Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu tác dụng của cấy chỉ trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não giai đoạn 3 đến 12 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 54 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn
chức năng thần kinh-tâm trí khu trú hoặc lan tỏa. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau, tuy nhiên thuật ngữ viêm não thường được hiểu là tình trạng viêm não
gây nên do vi rút [1], [2], [3]... Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa
tính mạng bệnh nhân. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ em.
Thống kê của các nhà nghiên cứu trong nước và Quốc tế về bệnh viêm não
như: Ở Pháp năm 2000 – 2002 trung bình mỗi năm có 1200 bệnh nhân mắc bệnh
viêm não [4]; Theo số liệu thống kê từ 12.436 báo cáo trên thế giới năm 2008 của
Tạp chí Virus học tỷ lệ mắc viêm não cấp tính ở các nước công nghiệp hóa và các
nước nhiệt đới là 10,5/100.000 đối với trẻ em và 2,2/100.000 ở người lớn, tỷ lệ
chung ở mọi lứa tuổi là 6,34/100.000 [5]; Ở Việt Nam theo số liệu của viện Vệ
sinh dịch tễ học Hà Nội, số người mắc viêm não năm 2001 là 2.200 ca [6]; Bệnh
viện Nhi trung ương từ 01/2011 – 30/06/2012 có tới 849 trẻ mắc viêm não [7].
Nước ta từ năm 1996 đã sản xuất được vắc xin viêm não Nhật Bản, nên bệnh
đang dần được khống chế, còn các viêm não khác cho đến nay vẫn chưa có
vắc xin phòng bệnh, nên tỷ lệ mắc lại tăng lên.
Tỷ lệ tử vong và di chứng của viêm não tùy thuộc từng nguyên nhân, nếu
qua khỏi được giai đoạn này, bệnh thường để lại trên các bệnh nhi sống sót
nhiều di chứng thần kinh và tâm trí. Trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhi sau viêm não hết sức cần thiết
để trẻ có thể tiếp tục phát triển và tái hòa nhập xã hội, tuy nhiên phục hồi
chức năng cho các bệnh nhi mang di chứng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn,
YHHĐ mới chỉ dừng lại ở mức giải quyết triệu chứng. Trong công tác này,
việc phối hợp điều trị của YHCT tỏ ra có vai trò tích cực, mang lại những kết
quả khả quan.
Các phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhi sau viêm não được
áp dụng đối với YHHĐ phục hồi chức năng vận động bằng Vật lý trị liệu,



2
điều trị triệu chứng. YHCT phục hồi chức năng vận động thường dùng châm
cứu như, hào châm, trường châm, điện châm, thủy châm, xoa bóp cổ truyền
và đã khẳng định được tác dụng điều trị đối với di chứng của bệnh.
Cấy chỉ vào huyệt là một phương pháp tân châm, thành quả của sự kết hợp
giữa YHHĐ và YHCT. Phương pháp này xuất xứ từ Trung Quốc, đã được
nghiên cứu. Cấy chỉ catgut vào huyệt tỏ ra có nhiều ưu điểm so với các
phương pháp châm cứu thường dùng như: kích thích vào huyệt thời gian dài
và liên tục. Tại Việt Nam từ thập niên 70 của thế kỷ trước đã sử dụng cấy chỉ
trong điều trị các bệnh mãn tính như: hen phế quản; viêm loét dạ dày tá tràng;
đau đầu… ở Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, Viện Quân y 108, Viên
Quân y 103 [8]…Ngày nay cấy chỉ đã có nhiều cải tiến so với trước, nên
được áp dụng trên nhiều diện bệnh hơn như liệt dây thần kinh VII ngoại biên
do lạnh, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, đau lưng do thoái hóa cột sống …
Điều trị di chứng viêm não sau giai đoạn cấp cần phải được điều trị nhiều
đợt và lâu dài, không phải lần nào cũng nằm nội trú có thể điều trị ngoại trú
nên nếu được dùng cấy chỉ tỏ ra thích hợp. Cấy chỉ không chỉ góp phần làm
giảm quá tải bệnh viện. Mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức của cả thầy
thuốc và người bệnh, gia đình người bệnh, tiết kiệm chi phí cho người bệnh do
không phải nhập viện. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá
tác dụng của cấy chỉ trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi di chứng
sau viêm não. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm đề tài “Nghiên cứu tác dụng
của cấy chỉ trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não
giai đoạn 3 đến 12 tháng” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp
cấy chỉ catgut vào huyệt ở bệnh nhi sau viêm não giai đoạn 3 đến 12 tháng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ
catgut ở bệnh nhi trên lâm sàng và cận lâm sàng.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc bệnh viêm não trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có gần
50.000 người mắc VNNB, bệnh chủ yếu ở trẻ em. Bệnh thường để lại nhiều di
chứng thần kinh và tâm trí, tùy từng tác giả tỷ lệ di chứng có thể tới 94,1% 96% [9], [10], [11], [12]. Những năm gần đây nhờ tiêm phòng văc xin, bệnh
VNNB đã được khống chế ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc….
Tại Mỹ mổi năm có khoảng 5 - 10 triệu người bị bệnh do Enterovirus,
chủ yếu gặp ở trẻ em, trong đó có 500 - 1000 trẻ bị viêm não [13]. Năm 1998
tại Đài Loan có 130.000 ca mắc, trong đó trên 400 ca có biểu hiện bệnh lý hệ
thần kinh. Vào tháng 9 - 10 năm 2000 ở Singapore xảy ra vụ dịch với trên
5100 ca mắc EV71 và có tới 75% số mắc là trẻ dưới 4 tuổi, 30% số ca mắc có
triệu chứng viêm não - màng não [14], [15], [16].
Trên thế giới có tới 90% người đã từng bị nhiễm virus Herpes và gần
như tất cả mọi người đều đã nhiễm virus Herpes sau 40 tuổi [17]. Ở Mỹ hàng
năm có khoảng 1/250 000 dân số, Thụy Điển là 2,5/1000.000 [18]. Viêm não
do HSV thường gặp ở người dưới 20 tuổi và trên 50 tuổi [19].
Tại Heraklion – Hy Lạp (2000 – 2004), tỷ lệ viêm não cấp tính là
13,8/100.000, trong đó nguyên nhân do virus là 44%, 17% do vi khuẩn, còn
lại là không rõ nguyên nhân [20].
Ở Pháp (2000 – 2002), tỷ lệ viêm não cấp tính là 1,9/100.000. Tỷ lệ tử
vong là 6% sau 6 tháng, tỷ lệ di chứng là 71% [21].
Năm 2008 Trường Y học nhiệt đới, Vương quốc Anh kết hợp với Trung
tâm kiểm soát dịch bệnh USA, Atlanta, Georgia, đã tổng hợp hơn 12.000 bài
viết về viêm não, đưa ra kết luận về tỷ lệ mắc viêm não cấp tính ở các nước



4
công nghiệp phương Tây và các nước nhiệt đới. Theo đó, tỷ lệ ở trẻ em là
10,5/100.000 trường hợp và 2,2/100.000 cho người lớn. Tỷ lệ chung ở mọi
lứa tuổi là 6,3/100.000 [22].
1.1.2. Ở Việt Nam:
Trước đây, viêm não Nhật Bản (VNNB) gặp chủ yếu và được nhiều tác
giả nghiên cứu. Hàng năm có nhiều vụ dịch xảy ra vào mùa hè từ tháng 5 đến
tháng 7, gây ra từ 2000 – 2500 trường hợp trên cả nước [23]. Việc đưa văc xin
VNNB vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ năm 1997 đã
giảm dần tỷ lệ VNNB xuống còn 30 – 45% tổng trường hợp viêm não do
virus, nhưng bên cạnh đó lại phát hiện thêm một số virus viêm não khác như
Herpes Simplex virus (HSV), Entero virus (EV).
Viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội (2001) công bố số người mắc viêm
não là 2.200 ca, trong đó có 60 ca tử vong chiếm 2,7% [24].
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương (2003 – 2004) có 374
trẻ viêm não phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 8,8% [25].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2012 đã
có 849 trẻ viêm não phải nhập viện, tỷ lệ xác định được căn nguyên là 29,9%.
Các căn nguyên hay gặp là VNNB, HSV, EV, Quai bị, Thủy đậu….Trong số
134 bệnh nhi xác định được nguyên nhân, VNNB gặp nhiều nhất (52,4%),
tiếp theo là HSV1 (27,62%), EV (14,93%) [26].
1.2. Tổng quan về bệnh viêm não theo YHHĐ
1.2.1. Khái niệm viêm não:
Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn
chức năng thần kinh-tâm trí khu trú hoặc lan tỏa. Viêm não hiểu theo nghĩa
đen thì đó là “tình trạng viêm của não”, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy
nhiên thuật ngữ viêm não thường được hiểu là tình trạng viêm não gây nên do
vi rút. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Viêm não biểu hiện dưới hai thể khác nhau, thể tiên phát và thứ phát.



5
Viêm não tiên phát thường nặng nề hơn, trong khi viêm não thứ phát thường
gặp hơn, nhẹ hơn [1], [27], [28], [29], [30].
1.2.2. Nguyên nhân viêm não:
Viêm não tiên phát do hai nhóm nguyên nhân chính sau:
- Viêm não nhiễm trùng chiếm đa số: do vi rút, vi khuẩn, xoắn khuẩn, ký
sinh trùng, đơn bào… trong đó vi rút là nguyên nhân hàng đầu [31], [32], [33].
- Viêm não vô khuẩn: do tác dụng không mong muốn của thuốc (một số
vắc xin, …), bệnh hệ thống.
Các vi rút, thường gặp gây viêm não tiên phát, ở nước ta hiện nay là:
Các vi rút Arbo: gây bệnh cảnh Hội chứng viêm não cấp tính, trong đó
có viêm não Nhật Bản.
Các vi rút đường ruột: Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng,
viêm ruột dạ dày, tiêu chảy cấp ở trẻ em, nhiều khi có biến chứng viêm não.
Vi rút Herpes simplex (HVS):
Các Alpha herpes: HSV-1 ngoài gây bệnh ở miệng còn gây viêm não tản
phát. Phụ nữ mang thai nhiễm HVS-2 sinh dục có thể truyền vi rút cho con
lúc sinh, gây viêm não sơ sinh rất nặng, tử vong cao.
Các Beta herpes: phụ nữ mang thai nhiễm Cytomegalovirus (CMV) con
sinh ra có thể bị bại não.
Các gama herpes: vi rút Eptien barr (EBV) gây tăng bạch cầu đơn nhân
nhiễm trùng, viêm họng giả mạc, hoặc viêm não.
1.2.3. Dịch tễ học:
Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, ở nhiều địa phương khác nhau, số
người mắc bệnh có xu hướng tăng vào thời gian nắng nóng từ tháng 3 đến
tháng 8 hàng năm.
- Viêm não Nhật Bản (Arbovirus):
+ Lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành.

+ Xuất hiện rải rác quanh năm, thường xảy ra thành dịch vào các tháng


6
5, 6, 7 trong năm. Lây truyền qua trung gian muỗi đốt.
+ Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ từ 2 đến 8 tuổi.
- Virus đường ruột (Enterovirus):
+ Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào các tháng 3, 4, 5, 6.
+ Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
+ Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.
- Virus Herpes simplex:
+ Thường là Herpes simplex typ 1 (HSV1).
+ Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, lây truyền qua đường hô hấp.
+ Thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi.
- Virus khác: Virus Dại, Sởi, Quai bị, Dengue….[1], [34], [35], [36].
1.2.4. Phân loại viêm não:
- Viêm não nguyên phát: phần lớn là do virus, ngoài ra còn có các
nguyên nhân khác như: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…
- Viêm não thứ phát: bệnh não cận nhiễm khuẩn hoặc sau nhiễm khuẩn [1].
1.2.5. Triệu chứng viêm não:
1.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng:
Diễn biến thường qua bốn giai đoạn sau:
- Ủ bệnh: từ 5 đến 15 ngày
- Tiền triệu : kéo dài từ 1 đến 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ, và dài nhất 14 ngày
- Giai đoạn viêm não cấp tính: kéo dài 10 đến 14 ngày.
- Giai đoạn sau: kể từ khi trẻ qua khỏi giai đoạn cấp, thoát hôn mê
* Giai đoạn viêm não cấp tính có các biểu hiện:
Khởi phát: thường đột ngột, bệnh nhi sốt, nhức đầu, lợm giọng và nôn
Toàn phát: với các triệu chứng chủ yếu là:
+ Những dấu hiệu màng não, nhất là cứng gáy hoặc dấu hiệu Kernig.

+ Những rối loạn vận động như co giật liên tiếp và liệt vận động
+ Những rối loạn ý thức, đặc biệt từ ngủ gà đến hôn mê.
+ Những rối loạn thực vật, thường gặp là sốt cao trên 38 0C trường hợp
nặng có thể kèm theo rối loạn hô hấp.
1.2.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng:


7
- Dịch não tủy: có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, cần làm sớm khi
nghi ngờ, thường thấy như sau:
Dịch trong, áp lực bình thường hoặc tăng, tế bào bình thường hoặc tăng,
chủ yếu là bạch cầu đơn nhân. Protein bình thường hoặc tăng nhẹ dưới 1g/l,
Glucose bình thường.
- Máu: số lượng bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường, điện giải đồ và
đường huyết thường trong giới hạn bình thường.
- Các xét nghiệm xác định nguyên nhân:
+ Phản ứng ELISA dịch não tủy hoặc huyết thanh tìm kháng thể IgM.
+ Phản ứng khuyếch đại chuỗi gen PCR trong dịch não tủy.
+ Phân lập Virus từ dịch não tủy, máu, bọng nước ở da, dịch mũi họng.
- Các xét nghiệm khác :
+ Ðiện não đồ.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ não (MRI)
[1], [29], [30], [31], [34], [35], [37].
1.2.6. Di chứng viêm não sau giai đoạn cấp:
Viêm não là một bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương nguy hiểm. Trẻ
qua giai đoạn cấp còn để lại nhiều di chứng vận động và tâm thần [1], [34],
[35]. Các di chứng thường gặp là:
- Nhóm di chứng về thần kinh:
+ Liệt vận động: liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt hai chân, liệt một chi.
+ Rối loạn trương lực cơ: tăng hoặc giảm trương lực cơ.

+ Rối loạn phản xạ gân xương: tăng hoặc giảm phản xạ gân xương.
+ Rối loạn cảm giác.
+ Động kinh cục bộ hoặc toàn bộ.
+ Hội chứng ngoại tháp: múa giật, múa vờn, run…
+ Rối loạn ngôn ngữ.
+ Rối loạn thần kinh thực vật và dinh dưỡng.
- Nhóm vận động dị thường, xung động dị thường, ý chí dị thường:
+ Nhóm tăng động: động tác tự động, uốn éo, lắc lư, lang thang…
+ Nhóm giảm động: bất động, giảm động, giảm ý chí và mất ý chí.
- Nhóm rối loạn cảm xúc: khóc cười vô cớ, lo lắng, hung dữ, buồn rầu…
- Nhóm rối loạn trí tuệ: rối loạn ý thức, giảm chức năng trí tuệ, giảm
hoặc mất trí nhớ.
- Biến đổi nhân cách: rối loạn tác phong kiểu nhi tính hóa.


8
Chính những di chứng này làm cho trẻ chậm phát triển, không hòa nhập
cộng đồng
1.2.7. Chẩn đoán viêm não:
1.2.7.1.Chẩn đoán xác định:
- Yếu tố dịch tễ học: căn cứ vào tuổi, mùa, nơi cư trú, số người mắc
trong cùng thời gian.
- Các triệu chứng và diễn biến lâm sàng.
- Cận lâm sàng.
1.2.7.2.Chẩn đoán phân biệt:
Co giật do sốt cao, viêm màng não mủ, viêm màng não do lao, chảy máu
não - màng não, động kinh, ngộ độc cấp, rối loạn chuyển hóa, điện giải….[1],
[29], [30], [31], [34], [35], [37].
1.2.8. Điều trị viêm não giai đoạn cấp:
1.2.8.1. Hạ thân nhiệt:

Cho trẻ uống đủ nước, nới rộng quần áo, tã lót và chườm mát. Nếu sốt
cao trên 38,50C hạ nhiệt bằng Paracetamol.
1.2.8.2. Chống co giật:
Diazepam: sử dụng đường tiêm bắp, đường tĩnh mạch, đường trực tràng.
Nếu vẫn tiếp tục co giật thì cho Phenobarbital (Gardenal).
1.2.8.3. Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp:
Luôn bảo đảm thông đường hô hấp: đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai,
đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên, hút đờm rãi. Nếu suy hô hấp: thở ôxy,
đặt nội khí quản, bóp bóng hoặc thở máy.
1.2.8.4. Chống phù não:
Chỉ định: khi có các dấu hiệu của phù não
1.2.8.5. Ðiều chỉnh rối loạn điện giải, đường huyết:
1.2.8.6. Chống sốc: nếu có tình trạng sốc, có thể sử dụng Dopamine truyền
tĩnh mạch
1.2.8.7. Thuốc kháng virus:
Khi chẩn đoán viêm não do Herpes simplex thì có thể dùng Acyclovir,


9
thời gian điều trị ít nhất 14 ngày.
1.2.8.8. Thuốc kháng sinh:
Trường hợp chưa loại trừ được viêm màng não mủ hoặc khi có bội
nhiễm [30], [31], [34], [35], [37].
1.2.9. Điều trị di chứng viêm não sau giai đoạn cấp
1.2.9.1.Nguyên tắc điều trị:
Hiện tại, theo Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, trừ viêm não do Herpes simplex là có thuốc điều trị ở giai đoạn cấp
(Acyclovir). Vì vậy nguyên tắc điều trị di chứng vẫn là:
- Phục hồi chức năng: là biện pháp quan trọng nhất.
- Điều trị triệu chứng: tuỳ theo trên lâm sàng có triệu chứng gì thì dùng

thuốc đó.
- Điều trị hỗ trợ: bao gồm các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng.
1.2.9.2.Các phương pháp điều trị:
Dùng thuốc: Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng
- Chống rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường: thuốc doãi cơ
và thuốc chống Parkinson.
- Chống co giật, động kinh và các trạng thái kích động: thuốc an thần,
thuốc chống động kinh.
- Chống bội nhiểm: bằng kháng sinh thích hợp.
Phục hồi chức năng:
Sau giai đoạn viêm não cấp tính, đa số bệnh nhi có các biểu hiện rối loạn
thần kinh- tâm trí các biểu hiện này rất đa dạng đặc biệt là rối loạn vận động
thường xuất hiện sớm như liệt vận động, co cứng, co vặn lệch trục cơ thể hoặc
các chi, múa vờn, múa giật, thất vận ngôn …..cản trở rất nhiều sinh hoạt hàng
ngày của trẻ. Để điều trị các rối loạn này, phục hồi chức năng là quan trọng
nhất với các biện pháp thường được sử dụng là:


10
- Phục hồi chức năng vận động: bằng xoa bóp trị liệu, vận động trị liệu,
hoạt động trị liệu.
Cách tập từ từ tăng dần, từ vận động thụ động - vận động chủ động có
trợ gúp- vận động chủ động – vận động đề kháng – kéo giãn.
Tập vận động theo các mốc phát triển vận động thô của trẻ: kiểm soát
đầu cổ - lẫy – ngồi- quỳ- bò- đứng- đi – chạy.
- Phục hồi chức năng nói, viết…… [38], [39], [40].
Chăm sóc và dinh dưỡng: là biện pháp hỗ trợ nhưng rất cần thiết, giúp
cho điều trị phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao hơn.
- Nâng cao thể trạng : chế độ ăn giầu chất dinh dưỡng và năng lượng, đủ
muối khoáng và vitamin.

- Chống bội nhiểm: vỗ rung lồng ngực, chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh
dục ngoài.
- Chống táo bón: cho uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ…
- Chống loét: đối với trường hợp nằm một chổ [38], [39], [40].


11
1.3. Tổng quan về bệnh viêm não theo YHCT
1.3.1. Đại cương
Trong bệnh học của Y học cổ truyền, viêm não được xếp vào ôn bệnh là
các bệnh cảm phải ôn tà. Ôn bệnh nằm trong phạm trù của bệnh có tính
chất nhiệt như: nóng, khát, miệng khô, mồ hôi ra nhiều, họng đau, tâm
phiền, đại tiện táo, xuất huyết, điên cuồng, mê sảng, co giật, mạch sác…
[32], [33], [41].
Ôn bệnh có thể gây ra ôn dịch là bệnh hàng loạt người bị, Chu Dương
Tuấn nói: “Một người bị gọi là ôn, một địa phương nhiều người bị bệnh giống
nhau gọi là dịch”.
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do nhiệt tà xâm nhập từ biểu vào lý, nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm
sinh đàm nên xuất hiện các chứng sốt cao, co giật, mê sảng. Đàm làm tắc các
khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (trụy tim mạch, co mạch ngoại biên).
Bệnh chuyển biến qua các giai đoạn: vệ (khởi phát), khí (toàn phát chưa
có biến chứng), dinh, huyết (toàn phát có biến chứng mất nước, điện giải,
nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch), thương âm thấp trở ở kinh lạc (hồi
phục và di chứng thần kinh, tâm thần).
Nếu nhiệt vào đến phần huyết, rối loạn tuần hành khí huyết, ảnh hưởng
đến dinh dưỡng của cân cơ và các khiếu sẽ để lại di chứng liệt tứ chi, câm,
điếc, thần trí bất minh [32], [33], [41].
1.3.3. Các thể lâm sàng:
1.3.3.1. Giai đoạn cấp: Tương ứng thời kỳ ôn bệnh truyền theo vệ khí dinh

huyết.
Ôn bệnh vào phần vệ:
- Triệu chứng:
+ Sốt, sợ gió, đau đầu, hơi khát, ho.
+ Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng.
+ Mạch phù sác.


12
- Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải biểu.
Ôn bệnh vào phần khí:
- Triệu chứng:
+
Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, choáng váng, gáy cứng, buồn nôn,
nôn.

+ Mặt đỏ, tâm phiền, đại tiện bí kết.
+ Mặt bẩn, răng khô, miệng khát, thích uống nước mát.
+ Mạch hồng đại.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa.
Ôn bệnh vào phần dinh:
- Triệu chứng:
+ Sốt cao gây co giật, mê sảng, hôn mê.
+ Mặt đỏ, khát, thích uống nước lạnh, uống vào vẫn không hết khát.
+ Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí.
+ Rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh thiệt tả hỏa, khai khiếu tỉnh thần, bình can tức

phong, lưu thông kinh mạch.
Ôn bệnh vào phần huyết:

- Triệu chứng:
+ Sốt cao gây co giật, hôn mê.
+ Chân tay co cứng.
+ Xuất huyết: chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, ban chẩn xuất
huyết dưới da.
+ Đại tiểu tiện không tự chủ.
+ Chất lưỡi đỏ tím, mạch tế sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, dưỡng âm, lương huyết chỉ huyết.
1.3.3.2. Giai đoạn di chứng: Tương ứng với thời kỳ thương âm và di chứng.
- Nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi
dưỡng được cân cơ, kinh lạc bế tắc, các khiếu không thông gây liệt tứ chi, suy
giảm trí tuệ…
- Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp. Có thể chia thành 3 thể:
+ Thể âm hư:
Đêm nóng sáng mát, trẻ da thịt gầy róc, miệng họng khô, hết sốt mà
khong có mồ hôi, lòng bàn tay bàn chân nóng và đỏ, đại tiện táo, tiểu vàng,
lưỡi đỏ, mạch tế sác. Pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt.


13
+
Thể âm huyết hư sinh phong:
Ngoài triệu chứng như thể âm hư còn thêm trẻ quấy khóc, la hét, vật vã,
phiền nhiệt, mất ngủ, chân tay co cứng, co vặn, run giật hoặc co giật. Pháp
điều trị: tư âm dưỡng huyết, chỉ kinh phong.
+ Thể khí huyết hư:
Đàm nhiệt trở trệ mạch lạc, bế tắc tâm khiếu sinh đần độn, không nói,
chân tay co cứng hoặc liệt, không ngồi, không đứng, không đi được, sắc mặt
trắng nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế sáp. Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết [32],
[33], [41] [42].

1.3.4. Điều trị di chứng ôn bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc
Một số nghiên cứu về phục hồi chức năng cho bệnh nhi sau viêm não
bằng phương pháp không dùng thuốc. Sử dụng xoa bóp bấm huyệt và
châm cứu là phương pháp đã được đề cập tới nhiều và được chứng minh
có hiệu quả.
1.3.4.1. Thế giới:
Hà Triệu Kỳ tổng kết kinh nghiệm của các thầy thuốc Trung Quốc từ
thập niên 60 đến năm 1994 có một số nghiệm phương và phương pháp châm
có hiệu quả dùng điều trị di chứng bệnh.
Về thuốc thường dùng bài Tĩnh não khang, Trị mạn kinh thang với các vị
khai khiếu tỉnh thần như xương bồ, uất kim, bổ khí dưỡng huyết thông kinh
lạc như hoàng kỳ, đương quy, hồng hoa, quế chi, chỉ kinh phong như địa long,
toàn yết .. để chữa trẻ em di chứng viêm não đần độn, không nói, người yếu,
liệt ½ người hoặc tứ chi, thỉnh thoảng lên cơn co giật hoặc co cứng.
Về sử dụng 14 huyệt điều trị rối loạn vận động gồm các huyệt sau:
- Thần chí không tỉnh, co rút, chân rẫy rụa: Đại chùy (GV14), Á môn
(GV15), Nhân trung(GV26), Hợp cốc (LI4), Túc tam lý (ST36).
- Tay co quắp: Kiên ngung (LI15), Khúc trì (LI11), Thiếu hải (HT3),
Hợp cốc (LI4), Thượng quan (GB3).


14
- Chân co quắp: Hoàn khiêu (GB30), Dương lăng tuyền (GB34), Âm
lăng tuyền (SP9), Tam âm giao (SP6).
- Mất tiếng : Đại chùy (GV14), Á môn (GV15).
- Nuốt khó: Liêm tuyền (CV23), Giáp xa (ST6).
- Liệt mềm: Ế phong (TE17), Địa thương (ST4), Giáp xa (ST6), Hợp cốc (LI4).
- Co cứng: Đại chùy (GV14), Túc tam lý (ST36), Dương lăng tuyền
(GB34), Giản sử (PC5), Hợp cốc (LI4).
1.3.4.2. Việt Nam:

- Từ năm 1961 - 8/1965, Khoa Nhi - Viện Đông y thừa kế kinh nghiệm
của Lương y Nguyễn Trọng Cầu điều trị trẻ bị di chứng viêm não sử dụng hào
châm các huyệt sau:
Chân liệt mềm hoặc co cứng: Thận du, Trung liêu, Hoàn khiêu, Phong
thị, Phục thỏ, Âm thị, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Tuyệt cốt,
Khâu khư, Hành gian, Nội đình.
Tay liệt mềm hoặc co cứng: Kiên tỉnh, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì,
Kiên liêu, Dương khê, Hợp cốc.
Gáy lưng mềm: Phong trì, Thân trụ, Đại trữ, Kiên tỉnh, Thận du, Ủy
trung, Tuyệt cốt.
Liệt mặt: Ế phong, Địa thương, Giáp xa.
Câm, ngọng: Á môn, Liêm tuyền, Thống lý.
Điếc: Thính hội, Thính cung, Nhĩ môn, Ế phong, Ngoại quan, Trung trữ,
Khế mạch, Thận du.
Giảm thị lực: Phong trì, Toản trúc, Tình minh, Đồng tử liêu, Ty trúc
không, Can du, Cách du, Thái xung.
Nuốt khó: Phong phủ, Phong trì, Thiên đột, Phong long, Thiếu hải, Hợp cốc.
Còn sốt: Đại chùy, Khúc trì, Đại lăng, Hợp cốc, Phong trì [44], [45],


15
[46], [47].
- Năm 2001 Nguyễn Thị Tú Anh nghiên cứu, áp dụng phương pháp điện
châm để phục hồi chức năng vận động cho trẻ VNNB sau giai đoạn cấp cho
với phác đồ huyệt là 43 huyệt nằm trên kinh dương ở tay và chân tại Viện
châm cứu Trung ương. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh là 39%, trẻ còn di chứng nhẹ
là 45%, di chứng vừa 14% và không còn trẻ nào di chứng nặng. Bệnh nhi
được điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh và bệnh nhi ở nhóm
tuổi nhỏ phục hồi tốt hơn ở nhóm tuổi lớn. Tỷ lệ thành công đạt tới 90% nếu
điều trị sớm [48].

- Năm 2003 Đặng Minh Hằng nghiên cứu phối hợp hào châm và xoa bóp
bấm huyệt PHCN vận động ở bệnh nhi di chứng VNNB với phác đồ huyệt
hào châm [43].
Vùng gáy: Phong trì, Đại chùy, giáp tích C3-C7
Vùng lưng: Thận du, Đại trường du, giáp tích L2-S1
Vùng chi trên: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan,
Dương trì, Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.
Vùng chi dưới: Hoàn khiêu, Phong thị, Lương khâu, Dương lăng tuyền,
Túc tam lý, Phong long, Tuyệt cốt, Giải khê, Côn lôn, Bát phong.
Cho kết quả 12,5% khỏi liệt hoàn toàn, chỉ còn 21,8% trẻ liệt độ III – V.
- Năm 2004 Nguyễn Bá Quang nghiên cứu điều trị cho 51 bệnh nhi VNNB
sau giai đoạn cấp bằng điện mãng châm cho kết quả khỏi và đỡ từ 49,2% 92,2%, đặc biệt đối với liệt vận động đạt kết quả tốt 49,2%, bệnh nhi đến điều trị
sớm dưới 1 tháng có kết quả cao hơn so với bệnh nhi đến muộn [49].
- Năm 2013 Bùi Việt Chung “Đánh giá tác dụng phương pháp điện châm
kết hợp thủy châm Methylcobal phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau
viêm não” kết quả khả năng phục hồi vận động của bệnh nhi sau viêm não bằng
cả hai phương pháp điện châm và điện châm kết hợp thủy châm Methylcobal
đều có hiệu quả, trong đó mức phục hồi ở nhóm dùng phương pháp điện châm


16
kết hợp thủy châm Methylcobal cho kết quả phục hồi tốt hơn [50].
1.4. Phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.
1.4.1. Khái niệm:
Cấy chỉ còn gọi là cấy Catgut, chôn chỉ, vùi chỉ... là một phương pháp

châm cứu đặc biệt kết hợp với y học hiện đại dùng chỉ tự tiêu trong y khoa
(Catgut) lưu vào huyệt, để duy trì kích thích lâu dài tạo nên tác dụng trị liệu
như châm cứu.
1.4.2. Cơ chế tác dụng của cấy chỉ.

- Cấy chỉ vào huyệt có cơ chế tác dụng được xem giống như châm cứu. Khi
chỉ được cấy vào huyệt sẽ tạo ra một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Kích thích này có thể
xuất hiện ngay tức thì sau khi chỉ được cấy vào huyệt, duy trì kích thích liên
tục, lâu dài trong suốt thời gian chỉ chưa tiêu hết. Ngoài vai trò của thần
kinh( phản ứng tại chỗ; phản ứng tiết đoạn; phản ứng toàn thân) còn có vai trò
của nội tiết, thể dịch tham gia trong việc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
- Chỉ catgut là một loại chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật (thời gian tiêu
tùy từng loại chỉ). Chính vì vậy, sự tồn lưu của chỉ catgut tại huyệt trong một
thời gian nhất định sẽ kích thích huyệt, nhằm tạo được sự cân bằng âm dương,
điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống
(giảm đau)... [8].
1.4.3. Tình hình sử dụng phương pháp cấy chỉ trên thế giới và Việt Nam
1.4.3.1. Trên thế giới:
Trung Quốc đã áp dụng phương pháp cấy chỉ từ những năm 60 và đã có
nhiều nghiên cứu về cấy chỉ trong điều trị và phục hồi chức năng đã được
báo cáo như;
Âu Dương Hiếu, Trần Thu Thâm, Hoàng Văn Dương (1974) điều trị di
chứng viêm não nhật bản B bằng phương pháp cấy chỉ catgut [59].
Tuy nhiên đến nay di chứng sau viêm não ở Trung Quốc giảm do vây
nghiên cứu cấy chỉ phục hồi chức năng di chứng viêm não ít chủ yếu cấy chỉ


17
điều trị các bệnh parkinson, nhức đầu do bệnh lý mạch máu, đau thắt ngực,
viêm loét đại tràng, Alzheimer, hội chứng tiền mãn kinh…..
Tại Hungary, Lê Thuý Oanh(1990) đã nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật cấy
chỉ điều trị phục hồi chức năng cho nhiều chứng bệnh khác nhau như liệt do
tai biến nạch máu não, suy nhược thần kinh, giảm béo, đau thần kinh liên
sườn….. và đã thu được nhiều kết quả [8].

1.4.3.2.Tại Việt Nam:
Phương pháp cấy chỉ được áp dụng lần đầu tiên từ năm (1970 – 1971)
tại bệnh viện Đông y Trung ương, điều trị các bệnh mạn tính như hen phế quản,
viêm loét dạ dày, đau đầu, mất ngủ, các bệnh liệt, đau nhức xương khớp…
Năm 1982, Viện Châm cứu Trung ương đã cấy chỉ cho trẻ em bị bại liệt.
Hiện nay có nhiều bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được sử dụng phương pháp
này tại viện.
Năm 1983, Lê Thúy Oanh thực hiện cấy chỉ tại Bệnh viện Quân y 91
điều trị hen phế quản, viêm phế quản [52].
Năm 1997 Nguyễn Ngọc Tùng, Bệnh viện YHCT Hà Nội, qua 100 ca
cấy chỉ đã thấy cấy chỉ là phương pháp điều trị có hiệu quả, được áp dụng
tương đối rộng rãi với các bệnh mạn tính như thoái hóa cột sống, viêm loét dạ
dày tá tràng, các chứng liệt, hen phế quản [8].
Trần Thị Thanh Hương (2002) đã điều trị các chứng đau vùng vai gáy do
thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ thấy giảm đau nhanh và kéo
dài [53].
Nguyễn Giang Thanh (2012) nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị thoái
hóa khớp gối bằng cấy chỉ Catgut vào huyệt thấy khỏi đạt trên 70% - 80% [54].
Nguyền Thị Kim Oanh (2013) nghiên cứu cấy chỉ điều trị đau thần kinh
tọa kết quả [55].


18
Nguyễn Hoàng Trung năm (2013) đánh giá tác dụng của cấy chỉ Catgut
trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, giai đoạn cấp [56].
Tóm lại phương pháp cấy chỉ đã được áp dụng điều trị cho một số bệnh
có tính chất mạn tính như hen phế quản, loét dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương
khớp… Ngày nay dụng cụ cấy chỉ đã được cải tiến dụng cụ cấy chỉ ít gây
chảy máu, ít đau và vô trùng tốt hơn. Nhờ vậy mở rộng được phạm vi điều trị
như liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, đau lưng do thoái hóa cột sống,

đau vai gáy, đau thần kinh tọa …và thực hiện được với cả trẻ em.
Đánh giá kết quả của cấy chỉ tựu chung có hai ý kiến: một là thừa nhận
tính hiệu quả của nó so với châm cứu trong điều trị các thể bệnh; hai là cùng
với việc tiến hành cấy chỉ cần cố gắng tìm hiểu cơ chế tác dụng của nó trên cơ
sở hệ kinh lạc và huyệt.


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Phương tiện nghiên cứu:
2.1.1.1. Bộ dụng cụ cấy chỉ:
- Bông; cồn 70 độ, cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả đậu.
- Kéo 22 cm.
- Kim lấy thuốc cỡ 23.
- Nĩa gắp chỉ.
- Đĩa thủy tinh Petri đường kính 6 cm.
- Hộp Inox đựng bông cồn.
- Đoạn thông nòng được cắt phù hợp (từ kim chọc dò tủy sống cỡ 22).
- Chỉ Catgut Chromic cỡ 4/0.

Hình 2.1: Hình ảnh bộ cấy chỉ trong nghiên cứu.
2.1.1.2. Dụng cụ châm cứu:
- Bông; cồn 70 độ, cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả đậu.


20
- Kim châm cứu một lần loại 3cm, 5cm của Công ty dược phẩm Đông Á

sản xuất.
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu:
Chỉ Catgut: nghĩa gốc của từ Catgut (hoặc kittegut) xuất phát từ tên gọi
của một nhạc cụ (đàn Kitte) có dây đàn làm bằng ruột mèo. Hiện nay, Catgut
được làm từ ruột gia súc có sừng hoặc cừu. Thời gian tự tiêu của chỉ Catgut
khoảng 10 ngày. Chúng tôi dùng chỉ Catgut Chromic ABSORBABLE
SURECHROM cỡ 4/0 của Đức trong thành phần có thêm muối chromium có
thời gian tự tiêu chậm hơn khoảng 15 ngày.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bao gồm 60 bệnh nhi vào khám và điều trị nội, ngoại trú tại khoa Nội
nhi Bệnh viện YHCT Trung ương, từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 7 năm
2015, đủ tiêu chuẩn sau:
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhi theo YHHĐ
- Bệnh nhi từ 1-16 tuổi, đã được chẩn đoán viêm não.
- Thời gian mắc bệnh từ 3 đến 12 tháng tính từ ngày phát bệnh đầu tiên.
- Có biểu hiện rối loạn vận động như: liệt vận động một chi, hai chi dưới,
½ người hoặc tứ chi, rối loạn trương lực ngoại tháp.
- Các triệu chứng toàn thân ổn định: không sốt, dấu hiệu tuần hoàn và hô
hấp ổn định, hội chứng não màng não (-).
- Không mắc các bệnh cấp tính khác kèm theo.
- Người giám hộ và bệnh nhi tình nguyện tham gia nghiên cứu
- Tuân thủ đúng liệu trình điều trị: lên cấy chỉ đúng theo hẹn, cấy chỉ đủ
4 lần (8 tuần điều trị).
2.2.3. Tiêu chuẩn phân thể bệnh theo YHCT
Bệnh nhi được chẩn đoán di chứng ôn bệnh, tương ứng với giai đoạn bán


21
cấp và kéo dài của viêm não theo YHHĐ, thuộc các thể âm hư, âm huyết hư

sinh phong, khí huyết hư. Ngoài các rối loạn vận động là triệu chứng gặp ở
mọi thể bệnh, thì tiêu chuẩn phân các thể bệnh này như sau:
2.2.3.1. Thể âm hư
- Trẻ gầy yếu do suy dinh dưỡng hoặc suy kiệt.
- Sốt 38,5 C kéo dài trên bảy ngày, đã loại trừ không phải do viêm nhiểm
- Đại tiện táo, tiểu vàng sẩm, hơi thở hôi.
- Môi khô đỏ, chất lưỡi đỏ, sắc mặt hồng hoặc đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng
- Mạch tế sác
2.2.3.2. Thể âm huyết hư sinh phong
Ngoài các triệu chứng âm hư còn thấy:
- Trẻ kích thích, la hét, kêu khóc, nhất là về đêm, mất ngủ.
- Có cơn co cứng, run, múa giật, múa vờn.
2.2.3.3. Thể khí huyết hư
- Hết sốt hoặc sốt nhẹ
- Không ngồi, không đứng, không đi được, tay chân co cứng hoặc liệt.
- Sắc mặt nhợt hoặc tối, môi lưỡi nhợt.
- Tiếng nói tiếng khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng.
- Mạch tế [43].
2.2.4.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Có bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính khác kèm theo
- Rối loạn vận động do các bệnh chuyển hóa tiến triển
- Không tuân thủ điều trị,
- Bệnh nhi vào điều trị PHCN đợt 1, sau giai đoạn cấp
- Thời gian mắc bệnh < 3 tháng


22
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng

mở, so sánh trước sau điều trị, có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
- Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp được tính theo công thức sau:
n1 = n2 = Z2(α,β) ×

2pq
(p1 – p2)2

Trong đó:
n1: Cỡ mẫu cho nhóm nghiên cứu
n2: Cỡ mẫu cho nhóm chứng
α: Sai lầm loại I (α = 5 %)
β: Sai lầm loại II (β = 10 %)
Z2(α,β): 10,5
p1: Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ sau điều trị của nhóm chứng, trong
nghiên cứu này chúng tôi lấy p1 = 0,39 bằng với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tú Anh ( 2001).
p2: Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ nhóm cấy chỉ chúng tôi lấy p2 = 0,8
Thay số ta có: n1 = n2 = 26,2 . Vậy lấy: n1 = n2 = 30
2.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04/2014 - 07/2015. Tất cả các bệnh nhi đưa vào nghiên cứu sẽ
được khám điều trị, theo dõi và đánh giá kết quả trong tám tuần.
2.3.4. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nội nhi Bệnh viện YHCT Trung ương: 29 Nguyễn Bỉnh KhiêmHai Bà Trưng- Hà Nội.
2.3.5. Quy trình nghiên cứu


23
2.3.5.1. Tuyển chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Tiếp nhận bệnh nhi đáp ứng đúng tiêu chuẩn chọn bệnh nhi đã nêu ở

trên đưa vào nghiên cứu.
- Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng một cách hệ thống theo mẫu
bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Làm các xét nghiệm cơ bản: trước và khi kết thúc điều trị.
+ Huyết học: Hồng cầu, Bạch cầu, Hemoglobin, Hematocrit, Tiểu cầu.
+ Hoá sinh: Creatinin, AST, ALT.
2.3.5.2. Quy trình điều trị
- 60 bệnh nhi vào viện đủ tiêu chuẩn được chia thành hai nhóm, mỗi
nhóm 30 bệnh nhi, dựa theo tương đồng về tuổi, thời gian mắc bệnh, mức độ
liệt vận động.
- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị
- Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu : cấy chỉ catgut vào huyệt kết hợp với phác đồ nền
+ Nhóm chứng : hào châm kết hợp với phác đồ nền
- Liệu trình điều trị cho cả hai nhóm là 8 tuần
- Phác đồ huyệt cấy chỉ và hào châm là như nhau
+ Công thức huyệt : theo công thức huyệt của Khoa Nội nhi, Bệnh viện
YHCT Trung ương đang sử dụng. Cấy chỉ hoặc hào châm theo phương pháp
bình bổ bình tả các huyệt:
Chi trên: Kiên ngung, tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc
Chi dưới: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm
giao, Tuyệt cốt, Giải khê.
Vùng cổ: Giáp tích C3 – C7
Vùng thắt lưng: Giáp tích từ L2 – L5
Kỹ thuật cấy chỉ catgut vào huyệt :


24
+ Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, dùng kéo cắt
chỉ catgut thành từng đoạn từ 0,5cm đến 1 cm cho vào đĩa thủy tinh Petri, cho

cồn 90 độ vào ngâm từ 1 đến 2 phút cho mềm chỉ rồi tiến hành cấy.
+ Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa
tay vô khuẩn, sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
+ Kỹ thuật cấy chỉ Catgut vào huyệt:
Sau khi chuẩn bị dụng cụ xong và bệnh nhi đã sẵn sàng, thì tiến hành cấy chỉ.
Bệnh nhân nằm hoặc ngồi bộc lộ vùng huyệt cần cấy, xác định vị trí các
huyệt cấy, thầy thuốc tiến hành cấy chỉ:
Thầy thuốc tay trái cầm kim.
Tay phải đưa đoạn thông nòng vào kim.
Tay phải cầm nĩa gắp chỉ luồn vào đầu kim.
Chuyển kim sang ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, tay trái cầm pince
sát khuẩn vùng huyệt cần cấy chỉ, sau đó để pince xuống và căng da vùng huyệt.
Tay phải đưa kim nhanh qua da, đẩy kim vào huyệt, ngón cái của tay
phải đẩy nòng cho đoạn chỉ ra khỏi ống kim rồi rút cả kim và nòng ra, đoạn
chỉ sẽ nằm lại tại huyệt.
Sau cấy chỉ nếu có chảy máu thì dùng bông khô cầm máu, bệnh nhân
được dặn không tiếp xúc nước vào huyệt đã cấy chỉ trong vòng 1-2 ngày đầu.
+ Liệu trình: Bệnh nhân được cấy bốn lần: Lần 1 ngay khi vào viện
(T0), lần thứ 2 sau 2 tuần , lần thứ 3 sau 4 tuần (T4), lần thứ 4 cấy sau 6 tuần
và theo dõi bệnh nhân tới tuần thứ 8 (T8).
Kỹ thuật hào châm
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân (giải thích, động viên, lựa chọn tư thế châm).
Bước 2: Xác định huyệt cần châm và chọn kim châm phù hợp.
Bước 3: Sát trùng chỗ châm theo đúng kỹ thuật.
Bước 4: Châm kim theo 2 thì:
Thì qua da: Châm kim qua da vùng huyệt nhanh và dứt khoát.


25
Thì vào cơ: Đẩy kim vào huyệt, góc châm và độ nông sâu tùy thuộc vào

vùng châm.
Hào châm trong 05 ngày liên tục (từ thứ 2 - 6) vào các buổi sáng, nghỉ
02 ngày (thứ 7 và chủ nhật), các huyệt được chia đều châm theo vùng cơ
thể 8- 10 huyệt/lần. Sau khi châm đắc khí (cảm giác mút kim, da nơi châm
đỏ nhẹ) tùy tình trạng của bệnh nhi và yêu cầu điều trị mỗi huyệt mà thực
hiện vê kim.
Liệu trình điều trị: Mỗi bệnh nhi được điều trị và theo dõi trong 08 tuần.
( Vị trí và cách xác định các huyệt : Theo phụ lục)
Phác đồ nền cả hai nhóm sử dụng phác đồ điều trị của khoa Nội nhi
Bệnh viện YHCT Trung ương đang sử dụng gồm:
1. Nootropyl 80mmg ½ viên – 1 viên / lần / ngày
2. Vitamin B1 4- 8 viên / ngày
3. Cốm bổ tỳ 15-30g/ ngày
4. Chè an thần 2-4 túi / ngày
2.3.5.3. Chỉ tiêu theo dõi :
- Các biểu hiện toàn thân:
Ý thức:
Mức độ 0: Tỉnh táo tiếp xúc tốt
Mức độ 1: Tỉnh hiểu lời
Mức độ 2: Tỉnh biết lạ quen
Mức độ 3: Thức không tiếp xúc được hoặc ngủ gà từng lúc
Tình trạng dinh dưỡng:
Mức độ 0: không suy dinh dưỡng


×