Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI NGỌC LA

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI NGỌC LA

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tô Văn Hòa

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Ngọc La


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở
HUYỆN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


1.1. Một số vấn đề lý luận về chính quyền địa phương
1.2. Tổ chức chính quyền địa phương ở huyện theo Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015
1.3. Hoạt động của chính quyền địa phương ở huyện theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015

6
6
12
16

Chương 2: THỰC TIỄN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường của Huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên
2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên
2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho phát triển kinh tế, xã hội của
Huyện Điện Biên Đông đến năm 2020
2.4. Thực tiễn tổ chức của chính quyền địa phương ở Huyện Điện
Biên Đông, tỉnh Điện Biên
2.5. Thực tiễn hoạt động của chính quyền địa phương ở Huyện Điện
Biên Đông, tỉnh Điện Biên

19
19
22
32
41

49

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Quan điểm hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phương ở huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên
3.2. Các giải pháp hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phương ở huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

61

64
67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CQĐP

: Chính quyền địa phương

ĐVHC


: Đơn vị hành chính

HCNN

: Hành chính nhà nước

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần, đại biểu HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 huyện Điện Biên Đông

2.2


Số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần thường trực
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 huyện Điện Biên Đông

2.3

43

Số lượng, chất lượng thành viên các Ban HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021

2.4

42

44

Số lượng, chất lượng thành viên UBND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 huyện Điện Biên Đông

45


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã
thông qua Hiến pháp mới của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Hiến pháp năm 2013). Hiến pháp mới đã chứa đựng nhiều điểm mới thể hiện
sự phát triển lớn so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Một trong số những điểm mới quan trọng là về tổ chức hoạt động của chính
quyền địa phương (CQĐP). Ngày 19 tháng 6 năm 2015, Quốc hội đã ban
hành Luật tổ chức CQĐP trong đó thể chế hóa nhiều điều mới của Hiến pháp
năm 2013 về tổ chức và hoạt động của hệ thống CQĐP ở Việt Nam. Một số
điểm mới nổi bật của Luật tổ chức CQĐP năm 2015 là các quy định về cơ cấu
tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, cơ
chế phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cấp CQĐP. Những quy định
mới này đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc thi hành trong thực tiễn đòi
hỏi sự nghiên cứu, tổng kết một cách thấu đáo để có thể rút kinh nghiệm trong
việc tổ chức thi hành luật này cũng như góp phần hoàn thiện luật tổ chức
CQĐP trong giai đọan tới.
Huyện Điện Biên Đông là một trong những đơn vị hành chính cấp
huyện của tỉnh Điện Biên. Đây là địa bàn miền núi có nhiều điều kiện đặc thù
cả về kinh tế, xã hội và trình độ nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cán
bộ và người dân. Với những điểm mới mang tính đột phát của Hiến pháp năm
2013 và Luật tổ chức CQĐP năm 2015, việc tổ chức thực hiện Luật tổ chức
CQĐP năm 2015 tại tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên Đông nói
riêng lại càng là thách thức lớn. Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn
diện các mặt hoạt động của huyện, trong đó đặc biệt nâng cao chất lượng hoạt
động của chính quyền các cấp.
Với bối cảnh trên đây, việc thực hiện Luật tổ chức CQĐP năm 2015
tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên không chỉ là vấn đề thực thi bản


2
thân luật đó mà còn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ này và các
nhiệm kỳ tới.
Qua 2 năm thực hiện Luật tổ chức CQĐP năm 2015 tại địa bản tỉnh

Điện Biên Đông đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cần được giải quyết. Để khắc phục
những tồn tại, vướng mắc cần phải có nghiên cứu thấu đáo và cặn kẽ về thực
trạng tổ chức và hoạt động của CQĐP các cấp trên địa bàn huyện và căn cứ
trên đặc thù của địa phương để đề ra những giải pháp khắc phục phù hợp. Có
thể nói trong bối cảnh đó việc nghiên cứu đề tài luận văn "Tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên - thực trạng và giải pháp" có tính cấp thiết cao. Đề tài này
đặc biệt có giá trị ứng dụng cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và
hoạt động của CQĐP ở huyện Điện Biên Đông trong giai đoạn tới.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau
liên quan tới tổ chức và hoạt động của CQĐP nói chung, đặc biệt trong bối
cảnh thực hiện Luật tổ chức CQĐP năm 2015. Trong số đó phải kể tới các
công trình sau:
- Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các
cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Hà Quang Ngọc (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương cấp tỉnh, huyện đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, trang 17-23, 30.
- Nguyễn Cửu Việt (2015), Đa dạng hóa mô hình chính quyền địa
phương nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
phải là nội dung cốt lõi của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 2, trang 3-11.


3
- Văn Tất Thu (2013), Cơ sở hợp lý tổ chức chính quyền địa phương,
Tạp chí Lịch sử đảng, số 2, trang 53-60.

- Hoàng Thị Hồng Liên (2016), Hoạt động ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm Hùng Trường (2010), Đổi mới tổ chức chính quyền địa
phương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - qua thực tiễn của tỉnh Lạng
Sơn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Hà Nam (2013), Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trần Thị Diệu Oanh (2013), Về tác động của phân cấp quản lý đến
địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong đổi mới tổ chức và hoạt
động bộ máy nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tuy nhiên, có thể nói chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động của CQĐP các cấp trên địa bàn của huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài "Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - Thực trạng và
giải pháp" nhằm mục đích tổng kết, đánh giá thành tựu và những bất cập
trong tổ chức và hoạt động của các cấp CQĐP trên địa bàn huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân của những bất cập, luận
văn hướng tới mục đích đề ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả tổ chức và hoạt động của các cấp CQĐP trên địa bàn huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên. Trong số các giải pháp, luận văn cũng sẽ cố gắng đề ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chung công tác thi hành Luật tổ chức
CQĐP trên địa bản huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.


4

* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định một số
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức, hoạt động
của CQĐP nói chung, của các cấp CQĐP trên địa bàn cấp huyện nói riêng
theo Luật tổ chức CQĐP năm 2015.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, bất cập trong tổ chức và hoạt
động của các cấp CQĐP trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
- Phân tích, làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
trong tổ chức và hoạt động của CQĐP các cấp trên địa bàn huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã, huyện trên địa
bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là tổ chức, hoạt động của
CQĐP cấp xã, CQĐP huyện trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện
Biên. Đề tài không nghiên cứu tổ chức, hoạt động của các cấp CQĐP ở cấp tỉnh.
Về phạm vi không gian, luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động của
các cấp CQĐP ở địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Về phạm vi
thời gian, luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động hiện tại của các cấp
CQĐP trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh
thực thi Luật tổ chức CQĐP năm 2015 trên địa bàn huyện.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng trong trong quá trình
nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài tiếp cận từ quan điểm hội nhập quốc tế để
phân tích nhu cầu của Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường số.
Đề tài áp dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp phân tích và
phương pháp so sánh. Phương pháp phân tích được áp dụng để nghiên cứu



5
sâu về hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường số. Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh giữa hai
hệ thống này.
6. Ý nghĩa khoa học và kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về tổ chức và hoạt động
của CQĐP cấp xã và huyện trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, một huyện
của tỉnh Điện Biên. Đây là một địa bàn có nhiều đặc thù về mặt dân tộc, kinh
tế, văn hóa, xã hội, lịch sử. Việc nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn bởi kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được trực tiếp áp dụng trong thực tiễn
quản lý, điều hành của huyện Điện Biên Đông nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tổ chức, hoạt động của chính quyền huyện. Kết quả nghiên cứu của luận
văn cũng có thể được tham khảo để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các
CQĐP cấp xã, huyện ở những địa bàn khác của tỉnh Điện Biên cũng như được
sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, dự thảo sửa đổi, bổ sung
Luật tổ chức CQĐP năm 2015 ở góc nhìn phù hợp với thực tiễn các địa bàn
miền núi, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như địa bàn tỉnh Điện Biên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức, hoạt động của
chính quyền địa phương ở huyện theo pháp luật hiện hành.
Chương 2: Thực tiễn tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện về tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên.



6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về chính quyền địa phương
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chính quyền địa phương
Để làm rõ khái niệm CQĐP trước tiên cần đề cập tới khái niệm địa
phương và đơn vị hành chính.
"Địa phương" là một thuật ngữ sử dụng trong nhiều ngữ cảnh, thuộc
nhiều lĩnh vực và trong cuộc sống hàng ngày. Khi nói tới thuật ngữ này,
người ta hiểu đây là khái niệm chỉ chung phạm vi lãnh thổ, công việc giới hạn
trong một bộ phận nhất định của một quốc gia chứ không phải toàn thể quốc
gia. Trong luật học và khoa học tổ chức bộ máy nhà nước, "địa phương" được
dùng để chỉ tất cả các công việc của nhà nước giới hạn trong một bộ phận
nhất định của lãnh thổ quốc gia, đối với các công việc được thực hiện ở cấp
"trung ương". Địa phương khi đó được xem là vùng, khu vực trong quan hệ
với trung ương, với cả nước; địa phương là một phần của lãnh thổ quốc gia,
địa phương được chia thành nhiều cấp khác nhau, có thể là huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể là xã, phường, thị trấn1.
Nếu như "địa phương" là thuật ngữ được sử dụng chung trong nhiều
lĩnh vực thì "Đơn vị hành chính" (ĐVHC) là thuật ngữ chuyên biệt dùng trong
luật học, cụ thể là ngành Luật hiến pháp, và khoa học tổ chức bộ máy nhà
nước. Đơn vị hành chính cũng là những phần, bộ phận của lãnh thổ quốc gia,
song được Nhà nước phân định ra nhằm thực hiện công việc hành chính nhà
nước. Nói cách khác, đơn vị hành chính là những đơn vị không gian có ranh
giới xác định, được phân chia trong một lãnh thổ quốc gia thống nhất, nhằm
1. Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 29-30.



7
mục đích thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước. Đơn vị hành
chính lãnh thổ cũng thường được gọi chung là các địa phương trong bản đồ
hành chính Việt Nam.
Khác với "địa phương" hay "đơn vị hành chính" là những khái niệm
chỉ về lãnh thổ và không gian nằm trong một quốc gia, "chính quyền địa
phương" liên quan tới tổ chức thiết chế nhà nước cai quản công việc ở địa
phương. Theo Từ điển luật học của Nxb Collins, CQĐP là hệ thống chính
quyền của những thị trấn, ở những khu vực (quận, huyện) được điều hành bởi
những hội đồng dân cử và những viên chức chấp hành (thừa hành) 2. Theo tác
giả Robert Schmuhn, CQĐP là hệ thống chính quyền của một đô thị hay một
khu vực lãnh thổ được điều hành bởi những người đại diện do nhân dân địa
phương bầu ra. Theo tác giả Trần Công Dũng, CQĐP là một bộ phận hợp thành
của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan đại diện - quyết
nghị do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức khác
được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện - quyết nghị này để quản lý các
lĩnh vực xã hội ở địa phương theo quy định của hiến pháp và pháp luật3.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất "Chính quyền địa phương"
là khái niệm chỉ các cơ quan nhà nước được thành lập theo quy định của
pháp luật ở các đơn vị hành chính để cai quản công việc nhà nước trong đơn
vị hành chính, hay cũng có thể gọi là "địa phương" đó.
Chính quyền địa phương cần được phân biệt với các cơ quan chính
quyền nhà nước ở địa phương. CQĐP là khái niệm để chỉ chung bộ máy nhà
nước được thiết lập ở các đơn vị hành chính để cai quản các công việc ở địa
phương. Để thực hiện việc cai quản này, trong cơ cấu tổ chức CQĐP phải
gồm các cơ quan tương ứng, phù hợp với chức năng, đặc điểm của CQĐP và
việc cai trị ở từng địa phương. CQĐP thì ở đơn vị hành chính nào cũng có
song tổ chức các cơ quan CQĐP ở từng đơn vị hành chính không nhất thiết
2. Dictionary of law, Peter Collins Publishing 2000.

3. Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 31-32.


8
phải giống nhau do đặc điểm của từng ĐVHC là khác nhau. Chính vì điều
này nên Hiến pháp năm 2013 đã là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập
hiến Việt Nam dùng thuật ngữ CQĐP thay vì chỉ đề cập tới các cơ quan nhà
nước ở địa phương như các hiến pháp trước đây. Bên cạnh đó Hiến pháp
năm 2013 cũng phân biệt khái niệm "Chính quyền địa phương" và "Cấp
chính quyền địa phương". Sự khác biệt giữa hai khái niệm này chỉ nằm ở cơ
cấu tổ chức của các cơ quan CQĐP trực thuộc. Cấp CQĐP phải có cơ cấu tổ
chức đầy đủ cả HĐND và UBND, còn CQĐP thì có thể không có đầy đủ hai
loại cơ quan trên đây4.
Chính quyền địa phương cũng cần được phân biệt với các cơ quan nhà
nước đặt ở địa phương. Để thực hiện công việc nhà nước trên phạm vi một
ĐVHC thì không chỉ có CQĐP và cá cơ quan CQĐP của ĐVHC đó mà còn
có thể có các cơ quan nhà nước do cơ quan ở cấp trung ương thiết lập tại địa
phương, nằm ngoài cơ cấu tổ chức của CQĐP của ĐVHC đó, ví dụ các cơ
quan như thuế, ngân hàng nhà nước, thi hành án đặt tại một ĐVHC cụ thể
song không thuộc cơ cấu tổ chức của CQĐP sở tại.
1.1.2. Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước
Theo tác giả Trần Công Dũng, CQĐP có một số chức năng chung, bao
gồm chức năng chấp hành, thừa hành quyết định của các cơ quan cấp trên,
chức năng thực hiện ý chí của cộng đồng nhân dân địa phương và chức năng
liên kết, hỗ trợ cộng đồng5. Với những chức năng hết sức quan trọng trên đây,
CQĐP dù ở bất kỳ ĐVHC nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng của mình
trong Bộ máy nhà nước. Vai trò đó thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, CQĐP góp phần gánh vác công việc của chính quyền trung
ương, giúp giảm tải công việc của chính quyền trung ương. Nhà nước hiện đại

có xu hướng can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội. Với định hướng xây
4. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao và những người khác (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Lao động xã hội, tr. 579-582.
5. Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 39-91.


9
dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam cũng có xu hướng như vậy. Có
thể thấy sự can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, y tế,
giáo dục, lao động, môi trường, báo chí … thậm chí cả các lĩnh vực mang tính
xã hội hóa cao như văn hóa, văn nghệ, thể thao. Nếu các cơ quan nhà nước ở
trung ương quyết định mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực thì sẽ trở nên quá tải và
không hiệu quả. Khi CQĐP thực hiện chức năng tự quản có nghĩa là một số
vấn đề trong một số lĩnh vực có phạm vi tác động ở địa phương sẽ được phân
quyền cho CQĐP quyết định và tổ chức thực hiện theo cơ chế tự chịu trách
nhiệm. Nhờ vậy, các cơ quan nhà nước ở trung ương giảm tải được công việc
để tập trung nguồn lực vào các vấn đề chính sách ở tầm quốc gia.
Thứ hai, CQĐP là thiết chế bảo đảm tính hiện thực và thực thi có hiệu
quả chủ trương, chính sách, pháp luật của trung ương trong thực tiễn. Như
trên đã đề cập, khi thực hiện chức năng chấp hành, CQĐP các cấp tạo thành
mạng lưới cơ quan chấp hành chính của các cơ quan nhà nước ở trung ương,
đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) ở trung ương. Ví dụ khi
Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật đầu tư chứa đựng nhiều chính
sách ưu đãi đối với nhà đầu tư về quyền sử dụng đất, về thủ tục hành
chính.v.v. thì nhà đầu tư chỉ có thể thực sự hưởng những ưu đãi đó khi CQĐP
cấp tỉnh tương ứng thực sự thực thi Luật. Nói cách khác, chính sách, pháp luật
của trung ương song vấn đề thi hành lại nằm ở địa phương. Nếu không có
hành động hiệu quả của CQĐP thì pháp luật và các chính sách chủ yếu của
trung ương dù hay đến mấy cũng chỉ nằm trên giấy. Bộ máy HCNN có hiệu

quả hay không cũng phần lớn do hiệu quả hoạt động của CQĐP. Câu nói "trên
trải thảm, dưới trải đinh" mặc dù mang hàm ý chỉ trích song phần nào thể hiện
được tầm quan trọng của CQĐP trong việc thực thi pháp luật, chính sách của
cấp trên.
Thứ ba, khi quyết định và tổ chức thi hành quyết định về các vấn đề
của địa phương, CQĐP bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước đáp ứng tốt nhất
và phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Điều này dễ hiểu


10
bởi lẽ CQĐP là do nhân dân địa phương thành lập nên với những đại diện của
chính người dân địa phương, do đó, các quan chức làm việc trong CQĐP là
những người am hiểu nhất điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Các quyết
định của CQĐP đưa ra sẽ có khả năng phù hợp cao hơn với điệu kiện của địa
phương và do đó có hiệu quả tốt hơn, tránh được tình trạng quan liêu trong
điều hành công việc nhà nước ở địa phương.
Thứ tư, CQĐP đóng vai trò quyết định cho sự phát triển đa dạng của
địa phương, qua đó đóng góp vào sự thịnh vượng bền vững chung của đất
nước. Nếu phát huy tốt chức năng tự quản của mình, mỗi CQĐP sẽ là một
thiết chế nhà nước có trách nhiệm với sự phát triển của địa phương. Quan
chức trong CQĐP sẽ phải tìm mọi cách phát huy lợi thế cạnh tranh của địa
phương mình. Mỗi địa phương sẽ phát triển theo cách riêng với thế mạnh riêng.
Kết quả là sự thịnh vượng của quốc gia sẽ mang tính ổn định và bền vững cao
do có nền tảng đa dạng và vững chắc từ sự phát triển của các địa phương.
1.1.3. Khái niệm và vai trò của chính quyền địa phương ở huyện
trong hệ thống chính quyền địa phương
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống CQĐP ở Việt Nam
hiện nay gồm 3 cấp: Xã, huyện, tỉnh. Trên địa bàn của một ĐVHC cấp huyện
có hai loại CQĐP là CQĐP huyện và CQĐP của các ĐVHC cấp xã trực thuộc
huyện, thông thường có 01 CQĐP thị trấn nơi đặt cơ quan chính quyền của

huyện và các CQĐP của các xã nằm trên địa bàn của huyện. Như vậy, CQĐP
nằm trên địa bàn của huyện là các CQĐP ở cấp thấp nhất trong hệ thống
CQĐP ở Việt Nam. Cấp trên của các CQĐP này là CQĐP ở tỉnh và trên nữa
là chính quyền ở trung ương. Với vị trí như vậy, CQĐP trên địa bàn của
huyện có vai trò rất quan trọng trong hệ thống CQĐP ở địa phương nói riêng
và hệ thống chính quyền nói chung ở Việt Nam.
Thứ nhất, đây là những CQĐP ở sát dân nhất, gần nhân nhất, đặc biệt
là CQĐP ở các xã. Hơn bất cứ chính quyền ở cấp nào khác, các CQĐP ở
huyện có điều kiện nắm bắt sâu sát nhất tình hình thực tiễn của đời sống nhân


11
dân và tình hình mọi mặt ở địa phương. Những hoạt động, quyết định của các
CQĐP này sẽ có tác động trực tiếp nhất tới đời sống của người dân và trực
tiếp đem lại sự cải thiện, thay đổi trong đời sống của người dân, của cộng
đồng trên địa bàn. Ở chiều ngược lại người dân cũng cảm nhận được rõ nét
nhất sự hiện diện của chính quyền thông qua những gì các CQĐP ở xã và
huyện làm trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày. Tất cả những gì
người dân cảm nhận được, nhận xét và đánh giá về hiệu quả, mức độ tận tình
phục vụ, bản chất tốt đẹp hay không tốt đẹp của nhà nước, của chế độ nói
chung và của các cấp chính quyền nói riêng chính là thông qua hoạt động của
CQĐP ở xã và huyện. Lý do là bởi vì đa số người dân trong cuộc sống hàng
ngày ít có sự tương tác, giao dịch với các cơ quan chính quyền ở cấp tỉnh hay
cấp trung ương. Chính vì vai trò quan trọng này của CQĐP ở huyện và xã nên
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ VIII (1996) đã nhấn
mạnh nhiệm vụ "kiện toàn bộ máy chính quyền cấp huyện và cơ sở đủ sức
quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra
và nhân dân đòi hỏi".
Thứ hai, cũng với tư cách là các cơ quan CQĐP ở sát dân nhất, gần
dân nhất, CQĐP ở trên địa bàn của huyện cũng chính là lực lượng trực tiếp

thực hiện hầu hết các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước trong thực tiễn cuộc sống. Điều này thể hiện rất rõ qua số lượng các
CQĐP cấp huyện và CQĐP địa phương cấp xã trên cả nước. Hình dung toàn
bộ hệ thống chính quyền của Việt Nam hiện nay với một cấp chính quyền ở
trung ương, 63 CQĐP ở cấp tỉnh, hơn 700 CQĐP ở cấp huyện và hơn 11.000
CQĐP ở cấp xã, có thể thấy các CQĐP trên địa bàn của huyện tạo thành mạng
lưới bao trùm lên khắp các ĐVHC của Việt Nam, trực tiếp thực hiện hoạt
động quản lý của nhà nước đối với mọi mặt đời sống ở các ĐVHC của Việt
Nam. Như vậy, nếu như đối với các cấp chính quyền ở trung ương và cấp tỉnh
cần đề cao vai trò bao quát, xây dựng chính sách, pháp luật thì đối với các


12
CQĐP ở cấp xã và huyện thì cần chú trọng vai trò thực thi chủ trương, chính
sách và hành động trong thực tiễn. Chủ trương, chính sách, pháp luật có hay
đến mấy song khâu thực thi yếu kém, không hiệu quả thì cũng sẽ trở nên vô
nghĩa. Sự kém hiệu quả, yếu kém của CQĐP theo nhiều nghĩa chính là
nguyên nhân dẫn tới nhiều bất cập trong hoạt động của bộ máy nhà nước,
trong đó trực tiếp là tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh", "trên nóng, dưới
lạnh" như tình trạng được đề cập đến nhiều trong thời gian vừa qua.
1.2. Tổ chức chính quyền địa phương ở huyện theo Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015
1.2.1. Chính quyền địa phương và cấp chính quyền địa phương ở huyện
Một trong những điểm mới nổi bật của Hiến pháp năm 2013 so với
các hiến pháp trường đây là quy định phân biệt giữa "Chính quyền địa
phương" và "Cấp chính quyền địa phương". Điều 111, Hiến pháp năm 2013
quy định:
"1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định".
Như vậy, "Chính quyền địa phương" và "Cấp chính quyền địa phương"
là hai khái niệm khác nhau được sử dụng trong tổ chức của CQĐP của Việt
Nam. CQĐP là các cơ quan nhà nước được tổ chức ở địa phương, thực hiện
công việc nhà nước tại địa phương. Ở bất kỳ đơn vị hành chính nào của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đều có CQĐP để thực hiện công
việc nhà nước tại nơi đó. Trong khi đó, Cấp CQĐP là CQĐP song về mặt tổ
chức nó phải có HĐND và UBND. Theo tinh thần của Hiến pháp thì không
phải bất kỳ ĐVHC nào của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng
đều có Cấp CQĐP, nói cách khác không phải bất kỳ CQĐP nào cũng được tổ


13
chức đầy đủ như Cấp CQĐP. Tùy đặc điểm của từng ĐVHC mà quyết định
CQĐP nơi đó có phải là Cấp CQĐP hay không6.
Tuy Hiến pháp năm 2013 có sự phân biệt giữa CQĐP và cấp CQĐP
Luật tổ chức CQĐP lại không thể hiện rõ sự phân biệt này. Điều 1, Luật tổ
chức CQĐP quy định: "Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này". Như vậy, ở
tất cả các ĐVHC của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều tổ chức
Cấp CQĐP gồm HĐND và UBND.
Theo quy định của Luật tổ chức CQĐP năm 2015, trên địa bàn của
huyện hiện nay có hai cấp CQĐP là CQĐP cấp huyện và CQĐP cấp xã.
Trong các CQĐP cấp xã gồm có các CQĐP xã và CQĐP thị trấn của huyện
đó. Ở tất cả các CQĐP tại tất cả các ĐVHC này, cho dù là ĐVHC nông thôn
(xã, huyện) hay ĐVHC đô thị (thị trấn), đều tổ chức cấp CQĐP gồm HĐND
và UBND.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuật ngữ chính

xác để nói tới CQĐP tại các ĐVHC của huyện phải là Cấp CQĐP chứ không
phải là CQĐP. Tuy nhiên, để phù hợp với cách sử dụng thông thường và cũng
bởi vì trong hệ thống CQĐP hiện nay của Việt Nam không có CQĐP nào
không phải là cấp CQĐP nên trong luận văn này cũng sử dụng thuật ngữ
"Chính quyền địa phương" và "Cấp chính quyền địa phương" có cùng nghĩa
với nhau.
1.2.2. Tổ chức chính quyền địa phương cấp huyện theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015
Theo quy định của Luật tổ chức CQĐP năm 2014, ĐVHC cấp huyện
của Việt Nam gồm có huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Ở tất cả các ĐVHC cấp huyện
6. Nguyễn Cửu Việt (2015), Đa dạng hóa mô hình chính quyền địa phương nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phương phải là nội dung cốt lõi của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 2, tr. 6.


14
đều có cấp CQĐP bao gồm HĐND và UBND. HĐND là cơ quan đại diện của
nhân dân ở địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân
dân địa phương trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và kín. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp và cơ quan
hành chính nhà nước ở cấp trên. Như vậy, HĐND là cơ quan ra quyết định và
UBND là cơ quan chấp hành quyết định.
Nhìn chung, HĐND ở tất cả các ĐHVC nói trên đều được tổ chức
giống nhau. Đây đều là các cơ quan được tổ chức và làm việc theo chế độ tập
thể, trong cơ cấu tổ chức đều có thường trực HĐND và các ban của HĐND.
Thường trực HĐND đều bao gồm Chủ tịch HĐND và hai Phó Chủ tịch
HĐND và các trưởng ban của HĐND. Chủ tịch HĐND có thể là đại biểu
chuyên trách, Phó chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động chuyên trách. Số
lượng các ban chuyên trách của HĐND cũng tương tự nhau. HĐND thành lập

3 ban là Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội, nơi nào có nhiều dân tộc thiểu số
thì thành lập Ban dân tộc. HĐND Sự khác biệt trong tổ chức HĐND ở các
ĐVHC cấp huyện chỉ nằm ở quy mô của HĐND.
Theo quy định tại Điều 26, Luật tổ chức CQĐP năm 2015, số lượng
đại biểu HĐND huyện được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở
xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm
năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn
mươi đại biểu;
- Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ
tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi
nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng
tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
- Số lượng đại biểu HĐND ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính
cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề
nghị của Thường trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi
lăm đại biểu.


15
Trong khi đó, Điều 53, Luật tổ chức CQĐP năm 2015 quy định số
lượng đại biểu HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương được xác định như sau:
- Thị xã có từ bảy mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại
biểu; có trên bảy mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm
một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
- Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên
một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu,
nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

- Số lượng đại biểu HĐND ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã
trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của
Thường trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.
Ủy ban nhân dân của các ĐVHC cấp huyện đều có cơ cấu, tổ chức
giống nhau. UBND đều bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên là
người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Ủy viên
phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an của huyện. Tất nhiên, số lượng
các ủy viên có thể khác nhau do số lượng các đơn vị chuyên môn của ủy ban
ở từng ĐVHC cấp huyện ở đô thị và nông thôn có thể khác nhau. Số lượng
Phó chủ tịch ở UBND cấp huyện loại 1 không quá 3 và loại 2 không quá 2.
1.2.3. Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã theo Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015
Theo Luật tổ chức CQĐP năm 2015, CQĐP cấp xã bao gồm CQĐP xã
và CQĐP thị trấn. Ở cả hai ĐVHC này cho dù khác nhau về tính chất nông thôn,
đô thị song được tổ chức tương tự nhau. CQĐP xã, phường, thị trấn đều gồm
HĐND và UBND có vị trí, tính chất tương tự như HĐND và UBND cấp huyện.
Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn đều có thường trực HĐND
gồm Chủ tịch HĐND, 1 Phó Chủ tịch HĐND. Chủ tịch HĐND có thể hoạt


16
động chuyên trách, Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách. HĐND xã,
phường, thị trấn được tổ chức thành các ban gồm có Ban pháp chế, Ban kinh
tế - xã hội.
Sự khác biệt trong tổ chức HĐND xã, phường, thị trấn cũng chỉ thể
hiện ở số lượng đại biểu HĐND.
1.3. Hoạt động của chính quyền địa phương ở huyện theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015
1.3.1. Hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện theo Luật

tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Nhìn chung, CQĐP ở tất cả các ĐVHC cấp huyện đều hoạt động theo
phương thực giống nhau. HĐND làm việc theo chế độ hội nghị, theo kỳ họp.
Mỗi năm HĐND có hai kỳ họp thường kỳ. Mọi quyết định của HĐND có
hiệu lực khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND thông qua. UBND hoạt động
theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với vai trò lãnh đạo
của Chủ tịch UBND. Sự khác biệt trong hoạt động của CQĐP ở các ĐVHC
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố thuộc
trung ương có lẽ nằm ở phạm vi nhiệm vụ quyền hạn mà Luật tổ chức CQĐP
quy định cho các CQĐP này.
Theo Điều 24, Luật tổ chức CQĐP năm 2015, CQĐP huyện có những
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa
bàn huyện.
- Quyết định những vấn đề của huyện trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã.
- Chịu trách nhiệm trước CQĐP cấp tỉnh về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở huyện.


17
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
Theo Điều, 45, Luật tổ chức CQĐP năm 2015, CQĐP quận có những
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa

bàn quận.
- Quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP ở phường.
- Chịu trách nhiệm trước CQĐP ở thành phố trực thuộc trung ương về
kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở quận.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận.
Theo Điều 52, Luật tổ chức CQĐP, CQĐP thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố thuộc trung ương có những nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Quyết định những vấn đề của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã.


18
- Chịu trách nhiệm trước CQĐP cấp tỉnh về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
1.3.2. Hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015
Chính quyền địa phương cấp xã cũng có cách thức hoạt động tương tự
CQĐP cấp huyện. HĐND của CQĐP cấp xã cũng hoạt động theo chế độ hội
nghị, quyết định theo đa số. UBND cấp xã cũng là cơ quan HCNN hoạt động
theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách với vai trò lãnh đạo của Chủ
tịch UBND. Tuy nhiên, phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của CQĐP cấp xã hẹp
hơn nhiều so với CQĐP cấp huyện.
Theo Điều 31, 59, 66, Luật tổ chức CQĐP năm 2015, CQĐP cấp xã
có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa
bàn cấp xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước CQĐP cấp huyện về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp xã.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn ĐVHC cấp xã.


19
Chương 2
THỰC TIỄN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường của huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên
Huyện Điê ̣n Biên Đông, tỉnh Điê ̣n Biên là mô ̣t huyê ̣n vùng cao miề n
núi, nằ m về phía Đông Nam của tỉnh Điêṇ Biên, cách thành phố Điêṇ Biên
Phủ khoảng 55 km. Đươ ̣c thành lâ ̣p trên cơ sở tách ra từ 10 xã vùng cao của
huyê ̣n Điê ̣n Biên theo Nghi ̣ đinh
̣ số 59/1995/NĐ-CP ngày 7/10/1995 của
Chiń h phủ, chính thức đi vào hoa ̣t đô ̣ng từ 20/01/1996. Có phía Bắ c giáp
huyê ̣n Mường Ảng; phía Nam giáp huyê ̣n Điê ̣n Biên và huyê ̣n Sông Ma;̃ phiá
Đông giáp huyê ̣n Sông Mã và huyê ̣n Số p Cô ̣p của tin̉ h Sơn La; phía Tây giáp
huyê ̣n Điêṇ Biên và thành phố Điêṇ Biên Phủ. Độ cao trung bình 900-1300
m. Địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, hiểm trở bởi nhiều khe suối, vực
sâu; trên 80% diện tích tự nhiên của huyện thuộc địa hình núi cao, độ dốc lớn
được cấu tạo bởi những dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn
huyện. Đồi núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng hẹp, thềm bãi
bồi dọc các con sông, suối.
Diện tích toàn huyện 120.686,24ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp
là: 79.224,92 ha, trong số này chỉ có hơn 2000ha là đất trồng lúa nước,
14.560,07ha đất trồng lúa nương, đất có rừng hơn 30.000ha còn lại là đất phi
nông nghiệp và đất khác, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 25,51% (số liệu năm 2017).
Dạng địa hình này phức tạp, hiểm trở, gây khó khăn trong việc đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu: Khí hậu Điện Biên Đông mang đặc điểm chung của khí hậu
vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng


×