Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

SO SÁNH tác DỤNG THỦY CHÂM và TIÊM bắp ALTON CMP TRONG hỗ TRỢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG vận ĐỘNG ở BỆNH NHÂN NHỒI máu não SAU GIAI đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.79 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM QUỐC ĐÔNG

SO SÁNH TÁC DỤNG THỦY CHÂM VÀ
TIÊM BẮP ALTON CMP TRONG HỖ TRỢ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI- 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM QUỐC ĐÔNG

SO SÁNH TÁC DỤNG THỦY CHÂM VÀ
TIÊM BẮP ALTON CMP TRONG HỖ TRỢ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP


Chuyên ngành

: Y học cổ truyền

Mã số

: 60.72.02.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG KIM THANH

HÀ NỘI- 2013


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

: Alamin amino transferase

AST

: Aspatat amino transferase

Bar

: Barthel

CDCT


: Can dương cang thịnh

Hatt

: Huyết áp tâm thu

HATTg

: huyết áp tâm trương

Hatb

: huyết áp trung bình

KHHT

: khí hư huyết thiếu

N1

: Ngày thứ nhất

N15

: Ngày thứ 15

N30

: Ngày thứ 30


NMN

: Nhồi máu não

NXB

: Nhà xuất bản

Or

: Orgogozo

TBMMN

: Tai biến mạch máu não

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới

TPKL

: Trúng phong kinh lạc

TPTP

: Trúng phong tạng phủ

TL


: Tỷ lệ

X

: Giá trị trung bình

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1
1.1.TÌNH HÌNH BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO..............................3
1.1.1.Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não trên thế giới......3
1.1.2. Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não ở Việt nam.......4
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NHỒI MÁU NÃO......................4
1.3. QUAN ĐIỂM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN
ĐẠI..................................................................................................8
1.3.1. Một số đặc điểm về giải phẫu tuần hoàn não:....................................8
1.3.2. Một số đặc điểm về sinh lý tuần hoàn não:.........................................8
1.3.3. Định nghĩa tai biến mạch máu não......................................................9
1.3.4. Một số đặc điểm của nhồi máu não.....................................................9
1.3.4.1. Định nghĩa nhồi máu não :................................................................9
1.3.4.2. Phân loại nhồi máu não:..................................................................10

1.3.4.3. Nguyên nhân của nhồi máu não :...................................................10
1.3.4.4. Đặc điểm lâm sàng chung nhồi máu não........................................11
1.3.4.5. Các hội chứng động mạch não........................................................12
1.3.4.6. Chẩn đoán xác định nhồi máu não.................................................13
1.4. QUAN ĐIỂM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN......................................................................................13
1.4.1. Một số khái niệm về chứng trúng phong...........................................13
1.4.2.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của trúng phong:........................14
Qua các thời đại có nhiều học thuyết khác nhau [22]...............................14
Từ thời Hán – Đường về trước:..................................................................14


Trong Linh Khu nói: “Hư tà xâm nhập nửa người, khu trú ở dinh vệ,
dinh vệ hơi suy thì chân khí tán mất, tà khí đóng lại phát
thành chứng thiên khô”..............................................................14
Sách Kim Quỹ cho rằng: “Mạch lạc hư không, phong tà thừa cơ xâm
phạm gây chứng trúng phong, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ mà biểu
hiện chứng hậu ở kinh lạc hay tạng phủ”.................................14
Từ thời Hán – Đường về sau:.......................................................................14
“Hà gian lục thư” chủ trương “Tâm hoả cực mạnh”, nhiệt khí uất kết
gây ra bệnh...................................................................................14
Trong “Đan khê tâm pháp – Trúng phong luận” cho rằng “Đàm thấp
sinh nhiệt” mà gây nên bệnh......................................................14
“Đông đản tập thư” cho rằng “Chính khí hư tụ”: Hư tổn chân khí nên
dễ bị trúng phong........................................................................14
Diệp Thiên Sỹ thiên về phong dương: Do huyết kém, thuỷ không hàm
mộc, can dương cang thịnh, phong dương vọng động, âm
dương cùng tổ thương là nguyên nhân gây trúng phong........14
Ngày nay các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây trúng phong có
thể quy thành các nguyên nhân sau:.........................................14

+ Lao dục quá độ: Hao khí thương âm dễ gây nên dương khí bạo loạn,
khí huyết thượng nghịch mà phát bệnh....................................15
+ Âm thực bất tiết (ăn uống không điều độ): Do ăn uống không điều độ,
uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay béo ảnh hưởng đến công
năng tỳ vị, thấp nhiệt nội thịnh phạm vào mạch lạc, thượng tắc
thanh khiếu gây bệnh..................................................................15
+ Tổn thương về tình trí: Do ngũ trí quá cực, tâm hoả thịnh lên hoặc
người vốn âm hư, thuỷ không hàm mộc, lại vì tình trí tổn
thương, can dương động lên mạnh, dẫn động tâm hoả, phong


hoả cùng bốc, khí huyết nghịch lên, tâm thần tối mờ đột nhiên
ngã lăn ra không biết gì..............................................................15
+ Khí xung trúng tà: Thường còn được gọi dưới cái tên “Thốt trúng”,
hiện nay dễ liên hệ với trưòng hợp đột quỵ do xuất huyết não.
.......................................................................................................15
Tóm lại nguyên nhân gây bệnh trúng phong theo YHCT chủ yếu là do
hai yếu tố ngoại phong và nội phong gây nên trong đó do nội
phong là chính..............................................................................15
+ Nội phong: phong do bên trong cơ thể gây ra, do tình trí bị kích thích
quá động như: Qúa vui mừng, quá buồn rầu, tức giận quá
mức làm cho khí huyết âm dươngtrong cơ thể bị rối loạn, mất
cân bằng âm dương làm cho âm bị hãm ở dưới, can dương
nhiễu loạn ở trên hoá phong động mà gây nên bệnh [23]........15
+ Ngoại phong: Do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài như: khí hậu, thời
tiết, môi trường, do lao động quá mức, sinh hoạt không điều
độ, phong tà nhân chính khí cơ thể suy giảm, tấu lý sơ hở,
mạch lạc trống rỗng mà xâm nhập vào [23].............................15
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng của trúng phong:...........................................15
1.4.4. Di chứng trúng phong:........................................................................16

Sau giai đoạn cấp, hậu quả để lại của trúng phong là bán thân bất toại
(nửa người vận động không theo ý muốn). Biểu hiện qua các
triệu chứng: Thượng hạ chi của bán thân bên phải hoặc bên
trái tê dại,không cử động, có thể còn có cảm giác biết đau, biết
nóng, lạnh, tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại
được [24].......................................................................................16
1.4.5. Các thể lâm sàng..................................................................................16
1.5. ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP.......................16


1.5.1. Điều trị theo y học hiện đại.................................................................17
1.5.2. Điều trị theo y học cổ truyền..............................................................17
1.4. CHẾ PHẨM ALTON CMP :.................................................................22
1.4.1. Thành phần và liều lượng cho một ống thuốc:.................................23
1.4.2. Tác dụng của từng thành phần chế phẩm :......................................23
- Alton CMP cung cấp các nhóm photphate cần thiết cho sự liên kết của
những monosacharite với các ceramine để tạo nên các
cerebroside và các acid photphat vốn cấu thành shingomyelin
và các glycerophotpholipide là những thành phần chính của
bao myelin nhờ đó có thể có được đặc tính dinh dưỡng tốt hơn
cho sự trưởng thành và tái tạo sợi trục mô thần kinh ............23
- tù dó tham gia tích cực vào quá trình dẫn truyền các xung tác thần
kinh,kích thích hoạt động chí óc và trí nhớ .............................23
1.4.3. Ứng dụng của chế phẩm alton CMP :...............................................23
Sự phối hợp này tạo ra một tác dụng giảm đau, hồi phục tổn thương rõ
rệt bằng cách ...............................................................................23
Kích thích cơ thể sửa chữa tổn thương.......................................................23
Cải thiện quá trình tái tạo sợi thần kinh.....................................................23
Tăng tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh..................................................23
Tái tạo mô thần kinh bị tổn thương ............................................................23

Chỉ định : 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................25
2.1 CHẤT LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU.....................................25
2.1.1. Thuốc điều trị.......................................................................................25
2.1.2. Dụng cụ phục vụ nghiên cứu..............................................................25
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................................25
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.........25


- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 đến tháng 8 năm 2014 ..................25
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................25
2.3.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân................................................................26
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh bệnh nhân..................................................27
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................27
2.4.2. Quy trình nghiên cứu..........................................................................28
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................30
Bảng 2.1. Đánh giá phân loại huyết áp theo phân loại JNC – VI [30]......32
2.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị:...........................................33
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................33
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................34
2.6. THỜI GIAN TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU........................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................36
3.1.1. Đặc điểm TBMMN trên lâm sàng......................................................36
- Tuổi

36

- Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi................................................................36

- Giới

37

- Phân bố theo giới.........................................................................................37
- Phân bố tổn thương trên lâm sàng............................................................37
- Phân bố định khu tổn thương trên lâm sàng............................................37
-. Các yếu tố nguy cơ.....................................................................................37
-. Các yếu tố nguy cơ với bệnh TBMMN ở cả hai nhóm............................38
3.1.2. Phân loại mức độ di chứng lúc vào của hai nhóm............................38
- Phân bố bệnh nhân theo độ liệt Rankin lúc vào của hai nhóm...............38
Nhóm

38


Độ

38

Tiêm bắp 38
(n=30)

38

Thủy châm.....................................................................................................38
(n=30)

38


P

38

n

38

Tỷ lệ

38

(%)

38

n

38

Tỷ lệ

38

(%)

38

Độ I


38

ĐộII

38

Độ III

38

Độ IV

38

Tổng

38

- Phân bố bệnh nhân theo độ Barthel lúc vào của hai nhóm.....................38
- Phân bố bệnh nhân theo độ Orgogozo lúc vào của hai nhóm.................39
Nhóm

39

Độ

39

Tiêm bắp(n=30).............................................................................................39
Thủy châm(n=30)..........................................................................................39

39
p

39

n

39

Tỷ lệ(%) 39


n

39

Tỷ lệ(%) 39
Độ I

39

Độ II

39

Độ III

39

Độ IV


39

Tổng

39

3.1.3. Phân bố theo thể bệnh của Y học cổ truyền......................................40
- Phân bố theo thể bệnh YHCT của hai nhóm............................................40
- Phân bố độ liệt Rankin theo YHCT của hai nhóm..................................40
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................................................41
3.2.1. Kết quả trên lâm sàng theo YHHĐ....................................................41
3.2.1.1. Tiến triển của chỉ số Rankin............................................................41
- So sánh tiến triển độ Rankin trước-sau điều trị ở nhóm tiêm bắp.........41
- So sánh tiến triển độ Rankin giữa hai nhóm theo thời gian....................41
- Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt Rankin ở hai nhóm......................42
3.2.1.2. Tiến triển của chỉ số Barthel............................................................43
- So sánh tiến triển chỉ số Barthel trước-sau điều trị ở nhóm tiêm bắp :.43
- So sánh tiến triển độ Barthel giữa hai nhóm theo thời gian...................43
- So sánh điểm trung bình Barthel giữa hai nhóm theo thời gian điều trị
.......................................................................................................45
- Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt Barthel ở hai nhóm......................45
- Tiến triển của chỉ số Orgogozo..................................................................46
- So sánh tiến triển chỉ số Orgogozo trước-sau điều trị ở nhóm tiêm bắp
.......................................................................................................46
- So sánh tiến triển chỉ số Orgogozo trước-sau điều trị ở nhóm thủy châm
.......................................................................................................46


46

- So sánh tiến triển của chỉ số Orgogozo giữa hai nhóm theo thời gian
điều trị..........................................................................................47
- So sánh điểm trung bình Orgogozo giữa hai nhóm theo thời gian điều
trị...................................................................................................47
- Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt theo thang điểm Orgogozo ở hai
nhóm.............................................................................................48
3.2.2. Kết quả trên lâm sàng theo YHCT....................................................48
- Tiến triển độ liệt Rankin theo thể YCHT.................................................48
- So sánh sự dịch chuyển độ liệt Rankin theo YHCT ở hai nhóm.............48
- So sánh sự dịch chuyển độ liệt Barthel theo YHCT ở hai nhóm............49
- Tiến triển chỉ số Orgogozo theo thể YHCT..............................................49
- So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt theo Orgogozo theo YCHT ở hai
nhóm.............................................................................................49
- Kết quả biến đổi huyết áp trước và sau điều trị.......................................50
- Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị............................51
-. Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng của hai nhóm...51
BÀN LUẬN....................................................................................................53
4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN..............................53
-Tuổi

53

-Giới

53

-Về tiền sử bệnh tật.......................................................................................53
-Phân bố bệnh theo độ liệt Rankin, chỉ số Barthel và thang điểm
Orgogozo......................................................................................53
-Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh của YHCT...........................................53

-KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO YHHĐ.............................53
-Đánh giá điều trị theo độ liệt Rankin.........................................................53


-Đánh giá điều trị theo chỉ số Barthel..........................................................53
- Đánh giá điều trị theo thang điểm Orgogozo...........................................53
-KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO YHCT.............................53
- Tiến triển độ liệt Rankin theo thể KHHT và CDCT................................53
- Tiến triển chỉ số Barthel và Orgogozo theo thể YHCT...........................53
-TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN......................................................53
- Trên lâm sàng..............................................................................................53
-Trên cận lâm sàng.......................................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................54
KIẾN NGHỊ...................................................................................................55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) do nhồi máu não (NMN) là một tình
trạng bệnh lý nặng rất thường gặp, theo tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG) tỷ lệ tử vong do TBMMN đứng hàng thứ ba sau bệnh tim
mạch và ung thư [1].
Tại Hoa kỳ hàng năm có 700.000 trường hợp mới mắc xảy ra là nguyên nhân đứng
hàng thứ ba gây tử vong và cũng là tác nhân đầu tiên gây tàn tật kéo dài [2].
Theo phân loại tàn tật của tổ chức y tế thế giới ,TBMMN thuộc loại đa tàn
tật vì ngoài giảm khả năng vận động bệnh nhân còn có nhiều rối loạn khác
kèm theo như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, rối loạn tri giác, nhận
thức, tâm lý và rối loạn chức năng tùy thuộc mức độ và loại khiếm khuyết

tìm thấy trên bệnh nhân [3] [4].
Di chứng của tai biến mạch máu não để lại trên người bệnh là rất nặng
nề không những đối với người bệnh mà còn với cả gia đình người bệnh và
toàn xã hội .
Ngày nay nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học trong chẩn đoán và điều trị,
tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm đi nhưng tỷ lệ sống sót với nhiều di
chứng, đặc biệt là di chứng liệt vận động ngày càng tăng lên. Điều đó cũng có
nghĩa là tỷ lệ tàn phế cũng tăng lên, gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng
cuộc sống, bệnh nhân phải phụ thuộc trong sinh hoạt, việc điều trị là rất cần
thiết. Do vậy phục hồi chức năng đặc biệt là chức năng vận động cho bệnh
nhân TBMMN nói chung và NMN nói riêng trở thành một vấn đề bức bách
và cần thiết, không chỉ của ngành y tế mà của toàn xã hội.
Ngày nay y học hiện đại cũng như Y học cổ truyền đã đạt được những
thành tựu to lớn trong việc chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cũng như
dự phòng cho bệnh nhân TBMMN. đã góp phần không nhỏ trong việc điều trị


2

phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, bằng các phương pháp rất phong
phú và đa dạng như : thuốc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh...
Trong đó cách dùng thuốc theo đường tiêm thường xuyên được sử dụng để
điều trị cho người bệnh. đã có rất nhiều đề tài khoa học áp dụng các bài thuốc
Y học cổ truyền, các phương pháp châm cứu kết hợp với sử dụng thuốc thủy
châm vào huyệt để điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân rất có
hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện
tuyến chuyên sâu về y học cổ truyền thì kỹ thuật thủy châm thuốc vào huyệt
sẽ được thực hiện một cách chính xác nhưng sau đó khi được chuyển về các
tuyến không phải chuyên khoa y học cổ truyền thì kỹ thuật thủy châm thuốc
vào huyệt có được thực hiện một cách chính xác về kỹ thuật và có hiệu quả về

điều trị không? Vì bệnh nhân thường là phải điều trị trong thời gian dài.
Hiện nay tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai áp dụng
phương pháp thủy châm sử dụng chế phẩm thuốc ALTON CMP , kết hợp với
điện châm để điều trị cho người bệnh có di chứng TBMMN nói chung và nhồi
máu não nói riêng đạt kết quả tốt. nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa
học nào đánh giá về sự khác biệt giữa tiêm bắp và thủy châm chế phẩm
ALTON CMP vào huyệt để hỗ trợ điều trị di chứng TBMMN. Trên cơ sở đó,
chúng tôi thực hiện đề tài “so sánh tác dụng thủy châm và tiêm bắp ALTON
CMP trong hỗ trợ phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu
não sau giai đoạn cấp”
Với hai mục tiêu cụ thể:
1/ Đánh giá tác dụng của thuỷ châm ALTON CMP trong hỗ trợ điều
trị phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân nhồi máu não sau
giai đoạn cấp có so sánh với tiêm bắp.
2/ Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuỷ châm và tiêm bắp bằng
ALTON CMP


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TÌNH HÌNH BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
1.1.1.Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não trên thế giới
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, TBMMN là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở các nước trên Thế giới: Năm
2001 có 16 triệu trường hợp bị TBMMN lần đầu trong đó tử vong 5,75 trường
hợp (chiếm 36%). Năm 2003 có 27 triệu trường hợp bị bệnh lần đầu, tử vong
là 7,8 triệu [5].
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 500000 trường hợp

TBMMN xảy ra ở Hoa Kỳ trong năm 1986 và khoảng 400000 trường hợp
TBMMN xuất viện ở Hoa Kỳ, 3/4 trong số họ là những người đầu tiên mắc
bệnh, còn lại là TBMMN tái phát. Theo thống kê của trung tâm Rochester
Minnesota, tỷ lệ mới mắc ở Hoa Kỳ là 135/100000 dân (Broderick và cộng sự
1991). Cứ trung bình 53 giây lại có một trường hợp TBMMN xảy ra ở khu
vực Bắc Mỹ [6].
Tỷ lệ mới mắc ở Pháp theo Giroud là 145/100 000 dân. Tính toàn Châu
Âu, số người mới mắc TBMMN lần đầu tiên trong khoảng 141-219/100000
dân (1993) [7].
Ở Châu Á, theo hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á, các bệnh
nhân TBMMN điều trị nội trú ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ 11%, Philipin
10%, Triều Tiên 16%, Indonesia 8%, Việt Nam 7%, Thái Lan 6%, Malaysia
2%. Tỷ lệ mới mắc khá cao: 340-523/100000 dân ở Nhật Bản, 219/100000
dân ở Trung Quốc [1].
Theo J. M. Orgogozo (1985) 80% tai biến mạch máu não là nhồi máu
não và 20% là chảy máu não. Tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ ước tính khoảng 500


4

cho 100.000 người với mức dao động từ 420 đến 1.000 và tỷ lệ di chứng ít
nhất cũng tới 1/4 số trường hợp.Tỷ lệ mới phát hiện trung bình hàng năm là
0,3- 1,1 cho 1.000 và tối đa là 3,1 cho 1000 người [6].
1.1.2. Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não ở Việt nam
Theo Nguyễn Văn Đăng (2006), thống kê tại Khoa Thần kinh Bệnh viện
Bạch Mai từ năm 1992 đến năm 1993, có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2,5
lần so với thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989 [8].
Theo Lê Văn Thành và cộng sự (1996), tỷ lệ mới mắc chung ở miền
Nam là 161/100000 dân, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 114/100.000 dân, ở
Kiên Giang là 241/100000 dân [9].

Theo Hoàng Khánh ở Huế tỷ lệ chảy máu não là 39,42% và nhồi máu
não là 60,58% [10].
Cũng theo Hoàng Khánh và cộng sự, TBMMN tăng lên rõ rệt theo tuổi,
chủ yếu 50 tuổi trở lên, đặc biệt ở tuổi 60- 70, nam chiếm ưu thế hơn nữ, đặc biệt
là thể chảy máu não nam/nữ là: 1,63. Thể nhồi máu não nam/nữ là: 1,19 [10].
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NHỒI MÁU NÃO
Các yếu tố nguy cơ được chia thành hai nhóm:các yếu tố không cải
biến được và các yếu tố có thể cải biến được.
+ Nhóm các yếu tố nguy cơ không cải biến được: tuổi cao, giới tính,
khu vực địa lý, chủng tộc, yếu tố gia đình, di truyền.


Tuổi: Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, tai biến mạch máu não

có chiều huớng tăng theo lứa tuổi, tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh
nhiều. Nhồi máu não hay gặp nhiều ở lứa tuổi trên 60 [11].


Giới: Đa số các tác giả đều cho rằng tỉ lệ mắc bệnh TBMMN của bệnh

nhân nam và bệnh nhân nữ là tương đương, nhưng cũng có một số tác giả cho rằng
tỉ lệ mắc TBMMN ở nam giới bao giờ cũng cao hơn nữ giới [11].


5

+ Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được:


Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tai biến


mạch máu não. Khi huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở nên và hoặc huyết áp
tâm trương từ 95 mmHg trở lên, tỷ lệ TBMMN ở người tăng huyết áp so với
những người có huyết áp bình thường sẽ tăng từ 2,9 lần (đối với nữ) đến 3,1 lần
(đối với nam) [12].


Rối loạn chuyển hoá lipid: lipid trong huyết tương tồn tại dưới

dạng kết hợp với apoprotein và được chia làm ba loại: lipoprotein trọng lượng
phân tử thấp chiếm 40-50 % các loại lipoprotein tham gia vào cơ chế gây dày
lớp áo trong của thành mạch; lipoprotein trọng lượng phân tử cao chiếm 17 –
23% các loại lipoprotein được cho là có tác dụng bảo vệ thành mạch;
triglycerid chiếm 8 – 12% các lipoprotein và cũng tham gia vào cơ chế tạo
mảng xơ vữa mạch [10].


Đái tháo đường: về bản chất tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây

tắc các vi mạch và động mạch ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ
mắc đột quị tương đối là 1,8 ở nam giới và 2,2 ở nữ giới. Dịch tễ học đã xác
nhận một ảnh hưởng có tính độc lập về TBMMN do thiếu máu não với một sự
tăng nguy cơ tương đối trong những người đái tháo đường giao động từ 1,8
đến gần 6 lần. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân đột quị có tiểu đường cũng rất cao.
Nếu kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm đột quị sảy ra muộn hơn và biến chứng
vi mạch sảy ra chậm hơn.
 Bệnh tim: các bệnh lý tim mạch là yếu tố quan trọng gây ra nhồi máu
não ở các nước đang phát triển [13].
Các bệnh tim chủ yếu là rung nhĩ, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy
tim sung huyết, phỡ đại thất trái, hẹp hai lá. Theo nghiên cứu của

Framingham rung nhĩ làm tăng nguy cơ TBMMN lên 5 lần, phì đại thất trái
làm tăng nguy cơ TBMMN 2,3 lần [14].


6



Cơn thiếu máu não thoáng qua: Là một hội chứng lâm sàng có

đặc điểm là mất cấp tính chức năng não cục bộ kéo dài dưới 24 giờ, là nguy
cơ với mọi loại tai biến mạch não. Dechampvallin nghiên cứu trong cộng
đồng ở Pháp thấy người mắc TBMMN có tiền sử TBMMN thoáng qua là 70%
với nhồi máu não, 15% với chảy máu não và 15% không xác định thể [16].


Nghiện thuốc lá: Hút thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid mà

quan trọng là làm giảm yếu tố bảo vệ HDL, ngoài ra cũng làm tăng
fibrinogen, tăng tính đông máu, độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu [22].


Các yếu tố nguy cơ khác: nghiện rượu, thay đổi thời tiết, sang

chấn tâm lý, dùng thuốc chống đông, béo phì, chế độ ăn, di truyền, nhiễm
khuẩn... cũng là các yếu tố liên quan đến tai biến mạch máu não[24].


7


Hình 1.1. Các động mạch và tuần hoàn của não
(Sơ đồ trích từ tài liệu của Netter Frank H )


8

1.3. QUAN ĐIỂM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.3.1. Một số đặc điểm về giải phẫu tuần hoàn não:
-

Não được tưới máu bởi hai hệ thống động mạch xuất phát từ

động mạch chủ:
+ Hệ thống động mạch cảnh trong [hình 1.1].
+ Hệ thống động mạch sống - nền.
-

Hệ thống động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khoảng

2/3 trước của bán cầu đại não, gồm có bốn nhánh tận là động mạch não trước,
động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạc trước. Mỗi
động mạch não chia làm hai nhánh: nhánh nông tạo nên động mạch vỏ não,
nhánh sâu đi thẳng vào phần sâu của não. Hai hệ thống nông và sâu độc lập
nhau.
-

Hệ thống động mạch sống - nền ở thân não có đặc điểm

riêng gồm ba nhóm: Những động mạch trung tâm, những động mạch vòng
ngắn và những động mạch vòng dài, hai động mạch não sau là hai nhánh tận

cùng của động mạch thân nền.
-

Tuần hoàn não có hệ thống nhánh thông quan trọng với ba

mức lớn:
Mức thứ nhất nối thông giữa các động mạch lớn phía trước não, giữa
động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài và động mạch sống - nền.
Mức thứ hai là đa giác Willis, giữ vai trò chủ yếu trong việc lưu thông
máu giữa các động mạch não. Mức thứ ba ở quanh vỏ não với sự nối thông
giữa các nhánh nông của các động mạch não [7].
1.3.2. Một số đặc điểm về sinh lý tuần hoàn não:
Có nhiều yếu tố liên quan đến trạng thái chức năng của não như: lưu
lượng máu não, tốc độ tuần hoàn, sự tiêu thụ ôxy và Glucose.
- Lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản liên quan đến trạng thái chức năng
của não, lưu lượng máu não là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian


9

(thường tính bằng phút). Bình thường một phút có khoảng 750ml máu qua
não, theo Kety và Schmit (1977) thì số lượng máu não trong một phút là: 5052 ml/100g/ phút.
- Lưu lượng máu ở chất xám cao hơn ở chất trắng và giữa các vùng cũng
có sự khác nhau cao nhất ở vùng đỉnh và thấp nhất ở vùng chẩm. Lưu lượng
máu não thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao lưu lượng máu não càng giảm, ở trẻ
dưới 15 tuổi lưu lượng máu não là: 100ml/100g/phút, ở người 60 tuổi lưu
lượng máu não là: 36mg/100g/phút, lưu lượng máu não tăng khi lao động
chân tay, lao động trí óc hoặc khi các giác quan bị kích thích.
- Huyết áp động mạch và sức cản thành mạch là hai yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến lưu lượng máu não. Theo Ingvar và cộng sự lưu lượng tuần hoàn

não trung bình ở người lớn là 49,8 ± 5,4ml/100g não/phút, lưu lượng trong
chất xám là: 79,7 ± 10,7 ml/100g não/phút.
- Nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu não giảm xuống dưới 1820ml/100g não/phút, trung tâm của ổ nhồi máu não là vùng hoại tử có lưu
lượng máu từ 10 - 15 ml/100g não/phút, còn xung quanh vùng này có lưu
lượng máu là 20 - 25 ml/100g não/phút, tuy các tế bào não vẫn còn sống
nhưng không hoạt động đây là vùng nửa tối điều trị tai biến nhằm hồi phục tưới
máu cho vùng này, do vậy đây còn gọi là vùng điều trị [7].
1.3.3. Định nghĩa tai biến mạch máu não.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1989): “TBMMN là dấu hiệu phát triển
nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não người bệnh
có thể tử vong ngay trong những ngày đầu, loại trừ nguyên nhân do sang
chấn, kéo dài trên 24 giờ do nguyên nhân mạch máu” [17], [14].
1.3.4. Một số đặc điểm của nhồi máu não
1.3.4.1. Định nghĩa nhồi máu não :


10

- Thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não) xảy ra khi một mạch máu bị tắc
một phần hoặc toàn bộ, hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn
não khu vực không được nuôi dưỡng sẽ bị huỷ hoại, nhũn ra.
- Vị trí của ổ nhồi máu thường trùng hợp với khu vực tưới máu của
mạch, cho phép trên lâm sàng phân biệt được tắc mạch thuộc hệ động mạch
cảnh hay hệ động mạch sống - nền.
1.3.4.2. Phân loại nhồi máu não:
Theo phân loại quốc tế các bệnh lần thứ X (ICD- 1992), Mục I63 [17]:
- I63.0. Nhồi máu não do huyết khối các động mạch ngoài não.
- I63.1. Nhồi máu não do tắc các động mạch ngoài não.
- I63.2. Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp các động mạch ngoài não.
- I63.3. Nhồi máu não do huyết khối các động mạch não.

- I63.4. Nhồi máu não do tắc các động mạch não.
- I63.5. Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp động mạch não.
- I63.6. Nhồi máu não do huyết khối tĩnh mạch não không do nhiễm
khuẩn gây mủ.
- I63.7. Các loại nhồi máu não khác.
1.3.4.3. Nguyên nhân của nhồi máu não :
Có ba nguyên nhân lớn: Lấp mạch não, co thắt mạch và tắc mạch :
 Lấp mạch não (Thombosis): Do tổn thương thành mạch tại chỗ, tổn
thương đó lớn dần lên rồi gây hẹp và tắc mạch (phần lớn do xơ vữa mạch),
chủ yếu gồm: viêm động mạch, bóc tách mạch cảnh, động mạch sống lưng,
động mạch đáy não, các bệnh máu, u não chèn ép các mạch não...
 Co thắt mạch (Vasoconstriction): làm cản trở lưu thông máu: co thắt
mạch sau chảy máu dưới nhện, co thắt mạch não hồi phục nguyên nhân chưa
biết rõ, co thắt mạch sau đau nửa đầu, sau sang chấn, sau sản giật.
 Tắc mạch (embolisme): là cục tắc từ một mạch ở xa não (tim, các mạch
lớn ở cổ) bong ra rồi đi theo đường tuần hoàn lên não, đến chỗ lòng mạch nhỏ
hơn sẽ nằm lại và gây tắc mạch.


11

1.3.4.4. Đặc điểm lâm sàng chung nhồi máu não
 Lâm sàng
Thời gian xảy ra nhồi máu não thường vào ban đêm hoặc sáng sớm, khởi
phát cấp tính, đột ngột, các triệu chứng lâm sàng tăng nhanh tối đa ngay từ
đầu, ý thức tỉnh táo hoặc lú lẫn, ít khi có hôn mê.
Liệt dây VII trung ương và liệt nửa người cùng bên khi tổn thương ở bán
cầu đại não. hoặc liệt dây III, dây VII ngoại vi bên tổn thương và liệt nửa
người bên đối diện, nếu tổn thương ở vùng thân não nói chung, có thể có rối
loạn ngôn ngữ nếu tổn thương bên bán cầu não ưu thế.

Rối loạn cơ vòng: bí tiểu tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ.
Rối loạn thần kinh thực vật như tăng huyết áp nhẹ, thở nhanh nông, có
thể tăng tiết đờm rãi.
 Cận lâm sàng
+ Xét nghiệm dịch não tuỷ: Ở các bệnh nhân nhồi máu não dịch não tuỷ
thường không màu, trong suốt, albumin có thể tăng nhưng tế bào trong phạm
vi bình thường.
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Giúp chẩn đoán phân biệt chảy máu não
và nhồi máu não, xác định vị trí kích thước vùng tổn thương.
+ Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp hiện đại nhất,
cho ta hình ảnh rõ ràng những vùng não tổn thương [18].
+ Chụp mạch máu não (Cerebral angiography): Chụp động mạch có
thuốc cản quang được sử dụng để xác định bản chất, định khu và mức độ
nặng của bệnh lý gây tắc nghẽn mạch, hẹp mạch não.
+ Siêu âm Doppler: Cho phép đánh giá tình trạng hẹp hay tắc nghẽn của
động mạch cảnh và động mạch đốt sống ở vùng cổ [18].


12

+ Xét nghiệm máu: Giúp nhận biết những biểu hiện tăng đông, tăng độ
nhớt của máu, biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu, nồng độ glucose máu.
Công thức máu để phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn gây đột quỵ…[18].
1.3.4.5. Các hội chứng động mạch não
 Hội chứng động mạch não giữa
+ Những hội chứng động mạch não giữa nông:
- Từ yếu sau đó có thể liệt hẳn nửa thân, kèm rối loạn cảm giác, đặc biệt
là liệt không đồng đều, mặt, tay bao giờ cũng nặng hơn chân.
- Mất vận ngôn, thường do tổn thương bán cầu trái ưu thế.
- Những rối loạn về thị trường, bán manh hoặc bán manh góc dưới cùng bên liệt.

- Với những trường hợp nặng, đầu quay về bên não thương tổn.
- Nếu thương tổn bán cầu phải, có triệu chứng như bệnh nhân không
nhận biết nửa thân liệt.
+ Hội chứng động mạch não giữa sâu:
- Yếu hoặc liệt đồng đều mặt, tay chân đơn lẻ, không rối loạn cảm giác,
có thể kèm theo nói khó hoặc không nói được.
+ Hội chứng toàn bộ động mạch não giữa:
- Bao gồm hai hội chứng kể trên, liệt nửa thân đồng đều, kèm cảm giác
rối loạn thị giác và ngôn ngữ , [19].


Hội chứng động mạch não trước:
Liệt nửa người với đặc điểm nặng hơn chi dưới, kèm theo mất sử dụng ở

nửa người bên trái do tổn thương thể chai. Có thể có rối loạn cơ vòng tạm thời
do tổn thương tiểu thuỳ cạnh trung tâm.
 Hội chứng tắc động mạch cảnh trong:
- Nếu quá trình bệnh lý sảy ra từ từ, tuần hoàn ở bán cầu đại não được bổ
xung bởi hệ thống mạch cảnh bên đối diện, hệ thống động mạch sống – nền
và từ động mạch cảnh ngoài. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng lâm sang


13

rõ rang, nếu thiếu máu ở mức độ nhẹ thì có biểu hiện triệu chứng não chung
kiểu suy nhược thần kinh giả hiệu.
- Nếu tắc đột ngột hoặc khi sự tuần hoàn bổ xung kém thì sự xuất hiện rõ
triệu chứng thần kinh khu trú. Điển hình là hội chứng mắt- tháp, biểu hiện:
mất thị lực ở mắt cùng bên động mạch cảnh bị tắc và hội chứng tháp (bại hoặc
liệt nửa người) bên đối diện bên động mạch bị tổn thương, giảm huyết áp

võng mạc trung tâm, sờ không thấy động mạch cảnh trong đập ở phía trên chỗ
bị tắc, nghe có thể thấy tiếng thổi tâm thu. Nếu động mạch cảnh chưa bị tắc
hoàn toàn, các triệu chứng thần kinh có thể tạm thời hoặc phục hồi dần một
phần sau vài tuần.
1.3.4.6. Chẩn đoán xác định nhồi máu não.
 Lâm sàng:
Bệnh nhân mắc bệnh đột ngột hoặc từ từ, có tổn thương chức năng não,
tồn tại quá 24 giờ (hoặc tử vong trước 24 giờ), không có yếu tố chấn thương.
Tiền sử tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, bệnh tim…
Tuổi thường trên 50 tuổi
Khởi phát đột ngột nhưng tiến triển tăng nặng dần dần hoặc tăng nặng
từng nấc.
Thường sảy ra vào ban đêm và gần sáng.
 Cận lâm sàng:
+ Chụp CLVT sọ não và/hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não giúp phân biệt
nhồi máu não với chảy máu não. Xác định vị trí, kích thước vùng tổn thương.
+ Xét nghiệm máu: biểu hiện tăng đông máu, tăng độ nhớt của máu, phát
hiện biểu hiện: rối loạn chuyển hoá lipid máu, bệnh đái tháo đường…
1.4. QUAN ĐIỂM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.4.1. Một số khái niệm về chứng trúng phong
Theo y học cổ truyền, TBMMN thuộc phạm vi chứng “trúng phong” hay
còn gọi là “thiên khô”, “thốt trúng”. Đó là tình trạng bệnh có các biểu hiện


×