răng.
- Thành phần: Chỉ số vệ sinh răng miệng có hai thành phần: chỉ số cặn đơn giản
DI-S và chỉ số cao răng đơn giản CI-S. Ghi hai chỉ số bằng hai mã khác nhau
hoặc có thể kết hợp [72].
- Chọn mặt răng của 6 răng đại diện cho mỗi vùng lục phân:
R11, R31, R16, R26: khám mặt ngoài. R36, R46: khám mặt lưỡi
Khi các răng đại diện mất: Với răng hàm, thay thế bằng răng hàm lớn thứ


×