Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu sự phát triển và cuộc cách mạng của mạng 5g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 9 trang )

DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

Nghiên cứu sự phát triển và cuộc cách mạng của
mạng 5G
Đặng Nhân Cách
Giám đốc Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin
Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email:
Tóm tắt—Thực tế, trong nhu cầu sử dụng các dịch vụ thiết bị
đầu cuối hiện nay ngày càng đa dạng và gia tăng, năng lực truyền
tải dữ liệu cũng được nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu người sử
dụng. Các yêu cầu này hướng đến một công nghệ giao tiếp di
động mới trong tương lai, thế hệ truyền thông di động thứ năm
(5G). Bài báo này bàn về công nghệ mạng truyền thông thế hệ
thứ 5 nhằm xác định các khái niệm cơ bản về các thế hệ thông tin
di động , sự cần thiết ra đời và các cấu trúc, kiến trúc, tính năng
mạng 5G, tình hình nghiên cứu ứng dụng mạng 5G trên thế giới
và hướng phát triển.
Keywords—5G, nanocore, cloud-computing, All IP Network
(AIPN), BDMA, Energy, OFDM, Smart Low-Power Node (SLPN),
Autonomous Vehicle, Softwaare Difine Network (SDN),

I. GIỚI THIỆU.
Các công nghệ giao tiếp không dây ngày nay gần như
không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, sự ra đời của nó
đã thay đổi cách liên lạc, làm việc và giải trí truyền thống của
con người. Qua thời gian các thế hệ di động sau ra đời theo chu
kì 10 năm bắt đầu từ những năm 1990. Con người có thể nói
chuyện với nhau hoặc gửi các tin nhắn text bằng sóng vô tuyến
với tần số và băng thông thấp. Các thế hệ di động không dây


tiếp theo như 2G( WAP), 3G (GPRS) hay 4G (LTE) sử dụng
các công nghệ truyền tin ngày càng nhanh hơn, WAP,
CDMA2000, GPRS, Long term Evolution- LTE, WiMax
(IEEE 802.16). Có bốn yếu tố dùng để phân biệt giữa các thế
hệ truyền thông: 1.Chuyển đổi ngữ cảnh, 2.Băng thông, 3. Lưu
lượng truyền và 4.Kết nối sóng vô tuyến[3]. Công nghệ giao
tiếp hiện đại giúp chúng ta giải quyết công việc nhanh chóng
hơn với đầy đủ tiện ích đã được tích hợp sẵn trong các thiết bị
viễn thông đầu cuối đặc biệt là điện thoại thông minh
(smartphone). Cấu hình điện thoại ngày một được chú ý để đáp
ứng được khả năng tương thích với dịch vụ của các nhà cung
cấp dịch vụ. Thế hệ di động thứ năm được xem như là một
bước tiến khổng lồ trong ngành công nghiệp truyền thông hiện
đại của thế giới. Nhà thông minh, thiết bị thông minh, và đáng
mong đợi hơn là thành phố thông minh, các thiết bị thông minh
có khả năng tự kết nối thành một mạng lưới, điều khiển tụ
động và truyền dữ liệu với tốc độ cực cao (Tốc độ mong muốn
của mạng 5G là lớn hơn 1Gbps với băng thông từ 3 đến
300Ghz).

Nguyễn Hoàng Sơn
Khoa Công nghệ thông tin
Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email:

II. CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY
Công nghệ truyền thông không dây thực sự được biết đến
khi thế hệ truyền thông không dây đầu tiên ra đời- Thế hệ thứ
nhất (1G) là bước tiến từ giao tiếp có dây (0G), các cuộc gọi

thoại bằng tín hiệu tương tự đã được truyền đi bằng sóng vô
tuyến. Việc thay thế tín hiệu tương tự bằng tín hiệu số và
truyền dữ liệu bên cạnh truyền âm thanh đã giúp thế hệ truyền
thông thứ hai ra đời (2G). 2G mang lại một thế giới khác trong
lĩnh vực thông tin di động sử dụng nền tảng Hệ Thống Truyền
Thông Di Động Toàn Cầu- Global System for Mobile
communication (GSM), 2G là nền tảng phát triển cho các thế
hệ sau này, minh chứng là thế hệ thứ (3G), băng thông rộng
hơn, tốc độ truyền cao hơn và khả năng kết nối tốt hơn bằng
kết nối CDMA (Code Division Multiple Access). Thế hệ
truyền thông thứ tư (4G) phát triển dựa trên 3.5 G và là thế hệ
di động tốt nhất ở thời điểm hiện tại, cung cấp tốc độ truy cập
Internet lên tới 1Gbps được kết nối bằng công nghệ Dồn theo
tần số trực giao- Orthogonal
Frequency Division
Multiplexing(OFDMA) [3], đảm bảm đường truyền video luôn
sẵ sàng dáp ứng thời gian thực mọi lúc mọi nơi. Thế hệ truyền
thông thứ 5 (5G) chắc chắn sẽ là thế hệ di động tiếp theo mà
các tổ chức các quốc gia trên toàn cầu đang nghiên cứu, với
mọi tính năng siêu việt như tốc độ đường truyền cao nhất, luôn
có sẵn, và ở đâu cũng có nó sẽ thay đổi hoàn toàn tương lại
công nghệ toàn cầu vào đầu thập thấp kỉ 20 của thế kỉ thứ 21.
A. Công nghệ thế hệ truyền thông thứ nhât (1G)
Thế hệ thứ nhất được đưa vào để sử dụng truyền giọng nói
vào năm những năm 1980 với băng thông từ 824- 894Mhz, tốc
độ truyền vào khoảng 2,4Kbps và truyền tín hiệu tương tự bằng
công nghệ Dịch vụ di động nâng cao(Advance Mobile Phone
Service) AMPS, sử dụng kĩ thuật Đa kết nối phân chia tần sốFrequency Division for Multiple Access (FDMA) [3]. Nhược
điểm của thế hệ thứ nhất là không bảo mật vì tín hiệu được lặp
lại qua các trạm, và không thể truyền được khoảng cách xa.[6]

B. Công nghệ thế hệ truyền thông thứ hai (2G)
Thế hệ truyền thông thứ hai được khai thác vào những
năm 1990 thay thế việc truyền tín hiệu tương tự thành tín hiệu
số và hệ thống số có bổ sung thêm một số tính năng như gửi
thư điện tử và tin nhắn kí tự trên nền tảng GSM [3] và được
hơn 2 tỉ người của 212 quốc gia sử dụng [4]. Băng thông cho


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

công nghệ này là 850-1900Mhz, tốc độ truyền tối đa là
64Kbps, với các chuẩn công nghệ GSM(2G), General Packet
Radio Service (GPRS- 2,5G) và Enhanced Data rates for
GSM Evolution (EDGE- 2,75G). Chuyển mạch mạng điện tử
và chuyển mạch gói trên hạ tầng Public Switched Telephone
Network (PSTN) [6].
C. Công nghệ thế hệ truyền thông thứ ba (3G)
Dịch vụ 3G hay được biết đến với tên IMT-2000
(International Mobile Telecommunication-2000) [4]. 3G cung
cấp dịch vụ internet tốc độ cao thông qua dịch vụ Internet
Protocol (IP). Chức năng chính của 3G là cung cấp nền tảng
truy cập internet không dây, đa phương tiện, thư điện tử và hội
nghị điện tử. Chuẩn 3G Wireless-CDMA (WCDMA) được
thiết kế cho giao diện chuyển mạch gói không dây. Vì vậy,
máy tính và điện thoại có thể chia sẻ kết nối internet với nhau
mọi lúc mọi nơi. Hệ thống 3G có tốc độ truyền dữ liệu lên đến
2-Mbps thông qua kênh truyền có băng thông rộng 5-Mhz.
Các chuẩn sử dụng cho 3G là W-CDMA, GSM EDGE,
UMTS, DECT, WiMax và CDMA 2000 [6].
D. Công nghệ thế hệ truyền thông thứ tư (4G)

4G là thế hệ mạng tổ hợp được các tính năng của 2G và
3G, hoạt động dựa trên nền IP (All-IP Network) hứa hẹn cung
cấp các dịch vụ IP bảo mật hơn,truyền dữ liệu đa luồng, và kết
nối tốc độ Gigabit, các công nghệ tiền thân của 4G như WiMax (Mỹ), Wifi, LTE với băng thông rộng hơn và nhiều dịch
vụ hơn dịch vụ 3G. Một số thuật ngữ dịch vụ mới trên 4G như
Chât lượng kết nối dịch vụ không dây (QoS), Dịch vụ tin nhắn

đa phương tiện- Multimedia Messaging Service (MMS),
video chat, truyền hình dành cho di động,Truyền hình phân
giải cao và Digital Video Broad-casting (DVB) đang được thi
công trong hệ thống mạng 4G [1].
E. Công nghệ thế hệ truyền thông thứ năm (5G)
5G là cái tên được sử dụng trong một số bài báo nghiên
cứu và các dự án để nói về một thế hệ truyền thông tiếp theo
dựa trên nền tảng của công nghệ truyền thông hiện tại 4G. 5G
được giới chuyên gia dự đoán sẽ đi vào thực tề vào khoảng
đầu những năm 2020. 5G chưa được sử dụng một cách chính
thức bơi bất kì tổ chức chuyên trách nào hay những tài liệu
chính thức nào như các khái niệm Wimax, 3GPP, LTE [5].
Các nghiên cứu đang được thúc đẩy để đảm bào 5G ra mắt
đúng thời hạn.
Khả năng truyền tải mong muốn của mạng 5G lên đến
hàng Giabit mỗi giây, nhanh hơn 200 lần so với mạng 4G,
Gbps ở mọi nơi. 5G bao gồm các dịch vụ thu phát video trực
tuyến, cuộc gọi IP phong phú bao gồm cả những cuộc gọi 3D,
tốc độ truy cập internet không ngờ cùng với khả năng phát
triển phần cứng của các thiết bị đầu cuối, có thể sử dụng điện
thoại thông minh thay cho laptop hay các thiết bị điều khiển.
Khái niệm Internet of Thing đã được hình thành và là khía
cạnh chủ yếu khai thác 5G trong đó có Giao thông thông minh

và ô tô tự hành; nhà thông minh và thiết bị thực tế áo, các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe [7], tất cả các yếu tố trên được điều
khiển bởi một trung tâm điều khiển đám mây duy nhất và hợp
nhất.

Công nghệ
Năm ra đời

1G
1970-1980

2G
1990-2004

3G
2004-2010

4G
2010-2020

5G
2020

Dải Tần Số
Tốc độ

824-894Mhz
2.4Kbps

840-1900Mhz

64Kbps

1.8-2.5Ghz
144kbps- 2Mbps

2-8Ghz
100Mbps- 1Gbps

Tín hiệu
Chuẩn IEEE
Chuẩn công
nghệ
Chuyển mạch

Tương tự
802.11
APMS,TACS

Số
802.11b
GSM based,
GPRS, EDGE
Mạch điện tử, Gói
dữ liệu

Số
802.11g/a
UMTS/HSPA

Tất cả các gói tin


Mạng lõi
(Core Network)

PSTN

PSTN

Gói dữ liệu
(không cho giao
tiếp không khí)
Gói N/W

Số
802.11n
LTE/ LTE nâng
cao, Wimax, Wifi
Tất cả các gói tin

3-300Ghz
Tốc độ mong
muốn 10Gbps
Số
802.11ac
WWWW

Internet

Internet


Kiểu truyền tin

Hợp nhất theo
chiều ngang

Hợp nhất theo
chiều ngang

Hợp nhất theo
chiều ngang

Dịch vụ

Gọi thoại

Thoại kĩ thuật số,
tin nhắn kí tự, sức
chứa dữ liệu gói
tin cao hơn

Tích hợp với
dịch vụ thoại,
video và dữ liệu
chất lượng cao

Hợp nhất theo
chiều ngang và
chiều dọc
Khả năng kết nối
dữ liệu năng

động, các thiết bị
có thể đeo được

Hợp nhất theo
chiều ngang và
chiều dọc
Khả năng kết nối
thông tin cao,
các thiết bị đeo
được và trí tuệ
nhân tạo.

Mạch điện tử

Bảng 1. Các thế hệ mạng truyền thông không dây


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

III. KIẾN TRÚC MẠNG 5G
A. Điện toán đám mây- mọi nơi (Ambitious Computing).
5G phải có “điện toán đám mây ở mọi nơi” nghĩa là người
dùng có khả năng truy cập các ứng dụng thời gian thực, các
dịch vụ internet bất cứ bằng nền tảng công nghệ vô tuyến nào,
bất cứ khi nào và ở đâu. Để có thể tạo ra môi trường như vậy
thì hệ thống sẽ bao gồm vô số các cảm biến xung quang con
người có khả năng thu thập dữ liệu và lan truyền thông tin một
cách nhanh chóng [4], muốn như vậy việc phát triển các trạm
thu phát và cảm biễn phải được tích hợp công nghệ phân chia
chum tín hiệu đa truy cập- Beam Division Multiple Access

(BDMA) [3].

C. Cổng giao tiếp kết hợp (Aggregation).
Có sự khác biệt về cổng giao tiếp kết hợp giữa mạng viễn
thông truyền thống và mạng 5G, mạng 5G có cấu trúc dựa trên
nền tảng IP. Các kết nối vô tuyến có những công nghệ kết nối
khác nhau nên cần có một phương thức giao tiếp phù hợp với
mạng IP, điều này có nghĩa là, mỗi công nghệ truyền thông vô
tuyến cần có một giao thức cổng kết nối với mạng Internet
thông qua Cổng Giao Tiếp Kết Hợp , mỗi hạ tầng công nghệ
đi ra ngoài Internet đóng vai trò như một đường truyền IP.

B. Khái niệm Flat IP
Mạng 5G sử dụng khái niệu Flat IP để có thể dễ dàng hơn
cho các hệ thống kết nối vô tuyến cập nhật lên thành một
mạng Nanocore duy nhất, công nghệ mạng Nanocore được sử
dụng với tính năng như một công cụ an ninh dựa trên nền tảng
Flat IP. Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cho các ứng
dụng thời gian thực, điều khiển không dây đều chuyển sang
cấu trúc mạng Flat IP. Kiến trúc Flat IP cung cấp cách thức để
xác định tên kí tự của thiết bị (IPv6), không giống như cấu
trúc phân tầng sử dụng “địa chỉ IP thông thường”. Với việc sử
dụng cấu trúc mặt phẳng IP, người dùng có thể:
 Giảm số lượng các yếu tố mạng trong gói data để giảm
thiểu chi phí vận hành và phí tiêu dùng cơ bản.
 Tách riêng chi phí phân phối dịch vụ từ khối dữ liệu
được truyền đi để phù hợp vớp hạ tầng.
 Tối thiểu hóa độ trễ hệ thống và kích hoạt các dịch vụ
mà có trễ độ thấp cho phép.
 Việc triển khai hệ thống kết nối vô tuyến và các gói tin

mạng core độc lập với nhau và có khoảng không rộng
hơn trước đây. Đảm bảo tính mềm dẻo trong thi công
và lắp đặt.
 Tạo ra một mạng lõi tích hợp sử dụng cho điện thoại
và các kết nối IP nói chung.

Mạng 5G hội tụ nhiều công nghệ truyền thông tiên tiến,
mà ở đó mỗi công nghệ đều có tác động đến hệ thống truyền
dẫn không dây hiện tại để chuyển mình sang công nghệ 5G:
 Công nghệ mạng Nano
 Điện toán đám mây
 Nền All IP

Hình 1. Cấu trúc mặt phẳng IP
Cấu trúc mạng IP đã loại bỏ kiến trúc phân tầng tập trung,
thay vào đó là gói tin dữ liệu trong mạng core Flat IP phẳng,
cấu trúc phân cách và đơn giản trong thi công và loại bỏ được
nhiều thành phần trong mắc xích cấu trúc mạng.

Hình 3. Mạng lõi Nanocore

Hình 2. Mạng viễn thông truyền thống và mạng 5G
IV. MẠNG 5G- NANOCORE


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

A. Công nghệ nano
Công nghệ nano là một ứng dụng của khoa học nano để
điều khiển tiến trình trên các thiết bị có đơn vị chia độ là nano

nghĩa là giữa 0.1 và 100 nm. Lĩnh vực này cũng được biết đến
như là công nghệ phân tử nano- Molecular nanotechnology
(MNT). MNT liên hệ đến việc điều khiển cấu trúc vật chất
dựa vào nguyên tử- bởi- nguyên tử và phân tử bởi kĩ thuật
phân tử. Cụm từ công nghệ nano được giới thiệu lần đầu tiên
bởi Nori Taniguchi vào năm 1974 tại Hội nghị quốc tế về kĩ
thuật sản xuất Tokyo. Công nghệ nano là cuộc cách mạng
công nghiệp tiếp theo, và ngành công nghiệp viễn thông sẽ bị
biến đổi bơi công nghệ này trong một vài năm.
Công nghệ nano đã và đang cho thấy tầm ảnh hưởng của
nó vào việc bảo an của các thiết bị cảm ứng. Nó được xem xét
như là một tín hiệu sẽ được phổ biến trong ngành thông tin
liên lạc.
B. Thiết bị nano
Trong mạng 5G, điện thoại di động nói riêng hay các thiết
bị đầu cuối tích hợp công nghệ nano nói chung được xem như
là các thiết bị nano. Nhu cầu của con người về khai thác ứng
dụng trên các thiết bị nano rất đa dạng, bao gồm nhà ở, văn
phòng, nơi công cộng, việc tồn tại dày đặc các thiết bị nano
tạo nên một môi trường thông minh, kích hoạt các cảm ứng,
điện toán và giao tiếp. Các đặc trưng của thiết bị nano như
sau:
 Tự làm sạch (Self Cleaning): điện thoại có khả năng tự
dọn dẹp bản thân nó.
 Tự cung cấp năng lượng (Self powerd): điện thoại có
khả năng lấy năng lượng từ mặt trời, nước, hay không
khí.
 Có cảm quan môi trường (Sense the environment): điện
thoại sẽ cho bạn biết về thời tiết, độ ẩm, mức độ ô
nhiễm, và nhiều hơn nữa.

 Mềm dẻo (Flexible): Uốn cong nhưng không bị vỡ
 Trong suốt (Transparent): có thể “nhìn xuyên” qua điện
thoại.

a. Morph (Nokia)

b. Nokia Humanform

Hình 4. Các thiết bị Nano

C. Điện toán đám mây
Trong mạng 5G điện toán đám mây là duy nhất và là một
sáng kiến công nghệ, nơi lưu trữ và điều khiển mọi thông tin
và dữ liệu thông qua mạng internet và máy chủ điều khiển
trung tâm (Central Romote Server). Người dùng không cần
cài đặt ứng dụng mà có thể truy cập được dữ liệu, thông tin,
hồ sơ của mình mọi lúc và ở bất cứ nơi đâu. Người sử dụng có
thể vào thị trường điện toán đám mây và tạo một dịch vụ mới
sau đó trải nghiệm nó trong môi trường thị trường số hóa.
Điều này có thể làm cho người dùng cảm nhận được ứng dụng
thời gian thực khi sử dụng 5G. Điện toán đám mây cung cấp
tính bảo mật và đáp ứng cao thông qua mã hóa, tiết kiệm chi
phí lắp đặt cơ sở hạ tầng như hệ thống truyền thông cũ.
Điện toán đám mây có 3 phần chính:
1. Ứng dụng (Application): Các phần mềm dịch vụ .
2. Hệ thống nền (Platform): Là các sản phầm dùng để lắp
đặt internet (Net Suite, Amzon, Google…) cho phép
người dùng truy cập vào máy chủ trung tâm.
3. Hạ tầng (Infrastructure): Là phần môi trường hạ tầng của
nhà cung cấp cho phép người dùng xây dựng các ứng

dụng, lưu trữ đám mây.
D. Mạng All IP
Mạng All-IP Network (AIPN) được giới thiệu bởi hệ thống
3GPP trong việc nâng cao nhu cầu của thị trường di động. Các
dịch vụ đáp ứng thời gian thực thông qua các tin quảng bá,
truyền hình, đường truyền mặt đất, người dùng dần chuyển
qua kiến trúc mạng Flat IP. AIPN cung cấp những cải tiến liên
tục và tối ưu hóa hệ thống để có thể cung cấp sức cạnh tranh
về cả chất lượng và giá thành. Ưu điểm của kiến trúc AIPN:
 Chi phí thấp hơn
 Kết nối phổ biến liên tục
 Cải thiện trải nghiệm người dùng
 Giảm độ trễ hệ thống
 Tách riêng kết nối vô tuyến và sự cải tiến mạng lõi.
III.

KĨ THUẬT PHÂN CHIA CHÙM TÍN HIỆU ĐA
TRUY CẬP- BDMA

A. Các công nghệ đa truy cập
Mục tiêu của truyền thông di động là cung cấp các dịch vụ
cải tiến và mềm dẻo đến số lượng lớn người sử dụng điện
thoại di động với chi phí thấp. Một thách thức lớn đặt ra cho
công nghệ không dây làm sao phải nâng cao dung lượng
truyền của hệ thống trong một dải phổ tần số hữu hạn. Để làm
được điều này, phải đòi hỏi các công nghệ truyền không dây
đa truy cập.
Các kĩ thuật như Đa truy cập phân chia theo tần sốFrequency Division Multiple Access (FDMA), Đa truy cập
phân chia theo thời gian- Time Division Multiple Access
(TDMA), Đa truy cập phân chia mã- Code Division Multiple

Access (CDMA), Dồn theo tần số trực giao- Orthogonal
Frequency Division Multiple Access (OFDMA).
Trong giao tiếp thông tin liên lạc, nhu cầu nâng cao dung
lượng truyền là rất lớn, trong khi đó dải băng thông cho phép
thì hữu hạn. Số lượng di động ngày càng tăng đòi hỏi việc
tăng số lượng của các trạm thu phát tín hiệu. Để giải quyết vần


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

đề một lượng lớn vật chất tăng theo thời gian và nhu cầu sử
dụng, chúng ta mong chờ một cải tiến kĩ thuật sử dụng tài
nguyên khác ngoài miền thời gian và tần số để tăng dung
lượng truyền trong tương lai.



Hình 5. Các công nghệ đa truy cập
B. Công nghê Đa truy cập phân chia chùm tín hiệu.
Khi trạm nền giao tiếp với trạm điện thoại, chùm sóng trực
giao sẽ được phân phát xuống các trạm điện thoại. Kĩ thuật
BDMA của phát minh hiện tại phân chia ăn-ten theo vị trí của
các trạm điện thoại để có thể thực hiện đa truy cập, vì vậy
dung lượng tín hiệu của hệ thống được nâng cao. Trạm nền và
trạm điện thoại truyền tín hiệu theo một đường thẳng Line of
Sight (LoS). Khi hai trạm biết được chính xác vị trí của nhau,
chúng có thể truyền các chùm sóng trực tiếp cho nhau mà
không quấy rầy đến các trạm biên.
 Khi trạm điện thoại đã được định vị bời nhiều hướng
khác nhau và đều hướng về trạm nền, trạm nền sẽ

truyền những chùm chùm sóng đồng thời theo các
hướng khác để truyền dữ liệu đến trạm điện thoại.
 Một trạm điện thoại không chỉ nhận chùm sóng từ
một trạm nền,những trạm điện thoại cùng một hướng
với trạm nền có thể chia sẻ một chùm sóng giao tiếp
với trạm nền.
 Trạm điện thọai chia sẽ chùm sóng phân chia cùng
nguồn tần số/ thời gian và nguồn sóng trực giao.
 Trạm nền có thể thay đổi hướng, số lượng và độ rộng
của chùm sóng một cách thích nghi và dễ dàng theo
sự thay đổi môi trường truyền của trạm điện thoại.
 Chùm sóng có thể phân chia làm ba chiều, có thể tối
đa việc tái sử dụng không gian tần số/ thời gian.
 Trong bước đầu kết nối, trạm nền và trạm điện thoại
chưa biết vị trí của nhau, trạm điện thoại sẽ dò sóng
và tốc độ truyền, và gửi thông tin đó cho trạm nền.
 Tiếp theo, trạm nền sẽ tính toán hướng và độ rộng
của của chùm sóng tín hiệu phát xuống dựa và hướng
và tốc độ mà đã nhận được từ trạm điện thoại.
 Về sau, Trạm nền sẽ phát chùm tín hiệu xuống cho
trạm điện thoại theo các thông số đã tính toán.

Khi trạm điện thoại nhận được tín hiệu gửi từ trạm
nền, nó sẽ dò hướng của tín hiệu phát xuống để xác
định hướng của tín hiệu gửi lên, và gửi chùm tín hiệu
lên cho trạm nền.
 Sau khi trạm điện thoại và trạm nền hình thành
đường truyền, sẽ có một chùm sóng cập nhật được
gửi theo chu kì để duy trì kết nối giữa hai trạm.
 Gói tin trong Phân chia cặp tần số- chùm sóng đa

truy cập Frequency Division Duplex- BDMA (FDD-

BDMA) và Phân chia cặp thời gian- chùm sóng đa
truy cập Time Division Duplex- BDMA (TDDBDMA) là giống nhau. Chỉ khác nhau khi thông tin
trạm nền được định vị bởi phân chia tần số (FDD)
chứ không phải bằng phân chia thời gian (TDD). Các
chùm sóng được trạm nền quảng bà là đượ phân chia
theo tần số, chỉ những chùm sóng trong việc hình
thành kết nối ban đầu là phân chia theo thời gian.
Kĩ thuật BDMA có thể được ứng dụng cho việc thiết
kế các phần tử của hệ thống giao tiếp không dây cho
thế hệ truyền thông di động tiếp theo. Các nhà nghiên
cứu và phát triển Hàn Quốc đề xuất sử dụng BDMA
như là giao diện vô tuyến cho 5G
IV. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ 5G

A. Giao tiếp di động bằng sóng mmWave
Đối với nhu cầu tăng dung lượng truyền thông tin của hệ
thống lên tới hàng Gigabit thì sóng mili mét (mmWave) sẽ
được mong đợi được áp dụng trong truyền thông tin tín hiệu
tốc độ cao, tần số áp dụng sóng mili mét khoảng 60 GHz. Các
chuẩn kĩ thuật truyền sóng mmWave phổ biến như ECMA [8],
IEEE 802.15.3 Tác vụ nhóm 3c (TG3c) [9], IEEE 802.11ad
chuẩn hóa tác vụ nhóm [10], WirelessHD consortium [11], và
Wireless Gigabit Alliance (WiGig) [12].trong đó chuẩn IEEE
802.15.3c và IEEE 802.11ad được đưa ra để đánh giá cho hoạt
động sóng mili mét trong hoạt động của 5G.
Sóng mmWave có khả năng truyền tín hiệu hàng Gigabit
trong môi trường nhiễu bởi mưa hoặc hấp thụ bởi không khí
với khoảng cách khoảng 200 mét trong đó bước sóng khoảng

5mm, tần số 60GHz, suy hao 24dB tương đương 22GHz [14].
Sóng mmWave có tính định hướng đến các ăn-ten, việc định
hướng trực tiếp từ sóng đến các đơn vị thu phát cần được thực
hiện bởi các thuật toán nhận biết các chùm sóng thông tin. Các
sóng điện từ it có khả năng nhiễu xạ xung quanh các vật cản
do bước sóng ngắn, nên dễ bị chặn bởi các vật cản lớn hơn
nhiều so với bước sóng của nó. Trong môi trường trong phòng
làm việc thì tín hiệu bị chặn khoảng 1% đến 2% mỗi lần khi
có hoạt động của một đến năm người.
Hoạt động nghiên cứu thực nghiệm gần đây nhất của
Samsung (Hàn Quốc) sử dụng sóng mmWave trong việc
truyền tải dữ liệu 5G trong môi trường khác nhau. Tốc độ
truyền tải đạt 1.2 Gbps khi di chuyển với tốc độ 110 kilomet
trên giờ (km/h) sử dụng tần số 28GHz, tốc độ truyền tải dữ
liệu tối đa (trạm điện thoại đặt ngay trạm nền) lên tới 7.5Gbps
[13]. Do sóng mmWave truyền trong khoảng cách ngắn nên
Samsung đã sử dụng công nghệ Hybrid Adaptive Array
Technology để truyền được với khoảng cách xa hơn.
B. Hiệu quả năng lượng trong mạng 5G.
Hiệu quả năng lượng là một yêu cầu bức thiết song song
với việc nghiên cứu và phát triển mạng 5G. Theo khảo sát
dung lượng truyền của của điện thoại hàng tháng vào thời
điểm ra đời 5G của Cisco (2015) sẽ lên tới gần 25
exabytes/tháng (1 Exabyte = 109 Gigabyte) [15]. Và năng
lượng đáp ứng cho việc duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống
viễn thông sẽ là một vấn đề lớn.


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F


C. Mạng nanocore: Đòn bẩy SDN và 5G
SDN (Software-defined Networking) là một khái niệm về
một ứng dụng có thể cho phép người quản trị viên có thể tác
vụ vào trường điều khiển, trường dữ liệu và các dịch vụ của hệ
thống mạng mà không cần trực tiếp thao tác lên các lớp mạng
của mô hình OSI.
SDN cung cấp cơ chế quản lý tập trung (SDN controller)
và kênh truyền bảo mật.

Hình 6. Lưu lượng di động toàn cầu (Cisco 2015)
Các giải pháp về năng lượng đã được đưa ra nhằm tối
thiểu mức sử dụng năng lượng của toàn hệ thống bao gồm cả
hệ thống mạng 5G, các thiết bị thu phát, các trạm thu phát và
tổn hao năng lượng.
1. Phân vùng nhỏ (tăng hiệu quả phủ sóng) [16]: do hệ
thống mạng không phân bổ đòng nhất nên ta chia
thành các đơn vị phủ sóng microcells (bán kính 1
kilomet), picocells (bán kính 100m) và femtocells
(bán kính 10m). Sử dụng ứng dụng hoạch định mạng
(SDN) để phân vùng dữ liệu và vùng điều khiển.
Thiết lập đám mây truy cập vô tuyến tập trung bên
cạnh lắp nhiều ăn-ten.
2. Các thiết bị đa truy cập vào ra- Multiple input
multiple output (MIMO) có kích thước lớn hơn và
nhiều hơn số lượng thiết bị di động.
3. mmWave: Tăng băng thông 3-300 GHz, bước sóng
1-10mm.
4. Các thiết bị thông minh kết nối tập trung: có chức
năng phân phối dịch vụ, kết nối thiết bị với nhau
Device-to-device (D2D), bộ nhớ tạm, từ chối gây rối

thiết bị.
5. Giao tiếp giữa các máy móc Machine-to-machine
(M2M): lắp đặt thiết bị cuối (xe cộ) và hệ thống khối
(cảm biến), độ trễ thấp và tuổi thọ pin lớn hơn 10
năm.

Hình 7. Hệ thống tiết kiệm năng lượng cho mạng 5G

Hình 7. Kiến trúc mô hình SDN
Hoạt động của mô hình SDN có thể được hiểu như hình
trên [17], trong đó trường điều khiển giao tiếp trực tiếp với hai
trường ứng dụng (Giao diện phía bắc SDN- NBIs) và trường
dữ liệu (Giao diện điều khiển dữ liệu phía nam SDN- CDPI).
SDN cho phép phân phối tài nguyên mạng trên nhu cầu của
người sử dụng, tự tính toán dự liệu dich vụ, một hệ thống
mạng ảo tin tưởng, và dịch vụ đám mây an toàn.
Cấu trúc của hệ thống cho phép lắp đặt kết nối dễ dàng,
nhanh chóng và không phụ thuộc đến các người dùng, sự thay
đổi hệ thống mạng doanh nghiệp hay mạng công cộng. Với
thiết kế mạng đơn giản, các phần tử mạng không cần phải
chọn lựa và cấu hình các giao thức truyền tin, mọi phần tử
mạng khi tham gia vào hệ thống sẽ được trung tâm điều khiển
SDN thực hiện việc cấu hình các giao thức và các phương
thức, chuẩn kết nối cũng như các dịch vụ bảo mật và an ninh.
Giá trị đòn bẩy của SDN trong mạng 5G là khả năng cung
cấp một mạng ảo, tự động với các ứng dụng nguồn được cập
nhật nhanh chóng, một mạng ảo an toàn và có thể tin tưởng.
Mặt khác, kiến trúc của mô hình SDN phân chia các chức
năng của hệ thống mạng thành những khối riêng việt, vì vậy
nó có khả năng kích hoạt định tuyến các gói dữ liệu và luồng

dữ liệu khi kết nối với hạ tầng mạng không dây hay đám mây.
Một chức năng hữu dụng được bổ sung vào công nghệ
SDN mà có ảnh hưởng đến mạng 5G trong tương lai- cách mà
nó tái cấu trúc lại kiến trúc của mạng không dây, ảo hóa càng
nhiều mạng và chức năng mạng, đó là công nghệ Ảo hóa chức
năng mạng- Network Function Virtualization (NFV). Công
nghệ NFV có thể nhóm các chức năng, dịch vụ của mạng
không dây thành các ứng dụng có thể dùng để điều khiển, khả
năng lắp đặt các phiên điều khiển biên- Session Border
Controller (SBC) [18] đóng vai trò tăng cường bảo mật nhờ


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

vào khả năng bảo vệ hệ thống mạng không dây đặt biệt ở biên
khỏi các tấn công từ bên ngoài. Công nghệ SDN nhắm đến
việc xây dựng các hạ tầng đầu cuối từ các cấu trúc mạng phân
tầng xác định, bằng cách di chuyển các chức năng phần cứng
về một nền tảng lưu trữ tính toán duy nhất, có thể được xem
như máy chủ hay đám mây. Triển khai NFV cũng như việc áp
dụng vào mạng 5G nói chung cần có một tính năng đó là sự
tương thích. Xây dựng hạ tầng chức năng tập trung đòi hỏi các
gói tin được truyền đi qua hệ thống mạng ảo và các phần tử
phần cứng của mạng là như nhau, đồng bộ giao thức, khả năng
truyền ổn định của hệ thống bất đồng bộ, hiệu quả năng lượng
truyền dẫn, và có thể tránh được việc tự dự liệu quá tải của các
phần tử mạng bởi việc chỉ sử dung một lượng tài nguyên cần
thiết [19].
D. Hệ thống mạng nền tảng đám mây.
Hệ thống mạng ảo hay hệ thống điều khiển, lưu trữ tập

trung là những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong việc
khai thác công nghệ điện toán đám mây trong thiết kế, cung
cấp dịch vụ và vận hành mạng 5G. Hệ thống mạng ảo xây
dựng các ứng dụng mạng từ các hạ tầng phần cứng thành một
trung tâm, trung tâm này có vai trò sử dụng tài nguyên phần
cứng phục vụ cho công tác lưu trữ, truy xuất dữ liệu một cách
nhanh chóng, tối ưu khả năng lưu trữ dựa vào dữ liệu phân
tán. Cùng với tốc độ và băng thông siêu việt của mạng 5G,
người dùng có thể xây dựng các ứng dụng thời gian thực và
trải nghiệm trực tiếp trên điện toán đám mây mà không cần
bắt buộc ứng dụng phải được tải về máy của người dùng.
Những yêu cầu của hệ thống đám mây:
 Dung lượng kết nối: Đối với mạng truyền thống,
dung lượng người dùng chỉ cần đủ để phục vụ nhu
cầu cá nhân. Nhung trong thời đại hiện nay, bên cạnh
xu hướng phát triển của công nghệ Internet of Thing
(IoT) thì nhu cầu kết nối giữa người và thiết bị, giữa
thiết bị với thiết bị ngày càng lớn. Theo đó, IoT sẽ
góp mặt trong 1,9 tỷ thiết bị hiện tại và 9 tỷ thiết bị
khác vào năm 2018 – tương đương với số điện thoại
thông minh, TV thông minh, máy tính bảng, thiết bị
điện toán đeo và máy tính lai (PC combined) [20], vì
vậy, tốc độ của mạng 5G là yếu tố quyết định chất
lượng của công nghệ này trong tương lai.

Hình 9. Tỉ lệ thiết bị IoT toàn cầu






Chất lượng mạng: Với số lượng dịch vụ đa dạng và
phong phú, người dùng mong đợi khả năng đáp ứng
của hệ thống mạng phải nhanh chóng và tốc độ
truyền phải đủ độ mượt mà cho dù ở môi trường
truyền nào hay bất cứ nơi đâu.
Tối ưu hóa tài nguyên: Hệ thống mạng truyền thống
dựa vào cải tiến phần cứng hay hạ tầng để cải thiện
chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đối với hệ thống đám
mây, tất cả các phần tử của mạng đề được xem xét
đến việc tối ưu bao gồm, hiệu suất, năng lượng, khả
năng lưu trữ.

E. Ứng dụng của 5G: Giao thông thông minh
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hằng năm có
khoảng 1.2 triệu người chết cho tai nạn giao thông. Để giảm
thiểu con số này đến mức có thể, các nghiên cứu về xe thông
minh, xe tự lái, các hệ thống thông minh đã và đang được xúc
tiến. Theo đó, với sự ra đời của 5G, hứa hẹn sẽ có một cuộc
bùng nổ khoa học công nghệ toàn cầu trong đó giao thông
thông minh cũng không là một ngoại lệ.
Giao thông thông minh bao gồm giao tiếp giữa các phương
tiện, dự báo,cảnh báo đường đi. Trong đó các phương tiện có
thể giao tiếp với nhau để xác định vị trí, tốc độ, hướng di
chuyển, vật cản và sự ổn định của phương tiện. Công nghệ
giao tiếp giữa các phương tiện (Vehicle-to-vehicle) sử dụng
dải liên lạc ngắn (Deicated Short-Range Communication) có
tần số khoảng 5.9GHz, khả năng giao tiếp trong phạm vi
khoảng 300 mét và giữ liên lạc khoảng 10 giây khi di chuyển
trên đường cao tốc[21]. Công nghệ 5G trong giao thông được

nghiên cứu ứng dụng trong ngành công nghiệp tự động hóa,
dự báo thông tin ùn tắc và xe tự hành [22].
V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU
A. Hạ tầng không đồng nhất
Cấu trúc mạng phân tầng truyền thống có xu hướng
chuyển toàn bộ sang cấu trúc mặt phẳng IP (IP-based). Các
thành phần trong hệ thống mạng phân tầng bị lược bỏ, điều
này không có nghĩa là số lượng phần tử hệ thống sẽ giảm
xuống. Nhu cầu đáp ứng thời gian thực và truyền tải dữ liệu
cao của mạng di động thế hệ thứ 5 đặt ra một số vấn đề, số
lượng cảm biến, các trạm thu phát sóng dày đặt, hệ thống các
ăn-ten kim loại phải đủ lớn để đảm bảo độ nhạy đối với tín
hiệu sóng mmWave, các server dịch vụ và lưu trữ được đặt ở
nhiều nơi do dữ liệu lớn và phân tán, các lớp giao tiếp vô
tuyến truy cập đa dạng về phương thức truyền sóng (CDMA,
BDMA, Wimax, LTE, . . .) phải có cùng một cách thức và
cổng giao tiếp IP.
B. World Wide Wireless Web (WWWW)
Không gian World wide web chứa thông tin xác định mọi
tài liệu và trang web, sử dụng đường dẫn kí tự và kết nối
thông qua mạng internet toàn cầu sử dụng kết nối có dây.
Wwww là khái niệm mới được sinh ra cho không gian mạng
internet không dây toàn cầu. Nó có khả năng hỗ trợ một cách
đắt lực cho kết nối không dây dựa trên các ứng dụng web bao
gồm các ứng dụng đầy đủ về năng lực đồ họa và đa phương
tiện lớn hơn 4G.


DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F


Hiện chưa có bài báo nào nghiên cứu đầy đủ về wwww
được công bố trong đó wireless web đã được ứng dụng khi thế
hệ di động thứ 2 ra đời về khả năng truy cập WAP bằng sóng
vô tuyến vào những năm đầu của thế kỉ 21. Kể từ đó những
bước tiến không ngừng được đưa ra cho đến thế hệ thứ tư 4G.
4G đã có lượng truy cập wireless web đủ lớn để khi 5G ra đời
nó sẽ hình thành khái niệm không gian truy cập toàn cầu
không dây.

Labs, DOCOMO Euro-Labs, Nokia Solutions and Networks,
Huawei ERC, University of Kaiserslautern, Nokia)[24] và có
những tín hiệu thực nghiệm khả thi cho mạng 5G. Những cuộc
nghiên cứu và trải nghiệm đầu tiên sẽ đến trong thời gian diễn
ra Olympic mùa hè 2018 tại Tokyo (NTT Docomo- Nhật Bản)
và sẽ được thương mại hóa vào năm 2020 [25].

C. Tác động hệ sinh thái công nghệ 5G lên hệ sinh thái con
người và tự nhiên.
Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà sự tiến bộ
công nghệ mang lại cho con người. Nhưng bên cạnh đó, công
nghệ ngày càng thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động và tác
động đến sức khỏe của con người.
Ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị di động, máy
tính bản, laptop, các thiết bị nano gây rối loạn hoocmon
Melatonin (hooc môn điều chỉnh đồng hồ sinh học của con
người) [23]; việc sử dụng các thiết và các công cụ tìm kiếm
khiến con người không thể nhớ nhiều, khả năng nhớ bị phụ
thuộc vào các thiết bị, thậm chí là có thể bị chứng quên đi
nhanh hơn. Internet chứa nhiều thông tin thú vị khiến con
người bị nghiện như nghiện ma túy.Việc phát triển các công

cụ điều khiển thông minh tích hợp làm con người ít vận động
hơn cả trong nhà lẫn ngoài trời, ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe.
Hệ sinh thái con người có nguy cơ suy thoái do giao tiếp
giữa người và người ngày càng ít đi từ khi xuất hiện các công
nghệ tiên tiến. Chúng ta dần hạn chế ra ngoài và tham gia các
hoạt động vì bây giờ chúng đều có trong internet, cả các hoạt
động vui chơi giải trí trong thời đại công nghệ có thể được sử
dụng ngay cả khi ta ngồi một chỗ và không nói một tiếng nào.
Việc phát triển khoa học công nghệ là một điều tất yếu và
mang tính hữu ích, nhưng bên cạnh đó cần có nhiều nghiên
cứu hơn về tác động của công nghệ đối với hành vi của xã hội
loài người cũng như những hệ qua với môi trường tự nhiên
trong tương lai để đảm bảo việc phát triển bề vững

[1] Asvin Gohil, Hardik Modi, Shobhit K Patel,”5G Technology of Mobile

D. Trí tuệ nhân tạo - Artificial intelligent (AI)
Công nghệ mạng 5G hướng đến các hạ tầng thông minh:
thiết bị thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh.
Để hạ tầng trở nên thông minh thì việc tính toán của hệ thống
phải được thực thi với mật độ lớn và thời gian đáp ứng nhanh
trong các trung tâm điều khiển tập trung. Chính vì vậy sự phát
triển trí tuệ nhân tạo là cốt lõi cho việc ứng dụng điều khiển
thông minh, phân tích và liên kết hàng triệu có khi hàng tỉ dữ
liệu trong hệ thống dữ liệu tập trung toàn cầu.
VI. TỔNG KẾT
Sự phát triển của các thế hệ di động đặc biệt với chức năng
truyền dữ liệu không dây kéo theo sự phát triển công nghệ trên
toàn cầu bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mở

ra một kỉ nguyên mới của nhân loại. Việc nghiên cứu thế hệ
mạng 5G đang được các tổ chức công nghệ hàng đầu thế giới
đang nghiên cứu: Samsung, SK Telecom, NTT Docomo (Nhật
Bản), nhóm nghiên cứu METIS (Mobile and wireless
communications
Enablers
for
the
Twenty-twenty
Information Society)- Châu Âu (Ericsson, Alcatel-Lucent Bell

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Communication: A Survey”, 2013 International Conference on Intelligent
Systems and Signal Processing (ISSP)
[2] Sapana Singh, Pratap Singh,”Key Concepts and Network Architecture for
5G Mobile Technology”, International Journal of Scientific Research
Engineering & Technology (IJSRET), August 2012
[3] Priya Goyal, Avtar Singh Buttar, ”A Study on 5G Evolution and
Revolution”, International Journal of Computer Networks and
Applications” Volume 2, Issue 2, March – April (2015)
[4] 5G Mobile Technology wiki [online]. Available: />[5] Suvarna Patil,Vipin Patil,.Pallavi Bhat, “A Review on 5G Technology”,
International Journal of Engineering and InnovativeTechnology (IJEIT)
Volume 1, Issue 1,January 2012
[6] Mudit Ratana Bhalla, Anand Vardhan Bhalla,” Generations of Mobile
Wireless Technology: A survey”, International Journal of Computer
Applications (0975 – 8887) Volume 5– No.4, August 2010
[7] Samsung Tomorrow channel, “What is the next generation mobile
communication
5G
?”

[online]
Available:
/>[8] ECMC TC48, ECMA standard 387, “High rate 60 GHz PHY, MAC and
HDMI PAL” Dec. 2008.
[9] IEEE 802.15 WPAN Millimeter Wave Alternative PHY Task Group 3c
(TG3c). Available: e802. org/15/pub/TG3c.html.
[10] Draft Standard for Information Technology–Telecommunications and
Information Exchange Between Systems–Local and Metropolitan Area
Networks–Specific Requirements–Part 11: Wireless LAN Medium Access
Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications–Amendment 4:
Enhancements for Very High Throughput in the 60 Ghz Band, IEEE
P802.11ad/D9.0, Oct. 2012
[11] “WirelessHD: WirelessHD specification overview” 2009.
[12]Wireless
Gigabit
Alliance.
[online].
Available:
/>[13] Samsung Tomorrow channel,” 5G live demonstration”,
/>[14] Yong Niu, Yong Li, Depeng Jin, Li Su, Athanasios V. Vasilakos,” A
Survey of Millimeter Wave (mmWave) Communications for 5G:
Opportunities and Challenges”, arXiv:1502.07228v1 [cs.NI], 25 Feb
2015.
[15] Aarne Mämmelä, “Energy efficiency in 5G networks”, IFIP Networking
2015, Toulouse, France, 20.5.2015
[16] Andrews, ”Revolutionary technologies for 5G “ , Boccardi 2014
[17]Software-defined
Networking,
[online].
Available:

/>[18] G. Monteleone and P. Paglierani, "Session Border Controller
Virtualization Towards "ServiceDefined" Networks Based on NFV and
SDN" in IEEE SDN4FNS, 2013.
[19] Akram Hakiri and Pascal Berthou, “Leveraging SDN for The 5G
Networks: Trends, Prospects and Challenges”, Univ de Toulouse, UPS,
LAAS, F-31031 Toulouse, France
[20] The internet of thing will be the world’s most massive device market and
save
companies
billions
of
dolars,
[online].
Available:
/>[21] Bill Howard “V2V: What are vehicle-to-vehicle communications and how
do they work?”, Extreme Tech, February 6, 2014.
[22] Suresh B. Mer, “Advanced Autonomous Vehicle with 5G Technology”,
2015 IJEDR | Volume 3, Issue 2 | ISSN: 2321-9939
[23] 8 ways technology makes you stupid [Online] Available:
/>

DocuSign Envelope ID: B4DA0B90-2402-4394-8550-8E461051F17F

[24] Afif Osseiran, Federico Boccardi, Volker Braun, Katsutoshi Kusume,
Patrick Marsch, Michal Maternia, Olav Queseth, Malte Schellmann, Hans
Schotten, Hidekazu Taoka, Hugo Tullberg, Mikko A. Uusitalo , Bogdan
Timus and Mikael Fallgren, “Scenarios for the 5G Mobile and Wireless

Communications: the Vision of the METIS Project”, IEEE
Communications Magazine May 2014.

[25] Samsung and SK Telecom to discuss 5G at MWC, [Online] Available:
/>


×