Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục các kỹ NĂNG GIAO TIẾP, hợp tác và CHIA sẻ CHO học SINH TRUNG HỌC cơ sở ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG dân tộc bán TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.46 KB, 61 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÁC KỸ
NĂNGGIAO TIẾP, HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ CHO HỌC
SINHTRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ


Sơ lược về nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Thuật ngữ kỹ năng sống đã xuất hiện từ những năm 90
của thế kỷ XX, trong một số chương trình giáo dục của
UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục giá trị sống”
với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ. Những
nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn
thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng
như chỉ ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống mà thế
hệ trẻ cần có. Trong đó Dự án do UNESCO tiến hành tại một
số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong
những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những
nghiên cứu về kĩ năng sống. UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc
cơ bản để định hướng cho việc triển khai giáo dục kỹ năng
sống trong thực tiễn đó là: Quyền được học kỹ năng sống;
Phát triển những kỹ năng sống; Đánh giá kỹ năng sống.
Những nguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột trong
giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tự
khẳng định mình và Học để cùng nhau chung sống, đây chính


là khung cấu trúc của một cách tiếp cận kỹ năng sống trong
giáo dục hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng
sống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo


dục học sinh, sinh viên ở hầu hết các nước trên thế giới. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, sinh viên của các chuyên gia giáo
dục. Có thể kể đến các công trình sau:
Tác giả Diane TillMan trong cuốn Những giá trị sống cho
tuổi trẻ (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)- 2009 [17] cho rằng
hoạt động "giáo dục các giá trị sống để có kỹ năng sống ngày
càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy
đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những
vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang xem là trung tâm
của tất cả thành quả mà giáo viên và nhà trường tâm huyết có
thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, kỹ năng
sống”.
Trong bài viết Kỹ năng sống cho học sinh bậc Tiểu học Kinh nghiệm từ một nhà giáo ở Bỉ, tác giả Nguyễn Huỳnh
Mai-Liège đã chỉ ra các cách thức dạy và định hướng giáo dục


kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Bỉ. Các tác giả đã chỉ
ra một trong những sứ mạng của trường Tiểu học là giúp cho
học sinh tự lập, và tạo điều kiện, tạo môi trường để học sinh
phát triển kỹ năng sống. [30]
Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO) đã đưa ra nguyên tắc cơ bản để định hướng giáo
dục kỹ năng sống trong thực tiễn đó là: "Tất cả mọi người có
quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hợp phần
học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người và
học để khẳng định mình. Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi
dưỡng năng khiếu tiềm năng và phát triển cá tính người học
cần quan tâm kết hợp kỹ năng thực hành và các khả năng tâm
lí xã hội, đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá

mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác dụng của kỹ năng
sống đối với xã hội và cá nhân”.[52]
Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng
sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Hội nghị giáo dục
Thế giới họp tại Dakar (Senegan 2000). Theo đó mỗi quốc gia
cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo
dục kỹ năng sống phù hợp. Hội nghị đã thông qua Kế hoạch
hành động Giáo dục cho mọi người - gọi tắt là Kế hoạch


Dakar, bao gồm 6 mục tiêu. trong đó, Mục tiêu 3 nêu rõ:
"Đảm bảo nhu cầu học tập cho tất cả các thế hệ trẻ và người
lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các
chương trình học tập và chương trình kỹ năng sống thích
hợp".
Hội nghị Thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển
của trẻ em, họp ngày 20 - 30/03/1990 tại trụ sở Liên hợp
quốc ở New York đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ học tập, môi
trường học tập dành cho trẻ em cần phải được quan tâm đúng
cách. Học sinh đến trường không chỉ học để có tri thức mà
cần phải biết cách học để có sức khoẻ, có kỹ năng nghề
nghiệp, có những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân văn đúng
đắn vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, vừa đậm đà
bản sắc dân tộc lại vừa mang tính phổ quát toàn cầu,... tức là
mỗi học sinh luôn phải học, tự học những kỹ năng nhất định
trong môi trường thích hợp để tồn tại và phát triển.
Ở các nước khu vực Châu Á và Đông Nam Á cũng rất
coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho giới
trẻ. Ở Trung Quốc giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống ở bậc
tiểu học và THCS cũng được quán triệt từ các cấp quản lý. Họ

coi giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống là giáo dục những giá


trị truyền thống dân tộc trong lễ giáo với mọi người trong và
ngoài nước, hệ giá trị cần giáo dục là giá trị thời đại.
UNESCO Thái Lan công bố 7 giá trị truyền thống trong hệ
giá trị của Thái Lan cần được giáo dục và cho rằng những giá
trị sống được hình thành và phát triển các kỹ năng sống sẽ tạo
nên nhân cách con người và vai trò quan trọng trong công
cuộc phát triển xã hội.
Cùng với các nghiên cứu nhằm xác định nội dung giáo
dục kỹ năng sống, các nghiên cứu về những thành tố khác của
giáo dục kỹ năng sống như hình thức giáo dục kỹ năng sống,
phương pháp giáo dục kỹ năng sống cũng được triển khai khá
sâu rộng. Tuy nhiên, để tránh sự quá tải trong nhà trường,
nhiều nước đã tích hợp hình thức giáo dục kỹ năng sống vào
một phần nội dung môn học thuộc các môn khoa học xã hội.
Một số nước, trong đó có Việt Nam có hình thức xây dựng
"Trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm thức đẩy
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. [6]
Ở Việt Nam
Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu hệ
thống về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam


là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Bằng các bài báo khoa học,
các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, giáo trình, tài liệu
tham khảo, tác giả đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra các
hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
ở Việt Nam. Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kỹ năng

sống”[2] tác giả khẳng định rằng về yêu cầu cụ thể đổi mới
chương trình nội dung và phương pháp. Trong đó: “Cốt lõi
của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập
chủ động, chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học
thông qua tổ chức hoạt động của học sinh là đặc trưng thứ
nhất của phương pháp dạy học tích cực”.
Tác giả Nguyễn Dục Quang trong cuốn “Hướng dẫn
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” [38] cho
rằng: “Cách thức giáo dục kỹ năng sống được hiểu bao gồm
những phương pháp tiếp cận, các phương pháp dạy học tích
cực và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cần quan tâm đến vai trò của người học”.
Tác giả Vũ Minh trong bài báo “ Dạy kỹ năng sống cho
trẻ cả giáo viên và gia đình lúng túng ” [31] đã chỉ ra vai trò
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học và những bất cập trong việc triển khai giáo dục kỹ năng


sống cho học sinh khi chưa có một giáo trình thống nhất và
bản thân giáo viên còn rất lúng túng trong việc giáo dục KNS
lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên
cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng
này.
Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh, có thể kể đến các công trình nghiên cứu Quản
lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học
sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục của tác giả Phạm
Thị Nga (2016). Trong nghiên cứu, tác giả đã đề ra 6 biện
pháp bao quát hết các chức năng quản lý như kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra xuyên suốt mọi hoạt động trong nhà

trường, đồng thời cũng huy động các lực lượng cùng tham gia
như các đồng chủ thể.
Vũ Thị Xuân (2015) trong luận văn thạc sỹ Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS
Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục đã đề xuất 6 biện pháp quản lý. Trong đó nhấn
mạnh đổi mới công tác tổ chức thực hiện chương trình giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao nhận thức về tầm


quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học
sinh.[54]
Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường phổ thông DTNT THCS có luận văn
của Hoàng Thị Hiền (2014). Quản lý giáo dục kỹ năng sống
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường
phổ thông DTNT THCS tỉnh Tuyên Quang. Tác giả đã chỉ ra
những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý như: Công tác
kế hoạch hóa giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp; Xây dựng đội ngũ nhân lực nòng cốt giáo
cụ kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp …; có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh
hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường
PTDTNT THCS như: nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vài
trò và tầm quan trọng của hoạt động GDKNS thông qua giáo
dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa
đầy đủ; năng lực của lực lượng dưới quyền tham gia hoạt
động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp còn nhiều hạn chế…[21]



Có thể thấy các công trình kể trên đã đi sâu nghiên cứu
về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, nghiên
cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học và THCS, đã chỉ ra bất cập, phân tích nguyên nhân và
đề xuất những giải pháp cho công tác quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Các kết quả nghiên cứu rất có
giá trị thực tiễn với yêu cầu của hoạt động giáo dục nói chung
và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng.
Tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục từng
kỹ năng sống cho học sinh THCS, đặc biệt là đối tượng học
sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS còn rất hạn
chế. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS;
đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng giao tiếp, hợp tác và chia sẻ cho học sinh ở các trường
phổ thông dân tộc bán trú huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. từ đó
đề xuất các biện pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nói chung.
Một số khái niệm cơ bản


Quản lý
Theo F.W Taylor (1856-1915) "Quản lý là hoàn thành
công việc của mình thông qua người khác và biết được một
cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất" [45].

Theo Từ điển giáo dục học của Bùi Hiền (2001): "Quản
lí là hoạt động hay tác động có định hướng có chủ đích của
chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị
quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng quản
lí bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo hoặc lãnh
đạo và kiểm tra. Giáo dục là một hệ thống tổ chức hoạt động
phức tạp, do đó rất cần được quản lí chặt chẽ". [19; 326]
Theo tác giả Bùi Văn Quân các nghiên cứu về quản lý có
thể được khái quát theo các quan điểm sau:
"Theo quan điểm điều khiển và lý thuyết hệ thống thì
quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng của hệ có tổ
chức với các bản chất khác nhau. Nó bảo toàn, cấu trúc, duy
trì chế độ của các hệ đó. Quản lý là tác động hợp quy luật


khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển".
[40]
"Với tư cách là một hoạt động, một lao động trong các tổ
chức của con người, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức
có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quả lý về
mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các
luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện
pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát
triển đối tượng".[40]
"Theo tiếp cận quá trình, quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành
viên thuộc hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù
hợp để đạt được các mục đích nhất định". [40]
Từ những khái niệm trên, luận văn xác định: Quản lý

là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên khách
thể quản lý trong một tổ chức bằng hệ thống các luật lệ,
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện
pháp cụ thể, các nguồn lực phù hợp để tổ chức được vận
động, vận hành và phát triển theo mục tiêu đã định.
Quản lý giáo dục


Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành. Nếu nói
giáo dục là hiện tượng xã hội và phát triển cùng với sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người thì cũng có thể nói như vậy
về quản lý giáo dục. Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ
chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của
thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau và để cho thế hệ sau kế thừa,
phát triển các kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo làm cho xã
hội và con người phát triển không ngừng. Để đạt được mục
đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực
thi cơ chế trên.
Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cấp độ
Cấp vĩ mô, “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác
động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả mắt xích
của hệ thống từ cao nhất đến các cơ sở giáo dục nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo
dục”[27]
Cấp vi mô, “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác
động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ



thống, có quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có
chất lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trường”[27]
Theo Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trường, quản lý
giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh”.[18]
Theo Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động một cách khoa học đến nhà trường nhằm tổ
chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu
dự kiến, tiên lên trạng thái chất lượng mới” [38]
M.I.Kondacop cho rằng “Quản lý giáo dục tập hợp tất cả
các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa, công tác cán bộ, nhằm
đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ
thống giáo dục để tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng cũng như chất lượng”.


Từ những quan điểm trên có thể hiểu quản lý giáo dục
như sau:
Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm vận hành
hệ thống giáo dục theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng tổ chức tối ưu quá trình giáo dục nhằm đạt tới mục tiêu
dự kiến.
Khái niệm kỹ năng sống

"Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, kỹ năng sống là khả
năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có
thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày. Đó cũng là khả năng của một các nhân để duy
trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần biểu hiện qua các
hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với
nền văn hóa và môi trường xung quanh".[34]
"UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi
hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự
cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng.
Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử,


khả năng phân tích cách ứng xẻ và khả năng tránh được các
tình huống". [51]
"Theo tổ chức UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột
của giáo dục đó là học để biết gồm các kỹ năng tư duy như:
tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết
vấn đề, nhận thức được hậu quả; học làm người gồm các kỹ
năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm sát cảm xúc,
tự nhận thức, tự tin,..; học để sống với người khác gồm các
kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng,
tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm
thông, chia sẻ; học để làm gồm các kỹ năng thực hiện công
việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận
trách nhiệm,...Kỹ năng sống là năng lực cá nhân thể hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia cuộc sống hàng ngày. Đó là
khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp
với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát,
quản lý có hiệu quả cá nhu cầu và những thách thức trong

cuộc sống hành ngày". [52]
Theo Nguyễn Thanh Bình: "Kỹ năng sống là năng lực,
khả năng tâm lý, xã hội của con người có thể ứng phó với


những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống
một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả". [3]
Theo Mạc Văn Trang: "Kỹ năng sống là năng lực biểu
hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hàng
ngày. Kỹ năng sống giúp người ta học tập, làm việc hiệu quả
hơn, giao tiếp với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác, thành
công hơn; biết tự điều chỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc
xấu". [25]
Từ các quan niệm trên về kỹ năng sống, tác giả xây dựng
khái niệm kỹ năng sống cho luận văn như sau: Kỹ năng sống
là năng lực, khả năng của mỗi các nhận được hình thành
thông qua quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm của cá
nhân trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người
giúp con người có những hành vi, cách ứng xử phù hợp để có
thể kiểm soát, giải quyết các tình huống trong cuộc sống một
cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Theo từ điển Giáo dục học (2001): "hoạt động giáo dục
(nghĩa rộng) là loại hình đặc thù của xã hội loài người nhằm
tái sản xuất nhân cách, tái sản xuất những nhu cầu và năng lực


của con người để duy trì và phát triển xã hội, để hoàn thiện
các mối quan hệ xã hội thông các các hình thức, nội dung biện
pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến

đối tượng con người nhằm hình thành, phát triển và hoàn
thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ".
[19;193 ]
"Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) là hoạt động của nhà
giáo (tập thể và cá nhân) nhằm hình thành nhân sinh quan,
phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ và
phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống các biện
pháp tác động sư phạm tới tử tưởng, tình cảm, lối sống của
học sinh, cùng kết hợp với các biện pháp giáo dục của gia
đình và xã hội để phát huy những mặt tốt, khắc phục những
mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của các
em". [19; 193]
Theo Đặng Thành Hưng (2002): "Hoạt động giáo dục là
hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình
giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu trách nhiệm về
chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục
có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội và các
cơ sở giáo dục nhà nước". [26]


Các hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm
những hoạt động sau: hoạt động giáo dục thể chất; hoạt
động giáo dục trí tuệ; hoạt động giáo dục đạo đức; hoạt
động giáo dục thẩm mỹ; hoạt động giáo dục pháp luật; hoạt
động giáo dục phòng chống ma túy; hoạt động giáo dục môi
trường; hoạt động giáo dục kỹ năng sống;... Tất cả những
hoạt động này được thực hiện trong các môn học và ngoài
các môn học.
"Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hoạt
động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương

trình giáo dục của nhà trường nhằm hình thành cho và phát
triển cho học sinh những kỹ năng, năng lực các nhân để họ
có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống phù hợp với đặc điểm phát
triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của
giáo dục phổ thông". [34]
Từ các khái niệm về quản lý, về hoạt động giáo dục kỹ
năng sống, luận văn xây dựng khái niệm: Quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh làquá trình tác động có
mục đích, có định hướng, có kế hoạch, khai thác, lựa chọn, tổ


chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà
trường của các chủ thể quản lý phù hợp với quy luật khách
quan để gây ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh đã được xác định.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác
và chia sẻ cho học sinh dân tộc thiểu số
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam II (2002): "kỹ năng
giao tiếp là khả năng, năng lực trao đổi, truyền đạt giữa con
người với con người các nội dung tư tưởng, tình cản, kinh
nghiệm và các tri thức thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các
quy tắc, quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó" [50].
"Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Là khả năng có thể trình
bày, diễn đạt bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,
viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn
cảnh và văn hóa đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng giao

tiếp là khả năng ứng dụng tri thức giao tiếp vào quá trình giao
tiếp có hiệu quả nhất. Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết
đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một


cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác".
[3]
Từ những khải niệm trên có thể hiểu: Nhóm kỹ năng
giao tiếp ứng xử của học sinh là cách trình bày, diễn đạt bày
tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng
ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợpvới chuẩn mực đạo đức xã
hội trong môi trường học đường và ngoài xã hội (như với
thầy cô, bạn bè), với bố mẹ, người lớn tuổi
"Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một
công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung".
(theo tratu.sonha.vn/dict/vn_vn/hợp_tác). Kỹ năng hợp tác
của học sinh là khả năng, năng lực cùng chung sức giúp đỡ
lẫn nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân và của bạn
bè trong học học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống.
Chia sẻ cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu.
Chia sẻ một phần trách nhiệm, chia sẻ cho nhau niềm vui nỗi
buồn
(theo tratu.sonha.vn/dict/vn_vn).


Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: "Kỹ năng hợp tác là cùng
chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp
tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam

kết và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác
trong nhóm" (theo tratu.sonha.vn/dict/vn_vn/hợp_tác). Để
có được sự hợp tác và chia sẻ hiệu quả cần vận dụng tốt các
KNS khác nhau như: Kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị,
giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra
quyết định, giải quyết mâu thuẫn …
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ của học sinh là khả năng,
năng lực cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân và của bạn bè
trong học học tập, trong rèn luyện cũng như trong cuộc sống.
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ là kỹ năng làm việc nhóm và giải
quyết xung đột trong học đường và ngoài xã hội.
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: "Là khả năng có thể trình
bày, diễn đạt bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,
viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn
cảnh và văn hóa đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng giao


tiếp là khả năng ứng dụng tri thức giao tiếp vào quá trình giao
tiếp có hiệu quả nhất. Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết
đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một
cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác"
[3].
Khái niệm học sinh dân tộc: Trong Điều 4, Nghị định số
05/NĐ-CP, ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác dân tộc, đã định nghĩa “Dân tộc thiểu số là những
dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; “Vùng dân

tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam" [49].Trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn, chúng tôi định nghĩa "Học sinh dân tộc thiểu số học
sinh có lí lịch, nguồn gốc là người dân tộc thiểu số đang sinh
sống, học tập tại vùng có đông dân tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên phạm vi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Từ những khái niệm trên, luận văn xây dựng khái niệm:
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác và


chia sẻ cho học sinh là hoạt động khai thác và lựa chọn, tổ
chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể
quản lý tới kế hoạch, chương trình giáo dục kỹ năng sống
thuộc các nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và chia sẻ
tại các nhà trường phổ thông dân tộc bán trú THCS nhằm đạt
được các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã
được xác định.
Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng giao tiếp,
hợp tác và chia sẻ cho học sinh trường phổ thông dân tộc
bán trú THCS
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác và
chia sẻ cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú
THCS
"Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học
cơ sở thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới
gắn 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định và học để cùng chung sống" [3]. Giáo dục kĩ
năng sống thuộc các nhóm kỹ năng giao tiếp, hợp tác và chia

sẻ cho học sinh trung học cơ sở nhằm đạt những mục tiêu sau:


Học sinh hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng giao
tiếp, hợp tác và chia sẻ giúp cho bản thân có thể sống tự tin,
lành mạnh, hợp tác, hòa đồng và chia sẻ với cộng đồng; hiểu
và phòng tránh những hành vi, thói quen tiêu cực trong giao
tiếp trong môi trường học đường và trong xã hội.
Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong
các tình huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo
đức, có văn hoá; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản
thân, biết hợp tác, chia sẻ bè bạn, gia đình và cộng đồng.
Học sinh có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc
sống hằng ngày; yêu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê
phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin
tham gia các hoạt động để rèn luyện kĩ năng sống và thực hiện
tốt quyền, bổn phận của mình, biết cảm thông và tha thứ cho
những sai lầm của người khác, tích cực, chủ động, sang tạo
tham gia các hoạt động tập thể, có tinh thần đoàn kết hữu
nghị,..
Vị trí, vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp, hợp tác
và chia sẻ cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú
THCS


×