Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên trung tâm thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ
PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG
KHÓA: 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ
PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN



Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. TRẦN THỊ LAN ANH

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Qua hơn hai năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội, tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học Quy hoạch vùng và đô thị.
Để có kết quả ngày hôm nay trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại
học, các thầy cô trong tiểu ban .... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa học..
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sau sắc tới cô giáo, TS. KTS. Trần
Thị Lan Anh đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp những lời
khuyên quý giá, nhiều tài liệu, thông tin khoa học có giá trị liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu.

Hà Nội, tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Thị Hồng Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng...

Hà Nội, tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 2
Các khái niệm và từ ngữ ............................................................................................. 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 4

PHẦN II. NỘI DUNG ...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM,
TỈNH NINH THUẬN ................................................................................................6
1.1.

Giới thiệu chung không gian, kiến trúc, cảnh quan Thành phố Phan Rang –

Tháp Chàm .................................................................................................................. 6
1.2.

1.3.

Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực nghiên cứu [21] ......... 12
1.2.1.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu ------------------------------------------- 12

1.2.2.

Thực trạng cảnh quan tự nhiên ------------------------------------------- 14

1.2.3.

Thực trạng cảnh quan cây xanh, mặt nước ----------------------------- 17

1.2.4.

Thực trạng cảnh quan hạ tầng kỹ thuật --------------------------------- 19


Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu ........................................... 24
1.3.1.

Phân tích lợi thế SWOT --------------------------------------------------- 24

1.3.2.

Đánh giá tổng hợp --------------------------------------------------------- 25

1.3.3.

Các vấn đề cần nghiên cứu ----------------------------------------------- 25


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ PHAN RANG –
THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN ...................................................................26
2.1.

2.2.

2.3.

Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 26
2.1.1.

Các văn bản pháp luật [15, 16, 17,] ------------------------------------- 26

2.1.2.


Các quy hoạch -------------------------------------------------------------- 27

2.1.3.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn [4, 19] -------------------------------------------- 28

Cơ sở lý luận về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan và thiết kế đô thị 28
2.2.1.

Cơ sở lý luận---------------------------------------------------------------- 28

2.2.2.

Các nguyên tắc hình thành hệ thống không gian xanh đô thị [5, 10] 34

2.2.3.

Các xu hướng tổ chức không gian công viên -------------------------- 39

Các yếu tố tác động đến việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công

viên trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ................................................ 42

2.4.

2.3.1.

Yếu tố tự nhiên ------------------------------------------------------------- 42

2.3.2.


Yếu tố xã hội --------------------------------------------------------------- 43

2.3.3.

Yếu tố kinh tế - kỹ thuật -------------------------------------------------- 45

Kinh nghiệm tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên ................. 45
2.4.1.

Kinh nghiệm thế giới ------------------------------------------------------ 45

2.4.2.

Kinh nghiệm Việt Nam --------------------------------------------------- 48

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP
CHÀM, TỈNH NINH THUẬN ...............................................................................51
3.1.

3.2.

Quan điểm, mục tiêu ....................................................................................... 51
3.1.1.

Quan điểm ------------------------------------------------------------------ 51

3.1.2.


Mục tiêu --------------------------------------------------------------------- 51

Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên trung tâm

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ........................................................................ 52
3.3.

Phân vùng cảnh quan ...................................................................................... 52
3.3.1.

Quy hoạch hệ thống mặt nước ------------------------------------------- 52


3.4.

3.5.

3.3.2.

Hệ thống không gian cảnh quan cây xanh ------------------------------ 54

3.3.3.

Hệ thống dịch vụ và trung tâm vui chơi giải trí ------------------------ 55

3.3.4.

Các khu dân cư ------------------------------------------------------------- 56

Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan ...................................................... 57

3.4.1.

Khu vực quảng trường nước và ánh sáng ------------------------------- 58

3.4.2.

Trục không gian vui chơi trẻ em ----------------------------------------- 63

3.4.3.

Trục nghệ thuật ------------------------------------------------------------- 69

3.4.4.

Trục giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng ---------------------------- 74

3.4.5.

Trục vui chơi và thể thao mạo hiểm ------------------------------------- 77

3.4.6.

Trục không gian vui chơi giải trí và tổ chức hội chợ ----------------- 81

3.4.7.

Các khu dân cư ------------------------------------------------------------- 85

3.4.8.


Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam---------------------------- 87

Tổ chức không gian hạ tầng khung và trang thiết bị đô thị ............................ 90
3.5.1.

Hạ tầng khung -------------------------------------------------------------- 90

3.5.2.

Trang thiết bị đô thị -------------------------------------------------------- 96

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 98
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

KTS

Kiến trúc sư


QH

Quy hoạch

TP

Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 1.1.

Tên hình

Trang

Vị trí thành phố trong vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

7


Hình 1.2.

Kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm thành phố

7

Hình 1.3.

Công viên 16/4

10

Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.

Công viên biển Bình Sơn
Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ vệ tinh
Sơ đồ vị trí Khu công viên trong định hướng phát triển không

10
13
13

gian thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030

Hình 1.7.

Sơ đồ phân tích khí hậu tỉnh Ninh Thuận


16

Hình 1.8.

Thực trạng các công trình trong khu vực nghiên cứu

18

Hình 1.9.

Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất

19

Hình 1.10.

Sơ đồ hiện trạng nền

20

Hình 1.11.

Sơ đồ hiện trạng giao thông

22

Hình 2.1.

Sơ đồ lý thuyết hệ thống không gian xanh của thành phố từ


35

thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX
Hình 2.2.

Sơ đồ hệ thống cây xanh của các thành phố từ cuối thế kỷ

37

XIX đến nay
Hình 2.3.

Công viên Di Hòa Viên (Trung Quốc)

46

Hình 2.4.

Công viên Mac Ritchie Rerervoir

48

Hình 3.1.

Quy hoạch hệ thống mặt nước

53

Hình 3.2.


Quy hoạch cảnh quan cây xanh

55

Hình 3.3.

Quy hoạch các trục cảnh quan – vui chơi – dịch vụ và các

56

điểm dịch vụ
Hình 3.4.

Sơ đồ phân vùng các khu vực đặc trưng

57


Số hiệu
hình
Hình 3.5.

Tên hình

Trang

Vị trí khu vực quảng trường nước và ánh sáng trong công

58


viên
Hình 3.6.

Các hoạt động chính khu vực quảng trường

59

Hình 3.7.

Mặt bằng bố trí cây cao trong quảng trường

60

Hình 3.8.

Minh họa ghế ngồi khu vực quảng trường

61

Hình 3.9.

Các không gian đặc trưng khu vực quảng trường nước và

62

ánh sáng
Hình 3.10

Vị trí công viên vui chơi trẻ em


63

Hình 3.11

Minh họa các hoạt động vui chơi

64

Hình 3.12.

Phân khu các không gian đặc trưng trong khu vui chơi trẻ

66

em
Hình 3.13.

Vị trí trục nghệ thuật trong tổng thể

69

Hình 3.14.

Phân vùng khu vực trục nghệ thuật

72

Hình 3.15.


Giải pháp thiết kế cảnh quan cây xanh trong trục nghệ thuật

73

Hình 3.16.

Vị trí của trục giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng trong

74

công viên
Hình 3.17

Giải pháp quy hoạch hệ thống ghế ngồi, đường dạo ngoài

76

mặt nước
Hình 3.18.

Vị trí trục không gian vui chơi và thể thao mạo hiểm trong

77

công viên
Hình 3.19.

Thiết kế cây xanh trục thể thao mạo hiểm

78


Hình 3.20.

Giải pháp cho các loại ghế ngồi, bậc thềm kết hợp ngồi nghỉ

79

Hình 3.21.

Giải pháp cho các loại gạch, sân lát tại các khu vực quảng

80

trường, sân nghỉ
Hình 3.22.

Sơ đồ bố trí công trình dịch vụ trong trục thể thao mạo hiểm

81

Hình 3.23.

Vị trí khu vực tổ chức hội chợ trong tổng thể khu công viên

82


Số hiệu
hình
Hình 3.24.

Hình 3.25.
Hình 3.26.

Tên hình
Sơ đồ phân chia khu vực không gian hội chợ
Vị trí các khu dân cư trong tổng thể khu vực lập quy hoạch
Vị trí vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam

Trang
84
85
87

Hình 3.27.

Minh họa hệ thống đường dạo gỗ

89

Hình 3.28.

Bố trí ghế ngồi quanh các khoảng sân trống, theo tuyến và

89

điểm
Hình 3.29.

Sơ đồ minh họa phối cảnh góc công trình dịch vụ trên mặt hồ


90

Hình 3.30.

Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông

92

Hình 3.31.

Giải pháp chiếu sáng đường đi bộ

94

Hình 3.32.

Giải pháp chiếu sáng đài nước, mặt nước và khu vực dịch vụ

95

Hình 3.33.

Giải pháp chiếu sáng quảng trường

95

Hình 3.34.

Giải pháp chiếu sáng cây cao


96


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Mục tiêu phát triển Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thành trung tâm du lịch
biển quốc tế đã được thống nhất xuyên suốt qua các chiến lược lớn liên quan đến
Thành phố, như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh và quy
hoạch chung xây dựng thành phố. Để thực hiện mục tiêu này, nhiều khu chức năng
và dự án đầu tư gắn với chức năng dịch vụ du lịch đã và đang được triển khai, bước
đầu nâng cao chất lượng dịch vụ và thay đổi tích cực diện mạo của thành phố.
Trong điều kiện khí hậu của Phan Rang – Tháp Chàm, một trong những giải pháp
quan trọng, tác động đến sự thành công của chiến lược phát triển du lịch và tôn tạo
cảnh quan thành phố là việc phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan và không gian
mở công cộng.
Khu công viên trung tâm là một trong những thành tố chính trong hệ thống không
gian mở công cộng, nằm về phía Đông khu đô thị trung tâm hiện hữu, tiếp giáp với
các khu đô thị mới hướng biển của thành phố, cũng đồng thời nằm trên trục đường
hướng biển chính của thành phố (trục đường 16/4). Không gian trong khu vực này
cần tạo điều kiện hình thành nên khu vực trung tâm rõ nét cho thành phố, hình
thành nên những không gian giao lưu và dịch vụ đô thị phục vụ chung cho cả khu
cũ và khu mới, cũng như toàn thành phố, mang đến những giá trị hiện đại, đồng thời
cũng là những nét bản sắc riêng cho đô thị du lịch.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, đồ án Quy
hoạch phân khu Khu công viên trung tâm đã được lập và phê duyệt. Trong đó,
hoạch định các khu chức năng, các giải pháp kiến trúc cảnh quan tổng thể, cũng như
các giải pháp về cây xanh, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích cần thiết trong khu công

viên.


2

Để cụ thể hóa nội dung của đồ án quy hoạch phân khu, cũng như triển khai
công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng khu công viên trung tâm – góp phần thực hiện
chương trình xây dựng và phát triển Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đạt tiêu
chuẩn đôs thị loại II; việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên trung
tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là rất cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng kiến trúc, cảnh quan khu vực nghiên cứu;
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh
quan công viên trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm;
- Làm cơ sở pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng cũng như quản lý xây dựng
theo quy hoạch;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức không gian,, kiến trúc cảnh quan công viên
trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu công viên trung tâm Thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá;
- Phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Cung cấp cơ sở lý luận để xây dựng công viên nhằm đáp ứng nhu cầu phục
vụ người dân, tạo sự hấp dẫn về du lịch, phát triển kinh tế địa phương;



3

+ Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian, kiến trúc,
cảnh quan các khu công viên trung tâm;
+ Cung cấp cơ sở lý luận để tham khảo trong quá trình xét duyệt, thực hiện
tôn tạo và khai thác cảnh quan công viên trung tâm có tính chất tương tự.
Các khái niệm và từ ngữ
• Công viên: Theo PGS.TS.KTS.Hàn Tất Ngạn, công viên được định nghĩa như sau:
-

Không gian vườn - công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng
trống quan trọng trong khu vực dành cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí; đặc biệt
đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền thống và hiện đại mang tính cộng
đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn.

-

Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục thẩm
mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành bộ mặt đô thị, nông thôn. Công
viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và
cải thiện môi sinh. Do đó, công viên từ xưa đến nay và sau này đã và vẫn sẽ là một
không gian quan trọng của cảnh quan và trong cuộc sống người dân.

-


Chức năng của công viên phụ thuộc vào thể loại, quy mô và tính chất của công
viên. Công viên có nhiều loại: công viên sinh thái, công viên thú, công viên bách
thảo, công viên thiếu nhi, công viên tưởng niệm, công viên rừng, công viên bảo tồn
v.v.. Mỗi loại công viên có tính chất riêng

-

Chức năng của công viên được phân bổ trong quy hoạch mặt bằng theo hai khuynh
hướng. Phù hợp với từng chức năng, khu đất công viên được phân chia giới hạn rõ
ràng - gọi là khuynh hướng chức năng hóa công viên.


4

• Không gian công cộng:
-

Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy hoạch, xây
dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng
nào đó. Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể
dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v…

-

Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những không gian
như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian
công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được
sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói
chuyện, ăn uống v.v...


• Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan
của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây
dựng và hoạt động của con người trong đô thị.
• Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ thuật, nghệ
thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô thị v.v...
• Không gian, kiến trúc, cảnh quan: là tổ hợp và liên kết các không gian chức năng
trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự
nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan.
• Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật thể của
các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi
đô thị v.v...
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan công viên trung
tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.


5

- Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan công
viên trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp về tổ không gian, kiến trúc, cảnh quan
công viên trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.


6

PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP
CHÀM, TỈNH NINH THUẬN
1.1.

Giới thiệu chung không gian, kiến trúc, cảnh quan Thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm

1.1.1. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội
và khoa học công nghệ của tỉnh của tỉnh Ninh Thuận, cách Cảng hàng không Quốc tế Cam
Ranh khoảng 50 km và thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa khoảng 100 km về phía
Bắc; cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam; cách thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm
Đồng 110 km về phía Tây. Với quy mô diện tích theo ranh giới hành chính hiện nay là
79,1708 km2. Thành phố có tuyến QL1A, QL 27, tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, thuận
lợi để giao lưu với TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang và các đô thị lớn. Những đặc
điểm về vị trí địa lý của Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là điều kiện rất thuận lợi để
Thành phố phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch, đặc biệt là thương mại, dịch vụ.


7

Hình 1.1. Vị trí thành phố trong vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Thành phố Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là một đô thị có bề dày lịch sử khá
lâu đời, do đó, kiến trúc - cảnh quan đô thị cũng có những giá trị đặc trưng cần được tôn
tạo và khai thác trong phát triên đô thị. Về không gian đô thị, nhìn chung, khu nội thành đã
phát triển dày đặc, mật độ xây dựng cao và thấp tầng - là hình thái phát triển phổ biến tại
các đô thị trung bình như Phan Rang - Tháp Chàm.

Hình 1.2. Kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm thành phố



8

a. Cảnh quan kiến trúc
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đang từng bước khai thác lợi thế về cảnh quan du lịch
biển để thu hút du lịch và phục vụ người dân trong vùng. Tuy nhiên, biển chưa đem lại
nhiều những giá trị về cảnh quan cho đô thị bởi còn xa các khu dân cư, chưa tổ chức được
hệ thống cây xanh, quảng trường tăng giá trị sử dụng cũng như sự hấp dẫn của bờ biển, đặc
biệt là đối với người dân.
Các khu vực có tiềm năng cảnh quan hầu như chưa được khai thác: sông Dinh nằm tại khu
vực phía Nam, và cảnh quan tại các khu vực lân cận: núi Cà Đú, Đầm Nại, núi Đá Chồng.
Các quỹ đất gần với các cảnh quan này hầu như chưa được sử dụng cũng là một yếu tố
thuận lợi để tổ chức các khu chức năng với cảnh quan phù hợp để đạt được mục tiêu. Mặt
khác, tại Thành phố vẫn chưa tạo dựng được những khu vực cửa ngõ có giá trị và ấn
tượng, xứng đáng với vai trò của Thành phố.
Thành phố hiện đang phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, trong đó có các tuyến
giao thông đối ngoại. Hiện nay, chưa có những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng bất
lợi của các tuyến đường giao thông trên và đang tạo nên nhưng bức xúc về ô nhiễm môi
trường và sự an toàn cho người dân thành phố. Một số trục trung tâm đã tạo được giá trị về
cảnh quan: các trục hướng biển đường 16 tháng 4 và đường Hải Thượng Lãn Ông, đường
Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trường Chinh, đường Thống Nhất - trục trung tâm thương
mại, đường Bác Ái đi qua di tích Tháp Chàm, còn lại các tuyến đường trong đô thị còn
nhỏ, diện tích cây xanh đường phố còn thiếu.
Các khu dân cư xây dựng quá dầy đặc, môi trường ở còn chưa phù hợp với một đô thị
nắng nóng và khô: thiếu các diện tích công viên, cây xanh, các không gian hoạt động công
cộng. Ngoài các khu dân cư mới, hình thức kiến trúc của các công trình nhà ở trong các
khu hiện trạng còn chưa đẹp và chưa có tính chất đặc trưng để phù hợp với môi trường và
cảnh quan.
Nhìn chung, do yếu tố về hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đô thị Phan Rang Tháp Chàm phát

triển chủ yếu trong các khu vực trung tâm, dọc các tuyến đường giao thông chính. Cảnh
quan hiện nay của Thành phố bước đầu được quan tâm và mới chỉ tập trung vào một số


9

khu vực trung tâm, chỉ có tiềm năng du lịch biển được khai thác và là khu vực duy nhất
trong Thành phố thể hiện được rõ rệt môi trường và cảnh quan du lịch. Thành phố đang
trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển để thực sự trở thành môt thành
phố du lịch.
Hệ thống cây xanh công viên của toàn thành phố có tỷ lệ nhỏ, tổng diện tích đạt khoảng
7,81 ha bao gồm: Vườn hoa trung tâm trên đường 16/4, vườn hoa trước UBND Thành phố
và các khu cây xanh vườn hoa khác được bố trí ở các phường.
Số lượng không gian công cộng của đô thị: Tổng số không gian công cộng trên địa bàn
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là 11 khu, bao gồm:
-

Công viên 16-4

- Công viên Lê Hồng Phong
- Công viên Hùng Vương
- Công viên Bến xe Nam
- Công viên Bến xe Bắc
- Công viên biển Bình Sơn
- Hồ Kinh Dinh
- Hồ Trung tâm
- Quảng Trường
- Tượng đài
- Bảo Tàng



10

Hình 1.3. Công viên 16/4

Hình 1. 4. Công viên biển Bình Sơn

b. Cảnh quan tự nhiên
Với việc khai thác môt cách hiệu quả những tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên để cải
thiện điều kiện môi trường, nâng cao chất lượng sống và mục tiêu lớn nhất là phát triển du
lịch, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp, văn minh và
hấp dẫn.
Từng yếu tố hiện vật và cảnh vật đều được quan tâm nhằm nâng cao giá trị cảnh quan của
từng khu vực cụ thể. Điều kiện khí hậu khô và nắng nóng sẽ được khắc phục bởi không
gian xanh trải dài trong đô thị gồm hệ thống hồ nước và cây xanh cảnh quan, cây xanh
đường phố kết nối với hệ thống kênh mương dẫn nước, cảnh quan sông Dinh, cảnh quan
biển với điều kiện chăm sóc tốt nhất đảm bảo xanh và đẹp quanh năm.
Các công trình xây dựng cũng tạo những yếu tố xanh trong đô thị bằng việc tô điểm cho
công trình những hình thức cây cảnh khác nhau, đặc biệt tại mặt tiền của công trình và coi
như một yếu tố không thể thiếu trong mỗi công trình. Hệ thống cây xanh cách ly của các
tuyến giao thông đối ngoại chạy qua Thành phố tạo thành những hành lang xanh trong đô
thị. Không gian của các khu trung tâm mang tính đặc trưng và gắn liền với tính chất cũng
như tổ chức không gian của từng khu đô thị, tạo nên môi trường cảnh quan phong phú,
khác biệt và hấp dẫn trên toàn đô thị. Tổ chức giao thông trong Thành phố tạo điều kiện
cho người dân được nhận thấy sự hùng vĩ của dãy núi Cà Đú ở phía Bắc, gần gũi với biển
ở phía Đông và cảm nhận cảnh quan của sông Dinh ở phía Nam.


11


Thành phố trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn bởi không gian thân thiện và các dịch vụ tiếp
đón tại khu vực của ngõ. Từ cửa ngõ phía Tây đến khu du lịch biển phía Đông của Thành
phố là môt đô thị đẹp, hấp dẫn với môi trường trong lành trên nền tảng của hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đồng bô, chất lượng và đạt tiêu chuẩn.
1.1.2. Quy hoạch chung thành phố (Các định hướng phát triển không gian, kiến trúc cảnh
quan) và thực tế triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố
Song song với việc phát triển hạ tầng đô thị, thành phố luôn chú trọng phát triển hệ
thống công viên cây xanh của thành phố. Cụ thể: 5 công viên và hồ điều hòa, 15 tiểu đảo
tuyến đường và quảng trường đã được đầu tư xây dựng cải tạo. Hiện toàn thành phố có
gần 95.000 m2 đất cây xanh, đạt 6m2/ người. Cây xanh công cộng được quản lý chăm sóc
tốt, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Hằng năm, nguồn kinh phí phục vụ chăm sóc, trồng
mới cây xanh đô thị rất lớn và tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, toàn thành phố có 78
tuyến đường chính, thì đã có 62 tuyến đường được trồng cây xanh (năm 2006 mới có trên
30 tuyến đường có cây xanh), với tổng cây xanh được đánh số đưa vào diện quản lý là
8.500 cây. Cây xanh không chỉ hiện diện trên đường phố mà còn được trồng ở các điểm
nút giao thông, trên các giải phân cách, vì vậy giúp cho người lưu thông trên đường cảm
thấy “mát mẻ” hơn trong không khí nóng nực ngày hè, làm cho diện mạo của thành phố
thêm đẹp và hấp dẫn du khách.
Phong trào trồng cây xanh được thành phố phát động mạnh trong các cơ quan, đơn
vị, trường học và trong nhân dân. Vì vậy cây xanh được trồng ở khắp mọi nơi, trong các
công sở, xí nghiệp, trong các trường học… tất cả đang tạo cho thành phố một tấm “phổi
xanh” rộng lớn bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì sự đầu tư phát triển hệ thống cây
xanh trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chưa xứng tầm với sự phát triển của
đô thị hiện nay. Mặc dù cây xanh đã được trồng ở rất nhiều nơi trên đường phố, công viên,
trong các cơ quan, trường học, trong khu dân cư nhưng chưa có loại cây nào là cây đặc
trưng riêng của Phan Rang-Tháp Chàm. Trên cùng một tuyến đường nhưng một bên cây
xanh phát triển khá tốt, một bên cây thưa thớt. Tình trạng cây xanh “da beo” trên đường



12

phố còn rất phổ biến. Nhiều năm trước đây thành phố đã dành một nguồn kinh phí không
nhỏ để trồng cây xanh trên các tuyến đường trung tâm, nhưng do công tác quản lý còn hạn
chế nên có tình trạng người dân đã tùy tiện trồng chen cây theo ý mình (chủ yếu là cây tạo
bóng mát nhanh), không chỉ phá vỡ quy hoạch cây xanh, mất vẻ mỹ quan, mà đang làm hư
hại cấu trúc bề mặt của vỉa hè đường phố.
Để thành phố thực sự là nơi thân thiện với mọi người, hiện địa phương đang chỉ
đạo thực hiện chỉ đạo quy hoạch lại đất trồng cây xanh và cải tạo thay thế chủng loại cây
xanh phù hợp với với khí hậu, cây xanh đô thị, mỹ quan, khả năng sinh trưởng, tỷ lệ che
phủ cao. Ngoài những cây đã trồng, thành phố lựa chọn thêm các loại cây chính như: xoan
Ấn Độ, sò đo cam, bàng Đài Loan, bàng biển, dương, ocasa đỏ; Thành phố quan tâm quy
hoạch quỹ đất làm vườn ươm giống cây xanh để cung cấp cây xanh tại chỗ tạo lập mô hình
vườn sinh thái trong thành phố theo phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du
khách đến với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
Hiện nay, thành phố đang duy trì rất hiệu quả phong trào tổng vệ sinh môi trường
hàng tháng trong nhân dân, lồng ghép với hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây xanh, làm sạch
“lá phổi xanh” của thành phố tạo cho thành phố thực sự văn minh, hiện đại, thân thiện.
Việc “Xây dựng thành phố xanh, sạch” của TP. Phan Rang Tháp Chàm là nhiệm vụ cụ thể
để “Xây dựng TP. Phan Rang Tháp Chàm đạt chuẩn đô thị loại I, với hướng đi này, đến
năm 2025, TP. Phan Rang Tháp Chàm sẽ đạt được tiêu chí diện tích đất cây xanh đô thị
bình quân đạt 7 m2/người.
1.2.

Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực nghiên cứu [21]

1.2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
a. Vị trí và quy mô nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có diện tích 87,1 ha, có ranh giới như sau:
-


Phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ và đường Nguyễn Thị Minh Khai;

-

Phía Tây giáp đường Nguyễn Tri Phương;

-

Phía Nam giáp đường 16/4;


13

-

Phía Đông giáp đường Phan Bội Châu và các công trình dịch vụ, nhà văn hóa
(được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu Khu công viên trung tâm TP. Phan
Rang – Tháp Chàm).

Hình 1.5. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ vệ tinh

Hình 1.6. Sơ đồ vị trí Khu công viên trong định hướng phát triển không gian thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030


14

b. Vai trò và chức năng
• Vai trò

-

Có tiềm năng phát triển dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch do vị trí đắc địa tại trung
tâm thành phố và khả năng kết nối thuật lợi với khu vực ven biển phía Đông.

-

Vai trò quan trọng trong giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cây xanh mặt nước

-

Đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng
sống của người dân đô thị

• Chức năng
-

Là khu vực nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa của người dân thành phố.

-

Là khu cây xanh sinh thái, công viên, vườn hoa vui chơi giải trí.

Có chức năng quan trọng trong phát triển du lịch, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và khai
thác các nét văn hóa đặc trưng của vùng.
1.2.2. Thực trạng cảnh quan tự nhiên
a. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Phan Rang Tháp Chàm có địa hình tương đối bàng
phẳng, cao độ từ 1,1m đến 6.1m.
-


Khu dân cư hiện trạng có cao độ từ 3,3m đến 6.1m.

-

Khu đất trống có cao độ từ 1,4m đến 3,1m.

-

Khu ruộng, vườn có cao độ từ 1.1m đến 3,1m.

-

Đường nhựa có cao độ từ 2,93m đến 4,94m

b. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang tính đặc trưng của khí hậu Nam Trung Bộ:
* Nhiệt độ:
-

Nhiệt độ cao quanh năm, dao động từ 23,30C đến 31,80C :


×