DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Học sinh
HS
Giáo viên
GV
Câu lạc bộ
CLB
Trung học phổ thông
Phần trăm
THPT
%
I. LỜI GIỚI THIỆU
6
Hiện nay, công tác đổi mới phương pháp giáo dục đang được các cấp và và
cơ sở giáo dục đẩy mạnh thực hiện theo hướng phát huy sự chủ động, tích cực của
học sinh. Điều đó xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi khách quan của thực tiễn trong kỉ
nguyên công nghệ thông tin với các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng
và phức tạp hơn. Trong môi trường giáo dục trung học phổ thông, đối tượng học
đang trong giai đoạn phát triển và biến động mạnh về tâm sinh lý nên dễ bị ảnh
hưởng bởi các tác động từ bên ngoài. Do vậy đảm bảo một môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh thực sự được đóng vai trò chủ thể của các
hoạt động giáo dục là nhân tố hàng đầu để mục tiêu giáo dục phổ thông có hiệu
quả. Tuy nhiên tình trạng học sinh bị quá tải do áp lực học tập hoặc sự thiếu định
hướng về mục đích học tập, rèn luyện từ phía gia đình và những tác động tiêu cực
khác từ xã hội khiến một bộ phận HS không hào hứng trong học tập, thiếu nghiêm
túc trong rèn luyện. Để khắc phục tình trạng trên thì cần thiết phải tạo được sự
chuyển biến bên trong nhận thức của học sinh, cần phải bồi dưỡng và phát huy
động lực của học sinh, ý chí vươn lên khẳng định giá trị bản thân của các em. Từ
nhận thức trên và xuất phát từ thực tiễn công tác tại nhà trường, bản thân tôi đã
nghiên cứu, xây dựng và áp dụng một số mô hình hoạt động nhằm bồi dưỡng và
phát huy động lực của học sinh trong học tập văn hóa, rèn luyện hạnh kiểm và phát
triển các kĩ năng sống cho các em. Sau đây, tôi xin được trình bày các mô hình
hoạt động đó tại nhà trường trong sáng kiến “Tổ chức một số mô hình hoạt động
nhằm phát huy động lực của học sinh trong học tập và rèn luyện tại trường THPT
Trại Cau”.
II. TÊN SÁNG KIẾN:
“Tổ chức một số mô hình hoạt động nhằm phát huy động lực của học sinh
trong học tập và rèn luyện tại trường THPT Trại Cau”.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Lăng Minh Tá.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Địa chỉ: Tổ 8 thị trấn Trại Cau, huyên Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
7
- Đơn vị công tác : trường THPT Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0982698425.
- Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Lăng Minh Tá – Giáo viên, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT
Trại Cau.
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trong phạm vi sáng kiến này, tôi áp dụng trong lĩnh vực phụ trách công tác
Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Trại Cau.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
Ngày 5 tháng 9 năm 2017
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến
Nội dung của sáng kiến bao gồm hai phần: Phần một điều tra, khảo sát tình
hình học sinh qua phiếu thăm dò để có định hướng xây dựng các hoạt động; phần
hai tổ chức các hoạt động nhằm phát huy động lực của HS trong học tập và rèn
luyện.
1.1.Phần một: Tổ chức điều tra, khảo sát nắm tình hình học sinh.
Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình hình HS nhằm nắm bắt những thông tin
của học sinh về thái độ và động cơ học tập, năng khiếu, sở trường nhu cầu nguyện
vọng…để từ đó có phương hướng tổ chức các mô hình hoạt động sát với đối
tượng, phù hợp và hiệu quả. Công việc này được tiến hành thông qua việc lấy ý
kiến của học sinh bằng Phiếu thăm dò ý kiến.
Mẫu phiếu Phiếu thăm dò ý kiến học sinh được thiết kế như sau:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
I. Thông tin của người được lấy ý kiến
Họ và tên:…………………………ngày, tháng, năm sinh………………...
8
Dân tộc:…………………số điện thoại liên lạc (bố, mẹ)………………….
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………
Họ tên bố……………………………………nghề nghiệp………………...
Họ tên mẹ:…………………………………..nghề nghiệp………………...
II. Bạn vui lòng trả lời câu hỏi/ đánh dấu x vào ô dưới đây
Bạn muốn tham gia trò chơi nào : kéo co
; đẩy gậy
; nhảy bao
Hoặc không muốn tham gia chơi trò nào
Dòng nhạc yêu thích : Nhạc cách mạng
; nhạc trẻ
; nhạc bolero
- Bạn có thích đọc sách không (ngoài sách giáo khoa) : có
không
;
. Nếu có bạn hay đọc thể loại nào sau đây:
+ Văn hóa xã hội – Lịch sử:
+ Văn học nghệ thuật:
+ Truyện tranh:
+ Tiểu thuyết:
+ Tâm lý, tâm linh, tôn giáo:
+ Sách về kĩ năng sống:
+ Sách về danh nhân:
- Sở trường của bạn : bóng đá
; cầu lông
…
Bạn không có sở trường nào cả
- Mục tiêu của bạn trong năm học: HSTT
; HSG
Bạn không đặt mục tiêu nào cả
- Bạn có muốn tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ nào sau đây không ?
Không
; có
Đội văn nghệ
. Nếu có bạn muốn tham gia câu lạc bộ nào ?
; đội kịch tuyên truyền
; sách và hành động
Thời điểm điều tra, khảo sát là tháng 9 năm 2017. Sau khi thu thập phiếu, tôi
tiến hành tổng hợp và rút ra được những thông tin sau:
- Tổng số HS nhà trường : 714, số HS trả lời câu hỏi 702
- Số HS muốn tham gia các trò chơi: 550 (tỉ lệ 78,3%) ; số không muốn
tham gia 152 (tỉ lệ 21,7 %)
9
- Số HS thích đọc sách 350 (tỉ lệ 49,9 %); số không thích đọc sách 351 (tỉ lệ
50,1 %) ; thể loại thích đọc nhất là truyện tranh 210 em (tỉ lệ 60 %) ; sách về kĩ
sống 70 HS (tỉ lệ 20 %); còn lại là các thể loại khác.
- Số HS trả lời mình có các sở trường bóng đá, cầu lông là 180 em (tỉ lệ
25,64 %); số HS cho rằng mình không có năng khiếu nào là 522 em(tỉ lệ 74,35%).
- Số HS đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu HSTT, HSG là 176 em (tỉ lệ 25
%), còn lại không xác định mục tiêu là 526 em (tỉ lệ 75%).
- Số học sinh muốn tham gia các CLB 140 em (tỉ lệ 20%); số không muốn
tham gia 562 em (tỉ lệ 80 %)
Qua tổng hợp, thấy rằng số HS xác định cho mình một mục tiêu phấn đấu
đạt các danh hiệu HSTT, HSG và số học sinh khẳng định mình có năng khiếu và
nhu cầu được tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ còn ít. Đặc biệt, nếu so sánh
số HS đề ra mục tiêu đạt HSTT, HSG với năm học trước (2016-2017) thì cho con
số khá chênh lệnh.
Năm học 2017 - 2018
Tống số học sinh được lấy ý kiến: 702
Số học sinh đề ra mục tiêu đạt học sinh
tiên tiến, học sinh giỏi
Số lượng
Tỉ lệ %
176
25
Năm học 2016 - 2017
Tổng số học sinh : 682
Số học sinh tiên tiến, học sinh giỏi
Số lượng
Tỉ lệ %
321
47,07
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do HS
chưa xác định được động cơ học tập, thiếu động lực phấn đấu để phát huy các năng
lực của bản thân. Để giải quyết tình trạng trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số
mô hình hoạt động sau nhằm giúp các em HS phát huy động lực của bản thân trong
học tập và rèn luyện.
1.2. Phần hai: Các mô hình hoạt động phát huy động lực của HS trong
học tập và rèn luyện tại trường THPT Trại Cau
1.2.1. Mô hình câu lạc bộ sách và hành động
a. Lí do thành lập:
10
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông
đã tạo nên sự lấn át của văn hóa nghe nhìn đối với văn hóa đọc của con người. Đối
với đa phần HS, việc tìm kiếm, lựa chọn, trao đổi một cuốn sách hay giàu ý nghĩa
nhân văn không phải là công việc sở thích nữa. Thường chỉ khi do yêu cầu học
tập, cần tưu liệu về một vấn đề nào đó được định hướng HS mới tìm kiếm, tham
khảo từ các loại sách. Tuy nhiên, khi đó HS thường chọn giải pháp giải quyết
nhanh nhất là tra trên mạng internet thay vì đến thư viện hay hiệu sách. Điều này
đồng nghĩa với việc HS sẽ tiếp cận với nguồn thông tin phong phú nhưng ẩn chứa
nhiều nguy cơ : nhiều thông tin không chính thống, thông tin chưa được cơ quan
chức năng kiểm duyệt, thông tin xuyên tạc, các văn hóa phẩm đồi trụy…Từ đó ảnh
hưởng đến nhận thức và hành vi, dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc về nhân cách
đạo đức. Mặt khác, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tư duy của HS, các
em dễ bị thụ động, thiếu sáng tạo do không được trải nghiệm, khám phá, tự rèn
luyện thông qua việc đọc sách.
Từ thực tế tại trường THPT Trại Cau, tôi nhận thấy rằng, để gây dựng, phát
triển văn hóa đọc trong HS trước hết cần làm cho HS thấy được giá trị, ý nghĩa của
việc đọc, tìm hiểu, nghiên cứu về sách. Giải quyết vấn đề này cần có một đội ngũ
được tổ chức từ chính các em HS để làm gương, để tuyên truyền, thu hút, lôi cuốn
bạn bè đọc, tìm hiểu về những cuốn sách hay giàu ý nghĩa, tạo được động lực cho
học sinh trong học tập, rèn luyện và thực tế đời sống. Đội ngũ các em HS đó được
tổ chức trong câu lạc bộ có tên gọi “Câu lạc bộ sách và hành động trường THPT
Trại Cau” hoạt động trên tinh thần phát huy tinh thần chủ động tích cực của HS
đã và đang góp phần quan trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS nhà trường.
b. Nội dung hoạt động: Hoạt động của CLB sách và hành động trường
THPT Trại Cau chia làm 02 nội dung chính:
- Thứ nhất : Xây dựng phong trào đọc sách và văn hóa đọc trong HS
- Thứ hai: Tổ chức hoạt động để CLB thực hành vận dụng và tuyên truyền
giá trị, bài học từ sách vào thực tiễn.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động hai nội dung trên được đan xen, lồng
ghép vào nhau làm cho mục đích, ý nghĩa hoạt động của CLB được đảm bảo đầy
đủ, xuyên suốt và thuận lợi.
c. Cách thức tổ chức thành lập và hoạt động của CLB sách và hành
động trường THPT Trại Cau.
- Xác định mục đích, nội dung hoạt động của CLB:
11
Sách là kho tàng tri thức vô cùng phong phú, nguồn giá trị của sách đem lại
cho con người cũng rất lớn lao, toàn diện. Đối với lứa tuổi THPT việc đón nhận,
hấp thu và phát huy những giá trị mà sách đem lại có ảnh hưởng rất quan trọng
trong hình thành nhân cách sống. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chương trình giáo
dục phổ thông bậc THPT và những ảnh hưởng lớn lao từ sách, bản thân tôi xác
định nội dung hoạt động của CLB như đã nêu ở trên. Việc tổ chức thành lập và
hoạt động của câu lạc bộ là một giải pháp góp phần thực hiện và hỗ trợ công tác
giáo dục của nhà trường với phương châm thức tỉnh và phát huy động lực của
chính học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Lựa chọn hạt nhân xây dựng CLB
Công việc này đóng vai trò là cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện thành công
mô hình CLB Sách và hành động trường THPT Trại Cau. Bản thân học sinh sẽ
đóng vai trò là chủ thể tổ chức hoạt động thực tế trong khi GV đóng vai trò là
người thiết kế định hướng. Để lựa chọn HS làm hạt nhân xây dựng mô hình tôi dựa
vào những nguồn thông tin về đối tượng học sinh, bao gồm : Phiếu thu thập thông
tin, ý kiến của GV chủ nhiệm, hoạt động công tác Đoàn thanh niên. Những học
sinh lựa chọn là hạt nhân gây dựng cho CLB, đặc biệt là những ngày đầu triển khai
mô hình có những ưu điểm sau:
+ Có sở thích đọc sách và nhu cầu muốn trao đổi, chia sẻ những ý nghĩa từ
sách;
+ Nhiệt tình trong hoạt động phong trào;
+ Có khả năng diễn thuyết, hùng biện;
+ Có thành tích nổi bật về học tập;
+ Có uy tín nhất định trong lớp, trường:
Dựa vào đó, tôi đã lựa chọn được những em HS nhiệt tình và có năng lực
làm hạt nhân để xây dựng mô hình. Tiêu biểu 02 em Phạm Thị Huyền lớp 11A2 và
em Hoàng Thị Hậu lớp 12A3 ở năm học 2017 – 2018; em Vũ Hồng Vy lớp 10A7
và em Hoàng Thị Thanh Hiền lớp 12A3 ở năm học 2018 – 2019.
- Thảo luận thống nhất định hướng hoạt động:
Sau khi lựa chọn được những em học sinh làm hạt nhân để xây dựng mô
hình, tôi tổ chức họp bàn với các em để định hướng hoạt động của CLB; tổ chức
HS trao đổi thảo luận để các em bàn bạc, thống nhất việc tổ chức hoạt động và
cách triển khai như thế nào để đạt hiểu quả cao. Công việc này có ý nghĩa quan
trọng, vì khi HS được nêu ý kiến, được trao đổi thảo luận thì HS sẽ ý thức được ý
12
thức, trách nhiệm và vinh dự của bản thân mình khi bước vào thực hiện công việc
có tính trải nghiệm đem lại ý nghĩa to lớn cho bản thân và bạn bè. Phương pháp
tiến hành là cá nhân nêu ý kiến, tập thể trao đổi thảo luận để rút ra ý kiến chung.
Sau khi tiến hành công việc này, Ban chủ nhiệm sẽ triển khai các bước tiếp theo là
tuyển chọn thành viên CLB và tổ chức các hoạt động.
- Tuyên truyền, phổ biến về CLB: Ban chủ nhiệm CLB thông tin, tuyên
truyền về CLB. Để tiến hành, tôi tận dụng những giờ chào cờ đầu tuần (khoảng 10
phút), loa phát thanh của nhà trường.
- Tuyển chọn thành viên: Công việc tuyển chọn thành viên nhằm mở rộng
CLB, tuyên truyền mục đích và ý nghĩa hoạt động của CLB. Những HS đăng kí
tham gia sẽ phải trải qua hoạt động trải nghiệm để thử thách (như tổ chức ve chai,
nhặt giấy vụn, bộ tập thể 8km) để trở thành thành viên của CLB.
- Tổ chức hoạt động:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động: Công việc này tôi giao cho Ban chủ nhiệm
xây dựng dự thảo, sau đó trao đổi HS để thống nhất. Việc xây dựng kế hoạch hoạt
động bám sát vào mục tiêu, nội dung hoạt động của CLB, điều kiện thực tế của nhà
trường.
+ Xây dựng tủ sách: Vận động quyên góp từ thầy cô, bạn bè; thông qua quỹ
thu được từ hoạt động thu gom phế liệu, giấy vụn.
Tổ chức phân loại sách và đánh mã số để thuận tiện cho quản lí.
+ Tổ chức Phòng đọc:
Trong thời gian đầu, phòng Đoàn thanh niên được sử dụng bố trí tủ sách của
CLB. Hiện nay, tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường bố trí một phòng đọc để
tủ sách cho HS đến mượn và đọc.
+ Giới thiệu sách của CLB: Thứ hai đầu tuần, Ban truyền thông của CLB sẽ
giới thiệu trước toàn trường về một cuốn sách.
+ Hoạt động thu gom phế liệu, giấy vụn để thực hành những bài học được
rút ra từ sách: Thành viên CLB tổ chức thu gom giấy vụn, giấy nháp ở các phòng
học, phế liệu ở trên địa bàn thị trấn Trại Cau và địa phương bán vừa gây quỹ hoạt
động cho CLB dùng để mua sách vừa góp phần xây dựng cảnh quan xanh, sạch,
đẹp cho nhà trường và tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Tham gia ngày hội đọc của nhà trường: Phối hợp với tổ Ngữ văn, CLB
Sách và hành động đã sân khấu hóa các trích đoạn tác phẩm văn học trong chương
13
trình biểu diễn trong Ngày hội đọc. Đến nay, hàng loạt những trích đoạn như Hạnh
phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tức nước vỡ bờ
trong tác phẩm Chị Dậu của Ngô Tất Tố, tác phẩm Đồng hào có ma của Nguyễn
Công Hoan…qua diễn xuất trên sân khấu của CLB đã nhận được sự hưởng ứng
của đông đảo giáo viên và học sinh.
Hoạt động giới thiệu và bán sách gây quỹ của CLB Sách và hành động
trường THPT Trại Cau trong một giờ ra chơi
1.2.2. Tổ chức HS tham gia đội kịch tuyên truyền và văn nghệ xung kích.
- Xuất phát từ thực tế có nhiều HS có năng khiếu về văn hóa, văn nghệ
mong muốn có cơ hội để thể hiện năng khiếu, phát triển năng lực và đóng góp cho
hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong khi đó, mỗi dịp tổ chức các hoạt động
nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng chương trình văn nghệ. Để
đáp ứng nhu cầu của HS và chuẩn bị một cách chủ động cho các hoạt động của nhà
trường, tôi đã tổ chức câu lạc bộ nghệ thuật, trước hết là đội kịch tuyên truyền và
đội văn nghệ xung kích.
- Tổ chức thành lập : Dựa vào phiếu thu thập thông tin để nắm bắt nhu cầu,
nguyện vọng, sở trường, sở thích của HS; tiến hành tuyên truyền để thu hút HS
tham gia CLB. Thành viên tham gia trên cơ sở tự nguyện, chủ động và tích cực.
Sau khi có danh sách HS đăng kí tham gia, tôi tổ chức cho các em thảo luận, bầu ra
ban chủ nhiệm để quản lý và tổ chức hoạt động.
- Hoạt động:
Đối với đội văn nghệ: Đội văn nghệ xác định thể loại tập luyện biểu diễn là
hát, múa, nhảy với các chủ đề ca khúc cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước, ca
ngợi Đảng, Bác Hồ; thể hiện tình cảm bạn bè, mái trường, thầy cô.
14
Về lịch sinh hoạt, tôi giao cho ban chủ nhiệm căn cứ vào thời khóa biểu chủ
động sắp xếp lịch tập để không ảnh hưởng đến việc học của các em.
Tổ chức hội thi văn nghệ vào đầu năm để tuyển chọn, thu hút thêm thành
viên đồng thời tạo thi đua giữa các lớp qua đó kịp thời biểu dương, khích lệ các
thành viên tích cực hoạt động. Vào thứ Hai hàng tuần, đội văn nghệ duy trì biểu
diễn 2 tiết mục hát có nội dung gắn với những ngày kỉ niệm trong tháng (20/11,
22/12. 26/3, 30/4, 7/5,15/5) góp phần thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng, chính trị cho HS.
Trong những dịp khai giảng, bế giảng, kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, kỉ
niệm ngày thành lập Đoàn, Đội văn nghệ xung kích đảm nhận xây dựng và biểu
diễn các tiết mục văn nghệ theo chủ đề được nhà trường đánh giá cao, góp phần
quan trọng cho thành công chung của những hoạt động đó. Đặc biệt, đội văn nghệ
xung kích tham gia dự thi các hội thi và đạt kết quả cao.
15
Một tiết mục biểu diễn của Đội văn nghệ xung kích
trong hội thi văn nghệ của nhà trường
Một tiết mục biểu diễn của Đội kịch tuyên truyền
Đối với đội kịch tuyên truyền: Hoạt động của Đội kịch tuyên truyền chủ yếu
tập luyện và biểu diễn thể loại tiểu phẩm có nội dung tuyên truyền phòng chống
ma túy và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; biểu diễn các tiểu
phẩm chuyển thể từ trích đoạn tác phẩm văn học. Những hoạt động đó có tác dụng
giáo dục tuyên truyền rất lớn đồng thời góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS
Để có kịch bản hay, vào cuối năm học, trước khi về nghỉ hè tôi đã xây dựng
kế hoạch và phát động thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm đối với tất cả HS trong nhà
trường. Các kịch bản đó được tổ chức chấm và trao giải vào đầu năm học mới. Qua
16
hai năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019, đội kịch tuyên truyền đã biểu diễn được
10 tiểu phẩm tại các dịp hoạt động: Lễ tuyên truyền an toàn giao thông và phòng
chống ma túy; hội thi “Khi tôi 18”; Ngày hội đọc…Hoạt động của đội kịch tuyên
truyền đã góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của HS, thể
hiện ở việc trong hai năm học không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, không có
HS mắc các tệ nạn xã hội, ý thức học tập của HS được củng cố, các chỉ tiêu trường
Chuẩn quốc gia đối với HS đều đảm bảo.
1.2.3. Tổ chức giao lưu khách mời theo chủ đề:
- Mục đích: Nhằm truyền cảm hứng cho HS có động lực phấn đấu vươn lên
thông qua việc được trao đổi, tọa đàm trực tiếp với khách mời là những người
thành đạt trên các lĩnh vực, những tấm gương sáng có những đóng góp và ảnh
hưởng trong xã hội.
- Các chủ đề giao lưu, tọa đàm có nội dung về giáo dục ý thức trách nhiệm
công dân, nâng cao ý thức học tập của HS; khát vọng, hòa bão trở thành người
thành đạt có nhiều đóng góp cho xã hội
- Đối tượng mời diễn giả: Thực hiện mục đích trên, bám sát vào chủ đề tôi
trao đổi, thống nhất với Ban Chấp hành Đoàn trường mời những diễn giả là những
người như sau:
+ Thành đạt trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học; có nhiều đóng góp
trong các lĩnh vực y tế, giáo dục; tấm gương phát triển kinh tế; những cán bộ lão
thành cách mạng trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
+ Có khả năng tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn người nghe.
- Các hoạt động đã tổ chức: Đến nay, tôi đã tham mưu, đề xuất với nhà
trường và tổ chức thành công hai buổi giao lưu, tọa đàm với khách mời là những
người thành đạt có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, cụ thể:
+ Năm học 2017 – 2018, tôi đã tham mưu với nhà trường tổ chức thành công
buổi giao lưu, tọa đàm về chủ đề cuộc cách mạng công nghệ 4.0 định hướng nghề
nghiệp cho học sinh THPT vào ngày 18/12/2017. Trong đó, khách mời của chương
trình là GS. TS, nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.
+ Năm học 2018 – 2019, tôi cùng với Ban Chấp hành Đoàn trường chủ trì tổ
chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tâm thế học tập xuất sắc” vào ngày 22/3/2019.
Khách mời là Thạc sĩ, diễn giả Ngô Văn Thành đến từ Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam.
17
Giáo sư, Tiến sĩ, NGND Nguyễn Lân Dũng tặng sách cho HS và chụp
ảnh lưu niệm với giáo viên nhà trường (ngày 18/12/2017)
Giao lưu với diễn giả Ngô Văn Thành – Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam về chủ đề “Tâm thế học tập xuất sắc”
18
1.2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại đơn vị
- Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS đang được các
cấp làm công tác giáo dục quan tâm, nhiều đợt tập huấn, nhiều dự án về trải
nghiệm và trải nghiệm sáng tạo được triển khai. Trên cương vị phụ trách công tác
Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường, tôi đã đề xuất một số hoạt động
như sau: tổ chức cho HS tham gia xây dựng cảnh quan nhà trường; tổ chức các
cuộc thi bám sát nội dung công tác Đoàn; tổ chức các trò chơi dân gian.
- Tổ chức cho HS tham gia xây dựng cảnh quan nhà trường: Tổ chức cho
HS thực hiện lao động, trực nhật vệ sinh toàn bộ khuôn viên, sân trường và chăm
sóc các chậu hoa. Nhằm giáo dục ý thức lao động và tinh thần trách nhiệm của HS
trong xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp tôi đã tham mưu với nhà trường phân
công cho toàn bộ các lớp nhiệm vụ trực nhật toàn bộ khuân viên nhà trường. Mỗi
lớp trồng và chăm sóc một chậu hoa, cây cảnh với kinh phí khoảng một trăm nghìn
đồng. Hàng ngày Ban Chấp hành Đoàn trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc HS
các lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức hội thi nhằm bồi dưỡng và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cho HS. Định kì tháng Ba hàng năm, tôi tham mưu với nhà trường và
tổ chức các cuộc thi như: Hội thi “Khi tôi 18” nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức,
giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật; hỗ trợ trang bị kiến thức pháp
luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp, việc
làm cho đoàn viên, thanh thiếu niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân
khi đủ 18 tuổi; thi kể chuyện tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh…Qua đó HS có dịp được hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tấm gương của
Bác Hồ, góp phần thúc đẩy động cơ học tập, rèn luyện trong sáng, quyết tâm vượt
khó của HS.
- Tổ chức các trò chơi dân gian: Đẩy gậy, kéo co, nhảy bao…
Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường có tác dụng to lớn trong
giáo dục thẩm mỹ, rèn luyện sức khỏe, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái, xây dựng tình
đoàn kết trong HS. Căn cứ vào điều kiện của nhà trường, tôi đã lựa chọn các môn
kéo co, đẩy gậy, nhảy bao để tổ chức sân chơi cho HS. Sau mỗi đợt kiểm tra học kì
hoặc vào tháng Thanh niên (tháng Ba hàng năm) tôi đã tham mưu với nhà trường tổ
chức các hoạt động thi đấu các trò chơi dân gian với ba nội dung nêu trên. Toàn bộ
HS đã được thu hút, lôi cuốn vào các trò chơi, các em đều tỏ ra rất vui tươi, phấn
khởi, giảm áp lực căng thẳng. Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc tổ chức các trò
chơi dân gian tại đơn vị đã góp phần tạo tâm thế và động lực học tập đạt kết quả cao
cho HS.
19
Tổ chức các trò chơi dân gian: kéo co, nhảy bao…
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
20
Việc thực hiện mô hình các hoạt động nhằm phát huy động lực của HS trong
học tập và rèn luyện tại trường THPT Trại Cau đã được tiến hành trong hai năm
học : 2017 – 2018 và 2018 – 2019. Để đánh giá khả năng áp dụng của sáng kiến tôi
tiến hành so sánh, đối chiếu thông tin qua phiếu điều tra lấy vào đầu năm học 2018
– 2019 để so sánh với phiếu điều tra lấy vào năm học 2017 – 2018.
Năm học
2017 – 2018
Tổng số HS: 702
2018 – 2019
Tổng số HS: 769
HS xác định
HS muốn tham
Kết quả đạt được số
mục tiêu học tập
gia sinh hoạt
HSTT, HSG
SL
176
SL
303
Tỉ lệ %
25
Tỉ lệ %
39,4
trong các CLB
SL
Tỉ lệ %
140
20
SL
Tỉ lệ %
220
28,6
SL
326
SL
384
Tỉ lệ %
46,44
Tỉ lệ %
49,93
Qua bảng số liệu trên, có thể khảng định khả năng và hiệu quả tích cực của
việc thực hiện mô hình các hoạt động nhằm phát huy động lực của HS trong học
tập và rèn luyện tại nhà trường. Mô hình này còn có thể nhân rộng áp dụng đối với
các trường THPT khác trên toàn tỉnh nhằm bồi dưỡng và phát huy động lực của HS
trong học tập và rèn luyện đạt kết quả cao.
VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT :
Đề tài không có các thông tin cần được bảo mật.
IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Về lý luận
Để việc áp dụng mô hình vào thực tiễn đạt hiệu quả cần nắm vững và vận
dụng linh hoạt các văn bản, chỉ thị về nhiệm vụ năm học và chương trình công tác
Đoàn và phong trào thanh niên vào tình hình thực tiễn của nhà trường.
2. Thực tiễn
Để triển khai các hoạt động của mô hình cần được sự ủng hộ, tạo điều kiện của
Ban giám hiệu; sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; cán bộ phụ trách công tác
Đoàn vững vàng về nghiệp vụ công tác, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
21
X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN
Qua việc thực hiện mô hình các hoạt động nhằm phát huy động lực của HS
trong học tập và rèn luyện đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong
HS. Kết quả giáo dục của nhà trường không ngừng được củng cố và nâng cao qua
các năm học. Điều này được thể hiện qua tỉ lệ % HS đạt học lực Khá, Giỏi và số
giải đạt được trong hội thi giai điệu tuổi hồng cấp tỉnh từ năm 2016 đến năm 2019
Học lực Giỏi,
Đạt hạnh kiểm Tốt,
Số giải thi văn
2016 - 2017
Khá (%)
47,07
Khá (%)
95,89
nghệ cấp tỉnh
1 giải Ba
2017 - 2018
46,44
98,01
Không tổ chức
2018 - 2019
49,93
97,27
2 giải Nhì, 1 giải Ba
Năm học
XI. DANH SÁCH ĐƠN VỊ ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
1
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Trường THPT Trại Cau
Công tác Đoàn và phong trào
Tổ 12, thị trấn Trại Cau,
thanh niên của trường THPT
Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Trại Cau
Trường THPT
Trại Cau
Trại Cau, ngày….... tháng 5 năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
HIỆU TRƯỞNG
Trại Cau, ngày….... tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Điểm công nhận sáng kiến: ………
- Xếp loại: ……………..
Lăng Minh Tá
22