Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.53 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THANH QUANG

ĐỀ TÀI
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng Nghiên cứu

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THANH QUANG

ĐỀ TÀI
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Định hướng Nghiên cứu

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ THỊ HƯỜNG

Hà Nội – 2018


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

NLHVDS


Năng lực hành vi dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1 .............................................................................................................................. 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN ....................................................................................................... 9
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ....................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng .......................................................... 9
1.1.2.Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ........ 13
1.1.3.Ý nghĩa của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..... 17
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 1986 và
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ............................................................. 19

1.2.1 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia

đình năm 1986 ......................................................................................................... 19
2.1.2 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 ......................................................................................................... 20
1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..................................................................... 22

1.3.1. Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
theo pháp luật các nước phương Tây – Hoa Kỳ................................................... 22

1.3.2.Quy định về chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Thái Lan 2
1.3.3. Quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2001 ........................................................... 25
Chương 2 ............................................................................................................................ 29


PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TOÀ ÁN
NHÂN DÂN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 29
2.1. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..................................................... 29

2.1.1. Nguyên tắc xác định tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ..... 29
2.1.2. Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 31
2.1.3. Phương thức chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ......... 33
2.1.3.1. Chia một phần tài sản chung .................................................................... 33
2.1.3.2. Chia toàn bộ tài sản chung ........................................................................ 34
2.1.4. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân35
2.1.4.1. Vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ......... 35
2.1.4.2. Vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .. 36
2.1.5. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân ................................................................................................................... 38
2.1.6. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân .......................................................................................................................... 40
2.1.7. Chấm dứt hiệu lực chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân .......................................................................................................................... 42
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................... 43

2.2.1. Tình hình tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân tại Tòa án nhân dân Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh .............................. 43
2.2.2. Một số vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Tòa án nhân dân Quận 2
Thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 57
Chương 3 ............................................................................................................................ 63


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN63
3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..................................................................... 63

3.1.1. Hoàn thiện các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân phải phù hợp với thực tế quan hệ hôn nhân trong thời kỳ mới và
đáp ứng nhu cầu thực tiễn ...................................................................................... 63
3.1.2. Hoàn thiện các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân phải tạo được khung pháp lý đầy đủ và hiệu quả giúp Tòa án
giải quyết các yêu cầu của đương sự ..................................................................... 67
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN

CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..................................... 68

3.2.1. Về quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng cho người thứ ba
(người có quyền lợi liên quan)................................................................................ 68
3.2.2. Quy định cụ thể trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung70
3.2.3. Sửa quy định về hậu quả pháp lý của chia tài sản chung vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân...................................................................................................... 70
3.2.4. Bổ sung hậu quả pháp lý khi thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu ......................................................................... 73
3.2.5. Quy định chi tiết hơn về hình thức, thời điểm có hiệu lực và sự thay thế,
hủy bỏ của thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ... 73
3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ..................................................................... 75

3.3.1. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân........................................................................ 75
3.3.2. Tăng cường chế độ chính sách đối với Thẩm phán và các cán bộ Tòa án
và tích cực, chủ động phối hợp với các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành
phố về công tác xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật .................................... 76


3.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất tại trụ sở Tòa án nhân dân Quận 2 ............... 76
3.3.4. Một số giải pháp khác ................................................................................... 77
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng cả về chiều rộng và
chiều sâu của tất cả các mối quan hệ. Việc hình thành nền kinh tế thị trường
ở nước ta, kết hợp với sự du nhập văn hóa phương Tây, diện mạo của mỗi
gia đình Việt đã có những thay đổi nhất định. Các quan hệ tài sản trong
phạm vi gia đình cũng đã có sự chuyển mình phù hợp với xu hướng đó.
Trước đây, vợ chồng hầu như bị ràng buộc tất cả về quyền và nghĩa vụ
đối với gia đình. Lợi ích trong các giao dịch họ thực hiện đều dưới danh
nghĩa gia đình và đều chỉ được liên quan đến gia đình. Việc xác lập, thay
đổi, chấm dứt một giao dịch dân sự liên quan đến tài sản trong thời kỳ hôn
nhân đều được mặc định là quyết định chung của hai vợ chồng, họ đều phải
chịu trách nhiệm với giao dịch này, dù chỉ một bên quyết định và thực hiện.
Rất nhiều quan điểm thời bấy giờ cho rằng, suy cho cùng, tài sản dù là
chung hay riêng của vợ chồng cũng được sử dụng để đảm bảo sự tồn tại, duy
trì và phát triển của gia đình. Tuy nhiên, với sự thay đổi của xã hội, quan
niệm này đã bộc lộ nhiều điểm “hợp tình” nhưng không “hợp lý”. Ngày nay,
vợ chồng bình đẳng trong hầu hết các vấn đề mà độc lập, tự chủ tài chính là
một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong gia đình trẻ, chức
năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng, việc cả vợ
và chồng cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không còn xa lạ. Mỗi
người đều tự chủ tài chính, có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các
hoạt động nghề nghiệp và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc
vào người còn lại ngày càng phổ biến. Nếu được sự nhất trí đồng lòng của
vợ, chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với người còn lại thì đó
là một sự động viên vô cùng to lớn. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách thực
tế rằng, trong thời kỳ hôn nhân, không phải lúc nào việc đầu tư, hoạt động
sản xuất kinh doanh của một bên vợ chồng cũng mang lại lợi nhuận. Với
việc xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp



2

năm 2014, chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn với các quyết định của mình
mà chủ doanh nghiệp phải gánh chịu, thì việc không tách bạch tài sản giữa
vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ gây ảnh hưởng lớn tới bên còn lại
không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong trường hợp
người tham gia đầu tư, kinh doanh phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn thì
việc tạo nền tảng cho các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, các giao
dịch do mình thực hiện không phụ thuộc vào người còn lại là rất cần thiết.
Điều này giúp mỗi bên vợ, chồng thực hiện được quyền sở hữu đối với tài
sản mà không ảnh hướng tới các các giao dịch dưới danh nghĩa gia đình.
Quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một giải
pháp cực kỳ hữu ích cho vấn đề này.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa xã hội lớn của cả nước, là nơi giao thoa văn hóa phương Đông và
phương Tây, sự du nhập các xu hướng ứng xử nước ngoài khiến cho việc
chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khá phổ biến tại đây.
Các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ tương đối lớn
so với các địa phương khác trên toàn quốc. Với các tranh chấp dân sự, các
bên trong quan hệ thường tìm đến Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Quận 2 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều
khu đô thị, trong tương lai gần, nơi đây sẽ trở thành trung tâm tài chính
thương mại mới của Thành phố. Các tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân tại địa bàn Quận 2 đã xuất hiện trong thời gian qua
và có xu hướng tăng dần qua các năm. Các tranh chấp dạng này tuy hiện nay
chiếm một tỷ lệ không quá lớn nhưng có thể gia tăng nhanh chóng trong
tương lai theo tình hình phát triển kinh tế và suy nghĩ tự do của mỗi cặp vợ

chồng. Việc hạn chế các tranh chấp về chia tài sản chung vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tất cả các giai đoạn. Vấn


3

đề là bên cạnh quy phạm pháp luật cứng, cần phải có một hành lang pháp lý
cũng như thực tiễn công bằng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Khi tranh chấp xảy ra, Tòa án có các thủ tục, biện pháp chuyên môn nghiệp
vụ để giải quyết kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên.
Trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến chia tài
sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật nước ta đã có những
quy định cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
còn tồn tại nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp
tại Tòa án. Với mong muốn đưa công trình nghiên cứu của mình được vận
dụng vào thực tiễn công tác xét xử tại địa phương và đề xuất các kiến nghị
pháp luật giải quyết vấn đề chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân trong điều kiện hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành và thực tiễn áp
dụng tại Tòa án nhân dân Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được các
học giả, các nhà nghiên cứu lập pháp đề cập trong các công trình của mình.
Trước và trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập được một số
lượng tương đối các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chế độ tài sản
của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Trường Đại học
Luật Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ Luật học gồm: Vũ Thị Hiền (2014), “Xác

định tài sản riêng của vợ chồng”, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị
Kim Dung (2014), “Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật
Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Vân (2016),
“Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội”;… Các công trình này


4

nghiên cứu khá toàn diện về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân, hoặc chỉ đề cập ngắn gọn như một phần của công trình nghiên
cứu. Điểm cộng trong các công trình này là các nhà nghiên cứu hầu hết phân
tích sự trên Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2014 trên cơ sở sự so
sánh với Luật HN&GĐ năm 2000, các công trình này chưa đúc kết từ quá
trình áp dụng luật HN&GĐ năm 2014 vào thực tiễn xét xử tại Tòa..
Bên cạnh đó, một số luận văn như: Lưu Việt Thắng (2017), “Chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và thực tiễn áp dụng tại Tòa
án nhân dân quận Đống Đa - Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường
Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Đức Quang (2017), “Chia tài sản chung của
vợ chồng và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy – Hà Nội”,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội;…Mặc dù, các công
trình này được xây dựng từ thực tiễn xét xử tại địa phương, Tòa án tiến hành
giải quyết vụ việc đều là các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội – nơi
trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương
sẽ có những đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội với những quan niệm xã hội và
thực tiễn cuộc sống khác nhau. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể trong
Luận văn này là địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những vướng
mắc khác nhau từ thực tiễn xét xử các vụ án dạng này.
Ngoài ra, tác giả còn tìm đọc các tạp chí: Nguyễn Văn Cừ (1995),
“Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986”, Tạp chí

Luật học số tháng 1/1995; Nguyễn Phương Lan, “Hậu quả pháp lý của việc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học
số tháng 6/2002; Phùng Trung Tập (2012), “Việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2012;
…Cũng như một số Luận văn như: Nguyễn Thị Hạnh (2012), “Chia tài sản
chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng
hoàn thiện”, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Hồng Minh Hoàng (2013),
“Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật


5

Việt Nam”, Luật văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thị
Tố Nga (2005), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2005…Mặc dù chứa đựng nhiều ý kiến tham khảo
có giá trị, nhưng các công trình này được nghiên cứu dựa trên luật HN&GĐ
năm 2000, do đó, một số điều kiện và hoàn cảnh áp dụng quy phạm pháp
luật cũng không còn phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội hiện
nay.
Như vậy, có thể khẳng định, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một
công trình nghiên cứu về việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân theo pháp luật hiện hành từ thực tiễn xét xử của cơ quan tư pháp tại địa
bàn Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề cấp thiết đặt ra là có nhiều
nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về chế định chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt là những phương hướng được kết luận từ
công tác thực tế để định hướng thực tiễn vận dụng xét xử tại TAND Quận 2
Thành phố Hồ Chí Minh sau nghiên cứu.
Do đó, Tác giả lựa chọn nghiên cứu về vấn đề cơ bản còn tồn tại và
chưa được giải quyết hiệu quả trong công tác xét xử tranh chấp chia tài sản

chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại TAND Quận 2, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm, giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này để phục vụ công tác xét xử của Tòa án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về chia
tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, luận văn phân tích, đánh giá
việc áp dụng pháp luật, nhận định những điểm thuận lợi, hạn chế trong quá
trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, từ đó, chỉ ra những khiếm
khuyết, bất cập của pháp luật HN&GĐ và pháp luật tố tụng dân sự. Thông
qua các kết luận này, tác giả đưa ra một số kiến nghị về chia tài sản chung


6

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và áp dụng tại TAND Quận 2, nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn xã hội.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật
về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trên cơ sở so sánh với
các chế định tương đồng trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới;
Thứ hai, rà soát, tổng hợp sơ lược sự phát triển chế định chia tài sản
chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong Luật HN&GĐ Việt Nam qua
các thời kỳ.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ năm 2014.
Thứ tư, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết
tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại
TAND Quận 2.
Thứ năm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đưa ra một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn là:
- Quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân theo Luật HN&GĐ năm 2014, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và
một số văn bản liên quan khác.
- Thực tiễn xét xử về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân tại TAND Quận 2 – Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Tác giả vận dụng những kiến thức thu nhập được trong quá trình học
tập, nghiên cứu các tài liệu công trình có liên quan, kết hợp với việc chọn lọc


7

các bản án về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được
xét xử tại TAND Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, tác giả phân tích cụ thể và
làm rõ vấn đề nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện luận văn này.
Các phương pháp cụ thể được tác giả vận dụng bao gồm: Phương
pháp phân tích, phương pháp lo-gic, phương pháp tổng hợp – thống kê,
phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp chứng minh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Việc phân tích toàn bộ các quy định pháp luật về việc
chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, so sánh với các quy
phạm tương tự trong pháp luật của các nước, chứng minh tính phù hợp của
việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ góp phần hoàn thiện về lý luận, là
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng pháp luật về chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân. Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong giảng dạy, học tập chuyên ngành Luật.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá thực trạng số
lượng tranh chấp và thực tế giải quyết tranh chấp việc chia tài sản chung vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân tại TAND Quận 2. Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho người làm công tác xét xử và thực tiễn cuộc
sống.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của Luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể
sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân;
Chương 2: Pháp luật hiện hành về việc chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn xét xử tại TAND Quận 2 Thành phồ Hồ
Chí Minh;


8

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và công tác xét xử
tại TAND Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh về chia tài sản chung vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

1.1.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ

CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật
dân sự. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề tài sản của vợ chồng, chúng ta cần
phải đặt trong bối cảnh của chế định tài sản nói chung.
Nếu như BLDS năm 2005 tại Điều 163 quy định “Tài sản bao gồm:
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, thì trong BLDS năm 2015, bên
cạnh việc giữ nguyên như quy định trong BLDS năm 2005, phạm trù tài sản
đã được quy định mở rộng hơn. Khoản 2, Điều 105 BLDS năm 2015 quy
định: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, tài sản giữa vợ và
chồng thường không được phân định rạch ròi mà thường coi là “của chồng,
công vợ”, để nhắc nhở hai vợ chồng cùng chung lưng đấu cật, xây dựng gia
đình ấm no, hạnh phúc, cùng nhau tạo lập khối tài sản chung để lại cho con
cháu. Tài sản chung của vợ chồng là một trong những nội dung lớn nhất của
chế định tài sản chung trong Luật Dân sự, đây cũng là lĩnh vực nhận được sự
quan tâm, chủ yếu lớn của công luận, đặc biệt trước bối cảnh kinh tế xã hội
phát triển như hiện nay.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu của cả vợ và
chồng và là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng “mà trong đó,
phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với
tài sản chung” (Khoản 1 Điều 210 BLDS năm 2015). Tức là tài sản thuộc sở
hữu của vợ chồng mà với tài sản đó, việc mỗi người có quyền sở hữu bao



10

nhiêu không xác định được. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định, đây là tài sản
chung có thể phân chia khi vợ chồng có lý do chính đáng hay khi quan hệ
hôn nhân chấm dứt.
Về mặt lý thuyết, tài sản của ai sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó.
Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ gia đình, vợ chồng, nguyên tắc này sẽ
không còn có thể áp dụng một cách triệt để. Bởi vì, khi xác lập quan hệ vợ
chồng, họ đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,
chăm sóc cho con cái. Chính đặc điểm cơ bản này của gia đình đòi hỏi cần
phải có một chế định pháp lý riêng điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng
nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho gia đình được tồn tại và phát triển.
Tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ của các quốc gia
trên thế giới được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ
sở hữu, truyền thống, phong tục tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người
dân. Tài sản chung của vợ chồng có thể được hiểu là lợi ích vật chất thuộc
quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ và chồng, cả hai chủ thể này đều có thể
thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản vì mục
đích chung của gia đình. Vì tính chất cộng đồng của hôn nhân nên đòi hỏi
giữa vợ và chồng phải có một lượng tài sản chung nhất định để đảm bảo các
chi phí trong cuộc sống chung, thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của
gia đình, đặc biệt trong vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ con cái.
Dựa trên cơ sở đó, kế thừa và phát triển Điều 14 Luật HN&GĐ năm
1986, Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm
2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân,
trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà
vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà
vợ chồng thảo thuận là tài sản chung.



11

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Tài sản chung của vợ chồng luôn gắn với thời kỳ hôn nhân. Hôn
nhân tồn tại càng lâu dài thì khối tài sản chung càng có nhiều biến động. Vợ
chồng có thể cùng nhau lao động, sản xuất, kinh doanh để có thu nhập. Từ
đó, tài sản chung của vợ chồng được tăng lên. Nhưng xuất phát từ nhu cầu
chung của vợ chồng và của các thành viên khác trong gia đình mà tài sản
chung của vợ chồng được sử dụng để đảm bảo nhu cầu của gia đình như
đảm bảo các chi phí trong cuộc sống chung, thực hiện các chức năng xã hội
cơ bản của gia đình, đặc biệt trong vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ con
cái do đó, tài sản chung của vợ chồng bị giảm đi.
Tài sản chung vợ chồng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ sở hữu. Để trở thành chủ thể có quyền sở hữu đối
với tài sản chung vợ chồng, các bên phải có quan hệ vợ chồng hợp pháp, tức
là hai bên phải được pháp luật công nhận là vợ chồng theo quy định của
pháp luật HN&GĐ. Theo quy định của pháp luật hiện hành để có thể được
pháp luật công nhận là vợ chồng, hai bên nam nữ phải tiến hành đăng ký kết
hôn. Quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về
Đăng kí kết hôn quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật
về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì
không có giá trị pháp lý”.Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
2014 thì: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Thứ hai, về thời gian xác lập tài sản chung vợ chồng. Theo quy định

tại Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì những thu nhập hợp pháp
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản sản chung của vợ chồng bao
gồm: “… tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản


12

xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Khoản 13, Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Thời kỳ hôn
nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng
ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Như vậy, thời kỳ hôn nhân được
tính từ khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn, việc kết hôn được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận theo đúng thủ tục và các điều kiện luật định.
Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống tạo dựng tài sản nhằm nuôi sống
gia đình, vì lợi ích chung của gia đình. Trong thời kỳ hôn nhân, những tài
sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) do vợ chồng tạo ra đều thuộc
khối tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác (trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận).
Do đó, sự kiện kết hôn là cơ sở xác định tài sản chung của vợ chồng.
Khi hôn nhân chấm dứt, có phán quyết của Tòa án về việc ly hôn giữa vợ
chồng là thời điểm chấm dứt chế độ tài sản chung.
Thứ ba, về hình thức sở hữu. Theo quy định tại Điều 213 BLDS năm
2015 và Khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì “Tài sản chung của
vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia”.

Phần quyền sở hữu của vợ hoặc chồng không được xác định trong
khối tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản
chung bằng công sức của mỗi người, có quyền năng như nhau trong thực
hiện các quyền đối với tài sản không phụ thuộc vào công sức đóng góp của
mỗi người. Tài sản chung vợ chồng được xác lập căn cứ vào thời kỳ hôn


13

nhân của vợ chồng, do vậy tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải
do hai vợ chồng cùng tạo ra. Tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng
không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng sống chung hay sống riêng. Trong
thời kỳ hôn nhân, có thể do điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp dẫn đến sự
chênh lệch thu nhập của mỗi bên, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có
sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung.
Như vậy, vợ chồng có quyền quản lý tài sản chung, cùng khai thác
công dụng của tài sản chung, hưởng hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản đó,
đồng thời được thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến khối tài sản này
sau khi có sự đồng thuận nhất trí từ người còn lại. Tính chất tài sản chung
hợp nhất sẽ tồn tại trong suốt thời kỳ hôn nhân nếu trong thời kỳ hôn nhân
vợ chồng không có thỏa thuận chia tài sản.
Thứ tư, việc giới hạn thực hiện định đoạt tài sản chung vợ chồng. Xuất
phát từ lợi ích chung khi vợ chồng cùng xây dựng khối tài sản chung vợ
chồng, pháp luật quy định tài sản chung vợ chồng được sử dụng để đảm bảo
các nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, chăm
sóc con cái. Việc định đoạt tài sản chung liên quan đến bất động sản, động
sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang
là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình; thỏa thuận đưa tài sản chung
vào kinh doanh thì các quyết định này phải được hai bên vợ chồng bàn bạc,
thảo luận thống nhất và được thể hiện bằng văn bản.

1.1.2. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân
Là một quốc gia phương Đông, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong tục
tập quán, truyền thống văn hóa cũng như thực tế đời sống hôn nhân của
những người đi trước. Trước khi Luật HN&GĐ năm 1986 được ban hành,
pháp luật xác định sở hữu chung vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, tức
là toàn bộ khối tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc có được trong


14

thời kỳ hôn nhân, không phân biệt nguồn gốc, công sức đóng góp thì đều
được xác định là tài sản chung vợ chồng. Việc quy định như vậy là phù hợp
với điều kiện kinh tế thời bấy giờ, khối tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân còn chưa manh nha xuất hiện.
Kể từ Luật HN&GĐ năm, 1986 được ban hành, với những thay đổi
của các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất, quan hệ hôn nhân đã phát sinh
những vấn đề phức tạp hơn, khi mà khối tài sản chung vợ chồng ngày càng
lớn lên, kéo theo đó là khối lượng các giao dịch dân sự của mỗi bên vợ
chồng với bên ngoài không ngừng gia tăng. Do đó, pháp luật đã có những
thay đổi để kịp thời dự liệu và xử lý các tranh chấp phát sinh của vợ chồng
đối với khối tài sản chung này.
Đến nay, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
không được ghi nhận bằng các định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp
luật. Tại Khoản 1, Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận: “Trong thời
kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài
sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này, nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Trên cơ sở kế nghiên cứu khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân là việc trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng tự thỏa thuận
chia tài sản hoặc yêu cầu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc
sở hữu chung của vợ chồng cho mỗi bên vợ hoặc chồng”.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
không phải là phân chia theo nghĩa thông thường. Đây không phải là việc
chấm dứt tình trạng sở hữu chung hợp nhất bằng cách chia cho vợ, chồng
hoặc chấm dứt một khối lượng tài sản để phần tài sản mỗi người nhận được
sau khi chia ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản


15

chung. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ và chồng
có thể thỏa thuận rằng người vợ hoặc người chồng được nhận nhiều tài sản
hơn, dù trên thực tế, công sức đóng góp của người nhận nhiều tài sản hơn
vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung không tương ứng với giá trị số
tài sản được nhận. Đối với khối tài sản chung còn lại không được chia thì nó
vẫn tiếp tục thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và được áp dụng theo
nguyên tắc quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung theo quy định của
Điều 35 của Luật HN&GĐ năm 2014.
Các đặc điểm của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân:
Thứ nhất, việc chia tài sản được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung của hai người chưa kết hôn hay chia tài
sản của hai người đã và đang làm thủ tục ly hôn đều không được coi là chia
tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ hai, có tồn tại khối tài sản chung giữa hai vợ chồng. Khối tài sản
chung này phải thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng, có thể là tài sản

đang hiện hữu hoặc là tài sản hình thành trong tương lai.
Thứ ba, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm
dứt sở hữu chung vợ chồng. Việc chia tài sản chung này không chỉ đơn
thuần như việc chia tài sản chung thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất
như quy định tại Điều 213 BLDS năm 2015, khối tài sản chung vẫn có thể
còn tồn tại hoặc xuất hiện (trong trường hợp không chia hết hoặc sau khi
chia lại được thừa kế chung, tặng cho chung, hay vợ chồng khôi phục lại chế
độ tài sản chung...).
Việc chia tài sản chung sẽ có trong tương lai, trong một giới hạn nào
đó có thể được đồng hóa với việc thay đổi cơ sở pháp lý việc hình thành các
khối tài sản của vợ chồng. Ví dụ: Nếu vợ chồng thỏa thuận rằng từ nay về
sau tiền lương, thu nhập khác của mỗi người, các tài sản được vợ chồng tạo
ra trong thời kỳ hôn nhân tiếp theo là tài sản riêng của mỗi người, điều này


16

đồng nghĩa với việc vợ chồng đã từ chối áp dụng quy tắc của chế độ tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc thay thế một cách có hệ thống các quy
tắc về thành phần cấu tạo của các khối tài sản bằng các thỏa thuận đặc thù có
thể dẫn đến sự hình thành các chế độ tài sản đặc thù không được luật dự kiến
và điều đó cũng có nghĩa rằng bằng con đường thỏa thuận, vợ chồng có thể
loại bỏ hoàn toàn các quy tắc thuộc chế độ chung về tài sản và đặt các quan
hệ tài sản giữa họ là ngoài vòng pháp luật một cách hợp pháp1.
Thứ tư, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh
hưởng tới quan hệ nhân thân của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung, quan
hệ vợ chồng vẫn tồn tại trước pháp luật, do đó, mọi quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối với nhau như chung thủy, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau,
cùng xây dựng gia đình hạnh phúc... vẫn được tiếp tục duy trì. Việc chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoàn toàn không phải là ly thân như một

số quốc gia trên thế giới hay cách hiểu thông thường trong xã hội.
Thứ năm, việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
dựa trên nền tảng sự thỏa thuận vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng
không đạt được sự thỏa thuận thì Tòa án thực hiện phân chia theo nguyên tắc
chia đôi. Tuy nhiên, lúc này Tòa án có thể căn cứ vào công sức đóng góp
của mỗi bên vào khối tài sản chung này để phân chia.
Chia tài sản chung như một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh nghề nghiệp của vợ chồng. Nếu như chỉ để tạo điều kiện cho vợ hoặc
chồng thực hiện nghĩa vụ riêng hoặc phát triển dự án kinh doanh riêng thì vợ
chồng có thể thỏa thuận về việc dành cho người đó có phần tài sản riêng lớn
hơn nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn để trả nợ hoặc để kinh doanh của
người này mà không quan tâm đến công sức đóng góp của người này hay
người kia vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung. Trong trường hợp
sau này, việc xác định phần quyền của vợ chồng trong khối tài sản chung
1

Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, />

17

được phân chia thường chỉ được thực hiện sau khi đã chia xong khối tài sản
đó.
Trong quá trình tự thỏa thuận việc phân chia, vợ chồng có thể dựa
vào các quy định liên quan đến công sức đóng góp của người này hay người
kia vào sự phát triển của khối tài sản chung để thanh toán khối tài sản đó
trước khi tiến hành phân chia. Đối với trường hợp Tòa án phân chia, Tòa án
sẽ chia đôi tài sản chung trên cơ sở xem xét một số yếu tố. Trong đó, yếu tố
đống góp của vợ hoặc chồng cả về mặt vật chất lẫn phi vật chất (lao động
trong gia đình, không phát sinh thu nhập) là yếu tố vô cùng quan trọng trong
việc xem xét, phân chia tài sản.

1.1.3. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân
Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mang một ý
nghĩa quan trọng, giúp cho vợ chồng được tự chủ, độc lập trong kinh tế
nhưng vẫn không làm mất đi tính cộng đồng trong quan hệ hôn nhân cũng
như truyền thống của gia đình Việt Nam. Ý nghĩa này được thể hiện qua các
phương diện sau:
Thứ nhất, việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể
hiện việc tôn trọng quyền tự do định đoạt, tự do thỏa thuận tài sản của các
chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Theo đó, các bên có quyền tự định đoạt đối
với các tài sản của mình trong trường hợp không muốn rằng buộc khối tài
sản đó với quan hệ hôn nhân. Quy định này cho phép các bên trong quan hệ
hôn nhân có sự chủ động, toàn quyền trong việc làm ăn, kinh doanh của
mình.
Thứ hai, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một giải
pháp để loại bỏ các mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý, sử dụng, định
đoạt tài sản. Tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật phải được
quản lý theo sự nhất trí của hai người, định đoạt theo sự thỏa thuận của hai


18

người mà hai người thì không phải bao giờ cũng có thể nhất trí về cách quản
lý của nhau, bằng lòng về cách định đoạt tài sản của nhau và như thế thì chắc
chắn sẽ có mâu thuẫn phát sinh, mâu thuẫn đó khiến cho việc dịch chuyển
tài sản bị chậm lại, có khi bị ngừng lại gây bất lợi cho kinh tế gia đình. Còn
việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu cá nhân thì không cần có sự nhất trí, sự
bằng lòng của nhau, chính vì vậy mà việc chia tài sản chung sẽ là một giải
pháp để loại bỏ các mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản.
Thứ ba, việc chia tài sản chung này giúp các chủ thể trong quan hệ

hôn nhân bảo vệ được khối tài sản của mình trong trường hợp bên vợ
(chồng) còn lại có những hành vi gây tổn hại đến khối tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân hoặc giữa hai bên phát sinh những mâu thuẫn nghiêm trọng
về tài sản nhưng các bên không muốn ly hôn. Việc chia tài sản chung là một
giải pháp cho các cặp vợ chồng có tuổi vì lý do nào đó mà có mẫu thuẫn sâu
sắc về tình cảm, nhưng lại không dám ra Tòa án ly hôn do sợ điều tiếng của
dư luận, sợ mất hòa khí gia đình, sợ con cái lo buồn, sợ hàng xóm chê cười.
Quy định này tạo điều kiện cho họ được có tài sản riêng để sống độc lập,
tránh đối mặt với các mâu thuẫn.
Thứ tư, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Đây là
trường hợp bên thứ ba có tranh chấp về tài sản với một trong hai bên chủ thể
trong quan hệ hôn nhân. Khi đó, chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quyền sử
dụng tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân của mình để giải quyết các
nghĩa vụ dân sự liên quan.
Quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã đánh
dấu sự chuyển mình theo thời đại của các quy định pháp luật về quyền sở
hữu tài sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lòng thoát
khỏi nguyên tắc của xã hội trồng lúa nước - đó là ổn định để tồn tại, đoàn kết
để tồn tại, chính vì thế mà người ta thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài
sản, nhất lại là tài sản của vợ chồng, nếu như cặp vợ chồng nào có sự độc lập


×