Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ bí đái cơ NĂNG của điện XUNG TRỊ LIỆU kết hợp THUỐC PROSTIGMIN TRÊN BỆNH NHÂN SAU mổ TRĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.26 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG
CỦA ĐIỆN XUNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP THUỐC
PROSTIGMIN TRÊN BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS.BS TẠ ĐĂNG QUANG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Đại
học, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất
cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc nhất đến
Thạc sĩ Bác sỹ Tạ Đăng Quang – Giảng viên bộ môn Ngoại Phụ – Khoa Y học
cổ truyền Trường đại học Y Hà Nội, thầy đã tận tình và trực tiếp hướng dẫn, giúp
em hoàn thành luận văn, qua đó truyền dạy cho em không chỉ những kiến thức
khoa học mà còn là phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng biết ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm khóa luận đã
đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận này.


Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Bác sỹ Lê Mạnh Cường – Trưởng
Khoa Ngoại cùng tập thể các bác sĩ, điều dưỡng viên Khoa Ngoại và Phòng
Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, con xin cảm ơn cha mẹ đã luôn ở bên cạnh và chia sẻ với con
mọi điều, các anh chị em, những người bạn đã hết lòng quan tâm, ủng hộ,
động viên tinh thần để em hoàn thành luận văn này.
Với tất cả sự chân thành và biết ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015
SINH VIÊN

Nguyễn Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là của tôi: Các kết quả, số liệu, thông tin
được sử dụng trong khóa luận này là chính xác, trung thực và chưa được công bố
trên bất kì công trình khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời
cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015
SINH VIÊN

Nguyễn Thị Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3

1.1. QUAN ĐIỂM YHHĐ VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU
MỔ TRĨ.................................................................................................3
1.1. QUAN ĐIỂM YHHĐ VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU MỔ
TRĨ.....................................................................................................................3
1.1.1. Quan điểm của YHHĐ về trĩ.................................................................................................3
1.1.1.1. Tình hình bệnh trĩ trên thế giới và Việt Nam...............................................................3
1.1.1.2. Chẩn đoán bệnh trĩ.......................................................................................................3
1.1.1.3. Phân loại bệnh trĩ.........................................................................................................4
1.1.1.4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ.....................................................................................4
1.1.2. Sinh lí quá trình bài tiết nước tiểu và phản xạ tiểu tiện.....................................................5
1.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo của bàng quang...............................................................................5
1.1.2.2. Cơ chế tiểu tiện.............................................................................................................6
1.1.2.3. Sự kiểm soát của thần kinh trong phản xạ tiểu tiện....................................................7
1.1.3. Bí đái và nguyên nhân gây bí đái cơ năng sau mổ trĩ.........................................................8

1.2. QUAN ĐIỂM YHCT VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI................................9
1.2. QUAN ĐIỂM YHCT VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI....................................9
1.2.1. Quan điểm YHCT về bệnh trĩ...............................................................................................9
1.2.2. Quan điểm YHCT về bí đái.................................................................................................10
1.2.3. Các phương pháp điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ trong YHCT.....................................11

1.3. THUỐC PROSTIGMIN.......................................................................12
1.3. THUỐC PROSTIGMIN...........................................................................12


1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN XUNG TRỊ LIỆU.........................................14
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN XUNG TRỊ LIỆU.............................................14
1.4.1. Khái niệm về miếng dán điện xung...................................................................................14
......................................................................................................................................................14
1.4.2. Cơ chế tác dụng của kích thích điện qua miếng dán điện xung.......................................15

1.4.3. Phác đồ huyệt...................................................................................................................16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân........................................................................................17
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân..........................................................................................17

2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................18
2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................18
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................................................18
2.3.3. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................................18
2.3.4. Theo dõi và thu thập số liệu..............................................................................................19
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................................................19
2.3.6. Phương pháp đánh giá kết quả.........................................................................................20

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................20
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................................................20
2.5. ĐẠO ĐỨC Y HỌC...............................................................................21
2.5. ĐẠO ĐỨC Y HỌC...................................................................................21


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................23

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................23
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính....................................................................................23
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...........................................................................................24
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp..............................................................................24
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo mức độ cầu bàng quang..........................................................25
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện bí tiểu sau mổ...........................................25

3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................................26
3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................................................26
3.2.1. Kết quả điều trị chung sau can thiệp................................................................................26
3.2.2. Thời gian tiểu được sau khi bắt đầu can thiệp.................................................................27
3.2.3. Số lượng nước tiểu lần đầu...............................................................................................27
3.2.4. Số lần can thiệp..................................................................................................................29

3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................29
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN....................................................29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................30
.........................................................................................................................30
.........................................................................................................................30
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU....................................................................................30
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU................................................................................................................30
4.1.1. Giới tính.............................................................................................................................30
4.1.2. Tuổi.....................................................................................................................................31


4.1.3. Nghề nghiệp.......................................................................................................................32
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bí đái sau mổ............................................................32


4.2. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................33
4.2. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................33
4.2.1. Kết quả điều trị chung sau can thiệp................................................................................33
4.2.2. Số lượng nước tiểu lần đầu...............................................................................................36
4.2.3. Thời gian tiểu được sau khi bắt đầu can thiệp.................................................................37
4.2.4. Số lần can thiệp..................................................................................................................37

4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN....................38
4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN........................38
KẾT LUẬN.....................................................................................................40
KẾT LUẬN.....................................................................................................40
KIẾN NGHỊ....................................................................................................41
KIẾN NGHỊ....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................42
PHỤ LỤC..........................................................................................................1

DANH MỤC VIẾT TẮT
YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính...................................................23

Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo tuổi....................................................................24
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.............................................24
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo mức độ cầu bàng quang...........................25
Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện bí đái sau mổ.............25
Bảng 3.6: So sánh kết quả điều trị chung sau can thiệp của 2 nhóm...............26


Bảng 3.7: So sánh thời gian tiểu được sau khi bắt đầu can thiệp của 2 nhóm 27
Bảng 3.8: So sánh số lượng nước tiểu lần đầu sau can thiệp của 2 nhóm.......27
Bảng 3.9: So sánh số lần can thiệp của 2 nhóm..............................................29
Bảng 3.10. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng..................................29


DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. QUAN ĐIỂM YHHĐ VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU MỔ
TRĨ.....................................................................................................................3
1.2. QUAN ĐIỂM YHCT VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI....................................9
1.3. THUỐC PROSTIGMIN...........................................................................12
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN XUNG TRỊ LIỆU.............................................14
Hình 1.1: Miếng dán điện xung.......................................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................17
2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................18
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................................................20
2.5. ĐẠO ĐỨC Y HỌC...................................................................................21
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu.......................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................23

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................23
3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................................................26
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN....................................................29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................30


.........................................................................................................................30
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU................................................................................................................30
4.2. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................33
4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN........................38
KẾT LUẬN.....................................................................................................40
KIẾN NGHỊ....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................42
PHỤ LỤC..........................................................................................................1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là một bệnh lý được mô tả trong các y văn từ rất sớm, đây là một
bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh cao. Ở Mỹ, theo Goligher (1984), tỷ lệ
những người mắc trĩ trên 50 tuổi là 50% . Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn
Mạnh Nhâm, tỷ lệ mắc bệnh trĩ dao động từ 35 – 50% , . Bệnh không nguy
hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh trĩ được phân thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội
độ III, IV sa ra ngoài hậu môn nhiều. Đối với các trường hợp này, phương
pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật . Phẫu thuật Milligan – Morgan là một
trong các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay tại khoa Ngoại
– Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Trung Ương với ưu điểm dễ áp dụng,

có khả năng điều trị triệt căn cao, tuy nhiên thường gây đau và bí đái cơ năng
sau mổ. Bí đái cơ năng sau mổ diễn biến cấp tính với các triệu chứng: đau tức
vùng hạ vị, muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, khám có cầu bàng quang .
Theo Nguyễn Trung Học (2009) tỷ lệ bệnh nhân bí đái cơ năng sau mổ trĩ
bằng phương pháp Millian – Morgan là 25,6% . Theo Lê Xuân Huệ (1998), bí
đái là một trong những biến chứng sớm sau mổ trĩ bằng phương pháp
Milligan – Morgan chiếm 21/58 bệnh nhân (36%) .
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị bí đái cơ năng sau mổ bằng các
phương pháp: chườm nóng, ép bàng quang, gõ trên xương mu, đặt sonde
tiểu… Tuy nhiên, các phương pháp chườm nóng, ép bàng quang, gõ trên
xương mu hiệu quả điều trị thấp. Phương pháp đặt sonde tiểu giải quyết được
vấn đề triệt để nhưng để lại biến chứng tổn thương niệu đạo, bàng quang,
nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng... , .
Bí đái được mô tả trong phạm vi chứng Long bế của YHCT. Đây là
bệnh của bàng quang do khí hóa ở bàng quang không thông lợi gây nên. Bí


2

đái cơ năng sau mổ trĩ nguyên nhân chính là do khí trệ huyết ứ. YHCT điều trị
chứng “Long bế” bằng các phương pháp: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cứu,
điện xung trị liệu... , , , . Điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị long
bế đạt hiệu quả cao, đơn giản, tiết kiệm chi phí, ít biến chứng , , . Tuy nhiên,
điện châm là một thủ thuật xâm lấn, xoa bóp bấm huyệt đòi hỏi sức người,
đồng thời khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến
thức về YHCT.
Điện xung trị liệu được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ đã được nghiên
cứu và ứng dụng tại khoa Ngoại Bệnh viện YHCT Trung Ương, đây là
phương pháp không xâm lấn, đạt hiệu quả cao trong điều trị và dễ áp dụng
tuy nhiên bệnh nhân còn tình trạng đi tiểu không hết bãi, phải đi tiểu nhiều

lần. Thuốc prostigmin là thuốc kháng cholinesterase có tác dụng làm tăng co
bóp cơ thành bàng quang, được chỉ định trong điều trị bí đái cơ năng . Việc
kết hợp điện xung trị liệu và thuốc prostigmin nhằm nâng cao hiệu quả điều
trị bí đái đã được tiến hành trong một số nghiên cứu tại Trung Quốc , song
chưa có nghiên cứu nào được tiến hành tại Việt Nam.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ
năng của điện xung trị liệu kết hợp thuốc prostigmin trên bệnh nhân sau
mổ trĩ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng của điện xung trị liệu kết
hợp tiêm thuốc prostigmin trên bệnh nhân sau mổ trĩ nội độ III bằng
phương pháp Milligan – Morgan.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên lâm sàng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. QUAN ĐIỂM YHHĐ VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU
MỔ TRĨ
1.1.1. Quan điểm của YHHĐ về trĩ.
1.1.1.1. Tình hình bệnh trĩ trên thế giới và Việt Nam
Theo Riss S, Weiser FA và cộng sự nghiên cứu từ năm 2008 – 2009 về
sự phổ biến của bệnh trĩ trong một chương trình chăm sóc sức khỏe tại nước
Áo, có 380 bệnh nhân trong tổng số 976 người tham gia điều trị bệnh trĩ
(chiếm 38,93%) .
Theo Kim HS, Baik SJ và cộng sự (2013) nghiên cứu tỉ lệ và các yếu tố nguy
cơ đối với các bệnh đường tiêu hóa ở người Mỹ gốc Hàn và người Hàn Quốc, cho
thấy tỉ lệ bệnh trĩ ở 2 nhóm nghiên cứu này là 29,4% so với 21,3% .
Tại Việt Nam, thống kê tại phòng khám tiêu hóa (hậu môn – trực tràng)
khoa Phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Việt Đức từ tháng 3/1993 đến tháng
6/1996 có 624 trường hợp bị bệnh trĩ trong số 1378 bệnh nhân đến khám,
chiếm 45% .

Theo Nguyễn Đình Hối (2002), tỉ lệ mắc trĩ khoảng > 50% . Theo
Nguyễn Mạnh Nhâm nghiên cứu bệnh trĩ tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ
tháng 03/2003 – tháng 05/2003, trong 2651 trường hợp tham gia vào nghiên
cứu phát hiện được 1446 trường hợp bị trĩ, chiếm 54,5% .
1.1.1.2. Chẩn đoán bệnh trĩ
• Lâm sàng:
- Đại tiện máu: đây là dấu hiệu quan trọng nhất. Khi đi ngoài đôi khi
xuất hiện một vài giọt máu, hoặc thành tia, hoặc thành vết bọc quanh phân.
Máu tự ngừng chảy khi đại tiện xong.
- Sa lồi búi trĩ: lúc đầu búi trĩ chỉ xuất hiện khi đi ngoài, rồi tự co lên
được, nhưng hiện tượng sa lồi tái diễn, dần dần, búi trĩ tụt xuống không tự co lên.
- Đau, ngứa hậu môn.
• Cận lâm sàng: soi hậu môn trực tràng nhìn thấy búi trĩ , .


1.1.1.3. Phân loại bệnh trĩ
• Phân loại trĩ nội theo tiêu chuẩn St Marks , , , chia làm 4 độ:
- Độ I: trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu (chỉ to lên trong
lòng ống hậu môn).
- Độ II: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
- Độ III: sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.
- Độ IV: trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
• Phân loại trĩ theo mốc giải phẫu: Lấy đường lược làm mốc người ta
chia thành trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội: phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có
nguồn gốc từ đám rối trĩ nội.
- Trĩ ngoại: nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, từ
đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới).
- Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại lúc đầu còn phân cách với nhau bởi
vùng lược, ở vùng này niêm mạc dính chặt với mặt trong cơ thắt trong bởi dây

chằng Parks. Khi dây chằng Park bị thoái hóa, nhẽo ra không đủ sức phân
cách trĩ nội và trĩ ngoại, những búi trĩ này hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn
hợp .
1.1.1.4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ
• Điều trị nội khoa và chế độ vệ sinh ăn uống: trĩ nội độ I, II, III.
• Điều trị bằng thủ thuật: trĩ nội độ 2, 3 bằng các phương pháp tiêm xơ
chai búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, đốt điện...
• Điều trị ngoại khoa: trĩ nội độ 1, 2 điều trị nội khoa thất bại, trĩ nội
độ 3, 4, trĩ chảy máu nhiều, trĩ hỗn hợp, trĩ có biến chứng (huyết khối trĩ, trĩ
nghẹt) bằng các phương pháp Milligan – Morgan, Longo, khâu triệt mạch
dưới hướng dẫn siêu âm Doppler... , , , .
Phẫu thuật Milligan – Morgan (1937) Milligan – Morgan thực hiện
phẫu thuật này ở Saint Marks thành phố London , , , , .


- Nguyên tắc: Phẫu thuật Milligan – Morgan cắt trĩ riêng lẻ từng búi trĩ
một, để lại giữa các bũi trĩ được cắt bỏ các mảnh da – niêm mạc. Các mảnh da
này, phía ngoài là da phía trong là niêm mạc, còn gọi là cầu da niêm mạc.
- Kỹ thuật: để nhận rõ các bũi trĩ bằng 3 kìm Kelly tạo tam giác niêm
mạc. Cắt từng búi trĩ riêng biệt ở 3 vị trí: 3 giờ, 8 giờ và 11 giờ (bệnh nhân ở
tư thế sản khoa), mỗi búi kẹp 3 kìm Kelly . Kìm thứ nhất ở rìa hậu môn, kìm
thứ hai ở đường lược, kìm thứ ba ở niêm mạc trực tràng nơi gốc bũi trĩ. Sau
đó cắt tiếp lần lượt 2 bũi trĩ còn lại. Phương pháp này đến nay còn được áp
dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam do kết quả điều trị tốt, khỏi đạt 90
đến 95%, tỷ lệ tái phát thấp theo Nguyễn Đình Hối (1982) dưới 3% , Nguyễn
Mạnh Nhâm (1993) dưới 7,5% , Goligher (1984) dưới 1% .
- Biến chứng sau mổ: đau sau mổ, thời gian nằm viện kéo dài, di
chứng chít hẹp hậu môn, ỉa són, bí đái cơ năng sau mổ... Trong đó biến chứng
cấp tính thường gặp sau mổ trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan là bí đái
cơ năng.

1.1.2. Sinh lí quá trình bài tiết nước tiểu và phản xạ tiểu tiện
Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của thận trải qua các quá trình bài tiết
nước tiểu ở thận: lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất. Lượng nước tiểu được
thận bài xuất ra mỗi ngày khoảng 1,5 lít. Nước tiểu trong các ống góp đổ vào
đài bể thận. Nhu động niệu quản đưa nước tiểu xuống bàng quang một cách
liên tục. Thể tích nước tiểu trong bàng quang tăng dần tới khi đạt một mức
nhất định sẽ tạo ra một áp suất đủ mạnh tạo phản xạ tiểu tiện. Khi đó, cơ thắt
cổ bàng quang mở cho nước tiểu ra ngoài theo niệu đạo , , , .
1.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo của bàng quang
Bàng quang như một cái túi lộn ngược và luôn thay đổi kích thước nên
có cấu tạo thích hợp với chức năng.
• Thành bàng quang: gồm 3 lớp
- Ngoài cùng là mô liên kết


- Tiếp là lớp cơ trơn, gồm 3 loại: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo. Vì vậy,
bàng quang có khả năng co giãn cao và rất bền
- Trong cùng là niêm mạc, có khả năng co giãn theo sức chứa của bàng
quang: khi bàng quang đầy nước tiểu, niêm mạc căng phẳng ra, khi bàng
quang ít nước tiểu thì niêm mạc chun lại.
• Cổ bàng quang: dài khoảng 2 – 3 cm, gồm các sợi cơ trơn xen lẫn sợi
chun, gọi là cơ thắt trơn (hay cơ thắt trong). Trương lực tự nhiên của cơ thắt
trơn ngăn cản nước tiểu thoát vào niệu đạo cho tới khi áp suất trong bàng
quang thắng được sự co tự nhiên này. Phía dưới cơ thắt trơn là cơ thắt vân
(hay cơ thắt ngoài). Cơ thắt vân chịu sự chi phối của vỏ não nên có khả năng
“đóng – mở” theo ý muốn.
• Thần kinh chi phối bàng quang:
- Bàng quang được chi phối bởi các sợi vận động giao cảm và phó giao
cảm, sợi cảm giác (Aδ và C) xuất phát từ thành bàng quang (thụ thể cảm nhận
sức căng).

- Thần kinh giao cảm: trung tâm thần kinh giao cảm ở đốt tủy sống thắt
lưng 5, đốt tủy cùng 1 và 2. Thần kinh giao cảm làm giãn cơ thành bàng
quang và co cơ thắt trơn để kìm hãm tiểu tiện.
- Thần kinh phó giao cảm: trung tâm ở đốt tủy sống cùng 2 và 3 (có thể
4), có tác dụng co cơ thành bàng quang và giãn cơ trơn cổ bàng quang cho
phép bài xuất nước tiểu.
- Thần kinh thẹn: tách ra từ khe đốt sống cùng 2, 3 và 4. Tác dụng của
thần kinh này là điều khiển co giãn cơ thắt vân , , , .
1.1.2.2. Cơ chế tiểu tiện
Bình thường mỗi lần tiểu tiện diễn ra theo 2 giai đoạn sau:
• Giai đoạn dự trữ:
Nước tiểu từ thận liên tục đổ vào bàng quang, thể tích nước tiểu trong
bàng quang tăng dần lên. Bàng quang cho phép dự trữ một lượng nước tiểu
lớn mà không làm tăng áp suất bên trong thành bàng quang. Cảm giác buồn đi


tiểu đầu tiên là lúc bàng quang chứa 150ml nước tiểu. Các thụ thể cảm nhận
sức căng ở thành bàng quang được kích hoạt khi thể tích gần 300ml, tạo cảm
giác bàng quang đã đầy. Sự kích hoạt các thụ thể đó truyền tín hiệu qua sợi
cảm giác (Aδ và C) đến tủy sống – nơi kích hoạt các nơ – ron phó giao cảm.
Sự kích hoạt các nơ – ron phó giao cảm kích thích sợi vận động làm co bóp
cơ bàng quang. Co bóp cơ bàng quang kéo dài trong vài giây, thực chất là làm
tăng áp suất trong bàng quang từ 40 mmH2O đến vài trăm mmH2O. Áp suất
trong bàng quang tăng theo sự co bóp lại tác động vào thụ thể cảm nhận sức
căng hơn nữa. Vòng feed – back dương tính được thành lập, cơ bàng quang
tăng cường độ, tần số và thời gian co bóp làm cho áp suất tăng nhanh. Khi áp
suất trong thành bàng quang đủ mạnh (xấp xỉ 200 mmH2O) thắng được cơ
trơn cổ bàng quang và kích thích cơ thắt vân gây cảm giác “mót” tiểu tiện.
• Giai đoạn làm rỗng:
Những cơn co bóp của bàng quang hoàn chỉnh, cổ bàng quang mở ra,

đẩy nước tiểu ra ngoài. Áp lực ở bàng quang tăng lên đột ngột trước khi áp
lực ở niệu đạo giảm đột ngột một vài giây. Sau khi tiểu tiện, áp lực ở bàng
quang và niệu đạo lại trở lại mức độ ban đầu , , , .
1.1.2.3. Sự kiểm soát của thần kinh trong phản xạ tiểu tiện
Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tủy sống, bị chi phối
bởi các trung tâm của phần não cao hơn.
- Cầu não: có 2 trung tâm chi phối phản xạ tiểu tiện của tủy sống là
trung tâm ức chế và trung tâm kích thích. Trung tâm ức chế chiếm ưu thế nên
thường xuyên kìm hãm tiểu tiện kể cả khi mót tiểu. Trung tâm kích thích chỉ
hoạt động khi có chi phối của vỏ não.
- Vỏ não: cũng có 2 trung tâm điều hòa ức chế và kích thích. Trung
tâm ức chế hoạt động liên tục, còn trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi
“thời cơ” tiểu tiện xuất hiện.


Khi tiểu tiện, trung tâm kích thích của vỏ não tác động vào trung tâm
kích thích và kìm hãm trung tâm ức chế ở cầu não, đồng thời giải ức chế cơ
thắt vân ở cổ bàng quang, cơ thắt vân giãn ra để nước tiểu đi qua niệu đạo.
Người bị tổn thương tủy sống hoặc hôn mê, phản xạ tủy mất sự chi
phối của vỏ não sẽ tiểu tiện tự động , , , .
1.1.3. Bí đái và nguyên nhân gây bí đái cơ năng sau mổ trĩ
Bí đái là tình trạng không tiểu được mặc dù bàng quang có chứa đầy
nước tiểu trong khi chức năng thận vẫn còn và tiếp tục sản xuất nước tiểu.
Các nguyên nhân gây nên bí đái gồm nguyên nhân thực thể và nguyên nhân
cơ năng. Nguyên nhân thực thể là do tắc niệu đạo, tắc ở cổ bàng quang như:
sỏi kẹt niệu đạo, u tuyến tiền liệt, u bàng quang che lấp lỗ bàng quang, niệu
đạo... Còn lại là các nguyên nhân cơ năng thường gặp do tác dụng phụ thuốc
gây tê tủy sống, sau đẻ, sau mổ trĩ... Bí đái khác với vô niệu là không có nước
tiểu trong bàng quang do thận ngừng bài tiết nước tiểu .
• Bí đái cơ năng là một biến chứng cấp tính thường gặp sau mổ trĩ:

Trên thế giới, theo Milsom (2002) theo dõi trên 2500 bệnh nhân sau
mổ trĩ, tỷ lệ bệnh nhân bí đái chiếm tỉ lệ 10 – 32% . Theo Zhang Y, Wang Zg,
Zeng Xd nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012 tại bệnh viện Thẩm Dương –
Trung Quốc có 47 bệnh nhân bí đái trên 240 bệnh nhân phẫu thuật bằng
phương pháp Milligan – Morgan (chiếm 19,6%) . Theo Shrestha S,
Pradhan GB nghiên cứu từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012 tại
Bệnh viện giảng dạy trường Cao đẳng Y tế Nepal, trong tổng số 32 bệnh nhân
sau mổ trĩ nội độ 3, 4 có 12 bệnh nhân xuất hiện bí đái (chiếm 37,5%) .
Tại Việt Nam, theo Lê Xuân Huệ (1998), bí đái là một trong những
biến chứng sớm sau mổ trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan, chiếm
21/58 bệnh nhân (36%) . Theo Triệu Triều Dương (2008) tại Bệnh viện 108,
trong 224 bệnh nhân mổ trĩ bằng phương pháp Longo có tới 178 trường hợp
bí đái (chiếm 79,4%) . Theo Nguyễn Trung Học (2009) tỷ lệ bệnh nhân bí đái


cơ năng sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo chiếm 28,9% và phương pháp
Milligan – Morgan chiếm 25,6% .
• Yếu tố nguy cơ gây bí đái sau mổ trĩ gồm:
- Đau và các co thắt sau mổ hoặc cảm giác sợ đau khi đi tiểu.
- Nước tiểu quá nhiều.
- Phương pháp gây mê hồi sức: gây tê tủy sống...
- Xử lí thô bạo các mô trong khi phẫu thuật.
- Tổn thương ban đầu quá nặng nề hoặc vết khâu quá nhiều .
• Trong nghiên cứu của Pertek JP và Haberer JP về sự ảnh hưởng của gây
mê tới tiểu tiện và bí đái sau phẫu thuật đã chỉ ra được một số ảnh hưởng sau:
- Các tổn thương gây ra sau phẫu thuật ảnh hưởng tới các dây thần
kinh vùng chậu hông và bàng quang.
- Sau phẫu thuật, tình trạng phù nề quanh cổ bàng quang và đau gây
phản xạ co thắt cơ vòng niệu đạo bên ngoài và bên trong có thể đóng vai trò
trong sự xuất hiện bí đái.

- Nghiên cứu về tác động tới niệu động học của các thầy thuốc gây mê
chỉ rằng sự khác nhau là rất ít và đều dẫn tới các hậu quả sau: giảm tỉ lệ các
cơn co thắt bàng quang, làm giãn các cơ bức niệu (cơ thành bàng quang), ức
chế phản xạ tiểu tiện và do đó làm giảm niệu động học .
Như vậy, một trong những nguyên nhân chính gây bí đái sau phẫu thuật
vùng tiểu khung nói chung là: giảm sự co bóp của cơ thành bàng quang do tác
dụng của thuốc gây mê, gây tê và sự phù nề quanh cổ bàng quang và do đau
sau phẫu thuật.
1.2. QUAN ĐIỂM YHCT VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI
1.2.1. Quan điểm YHCT về bệnh trĩ
Bệnh trĩ theo YHCT có bệnh danh là hạ trĩ.
Trong Hoàng Đế Nội kinh đã ghi chép nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là
do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra bệnh trĩ, không đơn giản cục bộ mà
còn do cơ thể âm dương khí huyết không điều hòa. Bên ngoài do lục dâm, bên


trong do nội thương thất tình mà ra. Ngoại nhân chủ yếu do phong, táo, thấp,
nhiệt kết hợp gây bệnh. Nội nhân do tổn thương các tạng phủ (can, tỳ, thận)
làm cho khí trung tiêu bị suy giảm không nâng đỡ được cân mạch ở hậu môn
mà sinh trĩ. Hoặc bất nội ngoại nhân do ăn nhiều đồ cay nóng, béo, uống
nhiều rượu... làm cho thấp nhiệt uất kết đại trường gây chảy dịch, lở loét. Do
lao động nặng nhọc, ngồi nhiều hay nín nhịn đại tiện lâu ngày sinh trĩ.
Phân loại hạ trĩ theo nguyên nhân gây bệnh gồm có 3 thể:
- Trĩ thể huyết ứ: tương ứng với trĩ nội độ I, độ II. Khi đại tiện có máu
tươi kèm theo phân, máu có thể không nhiều, hoặc nhiều như cắt tiết gà.
- Trĩ thể thấp nhiệt: tương ứng với biến chứng của trĩ. Vùng hậu môn
đau tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài, đau không đẩy vào được, có thể có các
điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.
- Trĩ thể khí huyết hư: tương ứng với trĩ ở người già, trĩ lâu ngày gây
thiếu máu. Đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt ù tai, sắc mặt trắng bợt, rêu lưỡi

trắng mỏng, người mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
Điều trị bệnh trĩ theo YHCT là kết hợp giữa điều trị nội khoa (thuốc
uống trong và dùng ngoài YHCT) đối với trĩ độ I, II và điều trị ngoại khoa với
trĩ độ III, IV và trĩ có biến chứng , .
1.2.2. Quan điểm YHCT về bí đái
Bí đái thuộc phạm vi chứng Long bế trong YHCT. Long bế là chứng
tiểu tiện ít, khó khăn, tiểu không thông. Long là tiểu tiện ít, đái rắt, tiểu không
dễ dàng. Bế là chỉ một giọt nước tiểu cũng không ra, tiểu không thông, muốn
đi tiểu cũng không được, bệnh thể cấp.
Nguyên nhân của chứng bệnh do hai loại hư và thực khác nhau. Thực
chứng là do ứ huyết (sỏi tiết niệu, sang chấn…), thấp nhiệt (viêm đường tiết


niệu…). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút, không khí hóa được
bàng quang để bài tiết ra ngoài.
Cơ chế bệnh sinh: Do thận bị thương tổn, tinh huyết hao tổn, mệnh
môn hỏa suy làm cho bàng quang khí hóa bất thường hoặc do thấp nhiệt ở
trung tiêu không hóa mà dồn xuống bàng quang làm cho khí cơ bàng quang bị
trở ngại gây nên bí đái, hoặc do chấn thương sau khi mổ khí cơ bàng quang bị
tổn thương gây bí đái.
Tùy theo nguyên nhân mà có pháp điều trị thích hợp:
- Thể khí trệ huyết ứ, pháp điều trị là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu.
- Thể thấp nhiệt hạ tiêu, pháp điều trị là thanh nhiệt lợi thấp.
- Thận hư không khí hóa được bàng quang, pháp điều trị là ôn bổ thận
dương, lợi niệu , .
Bí đái sau mổ trĩ nằm trong thể khí trệ huyết ứ thuộc chứng long bế.
Nguyên nhân là do tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ làm cản trở sự hoạt
động điều tiết nước trong cơ thể của 3 tạng tỳ, phế, thận hoặc do sau mổ ngộ
độc các loại thuốc làm khí cơ bàng quang bị tổn thương gây nên bí đái. Vì vậy
pháp điều trị bí đái là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu.

1.2.3. Các phương pháp điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ trong YHCT
• Điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh
của châm cứu với tác dụng các dòng điện qua một máy điện châm. Đây là
phương pháp kết hợp YHHĐ và YHCT để phát huy mạnh mẽ tác dụng đắc
khí và dẫn khí của kinh huyệt khi châm cứu.
Kích thích của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung có tác dụng
làm giảm đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh
dưỡng, giảm viêm, giảm phù nề tại chỗ .


Sử dụng điện châm để điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ đã được tiến
hành trong nhiều nghiên cứu đem lại hiệu quả điều trị cao, tiết kiệm chi phí , ,
.
• Xoa bóp
YHHĐ và YHCT đều có xoa bóp. Đặc điểm của xoa bóp là người làm
xoa bóp dùng sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu của đôi bàn tay của mình tác
động lên cơ thể của người được xoa bóp một lực thích hợp tạo cho người
được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm giảm đau mỏi cơ, khớp, thần
kinh...
Xoa bóp là một kích thích vật lí, trực tiếp tác động vào da cơ và các cơ
quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội
tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân .
Xoa bóp được ứng dụng trong điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ . Vị trí
xoa bóp tương ứng với vị trí giải phẫu cầu bàng quang, tác động trực tiếp lên
da cơ vùng bàng quang có tác dụng tăng co bóp cơ thành bàng quang, kích
thích đi tiểu.
1.3. THUỐC PROSTIGMIN
Thuộc nhóm thuốc tác dụng trên trên hệ cholinergic của thần kinh thực
vật, cụ thể là thuốc kháng cholinesterase.

Cholinesterase là enzym thủy phân làm mất tác dụng của acetylcholin.
Thuốc kháng cholinesterase làm mất hoạt tính của enzym nên làm vững bền
acetylcholin nội sinh, gây các triệu chứng cường hệ cholinergic ngoại biên và
trung ương. Các thuốc được chia thành 2 loại: loại ức chế có hồi phục (được
dùng trong điều trị) và loại ức chế không hồi phục hoặc rất khó hồi phục
(dùng làm thuốc diệt côn trùng hoặc chất độc chiến tranh).
Prostigmin thuộc nhóm ức chế có hồi phục.


• Cơ chế hoạt động: Thuốc kết hợp với cholinesterase ở cả hai vị trí tác
dụng của enzym (vị trí anion và vị trí este) gây ức chế hoạt động của enzym,
nhưng không tạo thành phức hợp vững bền, cuối cùng bị thủy phân và enzym
được hoạt hóa trở lại.
Prostigmin mang amin bậc 4 nên có ái lực mạnh với cholinesterase,
không thấm được vào thần kinh trung ương. Tác dụng nhanh, ít tác dụng trên
mắt, tim và huyết áp. Prostigmin còn kích thích trực tiếp vào cơ vân, tác dụng
này không bị atropin đối kháng.
Thời gian bán thải của Prostigmin là 1-2 giờ.
• Chỉ định: Nhược cơ bẩm sinh, teo cơ, liệt cơ, liệt ruột, bí đái sau mổ,
tăng nhãn áp.
• Chống chỉ định:
- Tắc ruột, tắc đường tiết niệu nguyên nhân cơ học, viêm màng bụng.
- Quá mẫn với Prostigmin.
• Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Tiết nước bọt, ra mồ hôi, chậm nhịp tim và hạ huyết áp,
co thắt phế quản, co đồng tử.
- Ít gặp: Ỉa chảy, co cứng cơ.
• Liều lượng, chế phẩm:
- Ống 1ml = 0,5mg prostigmin methyl sulfat.
- Tiêm dưới da 0,5mg/lần, 0,5mg – 2mg/ngày .

Điều trị bí đái sau mổ bằng tiêm Prostigmin là một phương pháp điều
trị đã có nhiều công trình nghiên cứu tại Trung Quốc:
- Tôn Kiện, Lâm Huy (2009) tiến hành nghiên cứu tác dụng của dòng
điện tần số thấp trong điều trị bí đái sau mổ trĩ trên 30 bệnh nhân tại bệnh viện
Trung y Thiên Sơn, Thượng Hải. Nhóm trị liệu sử dụng máy điện tử đa dụng


G685 gắn vào các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Túc tam lý và Tam âm giao
2 bên. Nhóm đối chứng được tiêm neostigmin vào vùng mông. Kết quả thu
được: nhóm trị liệu có tỉ lệ bệnh nhân đi tiểu được là 93,33%, trong khi nhóm
đối chứng là 80%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) .
- Kim Lợi Thăng và Âu Xuân (2011) tiến hành nghiên cứu tác dụng
điều trị bí đái sau mổ vùng hậu môn trực tràng phối hợp Neostigmin và kích
thích điện qua miếng dán trên 52 bệnh nhân tại bệnh viện Trung y Tân Cương.
Nhóm trị liệu được tiêm 0,5mg vào vùng mông, sau đó dùng miếng dán điện
cực một lần dán cố định vào các huyệt Quan nguyên, Trung cực, Túc tam lý,
Tam âm giao 2 bên. Nhóm đối chứng dùng phương pháp chườm nóng vùng
bàng quang. Kết quả: số bệnh nhân đi tiểu được của nhóm trị liệu là 19/25
bệnh nhân, nhóm đối chứng là 7/18 bệnh nhân, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) .
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN XUNG TRỊ LIỆU
1.4.1. Khái niệm về miếng dán điện xung

Hình 1.1: Miếng dán điện xung
Miếng dán điện xung là một bản gel dẫn điện được sử dụng phổ biến
trong các loại máy massage và một số máy châm cứu.


×