Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRIỆU ĐỨC CHUNG

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRIỆU ĐỨC CHUNG

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)


Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8380105
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thị Sơn

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học
Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy các chuyên đề thuộc chương trình cao học và
cung cấp cho em những kiến thức quí báu, bổ ích.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS.
Lê Thị Sơn - Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình viết luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho em cũng như là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Triệu Đức Chung



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

BLHS

Bộ Luật hình sự

2

HSST

Hình sự sơ thẩm

3

NPT

Người phạm tội

4

TAND

Tòa án nhân dân

5

TANDTC


Tòa án nhân dân tối cao

6

TCKT

Tổng cục Thống kê

7

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2013-2017....................................................................................................................................5
Bảng 1.2. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người phạm các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017. .......................................................................................6
Bảng 1.3. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người phạm tội
của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 ...............7
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 .....................................................................................8
Bảng 1.5. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên
địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước giai đoạn 2013-2017 ...9
Bảng 1.6: Cơ cấu theo loại tội phạm ......................................................................................11
Bảng 1.7. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội .................12

Bảng 1.8. Cơ cấu tội giết người theo hình thức phạm tội ..................................................13
Bảng 1.9. Cơ cấu theo tiêu chí có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội ................................................................................................................................................14
Bảng 1.10. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội ...........................................................................15
Bảng 1.11. Cơ cấu theo tiêu chí có hay không có tính chất côn đồ ................................17
Bảng 1.12. Cơ cấu theo mức độ hậu quả ...............................................................................18
Bảng 1.13. Cơ cấu theo động cơ, mục đích phạm tội .........................................................19
Bảng 1.14. Cơ cấu theo đặc điểm về giới tính và độ tuổi của người phạm tội ............20
Bảng 1.15. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội.........................................21
Bảng 1.16. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội ................................................22
Bảng 1.17. Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy
hiểm .......................................................................................................................................................23
Bảng 1.18. Cơ cấu theo đặc điểm nghiện hay không nghiện ma túy của người phạm
tội............................................................................................................................................................24
Bảng 1.19. Cơ cấu theo đặc điểm có sử dụng hay không sử dụng rượu bia trước khi
phạm tội ................................................................................................................................................25


Bảng 1.20. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của nạn nhân. ..................................................25
Bảng 1.21. Cơ cấu theo mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội. .....................27
Bảng 1.22. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân ....................................................27
Bảng 1.23. Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017. ......................................................................................................30
Bảng 1.24. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017. .........................................................................................................31
Bảng 1.25. Mức độ tăng, giảm hàng năm của các loại tội phạm trong cơ cấutheo
loại tội phạm .......................................................................................................................................33
Bảng 1.26. Mức độ tăng, giảm hàng năm theo loại hình phạt trong cơ cấu theo loại
hình phạt áp dụng với người phạm tội. ........................................................................................34

Bảng 1.27. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số tội giết người có tính chất côn đồ
và số tội giết người không có tính chất côn đồ ..........................................................................35
Bảng 1.28. Mức độ tăng, giảm hàng năm của người phạm tội trong từng độ tuổi ....36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giết người với số vụ và số người
phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017: ..................................................6
Biểu đồ 1.2. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người phạm
tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 .........7
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người
trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước giai đoạn 2013 2017 .........................................................................................................................................................9
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo loại tội phạm ..................................................................................12
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội ............13
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo hình thức phạm tội. ......................................................................13
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo tiều chí có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương
tiện phạm tội ........................................................................................................................................14
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu theo địa điểm phạm tội .........................................................................16
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu theo tiêu chí có hay không có tính chất côn đồ ..............................17
Biểu đồ 1.10. Cơ cấu theo mức độ hậu quả...........................................................................18
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu theo động cơ, mục đích phạm tội.....................................................19
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội ...................................................20
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội ......................................................21
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ....................................22
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội ............................................22
Biểu đồ 1.16. Cơ cấu về đặc điểm phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm 23
Biểu đồ 1.17.Cơ cấu theo đặc điểm nghiện hay không nghiện ma túy của người
phạm tội ................................................................................................................................................24
Biểu đồ 1.18. Cơ cấu theo đặc điểm có sử dụng hay không sử dụng rượu bia trước

khi phạm tội .........................................................................................................................................25
Biểu đồ 1.19. Cơ cấu theo giới tính của nạn nhân. .............................................................26
Biểu đồ 1.20. Cơ cấu về độ tuổi của nạn nhân .....................................................................26
Biểu đồ 1.21. Cơ cấu theo mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội ..................27


Biểu đồ 1.22. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân ...............................................28
Biểu đồ 1.23. Diễn biến của số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017. ..................................................................................30
Biểu đồ 1.24. So sánh diễn biến của số vụ phạm tội giết người và các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017. ................................................................................................................32
Biểu đồ 1.25. So sánh diễn biến của số người phạm tội giết người và các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2013-2017. .........................................................................................................32
Biểu đồ 1.26. Diễn biến trong cơ cấu theo loại tội phạm ..................................................33
Biểu đồ 1.27. Diễn biến trong cơ cấu theo loại và mức hình phạt tù áp dụng với
người phạm tội. ..................................................................................................................................34
Biểu đồ 1.28. Diễn biến của cơ cấu theo tiêu chí tội phạm có hay không có tính chất
côn đồ ....................................................................................................................................................35
Biểu đồ 1.29. Diễn biến cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội ...................................36


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................................... 2
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 3

6. Kết quả mới của luận văn ...................................................................................... 3
7. Cơ cấu của luận văn ............................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
Chương 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2017 ..................................................... 4
1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017 ............................................................................................................ 4
1.1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017 xét về mức độ ................................................................................. 4
1.1.2. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017 xét về tính chất. ........................................................................... 11
1.2. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn
2013-2017 ................................................................................................................... 29
1.2.1. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013 - 2017 xét về mức độ ............................................................................. 29
1.2.2. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017 xét về tính chất ............................................................................ 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 37
Chương 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2017 ................................... 39
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội ....................................................................... 39
2.2. Nguyên nhân về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật .................... 41


2.3. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực an
ninh, trật tự xã hội .................................................................................................... 44
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và
thi hành án. ................................................................................................................ 46
2.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội ............................................. 48
2.6. Nguyên nhân từ phía nạn nhân ........................................................................ 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 52
Chương 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................. 54
3.1. Dự báo tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới ... 54
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn
thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 55
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội ....................................................................... 55
3.2.2. Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật....................... 57
3.2.3. Biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về an
ninh, trật tự xã hội.................................................................................................. 59
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng và thi hành án ................................................................................................ 60
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội.......................................... 62
3.2.6. Biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân ........................................ 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 67
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam là một vấn đề nhức nhối, có xu hướng
ngày càng gia tăng cả về mức độ lẫn tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát
triển chung của đất nước. Trong đó, giết người là một trong những tội mà dư luận đặc
biệt quan tâm và lên án mạnh mẽ nhất bởi tính chất cũng như hậu quả nguy hiểm của
nó. Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên
và đứng thứ hai về diện tích đô thị (sau thành phố Hồ Chí Minh), là nơi tập trung dân
cư đông đúc với 7.328.400 người (theo số liệu thống kê về dân số năm 2016). Trong

những năm gần đây, tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội có diễn biến rất
phức tạp, không chỉ gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây
mất trật tự, an ninh xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.
Nhiều vụ án, hung thủ đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng,
mìn, kiếm, mã tấu, axit…gây ra cái chết của nhiều người một cách đau thương (trong
giai đoạn từ năm 2013-2017, hậu quả nạn nhân tử vong chiếm 79,5% trên tổng số các
hậu quả thương tật khác của tội giết người). Điều này cho thấy việc nghiên cứu về tình
hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà
Nội, dự báo tình hình tội giết người trong thời gian tới, từ đó xây dựng các biện pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội là vô cùng
cần thiết. Với lí do đó, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội giết người
trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tội giết người dưới góc độ tội
phạm học ở cấp độ luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ, trong đó có thể kể đến:
+ Luận án tiến sĩ luật học: “Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Đại học Luật Hà
Nội, năm 2006;
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
tỉnh Hà Nam của tác giả Bùi Trọng Tuệ”, Đại học Luật Hà Nội, năm 2004;
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà, Đại học Luật Hà Nội, năm 2007;


2

+ Luận văn thạc sĩ luật học: “ Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Lê Thúy Phượng, Đại học Luật Hà Nội, năm 2009;
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố
Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Thương, Đại học Luật Hà Nội, năm 2012;

+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai” của tác giả Hoàng Khánh Chi, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013;
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thành Long, Đại học Luật Hà Nội, năm 2014;
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Dương Thị Xuân Quý, Đại học Luật Hà Nội, năm 2015;
Các công trình nghiên cứu này đã đánh giá được tình hình tội giết người trên
phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn nhất định trong khoảng thời gian nhất định, từ đó
giải thích nguyên nhân của tội giết người và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm này. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống từ góc độ tội phạm học tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà
Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội
giết người và các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm này. Luận văn sẽ nghiên cứu
dưới góc độ tội phạm học tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng
thời gian từ năm 2013 đến năm 2017.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội giết người dưới góc độ tội phạm học nhằm đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đối với loại tội phạm này trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Đánh giá tình hình tội giết người (bao gồm thực trạng và diễn biến của tội giết
người) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017.


3


+ Xác định và giải thích nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017.
+ Dự báo về tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng: Phương pháp tiếp cận định
lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể, phương pháp tiếp cận bộ phận, phương pháp
chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu,
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chứng minh trực tiếp. Ngoài ra, còn kết hợp
sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Kết quả mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, giải thích được một số nguyên nhân cơ bản
làm phát sinh tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 - 2017,
đồng thời đưa ra được dự báo về tình hình tội giết người trong thời gian tới cũng như
đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này phù hợp với
đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2013-2017.
Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2013-2017.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


4

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn
vị không gian và đơn vị thời gian nhất định1. Như vậy, tình hình tội phạm được hợp
thành bởi hai yếu tố, đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng
phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong
tổng thể vận động2.
Để đánh giá được tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2013-2017, tác giả phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội giết người trên
địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017.
1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn
vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”3. Như vậy, thực
trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất, có nghĩa
là, khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm, cần nghiên cứu cả đặc điểm “định lượng”
và đặc điểm “định tính” thuộc thực trạng của tội phạm. Theo đó, đánh giá thực trạng
của tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 cần đánh
giá đầy đủ cả thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017.
1.1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017 xét về mức độ
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn

2013–2017 xét về mức độ được đánh giá thông qua thực trạng xét về mức độ của tội
phạm rõ và thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn.
* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 100
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 100
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 112
1
2


5

Tội phạm rõ được hiểu là “tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm”4.
Mức độ của tội phạm rõ được phản ánh qua thông số về số vụ và số người phạm
tội giết người bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017,
được thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2013-2017
Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2013

35


73

2014

149

371

2015

79

218

2016

94

203

2017

71

112

Tổng

428


977

Trung bình

86

195

(Nguồn: TANDTC)
Từ bảng thống kê trên cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ
năm 2013 – 2017, có tổng số 428 vụ và tổng số 977 người phạm tội giết người. Như
vậy, trung bình mỗi năm có 86 vụ và 195 người phạm tội giết người.
Để làm rõ “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 2013-2017, tác giả so sánh trong mối tương quan với các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (các tội thuộc chương XII) trong
cùng khoảng thời gian.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 102

4


6

Bảng 1.2. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người phạm
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017.
Các tội xâm phạm tính mạng, sức
Tội giết người


khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

Tỷ lệ (%)

người
Vụ

NPT

Vụ

NPT

Vụ

NPT

(1)

(2)

(3)

(4)

(1)/(3)

(2)/(4)


428

977

2281

3862

18,8%

25,3%

(Nguồn: TANDTC)
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giết người với số vụ và số
người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017:
3862
4000
3000

2281

2000
1000

977
428

0
Số vụ


Số người
phạm tội

Tội giết người
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

(Nguồn: TANDTC)
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn
thành phố Hà Nội, có 2281 vụ với 3862 người phạm các tội thuộc nhóm tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó số vụ giết người là
428, chiếm 18,8%; số người phạm tội giết người là 977, chiếm 25,3%. Trong nhóm các
tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy
định của BLHS năm 1999 (chương XII) thì có tới 30 tội danh, riêng tội giết người


7

chiếm 18,8% về số vụ và 25,3% về số người phạm tội trong giai đoạn 2013-2017 trên
địa bàn thành phố Hà Nội như vậy là không nhỏ.
Bảng 1.3. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người phạm
tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 –
2017
Tội giết người
Số vụ
(1)
428

Tội phạm nói chung


Tỷ lệ (%)

Số người (2)

Số vụ (3)

Số người (4)

(1)/(3)

(2)/(4)

977

32609

55189

1,3%

1,8%

(Nguồn: TANDTC)
Biểu đồ 1.2. Số vụ và số người phạm tội giết người so với số vụ và số người
phạm tội của tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2013 – 2017
55189

60000
32609


40000
20000

977

428
0
Số vụ
Tội giết người

Số người
phạm tội

Tội phạm nói chung

(Nguồn: TANDTC)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy được số vụ và số người bị xét xử về tội
giết người chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ và và tổng số người bị xét xử về các tội
phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong cả giai đoạn 2013 – 2017, số vụ
giết người đưa ra xét xử chiếm 1,3% tổng số vụ các tội phạm nói chung bị đưa ra xét
xử, tổng số người phạm tội giết người bị đưa ra xét xử chiếm 1,8% tổng số người bị
đưa ra xét xử về các tội phạm nói chung.


8

Khi đánh giá thực trạng của tội phạm xét về mức độ không thể bỏ qua thông số về
chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội.
“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong

dân cư”5. Đánh giá được mức độ phổ biến của tội giết người trong dân cư trên địa bàn
thành phố Hà Nội để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng của tội phạm này xét về
mức độ.
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017

Năm

Số vụ
Số người
phạm tội phạm tội
(1)
(2)

Chỉ sô người
Số dân
(3)

Chỉ số tội phạm
(1)x100.000/(3)

phạm tội
(2)x100.000/
(3)

2013

35

73


6.977.000

0,5

1

2014

149

371

7.095.900

2,1

5,2

2015

79

218

7.216.000

1,1

3


2016

94

203

7.328.400

1,3

2,8

2017

71

112

7.654.800

1

1,5

1,2

2,7

TB


(Nguồn: Toà án nhân dân tối cao và Tổng cục Thống kê)
Như vậy, trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017, chỉ số tội phạm
trung bình là 1,2 và chỉ số người phạm tội trung bình của tội giết người là 2,7. Tức là,
trung bình trong giai đoạn này, cứ 100.000 người thì xảy ra 1 vụ giết người và có từ 23 người phạm tội giết người.
Để làm rõ hơn thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả
so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trung bình của tội giết người trong

Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị hành chính, Hà Nội, tr.154

5


9

giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội với chỉ số tương ứng ở các thành
phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như so sánh với cả nước.
Bảng 1.5. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người
trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước giai đoạn
2013-2017
Hà Nội

Hải Phòng

Hồ Chí Minh

Toàn quốc

Giai
đoạn


Chỉ số

20132017

tội
phạm

người
phạm
tội

số tội
phạm

người
phạm
tội

số tội
phạm

người
phạm
tội

số tội
phạm

người

phạm
tội

TB

1,2

2,7

1,3

2,5

1,4

2,4

1,4

2,6

Chỉ số

Chỉ

Chỉ số

Chỉ

Chỉ số


Chỉ

Chỉ số

(Nguồn: TANDTC và Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết
người trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước giai
đoạn 2013 - 2017
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0

2.7 2.5
2.4 2.6
1.2 1.3 1.4 1.4

Chí số tội phạm
Hà Nội

Chỉ số người
phạm tội
Hải Phòng

Hồ Chí Minh


Toàn quốc

(Nguồn: Số liệu của Tòa án nhân dân tối cao và Tổng cục thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm 2013
đến năm 2017, mức độ phổ biến của tội giết người tại thành phố Hà Nội so với thành
phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước về cơ bản là không quá
chênh lệch. Tuy vậy, đi sâu vào từng chỉ số có thể thấy, Hà Nội có chỉ số tội phạm thấp
nhất: 1,2. Trong khi đó chỉ số tội phạm ở thành phố Hải Phòng là 1,3. Chỉ số tội phạm
ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước là như nhau: 1,4. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội
lại có chỉ số người phạm tội cao nhất: 2,7. Như vậy, mặc dù mức độ phổ biến về tội


10

phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội thấp hơn so với thành phố Hà Chí
Minh, thành phố Hải Phòng cũng như trên toàn quốc; nhưng mức độ phổ biến về người
phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hải Phòng cũng như so với cả nước.
* Thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn
Những thông số về tổng số vụ phạm tội cũng như tổng số người phạm tội ở trên
cho thấy bề nổi của “bức tranh” tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2013-2017. Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là tội phạm ẩn
của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội. “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã
thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát
hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm”6. Khi nghiên cứu,
nhìn nhận tội phạm ẩn trong tổng thể tình hình tội giết người sẽ thấy được bức tranh
toàn cảnh về tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Căn cứ số liệu thống kê của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 2013-20177 cho thấy: Cơ quan điều tra đã đình chỉ, tạm đình chỉ
điều tra 31vụ án giết người, trong đó đình chỉ vụ án do người phạm tội chết là 11 vụ,

mất năng lực hành vi (do bị cáo tâm thần) là 14 vụ, có 6 vụ hết thời hạn điều tra nhưng
vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Số liệu trên cho thấy được phần nào mức độ ẩn của tội giết
người. Hành vi giết người thường khó che giấu, mức độ bộc lộ thông tin lớn, khả năng
lan truyền thông tin nhanh bởi hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của nó gây nên. Nạn
nhân (trường hợp hậu quả chưa chết người xảy ra) hay những người thân trong gia đình
luôn mong muốn tố giác để nhằm trừng phạt kẻ phạm tội. Hiện trường gây án thường
để lại nhiều vết tích hoặc hành vi phạm tội trong nhiều trường hợp có sự lộ liễu, công
khai. Ngoài ra, qua phân tích thời gian phát hiện vụ việc phạm tội qua 100 Bản án hình
sự nhận thấy, về thời gian ẩn của các vụ phạm tội giết người có thời gian không dài,
phần lớn sau khi sự việc xảy ra các cơ quan tố tụng đã nhận được tin báo của người
dân, người bị hại, thân nhân của người bị hại. Đối với một số vụ án có thời gian ẩn dài
hơn (trong khoảng từ 3-7 ngày), mặc dù hung thủ đã thực hiện việc xóa dấu vết, che
dấu hành vi phạm tội nhưng việc một người mất tích trong một khoảng thời gian mà

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 103
Báo cáo tổng kết công tác các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của PC45- Công an thành phố Hà Nội

6
7


11

không có sự liên lạc với gia đình, người thân rất dễ nhận ra, hơn nữa xác chết trong
môi trường khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam sẽ nhanh chóng thối rữa gây mùi khó
chịu, việc tẩu tán, chôn giấu xác chết cũng rất khó thực hiện mà không bị phát hiện.
Nhìn chung, giết người là loại tội phạm có mức độ ẩn rất thấp do hậu quả khó che giấu,
vì thế tỉ lệ tội phạm ẩn của tội giết người không có ảnh hưởng nhiều đến diện mạo
chung của tình hình tội giết người.
1.1.2. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai

đoạn 2013-2017 xét về tính chất.
Thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn
2013-2017 xét về tính chất được xác định trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội giết
người. “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét
về tính chất của tội phạm. Cơ cấu tội phạm thể hiện rõ nội dung bên trong của tình
hình tội phạm cũng như tạo cơ sở cho việc xem xét nguyên nhân của tội phạm”8.
Để đánh giá được thực trạng của tội giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2013-2017 xét về tính chất cần dựa trên cơ sở xác định các cơ cấu của
tội phạm này theo các tiêu chí sau:
- Cơ cấu theo loại tội phạm (Phân loại theo Điều 8 BLHS)
Qua khảo sát 100 bản án HSST với 181 người phạm tội bị xét xử về tội giết người
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 05 năm, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 1.6: Cơ cấu theo loại tội phạm
Tổng

Số người phạm tội rất
nghiêm trọng

Số người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng

181 NPT

25

156

Tỷ lệ (%)

13,8%


86,2%
(Nguồn: 100 bản án HSST)

Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 233.

8


12

Biểu đồ 1.4. Cơ cấu theo loại tội phạm

13.8
Số người phạm tội rất
nghiêm trọng
Số người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng
86.2

(Nguồn: 100 bản án HSST về tội giết người)
Qua bảng số liệu có thể thấy, trong tổng số 181 người phạm tội giết người thì có
tới 156 người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 Điều 93, chiếm tỷ lệ 86,2%; trong khi đó
chỉ có 25 người phạm tội bị xét xử ở khoản 2 Điều 93 với tỷ lệ tương ứng 13,8%. Như
vậy, số người phạm tội giết người thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng cao gấp 6
lần số người phạm tội rất nghiêm trọng. Điều này cho thấy tính chất nghiêm trọng của
tội phạm giết người trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ 2013-2017.
- Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
Qua nghiên cứu số liệu của Tòa án nhân dân tối cao về loại và mức hình phạt áp
dụng đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017,

tác giả lập được bảng và biểu đồ:
Bảng 1.7. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội
Tù có thời hạn
Tổng

Tù chung
thân

Từ 7 năm đến
15 năm

Trên 15 năm

977 NPT

364

464

88

Tỷ lệ (%)

37,26%

47,49%

9,01%

Tử hình


61

6,24%

(Nguồn: TANDTC)


13

Biểu đồ 1.5. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội
9.01

6.24

Hình phạt tù từ 7 -15
năm

Hình phạt tù trên 15
năm
Chung thân

37.26
47.49

Tử hình

(Nguồn: TANDTC)
Qua nghiên cứu số liệu, có thể thấy loại hình phạt mà tòa án áp dụng chủ yếu đối
với người phạm tội giết người là hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ 84,75%, trong đó

phổ biến nhất là mức phạt tù có thời hạn trên 15 năm với 464 người phạm tội, tỷ lệ
47,49% (chiếm hơn nửa số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn). Hình
phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ 37,26%. Tiếp đến là mức hình
phạt tù chung thân được áp dụng với 88 người phạm tội chiếm tỷ lệ 9,01%. Số người
phạm tội bị áp dụng hình phạt tử hình là 61 người chiếm 6,24%.
- Cơ cấu theo hình thức phạm tội (đồng phạm hay phạm tội riêng lẻ).
Bảng 1.8. Cơ cấu tội giết người theo hình thức phạm tội
Tổng

Đồng phạm

Phạm tội riêng lẻ

100 vụ

33

67

Tỷ lệ (%)

33%

67%
(Nguồn: 100 bản án HSST)

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo hình thức phạm tội.
33
67


Đồng phạm
Phạm tội
riêng lẻ

(Nguồn: 100 bản án HSST về tội giết người)
Qua khảo sát 100 bản án HSST về tội giết người với 181 người phạm tội trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong vòng 5 năm, nhận thấy có 67 vụ được thực hiện với hình


14

thức phạm tội riêng lẻ, chiếm tỷ lệ 67%. Phạm tội dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ
lệ 33%, trong đó đồng phạm giản đơn có 25 vụ chiếm tỷ lệ 25%, đồng phạm có tổ chức
là 7 vụ chiếm tỷ lệ 7%.
- Cơ cấu theo tiêu chí có hay không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội
Qua khảo sát 100 bản án HSST về tội giết người với người phạm tội trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong 05 năm, có số liệu thống kê như sau:
Bảng 1.9. Cơ cấu theo tiêu chí có sử dụng hay không sử dụng công cụ, phương
tiện phạm tội
Có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội
Không sử dụng
công cụ,
phương tiện
phạm tội

Dao,
kiếm,
phớ

Súng


Mìn

Gậy, cọc gỗ

Các loại
khác

100 vụ

5

52

21

9

6

7

Tỷ lệ (%)

5%

52%

21%


9%

6%

7%

Tổng

(Nguồn: 100 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.7. Cơ cấu theo tiều chí có sử dụng hay không sử dụng công cụ,
phương tiện phạm tội
5%

6%
7%
9%
21%

52%

Không sử dụng công cụ, phương tiện
Dao, kiếm, phớ
Súng
Mìn
Gậy, cọc gỗ
Các loại khác

(Nguồn: 100 Bản án HSST)



×