Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học cơ sở tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Sư phạm ĐHĐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
Thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm nghiên cứu khoa học dành
cho học sinh trung học cơ sở tại phòng thí nghiệm của trường
Đại học Sư phạm - ĐHĐN

Đà Nẵng, tháng 12/2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự cố gắng của tôi thôi chưa đủ, mà còn nhờ vào sự
giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Nguyễn Văn Khánh, người hướng dẫn trực tiếp tôi trong quá trình thực hiện đồ án.
Tôi xin cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Sinh - Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi được học tập và thực hiện đồ án.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè và người thân đã luôn động viên và giúp đỡ
cho tôi hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018
Tác giả đồ án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu đồ án ........................................................................................................ 2


3. Nội dung đồ án ........................................................................................................ 2
4. Phương pháp đồ án................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về hoạt động trải nghiệm .......................................................... 3
1.1.1.

Nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường ................................ 3

1.1.2.

Vai trò của hoạt động trải nghiệm .................................................................. 4

1.1.3.

Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm ............................................. 4

1.2. Tình hình hoạt động trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 5
1.2.1.

Trên thế giới ................................................................................................... 5

1.2.2.

Tại Việt Nam ................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ BIÊN SOẠN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................... 7
2.1. Nội dung chương trình ........................................................................................... 7
2.2. Các chủ đề trong chương trình .............................................................................. 8

2.2.1.

CHỦ ĐỀ 1: THỰC VẬT CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT ......................................... 8

2.2.2.

CHỦ ĐỀ 2: LÊN MEN LACTIC VÀ NHUỘM MÀU VI KHUẨN ................. 13

2.2.3. CHỦ ĐỀ 3: CHĂM SÓC SỨC KHỎE CON NGƯỜI - AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM............................................................................................................. 21
2.2.4.

CHỦ ĐỀ 4: TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
25

2.2.5.

CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG CHỐNG CÒI XƯƠNG Ở TUỔI THIẾU NIÊN........... 29

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động ................................................................................. 33
2.4. Mô hình thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm trong nghiên cứu khoa
học dành cho học sinh THCS. .................................................................................... 34


KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 36
PHỤ LỤC A .................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC B .................................................................................................................... 40



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm nghiên cứu
khoa học dành cho học sinh trung học cơ sở

7



DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

3.1

Mô hình chống xói mòn đất

11

3.2

Một số hình ảnh về thực trạng rừng hiện nay

11

3.3

Sữa chua tự làm

15

3.4

Hơ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn


15

3.5

Dùng que cấy lấy mẫu sữa chua

15

3.6

Dàn đều vết bôi lên lamen

16

3.7

Hơ lamen trên ngọn lửa đèn cồn

16

3.8

Nhỏ Fuchsin lên tiêu bản

16

3.9

Rửa trôi Fuchsin


17

3.10

Tiêu bản nhuộm màu vi khuẩn bằng Fuchsin

17

3.11

Hình ảnh liên cầu khuẩn

17

3.12

Một số hình ảnh cề cách quan sát tiêu bản bằng
kính hiển vi

19

3.13

Nguyên liệu làm hàn the

23

3.14

Ngâm giấy lọc trong dung dịch nghệ


23

3.15

Test hàn the trên miếng chả giò

24

3.16

Mô hình phổi bằng bóng bay

27


3.17

Một số hình ảnh về thí nghiệm độ bẩn thuốc lá

27

3.18

Ngâm xương trong giấm ăn

31

3.19


Sau 72h thử uốn cong xương

31

3.20

Đốt xương trên ngọn lửa nến

32

3.21

Xương sau khi đốt

32


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự đổi mới về kinh tế - xã hội là sự đổi mới giáo dục một cách căn bản và
toàn diện theo tinh thần của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang từng bước hoàn
thành chương trình đổi mới trong giáo dục. Tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã xác định
rõ mục tiêu: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển
biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ
kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa
đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh [1].

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách
giáo dục nói chung cũng như cấp trung học nói riêng. Mục tiêu chương trình nội dung dạy
học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học và sử dụng những phương pháp dạy
học mới. Trong những năm gần đây, các trường trung học đã có những cố gắng trong việc
đổi mới phương pháp dạy học và đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tích cực của
học sinh. Bên cạnh rất nhiều phương pháp dạy học mới và tạo điều kiện để học sinh được
hoạt động như dạy học tích cực, dạy học theo dự án…Dạy học thông qua trải nghiệm là
một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của học sinh,
bước đầu phát triển định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Trong dạy học ở trung học, học tập dựa vào trải nghiệm tạo cơ hội để học sinh được
tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh, được trải nghiệm thực tế bằng các giác
quan khác nhau, giúp phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo
của học sinh, rèn luyện các nét tính cách tích cực cho bản thân học sinh. Giáo viên là
người đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để
học sinh trải nghiệm và tự lực chiếm lĩnh nội dung tri thức, chủ động đạt các mục tiêu về
kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình.
Tuy nhiên ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm trong
dạy học các môn học còn bị hạn chế. Một chương trình giáo dục trải nghiệm sẽ giúp cho
học sinh trung học cơ sở khám phá thế giới xung quanh, thực hành các kĩ năng làm việc
trong phòng thí nghiệm, kích thích tư duy học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Thiết
kế chương trình giáo dục trải nghiệm nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung
học cơ sở tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng”.


2

2. Mục tiêu đồ án
- Thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm nghiên cứu khoa học dành cho học sinh
trung học cơ sở.
3. Nội dung đồ án

- Thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm nghiên cứu khoa học cho học sinh trung
học cơ sở.
+ Xây dưng chương trình giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS trong khoảng 3-4
giờ.
+ Đưa ra 5 bài giảng theo các chủ đề trong chương trình.
4. Phương pháp đồ án
- Phương pháp thiết kế chương trình giáo dục trải nghiệm trong dạy học.
- Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về hoạt động trải nghiệm
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực
hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp
người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm
xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động
tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh
nghiệm và cảm xúc cá nhân [1].
Từ những nghiên cứu trên, HĐTN trong dạy học là nhiệm vụ học tập trong đó học sinh
được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào tất cả các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết
kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện, qua đó học sinh vừa chiếm lĩnh kiến
thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình học
sinh trải nghiệm, GV đóng vai trò như là người tạo động lực cho người học. Các HĐTN
thường được tổ chức theo một chu trình, ở giai đoạn bắt đầu, học sinh vận dụng kinh
nghiệm vốn có của bản thân để giải quyết các vấn đề học tập và ở giai đoạn kết thúc học
sinh có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã học để giải quyết một các linh hoạt, chủ
động, sáng tạo những vấn đề thực tiễn đời sống và xã hội.
1.1.1. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường

Theo công văn chỉ đạo số 791/HD-BGDĐT, 3031/QĐ-BGDĐT, 5555/BGDĐTGDTrH, 4325/BGDĐT-GDTrH, 1290/BGDĐT-GDTrH, 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ
giáo dục và đào tạo đã chỉ ra một số định hướng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
trong nhà trường như:
- Xây dựng chương trình của nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với
định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh.
- Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn
đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo
dục của nhà trường.
- Gắn với nghiên cứu khoa học – kĩ thuật trong nhà trường.
- Gắn với văn hóa, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa phương, của
cộng đồng.
- Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương, theo truyền thống gia đình.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ chức dạy học
tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và phong cách học tập khác nhau
của học sinh, trong đó học sinh được học tập theo sự phân hóa năng lực, sở trường, sở
thích của cá nhân mình. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực


4

của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ
thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,…
1.1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm
- HĐTN là mô hình học tập, là cách học, là chiến lược học.
Theo Trần Bá Hoành “cốt lõi của học là cách học”. Ngày nay, tri thức của loài người
đang tăng rất nhanh, đổi mới rất nhanh về chất lượng và nội dung giáo dục. Kéo theo sự
phát triển về kinh tế - xã hội là sự phát sinh rất nhiều vấn đề có vấn đề, đòi hỏi học sinh
cần phải biết cách học, cách tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Tổ chức UNESCO các
quốc gia cần coi mục đích học tập là “học để biết cách học” (learning to learn), đó là điều
kiện tối ưu giúp người học có thể tự học suốt đời.

Với rất nhiều các dạng hoạt động trải nghiệm khác nhau, khi học sinh tham gia, học
sinh sẽ hình thành thêm các chiến lược học tập có hiệu quả để có thể tiếp cận, thu thập và
ghi nhớ thông tin khác nhau trong quá trình học như: tham quan, khảo sát thực tế (trực
quan), thực hành thao tác thí nghiệm, thảo luận nhóm.
- HĐTN tạo nên phong cách học cân bằng.
Khi tổ chức HĐTN bao giờ cũng cần đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái cụ thể đến cái trừu
tượng, từ lý thuyết đến thực tiễn. Vì sự logic của một mô hình HĐTN như vậy đã tạo nên
sự cân bằng trong quá trình học tập của học sinh.
- HĐTN giúp phát triển năng lực người học.
HĐTN là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông
mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những
kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy
tiềm năng sáng tạo của bản thân [10].
Thông qua HĐTN, học sinh sẽ hình thành và phát triển được các năng lực cốt lõi như:
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội,
năng lực tin học, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Chính vì vậy,
đầu ra của HĐTN khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó luôn gắn với
cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành
sự sáng tạo và phân hóa học sinh.
1.1.3. Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm
Việc đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm chủ yếu thông qua quan sát hành
vi, thái độ và sản phẩm học tập của học sinh. Các Công văn số 791/HD-BGDĐT,
4325/BGDĐT-GDTrH, đặc biệt công văn số 5555/ BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT về
đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục đều chỉ rõ cần chú trọng đánh giá
thường xuyên với tất cả học sinh và tổ chức đánh giá thông qua:


5


- Hoạt động trên lớp của học sinh.
- Hồ sơ học tập, vở học tập của từng học sinh.
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, kết quả
thực hành, thí nghiệm trong các môn học.
- Bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
1.2. Tình hình hoạt động trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo Coleman (1976), người học thay vì tìm cách hiểu và đồng hóa thông tin dựa trên
lời nói, chữ viết, thì trong hoạt động học tập trải nghiệm người học phải đưa ra được
nghĩa, ý nghĩa của cái mà họ trải nghiệm, họ thực hiện, đồng thời với nghĩa, ý nghĩa mà
kiến thức họ chiếm lĩnh được, xây dựng được khi họ cảm thấy kiến thức này có ích với
bản thân.
Theo DS. Schon, trong quá trình hoạt động trải nghiệm, người học không chỉ phát
triển kiến thức của mình bằng cách áp dụng lý thuyế vào thực tiễn, mà sự phát triển nhận
thức và phản ánh kép đó là nhận thức trong hành động và nhận thức trên hành động mà
mình thực hiện.
Theo D. Kolb (1984) và Serre (1995) hoạt động giáo dục trải nghiệm dựa trên sự
tương tác giữa kiến thức và sự trải nghiệm. Qúa trình này tạo thành một vòng lặp giữa
kiến thức và sự trải nghiệm, kiến thức mới luôn được tạo thành. Do đó, bản chất của mô
hình chính là hoạt động học tập dựa trên các hoạt động, hành động để người học tự kiến
tạo kiến thức cho bản thân, qua hoạt động, người học lại vận dụng kiến thức vào thực tiễn
để xây dựng, hình thành kiến thức mới [9].
Do đó, phương pháp tổ chức giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là dựa trên các
phương pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của cá nhận người học
theo bối cảnh hoạt động.
Theo Legendre (2007), phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải dựa
trên mô hình học tập, khuyến khích sự tham gia của người học vào các hoạt động, được
xây dưng dựa vào các bối cảnh, tình huống gần gũi nhất có thể với kiến thức, nhận thức,
năng lực của học sinh và sự cố gắng của mình.

Hiện nay, phương pháp giáo dục STEAM (phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên
thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo) hiện đã được áp dụng rất nhiều trong
nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, và các quốc gia khác với mục tiêu
xây dựng một thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế.


6

1.2.2. Tại Việt Nam
Trong bài báo khoa học của ThS. Trần Thị Gái - Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh
với đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông”. Với kết quả nghiên cứu nhận thấy,
mô hình hoạt động trải nghiệm rất phù hợp cho việc giảng dạy sinh học ở trường phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực.
Theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, tác giả giới thiệu kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông nước Anh và Hàn Quốc. Đây đều là những
nước đã đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình đào tạo từ sớm và đạt được
những kết quả to lớn. Từ đó tác giả đưa ra kết luận: Lâu nay chương trình giáo dục phổ
thông Việt Nam đã có hoạt động giáo dục nhưng chưa được chú ý đúng mức; chưa hiểu
đúng vị trí, vai trò và tính chất của các hoạt động giáo dục. Chưa xây dựng được một
chương trình hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú và chi tiết với đầy đủ các thành tố
của một chương trình giáo dục.
Các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, học sinh chỉ được học
lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học được vào trong thực tế. Điều này
vô hình gây ra khó khăn cho học sinh trong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng
trong cuộc sống. Kiến thức học sinh học được rất nhiều nhưng lại không nhớ được quá
lâu và khó ứng dụng vào cuộc sống thực tế.
Ngày hội STEM 2018, với chủ đề “chạm” vào cách mạng công nghệ 4.0, đã giúp các
em học sinh bắt đầu tập “học cách học” và học cách giải quyết vấn đề thông qua các thực
hành. Ngày hội STEM được tổ chức thường niên trong khuôn khổ Ngày hội Khoa học và

công nghệ Việt Nam từ bốn năm nay theo sáng kiến của Tạp chí Tia Sáng (nay là Ấn
phẩm Tia Sáng của báo Khoa học và Phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ) và Liên
minh STEM, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Một số trường tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp giáo dục
STEM. Điểm hạn chế của phương pháp giáo dục STEM tại Việt Nam hiện nay chính là
vấn đề có ít các trường học áp dụng phương pháp giáo dục này. STEM cung cấp kiến thức
toàn diện của năm lĩnh vực: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering
(kỹ thuật), Arts (nghệ thuật) và Mathematics (toán học).


7

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ BIÊN SOẠN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Nội dung chương trình
- Thời gian: Chương trình thực hiện trong 4 giờ
- Địa điểm: Tại phòng thí nghiệm thuộc khoa Sinh - Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng
- Thành phần tham gia: 20 học sinh thuộc trường trung học cơ sở
Bảng 2.1: Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm nghiên cứu khoa học dành
cho học sinh trung học cơ sở
S
Thời gian
Nội dung
Hình thức giảng dạy
TT
- Ổn định học sinh. Giới thiệu
mục đích của chương trình
1

10 phút
- Giới thiệu buổi học.
- GV và học sinh làm quen với
nhau.
- Phổ biến hướng dẫn an toàn
phòng thí nghiệm (Phụ lục B).
2
10 phút
- Khởi động
- Chia nhóm: 4 nhóm, mỗi nhóm
5 học sinh

3

40 phút

4

40 phút

5

10 phút

6

40 phút

- Chủ đề: Thực vật
chống xói mòn đất


- Chủ đề: Thực hành
làm sữa chua và nhuộm
màu vi khuẩn

- Giải lao
- Chủ đề: Phòng chống
còi xương ở tuổi thiếu
niên

- Quan sát hiện tượng
+ Cho học sinh quan sát và thảo
luận nhóm về hiện tượng vừa quan
sát
+ Mỗi nhóm đưa ra những ý
tưởng để bảo vệ môi trường
- Cho học sinh thực hành
+ Học sinh thảo luận nhóm và
đưa ra ý kiến
+ Học sinh vẽ lại hình dạng vi
khuẩn đã quan sát
- Học sinh tự quản
- Học sinh thực hành lần lượt 3
thí nghiệm nhỏ
- Ghi chép vảo bảng kết quả


8

- Chủ đề: Chăm sóc

sức khỏe con người - an
toàn vệ sinh thực phẩm
- Chủ đề: Tác hại của
thuốc lá đối với sức khỏe
con người

7

30 phút

8

40 phút

9

15 phút

-Tổng kết, đánh giá kết
quả

10

10 phút

- Vệ sinh phòng học

- Học sinh thảo luận nhóm nêu ý
nghĩa
- Học sinh tự làm mẫu thử

- Test thử trên miếng chả giò
- Quan sát và đưa ra ý kiến
- Học sinh thực hành lần lượt 2
thí nghiệm nhỏ
- Chia nhóm trả lời các câu hỏi
- Học sinh làm phiếu khảo sát cá
nhân
- Bài thu hoạch về nhà
- Học sinh dọn dẹp phòng, rửa
dụng cụ thí nghiệm

2.2. Các chủ đề trong chương trình
2.2.1. CHỦ ĐỀ 1: THỰC VẬT CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT
Xói mòn đất từ lâu được coi là nguyên nhân gây thoái hóa tài nguyên đất nghiêm trọng
ở các vùng đồi núi. Xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên nhưng do các hoạt động của
con người đã làm cho hiện tượng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm ở vùng
đồi núi nước ta bị mất đi một khối lượng đất khổng lồ do hiện tượng xói mòn. Xói mòn
đất làm mất đất, phá huỷ lớp thổ nhưỡng bề mặt, làm giảm độ phì của đất, gây ra bạc
màu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và phát triển của thảm thực vật…Vì vậy việc bảo vệ
rừng(chính là bảo vệ lớp phủ thực vật) và trồng rừng là một việc làm rất cần thiết để
phòng tránh được hiện tượng xói mòn đất.
Sống trong thế kỉ XXI, học sinh cần có những hiểu biết về những nguy cơ và hậu quả
có thể phát sinh khi rừng bị phá đi. Thông qua chủ đề, học sinh sẽ được tìm hiểu một hiện
tượng của thế giới tự nhiên đó là hiện tượng xói mòn đất, hậu quả của việc khai thác và
tàn phá của con người đối với thiên nhiên, giúp cho các em có cách nhìn rõ nét về bức
tranh hiện trạng thiên nhiên hiện nay, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn ngồi
ở ghế nhà trường.


9


2.2.1.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Học sinh giải thích được hiện tượng xói mòn đất
- Học sinh biết được vai trò của thực vật đối với việc chống xói mòn đất
- Học sinh đề xuất được các giải pháp phòng chống thiên tai.
b. Kĩ năng
- Học sinh có kỹ năng làm việc nhóm
- Học sinh có kỹ năng quan sát, nhận xét hiện tượng
c. Thái độ
- Học sinh yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2.2.1.2. Đối tượng trải nghiệm
- Học sinh lớp 6
2.2.1.3. Yêu cầu về kiến thức
- Bài 46: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước, sách giáo khoa sinh học lớp 6
2.2.1.4. Thông tin trợ giúp giáo viên
Vai trò của thực vật:
- Điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường: Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc
giúp không khí trong sạch; một số loài cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có
tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh; Tán lá cây che nắng cho khu vực.
- Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn: Rễ cây có vai trò giữ đất. Do đó khi có mưa
lớn, đất trên các đồi trọc dễ theo dòng nước trôi xuống, gây hiện tượng xói mòn.
- Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán: Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn
đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông, suối, nước không thoát kịp
tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt. Mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây hạn
hán.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm
- Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
- Thực vật là nơi ở, nơi sinh sống của động vật
- Thực vật cung cấp nguồn thức ăn, nguyên liệu phục vụ cho đời sống cho con

người.
Khái niệm xói mòn đất: là hiện tượng lớp đất mặt bị bào mòn do các hạt đất tách
rời nhau và di chuyển ra khỏi bề mặt đất [8].


10

2.2.1.5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ
- Sổ cá nhân, bút viết
- 6 chai coca 1,5 lít rỗng
- Kéo và dao rọc giấy
- Dây
- Đất từ vườn
- Lớp phủ (Lá cây khô, cây xanh)
- Nước
2.2.1.6. Hình thức hoạt động
- Làm việc theo nhóm từ 3-5 người
2.2.1.7. Gợi ý tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Bố trí thí nghiệm ( Chuẩn bị trước)
- Cắt bỏ đầu 3 chai nhựa: Cắt 1 lỗ hình chữ nhật khoảng 7cmx25cm
- Học sinh tiến hành cho mẫu đất vào các chai như sau:
+ Chai A để đất trống
+ Chai B phủ 1 lớp lá khô trên mặt
+ Chai C phủ lớp đất đã có cây mọc ở trong
(Các chai để lượng đất bằng nhau)
- Sử dụng 3 cốc nhựa khác cắt đôi theo chiều ngang và giữ nước dưới lại để bắt nước
khi ra khỏi chai chứa đất. Xuyên hai lỗ đối diện nhau, gần sát với vị trí vừa cắt.
Hoạt động 2: Mô hình chống xói mòn đất
Hoạt động 2.1: Làm mưa nhân tạo
- Đổ 1 lượng nước vừa đủ vào phần xa nhất so với cổ chai với lượng nước bằng nhau

lên lần lượt 3 chai A,B,C. Cho nước chảy từ từ để nhận thấy mực nước dâng lên
- Nước chảy vào chai và thấm xuống đất, chảy ra bên ngoài cốc hứng nước
Hoạt động 2.2: Quan sát hiện tượng
- Học sinh quan sát nước chảy ra cốc đựng: lượng nước, bụi bẩn trong đất từ chai,
màu sắc của nước
- Đặt câu hỏi và giải thích hiện tượng trên


11

Hình 3.1: Mô hình chống xói mòn đất
Nguồn: />Hoạt động 3: Thảo luận chung
- Các nhóm cùng thảo luận: Hãy quan sát các bức tranh dưới đây và đưa ra các câu
trả lời:

Hình 3.2: Một số hình ảnh về thực trạng rừng hiện nay
- Các bạn nhìn thấy những gì trong các bức ảnh trên?
- Những hậu quả nào do chặt phá rừng gây ra?
- Vì sao cần bảo vệ rừng?


12

Hoạt động 4:
- Rút ra kết luận từ các hiện tượng mà học sinh đã thấy.
- Giải thích vì sao màu sắc và lượng bụi bẩn ở 3 chai lại khác nhau?
- Ý nghĩa của thực vật đối với nguồn nước và môi trường đất? Trong đó, rễ cây có
đặc điểm, vai trò như thế nào trong quá trình chống xói mòn đất. Vai trò của thực vật đối
với tự nhiên
- Liên hệ bản thân: Tại địa phương các bạn sinh sống thì rừng có được bảo vệ

không? Gần đây có hoạt động thiên tai hay xói mòn đất nào diễn ra? Là một học sinh bạn
cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên cũng như môi trường sống xung quanh chúng ta?
- Đặt ra tình huống để các em cùng giải quyết: Nếu gặp nơi xói mòn đất chúng ta cần
làm gì nếu gặp thêm trời mưa bão?


13

2.2.2. CHỦ ĐỀ 2: LÊN MEN LACTIC VÀ NHUỘM MÀU VI KHUẨN
Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên thì cho rằng
một trong những nguyên nhân là do học sinh ít được tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Vì
vậy, việc cho học sinh thực hành tự làm sữa chua, muối dưa ở nhà dưới sự gợi ý của giáo
viên và dùng chính sản phẩm của mình để thực hành(soi vi khuẩn) trên trường sẽ khích lệ
khả năng trải nghiệm của các em. Chủ đề này đưa học sinh biết cách quan sát, sử dụng
kính hiển vi,…Điều quan trọng là người học được đưa vào các hoạt động giống như các
nhà nghiên cứu trẻ tuổi.
2.2.2.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Học sinh thực hiện, quan sát và giải thích hiện tượng lên men
- Học sinh nắm được các bước làm sữa chua
- Học sinh biết cách sử dụng kính hiển vi
b. Kĩ năng
Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm
c. Thái độ
Học sinh có thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tỉ mỉ.
2.2.2.2. Đối tượng trải nghiệm
Học sinh lớp 6
2.2.2.3. Yêu cầu về kiến thức
Bài 50: Vi khuẩn, sách giáo khoa sinh học lớp 6
2.2.2.4. Thông tin gợi ý cho giáo viên:

- Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn:
+ Hình dạng: Có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình
xoắn...
+ Kích thước: Rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm.
+ Cấu tạo: Gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng
chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
+ Dinh dưỡng của vi khuẩn: Vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số
vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn
sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)
- Tên vi khuẩn có trong mẫu sữa chua: lactic (Streptococcus lactic)
+ Mô tả hình dạng: Tế bào hình tròn, oval, thường xếp thành đôi hoặc thành chuỗi.
+ Nhiệt độ phát triển tối ưu là 30-350C và được ứng dụng nhiều trong sản xuất sữa
chua, bơ, pho mát [5].


14

2.2.2.5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ
- Sổ cá nhân, bút viết
- Chuẩn bị trước 1 vài hũ sữa chua (đạt và không đạt yêu cầu).
- Thuốc nhuộm: Xanh methylen, Fuchsin
- 1 lọ dầu soi kính hiển vi
- 1 kính hiển vi
- 2 kẹp gỗ
- 2 lam kính
- 1 que cấy đầu tròn
- 2 mãnh giấy nhỏ thấm nước
- 1 đèn cồn
- 1 hộp quẹt
2.2.2.6. Hình thức hoạt động

- Làm việc theo nhóm từ 3-5 người
2.2.2.7. Gợi ý tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Thí nghiệm lên men lactic – Làm sữa chua (Hoạt động này được giáo
viên hướng dẫn và giao cho học sinh làm trước đó 1 tuần)
- Chuẩn bị: 1 hộp sữa chua vinamilk, 1 hộp sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc
đựng và ấm đun nước.
- Các bước tiến hành:
* Làm sữa chua:
- Bước 1:Mở hộp sữa đặc cho vào cốc đựng,
- Bước 2: Đun nước sôi pha vào ngọt vừa uống, để nguội 400C
- Bước 3: Hòa đều hộp sữa chua với dung dịch sữa mới pha trên
- Bước 4: Rót sữa vào dụng cụ để sữa. Đậy kín, bảo quản ấm khoảng 3-5h ở nhiệt độ
0
40 C.
- Bước 5: Bảo quản lạnh và sử dụng

Hình 3.3 : Sữa chua tự làm


15

Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát 1 số mẫu sữa chua chuẩn bị sẵn: 1 số hũ đạt
yêu cầu và 1 số hũ không đạt yêu cầu
Hoạt động 2: Quan sát liên cầu khuẩn trong sữa chua
a. Làm vết bôi
- Chọn lamen sạch và khô.
- Đốt đèn cồn, hơ que cấy (nghiêng 45°) trên ngọn lửa đèn cồn để thanh trùng.

Hình 3.4: Hơ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn
- Dùng que cấy lấy lần lượt mẫu nước sữa chua, dàn đều vết bôi


Hình 3.5: Dùng que cấy lấy mẫu sữa chua

Hình 3.6: Dàn đều vết bôi lên lamen
- Hơ lại que cấy, để vết bôi khô tự nhiên trong không khí.
Chú ý: Lượng vi sinh vật lấy vừa phải; vết bôi tròn gọn, thật mỏng.


16

b. Cố định vết bôi.
- Dùng kẹp gỗ hoặc kẹp sắt kẹp lamen, hơ mặt dưới của lamen trên ngọn lửa đèn
cồn, tránh không để quá nóng.

Hình 3.7: Hơ lamen trên ngọn lửa đèn cồn
c. Nhuộm vi khuẩn
- Cho 1 đến 2 giọt Fucsin lên tiêu bản vết bôi cố định trong 2 – 3 phút.

Hình 3.8: Nhỏ Fuchsin lên tiêu bản
- Rửa vết bôi bằng cách nghiêng phiến kính, dùng bình xịt cho dòng nước chảy nhẹ
qua vết bôi đến khi nước chảy ra không còn màu nữa

Hình 3.9: Rửa trôi Fuchsin


17

- Dùng giấy thấm khô tiêu bản hoặc hơ nhẹ tiêu bản trên đèn cồn hoặc để ra gió
khoảng 2 phút.


Hình 3.10: Tiêu bản nhuộm màu vi khuẩn bằng Fucsin
d. Quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn
- Quan sát hình dạng liên cầu khuẩn trong tiêu bản nhuộm màu ở vật kính X4, X10,
X40, riêng X100 dùng dầu soi.

Hình 3.11: Hình ảnh liên cầu khuẩn


×