Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án Sinh 10- Từ Bài 1 và bài 2- Giới thiệu chung về thế giới sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.42 KB, 10 trang )

Phần một
Tiết 1 +2- Bài 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Giải thích được các nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học
II/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học:
1/.Giáo viên:
-Tranh vẽ hình 1 SGK
-Phiếu học tập về các cấp tổ chức của thế giới sống
-Các tấm giấy bìa ghi các cấp tổ chức của thế giới sống
2/.Học sinh:
III/. Trọng tâm: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
IV/.Tiến trình lên lớp:
1/.Ổn định lớp:
2/.Bài mới:
Giáo viên mở bài bằng câu hỏi: Vật chất nói chung được cấu tạo như thế nào?
(nguyên tử -> phân tử) Từ cấp độ nào mới phân biệt được vật chất sống và không sống?
(phân tử)
Sử dụng tranh vẽ hình 1 SGK và yêu cầu hs trả lời các cấp tổ chức của thế giới
sống? Từ cấp độ nào trở đi mới thể hiện đầy đủ các cấp tổ chức của thế giới sống? (tế
bào)
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt


Sau khi hs trả lời các câu hỏi mở bài,
I.CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ
gv phát phiếu học tập cho các nhóm(mỗi GIỚI SỐNG:
nhóm 2 bàn hs ngồi quay đầu vào nhau) và
Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế
yêu cầu hs điền vào phần còn trống:
giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã
và hệ sinh thái
1


Phiếu học tập phát cho các nhóm hs:
CÁC
CHỨC

CẤP

TỔ

ĐẶC ĐIỂM

1.Tế bào
2.Cơ thể
3.Quần thể
4.Quần xã
5.Hệ sinh thái
6.Sinh quyển
Gv cho thời gian từ 5-7’ hs làm xong, gv gọi các nhóm đứng tại chổ trình bày kết quả
của nhóm trước lớp và sau đó gv bổ sung hoàn chỉnh kiến thức ở bảng sau:


CÁC
CHỨC

CẤP

1.Tế bào

TỔ

ĐẶC ĐIỂM
Tập hợp nhiều bào quan, là cấp độ đầu tiên thể hiện những
đặc trưng của sự sống.

2.Cơ thể

Tập hợp nhiều cơ quan và hệ cơ quan.

3.Quần thể

Tập hợp nhiều cơ thể cùng loài.

4.Quần xã

Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác nhau.

5.Hệ sinh thái

Gồm quần xã và sinh cảnh.

6.Sinh quyển


Tập hợp nhiều hệ sinh thái.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
II.- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG:

1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ
bậc: Cấp dưới là nền tản để xây
hỏi :
dựng tổ chức trên. Cấp tổ chức cao
Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? Dựa vào hình hơn có những đặc tính nổi trội mà
1 SGK em hãy cho ví dụ về nguyên tắc thứ bậc?
cấp dưới không có được.
Gv yêu cầu hs đọc phần II.1 SGK và đặt câu

2


Gv đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức vật lí của hs:
2.Hệ thống mở và tự điều
thế nào là hệ kín? Thế nào là hệ mở?
chỉnh:
Vậy hệ thống mở của tổ chức sống là gì?
Gv đặt câu hỏi khác: Khi các điều kiện môi
trường thay đổi thì cơ thể sinh vật có bị ảnh
hưởng không? Cơ thể sinh vật phải làm thế nào để
giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường?(tự điều

chỉnh) Cho ví dụ về tự điều chỉnh.

Sinh vật ở mọi cấp độ đều
không ngừng trao đổi chất và năng
lượng với môi trường, đồng thời có
khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo
duy trì và điểư hòa sự cân bằng động
trong cơ thể.

Gv hỏi: Trong tự nhiên, sự sống được tiếp
3.Thế giới sống liên tục tiến
diễn nhờ vào điều gì?( hs:Sự sinh sản và di hóa:
truyền)
Sinh vật sinh sôi nảy nở liên tục
Trong sinh sản thì thế hệ sau có đặc điểm gì tạo nên thế giới sống không ngừng
so với thế hệ trước? (hs:Có sự tiến hóa hơn). Nhờ tiến hoá
tiến hóa mà sinh vật ngày nay như thế nào? (hs:
Đa dạng và phong phú)
Gv bổ sung thêm: Nguồn nguyên liệu phong
phú cho quá trình tiến hoá đó là các biến dị di
truyền(đột biến và biến dị tổ hợp) và có sự tác
động của quá trình chọn lọc tự nhiên.
3/.Củng cố:
Học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được các cấp độ tổ chức của thế giới
sống (gv có thể kiểm tra bằng việc phát cho hs các tấm giấy bìa có ghi sẵn các cấp độ và
sau đó yêu cầu hs xếp theo thứ tự từ cấp độ nhỏ đến lớn).
4/.Dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 2
-Hs xem lại kiến thức về phân loại học đã học ở lớp 6 và lớp 7
-Hs có thể sưu tầm một số tranh ảnh về các giới sinh vật để chuẩn bi cho bài học
sau.

Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phương án nào dưới đây không đề cập đến một trong những cấp tổ chức cơ bản
của thế giới sống ?
A. Hệ sinh thái

B. Tế bào

C. Sinh quyển

D. Quần thể
3


Câu 2: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống được sắp xếp theo trình tự từ bé đến
lớn như sau :
A. tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
B. tế bào, quần thể, cơ thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D. cơ thể, quần thể, quần xã, tế bào, hệ sinh thái.
Câu 3: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Liên tục tiến hoá
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín
D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 4: Theo hệ thống phân loại của Oaitâykơ và Magulis, các sinh vật nhân sơ được
xếp vào mấy giới ?
A. 4

B. 3


C. 1

D. 2

Câu 5:Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả động vật nguyên sinh và vi khuẩn ?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
B. Chưa có màng nhân
C. Chỉ có lối sống dị dưỡng
D. Không có khả năng di chuyển
Câu 6: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là :
A. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.
B. giới – ngành – lớp – bộ – chi – họ – loài.
C. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài.
D. giới – họ – lớp – ngành – họ – chi – loài.
Câu 7: Giới Nguyên sinh có tên khoa học là
4


A. Fungi.

B. Protista.

C. Plantae.

D. Monera.

Câu 8: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng ?
A. Giới Nguyên sinh

B. Giới Thực vật


C. Giới Nấm

D. Giới Khởi sinh

Câu 9: Theo hệ thống phân loại của Oaitâykơ và Magulis, có bao nhiêu giới chỉ bao
gồm những đại diện là sinh vật đa bào ?
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 10: Dựa vào hệ thống phân loại 5 giới, hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không
cùng nhóm với những sinh vật còn lại ?
A. Nấm túi

B. Nấm men

C. Nấm nhầy

D. Nấm đảm

ĐÁP ÁN
Câu

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

C

C

A


A

B

C

B

C

5


Tiết 3 -

Bài 2.

CÁC GIỚI SINH VẬT

I/.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được khái niệm giới
- Trình bày được hệ thống phân loại 5 giới
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ
II/.Trọng tâm: đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
III/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học:
Tranh phóng to hình 2 SGK
Phiếu học tập về các giới sinh vật
IV/.Tiến trình lên lớp:

1/.Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ:
a/.Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống, trong đó có các cấp độ chính nào?
b/.Nêu những đặc điểm chung của thế giới sống.Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ.
3/.Bài mới:
Đặt vấn đề:thế giới sinh vật phong phú đa dạng được người ta phân loại như thế nào?
Đặc điểm chung của các nhóm phân loại như thế nào? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết
trong bài này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
I.CÁC GIỚI SINH VẬT

Gv cho hs xem SGK và hỏi: giới là gì? Các
cấp độ tổ chức thấp hơn giới?

1.Khái niệm:
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất,
gồm các ngành sinh vật có chung
những đặc điểm chính

Gv treo sơ đồ hình 2 SGK phóng to và hỏi hs: 2.Hệ thống phân loại 5 giới: gồm
hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào? giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực
Từ một tổ tiên chung phân ra có mấy nhánh? vật và động vật.
Nhánh nào được xem là tiến hóa nhất?

6


II.ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC

GIỚI:
Phần này gv cho hs hoạt động nhóm, chia mỗi
lớp thành 6 hoặc 12 nhóm sau đó phát phiếu
học tập cón để trống nội dung, các nhóm hs
nghiên cứu trong SGK rồi điền vào phiếu học
tập

Các nhóm hãy hoàn chỉnh phiếu học tập sau:
Các giới

Đặc điểm

sinh vật

cấu tạo

Đặc điểm
dinh dưỡng Sinh sản

Đời
sống

Vai trò đối với tự
nhiên

con
người

1.Khởi sinh
2.Nguyên

sinh
3.Nấm
4.Thực vật
5.Động vật
Gv cho các nhóm hs thảo luận trong thời gian 10’, sau đó gv treo bảng phụ có các mục
giống như phiếu học tập đã phát cho hs rồi gọi các nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ, gv
cho các nhóm khác bổ sung và kết quả phải đạt được:
Các
giới

Đặc điểm
cấu tạo

sinh vật
1.Khởi
sinh

Đời sống

Nhân sơ, Tự dưỡng, Vô
đơn bào
dị dưỡng
tính

2.Nguyên
Nhân
sinh
thực, đơn
và đa bào
3.Nấm


Đặc điểm
Sinh
dinh
sản
dưỡng

Nhân
thực, đơn

Tự dưỡng, Vô
dị dưỡng
tính
Dị dưỡng

Vô tính,
hữu tính
7

Vai trò đối với tự
nhiên và con người

Tự do, kí
sinh, hoại
sinh

Phân giải các chất hữu
cơ, gây bệnh…

Tự do, kí

sinh, hoại
sinh

Phân giải các chất hữu
cơ, gây bệnh, là thức ăn
cho sinh vật khác…

Kí sinh,
hoại sinh

Phân giải các chất hữu
cơ, gây bệnh, là thức ăn


và đa bào

cho sinh vật khác, chế
biến thực phẩm…

4.Thực
vật

Nhân
thực, đa
bào

Tự dưỡng


tính,

hữu tính

Tự do, kí
sinh

Thức ăn cho động vật,
điều hòa khí hậu, giữ đất,
giữ nước…

5.Động
vật

Nhân
thực, đa
bào

Dị dưỡng


tính,
hữu tính

Tự do, kí
sinh

Cân bằng sinh thái, là
mắc xích quan trọng
trong chu trình sinh - địa
– hóa…


Gv yêu cầu hs dán các phiếu học tập vào vở học hoặc kẻ bảng ghi vào vở.
4/.Củng cố:học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được:
-Hệ thống phân loại 5 giới
-Các giới sinh vật và đại diện cho từng giới.
5/.Dặn dò:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 3

Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm những đặc điểm có ở các đại diện của giới Thực vật ?
A. Cơ thể đa bào nhân thực, sống dị dưỡng hoại sinh, phản ứng nhanh, không có khả
năng di chuyển.
B. Cơ thể đơn bào nhân thực, sống tự dưỡng quang hợp, phản ứng chậm, có khả năng di
chuyển.
C. Cơ thể đa bào nhân thực, sống tự dưỡng quang hợp, cảm ứng chậm, không có khả
năng di chuyển.
D. Cơ thể đa bào nhân thực, sống tự dưỡng quang hợp, phản ứng nhanh, di chuyển
chậm.
Câu 2: Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : “… là những
sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha : pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp
bào là khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân”.
A. Tảo

B. Nấm men

C. Nấm nhầy

D. Động vật nguyên sinh
8


Câu 3: Hiện nay, theo hệ thống phân loại 5 giới thì địa y được xếp vào giới nào ?

A. Giới Nấm

B. Giới Động vật

C. Giới Thực vật

D. Giới Nguyên sinh

Câu 4: Đối với nhóm sinh vật nào dưới đây, việc nghiên cứu sự sống ở cấp tế bào cũng
chính là nghiên cứu sự sống ở cấp cơ thể ?
A. Vi khuẩn

B. Dương xỉ

C. Động vật

D. Nấm đảm

Câu 5: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
A. Mô

B. Bào quan

C. Phân tử

D. Nguyên tử

Câu 6: Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây ?
A. Tế bào


B. Cơ quan

C. Bào quan

D. Phân tử

Câu 7: Khi nói về đặc điểm chung ở các đại diện của giới Nguyên sinh, nhận định nào
dưới đây là chính xác ?
A. Có cơ quan di chuyển
B. Cấu tạo đa bào phức tạp
C. Là những sinh vật nhân thực
D. Sống dị dưỡng
Câu 8: Theo hệ thống phân loại 3 lãnh giới, lãnh giới thứ 3 được phân chia thành
A. 2 giới.

B. 3 giới.

C. 4 giới.

D. 5 giới.

Câu 9: Theo hệ thống phân loại của Oaitâykơ và Magulis, có bao nhiêu giới sinh vật chỉ
bao gồm những đại diện không có khả năng di chuyển chủ động ?
A. 2

B. 3
9


C. 4


D. 5

Câu 10: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?
A. Tế bào

B. Quần xã

C. quần thể.

D. Bào quan

Đáp án
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

Đáp án

C

C

A

A

D

B

C

C

A

B

10




×