Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BỘ SƯU TẬP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.99 KB, 4 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG THPT
CẤP QUỐC GIA
NĂM

2006
2008

ĐỀ BÀI
Trong văn học Việt Nam, có nhiều sáng tác nổi tiếng về mùa
thu. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Thu vịnh (Nguyễn
Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), anh (chị) hãy làm sáng rõ
những nét chung và nhất là những nét riêng của từng tác phẩm.
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong bài Mẹ yêu con, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con
mà có thể chưa được con hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự :
“Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi
hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là
cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ
đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt”.
(Rút từ tập Trái tim người mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Lời tâm sự ấy gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc
đời ?
Câu 2 (6,0 điểm)
Nói về quy luật sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ Ra-bin-đra-nat Ta-go có
câu :
“Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng
ta có thơ”.
(Rút từ tập Mười nhà thơ lớn của thế kỷ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)

Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào ?


Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau :
-“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.”
(Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương)

- “Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
1


Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)

Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và và cái thực của con người.

2009

Câu 2 (12,0 điểm)
Phân tích so sánh Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh,
làm rõ nét chung, riêng trong tâm sự tình yêu của hai người.

2010

Câu 1 (8,0 điểm)

Trong những trang ghi chép cuối cùng của cuộc đời mình, nhà văn
Nguyễn Minh Châu có kể lại một sự việc ông đã chứng kiến :
“... lúc bấy giờ mới khoảng năm giờ sáng. Sân ga hàng cỏ còn mờ mờ
tỏ tỏ trong sương nhưng người đã chật ních. Có những dây người xếp hàng
ba hàng tư dài dằng dặc, như rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lí
trên mình, đang chuẩn bị vào phía trong ga để lên tàu. Chung quanh cái dây
người xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng đống, hàng
núi hàng hóa, có lẽ lần đầu tiên tôi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ mà
khách đi tàu ở sân ga đông đến như thế. Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc
như vậy có một người đàn bà hãy còn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người
điên, cứ hét váng cả sân ga: “Các ông các bà có ai thương tôi cứu tôi với”.
Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đoái hoài.
Người ta chỉ quay mặt lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung
quanh mình hàng đống hành lí, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho
mình.
Thì ra thế này : người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con,
đứa ba tuổi, đứa mới nửa tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc vừa tảng sáng,
mẹ bảo con ngồi đây trông em, mẹ đi giặt tã cho em một lúc. Mẹ đi đến vòi
nước gần nhà xí công cộng, cũng khá xa, chen chúc mới giặt giũ được, giặt
xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn đi
theo, chỉ còn đứa nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình.
Nghe xong chuyện, tôi chạy đến trước mặt một đồng chí công an, đề
nghị: các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách thấy khả nghi thì giữ lại,
đứa dụ đứa trẻ thế nào cũng có vẻ khả nghi... Biết đâu nó còn quanh quẩn
quanh đây. Yêu cầu mọi người giúp người ta. Đồng chí công an chẳng nói
chẳng rằng, chẳng trả lời tôi lấy một lời. Còn hàng ngàn con người thì vẫn
dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà vẫn kêu
gào giữa sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa mạc."
(Rút từ tập Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, 1994, tr. 140-141)
Câu chuyện trên gợi anh/chị suy nghĩ gì về lòng nhân ái và sự vô cảm

của con người trong cuộc sống?

2


Câu 2 (12,0 điểm)
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con
người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận
nhận định trên.
Câu 1 (8,0 điểm)
Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không
tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên ?

2011

Câu 2 (12,0 điểm)
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là
kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác
phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
Câu 1 (8,0 điểm)

2012

Là một thanh niên thế hệ hôm nay, anh chị hãy suy nghĩ và phác họa một
phương châm sống cho chính mình.
Câu 2 (12,0 điểm)

Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn
sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh
chị hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 1 (8,0 điểm)
Fukuzawa Yukichi viết: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác
biệt là do học vấn” (Khuyến học hay Những bài học về tinh thần độc lập tự cường
của người Nhật Bản- Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội 2008, trang 24).
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
                        

Câu 2 (12,0 điểm)

2013

“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất,
nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một
thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ
người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh
Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân
cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người.
Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng
đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”.

3


Câu 1 (8,0 điểm)
Phải chăng sống là tỏa sáng?


2014

Câu 2 (12,0 điểm)
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể
hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?

4



×