Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH BẰNG bài THUỐC “TIỂU tục MỆNH THANG” kết hợp điện CHÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.22 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỦY LIÊN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ LIỆT VII NGOẠI
BIÊN DO LẠNH BẰNG BÀI THUỐC “TIỂU TỤC
MỆNH THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỦY LIÊN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ LIỆT VII NGOẠI
BIÊN DO LẠNH BẰNG BÀI THUỐC “TIỂU TỤC
MỆNH THANG” KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số :



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tình hình liệt dây VII ngoại biên trên thế giới và ở Việt Nam...............3
1.2. Những đặc điểm về giải phẫu – sinh lý của dây thần kinh số VII..........4
1.2.1. Dây thần kinh số VII.........................................................................4
1.2.2. Các cơ bám da mặt...........................................................................5
1.3. Liệt VII ngoại biên theo Y học hiện đại..................................................5
1.3.1. Hình ảnh lâm sàng liệt dây VII ngoại biên.......................................5
1.3.2. Các thể lâm sàng trong liệt dây VII..................................................7
1.3.3. Nguyên nhân gây bệnh....................................................................11
1.3.4. Nguyên nhân, sinh lý bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh............11
1.3.4.1. Nguyên nhân................................................................................11
1.4. Liệt VII ngoại biên theo Y học cổ truyền..............................................13
1.4.1. Nguyên nhân, bệnh sinh..................................................................13
1.4.2. Điều trị liệt VII ngoại biên theo y học cổ truyền............................15
1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị liệt dây VII ở trên thế giới và trong nước....17
1.6. Phương pháp điện châm........................................................................18
1.7. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu......................................................19
1.7.1. Tên bài thuốc...................................................................................19

1.7.2. Xuất sứ bài thuốc............................................................................19
1.7.3. Thành phần bài thuốc nghiên cứu...................................................19
1.7.5. Tác dụng: khư phong tán hàn, ích khí hoạt huyết...........................19
1.7.7. Phân tích bài thuốc..........................................................................20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........21
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................22
2.2.3. Phương tiện, chất liệu nghiên cứu...................................................23
2.2.4. Kỹ thuật điện châm dùng cho nghiên cứu.......................................25
2.3. Phương pháp theo dõi, đánh giá kết quả điều trị...................................25
2.3.1. Theo dõi bệnh nhân.........................................................................25
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi..............................................................................25
2.3.3. Đánh giá kết quả.............................................................................26
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................26
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................28
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................30
3.1. Đặc điểm lâm sàng................................................................................30
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới...............................................30
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước khi vào điều trị......30
3.1.3. Vị trí bị bệnh...................................................................................31
3.1.4. Các triệu chứng chính của liệt mặt..................................................31
3.1.5. Phân loại mức độ liệt của bệnh nhân theo lâm sàng.......................32
3.1.6. Kết quả điều trị các triệu chứng chính ở cả hai nhóm....................32
3.2. Kết quả điều trị cụ thể các triệu chứng chính........................................33

3.3. Tác dụng không mong muốn.................................................................40
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng....................................40
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng.....40
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN........................................................42
4.1. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu...................42


4.2. Bàn luận về kết quả điều trị...................................................................42
4.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng.............................................42
4.2.2. Kết quả điều trị chung.....................................................................42
4.2.3. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi......................................................42
4.2.4. Kết quả điều trị theo ngày bệnh......................................................42
4.2.5. Thời gian điều trị.............................................................................42
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn..............................................42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng.........................................................26
Bảng 2.2: Mức độ nặng nhẹ của liệt dây VII.................................................27
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng lâm sàng khác:.....................27
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị lâm sàng:...............................28
Bảng 3.1. Tuổi và giới bệnh nhân nghiên cứu.................................................30
Bảng 3.2. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi vào viện...................................30
Bảng 3.3. Vị trí bị bệnh...................................................................................31
Bảng 3.4. Các triệu chứng chính của liệt mặt.................................................31
Bảng 3.5. Mức độ liệt theo lâm sàng...............................................................32

Bảng 3.6. Kết quả điều trị triệu chứng chính ở cả hai nhóm...........................32
Bảng 3.7. Triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 15 ngày điều trị.......................33
Bảng 3.8. Triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 30 ngày điều trị.......................33
Bảng 3.9. Dấu hiệu Charles Bell sau 15 ngày điều trị....................................33
Bảng 3.10. Dấu hiệu Charles Bell sau 30 ngày điều trị..................................34
Bảng 3.11. Dấu hiệu Souques sau 15 ngày điều trị.........................................34
Bảng 3.12. Dấu hiệu Souques sau 30 ngày điều trị.........................................34
Bảng 3.13. Triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung sau 15 ngày điều trị. 35
Bảng 3.14. Triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung sau 30 ngày điều trị.......35
Bảng 3.15. Triệu chứng mất rãnh mũi má sau 15 ngày điều trị......................35
Bảng 3.16. Triệu chứng mất rãnh mũi má sau 30 ngày điều trị......................36
Bảng 3.17. Triệu chứng không co cơ cười sau 15 ngày điều trị......................36
Bảng 3.18. Triệu chứng không co cơ cười sau 30 ngày điều trị......................36
Bảng 3.19. Kết quả chung về lâm sàng sau 15 ngày điều trị..........................37
Bảng 3.20. Kết quả chung về lâm sàng sau 30 ngày điều trị..........................37
Bảng 3.21. Kết quả điều trị lâm sàng theo ngày mắc bệnh.............................38
Bảng 3.22. Kết quả điều trị lâm sàng theo nhóm tuổi của các bệnh nhân.......39
Bảng 3.23. Thời gian điều trị...........................................................................39
Bảng 3.24. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng sau điều trị...............40
Bảng 3.25. Kết quả biến đổi một số chỉ số huyết học theo từng nhóm...........40
Bảng 3.26. Kết quả biến đổi một số chỉ số sinh hóa máu theo từng nhóm.....41



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là hiện tượng hạn chế hay không cử
động được các cơ bám da mặt . Đây là bệnh khá phổ biến ở nước ta, tỷ lệ
bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên chiếm tỷ lệ khá cao trong số bệnh nhân bị

tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và chỉ đứng sau đau dây thần kinh
tọa . Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phần lớn bệnh nhân là người trẻ và
trung niên , . Nguyên nhân có thể do lạnh, nhiễm trùng, chấn thương, khối u
hoặc các rối loạn trong xương đá, trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80% .
Biểu hiện trên lâm sàng của liệt VII ngoại biên thường là miệng méo và
mắt nhắm không kín. Bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng người bệnh
nhưng ảnh nhiều đến sinh hoạt như: vận động các cơ ở mặt, điều tiết mắt, khó
khăn trong ăn uống, và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ về khuôn mặt của
người bệnh, do đó gây ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý, làm người bệnh mất
tự tin trong các hoạt động giao tiếp xã hội, gây khó khăn trong các hoạt động
cộng đồng.
Về phương diện điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, Y học hiện đại đã
áp dụng phương pháp như dùng thuốc corticoid, vitamin… tuy nhiên corticoid
có nhiều tác dụng phụ, các phương pháp phẫu thuật thì phức tạp và tốn kém.
Y học cổ truyền cũng đã có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc bôi,
uống, đắp… bằng các chế phẩm dược liệu, phương pháp không dùng thuốc
như châm cứu, điện châm, mãng điện châm, thủy châm, ôn châm, xoa bóp,
bấm huyệt…
Các nghiên cứu trong nước thường tập trung đánh giá tác dụng của các
phương pháp châm cứu, điện châm, mãng điện châm, xoa bóp bấm huyệt và
cho thấy đây là những phương pháp có hiệu quả trong điều trị liệt VII ngoại
biên, tuy nhiên chưa tận dụng được hết thế mạnh của YHCT. Trên lâm sàng


2

chúng tôi nhận thấy việc phối hợp các phương pháp để rút ngắn thời gian
điều trị, nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh là nhanh chóng có khuôn mặt
trở lại bình thường, giúp họ trở lại các hoạt động sinh hoạt thường ngày là vô
cùng cần thiết.

“Tiểu tục mệnh thang” được biết đến là bài thuốc có tác dụng khư
phong tán hàn, ích ích khí hoạt huyết, chủ trị ngoại phong trúng vào kinh lạc,
nhưng chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu phương pháp điều trị
liệt VII ngoại biên do lạnh bằng bài thuốc này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị liệt VII ngoại biên do
lạnh bằng bài thuốc Tiểu tục mệnh thang kết hợp điện châm” nhằm tận
dụng thế mạnh của y học cổ truyền, góp phần làm phong phú thêm các
phương pháp điều trị liệt VII ngoại biên, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị
bệnh trên cơ sở thừa kế và phát huy tiềm năng của y học cổ truyền.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ khỏi bệnh trên bệnh nhân điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh
bằng bài thuốc “Tiểu tục mệnh thang” kết hợp điện châm tại bệnh viện Y
học cổ truyền Bộ công an từ năm 2014-2015.
2. Mô tả tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Tiểu tục mệnh thang”
trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ
truyền Bộ công an từ năm 2014-2015.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình liệt dây VII ngoại biên trên thế giới và ở Việt Nam.
Tổn thương dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp trong số các bệnh
lý về dây TK. Nghiên cứu của Katusiv-SK, Beard-CM và cộng sự năm 1982
cho thấy tỷ lệ này là 25/100.000 dân và tỷ lệ hồi phục không hoàn toàn là
14% .
Theo Hubschmann (1984), tổn thương dây VII gặp khoảng 2% trong
tổng số tổn thương các dây thần kinh ngoại vi .
Theo Harrisonm, năm 1986 tỷ lệ liệt mặt ngoại biên là 23/100.000 nam

và 32,7/100.000 nữ gặp ở lứa tuổi từ 15-44 .
Theo Brandenburg-NA và Annegers-JF, tỷ lệ này là 23,5/100.000 nam
và 32,7/100.000 nữ gặp ở lứa tuổi từ 15 – 44 .
Ở Anh, theo Viện nghiên cứu Thực hành đa khoa thì tỷ lệ mắc bệnh là
20,2/100.000 người .
Ở Việt Nam, theo Hồ Hữu Lương và cộng sự (1991), liệt VII ngoại biên
chiếm 2,95% bệnh thần kinh . Thống kê 9 tháng đầu năm 2000 của Viện
Châm cứu Việt Nam cho thấy số lượng bệnh nhân liệt VII ngoại biên đến
khám là 331 trong tổng số 336 bệnh nhân bị tổn thương các dây thần kinh sọ.
Trong 6 tháng đầu năm 2002, trong tổng số 797 bệnh nhân bị tổn thương rễ và
đám rối thần kinh có 259 bệnh nhân bị liệt dây VII ngoại biên. Thống kê này
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên chiếm tỷ lệ khá cao
trong số bệnh nhân bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, chỉ đứng sau
đau dây thần kinh tọa .


4

1.2. Những đặc điểm về giải phẫu – sinh lý của dây thần kinh số VII.
1.2.1. Dây thần kinh số VII.
Dây VII là một dây thần kinh hỗn hợp, nó bao gồm chủ yếu là chức
năng vận động, nhưng cũng có chức năng cảm giác và điều tiết các tuyến , , , .
Nhân dây VII nằm ở phần bên của mái cầu não, sát với thể lưới; chiều
dài xấp xỉ 4mm, số lượng tế bào gần 6000 tế bào. Các nhân tế bào tạo thành
nhóm: nhóm nhân lưng và nhóm nhân bụng. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm chi
phối những nhóm cơ nhất định ở mặt. Nhóm nhân lưng lại chia thành 3 nhóm
nhân nhỏ:
- Nhóm nhân lưng trong chi phối cho các cơ trán.
- Nhóm nhân lưng bên chi phối cho các cơ dưới cằm.
- Nhóm nhân lưng giữa chi phối cho các cơ môi và mũi.

Nhân dây VII có liên quan mật thiết với hệ lưới, chi phối vận động do
bó gối đảm nhận .
Dây VII xuất phát từ cầu não rồi đi vào ống tai trong, đi trong cống
Fallope tới lỗ trâm chũm và thoát ra ngoài sọ nên chia làm 3 giai đoạn:
- Đoạn trong sọ.
- Đoạn trong xương đá đi qua ống tai trong và cống Fallope.
- Đoạn ngoài đá .
Trên đường đi, dây VII phân các nhánh:
- Nhánh bên:
+ Nhánh trong xương đá:
 Dây đá nông lớn: Tách ở hạch gối chạy vào hạch dưới bướm khẩu cái,
cho các sợi tiết dịch tuyến lệ và các tuyến niêm mạc mũi hầu, miệng.
 Dây đá nông bé: Tách ở hạch gối, chạy vào hạch tai, mang các sợi tiết
dịch cho tuyến mang tai.


5

 Dây thần kinh cơ bàn đạp: Tách ra ở phần đầu đoạn đi rong xương đá
chi phối vận động cơ bàn đạp trong hòm nhĩ.
 Dây thừng nhĩ: Tách ngay trước lúc dây thần thần kinh VII chui qua lỗ
trâm chũm ra ngoài sọ, mang các sợi thực vật của dây VII (Wrisberg)
chi phối vị giác cho 2/3 trước lưỡi và các sợi tiết dịch cho tuyến dưới


hàm và dưới lưỡi.
Nhánh cảm giác nông cho ống tai ngoài và vành tai .
+ Nhánh ngoài xương đá: Sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây VII chạy

ngay vào giữa hai thùy tuyến mang tai và phân thành các nhánh tận để vận

động các cơ bám da ở mặt và cổ.
 Nhánh tai sau: Nối với nhánh tai của đám rối cổ, vận động cho các cơ tai.
 Nhánh tận: Gồm thân thái dương mặt chi phối các cơ trán, cơ mày, cơ
vòng mi làm nhắm mắt; thân cổ mặt chi phối vận động các cơ má, cơ
môi và cơ bám da cổ .
1.2.2. Các cơ bám da mặt.
Ở mặt có hai loại cơ là cơ bám da mặt hay cơ mặt, nó có đặc điểm là:
- Bám vào da, nên khi co cơ làm cho xuất hiện các nếp nhăn da mặt, nếp
nhăn thường thẳng góc với các thớ cơ nên dây bị liệt thì làm cho mặt bị méo.
- Các cơ mặt được sắp xếp xung quanh mắt, mũi, miệng .
1.3. Liệt VII ngoại biên theo Y học hiện đại.
1.3.1. Hình ảnh lâm sàng liệt dây VII ngoại biên.
Biểu hiện lâm sàng của liệt dây VII ngoại biên (thể điển hình) là tình
trạng mất cân đối hai bên trên mặt , , , .
- Lúc nghỉ ngơi: Quan sát vẻ mặt của người bệnh ta thấy :






Lông mày bên liệt hơi hạ thấp xuống.
Khe mắt bên liệt rộng hơn bên lành.
Nếp nhăn mũi má mờ hoặc mất.
Nhân trung lệch về bên lành nên miệng bị méo về bên lành.
Mép bên bệnh xệ xuống.


6


- Khi bệnh nhân làm các động tác: Tình trạng mất cân xứng của mặt
tăng lên rõ hơn:
 Người bệnh nhăn trán: Mờ hoặc mất nếp nhăn trán bên liệt.
 Người bệnh nhắm mắt:
Nếu liệt nhẹ, mắt bên liệt có dấu hiệu Souque (mất đối xứng của lông mi
hai bên khi nhắm mắt thật chặt, lông mi bên thương tổn dài hơn bên lành).
Nếu liệt nặng, mắt bên liệt có dấu hiệu Charles Bell (khi nhắm mắt, mắt
bên liệt nhắm không kín, nhìn thấy nhãn cầu chạy lên trên và ra ngoài để lộ rõ
củng mạc giữa hai khe mi).







Khi nhe răng hoặc cười: miệng méo rõ về bên lành.
Khó hoặc không chúm miệng thổi lửa được.
Khó hoặc không ngậm hơi phồng má được.
Khi thè lưỡi: lưỡi lệch giả tạo về bên lành.
Ăn cơm, uống nước: rơi vãi ra mép bên liệt.
Dấu hiệu cơ bám da cổ: bệnh nhân há miệng, thầy thuốc dùng bàn tay đỡ
cằm cản lại thì thấy các cơ bám da cổ không căng lên như ở bên lành.
- Một số phản xạ chứng tỏ có liệt dây VII ngoại vi:
+ Phản xạ mũi – mi: dùng búa hoặc ngón tay gõ vào gốc mũi, hai mắt

nhắm không đều, mắt bên liệt nhắm chậm hơn.
+ Phản xạ trên ổ mắt của Mac Carthy, gõ vào vùng trên ổ mắt.
+ Phản xạ ốc tai – mi: gây tiếng động bất ngờ sau tai bệnh nhân, ví dụ
vỗ mạnh tay, mắt bên liệt nhắm chậm hơn.

+ Phản xạ thị - mi: đột ngột chiếu ánh sáng vào mắt hay đưa một vật
vào gần mắt thì lập tức bệnh nhân chớp mắt. Khi có thương tổn rộng ở não do
thiếu oxy thì phản xạ này không xuất hiện.
+ Phản xạ giác mạc: thương tổn dây VII thì mất phản xạ giác mạc
nhưng vẫn còn cảm giác của giác mạc.
Biểu hiện lâm sàng của liệt dây VII ngoại biên nói chung đều có các
triệu chứng như trên. Nhưng tùy vào vị trí tổn thương xảy ra ở nơi nào của


7

dây VII mà có thêm các triệu chứng khác nữa. Sau đây là một số vị trí tổn
thương đặc biệt của dây VII.
+ Tổn thương dây VII ở trên chỗ tách dây đá nông lớn và dây thừng
nhĩ: Liệt các cơ mặt, khô mắt, giảm tiết nước bọt, giảm vị giác 2/3 trước lưỡi
và nghe vang đau.
+ Tổn thương trong xương đá:
• Trước dây thần kinh cơ bàn đạp: Liệt các cơ mặt, nghe vang đau, hay
chảy nước mắt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
• Trước dây thừng nhĩ: liệt các cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, chảy
nước mắt, không nghe vang đau.
+ Tổn thương sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm (sau chỗ tách của dây thừng
nhĩ): Liệt cơ mặt theo từng nhánh khác nhau, không rối loạn tiết nước mắt,
nước bọt, không nghe vang đau và không giảm vị giác 2/3 trước lưỡi .
Ngoài ra những người liệt dây VII rất hay bị chảy nước mắt, không
những do thừng nhĩ bị kích thích mà còn do nhắm mắt không kín, giác mạc bị
hở và bị kích thích làm tăng tiết nước mắt.
1.3.2. Các thể lâm sàng trong liệt dây VII.
1.3.2.1.Liệt dây VII do lạnh (thể đơn thuần).
Liệt mặt do lạnh (hay còn gọi là liệt Bell) thường khởi phát đột ngột sau

khi bị lạnh. Thường thấy sau khi gặp mưa, gió lạnh hoặc sáng ngủ dậy tự nhiên
méo miệng, khi cười nửa mặt bên lành co xếch lên, còn bên bệnh vẫn nguyên.
Các triệu chứng đầu tiên có thể khác nhau, nhưng thường thấy mất cân
đối 2 bên mặt, đau sau tai, nề gò má, đọng thức ăn bên liệt. Khi uống nước,
nước trào ra mép bên liệt; mất cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi bên bệnh; không
thổi lửa, huýt sáo được. Chảy nước mắt hoặc khô mắt, khi tắm hay bị nước
chảy vào mắt, nghe vang đau, phát âm các phụ âm khó khăn. Một số bệnh nhân
không tự nhận biết được mình bị liệt mà do người khác phát hiện ra. Thông
thường các nhánh tổn thương không đồng đều, trên lâm sàng thường thấy


8

nhánh cổ mặt tổn thương nặng nề hơn nhánh thái dương mặt và tiến triển cũng
chậm hơn. Liệt dây VII ở trẻ em thường thấy hồi phục tốt hơn , .
1.3.2.2. Liệt dây VII hai bên (Diplegia facialis).
Liệt dây VII hai bên là một thể bệnh hiếm gặp. Bell (1936) là người
đầu tiên mô tả liệt dây VII hai bên. Năm 1867, Pieneson đã viết một cuốn
sách gồm 28 bệnh án liệt dây VII hai bên.
Biểu hiện: mặt trơ, bất động, miệng há, mắt mở, nước mắt và nước bọt
chảy ra.
Liệt VII hai bên thường gặp trong bệnh viêm đa rễ thần kinh (Hội
chứng Guillain – Barre) (89%). Ngoài ra có thể gặp trong uốn ván đầu của
Rose, bệnh hủi, bệnh bạch huyết, bệnh giang mai, viêm màng não mô cầu,
bệnh đái tháo đường tiềm tàng, liệt VII do thai nghén, liệt VII do bệnh Lyme.
Liệt dây VII hai bên có thể gặp trong trường hợp cùng một lúc tổn
thương cấp dây VII cả hai bên, hoặc tiến triển ở một bên trong một thời gian
rồi mới chuyển sang bên kia. Nghiên cứu của Học viện Ki-rốp trong thời gian
15 năm cho thấy: trong 600 bệnh nhân liệt dây VII thì chỉ có 12 bệnh nhân
liệt dây VII hai bên; các trường hợp nói trên đều có chung một nhận định là:

biểu hiện có hội chứng đau, co cứng cơ mặt bên liệt sớm hơn, tiến triển dai
dẳng, kéo dài và hồi phục kém , .
1.3.2.3. Tổn thương dây VII trong Herpes zoster (Đau Hunt).
Đây là hội chứng tổn thương hạch gối của dây VII do virut
Herpeszoster, đặc điểm lâm sàng nổi bật là đau, liệt dây VII có mụn Zona ở
vùng vành tai, ống tai ngoài, đôi khi mọc cả trong họng và 2/3 trước lưỡi.
Trong thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân có sốt, có cảm giác kiến bò ở vùng sẽ
tổn thương và mọc mụn Zona. Đau bỏng nuốt cường độ mạnh làm bệnh nhân
rất khó chịu và đỡ đau khi mọc hết các mụn Zona, đau kéo dài từ 1-14 ngày,
liệt dây VII xuất hiện sau triệu chứng đau 3-4 ngày và đồng thời thấy tổn
thương dây thính giác, chóng mặt, ù tai, giảm thính lực.


9

Đường xâm nhập của virut hiện nay không được rõ, một số tác giả cho
rằng virut xâm nhập qua đường hô hấp trên, amidan, sau đó vào máu hoặc
theo đường bạch huyết tới hạch thần kinh , .
1.3.2.4. Liệt dây VII trong bệnh lý viêm tai- xương chũm.
Theo thống kê, các bệnh của tai gây lên viêm dây VII dao động từ 615%. Tổn thương dây VII có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi phẫu
thuật xương chũm. Nguyên nhân thường là do quá trình nhiễm trùng nhiễm
độc khu vực, rối loạn tuần hoàn do đè ép hoặc chấn thương trực tiếp vào dây
thần kinh, phù nề trong cống Fallope.
Tiến triển của bệnh thường rất xấu, 50% các trường hợp thường không
khỏi hoàn toàn, một số ít chuyển sang co cứng , .
1.3.2.5. Tổn thương dây VII trong chấn thương vỡ nền sọ.
Chấn thương sọ não, vỡ nền sọ thường có tổn thương dây VII. Theo
Kamanova L.I (1943) trong số 250 bệnh nhân bị chấn thương sọ não vỡ nền
sọ thì có 110 bệnh nhân (chiếm 44%) bị tổn thương dây VII.
Tiên lượng phục hồi các dây thần kinh sọ não phụ thuộc vào tính chất

chấn thương và thường phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật .
1.3.2.6. Liệt dây VII co cứng.
Trong quá trình điều trị liệt dây VII, một số trường hợp để lại di chứng
vĩnh viễn là co cứng các cơ mặt. Co cứng cơ thường xuất hiện vào giai đoạn
hồi phục không hoàn toàn các cơ liệt. Nghiên cứu của K.G.Umanskij cho thấy
tỷ lệ bệnh nhân bị co cứng cơ mặt là 13,2%; Nghiên cứu của Phuks cho thấy
tỷ lệ này là 20,8%, của LA.Savannus là 25,2%. Theo Hồ Hữu Lương (2005),
tỷ lệ này là 10% .
Biểu hiện:
- Mặt lệch về bên liệt, tạo cảm giác liệt ở bên lành. Hẹp khe mi, rãnh
mũi má sâu hơn, góc miệng lệch ra ngoài và lên trên. Gò má hơi phẳng, mềm


10

hơn. Đôi khi thấy đầu mũi hơi lệch về bên bệnh. Da phần bên bệnh của cổ bị
co kéo.
- Thỉnh thoảng giật các bó cơ và sợi cơ tự phát ở cơ dưới cằm, góc
miệng, gò má, trán. Tăng kích thích các cơ mặt, có dấu hiệu Chvostek, có
đồng động bệnh lý các cơ mặt: khi nhắm mắt thì môi và góc miệng bên bệnh
nhếch lên, hay khi nhắm mắt lại thì nhíu mày và góc miệng nhếch lên, hoặc
khi nhắm mắt thì cánh mũi bên bệnh nhấc lên.
- Rối loạn cảm giác: đau ở bên liệt, ấn đau vùng dưới lông mày, gò má,
sau tai; giảm cảm giác nông, tăng khả năng kích thích cơ học của cơ bị liệt.
- Rối loạn thần kinh thực vật: tăng hoặc giảm nhiệt độ da, tiết mồ hôi ở
bên liệt. Các trường hợp thương tổn sau thể gối thì tăng tiết nước mắt, trước
thể gối thì giảm tiết nước mắt.
Liệt VII co cứng hay xảy ra trong các trường hợp sau: liệt cơ mặt nặng,
thương tổn dây VII đoạn trong cống Fallope, điều trị bằng các phương pháp
kích thích điện quá mạnh và kéo dài nhiều ngày.

Cơ chế co cứng cơ trong liệt VII: nhiều thuyết cho rằng co cứng cơ mặt
trong liệt dây VII là do:
- Mất thần kinh chi phối (Bernhardt 1902, Erb 1882)
- Co cứng cơ và đồng vận các cơ mặt là do rối loạn hoạt động phối hợp
của các nhóm nhân dây VII do hậu quả của kích thích quá mức các đơn vị vận
động dưới ảnh hưởng bệnh lý ở các sợi trục (Gowerl 1896).
- Thương tổn các cơ đối kháng (Childrduci 1900).
- Phân bố lại trương lực cơ và đổi hướng của các sợi thần kinh vừa
được tái tạo (Lipschitz 1906).
Cơ hay bị co cứng: cơ vòng mi, cơ gò má, cơ nâng môi trên, cơ cười.
Các cơ khác ít bị hơn. Không thấy co cứng cơ vòng miệng và các cơ cánh


11

mũi. Co cứng cơ thường xuất hiện vào giai đoạn hồi phục không hoàn toàn
các cơ liệt.
Tiến triển của liệt VII co cứng: thời gian co cứng cơ thường là 4-6
tháng sau khi bị liệt dây VII. Co cứng cơ kéo dài mấy tháng, sau đó có giảm
chút ít và co cứng cơ có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm sau .
1.3.3. Nguyên nhân gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân , , , .
- Do lạnh: Hay gặp nhất chiếm tới 80%, nguyên phát, thường sau bệnh
nhân bị nhiễm lạnh và hay xảy ra vào ban đêm. Chỉ có liệt mặt đơn thuần,
không có dấu hiệu thần kinh khác.
- Do viêm nhiễm: viêm nhiều rễ và dây thần kinh, viêm dây VII, viêm
tai xương chũm, Zona, hạch gối…
- Do các tổn thương nền sọ: vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến sản
khoa do Forcep.
- Do khối u: u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh VII, u tai xương chũm,

u độc nền sọ, u cánh nhỏ xương bướm.
- Có thể gây tê tại chỗ cũng đóng vai trò là một nguyên nhân gây bệnh.
1.3.4. Nguyên nhân, sinh lý bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh.
1.3.4.1. Nguyên nhân.
Do lạnh làm cho mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây ra thiếu
máu cục bộ, phù và chẹn dây thần kinh ở trong cống Fallope. Các trường hợp
liệt tự phát đó thường phát triển cấp tính vào ban đêm.
1.3.4.2. Sinh lý bệnh.
Y học hiện đại có nhiều giả thuyết khác nhau được đề cập.
- Thuyết mạch máu: dây VII bị tấy đỏ, phù nề, bị ép trong bao sợi và ép
trong cống Fallope ở đoạn lên do lạnh hoặc do các nguyên nhân khác gây co


12

thắt mạch máu dẫn đến thiếu máu cục bộ, phát sinh phù nề và ứ trệ tĩnh mạch.
Hai yếu tố này gây chèn ép dây thần kinh.
- Thuyết nhiễm virus: lạnh là yếu tố thuận lợi cho nhiễm virus phát
triển (ví dụ virus từ ngã ba mồm, mũi, họng). Nguyên nhân do virus được nói
đến nhưng chưa được chứng minh, không có kháng thể kháng Varicella
Zoster, Herrpes simplex, Borrelia spirochete (theo Wilson, Braunwald).
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy liệt dây VII là một viêm hạch hệ
thần kinh trung ương kèm liệt mặt thứ phát. Mô học đã mô tả liệt do viêm và
mất myelin tự miễn hơn là do thiếu máu cục bộ và chèn ép .
1.3.5. Điều trị liệt dây VII ngoại biên theo y học hiện đại.
Tùy theo nguyên nhân, bệnh sinh, mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh
mà điều trị cụ thể có thể phần khác nhau. Nhưng đối với các trường hợp
không rõ nguyên nhân hoặc do lạnh, nói chung là điều trị như sau:
- Tăng dẫn truyền thần kinh: nivalin, methylcoban (có thể dùng điện
phân nivalin)

- Tái tạo bao myelin: nucléo – CMP forte.
- Vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).
- Corticoid, acid acetyl salicylic.
- Giãn mạch ngoại vi: fonzylane, cavinton, trentox.
- Chống gốc tự do: vitamin E, Eckhart Q10.
- Không được dùng Strychnin vì dễ chuyển sang thể co cứng.
- Trường hợp bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả có thể
tiêm cồn hủy dây thần kinh.
- Tra thuốc mắt, vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Chỉ định phẫu thuật liệt dây VII do lạnh trong các trường hợp sau:


13

+ Liệt mặt tiến triển ngày càng nặng, sau điều trị nội khoa và vật lý trị
liệu đến ngày thứ 21, lâm sàng vẫn không thấy dấu hiệu hồi phục, ghi điện
neuron có mức thoái hóa tới 90% kèm mất phản xạ nháy mắt.
+ Đến tháng thứ 2 vẫn liệt mặt nặng và điện cơ mất hoạt động điện , , .
1.4. Liệt VII ngoại biên theo Y học cổ truyền.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên nằm trong chứng trúng phong kinh
lạc của YHCT. Các triệu chứng chính của liệt dây VII ngoại biên được YHCT
mô tả đầy đủ với bệnh danh “Khẫu nhãn oa tà” – miệng và mắt méo lệch: Mặt
mất cân đối rõ rệt, bên liệt không nhăn trán được, lông mày hơi bị sệ xuống,
mắt nhắm không kín, không làm được động tác phồng má mím môi, miệng bị
kéo lệch sang bên lành, ăn uống rơi vãi. Tùy theo nguyên nhân mà có biểu
hiện mạch, chất lưỡi, rêu lưỡi khác nhau .
1.4.1. Nguyên nhân, bệnh sinh.
Có nhiều nguyên nhân gây chứng “khẩu nhãn oa tà” đã được đưa ra
nhưng đa phần đều đề cập tới 3 nguyên nhân chính:
- Trúng phong hàn ở kinh lạc – liệt dây VII ngoại biên do lạnh.

- Trúng phong nhiệt ở kinh lạc – liệt dây VII ngoại biên do nhiễm khuẩn.
- Ứ huyết ở kinh lạc – liệt dây VII ngoại biên do chấn thương .
1.4.1.1. Thể trúng phong hàn ở kinh lạc.
Là nguyên nhân thường gặp nhất, bệnh khởi phát đột ngột. Bệnh do
phong hàn tà xâm nhập vào lạc mạch của các kinh dương ở mặt, làm cho sự
lưu thông kinh khí mất bình thường, khí huyết không được điều hòa, kinh cân
thiếu dinh dưỡng, không co lại được mà gây nên.
Phong tà (gió) và hàn tà (lạnh) là hai trong sáu yếu tố bên ngoài gây
bệnh mà Y học cổ truyền gọi là lục dâm , , , nó gây ra các bệnh ngoại cảm
(bệnh do bên ngoài đưa tới) như đau dây thần kinh ngoại biên do lạnh…


14

Phong (gió) chủ khí về mùa xuân nhưng vào mùa nào cũng gây bệnh, nó
thường phối hợp với các thứ khí khác: hàn, thấp, nhiệt… thành phong hàn,
phong thấp, phong nhiệt….
Đặc tính của phong là dương tà nên hay đi lên và ra ngoài. Do đó,
phong hay gây bệnh ở phẩn trên của cơ thể (đầu, mặt) và ở phần ngoài (cơ
biểu) làm da lông khai tiết ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù….
Đặc tính của hàn là âm tà nên hay làm tổn thương dương khí. Hàn còn
có tính hay ngưng trệ, hay gây đau tại chỗ, do khí huyết ứ trệ, không thông,
gây co rút làm bế tắc lại như lạnh gây co cứng cơ, đau vai gáy… Tà khí
phong hàn xâm phạm vào các kinh dương (đặc biệt là kinh Dương minh và
kinh Thái dương), làm cho kính khí bị trở ngại, không lưu thông được, kinh
cân mất dinh dưỡng, cân nhục mềm nhẽo mà tạo thành bệnh. Mặt khác, khi cơ
thể ở tình trạng vệ khí hư, chính khí yếu do các nguyên nhân bên trong hoặc
bên ngoài, bệnh tà nhân cơ hội xâm nhập vào các kinh mạch, lạc mạch của cơ
thể làm cho sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ứ trệ, dẫn đến sự rối
loạn hoạt động các cơ quan bộ phận trong cơ thể mà tạo nên bệnh .

1.4.1.2. Trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
Do phong nhiệt tà xâm phạm vào kinh mạch, làm kinh cân thiếu dinh
dưỡng mà gây nên. Nhiệt tà (hỏa) hay gây sốt và chứng viêm nhiệt, thiêu đốt
tân dịch .
1.4.1.3. Huyết ứ ở kinh lạc.
Do sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc; từ đó mà gây liệt .

1.4.2. Điều trị liệt VII ngoại biên theo y học cổ truyền.
1.4.2.1. Thể trúng phong hàn ở kinh lạc.


15

Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trị chứng khẩu nhãn oa
tà do phong hàn:
- Các phương pháp không dùng thuốc: cứu, châm, điện châm, ôn châm,
thủy châm, xoa bóp bấm huyệt.
- Các phương pháp dùng thuốc: bôi, uống, xông, xoa, đắp… bằng các chế
phẩm dược liệu.
Tuy nhiên các phương pháp này đều dựa trên pháp trị chung là: Khu
phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc , , , .
Điều trị cụ thể:
- Bài thuốc:

Khương hoạt 12
Phục linh
Độc hoạt
12
Hoàng cầm
Tần giao

08
Ngưu tất
Bạch chỉ
12
Đương quy
Xuyên khung 08
Thục địa
Sắc uống ngày 01 thang.

12
08
12
12
12

Bạch thược
Đẳng sâm
Bạch truật
Cam thảo

12
12
12
06

- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu:
Thủ thuật: châm tả.
Các huyệt tại chỗ: Toản trúc, Tình minh, Đồng tử liêu, Dương bạch,
Thừa khấp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương, Ế

phong, Ty trúc không.
Huyệt toàn thân: Hợp cốc bên đối diện.
Có thể cứu, hào châm, ôn châm, điện châm, ôn điện châm….
1.4.2.2. Thể trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
- Pháp điều trị: khu phong thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết (khi còn
sốt). Khu phong bổ huyết hoạt lạc (khi hết sốt).
Điều trị cụ thể:
- Bài thuốc:


16

Kim ngân hoa
16g
Bồ công anh
16g
Thổ phục linh
12g
Ngưu tất
12g
Sắc uống ngày 01 thang.

Ké đầu ngựa
Xuyên khung
Đan sâm
Trần bì

12g
12g
12g

08

- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu:
Châm tả các huyệt tại chỗ như trên.
Toàn thân châm huyệt Hợp cốc bên đối diện, Khúc trì, Nội Đình cùng
bên .
1.4.2.3. Thể ứ huyết ở kinh lạc.
- Pháp điều trị: hoạt huyết, hành khí tiêu ứ.
Điều trị cụ thể:
- Bài thuốc:

Xuyên khung
12g
Bạch thược
12
Hồng hoa
08
Ngưu tất
12g
Uất kim
08g
Chỉ xác
06g
Sắc uống ngày 01 thang.

Đương quy
Đào nhân
Đan sâm
Tô mộc

Trần bì
Hương phụ

12g
10g
12g
08g
06g
06g

- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu:
Châm tả các huyệt tại chỗ như trên.
Toàn thân: Hợp cốc bên đối diện, châm bổ huyệt Huyết hải, Túc tam lý
hai bên .
Đa số các trường hợp liệt VII ngoại biên do lạnh hoặc do ứ huyết điều
trị bằng phương pháp châm cứu đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt VII
ngoại biên do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn.
Đối với các trường hợp hồi phục chậm (trên 2 tháng), phối hợp nhiều
phương pháp chữa (châm cứu, tiêm thuốc vào huyệt, điện châm, lý liệu pháp


17

tử ngoại, điện phân, mai hoa châm, xoa bóp…) thường kết quả thu được tốt
hơn .
1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị liệt dây VII ở trên thế
giới và trong nước.
Liệt VII ngoại biên đã được biết đến rất sớm từ thời Hypocrat ở thế kỷ
thứ V trước Công nguyên . Trải qua nhiều thế kỷ, đã có rất nhiều nghiên cứu

về bệnh này như của Clodius, Charles Bell, Vera, Ramsay Hunt… và cũng đã
có rất nhiều đề xuất phương pháp điều trị bệnh liệt dây VII ngoại biên như
phương pháp chuyển mạch máu, thần kinh của Takushima , phẫu thuật dây
thần kinh mặt của Gosain , phẫu thuật nối thông dây thần kinh mặt - sống –
dưới lưỡi của Cuortmans , vai trò của Acyclovir trong điều trị liệt dây VII
ngoại biên của Sipe , vai trò của Corticosteroid trong điều trị liệt dây VII của
Salinas .
Ở Trung Quốc, Zang J. nghiên cứu 80 trường hợp liệt dây VII ngoại
biên đã được điều trị bằng châm (với hình thức châm nông, vê kim) nhận thấy
có 98,75% số bệnh nhân có hiệu quả, trong đó tỷ lệ khỏi là 88,75% .
Nghiên cứu của viện Y học cổ truyền Việt Nam trong khoảng thời gian
1963-1965 trên 48 bệnh nhân liệt VII cho thấy điều trị bằng châm cứu có 69%
số bệnh nhân có tiến triển tốt .
Nghiên cứu của Vũ Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu (1978): đa số các
trường hợp tiến triển tốt khi điều trị bằng điện châm kết hợp thủy châm .
Đinh Văn Đính điều trị bằng kích thích xung điện thông qua điện cực
cho thấy tỷ lệ các bệnh nhân khỏi là 32%; đỡ 44%; không đỡ là 24%. Số ngày
điều trị trung bình là 25,5 .
Nghiên cứu của Trần Quốc Hiếu và Tarasenco tại Viện Y học cổ truyền
Việt Nam (2001) trên 34 bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên do lạnh cho thấy
điều trị bằng ôn điện châm kết hợp xoa bóp có 73,53% số bệnh nhân tiến triển
tốt .


18

Nguyễn Kim Ngân (2002) ứng dụng mãng điện châm điều trị liệt dây
VII ngoại biên cho thấy tỷ lệ các bệnh nhân khỏi là 69,7%, đỡ là 30,3%,
không có trường hợp nào không đỡ .
Phạm Thị Hương Nga (2003) ứng dụng điện châm huyệt Nhĩ môn

xuyên Thính cung phối hợp huyệt Phong trì điều trị liệt dây VII ngoại biên do
lạnh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khỏi là 71,9%, đỡ là 28,1%, không có trường
hợp nào không đỡ .
Lê Văn Thành (2007) sử dụng xoa bóp bấm huyệt kết hợp điện châm
trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khỏi là
93,75%, đỡ là 6,25%, không có trường hợp nào không đỡ .
1.6. Phương pháp điện châm.
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm. Kích thích của dòng
xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động các
cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm
xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Điện châm là một phát triển của châm cứu thay thế cho thủ pháp vê tay
kích thích huyệt để điều hòa nhanh hơn quá trình mất thăng bằng âm dương
của cơ thể. Sau khi châm đắc khí, nối dây của điện cực với các kim châm trên
huyệt. Máy điện châm giúp cho thầy thuốc bổ tả thích hợp với từng kinh trên
huyệt, từng loại chứng bệnh, từng thể trạng của bệnh nhân.
Cường độ kích thích phải tăng dần từ thấp đến cao. Cường độ kích
thích từ 10 – 100µA, tần số kích thích từ 2 – 60Hz.
- Châm bổ: tần số 2 – 10Hz, cường độ từ 40 - 80µA.
- Châm tả: tần số 10 - 40Hz trở lên, cường độ từ 81 - 100µA.
- Thời gian kích thích từ 20 – 30 phút cho mỗi lần điện châm. Trong
quá trình châm, tăng cường độ, tần số từ từ để tìm ngưỡng chịu đựng của
người bệnh cho phù hợp mục đích bổ hay tả của thầy thuốc , .


×