Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ ĐAU VAI gáy DO THOÁI hóa cột SỐNG cổ BẰNG PHƯƠNG PHÁP điện CHÂM và XOA bóp bấm HUYỆT kết hợp với điện XUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*****

LÊ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT
KẾT HỢP VỚI ĐIỆN XUNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*****

LÊ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP


ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT
KẾT HỢP VỚI ĐIỆN XUNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

Người hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN GIANG THANH

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Khoa Y
học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ths. Nguyễn Giang
Thanh – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền, các
thầy cô giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong
suốt sáu năm học qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng
hợp, Ths. Đinh Thị Lam - Trưởng khoa Y học dân tộc và tập thể các bác sỹ, điều
dưỡng, kỹ thuật viên khoa Y học dân tộc Bệnh viện đa khoa Đống Đa - Hà Nội đã
tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
Và cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ em, những
người thân trong gia đình và bạn bè, những người luôn đồng hành, động viên và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận.

Hà nội, tháng 5 năm 2015
Lê Tuấn Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa học,
trung thực, chính xác.
Kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và lần đầu được công bố, không sao
chép ở bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Lê Tuấn Anh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................3
1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại................................3
1.2. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học cổ truyền............................12
1.3. Tổng quan về điện châm, điện xung và xoa bóp bấm huyệt.........................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
2.2. Phương tiện nghiên cứu................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
2.4. Chỉ tiêu quan sát trong nghiên cứu...............................................................25
2.5. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị............................................................26
2.6. Theo dõi và đánh giá các tác dụng không mong muốn.................................29
2.7. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................31

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................31
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị...........................................33
3.3. Kết quả điều trị.............................................................................................36
3.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị................................43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................44
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị...........................................45
4.3. Kết quả điều trị.............................................................................................48
4.4. Tác dụng không mong muốn........................................................................50
KẾT LUẬN...................................................................................................51
KIẾN NGHỊ..................................................................................................52


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLS

Cận lâm sàng

CSC

Cột sống cổ

CT
MRI

Computrerized tomography
Magnetic Resonance Imaging
(Cộng hưởng từ)

NPQ


Northwick Pack Neck Pain Questionaire

THCS

Thoái hóa cột sống

THCSC

Thoái hóa cột sống cổ

TVĐĐ

Thoát vị đĩa đệm

VAS

Visual Analogue Scale

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

XBBH

Xoa bóp bấm huyệt



DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu

22

Bảng 2.2

Các động tác XBBH sử dụng trong nghiên cứu

24

Bảng 3.1

Phân bố bệnh nhân theo chứng lâm sàng

33

Bảng 3.2


Đặc điểm cận lâm sàng

35

Bảng 3.3

Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng YHCT

36

Bảng 3.4

Mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng

43

Bảng 3.5

Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị

43


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang


Hình 1.1

Hình ảnh đốt sống cổ điển hình đoạn cột sống cổ

4

Hình 1.2

Hình ảnh đốt sống cổ CI và CVII

5

Hình 1.3

Hành ảnh mạch máu ở cổ

7

Hình 1.4

Tầm vận động bình thường của cột sống cổ

9

Hình 1.5

Hình ảnh thoái hóa cột sống trên phim X - Quang

10


Hình 1.6

Máy điện xung Physiomed - Jubilee

16

Hình 2.1

Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu

21

Hình 2.2

Bệnh nhân điện xung vai gáy

24

Hình 2.3

Thước đo thang điểm VAS

26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ


Trang


Biểu đồ 3.1

Phân loại bệnh nhân theo tuổi

31

Biểu đồ 3.2

Phân loại bệnh nhân theo giới

32

Biểu đồ 3.3

Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp

32

Biểu đồ 3.4

Phân loại bệnh nhân theo VAS

33

Phân loại bện nhân theo mức độ ảnh hưởng tới chức

34


Biểu đồ 3.5

năng sinh hoạt

Biểu đồ 3.6

Vị trí tổn thương CSC trên phim X - Quang

35

Biểu đồ 3.7

Hiệu quả giảm đau theo VAS trung bình

36

Biểu đồ 3.8

Sự thay đổi mức độ đau theo VAS

37

Biểu đồ 3.9

Đánh giá hiệu quả điều trị theo VAS

38

Hiệu quả điều trị theo điểm NPQ trung bình


38

Sự thay đổi mức độ ảnh hưởng đến chức năng sinh

39

Biểu đồ
3.10
Biểu đồ 3.11
Biểu đồ

hoạt hằng ngày
Đánh giá hiệu quả điều trị theo bộ câu hỏi NPQ

40

Thay đổi tầm vận động cúi tại các thời điểm

40

Thay đổi tầm vận động ngửa tại các thời điểm

41

Thay đổi tầm vận động nghiêng tại các thời điểm

42

Thay đổi tầm vận động xoay tại các thời điểm


42

3.12
Biểu đồ
3.13
Biểu đồ
3.14
Biểu đồ
3.15
Biểu đồ
3.16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cột sống cổ là đoạn cột sống tự do, cong lồi ra trước, mềm dẻo nhất của cột
sống, tầm vận động linh hoạt và chịu áp lực thường xuyên[1]. Cùng với quá trình
lão hóa, tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến thoái hóa
cột sống cổ (THCSC)[2],[3].
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh rất phổ biến, đứng thứ 2
(chiếm 14%) sau thoái hóa cột sống thắt lưng (chiếm 31%) trong các bệnh thoái hóa
khớp[2],[3],[4],[5]. Bệnh gặp nhiều hơn ở những người lao động nặng, tuổi cao[6],
[7]. Điều đáng nói là tình trạng thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa, gây
ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu
và sự liên quan tới nhiều thành phần mạch máu và thần kinh. Đau vai gáy là triệu
chứng rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân
khó chịu phải đi khám. Ngoài ra thoái hóa cột sống cổ còn gây tê bì vai tay, hạn chế

tầm vận động cột sống cổ, giảm tuần hoàn não, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai
[3],[5],[8],[9],[10].
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu cho kết quả kinh ngạc về tình trạng
thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống cổ nói riêng. Tại Mỹ, hàng năm
đã phải chi ra hơn 40 tỷ USD cho căn bệnh này[6],[7],[11],[12]. Ở pháp con số đó là
6 tỷ Francs[2],[12],[13]. Theo tài liệu của Reuter Health, ở Châu Âu đau mạn tính
tiêu tốn 34 tỷ Euro trong đó thoái hóa khớp chiếm 34%.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được trình
bày trong phạm vi chứng tý nói chung và lạc chẩm thống nói riêng. Chứng Tý phát
sinh do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm
vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không lưu
thông gây đau, hoặc do người già chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không
chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, mà gây ra xương khớp
đau nhức, sưng nề, cơ bắp co cứng, vận động khó khăn[14],[15],[16].


2

Điều trị đau vai gáy do THCSC được YHCT sử dụng các pháp khu phong, tán
hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự thăng bằng
âm dương, phù chính khu tà, chỉ thống và khôi phục lại hoạt động sinh lý của vùng
cổ gáy. Dựa trên pháp đó, có thể lựa chọn nhiều phương thuốc điều trị phù hợp có
thể kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như Châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt[14],[16]. YHHĐ chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau
không steroid, steroid, thuốc giãn cơ, kết hợp với chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu
âm, điện xung, kéo giãn cột sống cổ… để điều trị. Trong đó điện xung là phương
pháp mới, có tác dụng giãn mạch, làm tăng cường tuần hoàn, tăng cường chuyển
hóa dinh dưỡng tại chỗ và thư giãn các cơ bị tăng trương lực, từ đó có tác dụng
giảm đau đối với các chứng đau mạn tính[9],[14],[16],[17],[18].
Từ trước tới nay việc điều trị kết hợp giữa các phương pháp vật lý trị liệu với

các phương pháp của YHCT đem lại hiệu quả cao trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có
một công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị kết hợp phương pháp điện
xung của YHHĐ với điện châm và xoa bóp bấm huyệt của YHCT trong điều trị đau
vai gáy do THCSC trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương
pháp Điện châm và Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với Điện xung” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp điện châm và xoa bóp
bấm huyệt kết hợp với điện xung trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VỀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ THEO YHHĐ
1.1.1. Khái niệm thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý thoái hóa mạn tính của đốt sống, khớp, sụn,
đĩa đệm thuộc vùng cột sống cổ, với triệu chứng chủ yếu là đau và biến dạng,
không có biểu hiện viêm[2],[3],[17].

1.1.2. Giải phẫu sinh lý của cột sống cổ
1.1.2.1. Đặc điểm chung các đốt sống

- Cột sống cổ nối từ lỗ chẩm đến đốt sống lưng thứ nhất (D1), là trụ cột để giữ
và vận động đầu.

- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống được ký hiệu từ C1 – C7, 5 đĩa đệm và 1 đĩa
đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – lưng, C7 – D1), giữa đốt sống C1 – C2 không

có đĩa đệm.

- Cột sống cổ gồm 2 vùng chính: Cột sống cổ trên (C1 – C2) và cột sống cổ
dưới (C3 – C7), tổn thương ở từng vùng sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau.

- Các đốt sống cổ có đặc điểm chung là mỏm ngang dính vào thân và cuống
cung đốt sống bằng 2 rễ, giới hạn nên lỗ ngang là nơi có các mạch đốt sống đi qua.

- Mặt trên thân đốt từ C3 – C7 có thêm hai mỏm móc hay mấu bán nguyệt, ôm
lấy góc dưới của thân đốt sống trên hình thành khớp mỏm móc – đốt sống (khớp
Luschka). Khớp mỏm móc – đốt sống giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên.
Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống và
chèn ép rễ thần kinh ở đó[1],[19].


4

Hình 1.1: Hình ảnh đốt sống cổ điển hình và đoạn cột sống cổ[20]
1.1.2.2. Đặc điểm riêng một số đốt sống cổ
-

Đốt sống cổ I (atlas): Còn gọi là đốt đội. Không có mỏm gai và thân đốt

sống. Chỉ có cung trước, cung sau và 2 khối bên. Mặt sau cung trước có diện khớp
với mỏm răng đốt sống cổ 2. Hai khối bên, mặt trên lõm tiếp khớp với lồi cầu
xương chẩm, mặt dưới tròn tiếp khớp với đốt cổ II.
- Đốt sống cổ II (axis): Còn gọi là đốt trục. Trên cung trước của thân có mỏm
răng (Apex dentis) cao 1,5 cm. Răng có 1 đỉnh và hai mặt khớp: mặt khớp trước
tiếp khớp với cung trước đốt đội, mặt khớp sau tiếp khớp với dây chằng ngang. Có
tác dụng làm cho đốt đội quay theo 1 trục đứng thẳng.

- Đốt sống cổ VI: Ở trước mỏm ngang có 1 mẩu xương gọi là củ cảnh
(Chassaignac), là mốc quan trọng để tìm động mạch cảnh chung, động mạch giáp
dưới, động mạch đốt sống. Nó còn là nơi định ranh giới giữa hầu và thực quản, giữa
thanh quản và khí quản.
- Đốt sống cổ VII (vertebra prominens): Có mỏm gai dài nhất, lồi về phía sau,
nhất là khi ta cúi đầu nên còn gọi là đốt lồi. Đốt cổ VII không có lỗ mỏm ngang[19],
[21].


5

Hình 1.2: Đốt sống cổ CI và CII[20]
1.1.2.3. Cấu trúc khớp đốt sống cổ
Khớp đốt sống ở cột sống cổ là khớp động, các đốt sống liên kết với nhau bởi 3
khớp ( khớp gian đốt, khớp sống – sống, khớp bán nguyệt), mặt khớp phẳng và
nghiêng theo chiều trước sau một góc 450 nên có thể cúi ngửa dễ dàng.
1.1.2.4. Cấu trúc mô mềm
 Đĩa đệm
- Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt
chẽ giữa các đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.
- Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt sống, bao
gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.
- Đĩa đệm được dinh dưỡng chủ yếu bằng khuếch tán qua mâm sụn, trong nhân
nhày không có mạch máu mà hầu hết ở xung quang vòng sợi. Do sự nuôi dưỡng
kém nên quá trình TVĐĐ thường xuất hiện sớm.


6

 Cơ vùng cổ

Muốn vận động thân mình, các cơ tác động lên cột sống trực tiếp hoặc gián tiếp.
Với đặc điểm cấu trúc và vị trí cơ thể học, các cơ có chức năng khác nhau.
- Cơ dựng sống bám từ xương chẩm đến xương cùng. Chức năng: làm duỗi và
nghiêng cột sống.
- Cơ ngang gai bám từ mỏm ngang sang mỏm gai, có tác dụng xoay cột sống.
- Các cơ xoay ngắn, xoay dài bám trực tiếp vào bản sống của đốt sống trên đến
mỏm ngang đốt sống dưới, tác động làm xoay từng đốt sống.
- Cơ Ức – Đòn – Chũm tác động gián tiếp làm gập cột sống, nhưng nếu co một
cơ thì làm đầu nghiêng và xoay. Cơ ức - đòn - chũm làm gập cột sống rất mạnh nhờ
cơ to và tay đòn dài.
 Dây chằng
- Dây chằng dọc trước: Đi dọc phía trước các thân đốt sống, từ đốt đội tới phần
trên mặt trước xương cùng. Ngăn cản sự ưỡn quá mức của cột sống.
- Dây chằng dọc sau: Đi dọc phía sau các thân đốt sống (trong ống sống), đi từ
xương chẩm tới mặt trước xương cụt. Ngăn cản sự gấp quá mức của cột sống và
thoát vị đĩa đệm ra sau.
- Dây chằng vàng (dây chằng liên mảnh): Được cấu tạo hoàn toàn bằng mô
chun, chạy giữa các mảnh kề nhau và gần như lấp kín khoang liên mảnh.
- Dây chằng liên gai (nằm giữa các mỏm gai) và dây chằng trên gai (nối đỉnh
các mỏm gai) góp phần giữ vững mặt sau cột sống khi đứng thẳng và gấp tối đa.
1.1.2.5. Cấu trúc thần kinh và mạch máu
 Cấu trúc mạch máu
Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống nền chạy trong lỗ động mạch ở giữa
mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo động mạch có tĩnh
mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ.
Mạch máu nuôi dưỡng xương cột sống và đĩa đệm cột sống cổ rất hạn chế chủ
yếu ở xung quanh vòng sợi.
Mạch máu nuôi dưỡng tủy rất phong phú. 2/3 tủy trước được nuôi bởi động
mạch gai trước thông qua nhánh trong và nhánh ngoài, 1/3 tủy sau được nuôi bởi



7

động mạch gai sau bên thông qua nhánh ngang. Mỗi rễ thần kinh được nuôi bởi một
cặp động mạch rễ trước và sau. Động mạch rễ sau nhận máu từ nhánh động mạch lỗ
liên sống của động mạch tủy.

Hình 1.3: Mạch máu ở cổ[20]
 Cấu trúc tủy và thần kinh
Đoạn tủy cổ gồm có tám đốt bắt đầu từ đốt đội (CI) đến đốt ngực một (T1) chứa
trong ống sống. Đoạn tủy cổ tách ra tám đôi dây thần kinh chui qua lỗ tiếp hợp ra ngoài
tạo thành đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác cho chi trên.

1.1.3. Giải phẫu chức năng cột sống cổ
Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình, đồng thời tham
gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư thế. Cột sống cổ chịu
sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống. Khoang gian đốt C2 –
C3, C5 – C6 là những nơi chịu tải trọng nhiều nhất ở cột sống cổ, nên hay gặp thoái
hóa ở C2, C3, C5, C6 và hay gặp TVĐĐ cột sống cổ đoạn dưới vì phải thường
xuyên chịu tải trọng lớn hơn và di động nhiều hơn.


8

Đĩa đệm có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năng biến dạng và tính chịu nén
ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống, giảm các chấn động lên cột sống, não
và tủy [22],[23].

1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hoá CSC
1.1.4.1. Nguyên nhân của THCSC

 Sự lão hóa: Các tế bào sụn và đĩa đệm giảm khả năng tổng hợp các sợi
collagen và mucopolysaccharid, dẫn đến giảm tính đàn hồi và chịu lực. Tế bào sụn
và đĩa đệm không có khả năng sinh sản và tái tạo, mạch máu nuôi dưỡng ít.
 Yếu tố cơ giới: Là yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình lão hóa, thường
được gọi là hiện tượng quá tải, nguyên nhân do tăng bất thường lực nén lên một đơn
vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm.
-

Các dị dạng khớp bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của cột sống.

-

Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, loạn sản,… làm thay đổi hình thái,

tương quan của cột sống.
-

Sự tăng trọng tải lên cột sống do nghề nghiệp, thói quen [21],[22],[23],[24],[25].
 Các yếu tố khác:

-

Di truyền: Cơ địa lão hóa sớm.

-

Rối loạn nội tiết: Mãn kinh, đái đường, loãng xương do nội tiết. Rối loạn

chuyển hóa.
-


Bệnh lý tự miễn (hiện đang được nghiên cứu nhiều).

1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của THCSC
 Cơ chế bệnh sinh của THCSC được phần lớn các tác giả cho là do sự thoái
hóa tổng hợp của hai quá trình.
-

Sự thoái hóa sinh học theo tuổi.

-

Sự thoái hóa bệnh lý mắc phải: Do vi chấn thương, nhiễm khuẩn, dị ứng, rối

loạn chuyển hóa, tự miễn…
 Có hai lý thuyết được đề nghị để giải thích cơ chế bệnh sinh của thoái hóa
khớp nói chung:
-

Lý thuyết cơ học: Dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi gãy


9

xương do suy yếu các sợi collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất proteoglycan.
-

Lý thuyết tế bào: Các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các

enzym tiêu protein, enzym này làm hủy hoại dần các chất cơ bản[22],[23],[26].


1.1.5. Triệu chứng của THCSC
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
 Hội chứng cột sống cổ[2],[3],[9],[17],[23],[27],[28],[29],[30],[31]
-

Đau vùng cột sống cổ, thường xuất hiện sau khi cúi lâu, nằm gối cao, làm

việc căng thẳng kéo dài, hay đột ngột sau khi vận động cột sống cổ. Có điểm đau tại
cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ.
-

Co cứng cơ cạnh sống cổ.

-

Có thể có tư thế chống đau: Nghiêng đầu về bên đau và vai bên nâng cao hơn

bên lành.
-

Hạn chế vận động cột sống cổ.

Hình 1.4: Tầm vận động bình thường của cột sống cổ[2],[5],[22],[30],[26]
 Hội chứng rễ thần kinh[2],[3],[9],[17],[23],[27],[28],[29],[30],[31]
-

Rối loạn cảm giác kiểu rễ:
+ Đau âm ỉ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh.
+ Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn (dấu hiệu Dèjerine), đau tăng khi trọng tải trên


cột sống cổ tăng (khi đi, đứng, ngồi lâu) và khi vận động.


10

+ Dị cảm vùng da do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối: Tê bì, kiến bò, nóng rát…
-

Rối loạn vận động kiểu rễ: Giảm vận động một số cơ chi trên tùy thuộc vào

rễ thần kinh bị chèn ép (thường ít khi liệt).
-

Giảm hoặc mất phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép.
 Hội chứng động mạch đốt sống[2],[3],[9],[17],[23],[27],[28],[29],[30],[31]

-

Nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn.

-

Chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột.

-

Mờ mắt, hoa mắt, giảm thị lực thoáng qua.

-


Rung giật nhãncầu.

-

Ù tai, tiếng ve kêu trong tai, đau tai.

-

Loạn cảm thành sau họng, nuốt vướng hoặc đau.

1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
 X – quang cột sống cổ
-

Gai xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống…

-

Hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾).

-

Đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt…

-

Mất đường cong sinh lý cột sống cổ[2],[5],[10],[12],[22],[32],[33].

Hình 1.5: Hình ảnh Thoái hóa cột sống cổ trên phim X-quang

 Cắt lớp vi tính, Cộng hưởng từ
-

Các hình ảnh như phim X – quang.


11

-

Có thể có hình ảnh phì đại dây chằng dọc,….

1.1.6. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ
1.1.6.1. Chẩn đoán xác định
Không có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Chẩn đoán xác định thường dựa vào các
triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng (X – quang, Cắt lớp vi tính,
Cộng hưởng từ cột sống cổ)[2],[3],[22],[26],[34].
1.1.6.2. Chẩn đoán phân biệt:
-

Bệnh lý cột sống cổ: Khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ nhiễm khuẩn,

chấn thương cột sống cổ, TVĐĐ cột sống cổ.
-

Bệnh lý bên trong ống sống cổ: U tủy, xơ cứng cột bên teo cơ, xơ cứng rải rác.

-

Bệnh lý ngoài cột sống cổ: Viêm đám rối thần kinh cánh tay…


1.1.7. Điều trị thoái hóa cột sống cổ
 Điều trị bảo tồn[3],[17],[22],[35],[36]
-

Nội khoa:
+ Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Chống viêm giảm đau không

steroid (Diclofenac, Meloxicam…), Corticoid (cân nhắc chỉ định), thuốc giãn cơ
vân (Mydocalm, Myonal…).
+ Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Ức chế men tiêu sụn
(Chondroitin sulfate), tăng cường tổng hợp proteoglycan và tăng sản xuất chất nhầy
dịch khớp (Glucosamin sulfate)…
+ Vitamin nhóm B (Neurobion, Methylcoban…).
-

Vật lý trị liệu: Tập vận động, chiếu đèn hồng ngoại, đắp bùn nóng, tắm nước

khoáng, bơi, kéo giãn cột sống cổ…
 Điều trị phẫu thuật: Được chỉ định khi
-

Các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng hoặc đã điều trị bảo tồn tại cơ sở

chuyên khoa không kết quả.
-

Các dấu hiệu X – quang chứng tỏ có sự chèn ép thần kinh phù hợp với thăm



12

khám lâm sàng.
-

Trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật nới rộng khớp mỏm móc – đốt sống

1.1.8. Phòng bệnh THCS cổ
-

Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động.

-

Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế khi mang vác, xách, nâng…

-

Giữ ấm vùng cổ vai, tránh nhiễm mưa, gió, lạnh…

-

Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe đường dài cần dùng ghế có tấm đỡ cổ và

lưng, có thể đeo đai cổ để giữ tư thế sinh lý thích hợp và tránh các vận động quá
mức của cột sống cổ.
-

Đối với những người làm việc có liên quan tới tư thế bất lợi của cột sống cổ,


cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập vận động
cột sống cổ nhẹ nhàng; kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý và
điều trị kịp thời.
-

Phát hiện sớm các dị dạng cột sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù hợp,

tránh thoái hóa khớp thứ phát[35].

1.2. TỔNG QUAN VỀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ THEO YHCT
Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được mô tả trong
phạm vi chứng Tý nói chung và Lạc chẩm thống nói riêng.
Chứng Tý phát sinh liên quan đến quá trình lão suy của tạng phủ. Tuổi cao,
chức năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư
không nuôi dưỡng được cân mà gây ra xương khớp đau nhức, cân cơ co cứng, vận
động khó khăn. Hoặc do chính khí kém, âm dương không điều hòa,các tà khí xâm
phạm vào cân, cơ, kinh lạc, xương khớp làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không
thông gây đau [5],[14],[15],[16],[26],[37],[38],[39].

1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Ngoại nhân: Do phong, hàn, thấp tà cùng kết hợp xâm nhập vào cơ thể, hoặc
kết hợp với cả nhiệt tà.
- Nội nhân: Do rối loạn tình chí, hoặc tiên thiên bất túc, hoặc sau kinh nguyệt,
sinh đẻ làm khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa.


13

- Bất nội ngoại nhân: Do lao động vất vả, ăn uống, tình dục không điều độ làm
khí huyết suy, hoặc do đàm ẩm, huyết ứ mà gây bế tắc kinh lạc[14],[15],[16],[37],

[38],[39].

1.2.2. Các thể lâm sàng
1.2.2.1. Thể phong hàn thấp tý
Đối chiếu với YHHĐ, THCSC giai đoạn đầu chủ yếu biểu hiện bởi đau vùng cổ
gáy, có thể đau lan xuống vai, tay, vận động nặng nề, khó khăn và không sưng nóng
đỏ các khớp, trời mưa lạnh ẩm đau tăng, hay tái phát. Trên thực tế lâm sàng còn căn
cứ vào các triệu chứng mà phân ra các thể[15],[40],[41],[43]
 Phong tý (Hành tý): Do phong tà là chính, hàn thấp tà là phụ
-

Triệu chứng: Đau vùng cổ gáy tăng lên khi gặp gió lạnh, đau có tính chất di

chuyển lan lên đầu vùng chẩm, có thể lan xuống vai và tay, sợ gió, sợ lạnh, mạch
phù, rêu lưỡi trắng mỏng.
-

Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc.

-

Điều trị dùng thuốc: Bài “Phòng phong thang” gia giảm

-

Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm tả: Phong trì, Phong môn, Kiên tỉnh, Hợp cốc, A thị huyệt. Châm bổ:

Cách du, Huyết hải, Túc tam lý.
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.

 Hàn tý (Thống tý): Do hàn tà là chính, phong thấp tà là phụ
-

Triệu chứng: Đau dữ dội, cố định vùng cổ gáy, tăng lên về đêm và khi gặp lạnh,

giảm khi chườm ấm, sợ lạnh, chân tay lạnh; mạch huyền khẩn, rêu lưỡi trắng mỏng.
-

Pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc.

-

Điều trị dùng thuốc: Bài “Ô đầu thang” gia giảm

-

Điều trị không dùng thuốc:
+ Ôn châm: Phong trì, Phong môn, Kiên tỉnh, Hợp cốc, A thị huyệt.
+ Cứu: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Túc tam lý.
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.


14

 Thấp tý (Trước tý): Do thấp tà là chính, phong hàn tà là phụ
-

Triệu chứng: Đau mỏi vùng cổ gáy cảm giác nặng nề, tăng lên khi thời tiết

ẩm thấp, cột sống cổ cứng khó vận động; toàn thân mệt mỏi, tê bì, miệng nhạt, rêu

lưỡi trắng, dính, mạch nhu hoãn.
-

Pháp điều trị: Trừ thấp, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.

-

Điều trị dùng thuốc: Bài “Ý dĩ nhân thang” gia giảm.

-

Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm tả: Phong trì, Phong môn, Kiên tỉnh, Hợp cốc, A thị, Phong long,

Thương khâu.
+ Châm bổ: Tỳ du, Túc tam lý.
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.
1.2.2.2. Thể phong hàn thấp tý kết hợp với can thận âm hư
Đối chiếu với YHHĐ thì bệnh lâu ngày, thể chất hư yếu, tà khí làm tổn thương tạng
phủ. Can thận hư gây cân cơ co rút, xương khớp đau, biến dạng, vận động khó khăn.
-

Triệu chứng: Giống như biểu hiện của phong hàn thấp tý nhưng thiên về hàn

tý kèm theo triệu chứng của can thận âm hư: đau lưng mỏi gối,ù tai, ít ngủ, tiểu
nhiều lần, mạch trầm tế[15],[40],[41].
- Pháp điều trị: Bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán hàn
- Điều trị dùng thuốc: Quên tý thang gia vị
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm bổ: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Đại trường du, Tam âm giao.

+ Tả: A thị huyệt
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN CHÂM, ĐIỆN XUNG VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT
1.3.1. Điện châm
Điện châm (châm điện) là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm
với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích
thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng ở tổ chức, làm giảm
viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ[16],[42],[43].
1.3.1.1. Chỉ định và chống chỉ định


15

 Chỉ định

- Dùng để cắt chứng đau trong một số bệnh: Đau khớp, đau răng, đau dây thần
kinh, cơn đau nội tạng...

- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: Liệt nửa người, liệt các dây thần kinh
ngoại biên (Liệt II ngoại biên, liệt đám rối thần kinh cánh tay...).

- Châm tê để tiến hành phẫu thuật[16],[42],[43].
 Chống chỉ định
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ
đang có thai hoặc hành kinh.
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: Vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…


- Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như: Phong phủ,
Nhũ trung…[16],[42],[43].
1.3.1.2. Cách tiến hành

-

Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành châm kim

đạt tới đắc khí: Nối các huyệt cần được kích thích bằng xung điện tới máy điện châm.

-

Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành (tất cả các núm điều

chỉnh ở vị trí số 0) để đảm bảo an toàn. Tránh mọi động tác vội vàng khiến cường
độ kích thích quá ngưỡng gây cơn co giật mạnh khiến bệnh nhân hoảng sợ.

-

Thời gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút đến

1 tiếng (như trong châm tê để mổ)[16].
1.3.1.3. Liệu trình điện châm
-

Điện châm 1 lần/ngày, mỗi lần 20 – 25 phút, 1 liệu trình điều trị từ 10 – 15

ngày hoặc dài hơn tùy yêu cầu điều trị[14],[16],[42].
-


Cường độ điện châm theo pháp bổ là 10 – 20 µA, tần số dưới 20 Hz. Cường

độ điện châm theo pháp tả là 30 – 40 µA, tần số 20 – 50 Hz. Tùy theo ngưỡng chịu
đựng của bệnh nhân mà điều chỉnh cường độ điện châm cho phù hợp.

1.3.2. Điện xung
Điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Xung điện là dòng


16

điện chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, xen kẽ giữa các xung là khoảng
nghỉ hoàn toàn không có dòng điện.
Điện xung là một phương pháp vật lý trị liệu, điều trị bằng các xung điện có tần
số thấp và trung bình có tác dụng giảm đau, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ
do tác động dòng điện xung khi đi vào tủy sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác
đau lên não do đó làm giảm cảm giác đau ra ngoài, ngoài ra còn kích thích não giải
phóng các morphin nội sinh (endorphin) nên có tác dụng giảm đau đã được sử dụng
nhiều rộng rãi trong điều trị bệnh lý về cơ xương khớp[18],[44].

Hình 1.6: Máy điện xung Physiomed – Jubilee
1.3.2.1. Chỉ định và chống chỉ định
 Chỉ định[18],[44]
- Điều trị những bệnh đau: Thoái hóa xương khớp, đau thần kinh, đau cơ…
- Điều trị những bệnh mất cân bằng tự động: Rối loạn tuần hoàn ngoại vi,
Raynaud, loạn dưỡng Sudeck…
- Tăng cường sức cơ với mục đích:
+ Phục hồi cảm giác căng cơ.
+ Duy trì sức cơ trong tình trạng bất động hoặc mất chi phối thần kinh.
+ Kích thích cơ trong bại liệt, chứng đại tiểu tiện mất tự chủ.



×